Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

GIÁO dục PHÒNG CHỐNG tảo hôn CHO học SINH TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG dào SAN HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU dựa vào CỘNG ĐỒNG copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------

VŨ HỮU KIÊN

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÀO SAN HUYỆN PHONG THỔ TỈNH
LAI CHÂU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Thành

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của
TS. Trần Thị Minh Thành. Những vấn đề được trình bày trong luận văn, các số
liệu, kết quả, dẫn chứng là do tôi tự tìm hiểu, có sự tham khảo, sưu tầm và kế
thừa những nghiên cứu của tác giả đi trước và trong các tài liệu của các cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có liên quan.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nghiên cứu, những số liệu
và những nội dung đã được trình bày trong bản luận văn của mình.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019


TÁC GIẢ

Vũ Hữu Kiên


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học của
TS. Trần Thị Minh Thành đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Khoa Tâm lý giáo dục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học
tập và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn.
Trong thời gian nghiên cứu tình trạng tảo hôn của học sinh dân tộc thiểu
số trường THPT Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được sự quan tâm
của Đảng ủy, HĐND, UBND và các hội, đoàn thể trong đó cán bộ phụ trách tư
pháp của bộ phận một cửa và Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ xã, các ban ngành
đoàn thể, tổ chức hội xã Dào San và 7 xã thuộc khu vực tuyển sinh của nhà
trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong công tác hồi cứu số liệu qua các
năm từ 2017 đến 3 tháng đầu năm 2019, những cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn
để làm cơ sở nghiên cứu. Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình, lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình huyện Phong Thổ đã phối hợp và tạo điều kiện để điều tra, khảo sát và
phỏng vấn trường hợp tảo hôn. Trung tâm y tế huyện Phong Thổ cung cấp số
liệu trẻ suy dinh dưỡng và những cặp vợ chồng tảo hôn qua các năm.
Do trình độ, năng lực của bản thân và thời gian còn hạn chế, luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

TÁC GIẢ

Vũ Hữu Kiên

năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................ 1

1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................................................4
3.1. Khách thể nghiên cứu..................................................................................................................4
3.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................4
4. Giả thuyết khoa học............................................................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................5
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu.....................................................................................................5
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu........................................................................................................5
6.3 Giới hạn khách thể khảo sát:........................................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................5
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận..................................................................................................5
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................................................5
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng thống kê toán học...................................................................7
8. Cầu trúc của đề tài..............................................................................................................................7
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÀO
SAN HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG....................................................................8


1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................................................8
THEO SỐ LIỆU RÀ SOÁT 8,097 TRẺ EM 12-18 TUỔI TẠI 146 THÔN, BẢN Ở CÁC TỈNH HÀ GIANG, LAI CHÂU VÀ
QUẢNG TRỊ, TỶ LỆ CÁC TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN TRẺ EM Ở TỈNH LAI CHÂU LÀ CAO NHẤT: 19.43%. QUA KHẢO
SÁT SƠ BỘ TẠI CÁC HUYỆN, TRONG NĂM 2015 TOÀN TỈNH CÓ 300 TRƯỜNG HỢP TẢO HÔN VỢ, 241 TRƯỜNG
HỢP TẢO HÔN CHỒNG, 272 TRƯỜNG HỢP TẢO HÔN CẢ VỢ CẢ CHỒNG. TRONG ĐÓ, TẬP TRUNG CHỦ YẾU Ở
MỘT SỐ DÂN TỘC THÁI, MÔNG, DAO. TÍNH ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2017, TOÀN TỈNH CÓ 257 TRƯỜNG HỢP TẢO
HÔN/ 963 TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN [15]........................................................................................................ 10

Nguyên nhân khách quan:....................................................................................................................12
Một là, do ảnh hưởng của những phong tục tập quán lạc hậu. Ở nước ta có những tục lệ, nghi lễ đã
ăn sâu vào đời sống cộng đồng và có sức ảnh hưởng nhất định qua nhiều thế hệ người Việt Nam.
Các quan hệ hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài sự chi phối đó, có những nghi lễ cho tới
nay vẫn được duy trì mặc dù lạc hậu và theo kiểu "Phép vua thua lệ làng". Ví dụ, một số đồng bào
dân tộc thiểu số có phong tục tập quán lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng ý của những người
đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; hay
như tục lệ bắt vợ của người Mông, kéo vợ của người Dao ở vùng Tây Bắc... Tục bắt vợ đã từng
được coi là một nét đẹp văn hóa, nhưng hiện nay tục bắt vợ đã kéo theo nạn tảo hôn trở nên phổ
biến. Không chỉ vậy, xuất phát từ những khó khăn trong cuộc sống cùng với thói quen ở vùng núi,


nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, thêm lao động cho gia đình. Nhà nào có
con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì muốn cưới vợ sớm để lo toan
cuộc sống. Do tâm lý trên mà rất nhiều cặp vợ chồng đã lấy nhau khi chưa đủ tuổi mà pháp luật
cho phép................................................................................................................................................12
Hai là, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế thị trường phát triển
mạnh mẽ, con người dần biến đổi để thích nghi được với những điều kiện mới. Họ có quan điểm
sống đơn giản hơn, cởi mở, táo bạo hơn thế hệ trước, mọi người thiết lập các mối quan hệ với
nhau một cách dễ dàng dẫn đến việc chung sống với nhau như vợ chồng giữa nam và nữ (sống
thử) trở nên hết sức bình thường, kể cả ở tầng lớp có học thức (học sinh, sinh viên). Điều đó đã

