Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân tích các sự cố chất lượng công trình đập, hồ chứa và đề xuất một số giải pháp_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Bùi Mạnh Tiến, sinh ngày 12/01/1988, là học viên cao học lớp
21QLXD11, chuyên ngành Quản lý xây dựng - Trường đại học Thủy lợi Hà Nội.
Xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
GS.TS Vũ Thanh Te.
2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được công bố tại
Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách
quan. Tất cả các trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Bùi Mạnh Tiến

i


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thủy lợi trong suốt thời gian nghiên
cứu vừa qua, đã được trang bị thêm những kiến thức cần thiết về các vấn đề kinh tế kỹ thuật, cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy trong trường đã giúp học viên
hoàn thiện mình hơn về trình độ chuyên môn.
Đặc biệt, Học viên xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo GS. TS Vũ Thanh Te đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ học viên tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Đồng thời, học viên cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Công


trình, khoa Kinh tế và Quản lý đã cung cấp những kiến thức về chuyên ngành, giúp
học viên có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó
tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý Thầy, Cô và các độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Bùi Mạnh Tiến

ii

năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 2
6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ SỰ CỐ
CÔNG TRÌNH ĐẬP, HỒ CHỨA BẰNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG .................... 4
1.1. Tổng quan về các công trình đập, hồ chứa ở Việt Nam ...................................... 4
1.1.1.Quá trình đầu tư và xây dựng hồ chứa nước ở Việt Nam ...................................... 4

1.1.2.Phân loại đập ....................................................................................................... 11
1.1.3.Đánh giá thực tế về mức độ an toàn đập ở Việt Nam .......................................... 13
1.2.Tổng quan về sự cố hư hỏng đập ở Việt Nam và trên Thế giới......................... 15
1.2.1.Tổng quan về sự cố hư hỏng đập trên Thế giới .................................................... 15
1.2.2.Tổng quan về sự cố hư hỏng đập vật liệu địa phương ở Việt Nam ...................... 18
1.3.Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình ở nước ta hiện nay .......... 20
1.3.1.Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung ............ 20
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình hồ đập ......................... 22
Kết luận chương 1........................................................................................................ 23
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ................ 24
2.1 Các sự cố công trình đập, hồ chứa có thể xảy ra và nguyên nhân .................... 24
2.1.1. Sự cố vỡ đập do nước tràn qua đỉnh ................................................................... 24
2.1.2. Sự cố đập gây ra do dòng thấm ........................................................................... 26
2.1.3. Sạt, sập mái thượng, hạ lưu đập .......................................................................... 28
iii


2.1.4. Sự cố do nứt ngang, dọc đập ................................................................................29
2.1.5. Sự cố vỡ đập do thi công kém chất lượng ............................................................30
2.1.6. Một số sự cố những năm gần đây và nguyên nhân ..............................................30
2.2 Phân tích sự cố chất lượng điển hình ở một số công trình đập, hồ chứa ..........32
2.2.1. Sự cố vỡ đập suối Hành ở Khánh Hòa .................................................................33
2.2.2. Sự cố vỡ đập suối Trầu ở Khánh Hòa ..................................................................35
2.2.3. Sự cố vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hòa ..................................................................36
2.2.4. Sự cố vỡ đập Đầm Hà Động ở Quảng Ninh.........................................................37
2.2.5. Một số sự cố khác .................................................................................................38
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn hồ đập...........................................................41
2.3.1. Khu vực lòng hồ ...................................................................................................41
2.3.2. Khu vực công trình đầu mối .................................................................................41
2.3.3. Khu vực hạ du các hồ chứa ..................................................................................44

2.4 Những bài học rút ra từ sự cố chất lượng công trình liên quan đến công tác
quản lý chất lượng trong từng giai đoạn ....................................................................45
2.3.1. Giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng ..................................................................45
2.3.2. Giai đoạn khảo sát ...............................................................................................45
2.3.3. Giai đoạn thiết kế .................................................................................................46
2.3.4. Giai đoạn thi công ................................................................................................47
2.3.5. Giai đoạn vận hành, khai thác .............................................................................48
Kết luận chương 2 ........................................................................................................48
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐẬP NHẰM THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................................................................49
3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các công trình hồ đập ..............................49
3.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu ..............................................................................49
3.1.2. Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu ...................................................50
iv


