Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 91 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống này, mỗi con người đều thông qua sự ham mê, tìm hiểu,
nhận thức để có kiến thức. Mỗi con người cần học tập, lao động để định hướng và
thực hiện một công việc cụ thể có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực học tập, rèn luyện của
bản thân, tôi cũng đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, Bộ môn Công nghệ
và Quản lý xây dựng trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
PGS.TS Bùi Văn Vịnh cùng TS. Mỵ Duy Thành, hai người thầy kính mến đã
luôn động viên giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã luôn ở bên cạnh động viên
và giúp đỡ tôi học tập, rèn luyện, làm việc và đã hoàn thành luận văn này.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Thắng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................................2
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .4
1.1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .....................................................................4
1.1.1. Khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng....................................... 4
1.1.2. Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng ..................................... 4
1.1.3 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các giai
đoạn của dự án. ........................................................................................................ 8
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng: ......................... 9
1.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THỦY LỢI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY................................................................................................................................... 11
1.2.1. Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng ......................................... 11
1.2.2 Quản lý chất lượng công trình thủy lợi của các chủ thể trực tiếp tham gia xây
dựng công trình ...................................................................................................... 19
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
CỦA NƯỚC TA ................................................................................................................................... 22

1.3.1. Những vấn đề còn tồn tại ............................................................................. 22
1.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên: ........................................................... 27
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA ...................................................................... 30
1.4.1 Tại Nga: ........................................................................................................ 30

1.4.2. Tại Anh: ........................................................................................................ 30
1.4.3. Tại Mỹ: ......................................................................................................... 31
1.4.4. Tại Pháp: ...................................................................................................... 31
1.4.5. Tại Singapore: .............................................................................................. 31


1.4.6. Tại Nhật Bản: ............................................................................................... 32
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
CỦA CHỦ ĐẦU TƯ..............................................................................................33
2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG...................................... 33
2.1.1. Hệ thống văn bản Luật trong hoạt động xây dựng. ..................................... 33
2.1.2. Hệ thống văn bản dưới Luật: ....................................................................... 33
2.2. TRÌNH TỰ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ................ 34
2.2.1. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng ........................................................ 34
2.2.2 Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng.......................................... 37
2.2.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm vật tư,
thiết bị ). ................................................................................................................. 41
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG................................ 50
2.3.1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình xây dựng................................ 50
2.3.2. Lập hệ thống quản lý chất lượng ................................................................. 51
2.3.3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng ............................................................. 53
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO NĂNG LỰC CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY TNHH
MTV ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI SÔNG NHUỆ ...............................55
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY................................................................................................ 56
3.1.1 Tóm tắt lịch sử hình thành công ty. ............................................................... 56
3.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty. ........................................................................ 57
3.1.3 Các chính sách, mục tiêu và kế hoạch về chất lượng công trình của công ty.59
3.1.4 Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng công trình do Công ty TNHH MTV
đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ quản lý trong thời gian gần đây. ............... 60

3.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI SÔNG NHUỆ.................................................................................. 60

3.2.1Mô hình quản lý chất lượng công trình của Công ty TNHH MTV đầu tư phát
triển Thủy lợi Sông Nhuệ: ...................................................................................... 60


3.2.2 Phân tích quá trình thực hiện dự án “ gói thầu xây lắp số 01 - Xây dựng công
trình thủy công thuộc công trình: cải tạo, nâng cấp trạm bơm Sơn Thanh.”. ...... 62
3.2.3.Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình của Công ty
TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ. ................................................ 68
3.2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trên ............................................................. 71
3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI SÔNG NHUỆ. .............................. 75

3.3.1. Hoàn chỉnh bộ máy tổ chức của chủ đầu tư: ............................................... 75
3.3.2. Nâng cao năng lực thẩm tra thiết kế:........................................................... 76
3.3.3. Chuyển hình thức lựa chọn nhà thầu thi công từ chỉ định thầu sang đấu thầu.78
3.3.4 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công
trình ........................................................................................................................ 78
3.3.5 Nâng cao năng lực giám sát công trình xây dựng của chủ đầu tư: .............. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................82
3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU: ................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐT


