Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp xây dựng vườn rau sạch trong trường mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.98 KB, 15 trang )

1

I. Tên đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VƯỜN RAU SẠCH TRONG
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA SEN”
II. Đặt vấn đề:
Trong những năm qua chương trình giáo dục Mầm non, từng bước đổi
mới phát triển theo 5 lĩnh vực trong đó lĩnh vực phát triến về thể chất vô cùng
quan trọng. Vì vậy cấp học Mầm non cũng cần phải đáp ứng với yêu cầu của
phụ huynh, xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Điều đó qui định nội dung giáo dục Mầm non phải đảm bảo hài hòa giữa nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp tâm sinh lý của trẻ là bước đầu thành
công của giáo dục về sức khỏe cho trẻ tại trường, giúp trẻ em phát triển cơ thể
cân đối, hài hoài, khỏe mạnh nhanh nhẹn.
Hiện nay vấn đề Vệ sinh An toàn Thực phẩm đang là mối quan tâm lớn
của nhà nước và xã hội. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến
cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, nên công tác này đòi hỏi
tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân, đặc biệt là đối với cấp học
Mầm non cần phải có trách nhiệm lớn. Vì vậy việc xây dựng vườn rau sạch để
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn cho trẻ, đặc biệt chế
biến thức ăn cho trẻ tại trường lại là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Cho nên việc xây dựng vườn rau sạch đang là vấn đề cấp bách đối với
những đơn vị trường bán trú nói chung trường mẫu Giáo Hoa Sen nói riêng.
Trên thị trường người tiêu dùng hiện nay, luôn phải đối mặt với các loại rau
củ quả có sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, thuốc bảo quản gây
bệnh cho con người. Bản thân là cán bộ quản lý không tránh khỏi những trăn
trở lo lắng khi nhân viên tiếp phẩm mua các loại thực phẩm tại chợ về để chế
biến thức ăn cho trẻ mà không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy tôi nhận thấy mình
cần phải có kế hoạch xây dựng “vườn rau sạch” nhằm cải thiện phần nào bữa
ăn bằng nguồn rau sạch cho trẻ, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường đạt hiệu quả tốt nhất. Thực hiện phương


châm “sức khỏe quý hơn vàng” nên cần đảm bảo an toàn thực phẩm khi sử
dụng vì thực phẩm không chỉ để cung cấp dinh dưỡng quý giá cho quá trình
tồn tại và tăng trưởng của cơ thể mà còn giúp bảo vệ, duy trì sức khỏe thường
xuyên cho con người, ngoài ra còn phòng và điều trị một số bệnh tật khác
nhau. Đặc biệt đối với trẻ em thì vấn đề này lại càng quan trọng, nhằm phòng
chống bệnh tật và đem lại niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và
cộng đồng xã hội.


2

Nhìn lại những năm qua có xây dựng vườn rau sạch tại trường nhưng
vẫn chưa đạt hiệu quả cao, đa số các cô chưa chú ý đến việc chăm sóc vườn
rau, cách chăm bón, theo từng thời vụ và chưa cho trẻ tham quan và làm quen
các loại rau tại vườn rau ở trường.
Từ những lý do trên bản thân tôi là Hiệu trưởng nhà trường tôi suy nghĩ
làm thế nào xây dựng vườn rau sạch tại trường đạt hiệu quả cao hơn. Đó là lý
do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng vườn rau sạch trong trường
mẫu giáo Hoa Sen”.
III. Cơ sở lý luận:
Chỉ đạo thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng của
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trường mẫu giáo. Vì thực phẩm vô cùng
cần thiết nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị
ngộ độc. Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường cần phải
đảm bảo thực hiện tốt khâu chế biến thực phẩm khi mua về. Nếu không tổ
chức tốt bữa ăn cho trẻ tại trường hoặc xảy ra ngộ độc thực phẩm thì hậu quả
sẽ khôn lường.
+ Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2014-2015 của nhà trường về
việc chỉ đạo xây dựng vườn rau sạch là điều kiện quan trọng để đảm bảo an
toàn thực phẩm về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường đạt hiệu quả

