Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình xây dựng của công ty TNHH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu đến nay, tác giả đã hoàn thành luận
văn thạc sĩ với đề tài: “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công
trình xây dựng của công ty TNHH một thành viên KTCTTL Xuân Thủy”
Các kết quả đạt được là những nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản
lý chất lượng công tác tư vấn thiết kế để đảm bảo nâng cao chất lượng công
trình tại công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Xuân
Thủy. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ
có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Thanh Te,
PGS.TS Đồng Kim Hạnh đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các
kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân
thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây
dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo thuộc các Bộ môn khoa Kinh
tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Trường Đại học Thủy
Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc
sĩ của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà nội, tháng 01 năm 2016

Doãn Thị Hồng


BẢN CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào trước đây.
Tác giả



Doãn Thị Hồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
5. Kết quả dự kiến đạt được .......................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ ....................................................................... 4
1.1. Chất lương thiết kế và vai trò của thiết kế đối với chất lượng của
công trình. .................................................................................................... 4
1.1.1 Công trình xây dựng ......................................................................... 4
1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng ....................................................... 4
1.1.3 Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng................................. 6
1.2 Tình hình quản lý chất lượng thiết kế của nước ta hiện nay và một
số sự cố liên quan công tác thiết kế, nguyên nhân, bài học. .................... 8
1.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất lượng thiết kế. ..... 8
1.2.2 Quản lý chất lượng chất lượng thiết kế CTXD ................................ 9
1.2.3 Các mô hình quản lý chất lượng thiết kế CTXD .............................10
1.2.4 Tổng quan về iso 9000 và tiêu chuẩn iso 9001:2008 ..................... 12
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ . .................................................. 19
2.1 Công tác thiết kế trong xây dựng. ...................................................... 19
2.1.1. Khái niệm về thiết kế. .................................................................... 19



2.1.2. Ý nghĩa của công tác thiết kế ..................................................... 19
2.1.3. Thiết kế trong dự án đầu tư xây dựng. .......................................... 20
2.2. Khái niệm về cơ sở pháp lý, văn bản quản lý chất lượng trong thiết
kế. ................................................................................................................ 23
2.2.1. Khái niệm về cơ sở pháp lý ........................................................... 23
2.2.2. Văn bản quản lý chất lượng trong thiết kế. ................................... 25
2.2.3. Giảm lượng hồ sơ công trình ......................................................... 27
2.2.4 Giao trách nhiệm cụ thể trong giải quyết sự cố công trình xây dựng
................................................................................................................. 28
2.3. Các giai đoạn thực hiện, nội dung và nhiệm vụ. ............................. 28
2.3.1. Quản lý chất lượng trong khảo sát xây dựng................................. 28
2.3.2. Quản lý chất lượng trong thiết kế xây dựng công trình. ............... 32
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế ................................ 35
2.4.1. Vai trò nguồn nhân lực trong thiết kế CTXD..................................35
2.4.2. Vai trò của vật tư, máy móc, thiết bị ...............................................36
2.4.3. Quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát hồ sơ thiết kế ................37
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 37
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI XUÂN THỦY ........................ 39
3.1. Giới thiệu chung về công ty ............................................................... 39
3.2. Công tác thiết kế của công tyTHHH một thành viên KTCTTL
xuân thủy, những kết quả đạt được và tồn ............................................. 48
3.2.1. Năng lực hoạt động của công ty .................................................... 48
3.2.2. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế của công ty ........ 53
3.2.3.Một số công trình điển hình đã thực hiện trong thời gian qua ....... 57
3.3.3. Đánh giá chung về công tác tư vấn thiết kế của công ty ............... 61



3.3.Nguyên nhân các tồn tại, về chất lượng thiết kế.............................. 62
3.4. Đề xuất các giải pháp và nâng cao năng lực thiết kế công trình của
công ty trong thời gian tới ........................................................................ 65
3.4.1 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực chuyên môn....................... 65
3.4.2 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý .............................. 68
3.4.3 Những giải pháp hỗ trợ khác .......................................................... 72
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 74
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Lực lượng cán bộ phân theo trình độ học vấn ................................ 49
Bảng 3.2: Lực lượng cán bộ phân theo chuyên ngành đào tạo ....................... 49
Bảng 3.3: Độ tuổi trung bình của toàn công ty ............................................... 50
Bảng 3.4: Danh mục các thiết bị, máy móc của công ty................................. 52
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000...................... 12
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành của công ty ............................ 41
Hình 3.2 : Cống Trà Thượng ........................................................................... 60


