Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chè thịnh an tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ HƯƠNG TUYỀN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ CHÈ THỊNH AN TẠI THỊ TRẤN
SÔNG CẦU, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ HƯƠNG TUYỀN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ CHÈ THỊNH AN TẠI THỊ TRẤN
SÔNG CẦU, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 - KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Hoàng Sơn


Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp: “Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh của hợp tác xã chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” được nghiên cứu và thu thập những thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin có sắn đã được trích dẫn rõ nguồn
gốc, đa số các thông tin thu thập từ điều tra thực tế các hộ ở địa phương.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học viên nào.
Thái Nguyên, ngày..… tháng... .năm 2019
Sinh viên

Lý Hương Tuyền


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp “Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác
xã chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường,
ban chủ nhiệm khoa cùng với các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT,
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu

sắc đến ThS. Đỗ Hoàng Sơn đã hướng dẫn tận tình trong quá trình làm đề tài,
một lần nữa xin cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khỏe.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến HTX chè Thịnh An, toàn thể bà
con nhân dân xóm 9 và UBND thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, Thái
Nguyên đã tạo điền kiện giúp đỡ và cung cấp những số liệu cần thiết cho tôi
trong quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu tại địa phương.
Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một khóa luận. Vì vậy khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê
bình từ quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2019
Sinh viên

Lý Hương Tuyền


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của HTX .............................. 33
Bảng 3.2: Tình hình đầu tư vốn SXKD của HTX Thịnh An .......................... 34
Bảng 3.3: Chi phí cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ...................... 35
Bảng 3.4: Doanh thu từ hoạt động sản xuất chè của HTX năm 2017 ............ 36
Bảng 3.5: Lợi nhuận từ kinh doanh chè của HTX chè Thịnh An ................... 37
Bảng 3.6: Phân tích SWOT của HTX chè Thịnh An ...................................... 45



iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức HTX chè Thịnh An....................................... 29
Hình 3.2: Kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ tại thị trấn
Sông Cầu ......................................................................................... 38


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1

CLT

Liên đoàn hợp tác xã Thái Lan

2

DN

Doanh nghiệp

3


HĐND

Hội đồng nhân dân

4

HTX

Hợp tác xã

5

ICA

Liên minh hợp tác xã quốc tế

6

KHKT

Khoa học kỹ thuật

7

UBND

Ủy ban nhân dân

8


SX

Sản xuất

9

SXKD

Sản xuất kinh doanh


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ............................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực thực hiện ................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6

1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 6
1.4.2. Địa điểm thực tập .................................................................................... 6
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
2.1.1. Một số vấn đề về hợp tác xã.................................................................... 7
2.1.2. Một số vấn đề về HTX nông nghiệp ..................................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển HTX tại một số nước trên thế giới .................. 13
2.2.2. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam ............................. 19
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 26
3.1. Khái quát chung về HTX chè Thịnh An .................................................. 26
3.1.1. Những thông tin cơ bản về HTX chè Thịnh An ................................... 26


vii

3.1.2. Tổ chức bộ máy HTX ........................................................................... 28
3.1.3. Những thành tựu đạt được của HTX ..................................................... 29
3.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh tại HTX chè Thịnh An .... 30
3.2. Đánh giá đầu tư, lợi nhuận trong SXKD của HTX chè Thịnh An........... 32
3.2.1. Tình hình đầu tư nhà xưởng và diện tích vùng chè của HTX Thịnh An......32
3.2.2. Đầu tư trang thiết bị tại HTX chè Thịnh An ......................................... 32
3.2.3. Tình hình đầu tư vốn cho SXKD tại HTX chè Thịnh An ..................... 34
3.2.4. Chi phí hàng năm của HTX .................................................................. 35
3.2.5. Kết quả sản xuất của HTX chè Thịnh An ............................................. 36
3.3. Đánh giá quá trình trải nghiệm và bài học rút ra từ thực tiễn .................. 38
3.3.1. Tham gia vào quá trình sản xuất chế biến trong HTX .......................... 38
3.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển HTX chè ............................. 42
3.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với bản thân rút ra từ thực tế trải nghiệm ..... 43
3.3.4. Quy trình sản xuất và bài học rút ra trong chế biến chè tại HTX Thịnh An......44

