Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ trong chăn nuôi gà thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.76 KB, 48 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN:
1. Tên dự án: “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh gà thịt
tại Phú Thọ”.
2. Mã số nhiệm vụ: 22/DA-KHCN.PT/2015
3. Thời gian thực hiện: 24 tháng (tháng 6/2015 - 6/2017)
4. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 1.427.500.000 đồng, trong đó:
+ Nguồn ngân sách sự nghiệp KHCN tỉnh: 406.000.000 đồng.
+ Nguồn đối ứng của dân và cơ quan chủ trì: 1.021.500 đồng.
5. Chủ nhiệm dự án:
6. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án:
Tên cơ quan: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Thọ.
7. Tổ chức tham gia:
* Trạm Thú y huyện Phù Ninh.
- Địa chỉ: Thị trấn Phong Châu - Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại : 0983926341
- Email :
* Phòng kinh tế thành phố Việt Trì.
- Địa chỉ: Phường Tiên Cát - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại : 02103.846.895
- Email :
II. TỔNG QUAN VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN:
1.Tình hình triển khai chuỗi liên kết thực phẩm trong và ngoài nước:
1.1. Tình hình triển khai chuỗi liên kết trên thế giới:
Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị đã được triển khai ở nhiều
nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Úc, New Zealand,
Canada, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan ….Tại đây các nhà sản xuất
kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm an toàn phải có các điều kiện cần
thiết về quy mô sản xuất, sản lượng tiêu thụ, các yếu tố cơ bản đảm bảo chất
lượng sản phẩm, cam kết tự nguyện tham gia. Trong liên kết chuỗi bên cạnh sự
kiểm soát của hiệp hội, các hội viên tự giám sát lẫn nhau trong việc chấp hành


các quy định đã cam kết, đặc biệt là các nội dung về an toàn thực phẩm để giữ
uy tín của hiệp hội và toàn bộ chuỗi sản xuất sản phẩm. Quản lý an toàn thực
phẩm theo chuỗi trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro và truy nguyên nguồn gốc
như là một điều kiện tiên quyết để kiểm soát thành công vấn đề an toàn thực
phẩm. Nhật Bản tổ chức thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm trên cơ sở đánh
1


giá rủi ro đối với từng chuỗi sản phẩm, tức là đối với mỗi chuỗi sản xuất nhóm
ngành hàng cụ thể đều nhận diện ra tất cả các nguy cơ/mối nguy về an toàn thực
phẩm và đưa ra những biện pháp/giải pháp kiểm soát phù hợp để kiểm soát.
Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi cơ quan quản lý theo
phân công sẽ dựa trên nguy cơ về an toàn thực phẩm đã được xác định trong
chuỗi và dòng chảy của sản phẩm từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ trên thị
trường để xác định các điểm kiểm soát phù hợp nhằm phát hiện các vấn đề về an
toàn thực phẩm, đồng thời có biện pháp ngăn chặn sản phẩm không đảm bảo yêu
cầu không được lưu thông trên thị trường. Các tổ chức, hiệp hội tham gia tích
cực vào kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản đó là: Hiệp hội an
toàn thực phẩm, Ủy ban an toàn thực phẩm, Ủy ban người tiêu dùng, Hiệp hội sản
xuất các ngành hàng thực phẩm. Các tổ chức, hiệp hội này phối hợp rất mật thiết
với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước để thực thi tốt việc kiểm soát an toàn
thực phẩm theo chuỗi thông qua các liên kết dọc và liên kết ngang. Triển khai
quản lý an toàn thực phẩm theo mô hình chuỗi được triển khai từng bước từ đánh
giá lựa chọn vùng, ngành hàng trước khi thực hiện thí điểm (trong quá trình triển
khai được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp thực tế), sau đó tổng kết đánh giá và
phổ biến nhân rộng mô hình. Những mô hình triển khai hiệu quả chỉ cần thông tin
các địa phương khác đến nghiên cứu, học tập kinh nghiệm (Trích đề án xây dựng
và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc
năm 2012).
1.2. Tình hình triển khai trong nước:

Quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đã được Việt Nam tiếp
cận trong những năm gần đây. Từ năm 2007-2013 dự án “Xây dựng và kiểm soát
chất lượng nông sản thực phẩm” - FAPQDC do Cơ quan phát triển quốc tế Canada
(CIDA) tài trợ, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD)
được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao chủ trì phối hợp với các cơ quan trong nước,
Trường Đại học Montreal (Canada) triển khai thực hiện dự án với mục tiêu nhằm cải
thiện chất lượng, an toàn thực phẩm và khả năng tiếp cận thị trường của nông sản
thực phẩm tại Việt Nam. Sau 6 năm triển khai, trong khuôn khổ Dự án FAPQDC,
20 mô hình điểm chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn (rau, quả,
thịt lợn, thịt gà) tại 8 tỉnh thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam đã được xây
dựng, vận hành, kiểm chứng. Phương pháp tiếp cận triển khai nhằm đảm bảo tính
khả thi trong kiểm soát và đảm bảo tính bền vững về sản xuất sản phẩm an toàn đó
là các chủ thể tham gia từng công đoạn sản xuất trong chuỗi được kiểm soát; trách
nhiệm của cơ sở sản xuất trong việc tự kiểm soát ATTP và kiểm soát theo nguyên
tắc bước trước – bước sau; trong đó vai trò của cơ quan quản lý tập trung vào kiểm
2


tra, giám sát những điểm trọng yếu về ATTP trong chuỗi. Bên cạnh việc đảm bảo
an toàn, các mô hình còn tổ chức sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường;
đảm bảo an toàn, phúc lợi cho người lao động và truy xuất được nguồn gốc sản
phẩm. Dự án đã triển khai các hoạt động về tiếp cận thị trường cho nông sản thực
phẩm: Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phổ biến các kết quả của mô
hình thí điểm; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường (xây dựng thương hiệu, thiết
kế logo, bao bì, nhãn mác sản phẩm và kế hoạch tuyên truyền quảng bá nông sản
thực phẩm an toàn được chứng nhận. Tính đến tháng 9/2013 đã có 13/14 mô hình
điểm rau, quả tại Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai,
Tiền Giang và Bắc Giang đã được chứng nhận VietGAP; 11/11 trang trại chăn nuôi
lợn, 9/14 trại gà đã được chứng nhận VietGAHP; 6/6 cơ sở giết mổ thịt lợn và thịt
gà và 5/5 cơ sở bán thịt lợn, thịt gà được đánh giá đủ điều kiện đảm bảo ATTP xếp

loại A, B. Kết quả các mô hình đã có đầu ra ổn định, tăng số lượng bán và giá bán
được cao hơn đối với một số kênh bán hàng như siêu thị, bếp ăn tập thể, cửa hàng
rau quả an toàn. Từ kinh nghiệm và kết quả triển khai, dự án đã xây dựng, phổ biến
tài liệu kỹ thuật áp dụng VietGAP/GMPs trong sản xuất kinh doanh nông sản thực
phẩm, quy phạm thực hành chuẩn VietGAHP/GMPs chuỗi sản xuất, kinh doanh
thịt gà. Hỗ trợ các Cục, Vụ liên quan trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
quy, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP, văn bản hướng dẫn thi hành Luật an toàn thực
phẩm, Chiến lược đảm bảo ATTP 2010-2020 và tầm nhìn 2030…
Mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi cũng đã được thí điểm xây
dựng và triển khai đối với một số nhóm ngành hàng ở một số tỉnh và đã có những kết
quả thành công bước đầu, đem lại hiệu quả và lợi ích cho người sản xuất kinh doanh
và người tiêu dùng. Đây được coi như là giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng về cách
tiếp cận quản lý ATTP theo chuỗi vào quá trình sản xuất ở Việt Nam, một số mô hình
tổ chức triển khai theo chuỗi như:
- Mô hình tổ chức nông dân sản xuất, chế biến và thương mại gạo tám
xoan Hải Hậu trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình tổ chức nông dân sản
xuất, chế biến và thương mại gạo tám xoan Hải Hậu” do Trung tâm Phát triển
nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
và Hiệp hội sản xuất, chế biến và thương mại gạo Tám xoan Hải hậu triển khai
năm 2009. Một trong những nội dung chính của việc triển khai mô hình đó là
xây dựng được một phương pháp triển khai hoạt động tổ chức sản xuất với mục
tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm đến với người tiêu dùng. Những vấn đề chủ
yếu là áp dụng các quy định kỹ thuật trong sản xuất và quản lý sản xuất bao
gồm: Quản lý lãnh thổ, quản lý quy trình sản xuất bắt buộc trong sản xuất và chế
biến, quản lý thương mại sản phẩm
3


- Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa tại Đồng bằng Sông
Cửu Long (mô hình của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn - Đồng Tháp, mô hình của

Công ty Cổ phẩn thủy sản An Giang …). Việc triển khai các mô hình chủ yếu
thông qua việc thực hiện các cam kết về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cam kết
tuân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, bước đầu đã
tạo được 1 số liên kết dọc trong chuỗi sản xuất, cung ứng và chế biến sản phẩm.
nghiệm (Trích đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm
an toàn trên phạm vi toàn quốc năm 2012).
Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam bền vững và phát triển,
trên cơ sở các kết quả đạt được ngày 27/3/2013 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban
hành Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng và
phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn trên
phạm vi toàn quốc". Trên cơ sở đó năm 2016 một số tỉnh đã ban hành kế hoạch
triển khai chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giai đoạn 2016-2020 như thành Phố
Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đà Nẵng…
hiện nay các tỉnh đang trong quá trình thực hiện để tổng kết, nhân rộng.
1.3. Tình hình triển khai tại Phú Thọ:
Hình thức liên kết trong sản xuất đã được hình thành và phát triển tại Phú
Thọ từ rất sớm so với các tỉnh thành khác trên địa bàn cả nước, cụ thể:
- Từ năm 2008-2016 dự án phát triển chuỗi rau an toàn do tổ chức
VECO phối hợp với tổ chức, cơ quan tại địa phương như Phòng Kinh tế Việt
Trì, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và
thủy sản, Hội Phụ nữ, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng,… đã thực
hiện tại xã Tân Đức, thành phố Việt Trì, xã Thạch Vỹ, huyện Lâm Thao. Hiện
Tân Đức có 14 ha đất sản xuất rau an toàn với trên 200 hộ và 03 địa điểm giới
thiệu, kinh doanh rau an toàn; xã Tứ Xã quy mô 3 ha với 71 hộ tham gia, sản
phẩm rau an toàn Tứ Xã có nhãn mác truy xuất nguồn gốc đã được tiêu thụ tại
hệ thống các siêu thị của VINCOM, cửa hàng, nhà hàng tại thành phố Việt Trì.
- Từ năm 2013 các huyện, thành, thị đã triển khai xây dựng mô hình cánh
đồng mẫu lớn trồng lúa, rau, ngô với tổng diện tích 3.294 ha và một số mô hình
liên kết sản xuất, thu mua rau, củ quả với các doanh nghiệp Tân Trường Sơn, công
ty TNHH Dũng Đạt, Công ty CP Hagimex, Công ty CP chế biến và xuất khẩu thực

phẩm G.O.C,... với tổng diện tích là 150 ha. Một số địa phương đã gắn với Doanh
nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật và thu mua sản phẩm ký kết
hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm như mô hình liên kết sản
xuất lúa chất lượng cao do Công ty CP Vật tư giống Nông nghiệp công nghệ cao
Việt Nam ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giống lúa J02. Viện
4


nghiên cứu ngô liên kết với HTX nông nghiệp Kinh Kệ Lâm Thao sản xuất
giống ngô lai F1 LVN99 với quy mô 70 ha. Mô hình liên kết trồng cây dược liệu
với công ty dược Hà Nội quy mô 6ha trồng nghệ và các cây dược liệu khác.
- Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình chuỗi chăn
nuôi và tiêu thụ gà thịt tại 02 huyện Phù Ninh và Tam Nông với 31 hộ chăn nuôi
gà thịt tham gia. Bước đầu mô hình đã thống nhất được mối liên kết giữa người
chăn nuôi với các cơ sở thu mua, kinh doanh. Thống nhất về phương thức nuôi,
giá cả, chất lượng gà thịt…Các hộ chăn nuôi được giấy chứng nhận ATTP và
VSTY trong chăn nuôi gà thịt.
- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5674/KH-UBND ngày 08/12/2016
Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 20162020 trong đó mục tiêu đặt ra phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản việc kiểm soát
ATTP trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát
huy hiệu quả; chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng
đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế. Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo
đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trong đó:
100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được
cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP; 90% cơ sở sản xuất
nông lâm thủy sản có đăng ký kinh doanh được kiểm tra, đánh giá phân loại và
được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% hộ nông dân sản xuất
thực phẩm quy mô hộ gia đình thực hiện ký cam kết bảo đảm ATTP với UBND
xã, phường, thị trấn.
- Để tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết UBND tỉnh Phú Thọ đã ban

hành Kế hoạch số 6026/KH-UBND ngày 27/12/2017 “Xây dựng chuỗi cung
ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20172020”, UBND tỉnh phân công mỗi huyện, thành, thị xây dựng ít nhất 2-3 chuỗi
sản xuất gắn với xây dựng cửa hàng tiêu thụ nông sản an toàn, xây dựng thương
hiệu.
2. Tính cấp thiết của dự án:
Trong những năm qua mặc dù chăn nuôi gà luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do
dịch bệnh, thị trường đầu ra không ổn định nhưng người chăn nuôi vẫn đầu tư
phát triển vì chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại
vật nuôi khác, vốn đầu tư không lớn, quay vòng vốn nhanh. Vì vậy, tổng đàn,
sản lượng thịt gà trong những năm qua có xu hướng tăng qua từng năm. Năm
2015, toàn tỉnh có 10.155 nghìn con, chiếm 86,4% tổng đàn gia cầm, tăng
3.340,4 nghìn con so với năm 2005, trong đó gà đẻ trứng có 1.555 nghìn con,
chiếm 15,3% tổng đàn, gà thịt là 8.600 nghìn con, chiếm 84,7%. Sản lượng thịt
5


gà 20,33 nghìn tấn, tăng 10,9 nghìn tấn so với năm 2005; giá trị sản xuất gia
cầm năm 2005 chiếm 27,14%, đến năm 2015 đạt 29,56% trong tổng giá trị lĩnh
vực chăn nuôi. Đàn gà phát triển mạnh ở một số địa phương có lợi thế như:
Đoan Hùng (1.088,7 nghìn con), Thanh Ba (1.688,3 nghìn con), Cẩm Khê
(1.249,4 nghìn con), Thanh Sơn (1.014,8 nghìn con), Phù Ninh (931,8 nghìn
con). Năm 2016 tổng đàn gia cầm 12.516 nghìn con, đàn gà 10.740 ngàn con
(tăng 10% so với năm 2015).
Chăn nuôi gà phổ biến là chăn nuôi hộ gia đình với trên 80% số hộ nông
nghiệp tham gia chăn nuôi. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã được áp dụng,
mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân như giống siêu thịt, siêu trứng (gà
Ri lai, gà Ai Cập), sử dụng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi,…mặt khác do có diện
tích đất đồi rừng lớn thuận lợi phát triển chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn, trên
địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng chăn nuôi gà phương thức bán công nghiệp,
chăn nuôi gà thả đồi, quy mô tập trung tại các huyện Tam Nông, Phù Ninh với quy

mô thường xuyên trên 1.000 con - 10.000 con/hộ hoặc nuôi theo mô hình trang trại,
nuôi gia công gà trắng, gà lông màu cho các công ty như CP, Japfacomfeed.... Hiện
nay, đã có 3 doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi gà thịt, gà trứng, trong đó có
Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ đầu tư chăn nuôi gà đẻ trứng tại huyện Tam Nông
với công suất 175 triệu quả/năm. Nhìn chung, gà thịt Phú Thọ có chất lượng tốt,
được người tiêu dùng ưa chuộng nên hiện nay có nhiều thị trường tiềm năng (các
nhà hàng, siêu thị ở Hà Nội...) quan tâm tới sản phẩm gà thịt thả đồi Phú Thọ. Do
vậy, chăn nuôi gà thịt, gà trứng có lợi thế để phát triển thành ngành hàng chủ lực
của tỉnh. Tuy nhiên, việc áp dụng qui trình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn
thực phẩm, áp dụng qui trình chăn nuôi VietGap còn ít; công tác xúc tiến thương
mại liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản
phẩm còn hạn chế nên chăn nuôi gà phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tình trạng phát triển chăn
nuôi gà tự phát là phổ biến, các tác nhân tham gia chuỗi từ chăn nuôi tới tiêu thụ về
cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau. Người chăn nuôi vì lợi nhuận có thể phá vỡ
hợp đồng với nơi tiêu thụ; người buôn bán tự do ép giá người chăn nuôi,...Bên cạnh
đó, chất lượng sản phẩm thịt, trứng gia cầm cung cấp ra thị trường chưa được kiểm
soát chất chặt chẽ nên khả năng cạnh tranh chưa cao. Bởi vậy, việc thiết lập chuỗi
giá trị từ nhà cung cấp con giống và thức ăn, dịch vụ kỹ thuật và người chăn nuôi
cùng với người thu mua, tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết góp phần xoá bỏ
tình trạng sản xuất đơn lẻ, phân tán, cắt khúc trong chăn nuôi truyền thống của
nông dân, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, giải quyết việc phân lợi nhuận phù
hợp tạo mối liên kết bền chặt giữa các tác nhân tham gia liên kết. Phát triển chuỗi
6


giá trị trong chăn nuôi gà sẽ thúc đẩy chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa, là tiền đề
tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
của ngành chăn nuôi gia cầm.
Trên cơ sở kết quả, kinh nghiệm và bộ tài liệu kỹ thuật áp dụng

