Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÂN HÀNG ĐIỂM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.39 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ



BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

NGÂN HÀNG TMCP NAM Á CHI NHÁNH
THỊ NGHÈ – PHÒNG GIAO DỊCH THỦ
ĐỨC-TP. HỒ CHÍ MINH
Số 733/737 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức,
TP. HCM

GVHD : TS. CAO THÀNH NHÂN
SVTH : NGUYỄN THỊ HỒNG
Lớp

: 15QT313

MSSV : 312000346

TPHCM, THÁNG 11 NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý Thầy, Cô
trong khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế, Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh lời
cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gởi đến thầy TS. Cao Thành Nhân, người đã tận tình hướng dẫn,


giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc của Ngân Hàng TMCP Nam Á Chi
Nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu
thử sức với công việc thật sự trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Em xin cảm ơn các anh chị phòng Tín Dụng đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu
để em hoàn thành tốt bài báo cáo.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu
thích, cho em tiếp cận môi trường làm việc thật sự để áp dụng những kiến thức mà các
thầy cô đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em có thêm nhiều kinh nghiệm, nền
tảng và bài học bổ ích giúp em vững vàng, tự tin hơn trong công việc sau này.
Một lần nữa em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng TMCP Nam
Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành
công tốt đẹp trong công việc.
Trân trọng kính chào!


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT KHÔNG ĐẠO VĂN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế
Em tên là: Nguyễn Thị Hồng
MSSV:


312000346

Lớp: 15QT313

Trong đợt thực tập tháng 6/2019, em đã tham gia thực tập và viết báo cáo
tốt nghiệp tại Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức.
Em cam kết nội dung bài báo cáo tốt nghiệp này do em tự viết, tuyệt đối
không đạo văn, dữ liệu trong bài báo cáo là mới và trung thực.
TPHCM, ngày 09 tháng 11 năm 2019.
Ký tên

Nguyễn Thị Hồng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢN CAM KẾT KHÔNG ĐẠO VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á..............................2
1.1.1 Lịch sử hình thành............................................................................................2
1.1.2 Quá trình phát triển...........................................................................................3
1.1.3 Quy mô doanh nghiệp.......................................................................................4
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng TMCP Nam Á chi
nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức...................................................................................5
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh.......................................................................5
1.2.1.1 Các sản phẩm kinh doanh, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Nam Á chi
nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức...................................................................................5
1.2.1.2 Thị trường của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ

Đức ............................................................................................................................... 6
1.2.1.3 Quy trình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè
– PGD Thủ Đức.............................................................................................................6
1.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban..............................12
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD
Thủ Đức....................................................................................................................... 12
1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của Ngân hàng TMCP Nam Á
chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức...........................................................................12
1.2.3 Nội quy làm việc của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD
Thủ Đức ...................................................................................................................... 13
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm ..................................13
1.3.1 Mặt hàng kinh doanh......................................................................................15
1.3.2 Thị trường kinh doanh....................................................................................17
1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................................18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP................................................20


2.1 Mô tả quy trình và công việc thực tập....................................................................20
2.1.1 Quy trình công việc chung..............................................................................20
2.1.1.1 Quy trình công việc.................................................................................20
2.1.1.2 Diễn giải quy trình...................................................................................20
2.1.2 Công việc tìm hiểu được về thực tế................................................................23
2.1.2.1 Tên công việc được giao..........................................................................23
2.1.2.2 Mô tả công việc được giao......................................................................24
2.1.2.3 Học tập được từ công việc được giao......................................................24
2.2 Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn....................................................25
2.2.1 Các văn bản đã tiếp cận khị thực tập............................................................25
2.2.2 Trình bày ýc nghĩa của các văn bản này........................................................25
2.2.2 Đá giá mối liên hệ giữa lý thuết và thực tiễn................................................26
2.3 Thực trạng hoạt động tại phòng giao dịch nơi sinh viên thực tập...........................27

2.3.1 Giới thiệu chung về phòng/ban thực tập.........................................................27
2.3.1.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của đơn vị sinh viên tham gia
thực tập ....................................................................................................................... 27
2.3.1.2 Sơ đồ tổ chức của phòng ban sinh viên tham gia thực tập ......................27
2.3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các thành viên của phòng/ban sinh viên tham
gia thực tập..................................................................................................................28
2.3.2 Thực trạng hoạt động của phòng/ban .............................................................28
2.3.3 Đánh giá chung ..............................................................................................30
CHƯƠNG 3: TỰ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.....................32
3.1 Định hướng phát triển của đơn vị thực tập.............................................................32
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nam Á................................................32
3.1.2 Định hướng phát triển của Chi nhánh Thị Nghè.............................................32
3.2 Đánh giá các hoạt động thực tập............................................................................32
3.2.1 Đánh giá về công đoạn tham gia trong thời gian thực tập tốt nghiệp..........32
3.2.2 Đánh giá về nghề nghiệp bản thân..............................................................33
3.2.3 Đánh giá về mối quan hệ giữa các cá nhân, đồng nghiệp, tổ, bộ phận và đơn
vị.................................................................................................................................. 33
3.2.4 Đánh giá về quy định chung của đơn vị......................................................34


3.3 Giải pháp................................................................................................................ 35
3.4 Kiến nghị. .............................................................................................................35
3.4.1 Với cơ quan thực tập.......................................................................................35
3.4.2 Với Khoa/ Trường. .........................................................................................36
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 1.1: Mặt hàng kinh doanh...................................................................................15

