Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp sau quá trình học tập và làm việc tại siêu thị thuộc công ty spark, nishihiroshima, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LĂNG THỊ HUYẾN
Tên đề tài:
“XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SAU QUÁ TRÌNH
HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI SIÊU THỊ THUỘC CÔNG TY
SPARK, NISHI-HIROSHIMA, NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019


Thái Nguyên - năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LĂNG THỊ HUYẾN
Tên đề tài:
“XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SAU QUÁ TRÌNH
HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI SIÊU THỊ THUỘC CÔNG TY
SPARK, NISHI-HIROSHIMA, NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 –KTNN– N01


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Hà Quang Trung

Thái Nguyên – năm 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp
sau quá trình học tập và làm việc tại siêu thị thuộc Công Ty Spark, NishiHiroshima, Nhật Bản” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được
thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, tìm
hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà
Quang Trung.
Các số liệu, bảng biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực,
các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm
hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.

Xác nhận của GVHD

TS. Hà Quang Trung


Người cam đoan

Lăng Thị Huyến


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp
sau quá trình học tập và làm việc tại siêu thị thuộc Công Ty Spark, NishiHiroshima, Nhật Bản”Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến TS. Hà Quang Trung Trưởng Khoa-Khoa Kinh Tế và Phát Triển
Nông Thôn - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên,Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC đã tạo cơ hội và điều kiện
để em đi thực tập tại Nhật Bản. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ông
Nagasakichủ Siêu thị Spark đã giúp đỡ em hoàn thành công việc và cung cấp
thông tin, kiến thức để hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa
Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã gặp
không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô
giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Sinh viên

Lăng Thị Huyến



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết............................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ............................................................................ 2
1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ ....................................................................... 2
1.2.2. Thái độ và ý thức trách nhiệm................................................................. 2
1.3. Phương pháp thực hiện ............................................................................................ 3
1.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ..................................................... 3
1.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................. 4
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ................................................... 4
1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty Spark ................... 4
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập .................................................................................. 5
1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 5
1.4.2. Địa điểm .................................................................................................. 5
PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP ........................................ 6
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập ............................................................................. 6
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ........................................................................ 6
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập .............................. 8
2.3.1.Phân tích mô hình tổ chức của Siêu thị .................................................... 8
2.3.2 Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh Sushi của Siêu thị Spark. ....... 15
2.3.3. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong chế biến sản xuất kinh doanh

của cơ sở nơi thực tập. .................................................................................... 16


iv
2.3.4. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập ...................... 18
2.3.5.Giá trị dinh dưỡng và thành phần nguyên liệu của sushi ....................... 21
2.3.6. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của Siêu thị .............................................. 23
PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ............................................................ 25
3.1 Thuyết minh ý tưởng ............................................................................................... 26
3.2. Dự kiến chi phí, doanh thu và lợi nhuận và điểm hòa vốn của dự án ...... 29
3.2.1. Chi phí ................................................................................................... 29
3.2.2. Doanh thu của dự án ............................................................................. 32
3.2.3.Hiệu quả kinh tế của dự án ..................................................................... 33
3.2.4. Điểm hòa vốn của dự án........................................................................ 33
3.2.5. Xác định giá sản phẩm của dự án ......................................................... 33
3.3. Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp.......................................................... 34
PHẦN 4. KẾT LUẬN ..................................................................................... 35
4.1. Kết luận thực tập tại Siêu thị Spark.................................................................... 35
4.2. Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp....................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 36


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ..............................................................6
Bảng 2.2: Doanh thu sushi của siêu thị Spark năm 2018 ..........................................15
Bảng 2.3: Chi phí biến đổi của siêu thị Spark năm 2018 ..........................................15
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến đầu tư tu sửa địa điểm .....................................................30

Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của cửa hàng...................................30
Bảng 3.3: Chi phí dự kiến đầu tư tài sản cố định của cửa hàng ................................31
Bảng 3.4: Chi phí sản xuất thường xuyên của dự án ................................................31
Bảng 3.5: Chí phí trả lãi ngân hàng và thuê địa điểm của cửa hàng .........................32
Bảng 3.6: Doanh thu dự kiến hàng năm của cửa hàng..............................................32
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của dự án .......................................................................33
Bảng 3.8: Kế hoạch triển khai ý tưởng của dự án .....................................................34


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức Công ty Spark ........................................................8
Hình 2.2. Máy Suzumo .............................................................................................16
Hình 2.3. Máy chế biến từ gạo chuyển sang cơm viên .............................................17
Hình 2.4. Máy khử trùng ...........................................................................................18
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của Siêu thị Spark .................................18
Hình 2.6: Nigiri .........................................................................................................20
Hình 2.7: Sơ đồ kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Siêu thị Spark ...............23


1
PHẦN 1:
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết
Nói đến ẩm thực Nhật, không thể không nhắc đến sushi - món ăn nổi
tiếng, lâu đời và được coi là đại sứ toàn diện cho nền ẩm thực Nhật trong tiến
trình hòa nhập với ẩm thực toàn cầu.
Không chỉ địa phương hóa thành công với nhiều phiên bản sushi “lai” như

California roll (phiên bản sushi ra đời ở khu vực Bắc Mỹ), sushirrito (sushi kết
hợp burrito của người Mexico)...; ở điều kiện phát triển thích hợp, món ăn này
còn có khả năng thâm nhập được vào thói quen, mô hình kinh doanh ẩm thực ở
nước sở tại.
Đơn cử tại Việt Nam, ẩm thực Nhật Bản từ các nhà hàng sushi sang trọng
đến “sushi lề đường” (mô hình cửa hàng sushi bày bán và phục vụ thực khách
ngay trên vỉa hè) chính là dẫn chứng rõ nhất cho dấu ấn thâm nhập của Nhật Bản
vào văn hóa ăn uống của người Việt.
Tính đến hiện nay, theo thông tin Tổng lãnh sự quán Nhật Bản trao đổi với
Tuổi Trẻ Online ngày 19-7, tại địa bàn TP.HCM đã có đến 659 nhà hàng Nhật,
tăng gấp đôi so với cách đây 3 năm.
Nếu tính hết các tỉnh thành phía Nam, số nhà hàng Nhật có thể đạt 770
địa điểm.
Các tỉnh thành lân cận cũng đang ghi nhận "hiện tượng nhà hàng Nhật": Bà
Rịa - Vũng Tàu có 24 nhà hàng, Bình Dương 11 nhà hàng, Khánh Hòa 11 nhà
hàng, Đồng Nai 19 nhà hàng, Lâm Đồng 14 nhà hàng, 138 nhà hàng tại Hà Nội,
41 nhà hàng tại Đà Nẵng…
Sự phát triển các nhà hàng Nhật cũng giúp cho các dịch vụ cung ứng tăng
trưởng theo, đặc biệt là các nhà cung cấp thực phẩm.


2
Thời gian qua, khá nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực thực
phẩm, thủy hải sản đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác, xuất khẩu thực phẩm
Nhật Bản vào Việt Nam.
Năm 2016, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia
nhập khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm Nhật.
Ước tính, giá trị kim ngạch xuất khẩu của riêng mặt hàng thủy hải sản Nhật
vào Việt Nam đã đạt khoảng 20 tỉ yen/năm, chiếm 60% tỉ trọng xuất khẩu nông
lâm thủy sản của Nhật xuất sang thị trường Việt Nam.

Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam. Tính đến
hết ngày 31-6-2017, Nhật Bản có 3.443 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 46,193
tỉ USD.
Do đó em đã tiến hành thực hiện đề tài“Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp sau
quá trình học tập và làm việc tại siêu thị thuộc Công Ty Spark, NishiHiroshima, Nhật Bản”Một trong những công ty lớn chuyên về chế biến sản
xuất Sushi tại nhật Bản, Công Ty được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nhật
Bản chứng nhận. Để tìm hiểu về mô hình tổ chức chế biến mà họ áp dụng để tạo
ra những sản phẩm Ngon và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ăn uống của người
tiêu dùng. Từ đó đề xuất ý tưởng khởi nghiệp ứng dụng trong chế biến.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ
Là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp thuộc Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông
Thôn, được học những kiến thức về kinh tế xã hội và được thực tập tại công
tySpark, Nishi-Hiroshima, Nhật Bản.
1.2.2. Thái độ và ý thức trách nhiệm
- Về thái độ
+ Hăng hái nhiệt tình trong công việc, không sợ vất vả
+ Vui vẻ, hòa đồng với mọi người


3
+ Tuân thủ các quy định của công ty Spark, Nishi-Hiroshima, Nhật Bản
- Về ý thức trách nhiệm
+ Nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc
+ Hoàn thành tốt công việc được giao
+ Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ công việc và mọi người xung quanh
+ Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung của công ty Spark, NishiHiroshima, Nhật Bản
1.3. Phương pháp thực hiện
1.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

 Thu thập số liệu thứ cấp
 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã
công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức,
văn phòng.
 Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo,
internet… Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trên các
trang web, sách, báo, tạp chí…
 Thu thập số liệu sơ cấp:
 Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật,
sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực
tiếp cũng là một cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời mình thu được khi
phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng phương pháp quan
sát trực tiếp thực trạng Chế biến sản xuất của Công Ty.
 Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp Giám Đốc và Quản
lý siêu thị để tìm hiểu về công tác tổ chức, hoạt động sản xuất, thuận lợi và khó
khăn gặp phải của Công Ty.
 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:Em trực tiếp tham gia vào quá
trình chế biến của Công Ty.


4
1.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được biểu diễn qua các bảng biểu.
- Những thông tin, số liệu thu thập được em tiến hành tổng hợp, phân tích
lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài.
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
+ TR (Tổng doanh thu):
𝑛


𝑇𝑅 = ∑ 𝑃𝑖𝑄𝑖
𝑖=1

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ I, Qi khối lượng sản phẩm thứ i.
Vậy TR là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một
thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với công ty thường người ta
tính cho một năm.
+ FC (Chi phí cố định): là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào
quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo
hiểm hoặc chi trả lãi vay.
+ VC (Chi phí biến đổi): là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản
xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí
biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí
biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi
phí cố định không đổi.
1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty Spark
+ Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí:
Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí =Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
trong kỳ/Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
+ Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí:
Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí =Lợi nhuận trong kỳ/Tổng chi phí sản xuất
và tiêu thụ trong kỳ.


5
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
Từ ngày 30/07/2018 đến 30/07/2019.
1.4.2. Địa điểm
Công Ty Spark- Nishiku,Shoko Center 2-17-37,Hiroshima-Shi,Nhật Bản.



6
PHẦN 2
TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
 Tên cơ sở thực tập: Siêu thị Spark
 Địa chỉ: Siêu thị Spark- Nishiku,Shoko Center 2-17-37,HiroshimaShi,Nhật Bản
 Website: Http://www.spark-net.co.jp
 Điện thoại: 082-276-4809
 Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Siêu thị Sparklà một doanh nghiệp
chế biến sản xuất với sản phẩm chính là Sushi. Siêu thị thực hiện các hoạt động
từ khâu chuẩn bị nguyên liệu=>đưa đi tiêu thụ.
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
STT

Nội dung và kết quả đạt được từ các Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi
công việc đã thực hiện

được thông qua trải nghiệm

Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào: Nhân
viên tiếp nhận nguyên liệu đầu vào:

_Kiến thức: Nắm được nguyên liệu

+ Cơm meshisushi và các loại cá, tôm, đầu vào của sản phẩm.
mực, các loại hải khác và phần rau củ _Kỹ năng: Rèn luyện khả năng quan
(tía tô, dưa chuột, hành lá…), wasabi, sát, kiểm tra về chất lượng của

gừng ngâm, nước tương… thực phẩm, nguyên liệu đầu vào. Đồng thời ước
1

nguyên liệu dùng để chế biến sushi cần tính được khối lượng nguyên liệu
phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng cần thiết cho một quy trình.
cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

_Thái độ: Có trách nhiệm, nhiệt

+ Các dung dịch hóa chất cần thiết.

tình trong công việc, không sợ vất

+ Khay xốp hoặc nhựa PET và PP, có vả.Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.

nắp làm bằng nhựa trong PP, PET.


