Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp xây dựng vườn rau sạch cho bé tại trường mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 21 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh.
Tên đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng vườn rau sạch cho bé
tại trường mẫu giáo Anh Đào, thôn Xuân Phú, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non. Một số biện pháp xây
dựng vườn rau sạch cho bé tại trường mẫu giáo Anh Đào.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến được áp dụng lần đầu.
Bắt đầu áp dụng từ tháng 6/2019 đến tháng 2/2020. Trong năm học 2019-2020.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền
đề, là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển mọi mặt của đứa trẻ sau này. Lứa tuổi
nhà trẻ, mẫu giáo là quá nhỏ nên gần như phải dựa hoàn toàn vào sự giúp đỡ, phục
vụ của các cô giáo, cha mẹ, người thân.
Bên cạnh vai trò quan trọng của các cô giáo, cha mẹ, người thân, đặc biệt là
người giáo viên, người trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc thì nguồn thực phẩm sạch, an
toàn là vô cùng cần thiết cho trẻ và đây cũng là vấn đề được nhà trường chúng tôi
đưa lên hàng đầu. Trên thực tế thị trường rau, củ, quả hiện nay quá đa dạng, phức
tạp và không đảm bảo an toàn vì lợi ích cá nhân người gieo trồng và thương lái đã
sử dụng quá nhiều lượng thuốc tăng trưởng, trừ sâu, bảo quản…
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc
sống sung túc hơn, đầy đủ hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì
vậy mà vấn đề thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, đặc biệt là các loại rau luôn
được toàn xã hội quan tâm, chất lượng các loại rau nó liên quan đến cả quá trình từ
khâu gieo trồng đến khâu tiêu dùng, công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là
công việc của toàn dân. Đối với ngành giáo dục nói chung và cấp học mầm non nói


riêng thì việc đảm bảo nguồn rau sạch ở trường là vô cùng quan trọng, bởi nó rất
1


quan trọng với trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ, giúp trẻ
phát triển toàn diện, đó chính là mục tiêu của giáo dục mầm non. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra là rau sạch tìm ở đâu? Sản xuất rau sạch như thế nào thì mới có thế đáp ứng
đủ nhu cầu cho trẻ ở trường? Theo suy nghĩ của bản thân tôi thì muốn có rau sạch
chúng ta cần phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể
và các bậc phụ huynh, cùng tăng gia cải thiện đời sống cho trẻ bằng cách trồng
vườn rau sạch tại trường, tại nhà để cung cấp nguồn rau đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đồng thời bên cạnh việc cung cấp nguồn rau sạch an toàn cho trẻ, trường chúng tôi
đã phát huy được hiệu quả của mô hình, giúp trẻ có không gian vui chơi, hoạt động
ngoài trời, là nơi cho trẻ được trải nghiệm trong môi trường lành mạnh để trẻ làm
quen với với hoạt động trồng trọt, qua đó phân biệt được các loại rau, củ quả, biết
chăm sóc và thu hoạch cây trồng, đồng thời nhận thức được lợi ích của việc trồng
rau sạch. Đề tài “Một số biện pháp xây dựng vườn rau sạch cho bé tại trường
Mẫu giáo Anh Đào, thôn Xuân Phú, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh” là đề tài
được nhà trường cũng như các bậc cha mẹ trẻ luôn quan tâm và ủng hộ, vì nó thiết
thực đối với nhu cầu thực tế của nhà trường cũng như đem lại những kết quả tốt
đẹp cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tại lớp, trường. Và đó là lí do tôi chọn
đề tài trên.
- Trong năm học 2019– 2020 tôi được nhà trường phân công phụ trách công
tác bán trú. Tổng số trẻ toàn trường là 190 trẻ. Trong đó trẻ ở lại bán trú là 190 trẻ,
đạt tỷ lệ 100%.
*Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Phú Ninh.
+ Sự quan tâm giúp đỡ của quý bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ
+ Sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường, cùng với sự,

đoàn kết, không ngại khó, ngại khổ của cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGVNV)
trường mẫu giáo Anh Đào đã phát huy hết khả năng để đạt được mục đích giáo
dục.
+ Trẻ ở lại bán trú đạt 100%.
* Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì một số vấn đề khó khăn như sau:
+ Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài.
+ Đất đai khô cằn, không được phì nhiêu.
+ Nguồn nước thiếu hụt.
2