cao. Do vậy ở trường Mẫu Giáo xây dựng vườn rau sạch để đảm bảo về sức
khỏe cho trẻ vì rau sạch là loại chất đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp
phần hình thành nhân cách cho trẻ nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện về
đức, trí, thể mỹ.
IV. Cơ sở thực tiễn:
Trường mẫu giáo Hoa Sen là được công nhận trường đạt chuẩn Quốc
Gia mức độ I ngày 16 - 2 - 2012. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là 20
người. Trong đó 2 cán bộ quản lý, 12 giáo viên, 6 nhân viên.
Trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng vườn rau sạch đa số giáo
viên, nhân viên còn xem nhẹ trong việc tạo vườn rau trong nhà trường, nên
việc thực hiện có những thuận lợi khó khăn như sau:
* Thuận lợi :
+ Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp học Mầm non phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện.
+ Được sự quan tâm của chi bộ nhà trường.
+ Sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình các bậc phụ huynh.


3

+ Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ các hoạt động.
* Khó khăn :
+ Chưa biết kỹ thuật trồng các loại rau phù hợp theo mùa.
+ Đa số cán bộ giáo viên nhân viên còn xen nhẹ trong việc chăm sóc
vườn rau.
+ Chưa cho trẻ tham quan và làm quen các loại rau tại vườn rau ở trường.
Với những thuận lợi khó khăn, bản thân tôi đã vận dụng một số biện
pháp xây dựng vườn rau sạch áp dụng tại đơn vị đem lại hiệu quả cao.
V. Nội dung nghiên cứu:
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện vườn rau:

Để thực hiện tốt vườn rau sạch tại trường vào cuộc họp chi bộ cuối
tháng 8 năm 2014 tôi đưa ra kế hoạch xây dựng vườn rau đã được sự thống
nhất cao của các thành viên trong chi bộ nhà trường, tôi đã xây dựng nội
dung, biện pháp thực hiện theo thời gian như sau:
Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Người
thực hiện

Tháng 9

Đề xuất đầu tư kinh phí ban
đầu để :

- Xây dựng kinh
phí.

CBGVNV
&PH

- Cải tạo lại đất.
- Mua đất đổ thêm từ đất có
độ dày 0,7 cm tăng lên độ dày
2,5cm.
- Xây dựng vườn rau theo
từng luống có lối đi để dễ dàng

trong việc chăm sóc và tưới
cây.
Tháng
10+11

- Tiến hành trồng các loại rau
phù hợp theo từng mùa như:
rau mã đề, rau thơm, rau húng,
rau ngót, rau tần ô, trồng theo
từng luống.
- Trồng các loại cây ăn quả:
Chuối lùn, đu đủ.
- Làm cỏ, bón phân, tưới nước.

- Phân công cụ thể CBGVNV
từng công việc.
&PH
- Kiểm tra việc
thực hiện.


4

Tháng
12+1+2

- Trồng các loại rau như cải
xà lách, cải cay, cải ngọt, cà
chua, cà tím, đậu ve.


- Phân công cụ thể CBGVNV
từng công việc.

- Kiểm tra việc
- Làm cỏ, bón phân, tưới nước. thực hiện.
Tháng
3+ 4+ 5

- Trồng các loại rau như rau - Phân công cụ thể CBGVNV
muống, rau mồng tơi, bí đỏ.
từng công việc.
- Làm cỏ, bón phân, tưới nước. - Kiểm tra việc
thực hiện .

2. Công tác phối hợp với phụ huynh và các ban ngành đoàn thể:
* Phối hợp với phụ huynh
Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi tuyên truyền đến phụ
huynh nội dung chăm sóc giáo dục, đặc biệt công tác chăm sóc nuôi dưỡng
sức khỏe ban đầu cho trẻ, chế độ ăn uống lựa chọn thực phẩm an toàn và về
chất lượng phải đảm bảo cho bữa ăn cho trẻ. Việc xây dựng thực đơn và khẩu
phần ăn cân đối hợp lý cũng rất quan trọng về các loại thực phẩm chế biến các
món ăn phải phù hợp từng độ tuổi phù hợp theo mùa. Tôi cho phụ huynh xem
một số tranh ảnh về vườn rau sạch ở các trường để phụ huynh thấy được sự
phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong việc trồng vườn rau xanh ở các
trường bạn.
Sau đó triển khai vườn rau sạch tại trường để cho phụ huynh biết mục
đích vườn rau sạch, nhằm để cải thiện thêm bữa ăn cho trẻ hằng ngày đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có sức khỏe tốt cho con em mình.
Tôi vận động phụ huynh hỗ trợ thêm phân bón, cây giống, cây ăn quả
như chuối lùn, đu đủ, tre... Phối hợp giữa phụ huynh có kỹ thuật trồng cây