Bảng 1.2: Thị trường kinh doanh.................................................................................17
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh......................................................................................18
Biểu Đồ 1.1: Mặt Hàng Kinh Doanh...........................................................................16
Biểu Đồ 1.2: Thị Trường Kinh Doanh.........................................................................17
Biểu Đồ 1.3: Kết Quả Kinh Doanh..............................................................................18
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD
Thủ Đức......................................................................................................................... 7
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ
Đức.............................................................................................................................. 12
Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay giao dịch tại ngân hàng..................................................20
Sơ đồ 2.2: Quy trình giao dịch với khách hàng............................................................23
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức của phòng sinh viên tham gia thực tập.................................28
Hình 1.1: Logo Ngân hàng TMCP Nam Á.....................................................................2


1
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà mình với công cuộc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào những
thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành ngân hàng đã phải vượt qua không ít
khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì thế, không ai khác mà
chính hệ thống ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, hơn 20 năm đổi mới chưa phải là nhiều, ngân hàng còn phải giải
quyết nhiều khó khăn trước mắt mà một trong những vấn đề nổi cộm là hiệu quả công
tác huy động vốn của ngân hàng hiện nay.
Nhận thức vai trò to lớn của vốn đối với nền kinh tế, tầm quan trọng của vốn đối
với sự phát triển của ngân hàng. Ngay từ ngày đầu hoạt động, Nam A Bank đã xác
định tầm nhìn là trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam
với mục tiêu mang đến những giải pháp tài chính tốt nhất cho Khách hàng cá nhân,
Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ..
Trong những năm qua các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Nam A

Bank nói riêng đã không ngừng cố gắng bằng mọi biện pháp để mở rộng huy động
vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm khơi tăng nguồn vốn cho ngân
hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Với những gì trình bày trong báo cáo thực tập này em mong rằng phần nào phản
ánh được tình hình hoạt động của Nam A Bank nói chung và Ngân hàng TMCP Nam
Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức nói riêng.


2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á.
- Tên công ty: Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức.
- Địa chỉ: 733/737 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
- Ngày thành lập PGD: 7/12/2006.
- Mã số thuế: 0300872315.
- Vốn điều lệ: 5000 tỷ đồng.
- Điện thoại: 02838964650 – 02838969971.
- Fax : 028389969974.
- Giám đốc PGD: Nguyễn Cao Minh.

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Nam Á)
Hình 1.1: Logo Ngân hàng TMCP Nam Á
1.1.1 Lịch sử hình thành.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính thức hoạt động từ ngày
21/10/1992, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành
lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành năm 1990, trong bối cảnh Việt
Nam đang tiến hành đổi mới kinh tế gân hàng Nam Á chỉ có 4 chi nhánh với số vốn
điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Qua 27 năm hoạt động, cơ sở vật chất,
công nghệ thông tin và mạng lưới của Nam A Bank ngày càng được mở rộng, đời sống

cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được
nâng cao.
Với xu thế hội nhập và ngày càng phát triển hiện nay Ngân hàng Nam Á chi
nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức được thành lập 7/12/2005 tại địa 733/737 Kha Vạn
Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TP.HCM. Với đầy đủ các chức năng của một
phòng giao dịch, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, mở rộng thị trường phát triển.
Vậy nên từ khi thành lập PGD Thủ Đức đã làm tốt theo sứ mệnh mà Ngân hàng Nam
Á đã đưa ra là đáp ứng kịp thời các nhu cầu hợp lý về phát triển sản xuất – kinh doanh


3
– dịch vụ của khách hàng bằng các phương tiện hiện đại, sản phẩm dịch vụ mới với
phong cách phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm, nhằm đem lại lợi nhuận và lợi ích cao
nhất cho tập thể Ngân hàng Nam Á, cho từng cổ đông Ngân hàng Nam Á và tạo điều
kiện thuận lợi cho bản thân và cũng như gia đình của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân
hàng Nam Á.
1.1.2 Quá trình phát triển.
Được hình thành theo tinh thần Pháp lệnh các tổ chức tín dụng, từ 4 điểm hoạt
động đến nay qua những chặn đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng
Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, phát triển thành một hệ thống gồm 1 hội sở, 67 chi
nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nước. So với năm 1992, Ngân hàng chỉ có 50
nhân viên và vốn điều lệ 5 tỷ đồng thì hiện nay, vốn điều lệ tăng lên hơn 600 lần, số
lượng cán bộ nhân viên tăng hơn 30 lần và phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào
tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao.
Những năm gần đây, Nam Á Ngân hàng được biết đến là một trong những ngân
hàng thương mại cổ phần phát triển ổn định, bền vững, có chất lượng tín dụng thuộc
loại tốt và được Ngân hàng Nhà nước đánh giá xếp loại A trong nhiều năm liền. Ngân
hàng Nam Á là một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam được thế giới chọn để thực hiện
Dự án Tài chính nông thôn II từ năm 2002 và được người tiêu dùng bình chọn đầu
năm 2006: “Ngân hàng Nam Á là thương hiệu mạnh tại Việt Nam” .

