Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập lớn Luật Hình Sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.09 KB, 6 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1
ĐỀ BÀI: 02

HỌ VÀ TÊN:
MSSV

:

LỚP

:

NHÓM

:

Hà Nội, 2020


Bài tập số 2:
A (20 tuổi), B (17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài canh
gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt chiếc xe
máy của C ra đến giữa sân (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà
C) phát hiện, bắt giữ. B bỏ xe, lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào
ngực T rồi bỏ chạy. Do vết thương quá nặng, anh T đã tử vong. Sau khi phạm tội, B
bị bắt còn A bỏ trốn (công an chưa bắt được). B bị tòa án kết án về hai tội: tội trộm
cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 123


BLHS.
Câu hỏi/Yêu cầu:
1. Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B thực hiện trong tình huống nêu
trên loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
2. Hình phạt cao nhất mà toà án có thể áp dụng đối với B trong tình huống nêu
trên? (2 điểm)
3. Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm
cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao? (2 điểm)
4. A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu trên
không? Tại sao? (1,5 điểm)


I.

Phân tích vấn đề.
1. Các yếu tố của tội trộm cắp tài sản
1.1. Mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tài sản
- Hành vi khách quan: A và B trộm chiếc xe máy của C;
- Hậu quả: chưa gây ra hậu quả vì hành vi phạm tội của B;
- Mối quan hệ nhân quả của hành vi trộm cắp tài sản và hậu quả cua tội
phạm là gây thiệt hại về tài sản của chủ sở hữu;
- Địa điểm: nhà C.
1.2. Mặt chủ quan của tội phạm trộm cắp tài sản
Hành vi trộm cắp tài sản của A và B là hành vi có lỗi với mục địch nhằm
chiếm hữu trái phát luật tài sản của C – chiếc xe máy trị giá 30 triệu
đồng.
1.3. Chủ thể của tội phạm trộm cắp tài sản
A và B là các cá nhân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã đủ độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự - A 20 tuổi và B 17 tuổi, áp dụng khoản 1 điều
12 BLHS 2015.

1.4. Khác thể của tội trộm cắp tài sản
A và B đã xâm phạm quyền tài sản của C theo điều 115 BLDS 2015 về
quyền tài sản.
2. Các yếu tố của tội phạm giết người
2.1. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan: lấy dao mang theo trong người đâm một nhát
vào ngực T;
- Về hậu quả: T tử vong vì vết thương quá nặng;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội
phạm: T chết vì vết thương ở ngực. Tức vết thương là nguyên nhân
trực tiếp gây ra cái chết của T mà B là người gây ra vết thương trên
ngực của T. Chính vì vậy, B là người gây ra cái chết của T;
- Địa điểm phạm tội: ngay tại nhà C.
2.2. Mặt chủ quan của tội phạm giết người
- Hành vi giết người của B là hành vi có lỗi. Động cơ của hành vi nhằm
làm T mất khả năng kháng cự để thực hiện mục đích tẩu thoát.
2.3. Chủ thể của tội phạm giết người.
B là người thực hiện tội phạm giết người. Tuy nhiên B chỉ 17 tuổi nên áp
dụng khoản 1 điều 12 BLHS 2015, B phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2.4. Khách thể của tội phạm giết người


B đã xâm phạm quyền nhân thân của T cụ thể là quyền sống, quyền được
đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể ( khoản 1 điều 33
BLDS 2015).
II.

Trả lời câu hỏi
1. Phân loại tội phạm

Trộm cắp tài sản là việc một cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật
nhằm sở hữu tài sản không phải của mình, xâm phạm quyền tài sản của cá
nhân pháp nhân. Trong trường hợp trên, B đã thực hiện hành vi trộm cắp tài
sản có giá trị là 30 triệu đồng. Đồng thời, hành vi dùng kiềm cộng lực phá
khóa đã chứng minh cho hành động có tính chất chuyên nghiệp của B. Và, B
đã hành hung T để tẩu thoát. Chính vì vậy áp dụng khoản 1, điểm b, đ điều
173 BLHS 2015 thì tội trộm cắp tài sản của B thuộc tội nghiêm trọng tại
khoản 2 điều 9 BLHS 2015.
Giết người là hành vi nhằm tước đoạt tính mạng trái pháp luật. Là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội. B bị tòa
kết án về tội giết người theo khoản 2 điều 123. Chính vì vậy tôi giết người
của B thuộc tội rất nghiêm trọng tại khoản 3 điều 12 BLHS.
2. Mức hình phạt tù được áp dụng
Xét về tội trộm cắp tài sản. Hành vi phạm tội của B chưa đạt tuy nhiên
theo 173 BLHS thì đó là cấu thành tội phạm hình thức nên vẫn phải chịu
trách nhiệm về tội trộm cắp tài sản. Hành vi của B nhằm chiếm đoạt tài sản
có giá trị 30 triệu đồng bằng biện pháp chuyên nghiệp ( dùng kiềm cộng lực
bẻ khóa) và trong lúc tẩu thoát thì có thực hiện hành động hành hung. Hành
vi của B là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền tài sản của cá nhân,
gây mất trật tự và an toàn xã hội. Áp dụng khoản 2 điều 173 và khoản 1 điều
101 thì hình phạt cao nhất đối với B ( 17 tuổi) là 7*3/4 = 5.25 năm tù giam
về tội trộm cắp tài sản.
Xét về tội giết người. B đã có hành vi dùng dao đâm một nhát vào
ngực T nhằm tẩu thoát và hành vi của B đã làm T tử vong. Hành vi của B là
hành vi rất nguy hiểm, xâm phạm sức khỏe, tính mạng, thân thể người khác,
gây nguy hiểm cho xã hội, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Áp
dụng khoản 2 điều 123 và khoản 1 điều 101 BLHS thì B ( 17 tuổi) phải chịu
hình phạt cao nhất là 15* 3/4 = 11.25 năm tù giam.
Tổng hợp hình phạt thì 16 năm 6 tháng tù giam là mức án cao nhất mà
B phải chịu.