Chủ đầu tư

BTCT

Bê tông cốt thép

QLDA

Quản lý dự án

TVGS

Tư vấn Giám sát



Quyết định

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ĐTPT

Đầu tư phát triển


UBND

Ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sự cố khi nạo vét kênh thủy nông thuộc địa phận thôn Nham Tràng, xã
Thanh Tân, Thanh Liêm, Hà Nam ............................................................................ 13
Hình 1.2. Hệ thống ống dẫn nước nằm chỏng chơ ở dự án dự án thủy lợi Truông
Bành .......................................................................................................................... 15
Hình 1.3. Tuyến kênh thủy lợi N1 thấp hơn mặt ruộng ............................................ 16
Hình 1.4. Nước tràn đỉnh đập hồ chứa nước Đầm Hà Động .................................... 18
Hình 1.5. Thân đập bị trôi ở hồ chứa nước Đầm Hà Động ....................................... 18
Hình 1.6. Gãy cửa van ở hồ chứa nước Đầm Hà Động ............................................ 19


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phân giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình ................... 12
Sơ đồ 3.1 Mô hình Quản lý cấp trên ........................................................................ 56
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ ban Quản lý dự án Thủy lợi Sông Nhuệ ......................................... 58
Sơ đồ 3.3 Mô hình quản lý chất lượng của công ty TNHH MTV đầu tư phát triển
Thủy lợi Sông Nhuệ .................................................................................................. 61
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ ban Quản lý dự án thủy lợi Sông Nhuệ .......................................... 75

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 3.1 Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình trạm Hà Đông ( Số liệu dùng cho
thiết kế công trình cải tạo, nâng cấp trạm bơm Sơn Thanh. ..................................... 69


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an
toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình
mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do
có vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới
đều coi đó là mục đích hướng tới. Ở Việt Nam, luật xây dựng 2003 được Quốc Hội
khóa XI thông qua năm 2003, trong đó chất lượng công trình cũng là nội dung trọng
tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật về quản lý chất
lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế; các mô
hình quản lý chất lượng công trình tiên tiến cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật cũng

được áp dụng 1 cách hiệu quả.
Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo về mặt kỹ thuật mà còn
phải đảm bảo về an toàn sử dụng, thỏa mãn các yêu cầu về xã hội, kinh tế. Có được
chất lượng công trình như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong dó có các
yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền và chủ đầu tư) và năng lực
của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng. Song,
trình trạng còn tồn tại về chất lượng công trình, lãng phí, đặc biệt là các dự án vốn
ngân sách nhà nước.
Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển Thủy lợi sông Nhuệ là đơn
vị chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Là công ty khai
thác và quản lý các công trình Thủy Lợi trên sông Nhuệ. Công ty hoạt động trên
nguồn vốn ngân sách nhà nước và thay mặt nhà nước xây dựng, quản lý và khai
thác các công trình thủy lợi trên hệ thống sông Nhuệ. Hiện nay hệ thống sông Nhuệ
đang dần đi vào hoàn thiện. Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng xây dựng công
trình của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều công trình xây dựng nhưng hoạt động
không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Trong khi đó nhiều công trình


2

xuống cấp, xung yếu thì việc khắc phục, sửa chữa công trình còn chậm. Nhà thầu
thi công làm còn nhiều sai sót. Công tác giám sát còn lỏng lẻo.
Với mong muốn góp phần rất nhỏ vào việc tìm ra những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công trình thủy lợi của Công ty TNHH một thành viên đầu tư
phát triển Thủy lợi sông Nhuệ trong thời gian tới, tôi đã lựa chọn đề tài:“ Nghiên
cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình
của công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ"
2. Mục đích của đề tài
Chỉ ra được những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý chất lượng
công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ

làm chủ đầu tư.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý về chất lượng xây dựng
công trình của công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển Thủy lợi Sông
Nhuệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công tác quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của
công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ đối với các công trình
Thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của Công ty.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố;
+ Tiếp cận qua thực tế công trình đã xây dựng;
+ Tiếp cận qua các nguồn thông tin khác như sách báo,loa đài, internet.
- Phương pháp nghiên cứu:


3

+ Phương pháp thống kê, khảo sát: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
+ Phương pháp lý thuyết;
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1.1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.1.1. Khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng
Khái niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thay đổi theo quan