+ Đa số CBGVNV trong nhà trường đều không có kinh nghiệm và kiến thức
nhiều về việc trồng và chăm sóc vườn rau
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
Thực phẩm an toàn nói chung, rau sạch nói riêng là thực phẩm không gây
hại đến sức khỏe, tính mạng con người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bao
gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam; ảnh hưởng
tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt với lứa tuổi trẻ mẫu giáo, nó
ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cả về thể chất và tinh thần như:
Về thể chất: Đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, có thể học hỏi được
rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng tăng lên, cơ thể phát triển về cân nặng và
chiều cao, nên việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ cần được lưu ý cẩn thận.
Về tâm lý: Đây là giai đoạn trẻ có những chuyển biến quan trọng, giai đoạn
này các em bắt đầu xâm nhập vào cuộc sống xã hội dưới nhiều hình thức khác
nhau phát sinh những nhận thức và hành động có thể ảnh hưởng đến hành vi dinh
dưỡng. Và một chế độ ăn uống khoa học không thể thiếu rau xanh. Rau xanh- sạch
là nguồn cung cấp các vitamin, giúp hấp thu các dưỡng chất khác, rau xanh- sạch
và hoa quả tươi sạch có khả năng ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim
mạch… vì thế nguồn rau xanh được BGH chọn lựa nhà cung cấp và ký kết hợp

đồng rõ ràng.
Hiểu được vấn đề này nên trong năm học vừa qua tôi đã đúc kết và tìm ra
“Một số biện pháp xây dựng vườn rau sạch cho bé tại trường Mẫu giáo Anh Đào,
thôn Xuân Phú, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh. Với sáng kiến này tôi mong muốn
trường có thể cung cấp cho trẻ một nguồn rau sạch để đảm bảo cho bữa ăn của trẻ
ở trường bán trú và để đạt được kết quả nêu trên, tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch.
- Biện pháp 2: Tham quan, sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm.
- Biện pháp 3: Công tác tuyên truyền.
- Biện pháp 4: Chọn khu vực và các loại giống rau phù hợp với tình hình
thực tế.
- Biện pháp 5: Chỉ đạo cho giáo viên lồng ghép nội dung chăm sóc vườn rau
vào chương trình giáo dục hằng ngày cho trẻ.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
* Đối với bản thân:
3


Bản thân luôn thường xuyên nghiên cứu, sưu tầm, học hỏi những mô hình
trồng rau có hiệu quả của những đơn vị trên địa bàn hay những đơn vị có điều kiện
phù hợp với khả năng và tình hình thực tế của trường.
Tôi luôn tôn trọng, chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, của mọi
người.
Tạo niềm tin trong phụ huynh. Giúp phụ huynh nhìn thấy được sự khác biệt
theo hướng tích cực trong bữa ăn của trẻ trước và sau khi áp dụng sáng kiến
* Cơ sở vật chất:
Thường xuyên sưu tầm, kêu gọi sự đóng góp đất, phân bón, giống cây
trồng… từ địa phương cũng như phụ huynh.
Tham mưu nhà trường mua sắm, hỗ trợ các vật dụng cần thiết cho công tác
xây dựng vườn rau

Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, kêu gọi sự giúp đỡ khi nhà trường cần.
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch:
Trường chúng tôi có không gian, diện tích sân vườn không mấy rộng rãi, vị
trí thì không thuận lợi, đặc biệt là khu vực sân bên cơ sở chính do trường tiểu học
Kim Đồng mới bàn giao qua, mặt bằng bấp bênh, sỏi đá gập ghềnh nên ngay từ
đầu năm học tôi đã phải xây dựng kế hoạch thật chi tiết, cụ thể, ví dụ như: Phát
động mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường lao động công ích mỗi
tuần từ 1 đến 2 giờ để chăm sóc vườn rau, tuyên truyền vận động phụ huynh ủng
hộ những loại giống hoặc phân hữu cơ, đoàn thanh niên và công đoàn trường kêu
gọi ủng hộ công lao động từ các chi đoàn thôn và công đoàn có trên địa phương,
phân công chia cho mỗi lớp 1 khu vực chịu trách nhiệm chăm sóc vườn rau của lớp
mình, đối với nhân viên thì thường xuyên chăm sóc, thu hoạch và gieo trồng để
đảm bảo nguồn rau không bị đứt đoạn… sau đó trình kế hoạch cho chi bộ và nhà
trường xem xét, và được chi bộ, nhà trường đồng ý và thống nhất tôi đã mạnh dạn
đưa ra cho tập thể CBGVNV thảo luận trong cuộc họp hội đồng đầu năm học đầu
tiên để xin ý kiến của tập thể CBGVNV trong nhà trường.
Ban đầu khi tôi đưa ra ý tưởng này thì một số CBGVNV cũng e dè vì khu
vực vườn rau bên khu chính không mấy thuận lợi như tôi đã trình bày ở trên,
nhưng tôi đã cố gắng phân tích, đưa ra nhiều giải pháp thuyết phục để tập thể nhà
trường có thể yên tâm bắt tay vào công việc theo kế hoạch bản thân tôi đã đề ra
- Biện pháp 2: Tham quan, sưu tầm học hỏi kinh nghiệm
4


