Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

PPNCKH thuc trang thuc khuya cua sinh vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.51 KB, 36 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẦM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG THỨC KHUYA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THỰC PHẨM HỒ CHÍ MINH NGÀY NAY

GVHD : Phạm Minh Nguyệt
Nhóm thực hiện : Nhóm 3

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẦM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG THỨC KHUYA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THỰC PHẨM HỒ CHÍ MINH NGÀY NAY

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Minh Nguyệt
Nhóm thực hiện đề tài : Nhóm 3
Các thành viên nhóm : Trương Tú Linh_2028160420
Hồ Thị Ngọc Vy_2028160267
Trần Ngọc Phương_2028160309
Trương Thị Thúy Ngân_3022160802
Phùng Thị Tuyết Nhung_3022160325

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020




BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Tên các thành viên thực hiện đề tài

Bảng phân công nhiệm vụ

Trương Tú Linh

Phần mở đầu, tạo bảng khảo sát, thực hiện
khảo sát

Hồ Thị Ngọc Vy

Chương 1 - 2, tiến hành khảo sát, thu thập
ghi nhận dữ liệu

Trần Ngọc Phương

Chương 3, xử lý số liệu trên excel, tổng
hợp bài, chỉnh sửa bài Word

Trương Thị Thúy Ngân

Phân công nhiệm vụ, giám sát công việc
của các thành viên, kiểm duyệt lại bài Word
và Powerpoint

Phùng Thị Tuyết Nhung


Thiết kế Powerpoint


MỤC LỤC
Table of Contents


PHẦN MỞ ĐẦU
Lời nói đầu
“Cú đêm” là cách gọi vui của các bạn trẻ để ám chỉ những người thường xuyên thức
khuya. Đây cũng được xem là một thói quen khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Hầu
như ai cũng biết rằng việc thức khuya ảnh hưởng xấu đến cả về sức khỏe và tinh thần, tuy
vậy, thói quen này vẫn không những không ngừng tiếp diễn mà ngày càng gia tăng. Thậm
chí nhiều người trong chúng ta còn thường tự hỏi bản thân mình “ Thức khuya để làm gì
? ”. Tuy phổ biến là vậy, dù rằng vấn đề này đã từng được truyền thông cũng như báo chí
nhắc đến nhiều lần. Nhưng các công trình nghiên cứu về vấn đề này không nhiều, cũng
như kết quả cũng không rõ ràng, chu đáo nên dẫn tới việc chúng ta khó mà tìm hiểu kỹ
cũng như khó có thể làm rõ các khía cạnh của nó được, đồng thời các biện pháp đưa ra
cũng chư có hiệu quả đáng kể. [4]
Nhằm mục đích đi sâu hơn vào các khía cạnh của thực trạng đáng báo động này ở giới trẻ
nói chung cũng như trong bộ phận sinh viên học sinh nói riêng và cùng đưa ra các giải
pháp cũng như những hướng giải quyết hiệu quả cho vấn đề này. Đây chính là lý do mà
chúng tôi chọn đề tài này.

1. Nội dung chính
 Thống kê % số sinh viên thức khuya trong tổng số sinh viên được khảo sát.
 Tìm hiểu thực trạng thức khuya của sinh viên, tần suất cững như thời gian thức

khuya.

 Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
 Tìm hiểu về những tác động tích cực, tiêu cực của vấn đề này, mối liên hệ giữa chúng
5

và đưa ra các định hướng, giải pháp phù hợp để khắc phục nhằm định hướng và sắp
xếp thời gian cho hiệu quả , hợp lý và khoa học để đảm bảo sức khỏe của sinh viên
cũng như nhằm nâng cao chất lượng học tập và làm việc.


2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ
Chí Minh.

3. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian nghiên cứu : Ký túc xá trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành

phố Hồ Chí Minh.
 Thời gian nghiên cứu : học kì 2 năm học 2019 - 2020

4. Khái quát về vấn đề nghiên cứu
Sinh viên là những người tham gia học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
hoặc cơ sở giáo dục khác. Ở đó họ tham gia các lớp học trong khóa học, được truyền đạt
kiến thức bài bản về một ngành nghề để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng
dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động
nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng
về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó, nhằm chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ
được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Vì với khối
lượng công việc cũng như bài tập và sinh viên cũng là những đối tượng thường xuyên
phải thức khuya nhất.
Theo như các nhà khoa học thì mỗi ngày, con người cần khoảng từ 6-8 tiếng để ngủ.