dẫn đến những trường hợp phải cưới chui khi đôi nam nữ chưa đủ tuổi và điều kiện kết hôn, dẫn
đến tỉ suất sinh con vị thành niên tăng lên..........................................................................................12
Ba là, do quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp tảo hôn còn
chưa phù hợp, không đủ sức răn đe đối ở nước ta hiện nay. Với đa số những cặp vợ chồng nghèo,
họ sẽ không có khả năng nộp phạt, và trong trường hợp đó, khả năng thực hiện các biện pháp
cưỡng chế nộp phạt của chính quyền địa phương là điều không thể thực hiện được. Do không có
hình thức chế tài nào khác nên các cặp vợ chồng nghèo vẫn tự do kết hôn khi chưa đủ tuổi mà
không lo bị xử phạt. Ngoài ra cũng có không ít cặp tảo hôn sẵn sàng nộp phạt khi tảo hôn. Họ coi
việc nộp phạt là đã tuân thủ pháp luật và sau khi nộp phạt thì họ đương nhiên được xã công nhận
là vợ chồng theo pháp luật...................................................................................................................13
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khách quan khác cũng được kể đến, như công tác giáo dục giới
tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn khá hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các thành phố lớn, chưa
trú trọng hoặc triển khai ở các vùng nông thôn, miền núi. Mặt khác, một số gia đình mải làm ăn,
không quan tâm đến sự phát triển tâm lý cũng như thể chất của con em mình, hay một số gia đình
bố mẹ ly hôn, cãi nhau... tạo tâm lý chán chường, bất cần, buông thả ở một bộ phận thanh niên. Vì
vậy, nhiều em đã làm cha, làm mẹ khi đang độ tuổi vị thành niên.....................................................13
1.2. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................................................17
1.2.1. Giáo dục..................................................................................................................................17
1.2.2. Phòng chống tảo hôn..............................................................................................................19
1.2.3. Cộng đồng...............................................................................................................................22
1.3. Một số vấn đề về tảo hôn ở học sinh............................................................................................23
1.3.3 Ảnh hưởng của tảo hôn đối với học sinh THPT.......................................................................23
1.4. Giáo dục phòng, chống nạn tảo hôn cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng..............................24
1.4.1. Mục tiêu giáo dục phòng chống tảo hôn học sinh THPT dựa vào cộng đồng.......................24
1.4.2 Nội dung giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng.................25
1.4.3. Hình thức tổ chức giáo dục phòng chống tảo hôn học sinh dựa vào cộng đồng.................28


CHƯƠNG 2.................................................................................................................................................. 35
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DÀO SAN HUYỆN PHONG

THỔ TỈNH LAI CHÂU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG................................................................................................. 35

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu...................................................................................................35
2.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng........................................................................................37
2.3. Thực trạng tảo hôn học sinh trường THPT Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.................40
TỶ LỆ TẢO HÔN Ở TỈNH LAI CHÂU ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ KHÁ CAO SO VỚI CÁC TỈNH KHÁC TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY. THEO SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC VÀ TỔNG CỤC THỐNG KÊ, LAI CHÂU LÀ MỘT
TRONG 10 TỈNH CÓ TỶ LỆ TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG CAO TRONG CẢ NƯỚC. THEO SỐ LIỆU RÀ
SOÁT 8,097 TRẺ EM 12-18 TUỔI TẠI 146 THÔN, BẢN Ở CÁC TỈNH HÀ GIANG, LAI CHÂU VÀ QUẢNG TRỊ, TỶ LỆ
CÁC TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN TRẺ EM Ở TỈNH LAI CHÂU LÀ CAO NHẤT: 19.43%. QUA KHẢO SÁT SƠ BỘ TẠI CÁC
HUYỆN, TRONG NĂM 2015 TOÀN TỈNH CÓ 300 TRƯỜNG HỢP TẢO HÔN VỢ, 241 TRƯỜNG HỢP TẢO HÔN
CHỒNG, 272 TRƯỜNG HỢP TẢO HÔN CẢ VỢ CẢ CHỒNG. TRONG ĐÓ, TẬP TRUNG CHỦ YẾU Ở MỘT SỐ DÂN
TỘC THÁI, MÔNG, DAO. TÍNH ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2017, TOÀN TỈNH CÓ 257 TRƯỜNG HỢP TẢO HÔN/ 963
TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN............................................................................................................................... 40

2.3.1. Thực trạng về các đối tượng tảo hôn tại trường THPT Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai
Châu...................................................................................................................................................42
2.3.2 Phương pháp giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh trường THPT Dào San huyện
Phong Thổ tỉnh Lai Châu dựa vào cộng đồng...................................................................................55
2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống tảo hôn cho học sinh trường THPT Dào San.........................................................................56
3.1. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh trường
THPT Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu dựa vào cộng đồng....................................................73
1. Kết luận chung.................................................................................................................................100
2. Kiến nghị..........................................................................................................................................102
2.1. Đối với lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu......................................................................................103
2.2. Đối với lãnh đạo UBND huyện Phong Thổ..............................................................................103
2.3. Đối với lãnh đạo các phòng, ban cấp huyện, lãnh đạo xã......................................................103
- Có chính sách khen thưởng các dòng họ, các địa phương, địa bàn dân cư thực hiện tốt luật hôn
nhân và gia đình, địa bàn hàng năm không có người tảo hôn......................................................104

2.4. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Lai Châu, trường THPT Dào San...........................................104
2.5. Đối với gia đình.......................................................................................................................104


DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT
DTTS
LHN&GĐ
HDND
UBND
UBDT
ĐTNCS
KT-XH
GD&ĐT
HS
Th.S
TS
NXB

Trung học phổ thông
Dân tộc thiểu số
Luật hôn nhân và gia đình
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Ủy ban dân tộc
Đoàn thanh niên cộng sản
Kinh tế - Xã hội
Giáo dục và đào tạo
Học sinh
Thạc sĩ

Tiến sĩ
Nhà xuất bản


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu từ năm
2016 đến năm
2018......................................................................................................40
Bảng 2. Tỷ lệ tảo hôn trong cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn các
xã tuyển sinh của trường THPT Dào San từ năm 2016-2018.............................41
Bảng 3. Độ tuổi tảo hôn của học sinh trường THPT Dào San từ năm 20162018



