Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN TRƢỜNG THIỆN

QUẢN LÍ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÀ CANG HUYỆN NẬM PỒ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN TRƢỜNG THIỆN

QUẢN LÍ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÀ CANG HUYỆN NẬM PỒ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Cán bộ hƣớng dẫn:


PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan

HÀ NỘI – 2015
i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường Trung học Phổ thông Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp
ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ” đã được thực hiện tại trường Đại học
Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lịng biết ơn các thầy
cơ giáo trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị vốn kiến
thức lý luận về khoa học quản lý, giúp cho em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ
Thị Bích Loan, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như
tạo cho em sự tự tin để hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng chí
cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Chà Cang huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện
Biên đã tạo điều kiện giúp tác giả nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư
liệu cho luận văn. Xin được bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia
đình đã ln động viên, chia sẻ để tơi có thể hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu song luận văn cũng
khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý q báu của
các thầy giáo, cơ giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ

Trần Trƣờng Thiện


i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL

Cán bộ quản lý

CBQLGD

Cán bộ quản lý giáo dục

CB, GV, NV

Cán bộ, giáo viên và nhân viên

CSVC

Cơ sở vật chất

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HĐHN


Hoạt động hướng nghiệp

HN

Hướng nghiệp

HS

Học sinh

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NPT

Nghề phổ thông

PPD

Phương pháp dạy học

TBDH

Thiết bị dạy học


THPT

Trung học phổ thông

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………...…..….i
Danh mục chữ viết tắt……………………………..…………………………….ii
Mục lục…………………………………………………………………….……iii
Danh mục bảng…………………………………………………………………vii
Danh mục biểu đồ………………………………………………….………….viii
Danh mục sơ đồ……………………………………………………..…………viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƢỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................ 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 9
1.2 Một số khái niệm, quan niệm cơ bản ............................................................ 12
1.2.1 Quản lý ....................................................................................................... 12
1.2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 12
1.2.1.2. Các chức năng quản lý ........................................................................... 14
1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường ................................................... 15
1.2.2.1. Quản lý giáo dục .................................................................................... 15
1.2.2.2. Quản lý nhà trường................................................................................. 16
1.2.3 Quản lý giáo dục hướng nghiệp ................................................................. 17

1.2.3.1 Hướng nghiệp .......................................................................................... 17
1.2.3.2 Giáo dục hướng nghiệp ........................................................................... 18
1.2.3.3 Quản lý giáo dục hướng nghiệp .............................................................. 19
1.2.4 Nông thôn mới............................................................................................ 20
1.2.4.1 Nông thôn ................................................................................................ 20
1.2.4.2 Nông thôn mới......................................................................................... 21
1.3. Lý luận về giáo dục hướng nghiệp ............................................................... 22
1.3.1. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ......................... 22
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, tính chất và nội dung của giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh THPT .............................................................................................. 23
1.3.2.1 Chức năng của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT .................. 23
1.3.2.2 Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT .................... 26
1.3.2.3 Nội dung của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ..................... 29
1.3.2.4 Các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh THPT bằng các hình thức: ...................................... 30
iii


1.3.3. Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ................................ 33
1.3.3.1 Quản lý việc tích hợp nội dung hướng nghiệp trong các bộ mơn văn hóa
............................................................................................................................. 33
1.3.3.2. Quản lý việc giáo dục hướng nghiệp qua môn công nghệ ..................... 34
1.3.3.3. Quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông và lao động sản xuất ....... 35
1.3.3.4. Quản lý hoạt động hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa, tham quan
............................................................................................................................. 35
1.4 Xây dựng nông thôn mới, những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh THPT .................................................................................. 36
1.4.1 Định hướng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong q trình xây dựng nơng thơn mới ............................................................. 36
1.4.2 Những yêu cầu về xây dựng nông thôn mới ................................................... 38