Những người thức khuya là những người không ngủ hoặc chỉ ngủ sau 11 giờ đêm và hầu
như không thể ngủ đủ thời gian cần thiết mỗi ngày. Đây cũng là một thực trạng nhức nhối
hiện nay. Mỗi người có những lý do cá nhân riêng để thức khuya. Nhưng dù là với lý do
gì thì những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến tinh thần và thể chất của chúng ta là
không thay đổi. Thông qua các bước nghiên cứu của mình, chúng em sẽ đưa ra những lý
6 thường thấy, cũng như các ảnh hưởng cả tốt lẫn xấu đến sức khỏe, thể chất và tinh
do

thần của mỗi người nói chung và của các sinh viên học sinh nói riêng và từ đó đưa ra các
hướng giải quyết thỏa đáng nhất.[4]


5. Phương pháp nghiên cứu
Vì đề tài nghiên cứu này dựa trên những ý kiến cá nhân của đối tượng nghiên cứu về
những thay đổi, ảnh hưởng cử việc thức khuya đến tinh thần cũng như thể chất của bản
thân nên nhóm mình sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp điều
tra – phỏng vấn và điều tra bằng bảng khảo sát.
Phương pháp điều tra là phương pháp dùng các câu hỏi hoặc bài toán đồng loạt đặt ra
cho nhiều đối tượng để thu thập những thông tin khách quan nhằm để nắm được ý kiến
của họ về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp điều tra có 2 hình thức chính , đó là đưa ra
các câu hỏi thông qua giao tiếp trực tiếp với đối tượng để nắm được những thông tin cần
biết (phỏng vấn) hoặc dùng một hệ thống câu hỏi hoặc bảng khảo sát được trình bày sẵn
theo những nội dung sát định để các đối tượng nghiên cứu có thể trả lời (điều tra bằng
Anket).

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận






Điều kiện tâm lý xã hội.
Tình trạng chung của ý thức con người.
Thái độ của họ đối với môi trường xung quanh trực tiếp.
Những điều kiện này bao gồm: những tâm thế xã hội, lợi ích và các định hướng giá
trị quyết định lập trường sống và hành vi.

Tất cả những điều kiện nói trên đều phải được nghiên cứu trên các cấp độ:
 Nhóm xã hội - những người trong cùng một đặc điểm tùy thuộc vào tiêu chí nghiên

cứu (ví dụ: vùng, nghề nghiệp, lứa tuổi, v.v...).
 Cá thể - những đặc thù của các cá nhân. Việc nghiên cứu lối sống phải được thực hiện

thông qua việc phân tích những mối quan hệ qua lại giữa các mặt: điều kiện nhận
thức và hoạt động.
1.2 Làm rõ các khái niệm
1.2.1 Khái niệm sinh viên
Sinh viên là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và đang theo học hay
tham gia học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc cơ sở giáo dục
khác. Ở đó họ tham gia các lớp học trong khóa học, được truyền đạt kiến thức bài
bản về một ngành nghề để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn
của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt
động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi
bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó, nhằm chuẩn bị cho công việc
8


sau này của họ. Điều làm sinh viên khác với những học sinh trung học là ở chỗ
cách học và cách dạy ở bậc Đại học khác hoàn toàn với cách học trung học. Đa
phần các trường Đại học đào tạo sinh viên theo chế độ tín chỉ. Sinh viên chỉ việc
đăng kí học và hoàn thành hết số lượng tín chỉ bắt buộc trong chương trình thì


được tốt nghiệp. Chế độ tín chỉ cũng có nghĩa là sinh viên phải tự học, tự tìm hiểu
trong phần lớn thời gian và thầy cô chỉ giữ vai trò hướng dẫn. Họ được xã hội
công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. [5]

Sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (nguồn
internet)

1.2.2 Khái niệm thức khuya
Theo như các nhà khoa học thì mỗi ngày, con người cần khoảng từ 6-8 tiếng để ngủ.
Những người thức khuya là những người không ngủ hoặc chỉ ngủ sau 11 giờ đêm và hầu
như không thể ngủ đủ thời gian cần thiết mỗi ngày. Đây cũng là một thực trạng nhức nhối
hiện nay. Mỗi người có những lý do cá nhân riêng để thức khuya. Nhưng dù là với lý do
gì thì những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến tinh thần và thể chất của chúng ta là
không thay đổi. [4]
Thông qua các bước nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ đưa ra những lý do thường thấy,
cũng như các ảnh hưởng cả tốt lẫn xấu đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của mỗi người
nói chung và của các sinh viên học sinh nói riêng và từ đó đưa ra các hướng giải quyết
thỏa đáng nhất.
9


