Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Môt số vấn đề về đánh giá chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.08 KB, 25 trang )

một số vấn đề chung về đánh giá chất lợng giáo dục phổ
thông, giáo dục trung học cơ sở
Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về GDPT, GDTHCS:
I. Một số vấn đề chung về GDPT: MT GD; Yêu cầu về ND; Chuẩn kiến thức,
kỹ năng và yêu cầu về thái độ; PP và hình thức tổ chức hoạt động; Đánh giá
kết quả.
II. Một số vấn đề chung về GDTHCS: Mục tiêu, Yêu cầu về ND; Chuẩn kiến
thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của chơng trình GDTHCS; PP và hình
thức tổ chức hoạt động; Đánh giá kết quả; Chuẩn kiến thức, kỹ năng của
các lĩnh vực; Yêu cầu về thái độ của cấp học.
Phần thứ 2: Những vấn đề chung về đánh giá chất lợng GDPT nói
chung và GDTHCS nói riêng.
I. Về đánh giá chất lợng GDPT: Quan niệm về Chất lợng GD; Quan niệm về
đánh giá; Mối quan hệ giữa đánh giá với một số thành tố khác của quá
trình DH; Qui trình đánh giá; Phơng pháp và kỹ thuật đánh giá; Các
nguyên tắc đánh giá.
II. Về xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lợng GDPT: Các đề kiểm tra kết
quả học tập của học sinh ( Mục đích, qui trình, Sử dụng kết quả ); Phiếu
quan sát, Phiếu hỏi (Mục đích, cách xây dựng và sử dụng).
III. Nhận xét chung về thực trạng hoạt động đánh giá hiện nay ở nớc ta.
Phần thứ 3: Đề xuất một số định hớng và giải pháp nhằm đổi mới ph-
ơng thức đánh giá GDPT
I. Định hớng chung: ( 5 định hớng ).
II. Một số giải pháp chung cho đánh giá chất lợng GDPT: ( 10 giải pháp ).
III. Vận dụng các định hớng và giải pháp trên vào việc đánh giá kết quả học
tập của học sinh THCS: Mục tiêu học tập; Những yêu cầu cơ bản của
việc đánh giá kết quả học tập của học sinh; Xây dựng và sử dụng chuẩn
đánh giá; Một số yêu cầu cụ thể về đổi mới đánh giá kết quả học tập của
học sinh ( Đổi mới mục đích, nội dung, hình thức, công cụ, phơng tiện
đánh giá ).


những vấn đề chung về đánh giá chất lợng
giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục THCS
nói riêng
I. Một số khái niệm quan trong liên quan
đến đánh giá:
1. Quan niệm về chất lợng giáo dục
a) Chất lợng: Theo từ điển Tiếng Việt, Chất lợng đó là "cái
tạo nên phẩm chất, giá trị của một con ngời, sự vật, hiện tợng".
Trong giáo dục, các chuyên gia nghiên cứu thờng dùng định
nghĩa: ''Chất lợng là sự phù hợp với mục tiêu". ý nghĩa thực tế
của định nghĩa này là ở chỗ đánh giá chất lợng chính là xem xét
sự phù hợp với mục tiêu đến mức độ nào.
b) Chất lợng giáo dục:
Từ định nghĩa " Chất lợng là sự phù hợp với mục tiêu" mà có
thể xem chất lợng giáo dục là "sự phù hợp với mục tiêu giáo
dục". Mục tiêu giáo dục thể hiện trớc hết những đòi hỏi của xã
hội với con ngời, cấu thành nguồn nhân lực, mà giáo dục có
nhiệm vụ phải đào tạo.
Nói cách khác: Chất lợng giáo dục là chất lợng con ngời đạt
đợc thông qua các hoạt động giáo dục và tự giáo dục nhằm đáp
ứng nhu cầu hoàn thiện bản thân.
c) Chất lợng giáo dục phổ thông (thể hiện ở ngời học) sau
một giai đoạn nào đó là mức độ đạt mục tiêu cho giai đoạn đó
đã đợc xác định trong chơng trình, đây là một thứ chất lợng
2
mang tính chất tổng hợp, tạo nên nền tảng quan trọng của chất
lợng nguồn nhân lực, chất lợng ngời.
Nói một cách ngắn gọn: Chất lợng giáo dục phổ thông là
chất lợng giáo dục qui định theo chơng trình giáo dục phổ thông.
2. Quan niệm về đánh giá trong giáo dục:

Có nhiều định nghĩa của khái niệm đánh giá, song có thể
đi đến các ý tởng chung về khái niệm này nh sau: - Đánh giá là
một quá trình - Đánh giá là quá trình thu thập thông tin về hiện
trạng chuất lợng và hiệu quả, nguyên nhân và khả năng của học
sinh- Đánh giá gắn bó với mục tiêu, chuẩn giáo dục- Đánh giá tạo
cơ sở để đề xuất những quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực
trạng, nâng cao chất lợng và hiệu quả dạy học và giáo dục.
Từ ý tởng trên và căn cứ vào những nét đặc thù của giáo dục
các chuyên gia nghiên cứu đã đa ra định nghĩa: Đánh giá trong
giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống
thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất l-
ợng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục
tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trơng, biện pháp và hành
động giáo dục tiếp theo. (Thực chất là khảng định mức độ thực
hiện mục tiêu giáo dục).
Từ định nghĩa trên đây có thể nói đánh giá chất lợng giáo
dục là đánh giá mức độ đạt đợc của mục tiêu giáo dục sau một
giai đoạn nhất định và thể hiện tập trung ở "sản phẩm giáo
dục".
Khi đánh giá chất lợng giáo dục cần quan tâm tới:
3
- CLGD đợc hình thành từ những yếu tố bên trong và bên
ngoài tác động đến chất lợng ngời học nh: Chính bản thân ngời
học ( tâm lý, lứa tuổi, độ ham mê,...; Thời lợng học; ý thức nghề
nghiệp, trình độ khoa học và khả năng truyền thụ của giáo viên;
Chơng trình thích hợp; Hệ thống CSVC, phơng tiện ngày càng đ-
ợc tăng cờng; Môi trờng giáo dục có tác dụng giáo dục; Năng lực
quản lý giáo dục có hiệu quả; và đặc biệt là có Phơng thức đánh
giá đúng.
- Phải xem xét CLGD trong mối tơng quan biên chứng giữa

số lợng và chất lợng ( không có số lợng đủ thì không thể nói đến
chất lợng; tuy nhiên sự phát triển số lợng chỉ đến một mức độ nào
đó, đồng thời phải có những điều kiện kèm theo nhất định mới có
thể có chất lợng ).
- Đánh giá chất lợng giáo dục phổ thông phải đợc đặt trong
một bối cảnh cụ thể.
3. Mối quan hệ giữa đánh giá với một số thành tố khác
của quá trình dạy học.
- Với mục tiêu trong giáo dục: ( đây là mối quan hệ Trực
tiếp).
Đánh giá chính là xác định mức độ đạt đợc của mục tiêu. Vì
vậy đánh giá liên quan chặt chẽ với mục tiêu ( là giá trị cụ thể cần
đạt tới);
Khi xác định rõ các mục tiêu học tập theo yêu cầu trên thì
việc so sánh các kết quả đạt đợc với mục tiêu sẽ không khó khăn,
chỉ còn là vấn đề kỹ thuật (chỉ cần đối chiếu kết quả với các chỉ
số đợc xây dựng từ mục tiêu đa ra). Mục tiêu học tập xác định
4
cho từng lớp, từng cấp học, do đó có thể tiến hành đánh giá theo
từng giai đoạn, từng cấp hoặc từng lớp.
Đánh giá chất lợng học tập của học sinh để xem xét, đánh
giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trờng, đồng thời
cũng đa ra những kiến nghị để điều chỉnh mục tiêu phù hợp với
đối tợng cụ thể cho giai đoạn tiếp theo.
- Với nội dung :
Nội dung dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của
quá trình dạy học. Bằng nội dung dạy học, nhà trờng dẫn học sinh
đến mục tiêu cần đạt tới.
Đánh giá có vai trò quan trọng trong việc xem xét lại nội
dung giảng dạy, đo đợc mức độ nông sâu của kiến thức, độ khó