Sau những nổ lực phát triển Ngân hàng Nam Á đã đạt những thành tựu:
 Nam A Bank đạt chứng nhận Thương hiệu Hài lòng Khách hàng – CSI: 2017.
 Nam A Bank đạt danh hiệu Top 10 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2017.
 Nam A Bank đạt danh hiệu Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu APEC 2017.
 Nam A Bank – Ngân hàng bán lẻ có dịch vụ tốt nhất Việt Nam 2017.
 Nam A Bank – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
 Nam A Bank 4 năm liên tiếp đạt Thương hiệu mạnh do Thời báo Kinh tế Việt
Nam bình chọn.
 Nam A Bank đạt danh hiệu top 100 doanh nghiệp tiêu biểu Asia 2018.
 Nam A Bank được vinh danh ngân hàng có chính sách chăm sóc khách hàng
trung thành tốt nhất Việt Nam 2018.
 Nam A Bank top 50 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2018.


4
 Nam A Bank – Top 10 thương hiệu uy tín sản phẩm chất lượng dịch vụ tin
dùng năm 2018.
 Sản phẩm vay siêu tốc lộc phát của Nam A Bank vinh dự đạt Top 100 sản
phẩm dịch vụ tốt nhất dành cho gia đình và trẻ em năm 2018.
 Nam A Bank đạt chứng nhận chỉ số hài lòng Khách hàng CSI:2018.
 Nam A Bank – Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018.
 Nam A Bank 5 năm liên tiếp đạt “Thương hiệu mạnh”.
1.1.3 Quy mô doanh nghiệp
Theo đó, tính đến 31/12/2018, vốn điều lệ là 3.353 tỷ đồng, tổng tài sản của
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đạt hơn 75.000 tỷ đồng, tăng 37,8% so với
năm 2017 và đạt 114% kế hoạch năm. Huy động thị trường 1 tăng 35,9% so với năm
2017, đạt gần 57.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm. Hướng đến phân khúc khách hàng
cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), dư nợ thị trường 1 của Nam A Bank tăng
mạnh đến 39,8% so với năm 2017, đạt 50.815 tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2018.
Với các số liệu liên tục tăng trưởng, Nam A Bank là ngân hàng đầu tiên cán đích

kế hoạch lợi nhuận năm 2018 chỉ trong 9 tháng đầu năm và cả năm 2018, lợi nhuận
trước thuế 740 tỷ đồng, đạt 231% kế hoạch năm, tăng gấp đôi so với năm 2017. Đây là
mức lợi nhuận cao nhất của Nam A Bank sau 26 năm hoạt động. Bằng những bước
tiến vượt bậc, Nam A Bank đã được các tổ chức uy tín trong và ngoài nước công nhận
thông qua những giải thưởng giá trị như: Ngân hàng có chính sách chăm sóc khách
hàng trung thành tốt nhất Việt Nam 2018, Top 10 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng
Châu Á Thái Bình Dương 2018, 4 năm liên tiếp giữ vững “Thương hiệu mạnh”, Top
500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2018
Trước đó, với việc tái cơ cấu thành công giai đoạn I và hoạt động kinh doanh
hiệu quả, Nam A Bank là một trong số ít tổ chức tín dụng đầu tiên được NHNN tin
tưởng phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn II (2018-2020). Đồng thời, được NHNN
chấp thuận mở rộng mạng lưới thêm 35 điểm giao dịch trên toàn quốc gồm 5 Chi
nhánh và 30 Phòng giao dịch trong năm 2018.
Mục tiêu hiện nay của Nam A Bank là phấn đấu thành một trong những ngân
hàng hiện đại, hàng đầu của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc, an toàn
và hiệu quả và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của xã hội. Chất


5
lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát tốt với tỉ lệ nợ xấu dưới quy định. Như vậy,
Nam A Bank không chỉ hoàn thành mà còn vượt xa chỉ tiêu được Đại hội đồng cổ
đông đặt ra đầu năm 2018. Điều này cho thấy những nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo
ngân hàng trong việc thực hiện các kế hoạch, mục tiêu đặt ra, trong bối cảnh cạnh
tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
Trong các hoạt động nổi bật năm 2018, công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu có
những bước tiến ấn tượng. Theo lãnh đạo Nam A Bank, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh cơ cấu lại
hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bằng nhiều biện pháp quyết liệt,
trong 9 tháng đầu năm 2018, Nam A Bank đã thu hồi hầu hết các khoản nợ đã bán cho
Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Do vậy, hiện tổng

mệnh giá trái phiếu VAMC tại Nam A Bank chỉ còn 7% so với đầu năm.
Nam Á Bank cũng là một trong số ít tổ chức tín dụng đầu tiên được Ngân hàng Nhà
nước tin tưởng phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn II (2018-2020). Ngân hàng Nhà
nước cũng chỉ định trực tiếp Nam A Bank tham gia tái cấu trúc 3 quỹ tín dụng nhân
dân tại Đồng Nai và cũng là một trong 3 ngân hàng TMCP được giao trọng trách này.
Nhằm đón đầu xu hướng cách mạng công nghệ số 4.0, năm 2018, Nam A Bank tập
trung phát triển dựa trên nền tảng công nghệ số với dịch vụ “Nam A Bank Open
Banking – All in one”
Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh tại các vùng kinh tế tập trung và địa bàn
nông thôn cũng đã phát triển kinh doanh bán lẻ, tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp
cận nguồn vốn, các dịch vụ ngân hàng hiện đại và là một trong những hướng đi cùng
với Chính Phủ góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn cả nước.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng TMCP Nam
Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức.
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
1.2.1.1 Các sản phẩm kinh doanh, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Nam Á chi
nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức.
Nhận tiền gửi từ cá nhân, tổ chức dưới hình thức tiền gửi không kí hạn và các
loại tiền gửi khác phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá nhằm
thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức cá nhân.