3

tháng

đầu

năm

2019....................................................................................42
Bảng 4. Khảo sát học sinh tảo hôn trường THPT Dào San từ năm 2016-2018 và
3 tháng đầu năm 2019.........................................................................................43
Bảng 5. Hoàn cảnh gia đình của học sinh tảo hôn trường THPT Dào San từ
năm 2016-2018 và 3 tháng đầu năm 2019..........................................................43
Bảng 6. Các hình thức tổ chức đám cưới của học sinh tảo hôn trường THPT
Dào San từ năm 2016-2018 và 3 tháng đầu năm 2019......................................44
Bảng 7. Quan niệm của học sinh trường THPT Dào San , huyện Phong Thổ, tỉnh

Lai Châu và đồng bào DTTS thuộc địa bàn 8 xã tuyển sinh của nhà trường về tảo
hôn.......................................................................................................................45
Bảng 8. Nhận thức của học sinh trường THPT Dào San , huyện Phong Thổ, tỉnh
Lai Châu, phụ huynh và đồng bào DTTS thuộc địa bàn 8 xã tuyển sinh của nhà
trường về tác hại của tảo hôn..............................................................................46
Bảng 9. Thái độ của học sinh trường THPT Dào San , huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu

đối

với

nạn

tảo

hôn.....................................................................................47
Bảng 10. Nhận thức của cán bộ công chức, viên chức và người có uy tín tại địa
bàn 8 xã tuyển sinh của trường THPT Dào San , huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
về

tác

hại

của

tảo

hôn..........................................................................................47

Bảng 11. Các hình thức phối hợp trong giáo dục nhận thức cho người dân về
tảo hôn………………………………………………………………………………….52
Bảng 12. Thực trạng các biện pháp xử lý của chính quyền đối với các trường
hợp tảo hôn……………………………………………………………………………..54


Bảng 13. Các phương pháp huy động các lực lượng cộng đồng giáo dục phòng
chống tảo hôn cho học sinh trường THPT Dào San………………………………55
Bảng 14. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục phòng chống tảo hôn
tại

trường

THPT

Dào

San



8



tuyển

sinh

của


nhà

trường ..........................56
Bảng 15. Đánh giá về sự cần thiết của quá trình phối hợp các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục phòng chống tảo hôn cho HS trường THPT Dào San...........57
Bảng 16. Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng cộng đồng trong giáo
dục phòng chống tảo hôn cho HS trường THPT Dào San.......................................59
Bảng 17. Thực trạng kết quả tham gia của các lực lượng cộng đồng trong giáo
dục phòng chống tảo hôn cho HS trường THPT Dào San......................................60
Bảng 18. Mục tiêu phối hợp giữa trường THPT Dào San với các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục phòng chống tảo hôn cho HS trường THPT Dào
San......................................................................................................................61
Bảng 19. Nguyên tắc phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống tảo hôn học sinh trường THPT Dào San……………………………………63
Bảng 20. Nội dung phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong giáo dục
phòng

chống

tảo

hôn

cho

HS

trường


THPT

Dào

San……………………………..64
Bảng 21. Hình thức phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống tảo hôn cho HS...............................................................................................65
Bảng 22. Thực trạng kết quả phối hợp giữa trường THPT Dào San và các lực
lượng

cộng

đồng

phòng

chống

tảo

hôn

cho

học

sinh..........................................67
Bảng 23. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp giữa trường THPT
Dào San và các lực lượng cộng đồng phòng chống tảo hôn cho học
sinh..........68

Bảng 24. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp giáo dục phòng,
chống tảo hôn cho học sinh trường THPT Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai


Châu……………………………………………………………………………………...9
3
Bảng 25. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp giáo dục phòng,
chống tảo hôn cho học sinh trường THPT Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu………………………………………………………………………………..……94
Bảng 26. Quan niệm của học sinh trường THPT Dào San , huyện Phong Thổ,
tỉnh Lai Châu và đồng bào DTTS thuộc địa bàn 8 xã tuyển sinh của nhà trường về
tảo hôn sau khi áp dụng các biện pháp...............................................................96
Bảng 27. Nhận thức của học sinh trường THPT Dào San , huyện Phong Thổ, tỉnh
Lai Châu, phụ huynh và đồng bào DTTS thuộc địa bàn 8 xã tuyển sinh của nhà
trường về tác hại của tảo hôn sau khi áp dụng các biện pháp............................97


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế hiện nay cho thấy, tảo hôn là vấn đề nhức nhối và khó giải quyết.
Tục tảo hôn vừa thể hiện sự cổ hủ vừa mang sức nặng kìm hãm văn hoá cũng
như kìm hãm sự phát triển lành mạnh của con người.
Không chỉ tại Việt Nam, nạn tảo hôn xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế
giới, nhất là tại những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, tình hình chính trị
bất ổn. Theo thống kê trên thế giới mỗi năm có khoảng 15 triệu bé gái kết hôn
và hiện có khoảng 700 triệu nữ giới kết hôn trước 18 tuổi. Theo ước tính đến
năm 2050 sẽ có 1,2 tỷ bé gái là nạn nhân của nạn tảo hôn. Theo thống kê của
Liên Hợp Quốc: “nạn tảo hôn phổ biến nhất ở nam Á và khu vực cận Sahara ở
châu Phi. Niger, Bangladesh và Ấn Độ là những quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao,
trong đó Niger có tỷ lệ cao nhất thế giới…” Trung bình mỗi năm trên toàn thế