cùng nhà trường tổ chức lao động ngoài giờ vào ngày thứ bảy.
Kết quả đa số phụ huynh đều thống nhất hưởng ứng đồng tình về xây
dựng vườn rau sạch tại trường. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc có
rau sạch cho con em khi học bán trú tại trường, một số phụ huynh trong giờ
đón trẻ đã tự giác đến chăm sóc vườn rau.
* Phối hợp các ban ngành đoàn thể
Nhà trường luôn tham gia các cuộc họp do ban ngành đoàn thể địa
phương tổ chức như Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên… để tuyên
truyền nội dung chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra tôi còn tuyên tuyền về nội


5

dung xây dựng vườn rau sạch tại trường để đảm bảo công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ tại trường tốt hơn từ đó được sự đồng tình đắc lực của ban ngành
đoàn thể.
Đặc biệt nhà trường đã được công ty giống Nông lâm nghệp Chiên Đàn
hỗ trợ hạt, cây giống cho trường và trực tiếp hướng dẫn thời hạn sử dụng,
cách gieo trồng, chăm bón cho từng loại rau… Bên cạnh đó tôi đã liên hệ với
ban xã nông nghiệp xã để được trao đổi kinh nghiệm gieo trồng, lịch gieo
trồng theo thời vụ và cách chăm bón tưới tiêu cho từng loại rau, quả để đạt
hiệu quả và tạo ra năng xuất cao hơn.
3. Đối với giáo viên - nhân viên - và học sinh: .
Theo kế hoạch vào đầu năm học để thực hiện tốt vườn rau sạch tại
trường đạt hiệu quả cao tôi cùng giáo viên nhân viên tổ chức lao động vào đầu
tháng 9. Tiến hành làm đất và trồng các loại rau phù hợp theo mùa, thời tiết.
Tôi phân công từng tổ trồng theo từng luống trồng các loại rau như (rau ngót,
rau mã đề mồng tơi…) sau đó cho cán bộ giáo viên nhân viên làm cỏ bón
phân theo từng đợt (1lần/1tuần).
Ngoài ra tôi còn phân công giáo viên từng khối lớp phải thường xuyên

tổ chức lao động ngoài giờ vào chiều thứ sáu, tưới cây, bắt sâu nhổ cỏ vì môi
trường cây xanh ngoài vườn rau sạch làm tăng thêm cảnh quan cho trường.
Giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời ở các chủ đề thế giới thực vật
cho trẻ làm quen các loại rau và các loại cây ăn quả gần gũi với trẻ. Để trẻ
biết được ích lợi của các loại rau, loại cây, biết tên gọi màu sắc, hình dáng, từ
đó thu hút trẻ vào hoạt động dạy và học. Qua thực hiện hoạt động ngoài trời
100% giáo viên đều thực hiện tốt. Mỗi tháng tôi đều kiểm tra và đánh giá cụ
thể từng giáo viên việc thực hiện, chăm sóc vườn rau sạch tại trường từ đó
cũng đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó cô giáo phải giáo dục các cháu mỗi khi ra vườn rau phải
nhổ cỏ, ngắt lá vàng, lá sâu, cùng cô chăm sóc vườn rau được xanh tốt.
4. Tiến hành cải tạo đất và thời vụ gieo trồng:
Với mục đích tăng cường vườn rau sạch tại trường để đảm bảo an toàn
thực phẩm tại trường. Vì vậy tôi nghiên cứu thực trạng đất vườn trường để
tiến hành cải tạo cho phù hợp trồng các loại rau xanh.
Tiến hành thực hiện từng thời vụ gieo trồng theo kế hoạch. Đối với các
loại rau thì phải theo thời vụ gieo trồng mới mang hiệu quả Chuối lùn, Bí
trắng, rau thơm, Mã đề, Mướp hương các giống này trồng quanh năm, riêng


6

Mướp hương và Mướp đắng thời vụ tốt nhất tháng 10+11+12. Cà chua cải
xanh cải bẹ vào mùa đông, mùa xuân các loại rau Muống rau Mồng tơi.
* Đối với các loại rau củ quả
Vận động phụ huynh có tre mang đến để làm giàn với chiều cao khoảng
2,4m để cô và trẻ dễ quan sát. Sau đó trồng các loại cây ăn quả như Bí đao,
Mướp, Su su …
Chuối lùn và cây đu đủ tôi cho trồng phía sau vườn trường để tránh gió bão.