6
Các sản phẩm chính tại Ngân hàng: sản phẩm dịch vụ, tiền gửi và tín dụng,
internetbanking, thẻ.
Các dịch vụ chính của ngân hàng nông nghiệp gồm: dịch vụ sec, dịch vụ tiền gửi,
thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền đi, dịch vụ nộp thuế, dịch vụ thanh toán hóa
đơn, và dịch vụ thu ngân sách nhà nước…vv
Khách hàng chính của Ngân hàng chủ yếu là: khách hàng cá nhân và khách hàng
doanh nghiệp.

Ngoài ra ngân hàng còn có những sản phẩm đầu tư: tham gia đấu thầu, mua, bán,
kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ khác: như là dịch vụ môi giới tiền tệ.
1.2.1.2 Thị trường của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè – PGD
Thủ Đức .


Đối với khách hàng cá nhân:

1. Sản phẩm tiết kiệm
2. Sản phẩm tiền gửi
3. Sản phẩm tín dụng cá nhân
4. Dịch vụ chuyển, nhận tiền
5. Sản phẩm thẻ
6. Các sản phẩm, dịch vụ khác


Đối với khách hàng doanh nghiệp:

1. Sản phẩm tiền gửi
2. Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp
3. Bao thanh toán
4. Thanh toán quốc tế
5. Các sản phẩm, dịch vụ khác
1.2.1.3 Quy trình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị
Nghè – PGD Thủ Đức.
Trong hệ thống ngân hàng NamAbank có rất nhiều phòng ban bộ phận tương ứng
với mỗi các chức vụ, chức danh cũng như trách nhiệm, công việc và quy trình làm việc
khác nhau. Trong đó, bộ phận Phòng Tín Dụng là nơi thực tập cụ thể công việc là
Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng bao gồm các quy trình làm như sau:



7

(Nguồn: Phòng tín dụng)
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị
Nghè – PGD Thủ Đức
 Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng tại ĐVKD.
–Tiếp thị và tiếp xúc khách hàng ( trực tiếp gặp gỡ hoặc gián tiếp qua điện thoại);
tiếp nhận nhu cầu vay vốn; hướng dẫn khách hàng lập HSTD, tư vấn cho khách hàng
về việc sử dụng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ khác có liên quan đến nhu cầu khách
hàng tại ngân hàng Nam Á.
–Tiếp nhận thông tin và tài liệu cần thiết từ khách hàng.
–Trình HSTD cho Trưởng ĐVKD để phân công thẩm định tại ĐVKD hoặc phối
hợp với bộ phận định giá TSBĐ – TTTDHS (trường hợp TSBĐ phải được công ty
định giá độc lập định giá) thực hiện thẩm định.
 Bước 2: Thẩm định / Định giá TSBĐ.
– Thẩm định tín dụng:
+ Thẩm định trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, tham khảo thêm các nguồn
thông tin CIC, thông tin khác trên mạng, tạp chí chuyên ngành, thông tin từ các ngân
hàng khác,...


8
+ Phải phối hợp ngay từ đầu bộ phận định giá TSBĐ, TTTDHS (nếu có liên
quan) để có kế hoạch thẩm định đồng bộ, nhất quán, tránh gây gây phiền hà cho khách
hàng.
+ Phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay, thẩm định thực tế nơi khách hàng có trụ
sở, nhà xưởng, nhà kho, tài sản/hàng hóa thế chấp cầm cố; nơi thực hiện phương án/dự
án đầu tư. Điều tra thực tế và đối chiếu các thông tin do khách hàng cung cấp để kiểm
tra tính xác thực và độ tin cậy của số liệu, tài liệu.

– Thẩm định và định giá TSBĐ.
– Kết luận và đề xuất: Căn cứ vào kết quả thẩm địn tín dụng, kết quả định giá
TSBĐ, CV QHKH của ĐVKD lập tờ trình định thẩm định tín dụng, nêu rõ quan điểm,
đề xuất cho vay hoặc không cho vay.
– Kiểm soát tín dụng (bước trung gian kiểm tra hồ sơ tín dụng trước khi trình
ký):
+ Kiểm soát quá trình tiếp xúc khách hàng và thu thập tài liệu thẩm định.
+ Kiểm soát lại nội dung thẩm định, tính toán phân tích trên tờ trình thẩm định
tín dụng; xác định khách hàng có thỏa mãn điều kiện cho vay vốn của ngân hàng Nam
Á hay không.
+ Nêu ý kiến các nhân, chấp thuận hoặc không chấp thuận khoản vay của khách
hàng theo điều kiện cho CV QHKH đề xuất; hoặc yêu cầu bổ sung thêm nhưng nội
dung, đề xuất còn thiếu. Ký tên ghi rõ họ tên và ngày tháng năm.
+ Chuyển toàn bộ hồ sơ cho trưởng ĐVKD xem xét, đề xuất cấp tín dụng hoặc
từ chối cấp tín dụng theo quy định.
 Bước 3: Phê duyệt tín dụng tại ĐVKD.
–Căn cứ HSTD, kết quả định giá TSBĐ, tờ trình thẩm định cấp tín dụng do CV
QHKH và KSTD tại ĐVKD trình, Trưởng ĐVKD/ Ban tín dụng ĐVKD (nếu có)
quyết định:
+Đối với khoản vay thuộc hạn mức phân quyết quyền quyết định cấp tín dụng
của ĐVKD: Trưởng ĐVKD/Ban Tín dụng ĐVKD thực hiện phê duyệt đồng ý/ không
đồng ý cấp tín dụng và chuyển sang Bước 6 lưu đồ thuộc quy trình này.
+Đối với khoản vay vượt hạn mức phân quyền quyết định cấp tín dụng của
ĐVKD: Các thành viên ban tín dụng ĐVKD thống nhất nội dung tại biên bản phê
duyệt tín dụng. Trình HSTD về cấp phê duyệt thông qua TTTDHS (Bước 4)