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức khuya của sinh viên có thể kể đến các nguyên nhân
sau :








Bài tập quá nhiều
Làm thêm
Do môi trường sống
Thói quen sống
Không sắp xếp đúng thời gian
Nghiện Giải trí

Một trong những yếu tố quan trọng trong điều kiện khách quan là sinh viên học khuya. Vì
với khối lượng công việc cũng như bài tập và sinh viên cũng là những đối tượng thường
xuyên phải thức khuya nhất. Trong điều kiện học tập mới theo tín chỉ, việc tự học của
sinh viên trở nên vô cùng quan trọng, để đạt 1 giờ trên lớp, SV phải tự làm việc 3 giờ ở
nhà. Vậy nên, số lượng bài vở cần giải quyết không ít buộc sinh viên phải thức khuya hơn
để đảm bảo cho bài vở được hoàn thành.

Số lượng bài tập lớn khiến sinh viên phải thức đêm để học bài làm bài (nguồn internet )

Bên
cạnh đó, ảnh hưởng của tài chính đến việc thức khuya của sinh viên cũng đáng kể.
10
Phần lớn sinh viên đều xuất thân từ các khó khăn, việc làm thêm để có thêm thu nhập phụ


giúp gia đình cũng là điều thường thấy ở sinh viên, điều này cũng làm ảnh hưởng không
nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên.


Ngoài những giờ học, sinh viên tranh thủ đi làm thêm để có tiền trang trải cho cuộc sống (nguồn
internet )

Đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, việc sống trong môi trường
mà tất cả cùng thức khuya thì ta rất dễ theo xu hướng chung. Nhân tố chủ quan cũng có
ảnh hưởng nhất định, đó có thể là nghiện internet, nghiện game,…Ngoài ra còn phải kể
đến yếu tố sắp xếp lịch còn quá kém của sinh viên .

11


Thanh niên vùi đầu vào chơi game đến quên ngủ ( nguồn internet )

CHƯƠNG 2: TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT
QUẢ THỰC TIỄN
2.1 Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi
Minh City University of Food Industry) là một là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ
Công thương,đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp độ chuyên đào tạo về các nhóm ngành
kỹ thuật,có thế mạnh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, được thành lập
ngày 9 tháng 9 năm 1982.

Quang cảnh sân trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh ( nguồn internet )

Trường được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực
12

phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Công thương, là cơ sở giáo dục Đại học

công lập theo cơ chế tự chủ tài chính, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Trường hoạt động theo Điều lệ trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số


153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hoạt động theo cơ
chế tự chủ việc thu chi học phí.
2.2 Tổng quan về sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ
Chí Minh
Số lượng sinh viên là hơn 3000 sinh viên từ khắp mọi miền đất nước học tập tại đây. Hiện
nay, với cơ sở hạ tầng trang bị khá tốt,an ninh đảm bảo, trường hứa hẹn là nơi các sinh
viên và các bậc cha mẹ cảm thấy an tâm. Điều kiện về cơ sở vật chất gần như đáp ứng
được mọi nhu cầu cấp thiết của sinh viên. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh là một môi trường thuận lợi, tiện nghi đáp ứng nhu cầu học tập
và rèn luyện của sinh viên.
2.3 Tiến hành nghiên cứu
Khảo sát chung với số lượng là 100 sinh viên (30 sinh viên năm nhất, 45 sinh viên năm 23, 25 sinh viên năm cuối) với số sinh viên nữ là 38 và 62 sinh viên nam.
+ Điều tra bằng bảng hỏi : 1 bảng hỏi gồm 16 câu hỏi
+ Thống kê, tổng hợp, phân tích, trình bày dữ liệu, kết luận

13


2.3.1 Bảng điều tra tình hình thức khuya của sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

BẢNG ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH THỨC KHUYA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Xin chào bạn !
Chúng tôi là sinh viên trường đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh,
hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Thực trạng thức khuya của sinh viên

trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh ” nên rất cần những
thông tin từ phía sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh để
làm cơ sở dữ liệu thực hiện đề tài, vì vậy mong các bạn hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi trả lời
các câu hỏi dưới đây, chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn ! ( Mọi thông tin do các
bạn cung cấp sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và hoàn toàn được giữ kín )

Họ và tên : ………………….
Lớp : ………………………..
Ngành học : ………………………….