giới có 16 triệu trẻ sơ sinh chào đời từ những bà mẹ trong độ tuổi từ 15-19
chiếm 11% tổng số sản phụ toàn cầu. Số bé gái mang thai ở độ tuổi từ 10-14 tuy
ít song rất đáng lo ngại, trong đó số sản phụ sinh con ở độ tuổi dưới 15 tại nhiều
quốc gia ở phía Nam sa mạc Sahara lại chiếm tỷ lệ khá cao, lên tới 12% số sản
phụ tại vùng này và tỷ lệ tương ứng ở khu vực Mỹ Latinh là 3%.
Theo nhiều nghiên cứu nạn tảo hôn tại Việt Nam vẫn xảy ra ở hầu khắp các
tỉnh thành trong cả nước. Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em) cho thấy các tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ
tuổi 14 - 16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Lai Châu
18,6%, Hà Giang: 5,72%, Cao Bằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng
Trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1%. Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn
không đăng ký vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, phần lớn các cặp vợ chồng
kết hôn trước tuổi luật định. Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở
độ tuổi dưới 19, có 0,2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết
hôn khi 14 tuổi, 1,0% kết hôn khi 15 tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết
hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi.
1


Nghiên cứu về nạn tảo hôn, căn cứ theo địa bàn cư trú thì những vùng có
tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác là vùng trung du, miền núi phía Bắc
(đặc biệt là vùng Tây Bắc) và Tây Nguyên cụ thể: Miền núi phía Bắc 18,9%;
Tây Nguyên 15,8%; Đồng bằng sông Hồng 7,9% và Đông Nam bộ 8,1%. Các
tỉnh có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết cao nhất trong cả nước gồm: Lai Châu,
Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum,
Gia Lai,…
Hậu quả của nạn tảo hôn rất nghiêm trọng. Trước hết tảo hôn khiến chất
lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến
bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số.
Hơn nữa, việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành

niên, khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết, kinh
nghiệm, chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để mang thai và sinh con gây ảnh hưởng
lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong
của bà mẹ liên quan đến thai sản.
Thực tế cho thấy, các tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao, đồng thời tình trạng tảo
hôn cũng gia tăng. Tảo hôn vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nghèo đói,
thất học và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Đối với giáo dục, tảo hôn đồng nghĩa với việc các em nhỏ trong độ tuổi đi
học sẽ phải nghỉ học, bị mất đi cơ hội được giáo dục. Mất cơ hội được giáo dục
cũng đồng nghĩa với mất đi cơ hội tìm kiếm việc làm để cải thiện cuộc sống. Rõ
ràng, nạn tảo hôn đang đẩy các cộng đồng dân tộc ở những vùng khó khăn ngày
một lún sâu vào vòng luẩn quẩn nghèo đói và bế tắc
Theo kết quả điều tra của Ủy ban dân tộc, tỉ lệ tảo hôn ở Việt Nam vẫn
đang diễn ra ở một số vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là đối tượng học sinh
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có tới 1/3 số người dân tộc trên địa bàn
2


tảo hôn và tảo hôn. Theo kết quả điều tra năm 2015, tỉ lệ tảo hôn của người dân
tộc trên địa bàn là 37.33%, trong đó cao nhất là các dân tộc trên địa bàn sinh
sống ở những cho khó khăn.
Lai Châu là tỉnh vùng cao, nhiều khó khăn, trình độ dân trí có những hạn
chế nhất định, các hủ tục chưa được bài trừ, loại bỏ hoàn toàn, bởi vậy tình trạng
tảo hôn là vấn đề đáng quan tâm. Theo thống kê tỉnh Lai Châu có tỉ lệ tảo hôn
cao nhất cả nước mà tình trạng này đa số là rơi vào đồng bào dân tộc thiểu số,
đặc biệt khu vực biên giới các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn
Hồ. Ở những vùng này, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống nạn tảo
hôn của các cấp, ngành và đoàn thể, các trường học đã ít nhiều được quan tâm,

tuy nhiên công tác phối hợp chưa nhịp nhàng, vẫn còn nhiều bất cập và chưa
thực sự hiệu quả. Trong các huyện ở Lai Châu thì huyện Phong Thổ được coi là
nơi nạn tảo hôn diễn ra phổ biến và phức tạp nhất, đặc biệt là ở các xã xa xôi
như Dào San, Mù Sang, Pa Vây Sử...Tình trạng tảo hôn còn khá phổ biến trên
toàn huyện Phong Thổ (năm 2015 là 38,41%)1; Tỷ lệ giảm sinh bình quân hàng
năm đạt 0,64‰/năm; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm và có nguy cơ tăng
trở lại (Năm 2016 là 48,22%, năm 2017 là 38,8%, năm 2018 là 35% )
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Giáo dục phòng
chống tảo hôn cho học sinh trường THPT Dào San huyện Phong Thổ tỉnh
Lai Châu dựa vào cộng đồng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp
giáo dục phòng chống tình trạng tảo hôn trong học sinh trường THPT Dào San,
dựa vào cộng đồng qua đó góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực tương
lai cho địa phương.

1

3


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục phòng chống tảo hôn cho Học sinh trường THPT Dào
San dựa vào cộng đồng thuộc 8 xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn trên địa bàn
huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh trường THPT Dào
San huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu dựa vào cộng đồng

4. Giả thuyết khoa học
Tỷ lệ học sinh tảo hôn trong trường THPT Dào San tương đối cao; nhận
thức của các em về tảo hôn và các vấn đề liên quan còn nhiều hạn chế. Các lực
lượng trong cộng đồng phối hợp giáo dục và tuyên truyền còn nhiều khó khăn
bất cập. Nếu phân tích rõ cơ sở lý luận và thực trạng tảo hôn ở trường THPT
Dào San thì có thể đề xuất được một số biện pháp giáo dục hữu hiệu để phòng
tránh, tiến tới bài trừ tảo hôn bằng việc nâng cao nhận thức của người dân, phụ
huynh học sinh, học sinh về tác hại của tảo hôn, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Dào San tạo ra những tiền đề
thuận lợi để phát triển đất nước nói chung và xây dựng đời sống văn hóa mới, xây
dựng gia đình mới hiện đại.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận về phối hợp các lực lượng cộng đồng giáo dục phòng
chống tảo hôn học sinh trường THPT Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng phòng
chống tảo hôn học sinh trường THPT Dào San huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống tảo hôn học sinh trường THPT
Dào San dựa vào cộng đồng và tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất.