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ : An toàn lao động

QC

CDKT : Chỉ dẫn kỹ thuật

QĐĐT : Quyết định đầu tư


CĐT

QLCT :Quản lý công trình

: Chủ đầu tư

: Quy chuẩn

KTCTTL : Khai thác công

QLCLCT: Quản lý chất lượng công trình

trình thủy lợi

QLCLCTXD :Quản lý chất lượng công

CTXD : Công trình xây dựng

trình xây dựng

DAĐT : Dự án đầu tư

QLDA : Quản lý dự án

ĐKNL : Điều kiện năng lực

QLNN : Quản lý nhà nước

ĐTXD : Đầu tư xây dựng


QLTK : Quản lý thiết kế

GS:

TK

: Giám sát

: Thiết kế

HSMT : Hồ sơ mời thầu

TKCS : Thiết kế cơ sở

HTQLCL:Hệ thống quản lý chất

TKBVTC : Thiết kế bản vẽ thi công

lượng

TĐDA : Thẩm định dự án
:Khảo sát

TVKS

: Tư vấn khảo sát

KSĐC : Khảo sát địa chất


TVTK

: Tư vấn thiết kế

KSĐH : Khảo sát địa hình

TKKT

: Thiết kế kỹ thuật

KSTV : Khảo sát thủy văn

VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật

KS

KT-KT : Kinh tế - kỹ thuật
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NT:

: Nhà thầu


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tư vấn thiết kế công trình xây dựng và công tác tư vấn thiết kế
công trình thuỷ lợi nói riêng là một trong những công việc mang tính quyết
định chất lượng công trình, tiết kiệm kinh phí. Công trình thuỷ lợi là thường

xuyên chịu tác động mạnh của điều kiện tự nhiên như: địa hình, địa chất, địa
chất thuỷ văn, khí tượng phức tạp nên công tác tư vấn thiết kế càng cần được
quan tâm đúng mức.
Nước ta là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu toàn cầu nên các công trình thuỷ lợi đã được Đảng, chính phủ và
các tổ chức quốc tế quan tâm từ khâu đầu tư, tư vấn thiết kế, xây dựng công
trình đến vận hành khai thác công trình để đảm bảo an toàn phòng chống
thiên tai; đảm bảo môi trường sinh thái ; phục vụ cho phát triển kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng.
Trong những năm qua do công tác thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát
chưa đủ độ tin cậy, tính toán lựa chọn quy mô và giải pháp công trình chưa
phù hợp tại một số công trình thuỷ lợi nên đã xảy ra những hư hỏng, sự cố
ngay sau khi đưa vào vận hành khai thác. Việc khắc phục, sửa chữa hậu quả
hết sức tốn kém, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, đời sống xã hội của một bộ
phận nhân dân trong khu vực khai thác công trình, Chính vì lẽ đó việc phân
tích những nguyên nhân gây hư hỏng, sự cố công trình, rút ra bài học kinh
nghiệm để nâng cao chất lượng dự án do tư vấn khảo sát thiết kế công trình
thuỷ lợi lập là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, nếu công tác
thiết kế ngay từ đầu như lập dự án của Tư vấn thiết kế thiếu chuẩn xác dẫn
đến nhiều hệ luỵ như: Đầu tư kém hiệu quả, điều chỉnh thiết kế, kéo dài thời
gian thi công…. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Đề xuất giải pháp nâng cao chất


2

lượng thiết kế công trình xây dựng của công ty TNHH một thành viên
KTCTTL Xuân Thủy
2. Mục đích của đề tài
Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình
xây dựng của công ty TNHH một thành viên KTCTTL Xuân Thủy

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận :
- Tiếp cận qua qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố.
- Tiếp cận qua thực tế công trình đã xây dựng.
- Tiếp cận qua các nguồn thông tin khác.
b. Phương pháp nghiên cứu: Luân văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu trong điều kiên
Việt Nam đó là
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
- Phương pháp thống kế tổng hợp;
- Phương pháp phân tích, so sánh;
- Phương pháp tổng quan;
- Phương pháp tham vấn lấy ý kiến chuyên gia;
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại công ty TNHH
một thành viên khai thác công trình thủy lợi Xuân Thủy.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luân văn này tập trung nghiên cứu về chất lượng thiết kê công trình tại
công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Xuân thủy trong
những năm gần đây.
5. Kết quả dự kiến đạt đươc.
- Làm rõ thế nào là thiết kế công trình xây dựng.