1.4.3 Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.................. 39
1.5 . Nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng nông
thôn mới của Hiệu trưởng trường THPT ............................................................ 41
1.5.1 Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp .................................. 41
1.5.2 Quản lý thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp .................................. 42
1.5.2.1 Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp ...................................... 42
1.5.2.2 Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp ............................................ 42
1.5.2.3. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp ............................. 43
1.5.2.4. Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp .............................. 44
1.5.2.5. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác giáo dục
hướng nghiệp ....................................................................................................... 44
1.5.2.6. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ giáo dục hướng nghiệp ....................... 45
1.5.2.7. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp ............................. 45
1.5.4 Quản lý các điều kiện thực hiện giáo dục hướng nghiệp ........................... 46
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu
trưởng trường THPT ........................................................................................... 47
1.6.1 Yếu tố chủ quan.......................................................................................... 47
1.6.1.1 Yếu tố về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý
hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông................................. 47
1.6.1.2 Yếu tố đội ngũ giáo viên hướng nghiệp. ................................................. 48
1.6.2 Yêú tố khách quan ..................................................................................... 48
1.6.2.1 Yếu tố tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp. 48
1.6.2.2 Yếu tố kinh tế thị trường: ........................................................................ 48
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP . 50
iv


CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÀ CANG, HUYỆN
NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NƠNG
THƠN MỚI ........................................................................................................ 50

2.1 Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .......... 50
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 50
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 50
2.1.3 Thực trạng giáo dục phổ thông Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ............... 51
2.2 Giới thiệu về khảo sát.................................................................................... 52
2.2.1 Mục tiêu khảo sát ....................................................................................... 52
2.2.2 Nội dung khảo sát ....................................................................................... 53
2.2.3 Quy mô mẫu khảo sát ................................................................................. 53
2.2.4 Phương pháp khảo sát ................................................................................ 53
2.3 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Chà Cang,
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ........................................................................... 54
2.3.1 Một vài nét về trường THPT Chà Cang huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .. 54
2.3.2. Học sinh..................................................................................................... 56
2.3.3. Cơ sở vật chất ............................................................................................ 59
2.3.4 Chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ........ 60
2.3.5 Phương pháp giáo dục hướng nghiệp......................................................... 68
2.3.6 Đội ngũ giáo viên phụ trách giáo dục hướng nghiệp ................................. 69
2.3.7 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp ............... 69
2.3.8 Cơ chế, chính sách, tài chính đối với cán bộ, giáo viên phụ trách công tác
giáo dục hướng nghiệp ........................................................................................ 69
2.4 Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Chà
Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
............................................................................................................................. 69
2.4.1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, cha mẹ học sinh và
cộng đồng đối với việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu
cầu xây dựng nông thôn mới ............................................................................... 70
2.4.2 Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới ........................................................................ 71
2.4.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ............................................... 73

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƢỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT CHÀ CANG, HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH
ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ....... 79
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................. 79
v


3.1.1 Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp đề xuất..................................... 79
3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ ................................................................................ 79
3.1.3 Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đề xuất ........................................ 80
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ............................................................ 80
3.1.5 Phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong q trình xây dựng
nơng thơn mới của xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên...................... 80
3.1.6 Phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay............... 81
3.2 Các Biện pháp ............................................................................................... 81
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trị, vị trí
của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nơng
thơn mới............................................................................................................... 81
3.2.1.1. Mục đích ................................................................................................. 81
3.2.1.2. Nội dung ................................................................................................. 81
3.2.1.3. Cách thực hiện ........................................................................................ 82
3.2.2 Biện pháp 2: Đổi mới quản lý thiết kế các nội dung, chương trình giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới .. 83
3.2.2.1. Mục đích ................................................................................................. 83
3.2.2.2. Nội dung ................................................................................................. 84
3.2.2.3. Cách thực hiện ........................................................................................ 84
3.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới quản lý các hình thức tổ chức giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới .............. 85
3.2.3.1. Mục đích ................................................................................................. 85
3.2.3.2. Nội dung ................................................................................................. 85

3.2.3.3. Cách thực hiện ........................................................................................ 85
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ............................................... 86
3.2.4.1. Mục đích ................................................................................................. 86
3.2.4.2. Nội dung ................................................................................................. 87
3.2.4.3. Cách thực hiện ........................................................................................ 87
3.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV
làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới ............................................................................................ 88
3.2.5.1. Mục đích ................................................................................................. 88
3.2.5.2. Nội dung ................................................................................................. 88
3.2.5.3. Cách thực hiện ........................................................................................ 88

vi


3.2.6 Biển pháp 6: Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thơn mới
............................................................................................................................. 89
3.2.6.1. Mục đích ................................................................................................. 89
3.2.6.2. Nội dung ................................................................................................. 89
3.2.6.3. Cách thực hiện ........................................................................................ 90
3.2.7 Biện pháp 7: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp đáp ứng u cầu xây dựng nơng thơn
mới ....................................................................................................................... 91
3.2.7.1. Mục đích ................................................................................................. 91
3.2.7.2. Nội dung ................................................................................................. 91
3.2.7.3. Cách thực hiện ........................................................................................ 92
3.2.8 Biện pháp 8: Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp,
cha mẹ học sinh và cộng đồng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh

THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ............................................... 94
3.2.8.1. Mục đích ................................................................................................. 94
3.2.8.2. Nội dung ................................................................................................. 94
3.2.8.3. Cách thực hiện ........................................................................................ 95
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 96
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ............................. 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 104

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê đội ngũ CB, GV, NV năm 2014 ......................................... 54
Bảng 2.2: Thông tin về học sinh năm học 2014-2015 ........................................ 56
Bảng 2.3: Số liệu về học sinh được hưởng chế độ chính sách năm học 20142015 ..................................................................................................................... 57
Bảng 2.4: Kết quả giáo dục học sinh năm học 2013-2014 ................................. 57
Bảng 2. 5: Kết quả giáo dục học sinh năm học 2014-2015 ................................ 58
Bảng 2. 6: Số liệu về cơ sở vật chất .................................................................... 59
Bảng 2.7:Sự hỗ trợ của CBQL và đồng nghiệp khi soạn thảo nội dung giáo dục
hướng nghiệp ....................................................................................................... 72
Bảng 2. 8:Yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh ............. 75

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Kết quả giáo dục năm học 2014-2015 của học sinh huyện Nậm Pồ,
tỉnh Điện Biên ..................................................................................................... 52
Biểu đồ 2. 2: Thống kê kết quả tra hỏi phụ huynh về hướng nghiệp cho con, em
............................................................................................................................. 74

Biểu đồ 2. 3: Mức độ quan tâm của giáo viên về công tác hương nghiệp cho học
sinh ...................................................................................................................... 76

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 1 : Bản chất q trình quản lý ................................................................ 13
Sơ đồ 1.2: Mơ hình quản lý ................................................................................. 14
Sơ đồ 1.3: Các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học ......... 33
Sơ đồ 3.1 : Mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, cơ sở đào tạo và nghề trong xã
hội ........................................................................................................................ 95
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................ 97

ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với cuộc sống hiện đại, nghề nghiệp sẽ quyết định tương lai của mỗi
cá nhân, nó là cơng cụ và phương tiện để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần
của con người. Để thành công trong cuộc đời con người cần lựa chọn cho mình
một nghề phù hợp. Đối với thế hệ trẻ ngày nay việc lựa chọn nghề nghiệp càng
trở nên quan trọng, bởi họ là thế hệ tương lai của một đất nước. Xã hội rất cần
những con người có trình độ chun mơn, nghiệp vụ ổn định.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc lựa chọn cho mình
một ngành nghề phù hợp là việc làm khơng dễ. Trên thực tế có rất nhiều người
thất nghiệp hoặc phải làm những công việc không phù hợp với năng lực, sở
trường của mình và kết quả là họ gặp khó khăn với những yêu cầu đặt ra của
nghề nghiệp, không tạo ra hiệu quả lao động và sự tâm huyết với nghề, đồng
thời gây khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực cho nhà quản lí.
Lựa chọn nghề nghiệp, định hướng tương lai luôn là chủ đề nóng thu hút
sự quan tâm của xã hội. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

được xem là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Vì vậy, trong văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng có ghi “Coi
trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho
thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong cả nước và từng địa phương”.
Ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020" với mục tiêu
chung là "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
1


hướng xã hội chủ nghĩa". "Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu
nhập" là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu
quả kinh tế cao và bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương
châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa
phương. Trong bối cảnh đó, vai trò của giáo dục hướng nghiệp càng trở nên
quan trọng hơn.
Trong những năm qua, mặc dù đã có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu hộ,
cơ cấu nguồn nhân lực và cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn, nhưng vẫn chưa
khắc phục được sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế - xã hội dẫn đến tình
trạng di cư ra thành thị kiếm việc làm. Hiện nay có gần 70% lao động nơng thơn
di cư là thanh niên trẻ dưới 30 tuổi1. Nếu không giáo dục định hướng và có các
giải pháp để hạn chế, sẽ dẫn đến sự chênh lệch ngày càng lớn trong các lĩnh vực
khác như: thu nhập, nghèo đói, đời sống, vấn đề an sinh xã hội, di cư ồ ạt giữa