7

STT

Nội dung và kết quả đạt được từ các Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi
công việc đã thực hiện

được thông qua trải nghiệm

+ Tem của sản phẩm.
+ Thùng cát tông chứa sản phẩm.
Chế biến sản phẩm:


2

- _Kiến thức: Nắm được quy trình chế
Dàn một lớp cơm mỏng lên lá rong
biến, nguyên liệu của Sản phẩm.
biển (để chừa lại khoảng 2cm lá rong
- _Kỹ năng: Rèn luyện quy trình chế
biển)=>Tiếp đến phần nhân: Cá, các
biến, nguyên liệu của Sản phẩm.
loại rau củ…=>Cuộn lại=>Cắt thành
- _Thái độ: Tập trung, tỉ mỉ trong
các miếng nhỏ.
công việc.
- _Kiến thức: Nắm rõ được cách
đóng gói riêng cho từng sản phẩm,

Đóng gói bao bì:
Đóng vào Khay và Hộp theo yêu cầu của
3

số lượng yêu cầu riêng của từng

ngày, từng tháng.
Khách hàng. Theo chủ đề riêng của các
- _Kỹ năng: Rèn luyện được cách
ngày trong tuần và các ngày lễ đặc biệt
đóng gói sản phẩm.
trong tháng.
_Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận trong

công việc
- _Kiến thức: Phân loại được sản
Kiểm tra và phân loạisản phẩm:

4

phẩm.

- _Kỹ năng: Tập trung cao độ, đối
Kiểm tra soát lỗi của sản phẩm, loại bỏ
chiếu với các tiêu chí của sản phẩm
những sản phẩm không đạt chất lượng an
để có cơ sở đánh giá và phân loại.
toàn vệ sinh thực phẩm.
- _Thái độ: Tập trung, tỉ mỉ trong công
việc.


8
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập
2.3.1.Phân tích mô hình tổ chức của Siêu thị
Tổng giám đốc

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tài
chính kế
toán


Phòng hành
chính nhân
sự

Phòng
kinh
doanh

Phòng
đầu tư

Phân phối

Đầu tư
dự án

Chuỗi
siêu thị

Đầu tư
tài chính

Quản lý

Bộ phận
sản xuất,
chế biến

Nhân viên

Sinh Viên

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức Công ty Spark
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2018)
2.3.1.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
+Tổng giám đốc:
- Có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch chiến lược kinh doanh phát triển công
ty.
- Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
-

Thay mặt công ty đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại


9
- Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của
công ty theo định kì.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối, tiếp
thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự
hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo
công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và
đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ
nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những
kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.

+ Giám đốc:
- Triển khai các công việc bán hàng, chịu trách nhiệm chính về doanh thu,
doanh số bán hàng.
- Thiết lập mạng lưới kinh doanh, thu thập thông tin thị trường và phát
triển kinh doanh trong khu vực.
- Lập và duy trì các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
- Báo cáo hoạt động kinh doanh tới Ban Tổng Giám đốc. Phát triển và
duy trì hệ thống kênh phân phối và thị trường thuộc khu vực quản lý.
- Thu thập, tổng hợp thông tin về đối thủ và sản phẩm cạnh tranh.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ.
+ Phó giám đốc:
- Phó giám đốc làm công việc là giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều
hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc;