4


6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích những vấn đề lý luận về tảo hôn và các vấn đề
liên quan đến tảo hôn học sinh THPT; đánh giá thực trạng tảo hôn, nhận thức
của cộng đồng (CBQL, giáo viên trường THPT Dào San, hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên, ban dân số chăm sóc sức khỏe các xã) trong việc phối hợp giáo dục
các vấn đề liên quan đến tảo hôn.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Dào San và các xã, bản
thuộc 8 xã biên giới phía bắc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
6.3 Giới hạn khách thể khảo sát:
- Học sinh trường THPT Dào San: khảo sát 100 em (50 nam và 50 nữ).
- Phụ huynh học sinh, cha mẹ của thanh niên đồng bào dân tộc Mông
đang trong độ tuổi vị thành niên thuộc 8 xã tuyển sinh, cha mẹ của người tảo
hôn: 100 người (50 nam và 50 nữ).
- Các thầy cô giáo của trường THPT Dào San: 10 người (5 nam và 5 nữ).
- Bí thư xã, chủ tịch xã và những cá nhân có uy tín trong cộng đồng người
dân tộc thiểu số tại 8 xã tuyển sinh của trường THPT Dào San: 24 người (17
nam và 7 nữ)
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu ở trong và ngoài nước được phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa ở nhiều góc độ: Tâm lý học;
Giáo dục học; Triết học; Văn hóa ... , trên cơ sở đó hình thành cơ sở lí luận cho đề
tài nghiên cứu.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Quan sát các hoạt động phối hợp các lực lượng cộng đồng phòng
chống tảo hôn cho học sinh Trường THPT Dào San nhằm thu thập những thông
tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
5


7.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục
Xây dựng và sử dụng bảng hỏi bao gồm hệ thống các câu hỏi đóng và mở đối
với học sinh, cán bộ, giáo viên Trường THPT Dào San; cán bộ, công chức, viên
chức các cơ quan đoàn thể trực thuộc các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, 8
xã biên giới phía bắc huyện Phong Thổ về những vấn đề liên quan đến quá trình
phối hợp các lực lượng cộng đồng phòng chống tảo hôn học sinh Trường THPT

Dào San nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
Tiến hành phỏng vấn BHG, giáo viên, học sinh và cựu học sinh đã ra trường mà
các em đã và đang tảo hôn của nhà trường. Tìm hiểu rõ hơn về thực trạng phối
hợp các lực lượng cộng đồng phòng chống tảo hôn, đặc biệt là nguyên nhân, thực
trạng và những giải pháp cần thực hiện
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Tiến hành: Lấy ý kiến các chuyên gia (trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình,
bác sĩ sản nhi, các chuyên gia tổ chức Plan...) về thực trạng cũng như góp ý, tư
vấn về xây dựng đề cương. Lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm
về lĩnh vực tảo hôn, trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá. Lựa chọn
những vấn đề cần tham vấn với những mục đích cụ thể để sử dụng chuyên gia
phù hợp: tính khả thi và cần thiết của các giải pháp dựa vào cộng đồng nhằm
giảm thiểu tỉ lệ tảo hôn tại trường THPT Dào San.
7.2.5 Phương pháp quan sát
Tiến hành: khảo sát thực tế công tác quản lý của các cán bộ, thầy cô giáo về
công tác phòng chống tảo hôn học sinh. Quan sát các hoạt động tuyên truyền,
giáo dục phòng chống nạn tảo hôn trong trường học.
Quan sát đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực
quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực
sự.

6


7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành phát hiện các sự kiện điển hình, các sự kiện này có ảnh hưởng lớn đối
với cuộc sống và hoạt động của học sinh tảo hôn. Gặp gỡ, trao đổi với những
nhân chứng, những người đã và đang tảo hôn để họ mô tả, bày tỏ cảm xúc, đưa
ra nhận định, đánh giá về nguyên nhân và tình trạng hiện tại. Tổng kết kinh

nghiệm qua thực tiễn giáo dục phòng chống tảo hôn ở học sinh trường THPT
Dào San, rút ra bài học.
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê như công thức tính giá trị phần trăm và
công thức tính giá trị trung bình để xử lý, phân tích số liệu thu được về định lượng
và định tính, làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
8. Cầu trúc của đề tài
Đề tài gồm các phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến nghị,
tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung nghiên cứu bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh trường
THPT Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu dựa vào cộng đồng
Chương 2: Thực trạng giáo dục tảo hôn học sinh trường THPT Dào San huyện
Phong Thổ tỉnh Lai Châu và dựa vào cộng đồng
Chương 3: Các biện pháp giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh trường
THPT Dào San huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu dựa vào cộng đồng