VietGAHP/GMPs chuỗi sản xuất kinh doanh thịt gà do dự án “Xây dựng và
kiểm soát chất lượng nông lâm sản và Thủy sản” - Cục Quản lý chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản với sự tài trợ của Cơ quan phát triển Quốc tế Canada
(CIDA) chuyển giao, Dự án “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và
kinh doanh gà thịt tại Phú Thọ” là giải pháp có tính đột phá và bền vững
nhằm hình thành phương thức tổ chức sản xuất, quản lý theo hướng liên kết,
truy xuất nguồn gốc, tạo ra sản phẩm thịt gia cầm đạt chất lượng đảm bảo an
toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gà thịt áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm,
truy xuất được nguồn gốc thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức
quản lý hướng tới phát triển ngành chăn nuôi gia cầm bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng thành công 01 mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gà
thịt (gồm 1 trang trại trung tâm, 3 gia trại vệ tinh quy mô 5.000 con/năm; 1 cơ sở
giết mổ, 1 cửa hàng và 2 quầy hàng kinh doanh) bảo đảm ATTP, truy xuất được
nguồn gốc sản phẩm.
- Hoàn thiện quy trình vận hành mô hình liên kết sản xuất và kinh doanh gà
thịt theo chuỗi.
- Nâng cao trình độ cho 05 cán bộ kỹ thuật và 100 chủ trang trại, người
chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh về kỹ thuật, quy phạm thực hành tốt bảo đảm
chất lượng, an toàn thực phẩm.
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN:
1. Khảo sát hiện trạng, lựa chọn các cơ sở tham gia chuỗi:
- Khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, kinh
doanh đã triển khai thành công ở một số tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm xây
dựng mô hình.
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt gà bảo đảm

chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Khảo sát điều kiện chăn nuôi, tình hình phát triển, thu mua, tiêu thụ, hiệu
quả kinh tế…của các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh; tìm hiểu thị hiếu
7


người tiêu dùng gà thịt, lựa chọn giống gà, quy trình nuôi phù hợp để có chất
lượng thịt ngon, bảo đảm ATTP.
- Khảo sát, đánh giá lựa chọn các cơ sở (mắt xích trong chuỗi) tham gia
chuỗi (tiêu chí lựa chọn, số lượng hộ tham gia, quy mô, địa điểm...).
2. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh gà thịt:
- Thiết kế mô hình chuỗi (sơ đồ các mắt xích trong chuỗi), chức năng,
nhiệm vụ từng khâu trong chuỗi từ khâu sản xuất, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm.
- Đào tạo, hướng dẫn cán bộ kỹ thuật (5 người) và chủ thể tham gia xây
dựng mô hình về kỹ thuật chăn nuôi, theo dõi ghi chép, vệ sinh an toàn giết mổ
và kinh doanh sản phẩm gà thịt…
- Xây dựng trang trại trung tâm, gia trại vệ tinh đảm bảo an toàn sinh học, ATTP.
+ Xây dựng 01 trang trại trung tâm, 03 gia trại (hộ chăn nuôi) vệ tinh có quy
mô 5.000 con/năm. Trang trại, gia trại được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học để xây dựng mô hình.
+ Ký kết hợp đồng liên kết với các cơ sở giết mổ hoặc của thương lái tiêu
thụ sản phẩm gà thịt.
- Xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo đủ điều kiện ATTP:
+ Xây dựng 01 cơ sở giết mổ đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất theo quy
định, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định tại
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.
+ Ký kết hợp đồng liên kết mua nguyên liệu đầu vào (gà thịt) với chủ trang
trại và bán sản phẩm đầu ra (gà đã giết mổ) với các nhà hàng hoặc bán trực tiếp
cho cửa hàng, quầy hàng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm gà thịt.

- Xây dựng cửa hàng, quầy hàng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm chuỗi gà thịt:
+ 01 cửa hàng, 02 quầy hàng kinh doanh có địa điểm bán hàng thuận lợi, cơ
sở vật chất phục vụ cho kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm.
+ Ký kết hợp đồng liên kết mua sản phẩm gà thịt (gà mổ và gà lông) từ cơ
sở giết mổ hoặc trang trại.
- Đánh giá quá trình hoạt động của mô hình liên kết (các chỉ tiêu theo dõi)
và hiệu quả của mô hình.
3. Hoàn thiện quy trình vận hành mô hình liên kết sản xuất và kinh doanh
gà thịt theo chuỗi:
- Xây dựng bộ nguyên tắc quản lý, kiểm soát nội bộ đối với sản xuất gà thịt tại
các trang trại và hộ gia đình đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm;
- Xây dựng bộ các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thịt gà sản xuất theo chuỗi:
8


- Xây dựng bộ nguyên tắc quản lý giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Quảng bá giới thiệu sản phẩm;
- Xây dựng trình tự các bước triển khai trong tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
- Những điểm cần lưu ý trong quá trình xây dựng chuỗi liễn kết sản xuất
và kinh doanh nói chung và đối với gà thịt nói riêng.
4. Tập huấn, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền kết quả dự án; đề xuất các giải
pháp duy trì và phát triển nhân rộng mô hình:
- Tập huấn cho 100 chủ trang trại, nông dân, các thành phần tham gia
chuỗi cung ứng gà thịt. Nội dung về các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học,
quy trình thực hành bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong
chuỗi sản xuất, kinh doanh gà thịt.
- Tổ chức 02 hội nghị giới thiệu, đánh giá kết quả thực hiện.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hiệu quả của
mô hình chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh gà thịt.

- Xây dựng bản đề xuất các giải pháp duy trì mô hình và nhân rộng mô
hình đối với chuỗi sản xuất và kinh doanh nông sản nói chung và chuỗi sản xuất
kinh doanh gà thịt nói riêng.
V. SẢN PHẨM VÀ YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG:
1. Sản phẩm của dự án:
- 01 mô hình chuỗi khép kín từ sản xuất, giết mổ và kinh doanh gà thịt
đảm bảo an toàn thực phẩm làm điểm tham quan, học tập bao gồm các tác nhân
tham gia chuỗi: 01 trang trại, 03 gia trại vệ tinh, 01 cơ sở giết mổ, 01 cửa hàng,
02 quầy hàng tham gia chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh gà thịt với quy mô
10.000 con (5.000 con/năm) được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an
toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT.
- Sản phẩm là bộ quy tắc quản lý, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín:
- Đào tạo 5 cán bộ kỹ thuật; tập huấn cho 100 chủ trang trại, người chăn
nuôi và các thành phần tham gia chuỗi cung ứng gà thịt.
- Báo cáo tổng hợp kết quả triển khai thực hiện dự án.
2. Yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra:
TT
1

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Tổng kết, đánh các nội dung
Báo cáo tổng kết toàn diện dự án triển khai. Được Hội đồng
KHCN thông qua.
9

Chú

thích


2

3

4

Đảm bảo chất lượng, an toàn
Mô hình chuỗi liên kết sản thực phẩm. Gắn kết chặt chẽ
xuất, kinh doanh 10.000 gà thịt. các khâu trong chuỗi, bảo
đảm hiệu quả.
Quy trình chăn nuôi gà thịt an
toàn sinh học, quy trình thực Phù hợp điều kiện chăn nuôi
hành tốt trong giết mổ, kinh tại địa phương. Được Hội
doanh gà thịt. Bộ quy tắc quản đồng KHCN thông qua.
lý, tổ chức sản xuất.
Đào tạo 5 cán bộ kỹ thuật, 100
Được Hội đồng nghiệm thu
chủ trang trại, người chăn nuôi
thông qua.
và tác nhân tham gia dự án.

PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN:
1. Tình hình chung:
1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo và tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền cơ
sở, các cơ quan liên quan, sự đồng tình ủng hộ của các chủ trang trại, các hộ chăn

nuôi trong quá trình thực hiện dự án.
- Các trang trại, gia trại tham gia dự án có điều kiện về đất đai, chuồng trại, lao
động, nguồn vốn đối ứng, nhiệt tình và đồng thuận liên kết với nhau hình thành chuỗi
cung ứng gà thịt an toàn có sản phẩm cung ứng ra thị trường ổn định, bền vững.
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho đàn gia cầm phát triển, không xuất hiện
các dịch bệnh (cúm gia cầm), người chăn nuôi có kinh nghiệm trong quá trình
10


nuôi và phòng dịch bệnh; các quy trình sản xuất (chăn nuôi an toàn sinh học), các
quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với trình độ người chăn nuôi.
1.2. Khó khăn:
- Tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết là phương thức tổ chức sản xuất
mới nên việc lập kế hoạch tổ chức sản xuất, giám sát dịch bệnh đảm bảo an toàn
thực phẩm trong chuỗi liên kết còn nhiều bỡ ngỡ.
- Thị trường tiêu thụ khó khăn do người tiêu dùng có thói quen sử dụng
thực phẩm tươi sống nên các sản phẩm gà thịt mổ sẵn, đóng gói hút chân không,
bảo quản lạnh, có tem nhãn truy xuất được nguồn gốc nhưng lại tiêu thụ chậm.
- Thời gian qua thị trường tiêu thụ thịt lợn trong nước gặp khó khăn do
cung vượt cầu kéo theo thị trường tiêu thụ gà thịt, giá bán sản phẩm gà thịt giảm
so với mọi năm, lợi nhuận thu được của các hộ chăn nuôi thấp, sức đầu tư giảm
(giảm số lứa vào gà, giảm quy mô/lứa).
- Kinh phí dự án hạn chế chủ yếu kinh phí tự có của người chăn nuôi nên
khó khăn cho cơ quan chủ trì trong quá trình thực hiện.
2. Công tác tổ chức, quản lý điều hành:
Trên cơ sở thuyết minh dự án được phê duyệt, căn cứ Hợp đồng số 26/HĐDAKH ngày 31/8/2015 giữa Sở Khoa khoa học và Công nghệ Phú Thọ với Chi
cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Thọ về việc thực hiện dự
án Khoa học và công nghệ: “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và kinh
doanh gà thịt tại Phú Thọ” cơ quan chủ trì dự án đã phối hợp với các đơn vị liên
quan trong và ngoài ngành tiến hành các nội dung:

- Chi cục đã ban hành Quyết định cử cán bộ tham gia dự án, phân công
nhiệm vụ cho các thành viên triển khai nội dung dự án.
- Chỉ đạo khảo sát, xác định thành phần các tác nhân tham gia chuỗi liên
kết; chỉ đạo xây dựng mô hình chuỗi.
- Phối hợp với phòng, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy
trình chăn nuôi gà an toàn, các quy định về điều kiện đảm bảo ATTP trong sản
xuất, kinh doanh cho các tác nhân tham gia chuỗi liên kết.
- Cử cán bộ giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy định về ATTP trong
suốt quá trình nuôi (quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo ATTP; theo
dõi, giám sát việc ghi chép nhật ký chăn nuôi truy xuất nguồn gốc thực phẩm
không an toàn tại các trang trại, gia trại tham gia chuỗi).
- Định kỳ kiểm tra, giám sát lấy mẫu phân tích thức ăn chăn nuôi, mẫu thịt
gà kiểm tra chất lượng sản phẩm chuỗi trước khi sản phẩm cung ứng ra thị trường.
- Quản lý kinh phí theo đúng quy định tài chính. Cấp trực tiếp vật tư cho
các thành phần tham gia chuỗi. Phần kinh phí cho các công tác khác được chi
11


theo đúng yêu cầu của dự án (các khoản chi đều có hợp đồng và thủ tục giấy tờ
liên quan đến quyết toán tài chính).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI:
1. Khảo sát hiện trạng, lựa chọn các cơ sở tham gia chuỗi:
1.1. Khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, kinh
doanh đã triển khai thành công ở một số tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm xây
dựng mô hình.
- Dự án đã tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm mô hình chuỗi liên kết chăn
nuôi gà đồi Yên Thế-Bắc Giang, đây là mô hình tổ chức liên kết sản xuất giữa công ty
Cổ phần Giang Sơn với 80 hộ chăn nuôi gà thịt. Sản lượng các cơ sở tham gia chuỗi:
+ Công ty/trang trại trung tâm, có quy mô chăn nuôi trung bình 20.000 gà
thịt/lứa, gia trại vệ tinh có quy mô chăn nuôi 1.000-2.000 gà thịt/lứa; các trang

trại, gia trại mỗi năm nuôi 3 lứa.
+ Cơ sở giết mổ gà nằm trong vùng quy hoạch, có công suất giết mổ 200
con gà thịt/ngày.
+ Cơ sở kinh doanh gà thịt đủ điều kiện bảo đảm ATTP, sức tiêu thụ trung bình 2050 con/ngày .
- Các tác nhân tham gia ngay từ đầu đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu về cơ
sở vật chất, trang thiết bị, có nhân lực ổn định; các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh
doanh trong chuỗi ký hợp đồng liên kết sản xuất kinh doanh.
- Các tác nhân trong chuỗi tự nguyện đăng ký tham gia và cam kết sẽ
nâng cấp cơ sở vật chất theo tư vấn để đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Mô hình chuỗi gà đồi Yên Thế hoạt động theo hình thức liên kết bảo đảm
tương đối ổn định về sản lượng, giá cả, nâng cao uy tín, thương hiệu “Gà đồi Yên
Thế”, thúc đẩy phong trào chăn nuôi gà đồi; gắn trách nhiệm của người dân, doanh
nghiệp ở tất cả các khâu. Thực hiện mô hình chuỗi liên kết, doanh nghiệp đã ký kết
với các hộ chăn nuôi, thu mua; thành lập 5 nhóm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà
đồi. Hàng tháng, các nhóm tổ chức đánh giá chất lượng, kiểm tra chéo từ một đến
hai lần các hộ chăn nuôi. Chất lượng sản phẩm nâng lên, thị trường tiêu thụ nhờ đó
cũng thuận lợi hơn. Năm 2014, Công ty đưa ra thị trường gần 200 tấn (gà lông và
gà đã qua giết mổ), tăng gấp đôi sản lượng so với năm 2013.
Các yếu tố điều tra, khảo sát cho thấy mô hình tổ chức sản xuất, quản lý
theo chuỗi liên kết để quản lý chất lượng, đảm bảo ATTP, truy xuất nguồn gốc,
sản phẩm mang tính hàng hóa và có tính cạnh tranh cao trên thị trường là hướng
đi thích hợp trong giai đoạn hiện nay góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu
ngành chăn nuôi. Đối với Phú Thọ các yếu tố ban đầu về đất đai, điều kiện cơ sở
vật chất, con người thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện liên kết chuỗi gà thịt.
12


1.2. Khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt gà bảo đảm
chất lượng, an toàn thực phẩm.
Dựa trên kết quả các phiếu điều tra tại 05 huyện, thành, thị (Phù Ninh, Tam

Nông, Thanh Thủy, TX. Phú Thọ và TP. Việt Trì) có nhu cầu lớn về tiêu thụ sản
phẩm gà thịt đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Qua điều tra 30 hộ kinh
doanh gà thịt với các tiêu chí chủ yếu như (nguồn cung cấp, kiểm dịch thú y trước
khi lưu thông, sản lượng/ngày, quảng bá sản phẩm...).
Bảng kết quả điều tra các hộ kinh doanh gà thịt tại 05 huyện, thành, thị
Tiêu chí

Kết quả

Tổ chức sản xuất
Năm bắt đầu kinh doanh: các cơ sở kinh doanh đều bắt đầu hoạt

100%

động từ năm 2000 đến nay
Tổng diện tích kinh doanh: từ 100 m2 đến 1000 m2

100%

Trang thiết bị chính của cơ sở: Chủ yếu là bàn ghế, dụng cụ nấu

100%

nướng…
Nguồn nước đang sử dụng

80% nước máy công
cộng;

20%


nước

giếng khoan
Hệ thống xử lý chất thải: Thu gom chất thải vào đúng nơi quy định.

100%

Sản lượng bán ra: con/ngày: Hầu hết trong khoảng từ 10 đến 100 con.

100%

Sản phẩm của cơ sở: Chủ yếu là gà mổ sẵn.

100%

Nguồn cung cấp sản phẩm cho sở chủ yếu: Phú Thọ, Vĩnh Phúc

100%

Người kinh doanh: Khoảng từ 02 đến 20 người.