điểm, vị trí và vai trò của người quản lý. Mỗi chủ thể tham gia quản lý chất lượng
công trình xây dựng sẽ có các hoạt động quản lý xây dựng để hướng đến các mục
tiêu của riêng chủ thể đó, do vậy các nội dung về lập kế hoạch, kiểm soát sẽ khác
nhau. Tuy nhiên, về tổng thể chung thì đều hướng đến việc đảm bảo chất lượng
công trình xây dựng.
Theo quan điểm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng [3] thì
khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng là “ hoạt động quản lý của các
chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan
trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng
nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình”.
Như vậy, với vai trò là chủ đầu tư, là một chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng, thì khái niệm về quản lý chất lượng xây dựng sẽ là các hoạt động lập kế
hoạch, kiểm soát, điều chỉnh, kích thích phù hợp tuân thủ theo quy định của pháp
luật trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị cho đến vận hành khai thác công trình
nhằm đảm bảo an toàn của công trình và khac thác có hiệu quả.
1.1.2. Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng
Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với
nhà thầu, chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, vai trò đó được thể
hiện cụ thể là :
Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng
sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động.
Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng
tới tăng năng suất lao động, thực hiện tiấn bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu.
Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được các
yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc


5

sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với

nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.
Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25% GDP. Vì
vậy quản lý chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm. Thời gian qua,
còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư luận bất bình.
Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng có hiệu quả.
Ngoài ra, thương hiệu của Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia sẽ được nâng
cao khi công trình được vinh danh là công trình đạt chất lượng cao. Sau đây liệt kê
danh sách các công trình xây dựng đạt chất lượng cao và các chủ thể có liên
quan[1;2]:


6


7


8

1.1.3 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các
giai đoạn của dự án.
Quản lý chất lượng công trình là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia
vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm : Chủ đầu tư, nhà thầu,
các tổ chức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây
dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình.
Theo nghị định 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng công trình
xây dựng, xuyên suốt các giai đoạn từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công và khai

thác công trình.
Nếu tạm gác vấn đề quy hoạch sang một bên thì hoạt động quản lý chất
lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát của chủ đầu tư và các chủ
thể khác. Có thể gọi chung công tác giám sát là giám sát xây dựng. nội dung công
tác giám sát và tự giám sát của các chủ thể có thể thay đổi tuỳ theo nội dung của
hoạt động xây dựng mà nó phục vụ.
Trong giai đoạn khảo sát ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát
xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát.
Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách
nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình.
Chủ đầu tư nhiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế
giao cho nhà thầu.
Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình có các hoạt động quản lý chất
lượng và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng
công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của
nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
Trong giai đoạn bảo hành chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng
công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư
hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục
sửa chữa đó. Ngoài ra còn có giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây
dựng.


9

Có thể nói quản lý chất lượng cần được coi trọng trong tất cả các giai đoạn từ
giai đoạn khảo sát thiết kế thi công cho đến giai đoạn bảo hành của công trình xây
dựng.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng:
Cũng như các lĩnh vực khác của sản xuất kinh doanh và dịch vụ, chất lượng

và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Để
có thể phân loại, xác định cụ thể các nguyên nhân và biện pháp khắc phục, thì các
yếu tố ảnh hưởng được phân nhóm lại với nhau. Trong phạm vi quản lý chất lượng,
yếu tố ảnh hưởng được phân thành hai nhóm chính: nhóm yếu tố khách quan và
nhóm yếu tố chủ quan.
a). Nhóm yếu tố khách quan:
Nhóm yếu tố khách quan là những yếu tố tác động vào chủ thể từ bên ngoài,
bao gồm 03 yếu tố: yếu tố do sự tác động bởi điều kiện môi trường xung quanh của
điều kiện khí hậu, thủy văn, quan điểm, thị hiếu của cộng đồng; yếu tố do sự tác
động của cơ chế chính sách của Nhà nước hoặc thể thế; yếu tố do sự tác động bởi sự
phát triển của khoa học công nghệ.
Thời tiết khắc nghiệt, mưa dài, ảnh hưởng chất lượng, tiến độ công trình,
công nhân phải làm việc đôi khi đốt cháy giai đoạn, các khoảng dừng kỹ thuật
không được như ý muốn (cốp pha cần bao nhiêu ngày, đổ trần bao nhiêu ngày) ảnh
hưởng tới chất lượng.
Địa chất phức tạp,ảnh hưởng tới công tác khảo sát dẫn đến nhà thầu, chủ
đầu tư , thiết kế phải bàn bạc lại, mất thời gian do thay đổi, xử lý các phương án nền
móng công trình ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình. Đối với các công
trình yêu cầu tiến độ thì đây là một đều bất lợi. Bởi lẽ công việc xử lý nền móng
phải tốn một thời gian dài.
b). Nhóm các yếu tố chủ quan:
Nhóm các yếu tố chủ quan là những yếu tố do chính sự chủ quan của các
Chủ thể tham gia hoạt động xây dựng gây ra. Nhóm này bao gồm các yếu tố: năng
lực, kinh nghiệm của các cá nhân tham gia trực tiếp, gián tiếp trong hoạt động xây


