Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………….1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH NGHỆ AN (VPBANK NGHỆ AN)
…………………………………………………………………………….3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An…………………3
1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank……………….3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An…………… 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank Nghệ An…………………………………5
1.2. Đặc điểm hoạt động của VPBank Nghệ An…………………………… 7
1.2.1.Tình hình huy động vốn ……………………………………………….7
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn………………………………………………….9
1.2.3. Các hoạt động khác………………………………………………… 11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Ở VPBANK NGHỆ AN………….13
2.1. Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ
An……………………………………………………………………………13
2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Nghệ An…………………13
2.1.1.1. Khách hàng của VPBank Nghệ An……………………………… 13
2.1.1.2.Doanh số cho vay……………………………………………………15
2.1.1.3.Tình hình thu nợ………………………………………………… …16
2.1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại VPBank Nghệ An………… 17
2.1.2.1. Đối tượng cho vay trung dài hạn ………………………………… 17
2.1.2.2. Kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VPBank Nghệ
An……………………………………………………………………………17
2.1.3. Ví dụ về thẩm định tài chính dự án - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
da và các sản phẩm giả da Châu Tuấn tại Xã Xuân An – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
của công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn…………………………… 18
2.1.3.1. Một vài nét chung về công ty TNHH XNK Châu Tuấn…………….18
2.1.3.2. Mô tả dự án………………………………………………………….19
2.1.3.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tài trợ xây dựng nhà máy mới của
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn…………………………………20
2.1.4. Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của
VPBank Nghệ An……………………………………………………………24
2.1.4.1. Những kết quả đạt được…………………………………………….24
2.1.4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân………………………………….25
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
2.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu
tư của ngân hàng……………… ………………………………………… 27
2.2.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh VPBank
Nghệ An…………………………………………………………………… 27
2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của
VPBank Nghệ An……………………………………………………………29
2.2.3. Một số kiến nghị…………………………………………………… 34
2.2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan……………………… 34
2.2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác………35
2.2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư…………………………………………….36
2.2.3.4. Với VPBank ……………………………………………………… 37
KẾT LUẬN………………………………………………………………… 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 39
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH NGHỆ AN (VPBANK NGHỆ
AN)
…………………………………………………………………………….3 1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An…………………3
1
1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank……………….3
1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An…………… 4
1
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank Nghệ An…………………………………5
1
1.2. Đặc điểm hoạt động của VPBank Nghệ An…………………………… 7
1
1.2.1.Tình hình huy động vốn ……………………………………………….7
1
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn………………………………………………….9
1
1.2.3. Các hoạt động khác………………………………………………… 11
1
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Ở VPBANK NGHỆ
AN………….13 1
2.1. Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ
An……………………………………………………………………………13
1
2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Nghệ An…………………13
1
2.1.1.1. Khách hàng của VPBank Nghệ An……………………………… 13
1
2.1.1.2.Doanh số cho vay……………………………………………………15
1
2.1.1.3.Tình hình thu nợ………………………………………………… …16
1
2.1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại VPBank Nghệ An………… 17
1
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
2.1.2.1. Đối tượng cho vay trung dài hạn ………………………………… 17
1
2.1.3. Ví dụ về thẩm định tài chính dự án - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
da và các sản phẩm giả da Châu Tuấn tại Xã Xuân An – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
của công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn…………………………… 18
1
2.1.3.1. Một vài nét chung về công ty TNHH XNK Châu Tuấn…………….18
1
2.1.3.2. Mô tả dự án………………………………………………………….19
1
2.1.3.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tài trợ xây dựng nhà máy mới của
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn…………………………………20
1
2.1.4. Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của
VPBank Nghệ An……………………………………………………………24
1
2.1.4.1. Những kết quả đạt được…………………………………………….24
1
2.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu
tư của ngân hàng……………… ………………………………………… 27
1
2.2.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh VPBank
Nghệ An…………………………………………………………………… 27
1
2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của
VPBank Nghệ An……………………………………………………………29
1
2.2.3. Một số kiến nghị…………………………………………………… 34
1
2.2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan……………………… 34
1
2.2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác………35
1
2.2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư…………………………………………….36
1
2.2.3.4. Với VPBank ……………………………………………………… 37
1
KẾT
LUẬN………………………………………………………………… 38 1
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
2
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO……………………………………… 39 1
PHẦN 1 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH NGHỆ AN (VPBANK NGHỆ AN) 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An 3
1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank 3
VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với
thời gian hoạt động 99 năm. Tên gọi đầy đủ ban đầu của VPBank là ngân
hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam.
Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép
thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank Nghệ An 5
1.2. Đặc điểm hoạt động của VPBank Nghệ An 7
1.2.1.Tình hình huy động vốn 7
Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động
tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng. Trong 3 năm gần đây đặc biệt
là năm 2008 và năm 2009, thị trường tài chính trong nước rất sôi động. Với vị
trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, chi nhánh VPBank Nghệ An đã hoàn
thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp vào
thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống. Các kết quả đạt được trong
công tác huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: 7
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh Nghệ An 7
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 9
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Nghệ An 9
Bảng 1.3: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng 10
1.2.3. Các hoạt động khác 11
Bảng 1.4. Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế tại VPBank
Nghệ An 2008 - 2011 12
PHẦN 2 13
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Ở VPBANK NGHỆ AN 13
2.1. Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư của VPBank Nghệ An. .13
2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Nghệ An 13
2.1.1.1. Khách hàng của VPBank Nghệ An 13
Bảng 2.1. Cơ cấu khách hàng 14
Bảng 2.2. Cơ cấu khách hàng tổ chức theo ngành nghề 14
2.1.1.2.Doanh số cho vay 15
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
3
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Bảng 2.3. Tình hình tín dụng tính đến 31/12/2011 15
2.1.1.3.Tình hình thu nợ 16
Bảng 2.4. Tình hình thu nợ trong các năm qua 16
2.1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại VPBank Nghệ An 17
2.1.2.1. Đối tượng cho vay trung dài hạn 17
Bảng 2.5. Hoạt động cho vay trung dài hạn tại VPBank Nghệ An 17
Bảng 2.6. Lợi nhuận từ tín dụng TDH 18
2.1.3. Ví dụ về thẩm định tài chính dự án - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
da và các sản phẩm giả da Châu Tuấn tại Xã Xuân An – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
của công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn 18
2.1.3.1. Một vài nét chung về công ty TNHH XNK Châu Tuấn 18
2.1.3.2. Mô tả dự án 19
2.1.3.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tài trợ xây dựng nhà máy mới của
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn 20
2.1.4. Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của
VPBank Nghệ An 25
2.1.4.1. Những kết quả đạt được 25
2.1.4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 25
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án
đầu tư của ngân hàng 27
2.2.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh VPBank
Nghệ An 27
2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của
VPBank Nghệ An 29
2.2.3. Một số kiến nghị 34
2.2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan 34
2.2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác 36
2.2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư 36
2.2.3.4. Với VPBank 37
KẾT LUẬN 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 : Tình hình huy động vốn
Biểu đồ 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
4
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Biểu đồ 3 : Tình hình dư nợ
Biểu đồ 4 : Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế
Biểu đồ 5 : Cơ cấu khách hàng
Biểu đồ 6 : Cơ cấu khách hàng theo ngành
Biểu đồ 7 : Tình hình thu nợ trong những năm gần đây
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
5
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới bị biến động liên tục bởi các
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, khủng hoảng nợ công làm cho nền kinh
tế của Việt Nam xuất hiện các yếu kém cần phải khắc phục nhằm hoàn thiện
nền kinh tế giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Ngành ngân hàng là một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế đang
phát triển của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho vay các ngân hàng đã huy
động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị hoạt động
kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các hoạt động
tiêu dùng, kinh doanh của mình.
Qua những tác động của nền kinh tế thế giới ngành ngân hàng nói
chung và ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) nói riêng đã xuất hiện
những điểm yếu cần phải khắc phục nhằm thoát khỏi những nguy cơ, khó
khăn và thách thức do sự phát triển của nền kinh tế tạo nên.
Cac hoạt động trong ngành ngân hàng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn vậy
cần có những biện pháp tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Một trong các
biện pháp đó là nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã quyết định chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Nghệ An.” Nhằm nghiên cứu
thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự
án đầu tư.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của công tác thẩm
định dự án đầu việc phân tích, đánh giá và tìm hiểu thực tiễn về hoạt động
thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của công tác
thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An.
- Trên cơ sở tình hình hoạt động đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm, tình hình hoạt động của công tác thẩm
định và cho vay theo dự án của ngân hàng VPBank Nghệ An
Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động thẩm định và cho vay vốn các dự án
đầu tư trong phạm vi VPBank Nghệ An
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
1
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, báo cáo đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn : Phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động
kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê…
5. Kết cấu của đề tài.
Kết cấu của báo cáo ngoài phần nội dung và kết luận bao gồm hai phần:
Phần 1 : Tổng quan về ngân hàng VPBank chi nhánh nghệ An.
Phần 2 : Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công
tác thẩm định dự án ở VPBank Nghệ An
Trong quá trình phân tích, do còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về mặt
nhận thức, báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để Báo cáo thực tập của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Lưu Tâm và các cán bộ nhân
viên VPBank Nghệ An đã giúp đỡ tận tình giúp em hoàn thành báo cáo này.