3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi ở nước ta hiện
nay
………………………………………………………………………………54
3.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi trong giai đoạn khảo
sát, thiết kế ..................................................................................................................... 54
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi trong giai đoạn thi
công ............................................................................................................................... 56
3.2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi trong giai đoạn quản
lý vận hành..................................................................................................................... 57
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, bảo
đảm an toàn hồ đập ..................... ……………………………………………………59
3.3.1. Giải pháp trong giai đoạn kháo sát, thiết kế ....................................................... 59
3.3.2. Giải pháp trong giai đoạn thi công ..................................................................... 68

3.3.3. Giải pháp trong giai đoạn quản lý vận hành ...................................................... 70
Kết luận chương 3........................................................................................................ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 78
1.Kết luận ..................................................................................................................... 78
2.Kiến nghị ................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 80

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Phân loại đập theo cấu tạo mặt cắt ngang đập .............................................12
Hình 1.2. Kết cấu chống thấm ở nền đập .......................................................................13
Hình 1.3. Tỷ lệ vỡ đập ở các châu lục ............................................................................16
Hình 1.4. Cảnh tượng vỡ đập Tenton (Mỹ) ....................................................................18
Hình 1.5. Nước chảy tràn ra mái hạ lưu ở hồ thủy lợi Tân Sơn tỉnh Gia Lai ...............19
Hình 1.6. Sự cố các loại ở hồ chứa nước .......................................................................19
Hình 2.1. Sự cố vỡ đập hồ chứa nước Đầm Hà Động 30/10/2014 ................................31
Hình 2.2. Hình ảnh vỡ đập Am Chúa .............................................................................36
Hình 2.3. Đập chính bị hư hỏng nặng sau sự cố vỡ đập Đầm Hà Động .......................37
Hình 2.4. Sự cố đập Z20, Hương Khê, Hà Tĩnh .............................................................38
Hình 2.5. Sự cố vỡ đập Khe Mơ, Hương Sơn, Hà Tĩnh .................................................39
Hình 2.6. Sự cố tràn nước đập Cửa Đạt, Thanh Hóa ....................................................39
Hình 2.7. Sự cố tràn đập Hố Hô, Quảng Bình ...............................................................40
Hình 3.1. Công trình đo nước trên kênh ........................................................................66
Hình 3.2. Gia cố mái bằng công nghệ NEOWEB………………………………………….76
Hình 3.3. Công nghệ thoát nước mái đập đất bằng ATERBELT ...................................67
Hình 3.5. Kênh nhựa ......................................................................................................68


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê số lượng hồ chứa của các địa phương .......................................... 5
Bảng 1.2. Thống kê các hồ chứa thủy điện lớn của các địa phương ............................ 7
Bảng 1.3. Thống kê tỷ lệ vỡ đập qua các năm ............................................................... 15
Bảng 1.4. Thống kê một vài đập bị đổ vỡ ở Mỹ ............................................................. 17
Bảng 2.1. Diện tích ngập các vùng ven biển Bắc Trung Bộ ứng với hai kịch bản nước
biển dâng ....................................................................................................................... 52

vii


DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CTTL

: Công trình thủy lợi

CTXD

: Công trình xây dựng

HTTL


: Hệ thống thủy lợi

KHTL

: Khoa học thủy lợi

KTTL

: Khai thác thủy lợi

NN &PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QLCL

: Quản lý chất lượng

UBND

: Ủy ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của nền kinh tế quốc dân,
nó chiếm vị trí chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất
kỹ thuật và tài sản cố định. Trong 10 năm qua ngành xây dựng đã làm thay đổi bộ mặt
của đất nước, thực sự là công cụ đắc lực thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội
của Đảng và Nhà nước;

Công trình xây dựng (CTXD) là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,
có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. CTXD bao gồm CTXD công cộng, nhà ở,
công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các loại công trình khác
(Trích luật xây dựng);
Chất lượng công trình (CLCT) là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn công
trình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án. QLCL CTXD là khâu then
chốt, được thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án đầu tư XDCT đến khi
dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. (Trích luật xây dựng);
Để quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình xây dựng nói chưng và công trình
đập nói riêng, nhà nước đã ban hành rất nhiều các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn,
các tiêu chuẩn, quy chuẩn đến các CQQLNN, các cấp quản lý từ Trung ương, đễn các
địa phương. Quy rõ vai trò trách nhiệm các bên liên quan nhằm quản lý chặt chẽ, sử
dụng vốn ngân sách nhà nước cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài một cách có
hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số sự cố về chất lượng trong quá
trình lập quy hoạch, khảo sát, thiết kê, thi công gây ra nhiều sự cố đáng tiếc ảnh hưởng
đến chất lượng các công trình xây dựng. Đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích để rút ra
những bài học cho thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cho từng công trình tránh
những sự cố xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đất nước
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích những sự cố chất lượng ở các công trình xây dựng
1