9
 Bước 4: Thẩm định / tái thẩm định – TTTDHS.
– Tuân thủ các quy định và điều kiện cấp tín dụng do NHNN, ngân hàng Nam Á

ban hành.
– Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ hoạt động của TTTDHS, CVTTĐ chủ
động đề nghị đơn vị kinh doanh phối hợp thực hiện thẩm định, gặp gỡ tiếp xúc, phỏng
vấn khách hàng và tiến hành thẩm định thực tế ngay từ bước 2 quy trình này (nếu
được).
– CVTTĐ đánh giá, nhận diện rủi ro, đề xuất biện pháp phòng ngừa hoặc hạn
chế rủi ro.
– Lập báo cáo kết quả thẩm định tín dụng/Tờ trình tái thẩm định, nêu ý kiến
đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng và các điều kiện.
– Trong phạm vi thẩm quyền TTTDHS, Giám đốc/Phó Giám Đốc TTTDHS xem
xét HSTD, tờ trình thẩm định tín của ĐVKD và ý kiến đánh giá của CVTTĐ.
– Giám đốc/ Phó Giám đốc TTTDHS có ý kiến đề xuất xuất cấp tín dụng đối với
khoản vay của khách hàng.
– TTTDHS phải thông báo, trao đổi và chia sẻ với ĐVKD về những điều kiện
tín dụng để đảm bảo khách hàng vay có thể đáp ứng các điều kiện này.
– Tiếp tục chuyển HSTD cho các thẩm quyền phê duyệt (Bước 5): TTTDHS làm
đầu mối trình tiếp Tổng Giám đốc (hoặc người Tổng Giám đốc úy quyền)/
HĐTD/HĐQT xem xét phê duyệt việc cấp tín dụng theo quy định.
 Bước 5: Phê duyệt cấp tín dụng.
– Xét duyệt khoản vay trong thẩm quyền phê duyệt theo quy định của ngân hàng
Nam Á.
– Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng Giám đốc (Hoặc
người được Tổng Giám Đốc ủy quyền): TTTDHS sẽ trình HSTD lên Tổng Giám đốc
(hoặc người được Tổng Giám đốc ủy quyền) phê định tín dụng/Tờ trình tái thẩm định
của TTTDHS.
– Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐTD/HĐQT: Sau
khi đã có ý kiến của Tổng Giám đốc, TTTDHS trình tiếp HSTD lên Văn phòng HĐQT
xin lịch họp, thông báo với các thành viên HĐQT thời gian, địa điểm họp HĐQT.
– TTTDHS chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp HĐQT đúng theo quy định của
Ngân hàng Nam Á, thư ký HĐQT là Giám đốc/ Phó GĐ TTTDHS. Kết quả phê duyệt



10
của HĐQT được thư ký cuộc họp lập thành Biên bản họp HĐTD, thu thập đầy đủ chữ
ký của các thành viên tiêu biểu.
– Nếu khoản vay vượt mức phán quyến của HĐTD: sau khi có biên bản họp
HĐTD, TTTDHS tiếp tục trình hồ sơ lên HĐQT phê duyệt. Kết quả phê duyệt ngoài
biên bản HĐTD còn có thêm Nghị quyết của HDDQT.
– TTTDHS là đầu mối giao trả kết quả phê duyệt và HSTD cho ĐVKD để tiếp
tục thực hiện Bước 6 quy trình này.
 Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết.
– Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết:
+ Sau khi nhận lại hồ sơ tín dụng đi kèm báo cáo kết quả thẩm định tín dụng,
biên bản họp HĐTD (nếu có), nghị quyết của HĐQT (nếu có), căn cứ vào kết quả phê
duyệt, ĐVKD thông báo chi tiết kết quả phê duyệt cấp tín dụng của ngân hàng cho
khách hàng biết (mức cho vay, thời hạn, lãi suất, các điều kiện cần bổ sung...)
+ Triển khai thưc hiện đầy đủ, chính xác các điều kiện theo kết quả phê duyệt
của các cấp thẩm quyền (nếu có)
+ Bàn giao và hướng dẫn công việc, các thủ tục phải thực hiện tiếp theo cho NV
HTKD.
+ Trường hợp từ chối cho vay, ĐVKD phải thông báo cho khách hàng bằng văn
bản, hoàn trả lại hồ sơ cho khách hàng sau khi đã sao lưu những tài liệu ghi nhận cần
thiết, lưu tại phòng/bộ phận tín dụng của ĐVKD và cập nhật số tiếp nhận.
– Soạn thảo hồ sơ, mẫu biểu tín dụng và hoàn thiện thủ tục vay vốn:
+ Hợp đồng tín dụng.
+ Hợp đồng bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản...)
+ Các loại hợp đồng, văn bản, chứng từ khác có liên quan đến khoản vay.
+ Kiểm tra thẩm quyền ký kết hồ sơ vay của khách hàng; kiểm tra và đối chiếu
chữ ký và con dấu.
+ Chuyển hồ sơ cho KSTD để kiểm tra lần hai, đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp,