3

- Phân tích được các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của
công trình thiết kế nói chung và tại công ty TNHH một thành viên khai thác
công trình thủy lợi Xuân Thủy.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế

công trình taị công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi
Xuân Thủy.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ
1.1.

Chất lương thiết kế và vai trò của thiết kế đối với chất lượng

của công trình.
1..1.1 Công trình xây dựng
 Khái niệm:
(Theo mục10 điều 3 luật xây dựng, số 50/2014/QH11 ngày 18, tháng 6, năm
2014).
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết
định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công
trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao
thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và
công trình khác.
Đặc điểm:
- CTXD có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời
gian sản xuất xây lắp kéo dài.
- CTXD cố định tại nơi sản xuất, phương tiện thi công, người lao
động, … phải di chuyển đến địa điểm xây dựng.
1..1.2 Chất lượng công trình xây dựng

(Theo PGS.TS. Trần Chủng(2009)- Trưởng ban chất lượng tổng hội xây dựng
Việt Nam. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Chuyên đề 5. Chương
trình bồi dưỡng nghiệp vụ Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình).
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững,
kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu


5

chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt
kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng
yếu tố xã hội và kinh tế.
Có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu
tố ảnh hưởng, trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính
quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình
hình thành sản phẩm xây dựng.
Từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm
xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ
bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền
vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và
đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình). Rộng hơn, chất
lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ
của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả
trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó.
Một số vấn đề cơ bản trong đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình
thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất
lượng khảo sát, chất lượng thiết kế...

- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của
nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các
bộ phận, hạng mục công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm,
kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình
thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của


6

đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động
xây dựng.
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với
người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng
đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng.
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có
thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình
vào khai thác, sử dụng.
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu
tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu
thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế,
thi công xây dựng...
- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án
tới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác
động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.
1..1.3 Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng
Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng là chất lýợng của hồ
sõ ðýợc thiết kế theo ðúng quy chuẩn xây dựng, tuân thủ ðúng các quy ðịnh
về kiến trúc, quy hoạch xây dựng hiện hành.
Các býớc thiết kế sau phải phù hợp với các býớc thiết kế trýớc ðã

được phê duyệt. Sự phù hợp của việc lựa chọn dây truyền và thiết bị công
nghệ (nếu có).
Đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán.
Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi
phí, đơn giá. Việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên
quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.


7

Thực tiễn và nhiều nghiên cứu và đã chỉ ra những thay đổi thiết kế trong
quá trình xây dựng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến
độ và làm tăng thêm chi phí công trình xây dựng. Do đó, cải thiện chất lượng
thiết kế sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro này, nâng cao hiệu quả công
trình.
Mỗi thay đổi thiết kế thường kéo theo làm tăng thêm chi phí xây dựng.
Một nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới thực hiện cho
thấy, mỗi yêu cầu thay đổi bổ sung sẽ làm chi phí cho 1 km đường bộ tăng
khoảng 5.000 USD. Trong khi đó, yêu cầu thay đổi được thực hiện thường
xuyên ở nhiều dự án, trung bình 3 yêu cầu thay đổi trên một hợp đồng, đặc
biệt có 1 hợp đồng có đến 25 yêu cầu thay đổi.
Việc phải thay đổi thiết kế có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Báo cáo ngành xây dựng tháng 5/2015 của Công ty CP Chứng
khoán FPT nhận định, từ năm 2000, số lượng các công ty tư vấn đã tăng lên
rất nhanh, tuy nhiên số lượng lại không đồng hành với chất lượng. Lỗi trong
quá trình thiết kế thường có nguyên nhân chính là do kỹ sư thiết kế thiếu năng
lực. Ngoài ra, sự bất cẩn trong quá trình kiểm tra và thẩm định cũng góp phần
lớn dẫn đến sự chậm trễ và tăng chi phí trong các công trình, đặc biệt là các
công trình có vốn đầu tư nhà nước. Thực tiễn tại nhiều dự án có thể tổng hợp
những nguyên nhân thường thấy ở các công trình phải điều chỉnh thiết kế là vị