Sinh viên
Hoàng Huy Thục
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
2
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH NGHỆ AN
(VPBANK NGHỆ AN)
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An
1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank
VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với
thời gian hoạt động 99 năm. Tên gọi đầy đủ ban đầu của VPBank là ngân
hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam.
Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép
thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Ngày 27/7/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định
số 1815/QĐ-NHNN, chấp thuận đổi tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các
doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Nam Thịnh Vượng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là
một bộ phận không thể tách rời của giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP
ngày 12/8/1993 do Ngân hàng Nhà nước cấp. Đây là một bước ngoặt quan
trọng mang tính quyết định, nó đánh dấu sự thay đổi về diện mạo, mục tiêu
hoạt động và thương hiệu của VPBank.
Khi mới thành lập vốn điều lệ của VPBank là 20 tỷ VND. Sau đó, do
nhu cầu phát triển và quy định của ngân hàng nhà nước, VPBank đã nhiều lần
tăng vốn điều lệ. Đến ngày 13/10/2011, vốn điều lệ của VPBank đạt 4433 tỷ
VND. Tiếp đó đến ngày 30/12/2011, vốn điều lệ của VPBank được tăng lên
mức 5050 tỷ VND. Hiện nay VPBank đã trở thành một trong mười 12 ngân
hàng thương mại cổ phần mạnh nhất Việt Nam (G12).
* Các sản phẩm dịch vụ :
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng;
sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ;
các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng;
kinh doanh ngoại tệ; phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
* Về đội ngũ cán bộ :
Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh
Tông, số lượng cán bộ nhân viên chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
3
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng
lên tương ứng.
Đến hết 30/06/2011, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là:
hơn 3.000 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80%
CBNV có trình độ đại học và trên đại học.
* Mạng lưới hoạt động :
VPBank đã có tổng số hơn 180 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc.
Với 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western
Union
* Sứ mệnh phát triển
VPBank hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi
ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng;
đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
- Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách
hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong
phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
- Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống
tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có
tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Đảm
bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ,
đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá
- Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì
mức cổ tức cao hàng năm
- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với
ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để
chia sẻ khó khăn của cộng đồng.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank Nghệ An
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển,VPBank luôn chú ý đến
việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn.
Ngày 30/01/2007, VPBank Nghệ An một trong 90 chi nhánh của VPBank
được khai trương và chính thức đi vào hoạt động.Trụ sở của VPBank Nghệ
An nằm tại Nhà A, khu TMDV nhà ở C1, Đường Quang Trung, T.p Vinh.
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
4
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, hoạt động chủ yếu là huy
động vốn từ các cá nhân, tổ chức và nền kinh tế, thông qua đó, sử dụng đồng
vốn đã huy động được để cho vay. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác như:
thanh toán xuất nhập khẩu, phát hành thẻ và thanh toán thẻ, chuyển tiền cá
nhân
VPBank chi nhánh Nghệ An hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
và hoạt động ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi
có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các
tổ chức trong nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu và các giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh theo luật định;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng;
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các
nguồn vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến
nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép;
- Hoạt động bao thanh toán;
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức đặc biệt chuyển
tiền nhanh Western Union;
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank Nghệ An
+ Về nhân sự
Hiện nay Chi nhánh có 60 cán bộ, trong đó 48 đại học và trên đại học, 9
là cao đẳng và trung cấp, còn lại là sơ cấp. Nhận thức được chất lượng đội
ngũ nhân viên là sức mạnh của Ngân hàng, giúp Ngân hàng sẵn sàng đương
đầu với mọi cạnh tranh, vì thế Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng
công tác quản trị.
+ Về cơ cấu tổ chức
Có thể khái quát về mô hình tổ chức của Chi nhánh như sau:
+ Ban giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám Đốc
+ Các phòng ban:
- Phòng hành chính tổ chức.
- Phòng phục vụ khách hàng.
- Phòng kế toán giao dịch (Bao gồm cả tin học).
- Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ.
- Phòng giao dịch chợ Vinh.
- Phòng giao dịch Cửa Đông.
- Phòng giao dịch Bến Thủy.
- Phòng giao dịch Xô Viết nghệ tĩnh.
- Phòng giao dịch Đội Cung.
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
5
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
- Ban quản lý tín dụng ( C/A).
• Sơ đồ tổ chức của chi nhánh VPBank Nghệ An
* Giám đốc.
Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh
doanh hằng ngày của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý
và trước hội đồng quản trị Ngân hàng VPBank đối với tất cả mọi hoạt động
của chi nhánh có nhiệm vụ lãnh đạo, xây dựng đội ngũ nhân viên, lập kế
hoach kinh doanh cho chi nhánh và chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch
của toàn thể nhân viên trong chi nhánh.