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO HỌC
SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÀO SAN HUYỆN
PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Nạn tảo hôn xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có
nền kinh tế kém phát triển, tình hình chính trị bất ổn. Theo báo cáo của Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trên thế giới hiện có hơn 700 triệu phụ nữ kết
hôn trước khi họ bước sang tuổi 18, trong đó có 250 triệu trường hợp kết hôn
trước 15 tuổi. Nam Á và Trung Phi - vùng cận Sahara là hai khu vực có tỷ lệ tảo
hôn cao, trong đó Niger là nước có tỷ lệ cao nhất thế giới, với tỉ lệ lên đến 76%

trẻ em gái.
Ở Việt Nam, kết quả điều tra xã hội và báo cáo thường niên của các cơ
quan chức năng đã cho thấy một bức tranh đa màu sắc về tệ nạn này ở các vùng
miền, địa phương và các cộng đồng khác nhau trên toàn quốc.
Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2015 do
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê phối hợp thực hiện, tỷ lệ tảo hôn chung
trong các DTTS là 26,6%, cao gấp 18 lần so với dân tộc Kinh (1,4%) và gấp 10
lần so với tỷ lệ chung của cả nước (2,5%), có 40/53 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo
hôn trên 20%, tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn như: Ơ Đu 73%, Mông 59,7%, Xinh Mun
56,3%, La Ha 52,7%, Rơ Măm 50%, Brâu 50%, …[25].
Trong rất nhiều các bài báo và công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập
tới vấn nạn tảo hôn. Tại Hội thảo góp ý dự thảo Đề án giảm thiểu tình trạng tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào các dân tộc thiểu số do Ủy ban
Dân tộc tổ chức ngày 6/11/2014 tại Hà Nội thì Lai Châu đang là tỉnh có tỷ lệ tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống cao. Một con số khác được dẫn ra tại Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật (Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp), tỷ lệ tảo hôn của
tỉnh là 18,6%. Con số này một lần nữa được dẫn ra tại Hội thảo Tham vấn xây
8


dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg (ngày 14/4/2015 của Thủ
tướng Chính phủ) do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đại sứ quán Ailen (Hà Nội)
tổ chức ngày 4/6/2015. Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lai
Châu (Sở Y tế) năm 2015 trong 37 xã có 263 cặp đôi tảo hôn, tăng 0,24% so với
năm 2014 và 3 cặp hôn nhân cận huyết thống.. Theo con số của Tổ chức Plan
đưa ra, tại 3 tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Quảng Trị, tỷ lệ kết hôn trẻ em lần lượt
là 8,17%, 19,43% và 5,31% ( có thể thấy tỉ lệ này tại Lai Châu rất cao). Trong
năm 2015, tại xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu), trong số 303 bà mẹ
mang thai có tới 73 trường hợp thai phụ dưới 18 tuổi. Trong số 136 trường hợp

sinh con được ghi nhận, có 49 trường hợp là trẻ dưới 16 tuổi tại tỉnh Lai Châu
[15] Những con số trên cho thấy thực trạng tảo hôn tại Lai Châu trong đó có
huyện Phong Thổ và học sinh dân tộc ít người tại trường THPT Dào San rất
đáng báo động. Đối với vấn nạn tảo hôn các cấp, các ngành địa phương tỉnh Lai
Châu rất quan tâm, chú trọng song vẫn chưa tìm được các biện pháp phù hợp để
giảm thiểu tiến tới loại trừ nạn tảo hôn ra khỏi cộng đồng. Do đó, thực hiện đề
tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục,
phòng chống tảo hôn cho học sinh trường THPT Dào San, huyện Phong Thổ,
tỉnh Lai Châu.
Để hạn chế nạn tảo hôn Đảng và Nhà nước ta đề ra về Luật hôn nhân,
những chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình bằng nhiều kênh truyền
thông khác nhau tuy đã tác động đến nhận thức của mọi người dân, song hiện
tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại và có chiều hướng gia tăng ở nhiều tỉnh, thành
phố. Tình trạng tảo hôn xảy ra tất cả các khu vực trên lãnh thổ nước ta, từ nông
thôn thành thị, miền núi, với các đối tượng khác nhau, song nhiều hơn cả vẫn là
khu vực nông thôn, miền núi, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người, nơi
có trình độ dân trí thấp, còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu, cuộc sống gặp
nhiều khó khăn. Hiện nay, tình trạng này có nhiều diễn biễn phức tạp ở một số
nơi, vì thế việc phòng chống và tiến tới xóa bỏ tảo hôn được Nhà nước và xã hội
quan tâm.
9


Trong độ tuổi 10-17, cứ 10 em trai thì có 1 em có vợ, 5 em gái có 1 em
có chồng. Trong quan niệm nhận thức phong tục của nhiều dân tộc thiểu số, khi
vừa bước sang tuổi 15 - 16 là đã đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Kết hôn sớm khiến
đồng bào người dân tộc thiểu số vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn. Những cô bé,
cậu bé còn đang ở tuổi ăn tuổi lớn, nhẽ ra phải được cắp sách tới trường, giờ đây
lại trở thành những “ông bố, bà mẹ” ở tuổi vị thành niên phải oằn mình với gánh
nặng gia đình. [11]

Vấn nạn tảo hôn ở khu vực Tây Bắc chiếm tỉ lệ cao so với cả nước. Địa
phương điển hình của khu vực này về nạn tảo hôn là tỉnh Lai Châu. Theo Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật (Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp) ngày 14 tháng 4
năm 2015, tỷ lệ tảo hôn của tỉnh Lai Châu là 18,6%. Theo báo cáo của Chi cục
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lai Châu, tính đến tháng 6 năm 2017 toàn
tỉnh có 257 trường hợp tảo hôn trong số 963 trường hợp kết hôn (chiếm tỉ lệ
26,6 %), trong đó tập trung chủ yếu ở một số dân tộc Thái, Mông, Dao... Do
phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện kinh tế hạn chế nên quan niệm của
một số đồng bào các dân tộc trên địa bàn “rất thoáng” về hành vi quan hệ tình
dục trước hôn nhân và tảo hôn. Nhận thức về tảo hôn là một điều khá sáo rỗng
đối với người dân và thanh thiếu niên dân tộc thiểu số ở Lai Châu, nơi nào có
đồng bào người Mông, Dao… sinh sống là nơi ấy còn hiện hữu tập tục “bắt vợ”,
“kéo vợ”, chỉ khác nhau ở mức độ do môi trường giao tiếp
Theo số liệu rà soát 8,097 trẻ em 12-18 tuổi tại 146 thôn, bản ở các tỉnh
Hà Giang, Lai Châu và Quảng Trị, tỷ lệ các trường hợp kết hôn trẻ em ở tỉnh Lai
Châu là cao nhất: 19.43%. Qua khảo sát sơ bộ tại các huyện, trong năm 2015
toàn tỉnh có 300 trường hợp tảo hôn vợ, 241 trường hợp tảo hôn chồng, 272
trường hợp tảo hôn cả vợ cả chồng. Trong đó, tập trung chủ yếu ở một số dân
tộc Thái, Mông, Dao. Tính đến tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh có 257 trường hợp
tảo hôn/ 963 trường hợp kết hôn [15]
Tình trạng tảo hôn trong cộng đồng người DTTS các xã biên giới huyện
Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có những diễn biến khá phức tạp. Theo tìm hiểu của
10