các vùng (để tìm việc làm) sẽ gây khó khăn cho quản lý xã hội.v.v.
Việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT có vai trị quan trọng, tạo
điều kiện cho những học sinh khơng có đủ khả năng tiếp tục học lên đại học có
thể tiếp tục theo học nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp theo sở thích và
nguyện vọng. Đây cũng là nguồn cung cấp lực lượng lao động để phát triển kinh
tế cộng đồng tại địa phương một cách bền vững, góp phần xây dựng nơng thơn
mới. Mặt khác, giáo dục hướng nghiệp cũng góp phần hạn chế tệ nạn xã hội ở
lứa tuổi vị thành niên, giúp các em có lý tưởng và khát vọng sống, biết nuôi
dưỡng đam mê khi nhận thức đầy đủ những giá trị nghề nghiệp và giá trị bản
thân, từ đó phát huy tiềm năng, có kế hoạch phát triển nghề nghiệp để đi đến
thành công trong sự nghiệp.
Nậm Pồ là một huyện ở khu vực nông thôn, vùng cao nghèo, mới thành
lập năm 2013, các dân tộc nơi đây chủ yếu là Thái, H’Mông, Dao, Kháng,

1

Điều tra nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011

2


Cống...Chính vì vậy việc tiếp cận các thơng tin về nghề nghiệp cũng như tư vấn
nghề nghiệp cho các em học sinh là rất khó khăn. Trường THPT Chà Cang là
trường THPT duy nhất trên địa bàn huyện Nậm Pồ, công tác hướng nghiệp mặc
dù đã được quan tâm và đạt đã được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương, nhất là trong bối
cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. Giáo dục hướng nghiệp chưa được các
trường THPT quan tâm đúng mức hoặc có cũng chỉ dừng ở mức triển khai. Các
hoạt động triển khai còn nghèo nàn ít thơng tin về nghề, giáo viên hướng nghiệp
cịn có hiểu biết chưa đúng đắn về một số ngành nghề, việc định hướng nghề

chưa đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế nhu cầu của xã hội, chưa có các giải
pháp cụ thể trong việc hướng nghiệp cho học sinh đảm bảo phù hợp với năng
lực của học sinh và nhu cầu xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên, nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý
giáo dục hướng nghiệp cịn nhiều bất cập. Vì vậy, nghiên cứu quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện
Biên là một yêu cầu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhằm giúp các
em tự xác định con đường học vấn của mình và đi tới quyết định một cách có ý
thức trong việc lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở
trường, hứng thú cá nhân, đồng thời phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và xây nông thôn mới ở địa phương. Cho đến nay chưa có
đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề này.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học Phổ thông Chà Cang, huyện
Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ” là đề tài
nghiên cứu luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ,
tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
3


3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Chà Cang,
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Chà Cang,
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường THPT Chà Cang chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Nếu đề xuất
được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp khoa học và phù
hợp, thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, sẽ giúp cho các em học
sinh lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú
của cá nhân, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây nông thôn mới ở địa phương.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ,
tỉnh Điện Biên.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện
Biên để thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
- Quy mô mẫu khảo sát: Khảo sát được tiến hành thông qua trả lời phiếu hỏi
và phỏng vấn trực tiếp Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, học sinh với quy mô
mẫu khảo sát 681 đối tượng gồm: 03 cán bộ quản lý, 40 giáo viên, 638 học sinh
trong đó: 165 học sinh lớp 12, 178 học sinh lớp 11 và 295 học sinh lớp 10.
- Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng trường THPT
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