trí xây dựng tại nơi có điều kiện địa chất phức tạp; tư vấn thiết kế thiếu kinh
nghiệm, sai sót trong thiết kế; tư vấn thiết kế ước lượng tổng mức đầu tư sai
sót; chủ đầu tư cung cấp thông tin trong giai đoạn thiết kế không đầy đủ; chủ
đầu tư yêu cầu thay đổi, làm thêm hoặc thay đổi kế hoạch dự án; nhà thầu
móc nối với các bên tham gia để làm phát sinh chi phí cho dự án…
Về phía chủ đầu tư, một số ý kiến cho rằng, chủ đầu tư cần bồi dưỡng, nâng
cao năng lực của các cán bộ giám sát, quản lý dự án nhằm tránh được những


8

sai sót như quản lý dự án chậm trễ, thay đổi kế hoạch thường xuyên, không
phát hiện được sự móc nối của nhà thầu với các bên làm thất thoát chi phí dự
án. Chủ đầu tư cũng cần chú ý phối hợp chặt chẽ với tư vấn thiết kế trong thời
gian đầu hình thành dự án để tránh trường hợp truyền đạt sai, thiếu thông tin
dẫn đến thiết kế bị sai sót. Đặc biệt, khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn là tiền đề
quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng thiết kế về sau.
1.2 Tình hình quản lý chất lượng thiết kế của nước ta hiện nay và một số
sự cố liên quan công tác thiết kế, nguyên nhân, bài học.
1.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất lượng thiết kế.
Trước kia Theo quy định của Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và các
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Xây dựng (sau đây viết tắt là
VBQPPL) thì công tác kiểm soát thiết kế của cơ quan quản lý Nhà nước về
xây dựng hết sức mờ nhạt, không kiểm soát được chặt chẽ. Tại giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, thiết kế cơ sở là thành phần của dự án đầu tư xây dựng chỉ
cần có sự tham gia ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước (Khoản 6 Điều 10
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng). Các bước thiết kế tiếp theo thiết kế cơ sở theo (thiết kế
kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê
duyệt (Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi 38/2009/QH12). Trong khi đó chủ đầu tư

theo luật định là “người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử
dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình”. Do không có đủ điều kiện để tổ
chức thẩm định thiết kế nên chủ đầu tư đã phó thác cho tư vấn thẩm tra thiết
kế. Trong số các tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế không có ít tổ chức không có
đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
nên chất lượng thẩm tra thiết kế không cao, thậm chí mang nặng tính hình
thức.


9

Qua thống kê sự cố các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn có
thể thấy rằng nguyên nhân về thiết kế chiếm hầu hết các các trường hợp công
trình bị hư hỏng hoặc bị sập đổ.
Riêng đối với các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách cũng chưa
được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy phạm pháp luật từ khâu khảo sát, thiết
kế, lập dự toán, do vậy đã gây nên những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn
trong chi phí đầu tư xây dựng.
Vì những lý do trên mà hiện nay nhà nước đã ban hành luật xây dựng số
50/2013/QH13 và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã quy định việc thẩm tra thiết
kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình được quy
định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này. Mục đích việc thẩm tra thiết kế
là nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng đối với các công trình được đầu tư
bằng mọi nguồn vốn và phát hiện những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn đối
với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Luật Đấu thầu 2013 đã tăng hạn mức gói thầu tư vấn được áp dụng chỉ
định thầu, từ đó, các gói thầu tư vấn thực hiện lựa chọn nhà thầu theo hình
thức đấu thầu rộng rãi nhiều hơn, tạo cơ hội cho các công ty tư vấn có cơ hội
việc làm, cạnh tranh phát triển. Để quy định của Luật Đấu thầu 2013 phát huy

hiệu quả, chủ đầu tư cần thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn,
đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch để lựa chọn được nhà thầu có đủ
năng lực, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự giúp các công ty tư
vấn có thêm động lực cải thiện chất lượng tư vấn.
1.2.2 Quản lý chất lượng chất lượng thiết kế CTXD
Yêu cầu về việc tự kiểm soát chất lượng thiết kế và quy cách hồ sơ thiết
kế xây dựng công trình (Điều 14-10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng).