100%

Người kinh doanh đã được tham gia lớp phổ biến kiến thức về hướng
dẫn điều kiện đảm bảo ATTP trong kinh doanh: 15/30 người
Quy trình bảo quản sản phẩm hiện nay tại cơ sở: Đóng túi nilong, bảo
quản lạnh.

50%

0%

Tiêu thụ, quảng bá sản phẩm:
Hình thức tiêu thụ sản phẩm hiện nay: Bán trực tiếp tại nhà

100%

Thị trường tiêu thụ: Phú Thọ.

100%

Có hình thức quảng bá sản phẩm

99% không; 1%
quảng bá trên panô

Giấy chứng nhận và công tác giám sát chất lượng:
Hiện nay, cơ sở đã được cấp chứng nhận về việc tuân thủ quy trình
sản xuất: có 15/30 cơ sở
Công tác giám sát chất lượng sản phẩm đóng vai trò chủ yếu của cơ

13

50%
100%


sở hiện nay: Nội bộ

* Đánh giá chung: Kết quả cho thấy, hầu hết người tiêu dùng đều có nhu

cầu về gà thịt an toàn song do vì nhiều lý do mà lượng sản phẩm gà thịt an toàn
đến tay người tiêu dùng chưa cao, cụ thể:
- Về tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu thông qua các thương lái, sản phẩm chủ yếu
ở dạng thô (nguyên con), việc mua bán đa phần bằng lòng tin không ký kết hợp
đồng trách nhiệm. Người thu mua vì lợi nhuận mà có thể trà trộn gà thịt được mua
tại các trang trại khác nhau, tăng trọng lượng gà bằng nhiều biện pháp như nhồi
thức ăn, cát sạn vào gà thịt chuẩn bị xuất bán, làm giảm độ đồng đều về chất
lượng, dẫn đến người tiêu dùng chưa tin tưởng vào sản phẩm. Một phần nhỏ được
giết mổ tại các cơ sở nhỏ lẻ bán tại các chợ truyền thống... Sản phẩm gà thịt trên
thị trường chưa truy xuất được nguồn gốc, không có nhãn mác, chưa xây
dựng được thương hiệu nên tính cạnh tranh còn thấp. Thị trường tiêu thụ còn
gặp nhiều khó khăn.
- Về giá cả: Giá gà thịt an toàn hiện nay cao hơn so với gà nuôi theo phương
pháp thông thường từ 10 -15.000 đồng/kg quyết định khá nhiều đến việc mua sản
phẩm. Hơn nữa, phần nhiều các gia đình hiện nay vẫn có thể tự cung, tự cấp thực
phẩm như tự chăn nuôi hay có nguồn cung cấp tại quê nhà dẫn đến lượng gà thịt an
toàn bán ra thấp. Một lý do nữa là gà thịt an toàn bán ra hiện nay chủ yếu dưới dạng
mổ sẵn, trong khi tâm lý thích mua gà lông của đại bộ phận khách hàng cũng quyết
định đến sức mua gà thịt an toàn hiện nay.
1.3. Khảo sát điều kiện chăn nuôi, tình hình phát triển, thu mua, tiêu thụ, hiệu
quả kinh tế…của các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh; tìm hiểu thị hiếu
người tiêu dùng gà thịt lựa chọn giống gà, quy trình nuôi phù hợp để có chất
lượng thịt ngon, bảo đảm ATTP.
Cơ quan chủ trì dự án phối hợp với các đơn vị liên quan, các huyện, thị thu
thập thông tin, điều tra, phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra (được đánh
giá qua các tiêu chí trên phiếu điều tra).
- Phạm vi điều tra tại các hộ/trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở kinh
doanh gia cầm.
- Hình thức điều tra: Thu thập tài liệu, số liệu, phỏng vấn trực tiếp, qua
phiếu điều tra.

- Cơ cấu phiếu điều tra: Hộ/trang trại chăn nuôi gà thịt: 50 hộ.
Sau khi điều tra, nhóm thực hiện dự án đã tiến hành tổng hợp, phân tích kết
quả điều tra như sau:
Bảng kết quả điều tra các trang trại/hộ chăn nuôi gà thịt
14


Tiêu chí

Kết quả

Tổ chức sản xuất
Bắt đầu chăn nuôi từ năm 2000 đến nay

100%

Tổng diện tích của hộ/trang trại từ 500 m2 đến 6ha

100%

13/50 hộ chăn nuôi đã được tham gia lớp phổ biến kỹ thuật

26%

chăn nuôi, ATTP trong chăn nuôi gà thịt
Hộ/trang trại đã từng tham gia đề tài/dự án về chăn nuôi gà thịt

Không

Sản lượng của hộ/trang trại/năm từ 2 - 20 tấn/năm.


100%

15/50 hộ/trang trại áp dụng quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh

30%

học, còn lại chăn thả tự do

Công nghiệp: 80%; tự

Thức ăn đang sử dụng

phối: 5%; kết hợp: 15%
Hướng dẫn của cán bộ thú

Quy trình tiêm phòng vacxin hiện nay đang áp dụng

y: 95%; kinh nghiệm chăn
nuôi: 5%
J-Dabaco, Minh Dư, Phùng

Giống gà hộ/trang trại đang nuôi hiện nay

Dầu Sơn, Ai Cập....

Thu gom, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm qua thương lái

100 %
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào


Thị trường tiêu thụ

Cai…

Có hình thức quảng bá sản phẩm

Không

Giấy chứng nhận và công tác giám sát chất lượng
Cấp chứng nhận về việc tuân thủ quy trình sản xuất (1/50
hộ/trang trại được cấp giấy chứng nhận VSTY).
Công tác giám sát chất lượng sản phẩm

2%
Nội bộ: 50%
Trạm thú y: 50%

Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi trong chăn nuôi và tiêu thụ: Diện tích rộng, được
tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà; được thương lái

100%

thu mua tại nhà
Khó khăn trong chăn nuôi và tiêu thụ: Giá thức ăn chăn nuôi
cao, vốn ít, 1 số hộ/trang trại cơ sở vật chất còn thiếu. Chủ yếu
là giống gà địa phương, tỷ lệ thuần thấp, chất lượng con giống

100%


chưa cao. Dịch bệnh diễn biến phức tạp; Giá cả không ổn định,
thương lái hay ép giá
Triển vọng trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm
Có kế hoạch thay đổi

90% không; 10% có

15


Hợp tác liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Hiện tại hộ/trang trại có kết hợp trong tiêu thụ sản phẩm với
các hộ/trang trại/doanh nghiệp khác

Không

* Đánh giá chung:
Về tổ chức sản xuất:
- Năm bắt đầu chăn nuôi: 100% các hộ/trang trại đều bắt đầu chăn nuôi từ
năm 2000 đến nay.
- Tổng diện tích của hộ/trang trại: 100% từ 500 m2 đến 6ha.
- Người chăn nuôi đã được tham gia lớp phổ biến kỹ thuật chăn nuôi,
ATTP trong chăn nuôi gà thịt: 10/50 hộ/trang trại đã được tham gia các lớp tập
huấn như Vệ sinh thú y do Chi cục Thú y tổ chức. Có 3/50 hộ/trang trại tham gia
các lớp tập huấn Vệ sinh an toàn thực phẩm do Chi cục Quản lý chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức.
- Hộ/trang trại đã từng tham gia đề tài/dự án về chăn nuôi gà thịt: Chưa có
hộ/trang trại nào tham gia.
- Sản lượng của hộ/trang trại/năm: 100% từ 2 - 20 tấn/năm.