Sau khi sưu tầm, nghiên cứu những đơn vị xây dựng mô hình trồng rau sạch
thành công trên địa bàn huyện, bản thân tôi cùng một số chị em trong nhà trường
đã mạnh dạn lên tham quan học hỏi mô hình trồng rau ở một số trường như trường
mẫu giáo Tây Hồ, trường mẫu giáo Hướng Dương… trên địa bàn huyện Phú Ninh

và một số mô hình trên mạng internet
Sau khi tham quan thực tế về vị trí, thời tiết, sản phẩm thu được của các
trường thì tôi đã gặp và trao đổi trực tiếp với Ban Giám Hiệu các trường trên về kế
hoạch và các biện pháp mà các trường đã thực hiện và thành công.
Học hỏi về cách chọn giống rau, cách chọn phân bón, cách chăm sóc, kỹ
thuật trồng rau…
- Biện pháp 3: Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền với phụ huynh và các ban ngành đoàn thể tại địa phương về
tầm quan trọng của nguồn rau sạch đối với bữa ăn, đối với sức khỏe của các em và
làm thế nào để có được vườn rau sạch cho trẻ. Việc tuyên truyền, phối hợp được
thực hiện hết sức nhịp nhàng với bố mẹ trẻ, với các ban ngành đoàn thể tại địa
phương. Sau đây là một số hình thức mà tôi đã tuyên truyền và đã đem lại nhiều
thành công trong việc trồng rau sạch tại trường mẫu giáo Anh Đào trong thời gian qua.
a) Tuyên truyền với chính quyền địa phương xã Tam Thái và các ban
ngành đoàn thể trong nhà trường (cụ thể như chi bộ, đoàn thanh niên, công
đoàn trường mẫu giáo Anh Đào)
- Để đảm bảo kịp cho các em có nguồn rau sạch khi các em bước vào
trường, ngay từ những ngày hè đầu tháng 6, tại các cuộc họp giao ban bí thư chi
đoàn thanh niên xã, tôi đã gởi các nội dung tuyên truyền về vườn rau sạch cho
đồng chí bí thư đoàn xã Tam Thái và các đồng chí bí thư chi đoàn thôn nhằm kêu
gọi sự giúp đỡ của lực lượng đoàn thanh niên trong những việc cơ bản như làm
mặt bằng, làm tơi đất…
- Tranh thủ thời gian nghỉ hè của các đồng chí đảng viên, đoàn viên công
đoàn, chi đoàn trường kêu gọi sự đồng lòng của chị em đồng nghiệp cùng chung
tay giúp đỡ, việc này vừa mang ý nghĩa thiết thực vừa tạo được công trình cho chi
bộ, công đoàn cũng như đoàn thanh niên trường.
b) Tuyên truyền vận động phụ huynh:
Để có được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh tham gia trồng rau sạch cho
các em thì theo tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải tuyên truyền cho họ biết
được một chế độ ăn uống khoa học không thể thiếu rau xanh. Rau xanh- sạch là

nguồn cung cấp các vitamin, giúp hấp thu các dưỡng chất khác, rau xanh- sạch và
5