1. Bạn đang là sinh viên năm :

o
14 Năm nhất
o Năm hai


o Năm ba
o Năm tư
2. Giới tính của bạn là :

o Nam
o Nữ
3. Bạn có hay thức khuya không ?

o Có
o Không
4. Bạn thường đi ngủ vào thời gian nào ?

o Trước 23h

o Từ 23h đến 1h sáng
o Sau 1h sáng
5. Bạn thức khuya vì lý do gì ?

o Học bài
o Thói quen
o Giải trí ( chơi game, xem TV, chat online, lướt Facebook, đọc tin tức trên mạng XH )
o Lý do khác (………………………………………………………………………….)
6. Bạn thường hay thức khuya cùng ai ?
15

o Một mình
o Hai người


o Hơn hai người
o Cả phòng
7. Có khi nào vì xu hướng chung mọi người thức khuya nên bạn cũng thức khuya hay

không ?
o Có
o Không
8. Khi thức khuya bạn thường gặp các tình trạng nào ? ( có thể chọn nhiều câu trả lời )

o Đau đầu
o Chóng mặt
o Ù tai
o Mất tập trung
o Sụt cân
o Tăng cân

o Cơ thể mệt mỏi, rệu rạo
o Da nhợt nhạt thiếu sức sống
o Gặp ảo giác
o Nổi mụn
o Mắt thâm quầng
16

o Tình trạng khác ( …………………………………………………………………. )
9. Thức khuya có giúp bạn cải thiện hiệu quả công việc và học tập không ?


o Có
o Không
10. Khi thức khuya bạn có dùng thêm đồ ăn thức uống phụ nào không ?

o Có ( Nếu câu trả lời là có mời bạn trả lời tiếp câu hỏi số 10 )
o Không
11. Đồ ăn, thức uống bạn thường chọn dùng khi thức khuya là ? ( Có thể chọn nhiều câu

trả lời )
o Không ăn gì
o Ăn vặt ( Snack, bánh tráng trộn, cá viên chiên,…)
o Trái cây
o Chè
o Trà sữa
o Sinh tố
o Nước ngọt
o Thức ăn nhanh
o Khác ( ………………………………………………………………………………. )
12. Theo bạn nghĩ việc thức khuya là tốt hay xấu ?


o Tốt
17

o Xấu
o Ý kiến khác ( ……………………………………………………………………. )


13. Theo bạn thức khuya nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể không ?

o Có
o Không
14. Bạn thường làm gì để tỉnh táo vào ngày hôm sau ?

o Dùng các chất kích thích để tỉnh táo ( cafe, trà, thuốc lá,…)
o Ngủ nướng
o Tập thể dục
o Tắm nước lạnh
o Khác ( ……………………………………………………………………………. )
15. Bạn có muốn thay đổi tình trạng thức khuya của bản thân không ?

o Có
o Không
16. Theo bạn để khắc phục tình trạng thức khuya chúng ta nên làm gì ? ( Có thể chọn

nhiều câu trả lời )
o Tập thói quen ngủ sớm
o Tranh thủ giải quyết, hoàn thành xong công việc, bài học, bài tập ngay trên lớp
o Giảm bớt thời gian sử dụng mạng XH
o Đề xuất khác của bạn ( …………………………………………………………… )

18


2.3.2 Kết quả khảo sát
Theo số liệu thống kê sau khi làm khảo sát, xử lý số liệu và vẽ biểu đồ trên excel cho thấy
thực trạng thức khuya của sinh viên nội trú tại ký túc xá Đại Học Công Nghiệp Thực
Phẩm TP.HCM còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Qua khảo sát cho thấy rằng số lượng
sinh viên thức khuya ở kí túc xá chiếm đến 83%, trong đó thức khuya trong khoảng 23h1h chiếm tỉ lệ cao nhất (55%), số sinh viên thức khuya sau 1h chiếm 28 % và số sinh viên
đi ngủ sớm trước 23h chiếm 17%.