3.4. Đánh giá SWOT và đề xuất giải pháp cho phát triển HTX chè Thịnh An .....45
3.4.1. Phân tích SWOT của HTX chè Thịnh An ............................................ 45
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp cho phát triển HTX chè Thịnh An ............... 46
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 51
4.1. Kết luận .................................................................................................... 51
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52
4.2.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền ....................................................... 52
4.2.2. Đối với HTX ......................................................................................... 53
4.2.3. Đối với địa phương ............................................................................... 53
4.2.4. Đối với hộ nông dân .............................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hộ nông dân trồng chè trên cả nước nói chung, hộ nông dân
trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng quy mô sản xuất (SX) thường nhỏ, chủ
yếu sử dụng lao động gia đình với kỹ thuật canh tác thủ công. Trong một nền
kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, cạnh tranh khốc liệt, đầy biến động, rủi ro
thì các hộ nông dân sản xuất chè thường thua thiệt trong tiêu thụ sản phẩm, do
hạn chế trong áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và chế biến, chi phí sản
xuất cao, quản lý chất lượng sản phẩm kém và khâu quản bá tiêu thụ sản phẩm
ít được chú trọng. Đặc trưng của SX chế biến chè mang tính hàng hóa rất cao,
dù ở quy mô nông hộ, vì vậy mức độ phụ thuộc vào thị trường rất lớn.
Liên kết với nhau để cùng hình thành nên các tổ hợp tác, hợp tác xã
(HTX) sẽ góp phần khắc phục tính nhỏ lẻ, manh mún của hộ, nâng cao sức

cạnh tranh trên thị trường. Trên cơ sở tham gia các tổ hợp tác, nhất là tham
gia hợp tác xã, thông qua các tổ chức này, nhờ lợi thế của quy mô (economy
of scale), hộ trồng chè sẽ có được vị thế thuận lợi hơn nhiều trong liên kết với
các doanh nghiệp, cung ứng vật tư, thu mua chè nguyên liệu để chế biến và
xuất khẩu chè, giảm được chi phí giao dịch, tránh bị ép giá. Liên kết giữa các
hộ trồng chè thông qua HTX, các hộ mua được các vật tư nông nghiệp đảm
bảo chất lượng với giá mua thấp, nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất từ
các doanh nghiệp (DN), tạo ra vùng nguyên liệu chè có chất lượng đồng đều,
đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, có xuất sứ địa lý rõ ràng. Nhờ đó sản
phẩm chè sau chế biến có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc
tế một cách vững bền với hiệu quả kinh tế cao cho các hộ trồng chè.


2

Thái Nguyên - tỉnh nổi tiếng với cây chè đặc sản, hiện có trên 17000 ha
chè, tạo ra giá trị thu nhập khoảng 250 tỷ đồng mỗi năm, chiếm gần 15% giá
trị sản xuất nông nghiệp(SXNN) của tỉnh. Sản lượng chè búp tươi hàng năm
của tỉnh đạt khoảng 125 đến 140 nghìn tấn. Tuy vậy, SX lượng chè chế biến
công nghiệp chỉ đạt từ 20-25% tổng sản lượng chè búp tươi, còn lại chủ yếu
được sơ chế, chế biến theo quy mô hộ. Hầu hết các công ty chế biến chè ở
Thái Nguyên hiện nay chưa có hợp đồng chặt chẽ với nông dân và cũng chưa
có doanh nghiệp nào cam kết bao tiêu sản phẩm ổn định cho bà con. Tóm lại
trong nền kinh tế thị trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế, liên kết giữa các
hộ trồng chè trong SX, tiêu thụ chè giúp đảm bảo lợi ích cho các hộ trồng chè
và các bên liên quan nhằm đảm bảo phát triển ngành chè bền vững là hết sức
cần thiết.
Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du, miền núi thuộc tỉnh Thái
Nguyên, với đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát
triển cây chè. Sau hơn 10 năm thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh Thái