hợp lệ hồ sơ tín dụng.
+ KSTD ký nháy sau khi kiểm tra và chịu trách nhiệm về những sai sót (nếu có)
+ NV HTKD tổng hợp số hồ sơ trình Trưởng ĐVKD ký tên, đóng dấu.
– Giải ngân và hoạch toán giải ngân:


11
+ Kiểm tra điều kiện trước khi giải ngân: Kiểm tra tính đầy đủ của HSTD, kiểm
tra các điều kiện giải ngân, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt cấp
tín dụng của cấp thẩm quyền,kiểm tra việc hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay, đăng
ký giao dịch bảo đảm, kiểm tra hồ sơ TSBĐ tiền vay đúng quy định nhận TSBĐ của
Ngân hàng Nam Á (hoặc kiểm tra Biên nhận TSBĐ hoặc phiếu nhập ngoại bảng
TSBĐ), kiểm tra chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn. Trrình Trưởng ĐVKD
phê duyệt đồng ý giải ngân tại Tờ trình giải ngân, ĐVKD tự chịu trách nhiệm việc
kiểm tra trước khi giải ngân tiền vay, lập và trình Trưởng ĐVKD ký Giấy nhận
nợ/KƯNN khi hồ sơ vay hợp lệ, đầy đủ. Thực hiện giải ngân theo yêu cầu của khách
hàng đã được phê duyệt và theo tiến độ sử dụng vốn đúng mục đích.
+ Nhập liệu và phê duyệt giải ngân trên phần mềm quản lý tín dụng Flexcube.
 Bước 7: Theo dõi, kiểm tra sau khi cho vay và quản lý khoản vay (thu nợ lãi,
thu nợ vốn) cho đến khi thu dứt nợ.
–Kiểm tra sau khi cho vay và trong suốt thời gian khoản vay còn dư nợ:
+Trong vòng 15 ngày sau giải ngân hoặc theo phê duyệt, CV QHKH phải tiến
hành kiểm tra sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích.
–Theo dõi, đôn đốc thu nợ lãi, thu nợ vốn, thông báo nợ đến hạn:
+Theo dõi tình hình nộp lại, giảm vốn để có nhận định về mức độ tín dụng của
khách hàng với Ngân hàng Nam Á, nhắc nhở đôn đốc khi khách hàng vi phạm.
+Thông báo lịch trả nợ gốc, lãi của khách hàng. Thực hiện thông báo nợ đến hạn
theo đúng quy định trong từng thời kỳ.
–Đánh giá lại khoản vay:
+Định kỳ 6 tháng/lần hoặc đột xuất (theo yêu cầu) ĐVKD tiến hành đánh giá lại

khoản vay.
 Bước 8: Tất toán khoản vay và lưu hồ sơ.
–Thực hiện các thủ tục thanh lý Hợp đồng tín dụng khi khách hàng hoàn thành
nghĩa vụ Tài chính của mình đối với Ngân hàng Nam Á như: trả dứt nợ gốc, lãi và các
chi phí khác (nếu có), ký thanh lý Hợp đồng tín dụng…
–Thực hiện thủ tục thanh lý và hoàn trả TSBĐ cho khách hàng theo quy định
hiện hành của Ngân hàng Nam Á.
–Hướng dân khách hàng thực hiện thủ tục giải chấp TSBĐ và xóa đăng ký
GDBĐ.


12
–Lưu hồ sơ thanh lý theo đúng quy định của Ngân hàng Nam Á.
(Nguồn: tài liệu lưu trữ tại NamABank)
1.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè –
PGD Thủ Đức.
BAN
BANGIÁM
GIÁMĐỐC
ĐỐC

KẾ
KẾTOÁN
TOÁN
(KSV)
(KSV)

NGÂN
NGÂNQUỸ

QUỸ

TÍN
TÍNDỤNG
DỤNG

GIAO
GIAODỊCH
DỊCH
VIÊN
VIÊN

CV
CVQHKH
QHKH

BẢO
BẢOHIỂM
HIỂM

HTKD
HTKD

(Nguồn: Bộ phận nhân sự)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè –
PGD Thủ Đức.
1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của Ngân hàng TMCP Nam
Á chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức.
 Phòng kế toán:



Thực hiện các chức năng như dịch vụ thanh toán chuyển tiền, mở tài khoản,

dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ đổi tiền và tư vấn tài chính khác.


Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định.



Soạn thảo, phân phối và theo dõi việc xử lý văn thư của đơn vị nhằm đảm

bảo văn thư luân chuyển và lưu trữ theo đúng quy định


Quản lí bảo vệ, tài xế, tạp vụ.