đập, đề xuất biện pháp tác quản lý chất lượng và bảo đảm an toàn đập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích các sự cố chất lượng công trình xây dựng đập

trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan
từ đó đưa ra các giải pháp quản lý chất lượng hiệu quả hơn cho các công trình xây
dựng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động tổ chức quản lý hoạt động đầu tư xây
dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA);
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đâ: Phương pháp tổng hợp, so sánh; Phương pháp chuyên gia và một số
phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài nghiên cứu hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý đầu
tư trên cả nước..
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với những kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp rút ra từ chính nguồn tài liệu được
thu thập từ chính quá trình làm việc và đúc kết, theo tác giả, kết quả nghiên cứu đạt
được hoàn toàn có thể nghiên cứu vận dựng vào công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng đập bằng vật liệu địa phương .
6. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những nội dung chính sau đây:
- Nghiên cứu tổng quan về bối cảnh Quốc gia, địa phương về sự cố các công trình đập;
- Phân tích một số những sụ cố ảnh hưởng đến công trình xây dựng đập do công tác
khảo sát quy hoạch dự án;
- Phân tích một số sự cố ảnh hưởng đến công trình xây dựng đập do công tác thiết kế
công trình;
2



- Phân tích một số sự cố ảnh hưởng đến công trình xây dựng đập do công tác thi công
công trình;
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, thể chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
công tác QLCL đối với các công trình xây dựng đảm bảo an toàn đập.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ SỰ CỐ
CÔNG TRÌNH ĐẬP, HỒ CHỨA BẰNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Tổng quan về các công trình đập, hồ chứa ở Việt Nam
1.1.1. Quá trình đầu tư và xây dựng hồ chứa nước ở Việt Nam
1.1.1.1. Đối với hồ thủy lợi
Tính đến nay chúng ta đã xây dựng được trên 6500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích
trữ nước khoảng 11 tỷ m3trong đó có 560 hồ chứa có dung tích trữ nước lớn hơn 3
triệu m3hoặc đập cao trên 15m, 1752 hồ có dung tích từ 0,2 triệu đến 3 triệu m3 nước,
còn lại là những hồ đập nhỏ có dung tích dưới 0,2 triệu m3 nước.
Các tỉnh đã xây dựng nhiều hồ chứa là:
Nghệ An

625 hồ chứa

Thanh Hóa

618 hồ chứa

Hòa Bình

521 hồ chứa


Tuyên Quang

503 hồ chứa

Bắc Giang

461 hồ chứa

Đắc Lắc

439 hồ chứa

Hà Tĩnh

345 hồ chứa

Vĩnh Phúc

209 hồ chứa

Bình Định

161 hồ chứa

Phú Thọ

124 hồ chứa

Cụ thể, có bảng thống kê các hồ chứa theo địa phương dưới đây:


4


Bảng 1.1. Thống kê số lượng hồ chứa của các địa phương
Số lượng hồ (loại, dung tích triệu m3)

TT

1
2
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Địa phương

Hà Giang
Cao Bằng
Lai Châu
Điện Biên
Lào Cai
Yên Bái
Tuyên Quang
Bắc Kạn
Thái Nguyên
Lạng Sơn
Sơn La
Phú Thọ
Vĩnh Phúc
Hà Nội

Bắc Giang
Quảng Ninh
Hải Dương
Hòa Bình
Ninh Bình
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Kom Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông

Tổng
hồ < Cộng
1÷0,5 0,5÷0,2 > 0,2
0,2
3
triệu m triệu m3
Tổng hồ


>100

>10

5÷10

5÷3

1
1
1

1
1

3
2

1
2

1
2

1
1

3
4
2

7
1

3
6
8
6
6
2
2
5
2
5
2
3
1
3
8

3
3
4

2
1
1
1

3÷1


2
1
3
1
1
4
1

2
3
6
3
4
1
1
3
1
3
1
2
2
2
7
1

1
2
6
4
1

1
3
1
6
7
5
2
4
2
2
1
8
1
2
3
1

5

8
1
2
6
1
4
2
4
8
1
1

1
2
4
1
3
4
1
2
3
4
1
7
2
9
3
1
5
2
1

6
5
1
2
3
2
6
3
5
2

2
4
5
1
1
2
4
4
4
1
7
9
3
1
8
1
1
2
3
7
5
7
5
6
4

11
8
1
1

8
28
18
19
7
16
1
36
17
18
42
15
10
80
10
30
13
88
42
29
11
10
5
48
37
9
5
13
13
13