Nguyên cho SX chè đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt từ khâu giống, kỹ thuật
chăm sóc, chế biến từ đó chất lượng chè đã được nâng lên. Trong quá trình
hình thành các vùng chuyên canh chè, nhiều HTX chè cũng được hình thành,
tuy nhiên nhiều HTX chè tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD)
hiệu quả hạn chế, chưa giải quyết tốt được vấn đề đầu ra cho sản phẩm chè tại
cho các thành viên HTX. Các câu hỏi cấp thiết cần có câu trả lời đặt ra hiện
nay là: Tại sao hiệu quả hoạt động SXKD của các HTX chè chưa cao? Trong
khâu tổ chức HTX có những hạn chế gì? Hoạt động SXKD được triển khai
như thế nào? Những khó khăn trong đầu tư phát triển là gì? Các nguồn lực
của HTX được quản lý, phát triển và sử dụng như thế nào? Khả năng phát
triển của các HTX chè đến đâu? Làm sao để các HTX chè đạt hiệu quả kinh tế
cao, đảm bảo thu nhập và việc làm ổn định cho các thành viên HTX?


3

Để góp phần trả lời các câu hỏi cấp thiết đặt ra ở trên đối với các HTX
chè, em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh của hợp tác xã chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động SXKD của HTX chè Thịnh An tại
thị trấn Sông Cầu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được những
điểm mạnh và nhận diện được những hạn chế tồn tại trong SXKD của HTX.
Trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD chè của HTX chè Thịnh An.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Tìm hiểu được thực trạng công tác tổ chức và hoạt động SXKD của

HTX Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Có được những kiến thức, kỹ năng và những bài học kinh nghiệm
thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại HTX chè Thịnh An về công
tác tổ chức và hoạt động SXKD của HTX chè.
- Phân tích được những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động
SXKD của HTX chè Thịnh An.
- Đề xuất được một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
tổ chức và hoạt động SXKD của HTX chè Thịnh An.
1.2.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Có được ý thức kỷ luật trong công việc, thực hiện nghiêm túc các nội
quy, quy định của HTX trong thời gian thực tập.
- Chủ động sẵn sàng trong các công việc của HTX, tham gia hỗ trợ các
xã viên HTX trong các khâu sản xuất.


4

- Tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, kịp thời, làm đến nơi đến
chốn để đạt kết quả tốt nhất các phần việc được giao khi thực tập tại HTX.
1.2.2.3. Về kỹ năng làm việc
- Học được kỹ năng xây dựng kế hoạch và làm việc theo kế hoạch một
cách khoa học.
- Nâng cao được kỹ năng làm việc theo nhóm, cùng hỗ trợ nhau trong
công việc để đạt mục tiêu HTX đề ra.
1.2.2.4. Về kỹ năng sống
- Có được sự tự tin trong công việc, trong giao tiếp và biết cách sống
hòa đồng cùng với mọi người tại cơ sở thực tập.
- Tạo được tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong mọi công
việc giúp cho việc tự lập sau khi ra trường.
- Biết lắng nghe học hỏi từ những lời khuyên của người khác.

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của HTX.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn trong phương thức tổ chức hoạt động
sản xuất của HTX.
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh của HTX.
- Đề xuất các giải pháp về tổ chức, về sản xuất kinh doanh nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của HTX chè Thịnh An.
1.3.2. Phương pháp thực thực hiện
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu đã công bố liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của các cơ quan tổ chức tại huyện Đồng Hỷ, tại UBND
thị trấn Sông Cầu, tại HTX Thịnh An và các thông tin, số liệu trên các sách
báo, internet. Các thông tin số liệu thứ cấp chính cần thu thập bao gồm:


5

+ Thông tin có liên quan đến HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Sông Cầu.
+ Các thông tin số liệu có liên quan đến tình hình SXKD chè trên địa
bàn nghiên cứu.
+ Thông tin về tổ chức, về hoạt động SXKD của HTX chè Thịnh An.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ HTX chè Thịnh An, để thu
thập số liệu sơ cấp, tôi đã sử dụng phương pháp chủ yếu sau:
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực
tiếp đối với giám đốc HTX chè Thịnh An để tìm hiểu về quá trình hình thành,
triển khai, thực hiện mô hình kinh tế HTX, những thông tin về tình hình cơ

bản của HTX như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, số thành
viên, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động SXKD của HTX
như: Tình hình các khoản chi, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Các yếu tố
sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, cách thức tổ chức sản
xuất, cách thức quản lý. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và xu hướng
thực hiện trong tương lại.
+ Trực tiếp tham gia trải nghiệm quá trình SX: Trực tiếp tham gia vào
quá trình SX của HTX như: thu hái chè, vò, sao chè (là héo), đóng gói, thu
gom chè tươi. Từ đó dánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà HTX gặp
phải trong quá trình thu gom cũng như hoạt động SX của HTX.
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt
động của HTX, nhằm có cái nhìn tổng quan về HTX, đồng thời cũng là những tư
liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà giám đốc HTX cung cấp.
+ Phương pháp thảo luận: Cùng với giám đốc HTX, các xã viên thảo
luận về những vấn đề khó khăn tồn tại trong HTX đang gặp phải.


6

1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
- Thời gian: Từ ngày 13 tháng 08 năm 2018 đến ngày 23 tháng 12 năm 2018.
1.4.2. Địa điểm thực tập
- Địa điểm: Tại HTX chè Thịnh An, xóm 9, thị trấn Sông Cầu, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.


7

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề về hợp tác xã
2.1.1.1. Khái niệm về HTX
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA)
lần thứ 31 tổ chức tại Manchester - Vương quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác
xã như sau: "HTX là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với
nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung
về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm
chủ chung và kiểm tra dân chủ" [8].
Ở Việt Nam, Luật hợp tác xã năm 1996 định nghĩa về hợp tác xã như
sau: "HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi
ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp
luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động SX, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện
đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [5].
Luật HTX năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật HTX năm 1996, tiếp
tục khẳng định vai trò của kinh tế HTX, là một tổ chức kinh tế mang tính
cộng đồng và xã hội sâu sắc. Việc thành lập nên HTX dựa trên nhu cầu, lợi
ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp
nhau trong hoạt động SX, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho xã viên
và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy nhiên, so với Luật HTX năm 1996, thì ở Luật HTX năm 2003 đã
mở rộng hơn về đối tượng tham gia HTX đó là cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân và được coi như một loại hình doanh nghiệp (DN), có tư cách pháp


8

nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn

điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật. Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế HTX phát triển về số
lượng và mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vàoHTX.
Luật HTX 2012 đã khẳng định rõ HTX không phải là DN, điều này
cũng đã có những tranh luận gay gắt giữa các nhà làm Luật Việt Nam với các
chuyên gia trong và ngoài nước trước khi Luật được thông qua. Như vậy ta có
thể hiểu: “HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư
cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và 7 hợp tác
tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm
đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” [1].
2.1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX
Theo điều 7 - Luật HTX 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của HTX như sau:
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra
khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp
hợp tác xã.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác
xã thành viên.
3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết
ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý
và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin
đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân
phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
4. HTX, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động
của mình trước pháp luật.


9


5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của
điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu
theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên
hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo
việc làm.
6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động
trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng
đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển
phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế [1].
2.1.1.3. Điều lệ HTX
Mỗi HTX có Điều lệ riêng, Điều lệ HTX phải phù hợp với các quy định
của Luật HTX và các quy định khác của pháp luật.
Điều lệ HTX có các nội dung chủ yếu sau đây:
a, Tên HTX, biểu tượng của HTX (nếu có);
b, Địa chỉ trụ sở chính của HTX;
c, Ngành, nghề, SXKD;
d, Các quy định về đối tượng, điều kiện, thủ tục gia nhập HTX và ra
khỏi HTX của xã viên;
đ, Các quy định về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của xã viên;
e, Nguyên tắc và đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
g, Vốn điều lệ của HTX;
h, Vốn góp tối thiểu: mức góp, hình thức góp, thời hạn góp và điều kiện
trả lại vốn góp của xã viên;