Biểu đồ thể hiện tình trạng thức khuya của sinh viên tại Ký túc xá sinh viên Công nghiệp Thực phẩm

Theo quy định của ký túc xá Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM đối với sinh
viên nội trú, việc thức khuya là nhu cầu của mỗi người, nên không thể cấm sinh viên thức
khuya, nhưng thức khuya phải đảm bảo trật tự không gây ồn ào ảnh hưởng đến các phòng
19

xung quanh và 11h thì sinh viên phải về phòng. Tuy nhiên với số liệu thống kê trên đã
cho thấy hiện tượng thức khuya của sinh viên nội trú của trường Đại học Công nghiệp
Thực phẩm ngày nay càng lúc trở nên phổ biến.


Khi được hỏi thức khuya cùng ai thì có đến 39 % số sinh viên được khảo sát chọn đáp án
thức khuya hơn 2 người, số sinh viên chọn đáp án thức khuya cùng cả phòng là 24%, số
sinh viên chọn đáp thức khuya có 2 người khoảng 21 % và số sinh viên thức khuya chỉ
một mình chiếm 16 %

Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên thức khuya cùng nhau

Như vậy, xu hướng chung của sinh viên nội trú thức khuya là thức chung từ 2 người trở

lên (số lượng này chiếm tổng cộng là 84 %). Hơn nữa, khi được hỏi “Có khi nào vì xu
hướng chung là mọi người đều thức khuya nên bạn thức khuya hay không ? ” có đến 65%
sinh viên trả lời “ Có ”, điều này cũng cho thấy tác động của ngoại cảnh gây ảnh hưởng
khá rõ đến việc thức khuya của các sinh viên sống nội trú.
Khi được hỏi nguyên nhân gây ra tình trạng thức khuya ngủ muộn, có 17% số sinh viên
được khảo sát trả lời nguyên nhân thức khuya là do thói quen, 9% số sinh viên chọn đáp
án là do nguyên nhân bài vở quá nhiều nên phải thức khuya để học bài, đặc biệt có đến
68%
sinh viên lựa chọn đáp án thức khuya do dành thời gian để giải trí như chơi game,
20
lướt web, chat online,… và 6% sinh viên được khảo sát lựa chọn các lý do khác như do
có công việc bận, các mối quan hệ xã hội khác. Như vậy ngoài mục đích học bài, thì một


số đông sinh viên thức khuya với mục đích giải trí nói chung, chính là nguyên nhân dẫn
đến sinh viên không tỉnh táo vào buổi sáng. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng ảnh hưởng
của internet đến đời sống sinh viên rất lớn. Ngoài những lợi ích mà internet mang lại,
việc lướt mạng internet thường xuyên đã làm đảo lộn đời sống vật chất lẫn tinh thần của
sinh viên nói riêng và các bạn trẻ nói chung hiện nay. Nghĩa là ngoài mục đích học ra
sinh viên dành phần lớn thời gian để lướt web, chat, chơi game, nghe nhạc online…điều
này cho thấy ảnh hưởng từ môi trường sinh sống và cả xu hướng chung đến thói quen
thức khuya của sinh viên.

Biểu đồ thể hiện nguyên nhân thức khuya của sinh viên tại Ký túc xá trường Đại học Công nghiệp Thực
phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra có thể thấy,tình trạng thức khuya của sinh viên thức cũng do nguyên nhân không
biết sắp xếp thời gian gây ra. Tuy rằng sinh viên có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh : do công
việc, do thói quen, do học bài,…( chiếm 32% ) nhưng tất cả suy cho cùng vẫn do nguyên
21

nhân
bố trí, sắp xếp thời gian không hợp lý gây nên hiện tượng thức khuya ở sinh viên.

Chỉ khi không biết sắp xếp thời gian thì họ mới phải thức khuya hoàn thành bài vở, công


việc, và từ những lần thức khuya được lặp đi lặp lại nhiều lần nên mới trở thành thói
quen.
Đáng chú ý, khi được hỏi khi thực phẩm thường dùng khi phải thức khuya thì có đến 57
sinh viên lựa chọn không ăn gì, hay ăn qua loa các thức ăn vặt (18 sinh viên chọn ) và
uống trà sữa (25 sinh viên lựa chọn ), ngoài ra còn sử dụng các loại thực phẩm khác như
thức ăn nhanh ( 14 sinh viên lụa chọn đáp án ), nước ngọt ( 11 sinh viên lựa chọn ). Điều
này cũng cho thấy mức độ chủ quan của sinh viên đối với sức khỏe của cơ thể khá cao.