* Đối với ô thửa trồng rau ăn lá
Tôi tiến hành phân công từng công việc Phụ huynh, cuốc đất lên làm
đất thật tơi xốp và nhỏ, làm sạch cỏ, đánh thành từng luống cán bộ giáo viên
nhân viên bỏ phân, gieo các loại hạt tưới nước.
Sau khi cải tạo và chia thành luống tôi tiến hành trồng các luống. Đất
được chia thành 8 luống đều nhau, các luống trồng rau cải xanh, cải bẹ, rau
tần ô. Tôi thực hiện trồng cách nhật, có nghĩa các luống đang ăn đã có số
luống chuẩn bị ăn, và đã gieo dự phòng các luống cây con vừa có 2 lá (trồng
2-3 loại rau trong 1 đợt). Thực hiện câu ca dao “không cho đất nghỉ không
ngừng tay ta” bởi vậy thu hoạch đến đâu, lại tiếp tục làm đất để trồng đến đó
nhằm thường xuyên phủ kín vườn rau. Nhờ các loại phân chuồng thích hợp
cho các loại rau quả đã thu hoạch đạt hiệu quả kinh tế, vườn rau xanh sach
đẹp làm môi trường thoáng mát cảnh quan trường ngày càng đẹp thêm.
5. Chăm sóc vườn rau:
* Phân bón
Chỉ dùng các loại phân chuồng, tận dụng nguồn lá cây được thu gom
trong sân trường để ủ mục làm phân xanh bón cho rau.
*Cách bón:
Bón lót trước khi đã làm xong đất và tưới nước cho thấm đất rồi mới
gieo hạt hoặc trồng cây con, khi cây đủ 6 lá, có độ cao từ 0,5 đến 10cm và
bón thúc trước khi thu hoạch 15 đến 20 ngày, rau này chỉ dùng cho cô và cháu
nên không sử dụng bón các chất kích thích điều hòa sinh trưởng.
Tưới nước chỉ dùng nước giếng khoan, bởi vậy quá trình phục vụ cho
tưới tiêu hằng ngày, tôi đã đầu tư đóng vào khu vực vườn rau 1 máy bơm
nước nhằm phục vụ tưới cây ( tưới buổi sáng và buổi chiều khi hết ánh nắng).
* Cách tưới nước


7


Khi mới gieo hạt tưới cho ướt đất, dùng bừa cào để cào sơ trên mặt đất
để cho các hạt lọt xuống các kẽ hở của đất, sau đó hằng ngày tưới phun sương
cho đến 3 ngày, khi cây mới nảy mầm cũng thực hiện tưới phun sương, để
tránh làm gãy và hỏng cây con.
Quá trình rau càng lớn càng tưới đậm dần lên, chú ý sau mỗi lần bón
phân lót, bón thúc phải tưới đậm để tránh độ nóng của phân lót, làm hỏng hết
rau chú ý luôn giữ độ ẩm cho rau.
* Cách chăm sóc làm cỏ
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên theo dõi, chỉ đạo giám sát các
tổ thực hiện, tổ chức lao động ngoài giờ để làm cỏ xung quanh vườn rau, nhổ
các loại cỏ dại, mọc chen lấn rau và tiếp tục trồng rau vào các luống vừa thu
hoạch. Đối với nhân viên bảo vệ, ngoài việc tưới cây, làm cỏ, mỗi tháng dùng
máy cắt cỏ vườn cây để tạo mặt bằng đồng đều cho vườn trường. Giáo viên
và các cháu cùng tưới nước, nhổ cỏ bắt sâu, nhặt lá vàng…
VI. Kết quả nghiên cứu:
Qua những biện pháp xây dựng vườn rau sạch tại trường, nhờ sự quan
tâm hỗ trợ của các đoàn thể, phụ huynh, CBGVNV trong nhà trường đạt được
kết quả sau.
- 100% CBGVNV hưởng ứng và tham gia nhiệt tình xây dựng vườn rau
sạch tại trường.
- Đáp ứng phần nào bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Đảm bảo tuyệt đối an
toàn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn cho trẻ tại trường.
Giáo viên nhân viên đặc biệt là các cháu học sinh có ý thức chăm sóc vườn
rau.
- Hiệu quả vườn rau sạch “vườn rau của bé”, luôn được luân phiên mùa
nào rau đó, có rau bốn mùa luôn trải một màu xanh hài hòa góp phần tạo nên
quang cảnh xanh sạch đẹp cho trường.
- Phụ huynh yên tâm, phấn khởi và đồng tình với chủ trương của nhà
trường và tích cực, tự nguyện ủng hộ nhà trường về vườn rau sạch.
- Vườn rau cũng là nơi để giáo viên tạo môi trường cho trẻ đi dạo tham