10

-

Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ đối

với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi
giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng. Nhà thầu thiết kế
chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá
nhân khác thực hiện công việc kiểm tra chất lượng thiết kế. Người kiểm tra
thiết kế phải ký tên, xác nhận trên bản vẽ thiết kế.
-

Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết

kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự
toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình (nếu có).
-

Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các


tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ
phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì
thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết
kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu
thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.
-

Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập

hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra
cứu và bảo quản lâu dài.
-

Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này

phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ
chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thực hiện hợp đồng
nhận thầu thiết kế với bên giao thầu. Các nhà thầu thiết kế phụ chịu trách
nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối
với phần việc do mình đảm nhận.
1.2.3 Các mô hình quản lý chất lượng thiết kế CTXD


Mô hình quản lý chất lượng toàn diện
- Khái niệm:


11


Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ
chức định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên
nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và
lợi ích của mọi thành viên trong công ty và xã hội.
-

Mục tiêu:

+

Nâng cao uy tín, lợi nhuận của công ty và thu nhập của các thành viên,

cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn nhu cầu khách hàng ở mức tốt nhất
có thể.
+

Tiết kiệm tối đa các chi phí, giảm những chi phí không cần thiết.

+

Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất sản phẩm.

+

Rút ngắn thời gian thiết kế, giao hồ sơ đúng thời gian quy định

-

Đặc điểm:


+

Đặc điểm nổi bật của quản lý chất lượng toàn diện so với các phương

pháp quản lý chất lượng khác là nó cung cấp hệ thống toàn diện của công tác
quản lư và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự
tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đặt
ra.
+

Sự nhất thể mọi hoạt động trong quản lý chất lượng toàn diện đã giúp

cơ quan tiến hành hoạt động phát triển sản xuất, tác nghiệp và các dịch vụ hỗ
trợ để duy trì được chất lượng sản phẩm với tiến độ ngắn nhất, chi phí thấp
nhất. Khác với cách triển khai tuần tự nó đòi hỏi sự triển khai đồng thời của
mọi quá trình trong một hệ thống tổng thể.


Mô hình quản lý chất lượng ISO 9000
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp

dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng
cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn
định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.


12

1.2.4 Tổng quan về iso 9000 và tiêu chuẩn iso 9001:2008
1.2.4.1 Vài nét về ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO-9000, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO)
ban hành năm 1987, nhằm mục đích đưa ra một số mô hình quản lý chất
lượng được chấp thuận ở phạm vi quốc tế và có thể áp dụng rộng rãi trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
ISO-9000 đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng:
Chính sách chất lượng, thiết kế sản phẩm, cung ứng; kiểm soát quá trình,
phân phối dịch vụ sau bán hàng, đánh giá nội bộ, đào tạo, huấn luyện. ISO9000 là tập hợp những kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại
nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển.
1.2.4.2

Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:
- ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
- ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
- ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững
- ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý

ISO 9004 Quản lý
tổ chức để thành
công bền vững

ISO 9001:2008
Các yêu cầu

ISO 19011
hướng dẫn đánh
giá các HTQL

ISO 9000: 2005- Cơ sở và từ vựng


Hình 1.1Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000


13

1.2.4.3

Nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 9001:2008

ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây
dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh
nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt
động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu
sau:
- Hệ thống quản lý chất lượng
- Trách nhiệm của lãnh đạo
- Quản lý nguồn lực
- Tạo sản phẩm
- Đo lường, phân tích và cải tiến
-

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp

các tổ chức doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các
hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành
công việc.
Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV thực hiện công việc đúng
ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo
dõi và giám sát.

Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo
cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn.
1.2.5 Một số sự cố liên quan đến thiết kế, bài học kinh nghiệm
Cũng như các công trình xây dựng khác, công trình thuỷ lợi thường vẫn xảy
ra những sự cố ở những thời gian, mức độ và tính chất khác nhau. Nhưng
những sự cố thường gặp nhất, gây nên những tổn thất về người và của nhất,
huỷ hoại môi trường lớn nhất thì có thể nói là những sự cố xẩy ra đối với hồ
chứa, trong đó kể cả mục đích hồ cho sử dụng tổng hợp hoặc chỉ để tưới hay