4


- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường
THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu xây dựng nông
thôn mới.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh trường THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu

cầu xây dựng nông thôn mới.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống và khái quát hoá để xây dựng các
khái niệm công cụ và xây dựng các luận cứ lý luận khác có liên quan đến quản
lý giáo dục và quản lý giáo dục hướng nghiệp.
- Nguồn tài liệu được sưu tầm, nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: Lý
thuyết về quản lý; giáo dục hướng nghiệp; Các văn bản pháp quy về quản lý
giáo dục hướng nghiệp.
7.2 Nhóm nghiên cứu thực tiễn
Thu thập và phân tích các hồ sơ quản lý, chỉ đạo chun mơn, các số liệu
thống kê có sẵn. Ngồi ra đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và
thu thập thông tin bằng hỏi: Sử dụng phiếu điều tra gồm một hệ thống các câu
hỏi đề thu thập thông tin của khách thể nghiên cứu. Phiếu điều tra là một kênh
thông tin giúp nhận định ra thực trạng về công tác quản lý giáo dục hướng
nghiệp tại trường THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
7.3 Phương pháp chuyên gia:
Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý về thực trạng quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh THPT, cũng như về những giải pháp đề xuất.
7.4 Phương pháp thống kê:
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả điều tra, khảo sát.

5


8. Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lý luận về quản lý
hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng

nông thôn mới.
- Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện
Biên. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, xác định nguyên nhân làm cơ sở
đề xuất các biện pháp phù hợp.
Giá trị về mặt thực tiễn của luận văn còn được thể hiện qua việc đề xuất 8
biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Chà Cang, tỉnh
Điện Biên đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Các biện pháp này khá cụ
thể và đồng bộ, bước đầu được khẳng định là cấp thiết và khả thi qua kết quả lấy
ý kiến của các chuyên gia.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị và Tài liệu tham khảo, luận
văn có kết cấu gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
THPT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
+ Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu xây dựng
nông thôn mới.
+ Chương 3: Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
THPT Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu xây dựng
nông thôn mới.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu của nhóm tác giả Refvem, Joanna; Plante, Jean C.; Osborne,
W. Larry Đại học North Carolina tại Greensboro về tương tác tư vấn nghề
nghiệp trong Trường Trung học qua việc tích hợp sử dụng của Internet vào
chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp trong trường học. Nghiên cứu cho
thấy các chuyên gia và sinh viên cần trợ giúp trong quá trình thu thập, giải mã,
và sau đó sử dụng thơng tin nghề nghiệp. Bài viết của Sandra C.Taylor, trợ lý
giáo sư tại trường đại học Wisconsin–Green Bay- Hoa Kỳ đã mô tả một 1 giờ
hội thảo được thiết kế để định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ sinh viên ra quyết
định nghề nghiệp2
Chức năng của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) không chỉ là chuyển giao
tri thức của nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn đào tạo nguồn nhân
lực cho đất nước. Nguồn nhân lực ngày nay được hiểu là “nhân cách - sức lao
động’’ hay còn hiểu là con người hội đủ các yếu tố “KASB+3H’’. Có nghĩa là:
tri thức (Knowledge), thái độ (Attitute), kĩ năng (Skill), hành động (Behavior)
cộng thêm với 3H là: thể lực (Hand), tâm lực (Heart), trí lực (Head). Để đạt
được điều đó thì GD&ĐT khơng thể thiếu q trình GDHN.
- Năm 1849 lần đầu tiên quyển sách “ Hướng dẫn chọn nghê” được xuất
bản tại Pháp. Ngày 25-12-1922 Bộ Công nghiệp và Thương nghiệp Cộng hòa
Pháp đã ban hành nghị định về công tác hướng học, hướng nghiệp và thành lập
Sở Hướng nghiệp cho thanh niên dưới 18 tuổi; tới ngày 24-5-1938 công tác
2

Joanna Refvem, Jean C. Plante and W. Larry Osborne (2000); Interactive Career Counseling

in Middle and Secondary Schools [microform] ; Integrating the Use of the Internet into School
Career Development Programs; Califorlia