Biểu đồ thể hiện các loại thức ăn, nước uống sinh viên thường dùng khi thức khuya

Hơn thế nữa, đa số sinh viên được khảo sát đều chọn thức khuya là thói quen xấu, nhưng
hầu hết sinh viên đều không muốn khắc phục. Đối với sinh viên chuyện khắc phục thói
quen thức khuya là rất khó. Vì bài vở nhiều nên không yên tâm đi ngủ, một số sinh viên
còn cho rằng đi ngủ sớm không phải là sinh viên. Như vậy, dù biết rằng thức khuya gây
ra nhiều ảnh hưởng không tốt về nhiều mặt đến đời sống của sinh viên nhưng thức khuya
22
ngày
nay đã dần trở thành một thói quen khó bỏ .

Ngoài ra, việc thức khuya của sinh viên bây giờ có thể nói là ảnh hưởng của thói quen vì
khi còn là học sinh ít nhiều đã có thức khuya. Bên cạnh đó,sự tự do về giờ giấc, không có


người quản thúc, nhắc nhở đi ngủ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thức khuya của

sinh viên, điều này ít nhiều đã gây tác động xấu đến sinh viên như cơ thể mệt mỏi, mắt
thâm quầng, da nhợt nhạt, nổi mụn,…Mặc dù đây chỉ là cảm nhận chủ quan của sinh
viên, nhưng nó cũng cho thấy tác hại rõ ràng của việc thức khuya.

Biểu đồ thể hiện tình trạng cơ thể gặp phải của sinh viên khi phải thức khuya

Đa số sinh viên cho rằng thức khuya là không tốt nhưng số sinh viên thật sự suy nghĩ về
tác hại của thức khuya là rất ít. Tỷ lệ thức khuya của sinh viên nội trú khá cao. Nếu các
sinh viên năm hai, năm ba, năm tư thức khuya là do những nhu cầu riêng thì với các em
sinh viên năm nhất thức khuya (ngủ sau sau 23h) so với các anh chị là tương đương nhau.
Điều này cũng dễ hiểu. Ngoài yếu tố chủ quan là không biết sắp xếp thời gian biểu và
thói quen thức khuya, sinh viên năm nhất còn chịu ảnh hưởng từ nguyên nhân khách
quan mà các anh chị năm ba, năm tư phần nào đã “miễn nhiễm”. Đó là môi trường sống
mới lạ, xa gia đình. Các bạn sinh viên năm nhất phải thích nghi với nơi ở mới, cách học
khác
hoàn toàn ở cấp trung học phổ thông… trên hết là nỗi nhớ nhà và cảm giác lạc lõng.
23
Đó là lý do tại sao sinh viên năm nhất thức khuya cũng nhiều như sinh viên năm hai, năm
ba, năm tư.


CHƯƠNG 3 : TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỨC
KHUYA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC
3.1 Ảnh hưởng của việc thức khuya đối với sức khỏe
a) Mệt mỏi, sa sút trí tuệ, sức đề kháng giảm sút
Thường xuyên thức khuya, khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh
thần, sức đề kháng của cơ thể giảm gây nên các bệnh: cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị
ứng. Thức khuya nhiều còn khiến đầu óc căng thẳng, không tập trung tư tưởng, đau đâù.
Thường xuyên thức khuya còn gây ra các dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, lo

âu, dễ cáu gắt, hay quên, căng thẳng. [1]

Thức khuya nhiều sẽ khiến cơ thể căng thẳng, nhức đầu, và các biểu hiện rối loạn tâm thần ( nguồn
internet )
24

Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so
với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để
bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng


ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi
của bộ não. [1]
b) Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, ung thư dạ dày.
Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc
thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu, đồng thời
việc thức khuya dễ khiến chúng ta “ăn đêm” khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn
đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài, hoặc làm nặng hơn tình
trạng bệnh dễ gây ung thư dạ dày do đường tiêu hóa không được nghỉ ngơi nên việc tái
sinh tế bào niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng dẫn đến viêm loét và ung thư dạ dày. [1]

Thức khuya thường xuyên sẽ gây ra các tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày ( nguồn internet )

Ngoài ra nếu thức để làm việc căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích,
25

hồi hộp cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.[1]



×