14

phát điện. Trong báo cáo này, chúng tôi chỉ nêu lên những sự cố đối với hồ
chứa.
Hồ chứa nước là loại hình công trình thuỷ lợi phổ biến nhất ở nước ta, chỉ trừ
các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh của đồng bằng Bắc
bộ như Thái Bình, Nam Định và Hà Nam còn tất cả các tỉnh khác đều có hồ
chứa.
1.2.5.1 Những sự cố thường xảy ra ở hồ chứa là:
1. Lũ tràn qua đỉnh đập do:
- Tính toán thuỷ văn sai
- Cửa đập tràn bị kẹt
- Lũ vượt tần suất thiết kế
- Đỉnh đập đắp thấp hơn cao trình thiết kế
2. Sạt mái đập ở thượng lưu do:
- Tính sai cấp bão
- Biện pháp gia cố mái không đủ sức chịu của sóng do bão gây ra
- Thi công lớp gia cố kém chất lượng
- Đất mái thượng lưu đầm nện không đủ độ chặt

3. Thấm mạnh làm xói nền đập do
- Đánh giá sai địa chất nền đập
- Biện pháp thiết kế xử lý nền không đảm bảo chất lượng
- Thi công xử lý không đúng thiết kế
4. Thấm và sủi nước ở vai đập do
- Thiết kế sai biện pháp tiếp giáp giữa đập và vai
- Thi công không đúng thiết kế, bóc bỏ lớp thảo mộc không hết
- Đầm nện chỗ tiếp giáp không tốt
5. Thấm và xói rỗng ở mang các công trình bê tông do:
- Thiết kế biện pháp tiếp giáp không tốt


15

- Thi công không đảm bảo chất lượng
- Các khớp nối của công trình bê tông bị hỏng, ...
6. Thấm mạnh, sủi nước qua thân đập do:
- Vật liệu đắp không tốt
- Khảo sát vật liệu không đúng với thực tế, thí nghiệm sai các chỉ tiêu cơ lý
lực học của vật liệu đất
- Thiết kế sai dung trọng khô của đập
- Không có biện pháp xử lý thích hợp đối với độ ẩm của đất
- Thi công đầm nén không đảm bảo kỹ thuật
- Thiết bị tiêu nước qua thân đập không làm việc
7. Nứt ngang đập do:
- Nền đập bị lún
- Thân đập lún không đều
- Đất đắp đập bị lún ướt lớn hoặc tan rã nhanh
8. Nứt dọc đập do:
- Nước hồ dâng cao đột ngột do lũ về nhanh

- Nước hồ rút xuống đột ngột gây giảm tải đột ngột ở mái thượng lưu
- Nền đập bị lún theo chiều dài tim đập
- Đất đắp đập khối thượng lưu có tính lún ướt và tan rã nhanh nhưng khảo sát
không phát hiện ra hoặc thiết kế không có biện pháp đề phòng.
9. Trượt mái thượng và hạ lưu đập do:
- Sóng bão kéo dài phá hỏng lớp gia cố
- Nước hồ rút nhanh
- Thiết kế chọn sai sơ đồ tính toán ổn định, tổ hợp tải trọng
- Địa chất nền xấu không xử lý triệt để
- Chất lượng thi công không đảm bảo


16

- Thiết bị tiêu nước thấm trong thân đập không làm việc, thiết bị tiêu nước
mưa trên mái không tốt
10. Đập tràn bị hỏng do:
- Nền bị xói làm thân đập bị gãy nứt nẻ
- Tiêu năng bị xói do thiết kế sai
- Hạ lưu bị xói do tiêu năng không hết
11. Cống lấy nước bị hỏng do:
- Nền lún làm gãy cống
- Hỏng khớp nối, nước xói ở mặt tiếp giáp giữa cống và đập
- Cửa cống bị kẹt, cống ở quá sâu không xử lý được nhất là trong khi hồ
chứa đầy nước
- Tiêu năng sau cống bị xói
1.2.5.2. Một số sự cố công trình điển hình
Vỡ đập Suối Trầu ở Khánh Hoà
Đập Suối Trầu ở Khánh Hoà bị sự cố 4 lần:
- Lần thứ 1: năm 1977 vỡ đập chính lần 1