đối với học sinh, độ gắn với thực tế, phát hiện ra sự phù hợp hoặc
không phù hợp với đối tợng học sinh để giúp các nhà giáo dục
điều chỉnh nội dung giảng dạy.
- Với phơng pháp dạy học :
Kết quả kiểm tra vừa giúp đánh giá đợc chất lợng học tập
của học sinh, vừa giúp cho giáo viên đánh giá đợc khả năng s
phạm của mình, giúp họ điều chỉnh phơng pháp dạy học cho phù
hợp với các nhóm đối tợng; Ngoài ra, hoạt động đánh giá còn
giúp học sinh tự đánh giá đợc khả năng tiếp thu bài giảng, tự điều
chỉnh cách học hoặc khắc phục những thiếu sót trong việc tiếp
nhận tri thức, phát triển kỹ năng và xây dựng các thái độ cần thiết.
Có thể nói đánh giá nh thế nào thì sẽ có sự điều chỉnh cách
dạy nh thế ấy, vì vậy, nếu không đổi mới trong đánh giá thì khó
đạt đợc mục đích, yêu cầu đổi mới phơng pháp.
5
Nh vậy, có thể khẳng định rằng, tất cả các yếu tố của quá
trình giáo dục gắn bó chặt chẽ với nhau, yếu tố này tạo tiền đề
cho yếu tố kia và ngợc lại. Tất cả các yếu tố: mục đích, nội dung
chơng trình, sách giáo khoa, phơng pháp, phơng tiện, kiểm tra
đánh giá... liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trình giáo
dục, không thể quá coi trọng yếu tố này mà xem nhẹ yếu tố kia.
Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lệch lạc, xa rời mục đích ý nghĩa
của giáo dục.
4. Quy trình đánh giá: Quy trình đánh giá là trình tự phải
tuân theo để tiến hành đánh giá. Có thể nêu lên một quy trình
đánh giá giản lợc dới đây:
5. Phơng pháp và kỹ thuật đánh giá:
Việc đổi mới phơng pháp đánh giá hiện nay có thể tập trung vào
các mặt sau:
5.1. Nâng cao nhận thức và năng lực có liên quan đến quá trình

thao tác hoá
6
Xác định nhiệm vụ, mục đích yêu cầu
Nhận dạng bản chất đối tượng và thao tác hoá khái
niệm chỉ đối tượng
Nhận xét, kết luận theo nhiệm vụ, mục đích
Lựa chọn hoặc thiết kế phương pháp, kĩ thuật đánh
giá theo kế hoạch và điều kiện
Xử lí số liệu, kết quả đánh giá
Tiến hành đánh giá
5.2. Kết hợp giữa các phơng pháp đánh giá theo chuẩn và theo
tiêu chí ngay từ trong nhà trờng;
5.3. Chú ý tới mối quan hệ giữa phơng pháp đánh giá với mục
tiêu, nội dung và điều kiện đánh giá.
Trong nhà trờng phổ thông hiện nay ở nhiều nớc trên thế
giới đã hình thành một hệ thống phơng pháp và kỹ thuật đánh giá
rất phong phú mà giáo viên có thể chọn sử dụng: ( 7 phơng
pháp ).
+ Phơng pháp quan sát; ghi chép nhật ký
+ Phơng pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
+ Phơng pháp chuyên gia;
+ Phơng pháp thực nghiệm s phạm;
+ Phơng pháp trắc nghiệm( TEST)
+ Phơng pháp tự đánh giá
+ Phơng pháp kết hợp các lực lợng giáo dục, giữa thầy
giáo và học sinh.
6. Các nguyên tắc đánh giá:
Ta có thể đa ra 7 nguyên tắc chung nhất về đánh giá sau
đây:
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động nhân cách;

- Nguyên tắc đảm bảo tính xã hội, lịch sử;
- Nguyên tắc bảo đảm mối quan hệ giữa đánh giá và phát
triển, giữa chẩn đoán và dự báo;
- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu đào tạo;
- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi;
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và độ ứng
nghiệm của phơng pháp đánh giá;
7
- Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa đánh giá và tự
đánh giá.
Các nguyên tắc trên đều quan trọng, song từng nguyên tắc
hoặc một số nguyên tắc sẽ giữ vị trí chủ yếu tuỳ thuộc vào nhiệm
vụ, yêu cầu, mục đích của một hoạt động hay quá trình đánh giá.
Điều này buộc ngời đánh giá phải chú ý đến tình huống hay hoàn
cảnh học tập cụ thể của học sinh.
II. Về xây dựng bộ công cụ đánh giá chất
lợng GDPT:
1. Một số vấn đề chung.
1.1. Khái niệm: Theo Hoàng Phê, công cụ là "Cái dùng để
tiến hành một việc nào đó, để đạt đến một mục đích nào đó".
Trong đánh giá nói chung và đánh giá chất lợng giáo dục
phổ thông nói riêng công cụ đợc hiểu là các phơng pháp, phơng
tiện và kỹ thuật đợc sử dụng trong suốt quá trình nhằm đạt đợc
các mục đích đánh giá.
Tính năng cơ bản của các công cụ đánh giá là "thu thập
thông tin" để cung cấp cho giáo viên và học sinh trong quá trình
đánh giá và tự đánh giá. Nội dung đánh giá (dựa vào mục tiêu và
chuẩn đánh giá của các mặt giáo dục, các môn học) đợc thể hiện
trong các bộ công cụ.