 Phòng tín dụng:


Đánh giá thị trường và địa bàn kinh doanh theo định kì về khả năng tiếp thị,

phát triển sản phẩm thuộc lĩnh vực phụ trách cho ban lãnh đạo.


Tìm kiếm khách hàng huy động vốn và cho vay.


13



Thu thập thông tin khách hàng cá nhân và đưa ra các giải pháp tư vấn hợp lí

đối với thắc mắc của khách hàng.


Tham mưu cho ban lãnh đạo các khách hàng tiếp thị, bán sản phẩm, dịch vụ

của ngân hàng trong phạm vi chức năng.


Nghiên cứu, đề xuất các phương án vay vốn hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu

của từng loại khách hàng.
1.2.3 Nội quy làm việc của Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Thị Nghè –
PGD Thủ Đức .
 Quy định kiểm soát chất lượng, đạo đức nghề nghiệp trong nội bộ.
- Tuân thủ pháp luật và quy định của Nam A Bank.
- Xây dựng mối quan hệ làm việc tôn trọng và đối xử công bằng.
- Sử dụng thời gian làm việc và tài sản của Nam A Bank đúng mục đích và hiệu
quả.
- Không lợi dụng chức quyền để tư lợi.
- Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.
- Quản lý các xung đột về lợi ích.
- Trách nhiệm với khách hàng.
- Trách nhiệm với xã hội và môi trường.
- Minh bạch và bảo mật thông tin.
- Trách nhiệm báo cáo.
 Điều kiện đối với doanh nghiệp thực hiện phòng cháy và chữa cháy: Ban hành
của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á - Nam A Bank

– Điều 1: Việc PCCC là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi cán bộ
nhân viên phải tích cực đề phòng, không để xảy ra cháy nổ. Phải sử dụng thành thạo
dụng cụ PCCC, sẵn sàng tham gia lực lượng diễn tập và chuẩn bị sẵn sàng về lực
lượng, phương tiện khi cần thiết để chữa cháy kịp thời có hiệu quả.
– Điều 2: Chấp hành các quyết định về an toàn PCCC. Phải thận trọng trong
việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ gây cháy nổ, tuân thủ
nghiêm ngặt quy định về kỹ thuật, an toàn trong sử dụng điện,cấm mắc và câu dây bừa
bãi, cấm sử dụng điện tùy tiện. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, không để các
thiết bị điện hoặc hàng hóa sát gần bóng đèn, dây điện... trước khi ra về, kiểm tra việc
tắt đèn, quạt, cúp cầu dao điện và các thiết bị tiêu thụ điện khác.
 Thực hiện 3 không như sau:
a) Không dùng dây đồng, giấy bạc,thay cầu chì
b) Không dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm


14
c) Không để các chất dễ gây cháy gần cầu chì bằng điện và đường dây dẫn điện
– Điều 3: Cấm hút thuốc tại những nơi chứa hàng hóa dễ cháy, khu vực hàng
hóa phải sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, bảo đảm có khoàng cách an toàn về PCCC, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra và chữa cháy khi cần thiết, không dùng khóa mở
nắp phuy xăng và các dung môi dễ cháy bằng sắt thép, không để các chướng ngại vật ở
hành lang, lối đi, cầu thang, đặc biệt trên các lối thoát hiểm và xung quanh các bình
chữa cháy làm cản trở việc chữa cháy và thoát nạn
– Điều 4: Phương tiện và dụng cụ chữa cháy phải được để nơi dễ thấy, dễ lấy,
không được tự ý di chuyển các thiết bị PCCC hoặc sử sụng vào mục đích khác. Khi
xảy ra cháy phải báo động gấp, nhanh chóng cúp cầu giao điện, dùng bình chữa cháy
để chữa cháy và điện thoại số 114 báo ngay cho lực lượng cảnh sát PCCC
– Điều 5: Tập thể đơn vị thành tích trong việc PCCC sẽ được khen thưởng.
Những tập thể, cá nhân vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo đúng quy định
pháp luật.

 Quy định về thời gian làm việc tại ngân hàng Nam A Bank
– Buổi sáng từ 8giờ 00 đến 12giờ 00
– Buổi chiều từ 13giờ 00 đến 5giờ 00
 Quy định đồng phục và hình thức bên ngoài
- Đối với nhân viên nam:
+ Tóc chải gọn, hoặc hớt cao phù hợp với môi trường công sở
+ Áo sơ mi trắng (đồng phục)
+ Huy hiệu Nam A Bank ( đeo bên phía ngực trái )
+ Cravate của Nam A Bank (đồng phục)
+ Bảng tên nhân viên ( đeo ngay ngắn trước ngực )
+ Thắt lưng tối màu, bản thắt lưng vừa phải
+ Quần tây theo đúng quy định
+Giày đen mũi bít,bít gót chân
–Đối với nhân viên nữ:
+Tóc cột/búi/kẹp tóc đẹp, gọn gàng, trang nhã
+Huy hiệu Nam A Bank ( đeo bên phía ngực trái )
+Bảng tên nhân viên ( đeo ngay ngắn trước ngực )