hoa quả tươi sạch có khả năng ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim
mạch…tầm quan trọng của rau sạch trong đời sống của trẻ. Với nội dung tuyên
truyền vận động phụ huynh thì tôi có 2 nội dung tuyên truyền cụ thể như sau:
- Tuyên truyền trực tiếp:
Để tiện nhất cho việc tuyên truyền và kịp thời gian có vườn rau cho trẻ sau
khi trẻ nhập học thì từ những ngày tuyển sinh, những ngày đầu tháng 7, thời điểm
nhận hồ sơ tuyển sinh, chúng tôi đã cùng với ban tuyển sinh trực tiếp gặp phụ
huynh để tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp ngày công lao động hay xin
ý kiến chỉ đạo của nhà trường chỉ đạo cho giáo viên lồng ghép nội dung tuyên
truyền vào các buổi họp đầu năm, các buổi sinh hoạt, hội nghị hoặc có thể vào giờ
đón trả trẻ để phụ huynh hiểu được ý nghĩa thiết thực và cần thiết phải xây dựng
vườn rau cho trẻ.
- Tuyên truyền bằng văn bản hoặc thông qua góc tuyên truyền:
Đây là hình thức tuyên truyền cũng hết sức quan trọng, bởi không phải
những buổi hội họp, sinh hoạt hay tọa đàm nào phụ huynh cũng tham gia đầy đủ,
và không phải khi nào chúng ta tuyền truyền phụ huynh cũng ghi nhớ, hiểu và
hưởng ứng thực hiện theo. Để thấm nhuần vấn đề này bản thân tôi đã tìm hiểu thật
nhiều kiến thức chính xác và bổ ích làm ra thành văn bản để có thể gởi trực tiếp
cho phụ huynh về tham khảo hoặc có thể giao cho các lớp dán trực tiếp ở góc
tuyên truyền mỗi lớp. Từ những tài liệu này giúp phụ huynh biết được tầm quan
trọng của rau đối với sự hình thành và phát triển thể chất trẻ. Cho họ biết đối với
độ tuổi trẻ mầm non không nên chỉ cho cháu ăn nhiều thịt, cá… mà phải cân bằng
các loại thực phẩm bổ sung rau xanh như thế cháu sẽ hấp thu tốt các chất dinh
dưỡng. Sự phát triển của cơ thể trẻ sẽ cân đối đáp ứng yêu cầu về cân nặng và
chiều cao của viện dinh dưỡng quốc gia.
Góc tuyên truyền thì trường tôi có đủ 100% cho các lớp, vị trí góc tuyên

truyền luôn đặt ở nơi mà tất cả phụ huynh đều có thể đọc được mỗi khi đưa đón
các em đến lớp, nội dung góc tuyền truyền luôn chính xác, trang trí hài hòa, sinh
động, thu hút sự chú ý của mọi người.
Tuyên truyền cho phụ huynh thấy những kiến thức bổ ích, những hình ảnh
của trường chúng ta và các trường trên địa bàn huyện Phú Ninh mình đã làm được
và đem lại hiệu quả rất cao cho các cháu trong những năm qua, từ đó phụ huynh
mới thật sự tin tưởng và có động lực để làm theo. Chứ nếu chúng ta chỉ nói suông.
Để duy trì được sự quan tâm theo dõi của các bậc phụ huynh thì tôi luôn sưu
tầm hoặc chỉ đạo giáo viên phải đa dạng hóa các hình ảnh tuyên truyền làm nổi bật
6


nội dung và những kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học, cách phòng chống suy dinh
dưỡng, béo phì bổ sung chất xơ từ rau xanh giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt để hấp
thu các chất dinh dưỡng khác như Protêin, Lipit, Gluxit.

Hình ảnh: Phụ huynh và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, của địa phương
cùng tham gia xây dựng vườn rau cho trẻ
- Biện pháp 4: Chọn khu vực và các loại giống rau phù hợp với tình
hình thực tế:
Đây là nội dung vô cùng quan trọng, bởi nếu chọn khu vực trồng rau không
đúng thì sẽ làm mất đi tính khoa học, mất đi mĩ quan của ngôi trường, nếu vị trí
không thuận lợi thì sẽ không thể là nơi cho các em trải nghiệm, thực hành, nếu
chọn giống rau phù hợp với điều kiện thời tiết và loại đất của chúng ta thì hiệu quả
đem lại cũng sẽ không cao.
Và việc cải tạo đất trồng rau của trường chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó
khăn bởi khu đất mới bàn giao cứng, bạc màu, không có độ tơi xốp, sỏi đá, rễ cây
nhiều, nhà trường phải thuê máy ủi múc, san bằng, cùng với tất cả CBGVNV, các
anh rể của giáo viên, nhân viên, quý bậc phụ huynh góp công sức vào các ngày thứ
7 để làm nên một mặt bằng trồng rau cho các em.