* Phòng tổ chức hành chính.
Nhiệm vụ của phòng là phối hợp với văn phòng VPBank để thực hiện
công tác tổ chức, quản lí và phát triển nguồn nhân lực, cộng tác với văn thư,
hành chính và lễ tân. Quản lí và mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương
tiện làm việc của cả chi nhánh; tổ chức tốt công tác bảo vệ cơ quan, phối hợp
bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn kho quỹ; đảm bảo phương tiện di chuyển,
vận chuyển tiền an toàn.
* Phòng phục vụ Khách hàng.
Bao gồm khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Nhiệm vụ chính là
thu thập các tài liệu về khách hàng, theo dõi, giám sát hoạt động của khách
hàng trước và sau khi cho vay. Nghiên cứu thị trường, đề xuất và thực hiện
các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng. Chịu trách nhiệm về pháp lí liên
quan đế hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
Thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng là cả
cá nhân và doanh nghiệp, đề xuất chính sách tiếp thị, sản phẩm phù hợp với
từng đối tượng khách hàng, thực hiện nhiệm vụ phân tích món vay và thực
hiện cho vay, đôn đốc việc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn của các khoản vay, đề
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
Giám
đốc
Ban
quản lý
tín dụng
Phòng
phục vụ
khách
hàng
Phòng
kế toán
giao
dịch
Phòng
hành
chính tổ
chức
Phòng
giao
dịch
Ng.Văn
Cừ
Phòng
giao
dịch Cửa
Đông
Phòng
giao dịch
Bến Thủy
Phòng
giao dịch
Đội Cung
Phòng
giao
dịch Chợ
Vinh
Phòng
giao dịch
Xô Viết
Nghệ
Tĩnh
6
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
xuất điều chỉnh các quy định về hợp đồng tín dụng cho phù hợp với thực tế
trên địa bàn chi nhánh.
* Phòng Kế toán giao dịch.
Thực hiện chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch
dịch vụ của Ngân hàng, thực hiện mở các tài khoản tiền gửi, rút tiền, chuyển
tiền, giữ hộ, thu chi hộ, v.v… thực hiện giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán
chuyển nợ quá hạn. Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho khách theo đúng các
quy định của các phòng có liên quan và đúng với quy định của VPBank.
Phía bên tin học thực hiện quản lí và tổ chức hạch toán thu nhập, chi
phí, phải thu, phải trả. Kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng tính chất. Tiếp
nhận và kiểm soát lại chứng từ từ Phòng giao dịch Ngân quỹ và các bộ phận
khác đưa đến, đưa vào máy tính, lên cân đối tài khoản. Bảo mật số liệu, lưu
trữ an toàn số liệu, thông tin trên máy tính, quản lí mạng vi tính của toàn chi
nhánh.
* Ban quản lý tín dụng
Thực hiện đánh giá, thẩm định tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản đảm
bảo. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ liên quan tài sản. Xây dựng
tiêu chuẩn phân hạng và thực hiện việc phân hạng tài sản đảm bảo. Khai thác
các hệ thống thuê kho bãi để quản lí tài sản cầm cố, soạn thảo các hợp đồng
thuê kho bãi. Định kì tái định giá tài sản đảm bảo, kiểm tra thường xuyên các
tài sản, hệ thống kho bãi và đề xuất các biện pháp xử lí kịp thời các vấn đề
phát sinh để đảm bảo an toàn tín dụng. Thực hiện kiểm soát hồ sơ tín dụng,
nhập số liệu máy tính.
1.2. Đặc điểm hoạt động của VPBank Nghệ An
1.2.1.Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động
tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng. Trong 3 năm gần đây đặc biệt
là năm 2008 và năm 2009, thị trường tài chính trong nước rất sôi động. Với vị
trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, chi nhánh VPBank Nghệ An đã hoàn
thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp vào
thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống. Các kết quả đạt được trong
công tác huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh Nghệ An.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
TG Doanh nghiệp 67.582 120.273 89.127 70.235
TG dân cư 257.423 394.323 484.690 597.426
Tổng 325.005 515.606 573.817 667.661
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng)
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
7
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Như vậy nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Nghệ An tăng
trưởng qua các năm. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá
các sản phẩm huy động cũng như các chương trình khuyến mãi có quà tặng
hấp dẫn. Mặt khác trong những năm gần đây mạng lưới hoạt động của
VPBank Nghệ An được mở rộng. Đến cuối năm 2011, nguồn vốn huy động
đạt 667.661 triệu, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2008; 1,3 lần so với cuối
năm 2009; và so với năm 2010 nguồn vốn huy động tăng là 16,35%. Nguồn
vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động
của VPBank Nghệ An ( khoảng 80%).