10
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
- Phó giám đốc thực hiện quyền bằng văn bản của ban giám đốc phù hợp
với từng giai đoạn, sự phân công từ cấp trên. Họ cũng có quyền thay thế Giám
đốc đưa ra quyết định quan trọng nếu Giám đốc vắng mặt. Thông thường thì
hoạt động của Phó giám đốc sẽ gắn liền với công tác điều hành của CEO.
+ Phòng tài chính kế toán:
- Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường,… Nhờ đó,
người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát
nội bộ tốt.
- Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình
hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ. Nhờ đó người quản lý tính được
hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai. Triển khai và thực

hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế
hoạch và ra quyết định của tổng giám đốc.
- Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng
chứng về hành vi thương mại.
- Cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán.
- Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá
thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.
- Cung cấp một kết quả tài chính rõ ràng, không thể chối cãi được.
- Duy trì và phát triển các mối liên kết trong doanh nghiệp.
- Quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân sách chi
tiết, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.
Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.


11
+ Phòng hành chính nhân sự:
- Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng chức
năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc.
- Các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ tránh chồng chéo, đỗ lỗi.
- Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ CBCNV theo yêu
cầu, chiến lược của Công ty.
- Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của công
ty và các bộ phận liên quan.
- Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển dụng và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức tuyển dụng theo chương trình đã được phê duyệt.
- Tổ chức ký hợp đồng lao động thử việc cho người lao động.
- Quản lý hồ sơ, lý lịch của CNV toàn Công ty.
- Thực hiện công tác tuyển dụng, điều động nhân sự, theo dõi số lượng
CNV Công ty nghỉ việc.

- Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng, số lương đội ngũ CNV lập các
báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cụ thể của Ban Giám đốc.
- Làm cầu nối giữa Lãnh đạo Công ty và tập thể người lao động.
+ Phòng kinh doanh
- Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng
- Lập danh sách khách hàng mục tiêu
- Lập kế hoạch tiếp xúc khách hàng hàng tháng trình Giám đốc
- Lập các dịch vụ bảo vệ với khách hàng
- Đề xuất cơ chế giá hợp lý
- Trả lời giải đáp thắc mắc từ khách hàng
- Chăm sóc khách hàng đẻ duy trì và phát triển các hợp đồng dịch vụ đã kí.
+ Phòng đầu tư
- Nghiên cứu, đề xuất, phương hướng, chiến lược, dự án đầu tư phù hợp
với nguồn lực Công ty trong từng giai đoạn phát triển.


12
- Quản lý dự án đầu tư (quá trình lập, thẩm định, triển khai dự án...).
- Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tháng,
quý, năm.
- Giám sát các hoạt động SXKD và tiến độ thực hiện kế hoạch của công ty.
+ Bộ phận sản xuất, chế biến
Theo dõi thị trường, kết hợp với các siêu thị đề xuất giá bán các loại sản
phẩm trình Giám đốc phê duyệt và thực hiện; đồng thời theo dõi việc thực hiện
kế hoạch sản xuất của các siêu thị; tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện theo tuần,
tháng, quý, năm.
+Quản lý
- Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại siêu thị của
công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công việc

được giao.
- Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn nhân viên trong ca chế
biến đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao;
đồng thời đảm bảo nhân viên thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ
sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ,…
- Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người
trong ca làm việc.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc sản xuất/Giám đốc công ty và các
phòng, ban chuyên môn khác trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động trong
siêu thị, bao gồm cả lao động và máy móc thiết bị.
- Chịu trách nhiệm nhận và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo
kế hoạch chế biến sản xuất được thực hiện hiệu quả, chất lượng, đạt yêu cầu
năng suất đề ra.
- Chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai thực hiện đúng nội quy, quy
trình, quy định của siêu thị/công ty về quản lý lao động, quản lý tài sản, quản lý
sản xuất, vệ sinh thực phẩm,…


13
- Hàng ngày điều hành hoạt động của siêu thị thực hiện đúng theo mục tiêu,
kế hoạch chế biến sản xuất chung của công ty.
- Lên kế hoạch chế biến sản xuất và triển khai tổ chức sản xuất sau khi tiếp
nhận kế hoạch tổng thể từ cấp trên. Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng
sản phẩm, hàng hóa
Thực hiện hướng dẫn, giám sát cho cán bộ công nhân viên trực thuộc về
quy trình, quy định sản xuất của siêu thị, của công ty.
Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, sản phẩm hàng hóa của siêu thị.
+Nhân viên:
– Trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất dưới sự điều hành giám
sát sự hướng dẫn của quản lý siêu thị. Hoàn thành mọi công việc được giao