Trường chúng tôi diện tích đất cũng không rộng rãi và thoáng cho lắm
nhưng lại chia làm 2 khu, mỗi khu chia ra nhiều ô, nhiều luống, mỗi luống trồng
một loại rau để khi thu hoạch luống rau này, trường sẽ trồng ngay vào luống đó,
luân phiên nhau để nguồn rau sạch cung cấp cho các em không bị gián đoạn
7


Xung quanh các khu vực trồng rau có rất nhiều cây to nên dễ bị rập bóng,
nếu chọn không khéo rau sẽ không phát triển. Vì thế mà tôi cùng các chị em trong
trường đã tham khảo các trường có điều kiện giống mình và lên mạng tìm hiểu môi
trường sống của các loại rau, quả cho phù hợp. Cuối cùng trường chúng tôi quyết
định trồng xen canh các loại rau quả vừa tiết kiệm diện tích vừa phù hợp cho các
loại rau bổ sung dinh dưỡng lẫn nhau cùng phát triển. Sau đây là kinh nghiệm chọn
không gian trồng rau của trường chúng tôi trong thời gian qua, mời các bạn cùng
tham khảo.
Sau khi tìm hiểu về đặc điểm các loại rau thì tôi thấy đối với các loại rau
muống, các loại rau cải, mồng tơi, rau dền chúng ta chọn khoảng đất trống to,
thoáng, đủ ánh nắng, không rập bóng cây để rau không bị ỏng và không bị dập nát
vào mùa mưa. Và khoảng đất trồng rau của trường chúng tôi hơi chật hẹp nên
trường chúng tôi đã tận dụng diện tích tối đa có thể. Với những loại rau như Mã đề,
xà lách nhật, rau má, rau sâm, rau diếp cá, đậu bắp là những loại rau ưa bóng mát
nên trường tôi trồng xen canh các loại rau này dưới những giàn bầu, bí, mướp…,
tận dụng không gian sát bờ tường để trồng rau vào ki nhựa và đưa lên khung sắt để
không ảnh hưởng không gian bên dưới, những khoảng sân bê tông thì tận dụng
những lốp xe đã hỏng, gieo những loại rau mầm hoặc gieo cây giống con vào đó,
chờ sau khi thu hoạch các loại rau thì chúng ta sẽ có ngay giống cây con để cấy
vào những luống rau đã thu hoạch điều này vừa tận dụng không gian vừa có thể đa
dạng nguồn rau xanh sạch cho trẻ, vừa không làm cho nguồn rau cung cấp cho các
cháu bị gián đoạn.


8


* Một số hình ảnh vườn rau của bé:

9


10


11


12


Bên cạnh việc lựa chọn không gian sao cho vừa phù hợp vừa mang lại hiệu
quả thì việc chọn loại rau cho phù hợp với thời tiết vùng miền cũng không kém
phần quan trọng. Ví dụ như đối với các loại rau như bắp cải, cà chua, dưa leo, rau
giền… là những loại rau chỉ ưa thời tiết mát mẽ và có nước thường xuyên, thu
hoạch sau 45 đến 60 ngày nên trường chúng tôi thường gieo trồng nó vào thời
điểm khoản tháng 10, 11 thì đến tháng 1 hoặc 2 sẽ thu hoạch, nếu bắp cải mà gieo
vào thời tiết trễ hơn thì ra tết thời tiết sẽ nắng nóng, cà chua sẽ bị quăn ngọn, bắp
cải sẽ không cuốn bắp, rau giền sẽ bị nấm…
Vì điều kiện thời tiết và diện tích không cho phép nên trường chúng tôi chỉ
trồng các loại rau theo mùa vụ, đa số là các loại rau ngắn ngày để đáp ứng nhu cầu
bữa ăn cho trẻ.
- Biện pháp 5: Chỉ đạo cho giáo viên lồng ghép nội dung chăm sóc vườn
rau vào chương trình giáo dục hằng ngày cho trẻ.