Chi nhánh VPBank Nghệ An đã thực hiện rất tốt các chỉ tiêu về hoạt
động huy động vốn góp phần hoàn thành kế hoạch hoạt động chung của toàn
hệ thống.Thấy được những bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn VP Bank Nghệ
An đã có những cố gắng rất lớn trong công tác huy động vốn bằng cách đưa
ra chính sách lãi suất linh hoạt cho tiền gửi không kì hạn chi nhánh đã áp
dụng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi không kì hạn bằng VND. Theo
đánh giá thì chi nhánh là một trong các ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao. Bên
cạnh đó ngân hàng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt
chính sách khách hàng như thực hiện ưu đãi lãi suất tiền gửi, thực hiện nghiệp
vụ nhanh chóng bằng máy móc thiết bị mới, hiện đại. Với trụ sở khang trang
thuận tiện cho khách hàng giao dịch, thái độ phục vụ của nhân viên tận tình,
hòa nhã, lịch sự và có những biện pháp quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng và một số biện pháp khác. Do vậy, nguồn vốn huy động của
VPBank Nghệ An không những tăng đều mà còn nhanh, đảm bảo được cân
đối cung cầu, tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh tín dụng của chi
nhánh. Trong tổng vốn huy động từ khách hàng của chi nhánh, huy động từ
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
8
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
dân cư chiếm tỷ trọng lớn. Xu hướng trên thể hiện trạng thái dư tiền trong dân
do đời sống kinh tế tăng, thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ lệ tiết kiệm trong
dân cư tăng. Mặt khác, đó còn là do trong thời gian qua chúng ta đã kiểm soát
được tốc độ lạm phát giữ cho đồng tiền ổn định không bị trượt giá nhiều nên
dân chúng đã tin tưởng vào giá trị đồng tiền và dần chuyển từ hình thức tiết
kiệm vàng sang hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2011,
với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán
lẻ và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiện ích
của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch
viên trẻ trung năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh đã góp
phần tăng trưởng vốn hoạt động của chi nhánh.
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn.
Trong hoạt động này cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động cho vay là
hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh
cuả chi nhánh. Ngân hàng cho vay ngoài các dự án trong nước còn có các dự
án lớn liên kết với nước ngoài. Với uy tín của mình, ngân hàngVPBank Nghệ
An có rất nhiều khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả và thường xuyên
giao dịch với ngân hàng. Kết quả kinh doanh của chi nhánh được trình bày
trên bảng 1.2.
Hiện nay, nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các
ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của chi nhánh VPBank Nghệ
An nói riêng. Là một ngân hàng thương mại cổ phần vốn hoạt động là do các
cổ đông đóng góp, huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ vô cùng khó khăn nếu chỉ lơ là một
chút thôi thì hậu quả rủi ro tín dụng sẽ khôn lường. Nhận thức được điều này,
VPBank Nghệ An rất chú trọng đến khâu tín dụng, coi đó là hoạt động trọng
tâm của Ngân hàng. Ngân hàng luôn thực hiện cho vay với 3 mục tiêu cơ bản:
Hiệu quả, an toàn vốn, đầu tư và phát triển. Nhờ làm tốt công tác huy động
vốn, VPBank Nghệ An đã tích cực nhanh chóng đa dạng hóa các mặt nghiệp
vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng trong đó trọng tâm là công tác tín dụng.
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Nghệ An
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Tổng thu nhập 16.300 26.700 53.700 73.752
Tổng chi phí 14.600 22.700 39.700 43.752
Lợi nhuận 1.700 4.000 14.000 30.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh.)
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
9
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Bảng 1.3: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng.
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh số cho vay 893.313 790.113 957.365 1012.475
Tổng doanh số thu nợ 884.658 851.634 882.193 892.934
Tổng dư nợ 632.973 646.173 1.019.224 933.973
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng.)
Qua bảng 1.3 cho thấy doanh số cho vay, thu nợ cũng như dư nợ bình
quân qua các năm có nhiều diễn biến phức tạp, tỉ lệ tăng khá chậm. Doanh số
cho vay năm 2011 tăng 4% so với năm 2010. Điều này cho thấy rằng khối
lượng khách hàng đến với VP Bank Nghệ An chậm, VP Bank tập trung khai
thác khách hàng hiện có, cùng các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu đầu tư, chính sách lãi suất để
tăng doanh số cho vay tăng thu nhập cho ngân hàng. Doanh số thu nợ có
nhiều biến động. So với năm 2008, năm 2011 được chú trọng hơn tăng 3,5%,
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
10
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thẩm định khách hàng, lựa chọn
khách hàng có khả năng cấp tín dụng của ngân hàng chưa được thực hiện tốt.