10


i, Thẩm quyền và phương thức huy động vốn;
k, Nguyên tắc trả công, xử lý các khoản lỗ; chia lãi theo vốn góp, theo
công sức đóng góp của xã viên và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX;
trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ của HTX;
l, Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tài sản chung, vốn
tích luỹ của HTX khi HTX đang hoạt động và khi HTX giải thể;
m, Cơ cấu tổ chức quản lý HTX; chức năng, quyền, nhiệm vụ và trách
nhiệm của Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm HTX, Ban kiểm
soát, Trưởng Ban kiểm soát và các bộ phận giúp việc cho HTX.
n, Người đại diện theo pháp luật của HTX;
o, Thể thức tiến hành đại hội và thông qua quyết định của Đại hội xã viên;
p, Chế độ xử lý vi phạm Điều lệ HTX và nguyên tắc giải quyết tranh
chấp nội bộ;
q, Thể thức sửa đổi Điều lệ HTX;
r, Các quy định khác do Đại hội xã viên tự quyết định nhưng không trái
với các quy định của pháp luật. Khi sửa đổi Điều lệ HTX, HTX phải gửi Điều
lệ có sửa đổi kèm theo biên bản của Đại hội xã viên đến cơ quan đã cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho HTX.
Chính phủ ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ HTX nông
nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân và HTX phi nông nghiệp [9].
2.1.2. Một số vấn đề về HTX nông nghiệp
2.1.2.1. Quan niệm về kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác là hình thức tự nguyện của những người lao động,
những người sản xuất nhỏ dưới các hình thức đa dạng, để kết hợp sức mạnh
của các thành viên tạo nên sức mạnh tập thể để giải quyết các vấn đề sản xuất
kinh doanh và đời sống tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả và bền vững [3].



11

Ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều quan niệm mới về kinh tế
hợp tác đó là:
+ Thứ nhất, kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của những chủ thể
độc lập trong sản xuất, lưu thông hoặc tiêu dùng.
+ Thứ hai, các chủ thể này hợp tác với nhau dưới nhiều cấp độ khác
nhau như: hợp tác trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, liên kết nhau
lại thành tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm về hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp tác với nhau ở một số khâu dịch
vụ phục vụ sản xuất.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, hộ nông nghiệp ở nước ta nhỏ bé,
sản xuất tự cung tự cấp và hoạt động sản xuất chịu nhiều thiên tai. Trong điều
kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt do đó kinh tế hộ nông
dân muốn tồn tại thì cần thiết phải có sự hợp tác để cùng phát triển. Bên cạnh
đó, sự hợp tác này còn giúp giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng
thu nhập cho một bộ phận dân cư và tiềm lực kinh tế của địa phương [2].
2.1.2.2. Vai trò của HTX nông nghiệp
Ở những nước nông nghiệp như nước ta thì HTX nông nghiệp là tổ
chức kinh tế hợp tác của các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh
doanh, các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất trong các lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp... vì vậy hoạt
động của HTX nông nghiệp có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản
xuất của hộ nông nghiệp, nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố
đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung
cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được
đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Thông
qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp được thực hiện,
sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện



12

hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá. Ví dụ dịch vụ làm
đất, dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật… đòi hỏi sản xuất của hộ nông
dân phải được thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng và chủng loại giống,
về thời vụ gieo trồng và chăm sóc.
HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vì
vậy hoạt động của HTX có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông
dân một cách có hiệu quả trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức tham
gia hoạt động dịch vụ cho hộ nông dân hoạt động của HTX là đối trọng buộc
các đối tượng phải phục vụ tốt cho nông dân [5].
2.1.2.3. Các đặc trưng của HTX nông nghiệp
Một là, HTX nông nghiệp là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của
những nông hộ, trang trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất
kinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được
hoặc làm không có hiệu quả.
Hai là, cơ sở thành lập của các HTX là dựa vào việc cùng góp vốn của
các thành viên và quyền làm chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo
nguyên tắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp
ít hay nhiều.
Ba là, mục đích kinh doanh của HTX trước hết là làm dịch vụ cho xã
viên, đáp ứng đầy đủ và kịp thời về số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng
thời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn
bằng cách thực hiện mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá thị trường.
Bốn là, HTX thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân
chủ và cùng có lợi.
Năm là, HTX là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên
thực sự có nhu cầu, có mong muốn, không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên
kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lí kinh doanh. Như vậy,



13

trong mỗi thôn, mỗi xã có thể tồn tại nhiều loại hình HTX có nội dung kinh
doanh khác nhau, có số lượng xã viên không như nhau, trong đó có một số
nông hộ, trang trại đồng thời là xã viên của một sốHTX.
Sáu là, nông hộ trang trại xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong
HTX, vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập.
Do vậy, quan hệ giữa HTX và xã viên vừa là quan hệ liên kết, giúp đỡ nội
bộvừa là quan hệ giữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập.
Cơ chế liên kết của HTX cần phản ánh được mối quan hệ phức tạp đó.
Từ những đặc trưng trên có thể rút ra đặc trưng bản chất của HTX là:
HTX là tổ chức kinh tế liên kết cơ sở của các nông hộ và trang trại, mang tính
chất vừa tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh [8].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển HTX tại một số nước trên thế giới
* Kinh nghiệm từ Mô hình HTX ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, tổ chức hợp tác xã (HTX) được ra đời từ lâu và chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế của nước này, trong đó, Liên minh HTX Quốc
gia Ấn Độ (NCUI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ HTX ở Ấn Độ.
NCUI có 212 thành viên, gồm 17 liên đoàn HTX chuyên ngành cấp quốc gia,
171 liên đoàn HTX thuộc các bang và 24 liên hiệp HTX đa chức năng cấp
quốc gia. Mục tiêu chính của NCUI là hỗ trợ và phát triển phong trào HTX ở
Ấn Độ, giáo dục và hướng dẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển
HTX. Nhiệm vụ quan trọng của NCUI là công tác đào tạo với hệ thống đào
tạo 3 cấp: Viện Đào tạo quốc gia có nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng cao đẳng
về quản lý kinh doanh HTX; Viện Đào tạo cấp bằng đào tạo và bằng trung
cấp về quản lý, kinh doanh HTX; Trung tâm đào tạo cấp quận, huyện đào tạo
cán bộ HTX cơ sở, đào tạo nghề. Do có các chính sách và phân cấp đào tạo

hợp lý nên Ấn Độ đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thúc đẩy khu vực


14

kinh tế HTX phát triển, và mô hình HTX trở thành lực lượng vững mạnh,
tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước.
Là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tếcủa Ấn Độ phụ thuộc rất
nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là phương
tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Khu
vực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, chế
biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở với
tổng số vốn hoạt động khoảng 18,33 tỷ USD. Những lĩnh vực hoạt động quan
trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nông
nghiệp, có tỷtrọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản
xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất
phân bón chiếm 34% tổng số phân bón của cả nước. Nổi bật là Liên hiệp HTX
sản xuất sữa Amul, bang Gujaza, được thành lập từ năm 1953. Đây là một liên
hiệp sản xuất sữa lớn nhất của Ấn Độ, và là một trong những liên hiệp HTX
hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau gần 50 năm hoạt động, Liên hiệp này có
gần 2 triệu cổ phần. Mỗi ngày, Liên hiệp sản xuất 1 triệu lít sữa. Sản lượng sữa
do Liên hiệp sản xuất chiếm 42,6% thị phần trong cả nước.
Nhận rõ vai trò của các HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát
triển HTX, thực hiện nhiều dựán khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản,
tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời
thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu. Ngoài ra,
Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển cho khu vực HTX như: Xúc tiến
xuất khẩu; Sửa đổi Luật HTX, tạo điều kiện cho các HTX tự chủ và năng động
hơn; Chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX; Thiết lập mạng lưới thông tin hai

chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX; Bảo đảm trách
nhiệm của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên.