tổ chức Plan Việt Nam tại Phong Thổ, độ tuổi trung bình của các cặp kết hôn
sớm ở một số xã trên địa bàn huyện Phong Thổ là 15,84 tuổi. Theo báo cáo của
Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Phong Thổ năm 2017 có 59
cặp tảo hôn, trong đó có tới 57 cặp cả 2 vợ chồng đều chưa đủ tuổi và có đến
85% trẻ em sau kết hôn đều bỏ học. Trong 3 năm từ 2016 đến 3 tháng đầu năm

2019 tại 8 xã tuyển sinh của trường THPT Dào San có 198 cặp kết hôn thì có tới
92 cặp (156 người) tảo hôn chiếm tỷ lệ 46,5%. Chỉ tính riêng “mùa cưới” đầu
năm 2018, xã Pa Vây Sử đã có tới 5 trường hợp tảo hôn, hầu như các em đều ở
độ tuổi còn đang học trung học cơ sở. Riêng tại nhà trường năm học 2015 -2016
có 40 học sinh tảo hôn, năm học 2016 – 2017 có 13 học sinh tảo hôn, năm học
2017 – 2018 có 12 học sinh tảo hôn, năm học 2018 – 2019 có 8 học sinh tảo hôn
[14]
Không chỉ là những số liệu thống kê về tình trạng tảo hôn, các báo cáo và
kết quả điều tra của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương còn
đưa ra khá nhiều nhận định về nguyên nhân tảo hôn ở các vùng miền, các địa
phương, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó
bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

11


Nguyên nhân khách quan:
Một là, do ảnh hưởng của những phong tục tập quán lạc hậu. Ở nước ta
có những tục lệ, nghi lễ đã ăn sâu vào đời sống cộng đồng và có sức ảnh hưởng
nhất định qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Các quan hệ hôn nhân và gia đình
cũng không nằm ngoài sự chi phối đó, có những nghi lễ cho tới nay vẫn được
duy trì mặc dù lạc hậu và theo kiểu "Phép vua thua lệ làng". Ví dụ, một số đồng
bào dân tộc thiểu số có phong tục tập quán lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng
ý của những người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ theo
kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; hay như tục lệ bắt vợ của người Mông, kéo
vợ của người Dao ở vùng Tây Bắc... Tục bắt vợ đã từng được coi là một nét đẹp
văn hóa, nhưng hiện nay tục bắt vợ đã kéo theo nạn tảo hôn trở nên phổ biến.
Không chỉ vậy, xuất phát từ những khó khăn trong cuộc sống cùng với thói quen
ở vùng núi, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, thêm lao
động cho gia đình. Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà

nào có con trai thì muốn cưới vợ sớm để lo toan cuộc sống. Do tâm lý trên mà
rất nhiều cặp vợ chồng đã lấy nhau khi chưa đủ tuổi mà pháp luật cho phép.
Hai là, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế
thị trường phát triển mạnh mẽ, con người dần biến đổi để thích nghi được với
những điều kiện mới. Họ có quan điểm sống đơn giản hơn, cởi mở, táo bạo hơn
thế hệ trước, mọi người thiết lập các mối quan hệ với nhau một cách dễ dàng
dẫn đến việc chung sống với nhau như vợ chồng giữa nam và nữ (sống thử) trở
nên hết sức bình thường, kể cả ở tầng lớp có học thức (học sinh, sinh viên). Điều
đó đã dẫn đến những trường hợp phải cưới chui khi đôi nam nữ chưa đủ tuổi và
điều kiện kết hôn, dẫn đến tỉ suất sinh con vị thành niên tăng lên.