Số dư nợ bình quân có xu hướng tăng, để thể hiện sự cố gắng của chi nhánh
trong quản lý điều hành, tiếp cận khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ
của cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống VPBank nghệ An.
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của VPBank Nghệ An khá cao trong
những năm gần đây vì cho vay khá cao trong tổng nguồn vốn huy động năm
2008 do vậy đạt 98,3%, năm 2009 đạt 94,8%, năm 2010 là 102%, và năm
2011 là 104%. Kết quả là năm 2009 ngân hàng có lãi gần 4 tỉ đồng, năm 2010
đạt 14 tỉ đồng và năm 2011 ngân hàng lãi gần 30 tỷ đồng. Con số không lớn
song thể hiện sự cố gắng của VP Bank Nghệ An trong việc khắc phục hậu quả
trong quá khứ, khôi phục năng lực hoạt động trong tương lai. Về nợ quá hạn
ngày càng giảm, thể hiện năm 2008 là 48.1%, năm 2009 là 36.9%, năm 2010
giảm còn 29.5% và năm 2011 giảm 20%. Tỷ lệ nợ quá hạn cao như vậy là do
quá khứ để lại, còn trong những năm gần đây tỉ lệ nợ quá hạn là thấp không
đáng kể, kế hoạch năm 2011 của VPBank Nghệ An là thoát khỏi tình trạng
kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước. Với tốc độ hoạt động như kế
hoạch đặt ra trong tương lai không xa hình ảnh VPBank Nghệ An sẽ khôi
phục lại.
1.2.3. Các hoạt động khác
- Hoạt động Thanh toán quốc tế
Trong năm 2008 thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, lúc thì dư thừa
các NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu hụt nghiêm trọng không ai bán ra,
vì vậy trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C
(tăng tỷ lệ ký quỹ, yêu cầu khách hàng tự lo nguồn ngoại tệ thanh toán,…).
Trước khó khăn đó, doanh số và số lượng của hoạt động thanh toán quốc tế
của VPBank Nghệ An năm 2009 đã không đạt được kế hoạch đề ra. Mặc dù
vậy, tổng thu phí dịch vụ TTQT trong năm 2008 chỉ giảm 4% so với năm
2009.
Doanh số thanh toán quốc tế (thanh toán hàng nhập, thanh toán hàng xuất),
doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 đều tăng so với năm 2008 thể hiện sự nỗ
lực của ngân hàng trong hoạt động ngoại hối. Cụ thể năm 2009 thanh toán
hàng nhập cho khách hàng là 147.997 ngàn USD tăng 44.550 ngàn USD hay
tăng 43,07%, thanh toán hàng xuất tăng 57,31% (hay tăng 33.868 ngàn USD),
ngoại tệ mua vào của ngân hàng tăng 43,83% (hay tăng 47010 ngàn USD),
ngoại tệ ngân hàng bán ra tăng 41,03% (hay tăng 44.883 ngàn USD). Nhưng
sang năm 2010 thì những doanh số trên nhìn chung có tăng nhưng lượng tăng
không đáng kể chỉ có thanh toán hàng xuất mức tăng cũng tương đối cao
nhưng thanh toán hàng nhập lại giảm mạnh giảm 74.247 ngàn USD hay giảm
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
11
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
50,17% so với năm 2007, trong khi đó so với năm 2007 thì kim ngạch xuất
khẩu năm 2008 tăng 29,5%, kim ngạch nhập khẩu tăng 28,3%. Điều đó cho
thấy chất lượng thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng còn hạn chế bởi xuất
nhập khẩu tăng trong khi đó thì thanh toán qua ngân hàng lại giảm.
Bảng 1.4. Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế tại
VPBank Nghệ An 2008 - 2011
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thanh toán hàng nhập 103.447 147.997 73.750 68.349
Thanh toán hàng xuất 59.099 92.967 112.322 130.574
Mua ngoại tệ 107.263 154.273 162.758 172.752
Bán ngoại tệ 109.404 154.287 159.687 168.315
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm.)
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
12
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Ở
VPBANK NGHỆ AN
2.1. Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư của VPBank
Nghệ An
2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay của VPBank Nghệ An.