15
+Đồng phục CBNV mặc đồng phục theo quy định cho từng cấp,chức danh và
quy định về điều kiện thời tiết tại địa phương
+ Giày đen ,bít mũi,bít gót chân, chiều cao từ 3 đến 7cm
 Sử dụng logo, văn bản và biểu mẫu
– Mọi văn bản, mẫu biểu sử dụng nội bộ hay phát hành ra bên ngoài đều phải
tuân theo quy định của ngân hàng do phòng Quản trị- Chiến lược quản lí và ban hành.
– Nhân viên không được thay đổi định dạng mẫu biểu, khầu hiệu, logo mà chưa
được chấp thận của Ban giám đốc
– Sử dụng logo thống nhất của ngân hàng
 Vệ sinh và ăn uống trong ngân hàng

– Không hút thuốc lá trong phạm vi làm việc
– Dọn sạch khu vực, hồ sơ, tài liệu, thiết bị làm việc mỗi ngày
– Hạn chế ăn uống trong ngân hàng, ăn uống trong giờ làm việc
– Bỏ rác đúng nơi quy định
(Nguồn: tài liệu lưu trữ tại NamABank)
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong hai năm .
1.3.1 Mặt hàng kinh doanh.
Thống kê mặt hàng kinh doanh của đơn vị qua 2 năm, theo bảng sau.
Bảng 1.1: Mặt hàng kinh doanh
NĂM 2017
CHỈ TIÊU

NĂM 2018 SO NĂM 2017

Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(Triệu đồng)

Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(Triệu đồng)

Huy động vốn 397,117

99,827


474,412

99,720

77,295

19,5

Cho vay

688

0,173

1,331

0,280

643

93,5

397,805

100

475,743

100


77,938

19,6

TỔNG

Giá trị
(Triệu đồng)

NĂM 2018

Tốc độ tăng
(%)

(Nguồn: PGD Thủ Đức)


16

Biểu Đồ 1.1: Mặt Hàng Kinh Doanh
(Nguồn:PGD Thủ Đức)
Nhận xét:
-Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Chỉ tiêu huy động vốn và cho vay giai đoạn năm
2017-2018 đều tăng. Trong đó:
+Sản phẩm tiền gửi có tăng 19,5% so với năm 2018. Tuy nhiên tỷ trọng của sản
phẩm này đang giảm từ 99,827% xuống còn 99,720% trong năm 2019. Sản phẩm này
là sản phẩm chủ lực của Nam A Bank, tuy nhiên với xu thế sản phẩm huy động chiếm
tỷ trọng quá lớn thì việc giữ vững sự tăng trưởng sản phẩm huy động nhưng giảm tỷ
trọng của sản phẩm huy động
+Sản phẩm tín dụng tăng 93,5 so với năm 2018. Tỷ trọng của sản phẩm này cũng

tăng từ 0,173% lên 0,280 trong năm 2019.
+ Nhằm để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn, Nam A Bank đang có xu hướng
thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm tín dụng để có thể tận dụng tốt nguồn vốn, tăng tối
đa lợi nhuận, cân bằng giữa hai sản phẩm huy động và cho vay.


17
1.3.2 Thị trường kinh doanh.
Thống kê thị trường kinh doanh của đơn vị qua 2 năm, theo bảng sau:

Bảng 1.2: Thị trường kinh doanh
NĂM 2017
THỊ
TRƯỜNG

NĂM 2018

NĂM 2018 SO NĂM 2017

Giá trị
(Triệu đồng)

Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(Triệu đồng)

Tỷ trọng
(%)


Giá trị
(Triệu đồng)

Tốc độ tăng
(%)

Cá Nhân

390,990

98,286

468,092

98,391

77,102

19,719

Doanh Nghiệp

6,815

1,713

7651

1,608


836

12,267

Tổng

397,805

100

475,743

100

77,938

19,592

(Nguồn: PGD Thủ Đức)

Biểu Đồ 1.2: Thị Trường Kinh Doanh
(Nguồn: PGD Thủ Đức)
Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, thị trường mục tiêu của ngân hàng là thị trường
khách hàng cá nhân qua chỉ tiêu huy động vốn và cho vay. Năm 2018 thị trường các
nhân chiếm 98,391% tương đương 468,092triệu đồng tăng so với năm 2017 là
98,286% tương đương 390,990 triệu đồng. Chủ yếu là phục vụ khách hàng cá nhân,
phân khúc khách hàng rõ ràng, tăng trưởng qua các năm.



18

1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tình hình kinh doanh của đơn vị qua 2 năm, theo bảng sau:
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh
STT

1
2
3

CHỈ TIÊU

Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận

NĂM 2017

NĂM 2018

(TRIỆU

(TRIỆU

ĐỒNG)

ĐỒNG)


397,805
43,719
354,086

475,743
43,822
431921

NĂM 2018 SO NĂM 2017
Giá trị
Tốc độ tăng
(Triệu đồng)

(%)

77,938
19,592
103
0,236
77,835
21,982
(Nguồn: PDG Thủ Đức)

Biểu Đồ 1.3: Kết Quả Kinh Doanh
(Nguồn:PDG Thủ Đức)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Nam Á
chi nhánh Thị Nghè – PGD Thủ Đức năm 2018 đạt 475,743triệu đồng tăng lên 77,938
triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 19.592%. Do công tác chăm sóc, tiếp thị
khách hàng được chú trọng thông qua cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ

nhờ đó số lượng khách hàng giao dịch tăng lên đáng kể. Chi phí năm 2018 là 43,822
triệu đồng, đã tăng 103 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 0.236%. Qua đó ta


×