7



hướng nghiệp đã mang tính pháp lý thơng qua quyết định ban hành chứng chỉ
hướng nghiệp bắt buộc đối với tất cả thanh niên dưới 17 tuổi, trước khi trở thành
người làm việc trong các xí nghiệp thủ cơng, cơng nghệ hoặc thương nghiệp. Từ
năm 1960, Pháp đã tiến hành thành lập hệ thống các trung tâm thông tin hướng
học và hướng nghiệp từ Bộ Giáo dục đến khu, tỉnh, huyện và cụm trường. Năm
1975, nước Pháp đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hóa nền giáo dục.
Cải cách giáo dục ở Pháp chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy lao động và nghề
nghiệp cho học sinh, khắc phục khuynh hướng và quan niệm coi giáo dục lao
động là một hoạt động giáo dục loại hai (tức là đứng sau các môn khoa học).
Nhà trường Pháp hiện nay đã giảm bớt tính hàn lâm trong việc cung cấp các
kiến thức khoa học, tăng tỉ trọng kiến thức có ý nghĩa thực dụng và ý nghĩa
hướng nghiệp để giúp cho học sinh trung học chuẩn bị đi vào đào tạo và cuộc
sống nghề nghiệp.
- Ở Mỹ, vấn đề hướng nghiệp được gọi là chỉ dẫn nghề nghiệp, là một
thành tố quan trọng của nền giáo dục trung học. Học sinh được học chương trình
giáo dục nghề nghiệp từ tiểu học. Chương trình này góp phần thực hiện mối liên
hệ giữa nhà trường và sản xuất đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tham gia
vào tất cả các q trình cơng nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế. Theo quan
điểm của các nhà nghiên cứu thuộc nhóm lý luận về động cơ đại diện là
G.Reynolds, T.shister, A.Roe, A.Maslow thì điều kiện để con người thỏa mãn
một nghề nghiệp là:
+ Tính độc lập và tính chất của sự chỉ dẫn.
+ Mối quan hệ qua lại tốt với đồng sự, địa vị xã hội.
+ Sự công bằng (cơng nhận chất lượng cơng việc, trả lương chính đáng)
+ Hứng thú đối với công việc, khả năng áp dụng những kỹ năng của mình,
sự đa dạng của cơng việc.
+ Các điều kiện khách quan của lao động, tính chất của công việc, điều
kiện lao động, công cụ lao động.

+ Độ lớn của tiền lương
8


+ Sự đảm bảo về cơng việc (tính thường xun của công việc, không bị
mất việc
+ Phần lớn là các ban kỹ thuật công nghiệp, đào tạo kỹ thuật viên và tú tài
kỹ thuật viên.
- Ở Liên Xô (cũ), công tác hướng nghiệp được các lãnh tụ và nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm.
- Karl Marx đã khẳng định việc chọn nghề là một việc rất quan trọng
trong cuộc sống con người. Do vậy, việc chọn nghề cần suy nghĩ kỹ và là trách
nhiệm của thanh niên trước khi bước vào đời. “Nếu ta chọn nghề trong đó ta có
thể làm được việc nhiều hơn cho nhân loại thì ta sẽ khơng cịng lưng dưới gánh
nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh cho mọi người, khi đó ta tìm thấy một niềm
vui khơng phải là tội nghiệp, thiển cận, ích kỷ, mà hạnh phúc của chúng ta sẽ
thuộc về hàng triệu người, những việc làm chúng ta sẽ sống một cuộc sống âm
thầm nhưng mãi có hiệu quả và trên thi hài của chúng ta sẽ giữ những giọt nước
mắt nóng bỏng của những con người cao q”.
- Ở Nhật Bản, đã từ lâu giáo dục Nhật Bản chú ý đến vấn đề hồn thiện nội
dung, hình thức dạy học kĩ thuật nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng lao
động nghề nghiệp và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thơng. Chính vì
vậy, ở Nhật Bản trong những năm qua, nhiều cuộc cải cách giáo dục đã được
tiến hành với mục đích đảm bảo cho giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế cụ thể của đất nước. Trong đó có nhiều biện pháp đã được áp dụng
để nâng cao trình độ đào tạo về hướng nghiệp và khoa học tự nhiên trong các
trường phổ thông.
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, ở Việt Nam, lí luận và thực tiễn hướng
nghiệp được bắt đầu phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở lí luận và kinh nghiệm

thực tiễn hướng nghiệp của Liên Xô (cũ). Thời kì đầu, quan niệm hướng nghiệp
đi đơi với giáo dục lao động, để định hướng nghề nghiệp cho HS trước hết cần
giáo dục cho HS thái độ sẵn sàng bước vào các hoạt động nghề nghiệp.
9