– Vận hành các máy móc,công cụ tạo ra các sản phẩm.
+Sinh viên:
_ Tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của Siêu thị.
– Tham gia đầy đủ các buổi học của trường cũng như hoàn thành tốt mọi
công việc của công ty.
Tất cả các cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với
nhau. Quản lý sẽ là người giao công việc và chỉ đạo sát sao công việc, hướng
dẫn kỹ thuật,công nghệ mới. Nhân viên và sinh viên nếu có bất cứ vấn đề nào
đều có thể báo cáo trực tiếp với Quản lý siêu thị. Trong quá trình Chế biến quản
lý siêu thị luôn khuyến khích sinh viên đưa ra các ý tưởng ứng dụng trong công
việc. sinh viên là người trực tiếp tham gia vào chế biến sản xuất, do đó nếu
phát hiện sản phẩm lỗi thì báo cáo với quản lý siêu thị để tìm ra nguyên nhân
và có những biện pháp khắc phục kịp thời.
2.3.1.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở
* Nguồn lực từ bên trong (Nội lực)
a, Nguồn lực đất đai:
- Siêu thị có tổng diện tích khu chế biến sản xuất là 10.045 m2.


14
- Công ty nằm trong Trung tâm Thương mại ALPARK - tiếp giáp với trục
đường chính,giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc vận chuyển các vật
tư thiết yếu nguyên liệu,vận chuyển, phối sản phẩm.
b, Nguồn lực về lao động
- Siêu thị có 48 nhân viên (31 nhân viên hợp đồng, 17 nhân viên bán thời
gian) (Tính đến tháng 6 năm 2019)
- Số giờ làm việc của lao động trong ngày: 8h/ngày, số ngày làm việc trong
tháng: 22-23 ngày/tháng.
- c,Nguồn lực về tư liệu sản xuất của công ty:
-


Siêu thị có 10 xe chở chuyên dụng sử dụng cho việc vận chuyển nguyên

liệu và vận chuyển phân phối sản phẩm.
* Nguồn lực từ bên ngoài (Ngoại lực)
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phủ Nhật Bản
Trưởng phòng hỗ trợ kinh doanh nước ngoài, Cục Doanh nghiệp vừa và
nhỏ, Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản cho biết, Nhật Bản dành
310 triệu USD nhằm hỗ trợ tài chính cho các SME bao gồm hỗ trợ dòng vốn tín
dụng chính sách và bảo lãnh tín dụng. Trong đó, Công ty Tài chính chính sách
Nhật Bản với 12,000 tỷ Yên dư nợ cho vay, Quỹ tín dụng trung ương hợp tác xã
Công thương 9,000 tỷ Yên dư nợ cho vay và các hiệp hội bảo lãnh tín dụng (51
hiệp hội) với 26,000 tỷ Yên dư nợ bảo lãnh. Đồng thời, Nhật Bản còn có các
chính sách đào tạo hỗ trợ kinh doanh, tư vấn hướng dẫn gồm các Cơ quan hỗ trợ
doanh nghiệp đặt tại 9 khu vực, 47 điểm tư vấn và khoảng 2,500 các địa chỉ của
hiệp hội công thương, phòng thương mại và công nghiệp.
Ngoài ra, tại Nhật Bản, đối với các doanh nghiệp gặp rủi ro, Chính phủ sẽ
hỗ trợ kinh phí để làm lại từ đầu thông qua hình thức như cho vay với lãi suất
cơ bản hoặc giảm lãi suất, đồng thời có những chính sách cam kết để SME không
gặp bất lợi khi làm việc với doanh nghiệp lớn. Với các doanh nghiệp quá hạn trả
nợ, hoặc khó khăn, nhưng có thể tiếp tục kinh doanh, có “ý chí phấn đấu” sau
khi địa phương xem xét thông qua, sẽ được hỗ trợ về vấn đề nợ. (Theo nguồn
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản)


15
2.3.2 Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh Sushi của Siêu thị Spark.
2.3.2.1. Sản lượng sản phẩm và doanh thuSushi của công ty trong năm 2018
Bảng 2.2: Doanh thu sushi của siêu thị Spark năm 2018
ĐVT: Yên (1Yên= 210,45VNĐ) Tỷ giá ngày 28/11/2019.