Ngay từ đầu năm học tôi xin ý kiến thống nhất của chi bộ, nhà trường và chỉ
đạo cho giáo viên lồng ghép nội dung chăm sóc vườn rau vào chương trình dạy học.
Bản thân tôi đã lên lịch phân công cụ thể hoạt động ngoài trời và hoạt động
góc cho phù hợp, khoa học, sao cho tất cả các lớp đều được tổ chức hoạt động
ngoài trời, hoạt động góc mà không chồng chéo, ảnh hưởng đến nhau.
Là một người vừa phụ trách công tác bán trú vừa phụ trách công tác chuyên
môn tôi luôn nhắc nhỡ cho đội ngũ giáo viên việc tổ chức thực hiện chương trình
giáo dục mầm non cần phải thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh
dưỡng, giữ gìn bảo vệ môi trường cho trẻ vào giờ hoạt động ngoài trời.
Dù biết rằng thời gian đầu khi tham gia vào hoạt động chăm sóc vườn rau
các em sẽ có nhiều bỡ ngỡ, tò mò khi phải trực tiếp làm đất, gieo hạt, chăm sóc,
tưới nước, bắt sâu… nhưng sau thời gian dài chăm sóc, khi được nhìn thấy những
luống rau tươi tốt, những quả bí, quả bầu các em sẽ rất thích thú và tôn trọng thành
quả mà mình đã làm ra.
Được chăm sóc vườn rau, trẻ có được cơ hội tìm hiểu đặc điểm của các loại
rau như loại nào được gieo trực tiếp xuống đất hay loại nào cần phải cho leo giàn...
“Với hoạt động này, chúng tôi vừa giáo dục trẻ biết chăm sóc vườn rau vừa theo
dõi sự phát triển của cây, giúp các em nhận biết một số đặc điểm từng loại rau và
tác dụng của rau xanh với đời sống con người. Mặt khác, thông qua chăm sóc rau,
các em còn cảm nhận được giá trị của sức lao động và quý trọng giá trị sức lao
động. Từ đó hình thành cho trẻ có thói quen lao động ngay từ khi còn nhỏ, đồng
thời nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh.
13


* Một số hình ảnh bé chăm sóc vườn rau:

14



15


4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến ““Một số biện pháp xây dựng vườn rau sạch cho bé tại trường
Mẫu giáo Anh Đào, thôn Xuân Phú, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh”có thể áp
dụng cho tất cả các trường, trong huyện và ngoài huyện.
Mô hình vườn rau sạch tại khuôn viên của trường học không những đem lại
nguồn rau sạch, an toàn cho bữa ăn của trẻ mà nó góp phần làm cho cảnh quan
xanh mát môi trường, mang đến không gian học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho
trẻ. Những giá trị thiết thực này đã phát huy tác dụng khi nhận được khá nhiều tín
hiệu quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu, gây hứng thú cho trẻ ngay từ những lứa tuổi
nhỏ. Trẻ nhỏ có được cơ hội tìm hiểu đặc điểm của các loại rau như loại nào cần
phải ươm sau đó chiết ra để trồng, loại nào gieo trực tiếp xuống đất hay loại nào
cần phải cho leo giàn. Cách xới đất trồng rau, chăm sóc tưới nước, bón phân….lợi
ích vườn rau sạch mang lại hiệu quả.
Hơn nữa việc xây dựng mô hình vườn rau sạch cũng không đòi hỏi quá
nhiều kinh phí, chỉ cần chúng ta có kế hoạch, chịu khó nghiên cứu, học hỏi ở
những đơn vị đã làm được và có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh
và các ban ngành đoàn thể, tôi tin các trường chúng ta sẽ làm được.
5. Những thông tin cần được bảo mật: (Không có)
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua một thời gian áp dụng và thực hiện một số biện pháp trên, bước đầu đạt
kết quả như sau:
Trong năm học qua, bên cạnh việc cung cấp nguồn rau sạch an toàn cho trẻ,
nhà trường đã phát huy được hiệu quả của mô hình, giúp trẻ có không gian vui
chơi, hoạt động ngoài trời, là nơi cho trẻ được trải nghiệm trong môi trường lành
mạnh để trẻ làm quen với thế giới thực vật sinh động.
Trẻ tỏ ra tự giác, hứng thú, say mê với những hoạt động lao động ngoài trời,

biết quý trọng công sức lao động để trồng ra cây rau.
Phụ huynh yên tâm khi các con có được những bữa ăn với các loại rau an
toàn, tốt cho sức khỏe, hưởng ứng nhiệt tình khi tham gia lao động tạo ra vườn rau
cho các em.
Nhà trường có được không gian xanh, sạch, đẹp, thẫm mỹ.
Công đoàn và đoàn thanh niên có được công trình ý nghĩa chào mừngĐại
hội Đảng bộ xã Tam Thái lần thứ XXII.
16