12


Ba là, do quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các
trường hợp tảo hôn còn chưa phù hợp, không đủ sức răn đe đối ở nước ta hiện
nay. Với đa số những cặp vợ chồng nghèo, họ sẽ không có khả năng nộp phạt, và
trong trường hợp đó, khả năng thực hiện các biện pháp cưỡng chế nộp phạt của
chính quyền địa phương là điều không thể thực hiện được. Do không có hình
thức chế tài nào khác nên các cặp vợ chồng nghèo vẫn tự do kết hôn khi chưa đủ
tuổi mà không lo bị xử phạt. Ngoài ra cũng có không ít cặp tảo hôn sẵn sàng nộp
phạt khi tảo hôn. Họ coi việc nộp phạt là đã tuân thủ pháp luật và sau khi nộp
phạt thì họ đương nhiên được xã công nhận là vợ chồng theo pháp luật.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khách quan khác cũng được kể đến, như
công tác giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn khá hạn chế, mới
chỉ dừng lại ở các thành phố lớn, chưa trú trọng hoặc triển khai ở các vùng nông
thôn, miền núi. Mặt khác, một số gia đình mải làm ăn, không quan tâm đến sự
phát triển tâm lý cũng như thể chất của con em mình, hay một số gia đình bố mẹ
ly hôn, cãi nhau... tạo tâm lý chán chường, bất cần, buông thả ở một bộ phận
thanh niên. Vì vậy, nhiều em đã làm cha, làm mẹ khi đang độ tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân chủ quan:
Một là, do trình độ dân trí thấp và ý thức pháp luật của người dân còn
hạn chế. Tuy Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về phổ cập giáo
dục tiểu học và giáo dục Trung học cơ sở, nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số,
nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải các thách thức lớn về chất
lượng giáo dục và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm dân tộc thiểu
số với dân tộc đa số, giữa nông thôn và thành thị. Tình trạng học sinh bỏ học vẫn
tái diễn, tỉ lệ biết chữ ở nhóm dân tộc thiểu số từ 10 tuổi trở lên ở mức thấp và
có sự chênh lệch lớn so với nhóm dân tộc Kinh (83,8% so với 96,8% năm 2012).
Ở nhóm tuổi 15-24, chỉ có 82,3% phụ nữ dân tộc thiểu số biết đọc biết viết (tỷ lệ
chung là 96,4%), nghĩa là cứ 5 phụ nữ dân tộc thiểu số ở nhóm tuổi 15-24 thì có
1 người không biết đọc biết viết, tỉ lệ này ở vùng núi, vùng dân tộc có điều kiện
kinh tế khó khăn còn tăng lên nhiều lần. Thực tế cho thấy, đối với đồng bào dân
13


tộc thiểu số do trình độ dân trí thấp, nhận thức và ý thức pháp luật còn nhiều hạn
chế đã tác động làm gia tăng tình trạng tảo hôn[19].
Hai là, công tác tuyên truyền còn bất cập, hạn chế và hiệu quả chưa cao.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình đã
được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan
bảo vệ pháp luật quan tâm, triển khai nhưng ở nhiều nơi, nhất là vùng núi, vùng
dân tộc thiểu số hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động loại bỏ hủ
tục lạc hậu chưa đạt kết quả, năng lực của cán bộ tuyên truyền ở một số nơi còn
hạn chế. Từ đó dẫn đến người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn
chưa nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền và
nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Vì
vậy, phần lớn trường hợp tảo hôn đều rơi vào các hộ nghèo, đối tượng vị thành
niên, thanh niên thất học, hiểu biết pháp luật hạn chế và việc tiếp cận với các
phương tiện thông tin đại chúng còn khó khăn.

Ba là, sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp
tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết. Việc loại
bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hôn nói riêng ra
khỏi đời sống xã hội không đạt được hiệu quả cao do sự can thiệp thiếu
mạnh mẽ, thiếu kiên quyết từ phía cơ quan địa phương, thực tế cho thấy, không
chỉ những người dân mà cả gia đình cán bộ xã, phường cũng tiếp tay, thậm chí tảo
hôn còn diễn ra ngay trong gia đình của những người cán bộ này.
Cùng với các số liệu thực trạng và những nhận định về nguyên nhân của
tình trạng tảo hôn, các báo cáo, khảo sát của các cơ quan chức năng cũng đề cập
khá nhiều đến những hệ quả của tệ nạn tạo hôn. Tảo hôn nói chung và tình trạng
tảo hôn của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại 8 xã biên giới phía bắc huyện
Phong Thổ nói riêng gây ra nhiều hệ lụy xấu và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng
cho cả bản thân, gia đình, nòi giống dòng họ và xã hội, là trở ngại ngăn cản việc
xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, giàu mạnh, khó thoát khỏi đói, nghèo, vi

14


phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, vi phạm pháp luật và trái với
đường lối của Đảng.
Hậu quả của tảo hôn học sinh thể hiện qua một số tác hại cụ thể như sau:
Một là, so với phụ nữ sinh con ở độ tuổi trên 20 thì các bà mẹ trẻ em có
nhiều nguy cơ tử vong do những biến chứng thai sản và trong quá trình sinh con.
Con cái của các bà mẹ trẻ con thường bị chết lưu hoặc chết trong những tháng
đầu đời. Những biến chứng thai sản này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
của các bà mẹ trẻ con ở các quốc gia đang phát triển. Do mang thai khi cơ thể
chưa phát triển đầy đủ về thể chất sinh lý, tâm lý nên sẽ sinh ra những đứa con
còi cọc, khả năng chống các bệnh tật rất kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là các
bệnh hiểm nghèo, rất khó chữa, đồng thời người mẹ cũng có thể gặp nguy hiểm
đến tính mạng khi sinh con ở tuổi vị thành niên. Như vậy, gia đình phải chăm lo

sức khỏe cho con nhiều hơn, tốn kém nhiều tiền của hơn và sẽ rất khó thoát khỏi
đói nghèo, dòng dõi ngày càng bị suy thoái.
Hai là, tảo hôn sẽ sinh ra những đứa con kém phát triển trí tuệ, khả năng học
tập kém, không có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, sẽ
không thể phát triển được sản xuất và không thể thoát được đói nghèo.
Ba là, trẻ em gái kết hôn trước tuổi 18 (học sinh THCS, THPT) thường
phải bỏ học và có nhiều nguy cơ bị bạo lực gia đình, bản thân người tảo hôn sẽ
không có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu để trưởng thành, mặt khác chưa
phát triển đầy đủ về cả sinh lý và tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con
phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh, toàn diện, do đó những đứa con đó
lớn lên sẽ rất khó khăn về nhiều mặt như sức khỏe, học hành, tìm việc làm...
Bốn là, xã hội sẽ phải chăm lo nhiều hơn về mặt y tế, điều kiện học hành
đặc biệt là trong thời đại CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế... đòi hỏi mỗi
con người phải có trí tuệ phát triển, có thể hình to cao, có sức khỏe tốt... những
đứa con của những người tảo hôn sẽ không đáp ứng được yêu cầu xây dựng một
xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

15


×