15

* Kinh nghiệm từ mô hình HTX ở Nhật Bản
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tích
cực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các
loại hình tổ chức HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu
dùng. HTX tiêu dùng Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 1960-1970.
Liên hiệp HTX tiêu dùng (JCCU) là tổ chức cấp cao của khu vực HTX ở Nhật
Bản. Hiện nay, JCCU có 617 HTX thành viên. Các HTX thành viên đã sản
xuất trên 10.000 sản phẩm khác nhau mang nhãn hiệu “Co-op”, bao gồm
lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng. JCCU có các chức năng và
nhiệm vụ như: tăng cường hướng dẫn quản lý và hỗ trợ hoạt động kinh doanh
cho các HTX thành viên; Lập kế hoạch; Phát triển và cung cấp sản phẩm, các
chương trình bảo hiểm và mạng lưới thông tin, đáp ứng nhu cầu của các xã
viên; Tổ chức các khóa học và hội thảo về công tác quản lý và giáo dục cho
các HTX thành viên; Xuất - nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng… HTX Nông
nghiệp Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: các HTX nông nghiệp cơ
sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. Các tổ chức HTX cơ sở được tổ
chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh, gồm những thành viên
thường xuyên là nông dân và các thành viên liên kết khác. HTX nông nghiệp
cơ sở có 2 loại: HTX nông nghiệp đa chức năng và HTX nông nghiệp đơn
chức năng. HTX nông nghiệp đa chức năng có nhiệm vụ hoạt động trong các
lĩnh vực nông nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu
sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày; Cho vay và đầu tư vốn, cung
cấp bảo hiểm… HTX nông nghiệp đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh
vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống

khác. Ngoài ra, còn có chức năng tiếp thị sản phẩm của các xã viên thành viên
và cung cấp nguyên liệu sản xuất…


16

Các tổ chức HTX cấp tỉnh: Các HTX nông nghiệp được điều hành,
quản lý thông qua các liên đoàn, các hiệp hội HTX nông nghiệp tỉnh và các
liên minh HTX nông nghiệp tỉnh. Các liên đoàn HTX cấp tỉnh điều phối các
hoạt động của các HTX trong phạm vi, quyền hạn của mình, đồng thời cung
cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tiếp thị cho các HTX thành viên. Các liên
hiệp HTX tỉnh chỉ đạo các vấn đề về tổ chức, quản lý, giáo dục, nghiên cứu
cũng như đưa các kiến nghị lên các cơ quan của Chính phủ. Các liên minh
HTX nông nghiệp tỉnh có nhiệm vụ giám sát và quản lý toàn bộ hoạt động của
các HTX nông nghiệp liên kết.
Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng
cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông
nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu
các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức
này. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp
giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất v.v…, tuy nhiên, không làm ảnh
hưởng đến tính tự chủvà độc lập của các HTX này.
* Kinh nghiệm từ mô hình HTX ở Thái Lan
Ở Thái Lan, HTX tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu. Do hoạt
động của HTX này có hiệu quả, nên hàng loạt HTX tín dụng được thành lập
khắp cả nước. Cùng với sự phát triển của các HTX tiêu dùng, các loại hình
HTX nông nghiệp, công nghiệp cũng được phát triển mạnh, và trở thành một
trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng
như giữ vững ổn định xã hội Năm 2001, Thái Lan có 5.611 HTX các loại với
hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 HTX nông nghiệp với hơn 4 triệu xã

viên; 100 HTX đất đai với hơn 147 nghìn xã viên; 76 HTX thủy sản với hơn
13 nghìn xã viên; 1.296 HTX tín dụng với hơn 2 triệu xã viên; 400 HTX dịch
vụvới hơn 146 nghìn xã viên.


×