10

dựng; chất lượng của nguồn vật liệu, vật tư được sử dụng cho công trình xây dựng;
chất lượng của thiết bị, công cụ sử dụng để xây dựng công trình; phương pháp, biện

pháp tổ chức thực hiện thi công, phương pháp quản lý, quy trình kiểm soát chất
lượng xây dựng công trình.
Đơn vị thi công là chủ thể tham gia trực tiếp để chuyển đổi bản vẽ thiết kế
thành sản phẩm hiện thực. Do vậy đơn vị thi công đóng vai trò khá quan trọng, ảnh
hưởng tới chất lượng công trình cũng như công tác quản lý chất lượng. Do vậy bên
cạnh những kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân đơn vị có được (kỹ năng chuyên
môn), mỗi cá nhân cũng như toàn đội đều phải được bồi dưỡng, đào tạo nhận thức
về chất lượng và tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng để họ có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh. Đồng thời hướng mọi hoạt động mà
họ thực hiện đều phải vì mục tiêu chất lượng.
Chất lượng nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng, một phần hình thành
nên công trình, có thể ví như phần da và thịt, xương của công trình. nguyên vật liệu
là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Vậy nguyên vật liệu
với chất lượng như thế nào thì được coi là đảm bảo?
Với tình trạng nguyên vật liệu như hiện nay, chẳng hạn như : xi măng, cát,
đá, ngoài loại tốt, luôn luôn có một lượng hàng giả, hàng nhái với chất lượng không
đảm bảo hay nói đúng hơn là kém chất lượng, nếu có sử dụng loại này sẽ gây ảnh
hưởng xấu tới chất lượng công trình xây dựng, thậm chí nặng hơn là ảnh hưởng tới
tính mạng con người (khi công trình đã hoàn công và được đưa vào sử dụng). Do
vậy, trong quá trình thi công công trình, nếu không được phát hiện kịp thời, sẽ bị
một số công nhân ý thức kém, vì mục đích trục lợi trộn lẫn vào trong quá trình thi
công. Cũng vậy, đối với sắt, thép (phần khung công trình), bên cạnh những hàng tốt,
chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng, còn trôi nổi, tràn ngập trên thị trường
không ít hàng nhái kém chất lượng.
Và một thực trạng nữa, các mẫu thí nghiệm đưa vào công trình, thường là
đơn vị thi công giao cho một bộ phận làm, nhưng họ không thí nghiệm mà chứng


11


nhận luôn, do đó không đảm bảo. Chẳng hạn như nước trộn trong bê tông cốt thép
không đảm bảo ảnh hưởng đến công tác trộn đổ bê tông không đảm bảo.
Ý thức của công nhân trong công tác xây dựng rất quan trọng. Ví dụ như :
công nhân không có ý thức, chuyên môn kém, trộn tỷ lệ kết phối không đúng tỷ lệ
xây dựng sẽ dẫn đến những hậu quả không lường. Sập vữa trần do xi măng không
đủ nên không kết dính được.
Biện pháp kỹ thuật thi công, các quy trình phải tuân thủ quy phạm thi công,
nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình, các cấu kiện chịu lực sẽ không
được đảm bảo. Ví dụ như các cấu kiện thi công công trình đặc biệt đúng trình tự,
nếu thi công khác đi, các cấu kiện sẽ không được đảm bảo dẫn đến công trình có có
một vài phần chịu lực kém so với thiết kế.
1.2

Hiện trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thủy

lợi ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng
Công trình xây dựng là một sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo
thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị công trình được
liên kết với đất, được xây dựng theo thiết kế. Hàng năm nguồn vốn đầu tư cho xây
dựng chiếm khoảng 30% GDP. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề
cần được hết sức quan tâm.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật,
chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi…, đảm bảo chất lượng xây dựng. Bên cạnh những công trình đạt chất
lượng cũng còn nhiều công trình chất lượng kém như: không đáp ứng được yêu cầu
sử dụng, bị nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, phải sửa chữa, đổ sập…, gây thiệt hại rất lớn
đến tiền của và tính mạng con người. Nguyên nhân dẫn đến các công trình xây dựng công
trình không đảm bảo chất lượng là do hệ thống quản lý của nhà nước trong hoạt động xây
dựng còn nhiều bất cập và sự yếu kém trong công tác quản lý dự án xây dựng ở nước ta

hiện nay. Công tác quản lý chất lượng xuyên suốt trong quá trình chuyển bị, thực
hiện, khai thác theo sơ đồ sau:


12

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phân giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình
1.2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn đầu của dự án xây dựng là ý tưởng của người có quyền lực trong
cơ quan nhà nước, hoặc một cá nhân, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng
góp hoặc huy động vốn vì lợi ích công và lợi ích tư đưa ra. Đây là vấn đề chủ quan
nên có nhiều dự án đầu tư dàn trải, mục đích không rõ ràng, không phát huy hiệu
quả. Ý tưởng sai dẫn đến dự án treo như “Các dự án Khu đô thị ở Hà nội đang còn
dở dang và bỏ ngỏ”.
1.2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
Giai đoạn này cần phân tích sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình
thức đầu tư, lựa chọn địa điểm xây dựng, phân tích lựa chọn phương án, xác định sơ
bộ tổng mức đầu tư. Vai trò của Tư vấn là rất quan trọng. Hiện nay, bên cạnh những
đơn vị tư vấn chất lượng vẫn còn nhiều đơn vị tư vấn năng lực hạn chế, chậm đổi


13

mới, tính cạnh tranh thấp, dẫn đến chất lượng tư vấn đầu tư thấp. Các nhà thầu và
nhà đầu tư chịu rủi ro cao.
Theo báo kinh tế nông thôn[10], thì trong quá trình thi công nạo vét kênh
thủy nông thuộc địa phận thôn Nham Tràng, xã Thanh Tân (Thanh Liêm - Hà
Nam), do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà làm Chủ
đầu tư đã gây ra sự cố làm hàng trăm mét đường bê-tông bị đứt gãy, hàng chục công
trình nhà cửa của dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Hình 1.1. Sự cố khi nạo vét kênh thủy nông thuộc địa phận thôn Nham Tràng, xã
Thanh Tân, Thanh Liêm, Hà Nam
1.2.1.3. Giai đoạn nghiên cứu khả thi
Giai đoạn này cần kiểm tra lại các những căn cứ, sự cần thiết đầu tư, hình
thức đầu tư, phương án địa điểm, phương án giải phóng mặt bằng, giải pháp xây
dựng, vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư, tiến độ dự án. Nhiều dự án chủ đầu


14

tư chưa chú trọng đến tổng mức đầu tư, tổng tiến độ, phương án giải phóng mặt
bằng, kế hoạch vốn dẫn đến dự án chậm tiến độ, tổng mức đầu tư phải điều chỉnh.
Theo kênh thông tin truyền hình Nghệ An[8] thì Công trình đập Đồng Chùa
tại xã Minh Hợp, huyện miền núi Quỳ Hợp dược khởi công từ tháng 3/2010, theo
kế hoạch công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2012 với tổng kinh phí gần 13 tỷ
đồng, sẽ cũng cấp nước tưới cho 100ha lúa và màu cho xã Minh Hợp. Tuy nhiên, do
công tác quản lý không tốt nên công trình đập Đồng Chùa bắt buộc phải thay đổi
thiết kế chỉ cung cấp nước tưới cho khoảng 50ha lúa, giảm gần một nửa so với thiết
kế trước đây. Hiện tại, đập Đồng Chùa chỉ mới hoàn thành ở việc đắp đập, còn các
hạng mục quan trọng khác như: tràn xả lũ, kênh dẫn nước thì vẫn đang trong quá
trình dang dở, chờ vốn.
Theo báo dân sinh[9] thì dự án thủy lợi Truông Bành ở xã Quế Sơn, huyện
Quế Phong, tỉnh Nghệ An với tổng số vốn là 33 tỉ đồng, do UBND huyện Quế
Phong làm chủ đầu tư trong thời hạn 5 năm từ năm 2006, nhưng đến nay mới hoàn
thành xây dựng các hạng mục chính như: Đập đầu nguồn và hệ thống đường ống
dẫn chính có chiều dài 5 km, Riêng hệ thống kênh nhánh cấp 1, cấp 2 và hệ thống
kênh nhánh đi vào các vùng sản xuất vẫn chưa hoàn thành.