Có rất nhiều loại công cụ đã và đang đợc sử dụng để đánh
giá chất lợng học sinh phổ thông. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và đặc
trng của các hoạt động giáo dục - dạy học mà giáo viên có thể lựa
chọn những loại công cụ đánh giá khác nhau :
- Các bài kiểm tra truyền thống ( phổ biến )
8
- Phiếu quan sát, phiếu học tập, phiếu hỏi,...
- Máy chấm thi, kiểm tra miệng

1.2. Một số nguyên tắc chung .
Khi xây dựng bộ công cụ đánh giá cần chú ý đảm bảo 7
nguyên tắc tối thiểu sau:
- Đảm bảo tính tin cậy (hay mức độ chính xác của phép đo) :
+ Thống nhất đợc các yêu cầu cần đạt đối với mọi cá nhân
trong cùng một lớp đối tợng cần đánh giá.
+ Các thông tin thu thập đợc phải chính xác.
- Đảm bảo độ giá trị (đo đợc đúng cái cần đo):
Đánh giá đợc đúng theo mục tiêu cần đánh giá. Chẳng hạn
nh đối với việc đánh giá kết quả học tập: Tuỳ từng bộ môn, căn cứ
vào chuẩn chung cũng nh đặc thù môn học có thể lựa chọn công
cụ kiểm tra, đánh giá là những loại bài kiểm tra bao gồm kiểm tra
viết, kiểm tra thí nghiệm, thực hành, bài tập dới dạng nghiên cứu
khoa học (su tầm mẫu vật, thiết kế đo đạc, theo dõi ghi chép,
nhận xét về một vấn đề mà học sinh trực tiếp thực hiện...) và yêu
cầu nội dung phải thể hiện đúng cái cần đánh giá.
- Đảm bảo tính đầy đủ và toàn diện:
+ Có một phổ đủ rộng.
+ Hạn chế đợc tình trạng học đối phó, học tủ, học lệch.
- Đảm bảo sự tơng quan hợp lí giữa các yếu tố:
+ Dung lợng kiến thức,

+ Các loại kỹ năng cần kiểm tra;
+ Thang điểm,
+ Thời gian làm bài kiểm tra.
9
( Nếu quá tham về mặt nội dung kiến thức thì thờng làm cho
học sinh khó đạt điểm tối đa theo đúng thực lực và sẽ dễ bỏ qua
việc đánh giá các kỹ năng cần thiết của môn học...)
- Đảm bảo tối đa yêu cầu khách quan khi triển khai việc
thu thập thông tin bằng các bộ công cụ.
- Không lạm dụng hoặc quá thiên về một loại bài kiểm tra
hay một hình thức câu hỏi nào đó.
- Kết hợp sử dụng nhiều loại công cụ đánh giá nhằm vào
những tiêu chí đánh giá cụ thể.
2. Xây dựng công cụ đánh giá.
Tuỳ theo mục đích, nội dung, phơng pháp và cách thức đánh
giá mà ngời ta lựa chọn và xây dựng những loại công cụ đánh giá
khác nhau. Chúng ta tập trung vào 3 loại công cụ cơ bản, phù hợp
nhất với giáo dục phổ thông và đợc sử dụng phổ biến, rộng rãi
trong đánh giá hiện nay, đó là:
- Các bài kiểm tra viết thông thờng.
- Các loại phiếu quan sát, phiếu học tập
- Các loại phiếu hỏi
*Xây dựng các đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh:
-Mục đích:
Bài kiểm tra viết (từ 15 phút trở lên) là công cụ đang đợc
dùng phổ biến nhất hiện nay trong đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Các bài kiểm tra viết đợc xây dựng nhằm mục đích đo
đạc các mức độ đạt đợc về mặt kiến thức, kĩ năng của học sinh so
với mục tiêu của chơng trình môn học đặt ra ở những thời điểm,
giai đoạn cụ thể. Những kết quả đo đạc đợc sẽ là nguồn thông tin

quan trọng nhất để điều chỉnh quá trình dạy học của cả thầy và
10

×