- Quy trình chăn nuôi đang áp dụng: Có 15/50 hộ/trang trại áp dụng quy
trình chăn nuôi gà an toàn sinh hoc, còn lại chăn thả tự do.
- Thức ăn đang sử dụng: Công nghiệp, tự phối và kết hợp.
- Quy trình tiêm phòng vacxin hiện nay đang áp dụng: Hầu hết đều theo
hướng dẫn của cán bộ thú y.
- Giống gà hộ/trang trại đang nuôi hiện nay: J-Dabaco, Minh Dư, Phùng
Dầu Sơn, Ai Cập.
- Thu gom, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm: Tất cả các hộ/trang trại tham gia
điều tra đều bán cho thương lái.
- Thị trường tiêu thụ: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai…
- Có hình thức quảng bá sản phẩm: không có.
Về cấp Giấy chứng nhận và công tác giám sát chất lượng:
- Cấp chứng nhận về việc tuân thủ quy trình sản xuất: có 1/50 hộ/trang
trại được cấp giấy chứng nhận VSTY. Còn lại chưa hộ/trang trại nào được cấp.
- Công tác giám sát chất lượng sản phẩm đóng vai trò chủ yếu của
hộ/trang trại hiện nay: Chủ yếu là nội bộ, một số là trạm thú y địa phương.
Về thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi trong chăn nuôi: Đa số các hộ/trang trại đều có diện tích rộng,
được tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà.
- Thuận lợi trong tiêu thụ: Được thương lái thu mua tại nhà.
16


- Khó khăn trong chăn nuôi: Giá thức ăn chăn nuôi cao, vốn ít, 1 số
hộ/trang trại cơ sở vật chất còn thiếu. Chủ yếu là giống gà địa phương, tỷ lệ
thuần thấp, chất lượng con giống chưa cao. Dịch bệnh diễn biến phức tạp.
- Khó khăn trong tiêu thụ: Giá cả không ổn định, thương lái hay ép giá.
Về triển vọng trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm:
- Hộ/trang trại có kế hoạch thay đổi: Đại đa số các hộ giữ nguyên do vốn
ít, nhà ít người. Tuy nhiên, cũng có 1 số hộ/trang trại có kế hoạch thay đổi bằng

cách mở rộng chuồng trại.
- Hình thức tiêu thụ sản phẩm hiện nay có đáp ứng được yêu cầu của
hộ/trang trại: Đa số là không do thương lái ép giá.
Về hợp tác liên kết trong tiêu thụ sản phẩm:
Hiện tại hộ/trang trại có kết hợp trong tiêu thụ sản phẩm với các hộ/trang
trại/doanh nghiệp khác: Không có hộ nào liên kết với doanh nghiệp
1.4. Khảo sát, đánh giá lựa chọn các cơ sở (mắt xích trong chuỗi) tham gia
chuỗi (tiêu chí lựa chọn, số lượng hộ tham gia, quy mô, địa điểm...)
1.4.1. Tiêu chí khảo sát, đánh giá lựa chọn các tác nhân tham gia:
Để đảm bảo sản lượng chuỗi liên kết sản xuất đạt từ 8-10 tấn thịt/năm trở
lên và có sản phẩm cung ứng ra thị trường định kỳ 15 ngày/lần, số lượng và quy
mô các cơ sở tham gia chuỗi phải đáp ứng:
- Cơ sở chăn nuôi, giết mổ phải nằm trong vùng quy hoạch.
- Trang trại trung tâm, có quy mô chăn nuôi trung bình 1.000 - 1.500 gà
thịt/lứa, gia trại vệ tinh có quy mô chăn nuôi 200 - 500 gà thịt/lứa; các trang trại,
gia trại mỗi năm nuôi 3 lứa.
- Cơ sở giết mổ gà công suất 10 - 20 con gà thịt/ngày.
- Cơ sở kinh doanh gà thịt đủ điều kiện bảo đảm ATTP, sức tiêu thụ 10-20
con/ngày.
- Các tác nhân tham gia cơ bản đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, có nhân lực ổn định.
- Có hợp đồng liên kết giữa các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh trong chuỗi;
- Các tác nhân trong chuỗi tự nguyện đăng ký tham gia và cam kết sẽ
nâng cấp cơ sở vật chất theo tư vấn để đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
1.4.2. Kết quả khảo sát, đánh giá các hộ/trang trại, cơ sở giết mổ, kinh doanh
dự án đã chọn ra các tác nhân tham gia dự án gồm:
- 01 trang trại trung tâm: Trang trại Nguyễn Quang Dũng địa chỉ: Thị trấn
Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

17



+ Trang trại có địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa
phương, được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, môi trường
không bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất.
+ Trang trại có tổng diện tích 4ha bao gồm diện tích chuồng nuôi, nhà để thức ăn
chăn nuôi, thuốc thú y…với đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Trang trại cũng
có diện tích lớn cây xanh rất thích hợp với chăn nuôi gà thả đồi. Số lượng nuôi đạt tối
đa 90.000 con/năm (hiện trung bình đạt 60.000 con/năm tùy theo thị trường tiêu thụ
hàng năm) đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm ổn định. Người chăn nuôi tại trang trại
đã được tham gia các lớp tập huấn VSTY, ATTP do Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý
chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức. Chủ trang trại, người chăn nuôi thường
xuyên được cán bộ kỹ thuật của các công ty thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi an toàn nên có kiến thức, kỹ năng chăn nuôi tốt. Trang trại cũng là địa
chỉ tư vấn nguồn thức ăn, thuốc thú y, con giống, kỹ thuật chăn nuôi cho các trang trại,
gia trại xung quanh đóng vai trò vị trí trung tâm trong chuỗi liên kết.
- 03 gia trại vệ tinh:
+ Gia trại Nguyễn Tiến Hùng. Địa chỉ: Khu 9 - Xã Phù Ninh - Huyện Phù Ninh.
+ Gia trại Nguyễn Văn Tuấn. Địa chỉ: Khu 7 -Xã Phù Ninh - Huyện Phù Ninh.
+ Gia trại Lê Xuân Đức. Địa chỉ: Khu 8 - Xã Phù Ninh - Huyện Phù Ninh
Ngoài ra, dự án cũng đã mở rộng thêm 02 gia trại vệ tinh hộ ông Nguyễn Ngọc Vui
- Khu 8, Xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh; Nguyễn Văn Bắc - Khu 8, xã Phù Ninh, Huyện
Phù Ninh tự nguyện tham gia chuỗi liên kết.
Các gia trại có vị trí gần với trang trại trung tâm thuận lợi cho việc trao đổi
kinh nghiệm chăn nuôi, lập kế hoạch tổ chức sản xuất, tiêu thụ gà thịt của các hộ
trong chuỗi. Tổng diện tích trung bình mỗi gia trại khoảng 1.000 m 2, quy mô tối
đa 5.000 con/gia trại/năm (trung bình 3.000 con/3 lứa/năm) đảm bảo lượng gà
cung cấp ổn định.
- 01 cơ sở giết mổ hộ ông Đinh Tiến Sỹ. Địa chỉ: Xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh. Quy
mô giết mổ nhỏ lẻ, diện tích 20 m 2, công suất giết mổ trung bình 50-100

con/ngày, tối đa 100-200 con/ngày. Trang thiết bị bao gồm máy đánh lông gà,
nồi nhúng, dụng cụ giết mổ, vật chứa đựng, vận chuyển gà thịt sạch sẽ. Cơ sở có
khu nuôi nhốt gia cầm sống, khu giết mổ riêng đảm bảo không bị lây nhiễm
chéo vào thân thịt gia cầm mổ sẵn.
- 01 cửa hàng thực phẩm sạch An Việt. Địa chỉ: Tân Dân - Việt Trì. Cửa hàng
nằm ở vị trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho việc giới thiệu, bán sản phẩm
của dự án. Trang thiết bị bao gồm tủ bảo ôn, tủ kính bày bán, bàn bán sản phẩm…
Diện tích 50m2.
18


- 02 quầy hàng gồm hộ kinh doanh Nguyễn Thị Nhàn - Phường Tiên Cát –
Tp.Việt Trì và quầy thực phẩm sạch Lebio - Phường Nông Trang, Tp.Việt Trì.
Nằm ở vị trí đông dân cư thuận tiện cho việc giới thiệu, bán các sản phẩm gà thịt
sản xuất theo chuỗi liên kết. Trang thiết bị bao gồm tủ bảo ôn, tủ kính bày bán,
bàn bán sản phẩm bằng inox.
2. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh gà thịt:
2.1. Sơ đồ mô hình chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh
Kết quả thiết kế sơ đồ mô hình chuỗi
Cửa hàng
Trang trại (gia trại)