Đến đầu những năm 80, khi xuất hiện nhu cầu đẩy mạnh giáo dục lao
động, KTTH - HN nhằm chuẩn bị kĩ năng cho HS đi vào cuộc sống thì hướng
nghiệp mới thực sự được nhà nước chú trọng đến [31]. Trong thời gian này có
các bài viết của các tác giả Phạm Tất Dong, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thị Bình,
Đồn Chi, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Minh Đường, đã đề cập đến trách nhiệm
của nhà trường trong việc định hướng nghề cho HS, biện pháp hướng nghiệp
cho HS và xây dựng một số cơ sở lí luận nền tảng về hướng nghiệp [1], [11],
[14], [15], [34].
Các tác giả Phạm Huy Thụ, Tô Bá Trọng, Lê Đức Phúc, Nguyễn Văn Lê
[8], [22], [27] đã đi sâu nghiên cứu việc tiến hành công tác hướng nghiệp trong
các trường phổ thông theo Thông tư 31-TT ngày 17/11/1982 của Bộ GDĐT về
Hướng dẫn thực hiện Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ về
cơng tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý HS tốt nghiệp
THCS, THPT ra trường. Các công trình nghiên cứu đề cập đến các hình thức
GDHN, dạy nghề trong trường phổ thông và TT KTTH-HN, bao gồm: tổ chức
lao động sản xuất cho HS phổ thông; tư vấn nghề nghiệp cho HS; các phương
thức giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp.
Năm 1985 – 1987: Các tác giả Nguyễn Trọng Bảo, Đoàn Chi, Cù Nguyên
Hanh, Hà Thế Ngữ, Tô Bá Trọng, Trần Đức Xước, Nguyễn Thế Quảng, Nguyễn
Phúc Chỉnh đi sâu nghiên cứu việc tiến hành công tác GDHN trong các trường
phổ thông và đề cập đến các hình thức GDHN, dạy nghề trong trường phổ thơng
và trung tâm KTTH-HN như tổ chức lao động sản xuất cho HS; tư vấn nghề
nghiệp cho HS [8], [9].
Từ năm 1996-2005: Hà Thế Truyền đã đề cập các giải pháp nâng cao chất

lượng giáo dục kĩ thuật và hướng nghiệp ở trường phổ thông [22], [29].
Từ năm 2003- 2010, khái quát các kinh nghiệm hướng nghiệp của một số
nước trên trên giới, có những đánh giá về cơng tác hướng nghiệp cho HS ở
trường phổ thông và đã đưa ra những giải pháp về công tác GDHN ở Việt Nam
giai đoạn 2005-2010 có các tác giả Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như
10


Ất, Lưu Đình Mạc, Phạm Huy Thụ, và sau này có Nguyễn Văn Lê, Hà Thế
Truyền [17], [18], [22]
Các luận án của các tác giả Nguyễn Thị Nhung (2009): “Biện pháp tổ
chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông miền
núi Tây Bắc” [25] ; Bùi Việt Phú (2009): “Tổ chức GDHN cho HS trung học
phổ thơng theo tinh thần xã hội hóa” [28].
Nhìn chung, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận
chung về hướng nghiệp, đồng thời, làm nổi bật vai trò quan trọng của hoạt động
GDHN đối với việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Việt Nam trong
giai đoạn 2001 - 2010. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích cụ thể vai trò
của quản lý nhà nước, vai trò của giáo dục nói chung và hướng nghiệp nói riêng
trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tỷ trọng thích hợp giữa
cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ trong chiến lược phát triển KT - XH của
đất nước, để từ đó có cơ sở chỉ đạo xây dựng nội dung GDHN phù hợp, làm cho
con người có khả năng thích ứng với yêu cầu của thị trường và làm chủ công
nghệ mới, khoa học - kỹ thuật hiện đại.
Với các cơ quan của chính phủ và cơ quan quản lý giáo dục nhận thức
được tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp, ngày 19/03/1981 Hội Đồng
Chính Phủ đã ban hành quyết định 126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong
nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở
và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”. Quyết định nêu rõ vai trị, vị trí,
nhiệm vụ của cơng tác hướng nghiệp và phân cơng cụ thể chính quyền các cấp,

các ngành kinh tế, văn hóa từ trung ương đến cơ sở có nhiệm vụ trực tiếp giúp
đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lý và tiếp tục bồi
dưỡng học sinh phổ thông sau khi ra trường. Ngày 17/11/1981 Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số: 31-TT hướng dẫn thực hiện Quyết
định 126/CP của Hội đồng Chính phủ. Thơng tư nêu rõ vị trí, nhiệm vụ và hình
thức tiến hành hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đồng