Năm 2011 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm của
VPBank và cũng là năm thứ hai thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, tiếp tục
tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, xây dựng toàn hệ thống ngân hàng
thành tập đoàn tài chính tín dụng đa năng phát triển vững mạnh và hội nhập
kịp thời với quốc tế. Hoạt động tín dụng ngân hàng diễn ra trong điều kiện
môi trường kinh tế có những khó khăn thách thức lớn do khủng hoảng kinh tế
toàn cầu
Thực hiện chủ chương “phát triển hệ thống ngân hàng bền vững và hội nhập“
của Đảng và Nhà nước, hoạt động tài chính tiền tệ đã có nhiều biến chuyển rõ
rệt, ngành ngân hàng thực hiện chính sách điều chỉnh lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, thắt chặt các công cụ; chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến thị
trường, chất lượng tín dụng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm
mạnh.VPBank Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương
mở rộng kết hợp nâng cao chất lượng cho vay dự án của ban giám đốc, một
mặt bảo đảm an toàn vốn mặt khác lại có thể góp phần giúp đỡ các doanh
nghiệp tháo gỡ những khó khăn về vốn phục vụ đầu tư phát triển.
Chỉ tính riêng trong năm 2011 VPBank Nghệ An đã tiến hành duyệt
cho vay 6 dự án thương mại với tổng trị giá 60 tỷ đồng chủ yếu là dành cho
đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp. Năm 2011 do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế nên VPBank Nghệ An còn hạn chế cho vay đầu tư
nhằm ổn định tỷ lệ nợ Để có được cái nhìn khái quát hơn về hoạt động cho
vay dự án đầu tư của Chi Nhánh, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu có liên
quan :
2.1.1.1. Khách hàng của VPBank Nghệ An.
Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá
nhân. Những khách hàng này thường sử dụng những dịch vụ khép kín cho
ngân hàng và thời giam vay vốn của họ thường kéo dài từ 3-8 năm. Hiện nay
cơ cấu tiền vay tại CN như sau: 85% khách hàng vay vốn ngắn hạn. 15%
khách hàng vay vốn trung dài hạn phục vụ đầu tư. Đây là chính sách phát
triển của ngân hàng VPBank do ngân hàng còn có quy mô trung bình.
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
13
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Khách hàng của CN hiện nay có thể nói là đa dạng, không chỉ tập trung
vào cá nhân mà bắt đầu mở rộng cho vay các doanh nghiệp đầu tư phát triển
chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 2.1. Cơ cấu khách hàng.
Đơn vị :( %).
Loại hình Năm 2009. Năm 2010. Năm 2011.
Cá nhân 60. 70. 73.
Doanh Nghiệp. 40. 30. 27.
(Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng.)
Bảng 2.2. Cơ cấu khách hàng tổ chức theo ngành nghề.
Đơn vị: ( %).
Ngành nghề. %.
Xây dựng cơ bản. 25
Sản xuất công nghiệp. 30
Thương mại dịch vụ 35
Ngành nghề khác. 10.
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tài chính.)
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
14
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Với cơ cấu khách hàng như hiện nay của CN sẽ thấy chủ trương phát
triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân
tiếp xúc với vốn, công nghệ. với chủ trương này nền kinh tế Việt Nam đang
có những biến đổi hình thành lên một xu hướng kinh tế mới. Điều này nói lên
các doanh nghiệp này là khách hàng phù hợp cho ngân hàng hiện nay.
2.1.1.2.Doanh số cho vay.
Bảng 2.3. Tình hình tín dụng tính đến 31/12/2011
Chỉ tiêu. 31/12/2011
Tăng giảm
so với 2010.
Tỷ trọng dư nợ.
2010. 2011.
Theo thời gian 933.973 -85.251 100% 100%
Ngắn hạn. 785.056 -80.011 90% 84%.
Trung, dài hạn TM. 148.917 -5.240 10% 16%.
Theo loại hình 933.973 -85.251 100% 100%.
C.ty Cổ phần TNHH 246.566 -45.321. 27,2% 26,4%
C.ty Cổ phần khác 225.322 -37.765. 24,9% 24,1%
Doanh nghiệp tư nhân 38.767 -22.911 4,7% 4,2%
Kinh tế tập thể 659 -73 0,08% 0,07%
Kinh tế cá thể 422.659 20.819 43.12 45,23%
(Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng)
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
15
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhìn chung
dư nợ của tất cả các khu vực đều giảm. Khu vực đầu tư trung dài hạn nhìn
chung cũng có giảm nhưng đó là con số không đáng kể nhìn vào đó cho
chúng ta thấy chất lượng các khoản vay đang được nâng cao lên làm cho các
khoản tín dụng đầu tư dự án ngày càng tốt lên, đó là tín hiệu tốt chứng tỏ các
doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và có cách đầu tư hiệu quả
hơn.
2.1.1.3.Tình hình thu nợ.
Cùng với việc cho vay tình hình thu nợ của VPBank Nghệ An đã có
nhiều đổi mới cùng với xu hướng toàn ngân hàng cũng như toàn ngành ngân
hàng nói chung giúp cho việc thu nợ gia hạn nợ có những cải thiện tốt hơn.