Cơ sở giết mổ, vận chuyển

NTD

Quầy hàng
- Phương thức liên kết của mô hình chuỗi liên kết chủ yếu dựa trên cơ sở liên
kết dọc, liên kết giữa các chủ thể theo đường đi của sản phẩm (từ chăn nuôi, thu
mua, giết mổ đến kinh doanh), phân bổ trách nhiệm, lợi ích và cả rủi ro (nếu có)

giữa các tác nhân trong chuỗi.
- Mô hình chuỗi liên kết này hoạt động trên cơ sở cơ chế thị trường, khép
kín, giảm thiểu các khâu trung gian; các tác nhân chủ động tổ chức sản xuất kinh
doanh; bình đẳng, hợp tác chia sẻ lợi ích và cùng có lợi. Với cơ chế liên kết hoạt
động như vậy khai thác phát huy kinh nghiệm, tiềm năng, lợi thế, trách nhiệm
từng tác nhân, vừa đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật nhà nước, vừa
đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định, có nguồn gốc, đảm bảo VSATTP.
Chức năng, nhiệm vụ từng khâu:
- Trang trại (gia trại): Đảm bảo các điều kiện và phương thức chăn nuôi theo
đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học (chuồng nuôi, con giống, thuốc thú y,
thức ăn chăn nuôi, chăm sóc….). Liên kết, trao đổi với nhau về kinh nghiệm chăn
nuôi, phòng trừ dịch bệnh, tiêm phòng, phương thức vào gà, giá cả… Chịu sự giám
sát về thú y, dịch bệnh… của các cơ quan chuyên ngành đảm bảo sao cho sản phẩm
gà thịt cung cấp ra thị trường an toàn. Đảm bảo gà thịt sinh trưởng, phát triển theo
các thông số đưa ra về chất lượng, trọng lượng đúng yêu cầu Dự án. Ký kết hợp
đồng liên kết với các cơ sở giết mổ hoặc của thương lái tiêu thụ sản phẩm gà thịt.
- Cơ sở giết mổ, vận chuyển:
* Hoạt động giết mổ: Áp dụng quy trình VSTY, ATTP trong quá trình trước
và sau giết mổ (tần suất vệ sinh, tiêu độc khử trùng, thu gom chất thải…). Ký
kết hợp đồng liên kết mua nguyên liệu đầu vào (gà thịt) với chủ trang trại và bán
19


sản phẩm đầu ra (gà đã giết mổ) với các nhà hàng hoặc bán trực tiếp cho quầy
hàng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm gà thịt.
* Hoạt động vận chuyển: Vận chuyển gà lông từ trang trại, gia trại chăn
nuôi đến cơ sở giết mổ và gà đã giết mổ tới các cơ sở kinh doanh đảm bảo ATTP
trong vận chuyển sản phẩm gà thịt.
- Cửa hàng, quầy hàng: Áp dụng quy phạm thực hành chuẩn trong quá
trình kinh doanh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm thịt gia cầm

đến tay người tiêu dùng không bị ô nhiễm vi sinh vật…Ký kết hợp đồng liên kết
mua sản phẩm gà thịt (gà mổ và gà lông) từ cơ sở giết mổ hoặc trang trại. Giới
thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn để người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng.
Để đảm bảo duy trì, vận hành chuỗi bắt buộc đầu ra phải ổn định. Việc có
sản phẩm thường xuyên cung cấp đến tay người tiêu dùng thúc đẩy các trang
trại, gia trại, cơ sở giết mổ đẩy mạnh chăn nuôi; giết mổ gà thịt. Hơn nữa, việc
tiêu thụ ản phẩm gà thịt liên tục chứng tỏ người tiêu dùng chấp nhận giá bán do
tác nhân kinh doanh đưa ra, từ đó làm cơ sở tính giá nhập gà thịt đối với các tác
nhân phía trước. Do vậy, khâu kinh doanh giữ vai trò quan trọng nhất, là mắt
xích trung tâm của toàn chuỗi.
* Đánh giá chung: Sơ đồ mô hình chuỗi liên kết đã thể hiện được mối liên
kết thống nhất từ quá trình chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển đến kinh doanh.
Thông qua sơ đồ này các tác nhân tham gia vừa có chức năng riêng tại từng
khâu vừa thể hiện mối liên kết giữa các tác nhân với nhau. Mối liên kết sẽ chủ
động được số lượng, chất lượng sản phẩm, ổn định giá cả đáp ứng yêu cầu công
tác truy xuất nguồn gốc.
2.2. Đào tạo, hướng dẫn 05 cán bộ kỹ thuật và 100 chủ thể tham gia xây dựng
mô hình về kỹ thuật chăn nuôi, theo dõi ghi chép, vệ sinh an toàn giết mổ và
kinh doanh sản phẩm gà thịt…
Cơ quan chủ trì đã tổ chức tập huấn cho các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ,
cơ sở kinh doanh tham gia chuỗi liên kết và các hộ chăn nuôi có nhu cầu liên kết
sản xuất hàng hóa tại Phù Ninh về kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học, phổ
biến các quy định đảm bảo ATTP trong giết mổ, kinh doanh gà thịt.
Tham gia tập huấn, các hộ đã được trang bị những kiến thức về nuôi gà
thả vườn đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP như: Chuẩn bị điều kiện nuôi, chọn
giống, chuẩn bị thức ăn, nước uống , chăm sóc ... và áp dụng các biện pháp an
toàn sinh học để phòng, trừ dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; kỹ thuật
sử dụng chế phẩm Balasa - N01 làm đệm lót chuồng trong chăn nuôi gà; phương
pháp nhận biết một số bệnh chủ yếu ở gà và biện pháp phòng, trị (đồng bộ các
biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm

20


bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh…). Quy phạm
thực hành chuẩn chuỗi sản xuất kinh doanh gà thịt.
* Đánh giá chung: Thông qua tổ chức lớp đào tạo, hướng dẫn giúp cán bộ
kỹ thuật và các chủ thể nâng cao trình độ trong quản lý, kỹ thuật chăn nuôi gà
thịt An toàn sinh học...từ đó áp dụng trong quá trình vận hành của toàn chuỗi.
2.3. Xây dựng trang trại trung tâm, gia trại vệ tinh; cơ sở giết mổ; cơ sở kinh
doanh liên kết theo chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm:
Trên cơ sở các kiến thức đã được tập huấn, cơ quan chủ trì thường xuyên
cử cán bộ hướng dẫn các cơ sở tham gia chuỗi liên kết (trang trại trung tâm, gia
trại vệ tinh, cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh) nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất,
tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh, lấy
mẫu giám sát tại các giai đoạn cần thiết để sản phẩm cung ứng ra thị trường đảm
bảo VSTY, ATTP cụ thể:
2.3.1. Đối với trang trại trung tâm, gia trại vệ tinh
- Trang trại trung tâm, gia trại vệ tinh đáp ứng các quy định về chuồng trại,
giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, vệ sinh thú y đáp ứng các quy định tại QCVN
01-15:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
- Năng lực sản xuất của trang trại trung tâm 60.000 con/3 lứa/năm, gia trại
vệ tinh 3.000 con/3 lứa/năm, mỗi lứa gà nuôi 4 tháng để có chất lượng gà săn
chắc, hợp thị hiếu người tiêu dùng khó tính (dự án hỗ trợ 5% con giống, 95%
con giống do các trang trại, gia trại đối ứng). Giống gà Rilai Dabaco của Công
ty Dabaco mua về nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch và
có bản công bố chỉ tiêu chất lượng kèm theo.
- Trang trại, gia trại tham gia chuỗi liên kết có quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng phù hợp với giống, lứa tuổi, mục đích sản xuất. Đảm bảo trọng lượng gà
xuất bán cung cấp cho cơ sở giết mổ thuộc chuỗi trung bình từ 2,3 - 2,5 kg/con,
đáp ứng số lượng gà thịt tối thiểu 5.000 con/năm.

* Kết quả theo dõi, đánh giá quá trình phát triển đàn gà do dự án hỗ trợ như sau:
- Lứa 1: 1.000 gà giống J-DABACO. Thời gian vào gà tháng 10/2015.
Thời gian bắt đầu xuất bán tháng 01/2016.
Thời gian vào gà giống và xuất bán gà thịt được tính cụ thể
theo các tháng như sau:
TT

Trang trại,
gia trại

Thời gian vào gà
(tháng/năm)

Gà giống Dự án
hỗ trợ (con)

Thời gian
xuất bán
(tháng/năm)

1

Nguyễn Quang Dũng

10/2015

100

01/2016


2

Nguyễn Quang Dũng

11/2015

100

02/2016

21


Nguyễn Văn Tuấn

200

Nguyễn Quang Dũng

100

3

12/2015

03/2016

Nguyễn Tiến Hùng

200


Nguyễn Quang Dũng

100

4

01/2016
Lê Xuân Đức

04/2016
200

Tổng

1.000

- Lứa 2: 1.500 gà giống J-DABACO. Thời gian vào gà tháng 4/2016. Thời
gian bắt đầu xuất bán tháng 08/2016.
Thời gian vào gà giống và xuất bán gà thịt được tính cụ thể
theo các tháng như sau:
TT
1

Trang trại,
gia trại
Nguyễn Quang Dũng

Thời gian vào gà
(tháng/năm)


Gà giống Dự án
hỗ trợ (con)

Thời gian
xuất bán
(tháng/năm)

4/2016

300

8/2016

Nguyễn Quang Dũng
2

100
5/2016

Nguyễn Văn Tuấn
Nguyễn Quang Dũng
3

9/2016
300
100

6/2016
Nguyễn Tiến Hùng

Nguyễn Quang Dũng

4

10/2016
300
100

7/2016
Lê Xuân Đức

11/2016
300

Tổng

1.500

- Lứa 3: 710 gà giống J-DABACO. Thời gian vào gà tháng 4/2017. Thời
gian bắt đầu xuất bán tháng 08/2017.