11


thời cũng phân công trách nhiệm cho từng thành viên đang công tác tại trường
phổ thông và các cấp quản lý để làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
đã nhấn mạnh: “ Tăng cường giáo dục kĩ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở
bậc học phổ thông”. Vấn đề này cũng được khẳng định tại điều 24, Luật giáo
dục: “ Nội dung giáo dục phổ thơng phải đảm bảo u cầu về tính phổ thơng,
tồn diện, cơ bản và hướng nghiệp ”. Tiếp theo là chỉ thị 33/2003 ngày
23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT (giáo dục & đào tạo) về việc đẩy mạnh
công tác sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.
Để thực hiện được nhiệm vụ mục tiêu giáo dục đào tạo, ngành GD & ĐT nói
chung và các trung tâm KTTH – HN (kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp) nói
riêng cần làm tốt công tác “ Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thơng”, tạo điều
kiện cho các em có thể chọn được một nghề phù hợp theo ý muốn, năng lực của
mình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
Luật giáo dục năm 2005 cũng nhấn mạnh chương trình giáo dục nghề
nghiệp được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc hình thức tích luỹ tín chỉ… và
được cụ thể hố thành giáo trình, tài liệu giảng dạy. Chương trình giáo dục nghề
nghiệp phải liên thơng với các chương trình giáo dục khác.
Qua đó có thể nhận thấy vấn đề giáo dục hướng nghiệp không những đã
được các cấp quản lý, các nhà khoa học mà đã được cả xã hội quan tâm. Ngày

nay với đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì giáo dục hướng nghiệp
càng phải được chú trọng góp đào tạo nguồn nhân lực thực sự có chất lượng đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các cơng trình nghiên cứu
chủ yếu tập trung quan tâm tới việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục
hướng nghiệp, các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp …nhằm nâng cao
chất lượng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
1.2 Một số khái niệm, quan niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm
12


Khái niệm “quản lý” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên
cơ sở những cách tiếp cận khác nhau.
Có thể tiếp cận khái niệm về “quản lý” theo các nhà nghiên cứu sau:
- Theo H.Fayol (1841-1925), kỹ sư người Pháp - Ơng quan niệm: “Quản lý
hành chính là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” [11] và
được thể hiện trên 14 nguyên tắc quản lý của ơng. Trong học thuyết quản lý của
mình H. Fayol đưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý là:
Dự báo và lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ huy - Phối hợp - Kiểm tra và sau
này được kết hợp thành 4 chức năng: Lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm
tra.
- Theo F.W.Tay lor (nhà quản lý người Mỹ 1856 - 1915). Ông cho rằng
“Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng
phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”.[11]
- Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ trong “Những vấn đề cốt yếu trong
quản lý”: Quản lý là một quá trình định hướng, q trình có mục tiêu quản lý
một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang : “Quản lý là sự tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể

quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến.” [29,tr.14]
Với những khái niệm trên ta thấy về bản chất q trình quản lý có thể được
biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau:

Lập kế

Tổ chức

hoạch
Kiểm tra

Lãnh đạo

Sơ đồ 1 1 : Bản chất quá trình quản lý
13


Như vậy, đối với mỗi hệ thống hoạt động, quản lý có thể chia ra 4 nội dung
lớn: Lập kế hoạch - Tổ chức - Lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch - Kiểm tra,
đánh giá các hoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
Vậy: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Với khái niệm trên quản lý bao gồm các điều kiện:
- Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động, và một đối
tượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác
động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
- Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là
căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.
- Chủ thể có thể là một người, nhiều người, một thiết bị. Còn đối tượng có
thể là con người (một hoặc nhiều người) hoặc giới vơ sinh (máy móc, thiết bị,

đất đai, thơng tin, hầm mỏ…) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).
Chủ thể

Đối tượng

Mục tiêu

quản lý

bị quản lý

quản lý

Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý
1.2.1.2. Các chức năng quản lý
Bất cứ một tổ chức nào, cho dù cơ cấu và quy mô hoạt động ra sao đều phải
có sự quản lý và có người quản lý thì mới đạt được mục đích tồn tại và phát triển
của tổ chức đó. Vậy hoạt động quản lý là gì?
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Đó là tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản
lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục đích của tổ chức.[11] Nói cách khác hoạt động quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế
hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Người quản lý là nhân vật có
trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của
14


×