Bảng 2.4. Tình hình thu nợ trong các năm qua.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh số thu nợ 884.658 851.634 882.193 892.934
Tỷ lệ nợ quá hạn 0,82% 0,8% 0,7% 0,6%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng)
Nhìn vào số liệu trên cho thấy các khoản thu ngày càng tăng lên đồng
thời các khoản nợ quá hạn đang giảm dần cho thấy chất lượng các khoản vay
được nâng cao, đồng thời đó công tác thẩm định tín dụng trung và dài hạn nói
chung thẩm định dự án đầu tư nói riêng đã được cải thiện một cách đáng kể.
Tuy vậy công tác thẩm định cũng còn nhiều thiếu sót cần phải khắc phục để
cho chất lượng các khoản tín dụng điều này sẽ được làm rõ trong phần sau
của bài báo cáo.
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
16
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
2.1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại VPBank Nghệ An
2.1.2.1. Đối tượng cho vay trung dài hạn
Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Công ty TNHH,
Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác
có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự:
- Cá nhân và hộ gia đình
- Tổ hợp tác
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
Khảo sát tình hình thực tế cho thấy hoạt động cho vay trung dài hạn
diễn ra chủ yếu ở 2 bộ phận tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp
thuộc phòng kinh doanh của Ngân hàng. Khách hàng vay trung và dài hạn chủ
yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông và xây dựng.
2.1.2.2. Kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VPBank Nghệ
An.
Hoạt động cho vay trung dài hạn được đánh giá qua diễn biến hoạt
động vay vốn của khách hàng, kết cấu của các khoản vay trung dài hạn.
Bảng 2.5. Hoạt động cho vay trung dài hạn tại VPBank Nghệ An
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số tiền Số tiền % tăng Số tiền % tăng
1. Doanh số cho vay TDH 116,573 135,652 16,4% 136,156 0,37%
2. Doanh số thu nợ TDH 86,523 113,436 31,1% 121,32 6,9%
3. Dư nợ TDH 121,244 154,157 27,15% 148,917 - 3,4%
4.Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư nợ 19% 15% 16%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm.)
Có thể thấy doanh số cho vay TDH tăng khá đều và nhỏ trong các năm
nhưng số dự nợ thì đã có giảm nhẹ trong năm 2011 chứng tỏ khủng hoảng
kinh tế có ảnh hưởng lớn trong việc cho vay TDH. Nhưng so với tổng dư nợ
thì cho vay TDH có chiếm tỷ trọng khá nhỏ.
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
17
Báo cáo thực tập Ngành tài chính ngân hàng
Bảng 2.6. Lợi nhuận từ tín dụng TDH
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số tiền Số tiền % tăng Số tiền % tăng
1. Dư nợ TDH 121,244 154,157 27,15% 148,917 - 3,4%
2. Tổng lợi nhuân cho vay 4 14 250% 30 114%
3. Lợi nhuận tín dụng TDH 1 4 300% 12 200%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng TDH tăng trưởng liên tục trong vòng 3
năm qua. Lợi nhuận tăng vọt từ 4 tỷ năm 2009 lên 14 tỷ năm 2010 và tăng
mạnh vào năm 2011 là 30 tỷ đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến
của hoạt động cho vay TDH tại Ngân hàng mà chúng ta vừa phân tích ở trên.
Như vậy có thể nói tín dụng TDH đã góp phần vào tổng thu nhập chung của
VPBank Nghệ An. Điều này cho thấy hướng tiếp theo mở rộng tín dụng TDH
của Ngân hàng là một hướng đi đúng đắn.
2.1.3. Ví dụ về thẩm định tài chính dự án - Đầu tư xây dựng nhà máy
sản xuất da và các sản phẩm giả da Châu Tuấn tại Xã Xuân An – Nghi
Xuân – Hà Tĩnh của công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn
2.1.3.1. Một vài nét chung về công ty TNHH XNK Châu Tuấn
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn được thành lập theo giấy chứng
nhận ĐKKD số 3000276035_ Do Sở KH & ĐT tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày
27/02/2002
Tên giao dịch: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn
Địa chỉ trụ sở chính:
- Khối 8A – TT Xuân An – Huyện Nghi Xuân – Tỉnh Hà Tĩnh
- Điện thoại: 0393.821.889 Fax: 0393.821.899
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 (Bằng chữ năm mươi tỷ đồng)
Vốn có khả năng huy động: 60.000.000.000 đồng
Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Bạch Thị Hường – Chức vụ: Chủ tịch HĐTV – Giám đốc công ty
Hoàng Huy Thục Lớp 49B2 - TCNH
18