7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử:
Qua thời gian áp dụng sáng kiến, tôi đã thấy được kết quả như sau:
* Đối với giáo viên, phụ huynh:
Được sự tín nhiệm từ phụ huynh và đồng nghiệp
Giáo viên và phụ huynh có thêm vốn kinh nghiệm và sự sáng tạo trong việc
xây dựng vườn rau sạch cho trẻ.
Vườn rau của nhà trường có diện tích khoản 500m2. Tận dụng những giờ
rảnh rỗi của giáo viên, nhân viên và đặc biệt là huy động sự tham gia ngày công
của phụ huynh, vườn rau sạch của nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu về rau sạch
trong bữa ăn cho trẻ.
Phụ huynh yên tâm khi gởi các con ở lại bán trú vì bữa ăn của các con hòan
toàn sử dụng nguồn rau sạch, an toàn tại trường, điều này rất tốt cho sức khỏe,
chính vì thế mà phụ huynh hưởng ứng rất nhiệt tình khi tham gia lao động tạo ra
vườn rau cho các em.
* Về phía trẻ:
Việc hướng dẫn cho trẻ tự gieo trồng và chăm sóc vườn rau là việc làm rất
bổ ích và được các cháu hưởng ứng rất tốt.
Trong quá trình thực hiện, các cháu đã thể hiện đựơc tính độc lập, sáng tạo,

đoàn kết rất cao.
Giáo dục cho các cháu tính siêng năng, chăm chỉ, yêu quí sức lao động, ý
thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với phương pháp làm công việc.
Qua các biện pháp trên hoạt động của trẻ ở trường trở nên sinh động, thoải
mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn,
linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.
Bên cạnh việc cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho trẻ, nhà trường đã phát
huy được hiệu quả của mô hình, giúp trẻ có không gian vui chơi, hoạt động ngoài
trời, đây là môi trường lành mạnh cho trẻ trải nghiệm để trẻ làm quen với thế giới
thực vật
Sau khi mô hình được triển khai tại trường, nhìn vườn rau xanh tốt, trẻ
không chỉ được ăn rau sạch, an toàn để bảo vệ sức khỏe mà còn được học tập, vui
chơi bên những luống rau tươi tốt, an toàn, phụ huynh nào cũng phấn khởi và nhiệt
tình ủng hộ phong trào trồng rau sạch tại vườn trường.
Nơi nhận:
- Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh;
- Lưu: TĐ-KT.

17


18


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mẫu 4

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: ........................................................................................................
Tác giả sáng kiến: ..................................................................................................
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : ...............................................................
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họ và tên chuyên gia nhận xét: ..............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: ....................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ...........................................................................................
Di động: .................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: .............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Đánh giá của
STT
Tiêu chuẩn
Điểm tối đa
thành viên tổ
thẩm định
Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01 (một)
1
trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)
Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện
1.1
sáng kiến đã được công nhận trước đây, hoàn
30
toàn mới;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước
1.2
20
đây với mức độ khá;

Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước
1.3
10
đây với mức độ trung bình;
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
1.4
0
giải pháp đã có trước đây.
Nhận xét:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
........................................................................................................
2
Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
Thực hiện được và phù hợp với chức năng,
2.1
10
nhiệm vụ của tác giả sáng kiến;
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn
2.2
01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a)
Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh
20


Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh
b)
vực công tác và triển khai nhiều địa phương,

15
đơn vị trong tỉnh.
Có khả năng áp dụng trong một số ngành có
c)
10
cùng điều kiện.
Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực
d)
5
công tác.
Nhận xét:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
..............................................................................................
3
Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho
3.1
cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa
10
phát minh sáng kiến;
Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng
3.2
(chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung
bên dưới)
a)
Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
30

Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành,
b)
20
nhiều địa phương, đơn vị
Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có
c)
15
cùng điều kiện
Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực
d)
10
công tác.
Nhận xét:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
..............................................................................................
......................................................................................................................................
Tổng cộng
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


PHÒNG GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO ANH ĐÀO

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN


MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VƯỜN RAU SẠCH CHO BÉ TẠI
TRƯỜNG MẪU GIÁO ANH ĐÀO, THÔN XUÂN PHÚ,
XÃ TAM THÁI, HUYỆN PHÚ NINH

Tam Thái, ngày 24 tháng 4 năm 2020



×