quan, được tiếp xúc xâm nhập thực tế từ đó sẽ tạo cho trẻ có cảm giác gần gũi
và yêu thiên nhiên hơn. Đồng thời qua hoạt động làm cỏ, bắt sâu trong vườn
rau đã hình thành cho trẻ ý thức yêu lao động.
- Tất cả các cháu đến trường đều được ăn ngon, ăn hết xuất đảm bảo
hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ.


8

- Góp phần cải thiện thêm bữa ăn cho CBGVNV khi phục vụ bán trú ở
trường.
VII. Kết luận:
Xây dựng vườn rau sạch góp phần thiết thực trong việc đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, đây luôn là mối quan tâm hàng đầu
của nhà trường và phụ huynh. Đây cũng là công tác xã hội hóa trong trường
học, không những thế nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực.
Trên đây là một số biện pháp xây dựng vườn rau sạch của trường mẫu
Giáo Hoa Sen, với mong muốn xây dựng vườn rau sạch ngày càng đạt hiệu
quả cao để góp phần phục vụ nhu cầu cải thiện phần nào bữa ăn cho trẻ bằng
nguồn rau sạch do CBGVNV nhà trường tự trồng.
VIII. Đề nghị:
Để thực hiện tốt xây dựng vườn rau sạch tại trường bản thân tôi đưa ra
đề nghị sau:
- Cần có sự động viên khen thưởng kịp thời những tổ có sáng kiến hay
về xây dựng vườn rau sạch.
- Đầu tư làm giàn bí kiên cố hơn (băng tuyps) vừa chắc chắn vừa tạo sự
thẩm mỹ cho vườn trường.
- Tích cực tham mưu với UBND xã mở rộng khuôn viên phía sau
trường để có thêm đất tăng gia.

IX. Phần phụ lục:


9

(Ảnh phụ huynh trong giờ trả trẻ đã tự giác đến chăm sóc vườn rau)

(Ảnh giáo viên chăm sóc vườn rau)


10

(Ảnh những cây chuối lùn)


11

(Ảnh giàn bí đao)

(Ảnh luống rau lang)


12

(Ảnh luống rau hành)

(Ảnh luống cải xà lách)


13


( Ảnh luống tần ô)

(Ảnh Bảo vệ máy cắt cỏ vườn cây để tạo mặt bằng đồng đều cho vườn trường.)


14

X. Tài liệu tham khảo:
1. TS Phạm Thị Mai Chi và TS Lê Minh Hà Hướng dẫn vệ sinh an toàn
thực phẩm 2006.
2. TS Trần Thị Ngọc ST Lê Thu Hương ST Lê Thị Anh Tuyết Hướng
dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục Mầm non 2008.
3. TS Phạm Thị Mai Chi TS Lê Minh Hà Chăm sóc sức khỏe trong
trường Mầm non.
4. TS Thúy Quỳnh TS Phương Thảo Vệ sinh an toàn thực phẩm.


15

XI. Mục lục:
I. Tên đề tài:.......................................................................................................1
II. Đặt vấn đề:....................................................................................................1
III. Cơ sở lý luận:..............................................................................................2
IV. Cơ sở thực tiễn:............................................................................................2
V. Nội dung nghiên cứu:....................................................................................3
VI. Kết quả nghiên cứu:....................................................................................7
VII. Kết luận:.....................................................................................................8
VIII. Đề nghị:....................................................................................................8
IX. Phần phụ lục:...............................................................................................9

X. Tài liệu tham khảo:.....................................................................................14



×