STT
1

Sản
phẩm
Sushi

Số lượng
(Cái)

Giá bán
(Yên/cái)

73000

980

Thành tiền
(Yên)

Quy đổi sang tiền
Việt Nam

71.540.000

15.055.593.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy sản lượng của siêu thị Spark trong năm 2018 đạt
73000 hộp với số ngày sản xuất là 365 ngày/ năm, doanh thu một năm của siêu

thị Spark là 15.055.593.000đồng/năm.
2.3.2.2.Chi phí biến đổi của siêu thị Spark
Để công ty hoạt động cần phải chi trả một số loại chi phí như sau:
Bảng 2.3: Chi phí biến đổi của siêu thị Spark năm 2018
ĐVT:1000 đồng
Loại chi phí

Đơn vị tính

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Chi phí thuê lao động
Chi phí mua gạo
Chi phí mua Thịt
Chi Phí mua cá
Chi phí mua rau củ quả
Chi phí mua rong biển
Chi phí điện nước
Chi phí bao bì

Dung dịch cồn (ethanon)
Xăng dầu
Thùng cát tông
Chi phí khác

Người
Kg
Kg
Kg
Kg
Túi
Tháng
Hộp
lít
Lít
tấm
Cái

13

Tổng

STT

Số lượng
10
4380
3650
2920
1095

1460
12
109.500
182.5
730
18250

Đơn giá
300.000
100.000
200.000
300.000
20.000
250.000
500.000
20.000
10.000
50.000
3.000
5.000

Thành tiền
3.000.000
438.000
730.000
876.000
21.900
365.000
6.000
2.190.000

1.825
36.500
54.750
70.000

7.789.975
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)

Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy để Siêu thị có thể hoạt động ổn định cần bỏ ra
chi phí lên đến7.789.975.000đồng/năm. Trong đó, chi phí thuê lao động là lớn


16
nhất lên tới 3.000.000.000 đồng/năm. Chi phí mua nguyên vật liệu là 2.430.900
đồng/năm. Chi phí điện nước là 6.000.000 đồng/năm. Chi phí bao bì là 2.190.000
đồng/năm. Dung dịch cồn là 1.825.000 đồng/năm. Xăng dầu là 36.500.000
đồng/năm. Thùng cát tông là 54.750.000 đồng/năm. Chi phí khác là 70.000
đồng/năm.
Qua bảng 2.3 và bảng 2.4 ta có thể thấy tổng doanh thu Sushi của siêu thị
Spark là 15.055.593.000đồng/năm. Sau khi trừ tổng chi phí thì lợi nhuận Sushi
của siêu thị Spark năm 2018 là 7.265.618.000 đồng/năm.
2.3.3. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong chế biến sản xuất kinh doanh
của cơ sở nơi thực tập.
2.3.3.1.Máy móc công nghệ cao:
a,Máy Cuốn và cắt sushi tự động Suzumo

Hình 2.2. Máy Suzumo
Ưu điểm: Tự động cuốn và cắt Sushi theo những tiêu chuẩn đã cài đặt trong
bảng điều hành.



17
b, Máy chế biến từ gạo chuyển sang cơm viên

Hình 2.3. Máy chế biến từ gạo chuyển sang cơm viên
Ưu điểm:
Tự động, vận chuyển hạt cơm nhanh và duy trì được khoảng cách giữa
các ngăn tránh tắc nghẽn để đảm bảo được hình dáng và chất lượng của
cơm.Tự động dừng khi sảy ra lỗi về kỹ thuật.


×