3. Năng lực trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi


Hành vi của B là hành vi giết người nhằm tẩu thoát, hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội và tước đoạt tính mạng trái pháp luật. Áp dung khoản 2 điều
12: ” Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các
điều sau đây:”. Tại đoạn hai của điều luật có quy đinh hành
vi giết người phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, dù
B mới 15 nhưng B vẫn phải chịu trác nhiệm hình sự về hành
vi giết người của mình vì tội mà B phạm phải là tội rất
nghiêm trọng được quy định tại khoản 2 điều 9 BLHS 2015.
4. Đồng phạm
Một người được coi là đồng phạm thì phải thỏa mãn hai yếu tố của
đồng phạm là mặt khách quan và mặt chủ quan. Xét về mặt khác quan thì
hành động phạm tội phải được thực hiện bởi hai người trở lên và cùng thực
hiện tội phạm như: hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội
phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện hành vi tội phạm, hành vi giúp
sức người khác thực hiện hành vi tội phạm. Xét mặc chủ quan, bao gồm dấu
hiệu lỗi và dấu hiệu mục đích.
Trong trường hợp của A thì A chỉ là đồng phạm trong tội trộm cắp tài
sản. Không là đồng phạm trong tội giết người vì không thỏa mãn hai yếu tố
chủ quan và khách quan của đồng phạm. Hành vi phạm tội giết người của B
được thực hiện bởi chính B mà không được cùng thực hiện bởi A trong yếu
tố cùng thực hiện tội phạm của mặt khách quan. Tức là không có sự thỏa

thuận trước về những xảy ra trong tội giết người, chỉ thỏa thuận với nhau về
những gì xảy ra trong tội cướp tài sản. Xét về mặt chủ quan thì A không có
dấu hiệu lỗi và dấu hiệu mục đích phạm tội.
Đồng thời, để chắc chắn hơn nữa về việc A không phải là đồng phạm
trong tội giết người thì ta có thể đối chiếu với án lệ số 17. “Theo các tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì: Sau khi chứng kiến việc bố vợ là ông
Dương Quang H bị các con của ông Dương Quang Q đánh, Nguyễn Văn H
là người trực tiếp gọi điện báo cho Trần Quang V biết việc ông H bị đánh.


Trong lúc ăn nhậu cùng V và Phạm Nhật T vào tối ngày 19-01-2015, biết V
và T có ý định đi đánh ông Q để trả thù, H nói “Ba bị đánh thương lắm, chừ
còn đau”, làm củng cố ý thức, quyết tâm của V trong việc đi đánh ông Q. H
cũng là người chỉ nơi ở, đặc điểm nhận dạng của ông Q cho V và T biết để V
và T có thể thực hiện hành vi đánh ông Q. Khi nghe V và T bàn bạc kế
hoạch đi đánh ông Q, H không can ngăn mà còn nói “Nếu đánh thì đánh
dằn mặt thôi”, thể hiện sự thống nhất ý chí về việc đánh ông Q. Sau đó, H
bỏ về trước. Thực tế, Trần Quang V đã dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng
đầu, mặt, chân, tay ông Q làm ông Q gục ngay tại chỗ. Do mọi người can
ngăn và được đưa đi cấp cứu kịp thời nên ông Q không chết là ngoài ý
muốn chủ quan của V. Sau khi chém ông Q, V đã gọi liên tiếp ba cuộc điện
thoại cho H để hỏi về thương tích của ông Q. Mặc dù, H không biết trước
việc V dùng mã tấu chém liên tiếp vào những vùng trọng yếu trên cơ thể ông
Q, có thể tước đoạt tính mạng của ông Q nhưng H đã thống nhất ý chí với V
và T trong việc đánh ông Q, chấp nhận hậu quả xảy ra. Do đó, Tòa án cấp
sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H đồng phạm với Trần Quang V và Phạm Nhật
T về tội “Giết người” là có căn cứ” . Trong trường hợp của án lệ số 17 thì
hai bên đã thống nhất ý chí với nhau về hành vi và hậu quả xảy ra chính vì
vậy mà Nguyễn Văn H đồng phạm với Trần Quang V và Phạm Nhật T về tội
“Giết người”. Xét tình huống của A thì ngược lại, không có sự thống nhất ý

chí với B về tội giết người. Chính vì vậy, A không phải là đồng phạm với B
về tội giết người theo điều 17 BLHS.



×