TT

Trang trại,
gia trại

Thời gian vào gà
(tháng/năm)

Gà giống Dự án

hỗ trợ (con)

Thời gian
xuất bán
(tháng/năm)

4/2017

410

8/2017

1

Nguyễn Quang Dũng

2

Nguyễn Văn Tuấn

100

3

Nguyễn Tiến Hùng

100

22



4

Lê Xuân Đức

100
Tổng

710

- Quá trình chăn nuôi: Các trang trại/gia trại đều thực hiện đúng quy trình
chăn nuôi gà An toàn sinh học. Ghi chép sổ sách hàng ngày về tình hình sản
xuất, dịch bệnh, sử dụng vắc xin, thuốc thú y của đàn gia cầm; số lượng gia cầm
xuất bán (gà lông), địa chỉ bán. Tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về chất lượng
sản phẩm gà thịt tại công đoạn chăn nuôi, cụ thể:
- Về nhiệt độ
+ Gà 1-3 ngày tuổi: quây úm ở nhiệt độ 33-340C;
+ Gà 4-6 ngày tuổi: quây úm ở nhiệt độ 30-320C;
+ Gà 7-14 ngày tuổi: quây úm ở nhiệt độ 28-290C.
+ Gà từ 15 -30 ngày tuổi quây úm ở nhiệt độ 28-220C
- Về nguồn nước
Đối với nước dùng cho gà con uống đều đảm bảo sạch, đầy đủ, đặc biệt
trong 1-3 ngày đầu hơi ấm khoảng 22 - 230C.
- Về thức ăn: luôn mới, thơm, không bị mốc mọt, cân đối về thành phần
giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà trong
giai đoạn nhỏ. Với 1.000 gà DABACO lượng thức ăn như sau:
+ Giai đoạn úm 1-15 ngày: 250 kg
+ Giai đoạn từ 15-40 ngày: 750 kg
+ Giai đoạn từ 40-80 ngày: 3.000 kg
+ Giai đoạn vỗ béo (từ 80 ngày đến xuất bán): 1.500 kg

- Về dịch bệnh: Trong quá trình chăn nuôi đàn gà thịt thường mắc một số
bệnh như Hen, Ký sinh trùng đường máu, cầu trùng, E.coli...được điều trị bằng
một số loại thuốc như sau:
+ Bệnh Hen gà, viêm đường hô hấp các trang trại thường sử dụng thuốc
Bio Genta tylosin, MG-200...
+ Bệnh về ký sinh trùng đường máu, cầu trùng sử dụng thuốc Sulfamax,
Bio-zurilcoc, Anticoccid...
+ Bệnh về E.coli sử dụng thuốc Tcovit, Antidiarrhoea...
- Về trọng lượng gà thịt qua các tháng: Nhìn chung, trọng lượng gà thịt
qua 03 lứa nuôi có sự tương đồng.
+ Giai đoạn gà mới nở đến hết tháng đầu: 40-550g
+ Giai đoạn từ tháng đầu đến hết tháng thứ 2: 550-1.750g
+ Giai đoạn từ tháng thứ 2 đến hết tháng thứ 3: 1.750-2.200g
+ Giai đoạn từ tháng thứ 3 đến hết tháng thứ 4: 2.200-2.400g
23


- Về phòng bệnh:
+ Vệ sinh phòng bệnh: Thức ăn tốt, nước sạch, con giống có khả năng
chống đỡ với bệnh tật cao, chuồng nuôi sạch, quanh chuồng nuôi phải phát
quang, thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
+ Phòng bằng Vaccine
Lịch chủng ngừa
STT

Ngày tuổi

Loại Vacxin

Cách dùng


1

3 ngày

Niu-cat-xơn hệ 2 (lần1)

Nhỏ mắt

2

7 ngày

Gumburo (lần 1) + Đậu

Nhỏ mắt, chích cánh

3

14 ngày

Gumburo lần 2

Nhỏ mắt

4

21 ngày

Niu-cat-xơn (lần 2) + IB


Nhỏ mắt

5

28 ngày

Gumburo (lần 3)

Nhỏ mắt

6

49 ngày

Cúm gia cầm H5N1

Chích bắp thịt

- Kho chứa thức ăn cách biệt với khu chăn nuôi khô ráo, thoáng mát, thường
xuyên có biện pháp diệt chuột, mối mọt, gián và các loại côn trùng gây hại. Các
loại thuốc sát trùng, hoá chất độc hại không để trong kho chứa thức ăn.
- Chuồng trại bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ phù hợp với
các giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm (gia cầm con, hậu bị, sinh sản). Máng ăn, máng
uống được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
- Cơ sở chăn nuôi có quy trình vệ sinh tiêu độc hàng ngày và định kỳ đối
với dụng cụ, chuồng trại chăn nuôi. Thực hiện biện pháp tẩy uế khử trùng các
loại phương tiện vận chuyển, người và vật dụng tại cổng ra vào trại, khu chăn
nuôi. Xử lý chất thải rắn, nước thải, gia cầm bệnh, chết đảm bảo môi trường,
phòng tránh dịch bệnh.

Bảng các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Giá trị

Ngày

130

Kg

2,3-2,5

Gam/ngày

20

1

Số ngày nuôi trung bình

2

Trọng lượng xuất chuồng bình quân

3


Tốc độ tăng trọng

4

Tiêu tốn TĂ/kg

Kg

2,9

5

Tỷ lệ sống

%

93

6

Giá bán

Đồng/kg

55.000-60.000

24



- Chịu sự giám sát về thức ăn, chất lượng nước uống, thú y, dịch bệnh…
của các cơ quan chuyên ngành đối chiếu số liệu ghi chép định kỳ hàng tuần. Nhờ
đó đàn gà phát triển tốt, đảm bảo sao cho sản phẩm gà thịt cung cấp ra thị trường
an toàn, dễ tiêu thụ và bán được giá cao.
Bảng kết quả phân tích mẫu nước, mẫu TACN
ST

Mẫu

Số lượng

1

Nước

04

2

TACN

05

T

Chỉ tiêu

Kết quả

Mùi vị, PH, As, Fe, Pb, Mn,


KPH

Cd, Nitrat, Colifprms…
Protein, Vàng Ô, Sabutamol,

KPH

Ractopamine, Clenbuterol

KPH: Không phát hiện

- Trang trại trung tâm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo
ATTP, các trang trại vệ tinh cam kết với UBND xã về chăn nuôi đảm bảo VSTY,ATTP.
- Sau 04 tháng chăn nuôi theo quy trình An toàn sinh học, kết quả sinh trưởng và
phát triển của 03 lứa gà như sau:
Bảng kết quả sinh trưởng, phát triển đàn gà
Thời gian ST

01 tháng

02 tháng

03 tháng

04 tháng

Trọng lượng (g)

550


1.750

2.200

2.400

Tỷ lệ sống (%)

96

98

100

100

1,05

1,57

2,35

2,90

Chỉ tiêu

Tiêu tốn thức ăn/kg (Kg)

55.000-60.000


Giá bán (đồng/kg)

Kết quả sinh trưởng cho thấy sau 04 tháng nuôi tỷ lệ sống gà đạt trung bình
98,5% . Gà chết tập trung chủ yếu vào tuần thứ nhất của tháng đầu tiên. Trọng lượng phát
triển đều qua các tháng từ 550g đến 2400g khi vào giai đoạn xuất bán. Tỷ lệ tiêu tốn thức
ăn/kg là 2,9. Giá bán tại thời điểm xuất bán từ 55.000-60.000 đồng/kg.
Với tổng thời gian nuôi 4 tháng, gà DABACO có tỷ lệ sống đạt cao, khả
năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, mang lại hiệu quả
kinh tế cho các hộ/trang trại tham gia. Gà có phẩm chất thịt thơm ngon, có ngoại
hình đẹp, lông đỏ màu mận chín, chân nhỏ vàng, kháng bệnh tốt, giá bán gà thịt
cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
2.3.2. Đối với cơ sở giết mổ:
- Cơ sở giết mổ nằm trong vùng quy hoạch đã được phê duyệt, có nguồn
cung cấp điện, nước ổn định. Nguồn nước đã được kiểm nghiệm các chỉ tiêu kim
25


×