15

Hình 1.2. Hệ thống ống dẫn nước nằm chỏng chơ ở dự án dự án thủy lợi
Truông Bành
1.2.1.4. Giai đoạn thiết kế
Giai đoạn này là giai đoạn đưa ý tưởng dự án thành hiện thực, cần chú trọng
trong khâu khảo sát, thiết kế. Nhiều Tư vấn không đủ năng lực vẫn nhận được hợp
đồng dẫn đến các công trình thiết kế mắc lỗi như: khảo sát không kỹ càng, thiếu số
liệu thống kê, thiết kế thiếu kinh nghiệm, không tuân thủ các tiêu chuẩn quy chuẩn,
làm sai sót trong hồ sơ, thông đồng với chủ đầu tư gây thất thoát tiền của nhà nước,
khó khăn trong quá trình thi công và quyết toán công trình.
Việc kiểm soát thiết kế không tốt, dẫn đến lãng phí và không phát huy hiệu
quả của công trình, ví dụ tuyến kênh N1 xây dựng trên cánh đồng lúa thuộc các
thôn 1A, 1B, 1C của xã Hòa An, huyện Krông Pắc, do Ban Quản lý dự án xây dựng
huyện Krông Pắc, tỉnh Đác Lắc làm chủ đầu tư, ngay từ khi triển khai đã gặp phải
sự phản ứng của người dân vì không phát huy hiệu quả, gây lãng phí tiền đầu tư của
Nhà nước.


16

Hình 1.3. Tuyến kênh thủy lợi N1 thấp hơn mặt ruộng
1.2.1.5. Giai đoạn đấu thầu
Trong khâu lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư không đủ thông tin để đánh giá
năng lực, kinh nghiệm nhà thầu. Các nhà thầu đua nhau đưa ra giá dự thầu thấp.
Nhiều nhà thầu năng lực yếu kém, không đáp úng được yêu cầu vẫn thắng thầu dẫn
đến quá trình thực hiện cắt giảm nhiều chi phí, thay đổi biện pháp thi công, bớt xén
nhiều công đoạn, không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, buông lỏng trong quản
lý chất lượng và bằng mọi cách để hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận bất chấp sự
an toàn của người lao động.

1.2.1.6. Giai đoạn thi công
Ở giai đoạn này, vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng phải luôn gắn liền với
đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Ở nước ta, vấn đề này chưa coi trọng, đặc
biệt là trong quản lý nhà nước, công tác thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước còn
buông lỏng. Khi công trình xảy ra sự cố liên quan đến an toàn trong thi công, chất
lượng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm, xử lý vụ việc đối với các bên liên
quan không rõ ràng.
1. Lực lượng quản lý xây dựng còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu
sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa tổ chức


17

thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước. Quy định về chủ đầu tư cũng vậy, dù không
đủ năng lực vẫn được giao làm chủ đầu tư công trình xây dựng, tất sẽ dẫn đến công
tác quản lý dự án không đảm bảo.
2. Vai trò của giám sát là rất quan trọng, trong khi đó công tác đào tạo đội
ngũ Tư vấn giám sát (TVGS) ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chất
lượng TVGS không đảm bảo yêu cầu. Sự phối hợp giữa các đơn vị giám sát như
TVGS, giám sát chủ đầu tư, giám sát tác giả, giám sát sử dụng, giám sát nhân dân ở
một số công trình chưa được chặt chẽ.
3. Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng của cơ quan
nhà nước còn chưa sâu sát, ít quan tâm đến giai đoạn thực hiện dự án, chỉ chú trọng
“hậu kiểm” hoặc xử lý qua quýt sau khi sự cố công trình xảy ra. Việc phân giao
trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng cho các đơn vị chức năng ở các cấp. Bên cạnh
đó, chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chưa xử lý
nghiêm đối với các hành vi vi phạm về chất lượng công trình.
Các sự cố công trình thủy lợi vẫn thường xuyên xảy ra. Theo báo cáo trình
bày tại Hội thảo về Sự cố các công trình xây dựng ở Việt Nam do Bộ Xây dựng tổ
chức tháng 12/2015 tại Hà Nội[7], thì có 600 hồ có đập bị thấm ở mức độ mạnh và

695 hồ có đập bị biến dạng mái; 15 hồ có tràn xả lũ bị nứt và 885 hồ có tràn xả lũ bị
hư hỏng phần thân hoặc bể tiêu năng; 851 hồ hư hỏng tháp cống và 72 hồ có cống
hỏng tháp van, dàn phai.
Từ năm 2009 đến năm 2013[7] có 19 hồ xảy ra sự cố. Năm 2014 xảy ra sự
cố vỡ đập phụ hồ chứa nước Đầm Hà Động, tỉnh Quảng Ninh do mực nước tràn qua
đỉnh đập.


18

Hình 1.4. Nước tràn đỉnh đập hồ chứa nước Đầm Hà Động

Hình 1.5. Thân đập bị trôi ở hồ chứa nước Đầm Hà Động


×