- Lần thứ 2: năm 1978 vỡ đập chính lần 2
- Lần thứ 3: năm 1980 xuất hiện lỗ rò qua đập chính
- Lần thứ 4: năm 1983 sụt mái thượng lưu nhiều chỗ, xuất hiện 7 lỗ rò ở đuôi
cống.
Đập Suối Trầu có dung tích 9,3triệu m3 nước.
- Chiều cao đập cao nhất: 19,6m.
- Chiều dài thân đập: 240m.
- Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty KSTK Thuỷ lợi Khánh Hoà.
- Đơn vị thi công: Công ty công trình 4-5, Bộ Giao thông Vận tải.
Nguyên nhân của sự cố:
Về thiết kế: xác định sai dung trọng thiết kế. Trong khi dung trọng khô đất cần
đạt g = 1,84T/m3 thì chọn dung trọng khô thiết kế g k = 1,5T/m3 cho nên


17

không cần đầm, chỉ cần đổ đất cho xe tải đi qua đã có thể đạt dung trọng yêu
cầu, kết quả là đập hoàn toàn bị tơi xốp.
Về quản lý chất lượng:
- Không thẩm định thiết kế.
- Giám sát thi công không chặt chẽ, nhất là những chỗ quan trọng như mang
cống, các phần tiếp giáp giữa đất và bê tông, không kiểm tra dung trọng đầy
đủ.
- Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu chuẩn,
thường chỉ đạt 10%. Không đánh dấu vị trí lấy mẫu.
Như vậy, sự cố vỡ đập Suối Trầu đều do lỗi của thiết kế, thi công và quản lý.
Vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hoà
Đập Am Chúa ở Khánh Hoà cũng có quy mô tương tự như hai đập đã nói
trên đây. Đập được hoàn thành năm 1986, sau khi chuẩn bị khánh thành thì lũ
về làm nước hồ dâng cao, xuất hiện lỗ rò từ dưới mực nước dâng bình thường

rồi từ lỗ rò đó chia ra làm 6 nhánh như những vòi của con bạch tuộc xói qua
thân đập làm cho đập vỡ hoàn toàn chỉ trong 6 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân
cũng giống như các đập nói trên.
- Khảo sát xác định sai chỉ tiêu của đất đắp đập, không xác định được tính
chất tan rã, lún ướt và trương nở của đất nên không cung cấp đủ các tài liệu
cho người thiết kế để có biện pháp xử lư.
- Thiết kế không nghiên cứu kỹ sự không đồng nhất của các bãi vật liệu nên
vẫn cho rằng đây là đập đất đồng chất để rồi khi dâng nước các bộ phận của
đập làm việc không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan ră, h́ nh thành các vết nứt
và các lỗ ṛ.
Một số đập có quy mô nhỏ hơn như đập Họ Vő (Hŕ Tĩnh), đập Đu Đủ
(Bình Thuận), ðập Núi Một (Bình Thuận), ... cũng bị vỡ mà nguyên nhân
chính là do tài liệu khảo sát sai.


18

Qua một số sự cố điển hình trên đây có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu
sau đây:
a. Công tác khảo sát địa chất không tốt, không đánh giá hết tính phức tạp của
đất đắp đập đặc biệt là đất duyên hải miền Trung. Nhiều đơn vị khảo sát tính
chuyên nghiệp kém, thiếu các cán bộ có kinh nghiệm dẫn đến nhiều sai sót
trong đánh giá bản chất của đất.
b. Công tác thiết kế chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xác định dung
trọng đắp đập dẫn đến xác định sai các chỉ số này. Xác định kết cấu đập
không đúng, nhiều lúc rập khuôn máy móc, không phù hợp với tính chất của
các loại đất trong thân đập dẫn đến đập làm việc không đúng với sức chịu của
từng khối đất.
c. Công tác thi công: chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều đơn vị
thi công không chuyên nghiệp, không hiểu rõ được tầm quan trọng của từng

chỉ số được quy định trong thiết kế nên dẫn đến những sai sót rất nghiêm
trọng nhưng lại không hề biết.
d. Công tác quản lý: các ban quản lý dự án thiếu các cán bộ chuyên môn có
kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của ban quản lý không cao, khi lựa chọn các
nhà thầu chỉ thường nghiêng về giá bỏ thầu nên không chọn được các nhà
thầu có đủ và đúng năng lực.
Kết luận chương 1
Chương 1 học viên đưa ra những khái niệm, những cơ sở pháp lý về chất
lượng công trình xây dựng, chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng,
quản lý chất lượng, quản lý chất công trình xây dựng và quan lý chất lượng hồ
sơ thiết kế công trình xây dựng. Các cơ sở này là những công cụ hữu ích để
quản lý nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Xuân Thủy.


×