59

21
17
2
8
11
64
34
25
21
55
9
120
30
47
79
66
16
153
21
71
260
243
104
81
27
17
40
84

113
28
19
39
30
239
120

2
8
8
3
78
122
443
6
129
50
78
222
240
44
388
76
81
368
23
455
492
102

53
118
28
4
33
28
46
13
0
68
68
136
28

2
2
2
1
8
18
47
3
15
10
8
34
27
9
46
14

9
52
4
52
75
34
15
19
5
2
7
11
15
4
1
9
9
37
14


36
37
38
39
40
41
42
43
44

45

Lâm Đồng
Ninh Thuận
Bình Thuận
Tây Ninh
Bình Phước
Bình Dương
Đồng Nai
B.R - Vũng Tàu
An Giang
Kiên Giang
Tổng cộng

1

1

1

4
3
3
2
1
4
4

10


2

3

3

3

2
2
2
2

2

6

1
1
3

13
2
4

8
2
1
2
1


5

2
4

1
5
2
2
1
1
4
6

1
8

45

71

1.04

1
1

46
11
18

4
32
5
13
19
2
1
2.46

16
1
5
0
1
0
2
5
3
0
4.18

21
1
2
4
4
5
1
2
5

1
6.64

Giai đoạn 1960 ÷ 1975:
Chúng ta đã xây dựng nhiều hồ chứa có dung tích trữ nước từ 10 ÷ 50 triệu m3 như:
Đại Lải (Vĩnh Phúc); Suối Hai, Đồng Mô (Hà Nội); Khuôn thần (Bắc Giang); Thượng
Tuy, Khe Lang (Hà Tĩnh); Rào Nan, Cẩm Ly (Quảng Bình); đặc biệt hồ Cấm Sơn
(Lạng Sơn) có dung tích 248 triệu m3nước với chiều cao đập đất 40m (đập đất cao
nhất lúc bấy giờ).
Giai đoạn 1975 ÷ 2000:
Sau khi đất nước thống nhất chúng ta đã xây dựng được hàng ngàn hồ chứa trong đó
có nhiều hồ chứa nước lớn như: Núi Cốc (Thái Nguyên); Kè Gỗ (Hà Tĩnh); Yên Lập
(Quảng Ninh); Sông Mực (Thanh Hóa); Phú Ninh (Quảng nam); Yazun hạ ( Gia Lai);
Dầu Tiếng (Tây Ninh)… trong đó hồ Dầu Tiếng có dung tích lớn nhất 1,58 tỷ m3.
Các địa phương trên cả nước đã xây dựng trên 700 hồ chứa có dung tích từ 1÷10 triệu
m3. Đặc biệt trong giai đoạn này các huyện, xã, hợp tác xã, nông trường đã xây dựng
hàng ngàn hồ chứa có dung tích trên dưới 0,2 triệu m3.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:
Bằng nhiều nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu chính phủ, Bộ
NN&PTNT đã quản lý đầu tư xây dựng mới nhiều hồ chứa có qui mô lớn và vừa như:
Cửa Đạt (Thanh Hóa); Định Bình (Bình Định); Tả Trạch (Thừa Thiên Huế); Nước
Trong (Quảng Ngãi); Đá Hàn (Hà Tĩnh); Rào Đá (Quảng Bình); Thác Chuối (Quảng
Trị); Kroong Buk Hạ, IaSup Thượng (Đắc Lắc)…
Đặc điểm chung của các hồ chứa thủy lợi là đập chính ngăn sông tạo hồ, tuyệt đại đa
số là đập đất chỉ có 04 hồ có đập bê tông là: Tân Giang (Ninh Thuận); Lòng Sông
6


(Bình Thuận); Định Bình (Bình Định); Nước Trong (Quảng Ngãi).
Nhận định chung

Hơn một nửa trong tổng số hồ đã được xây dựng và đưa vào sử dụng trên 25 ÷ 30 năm
nhiều hồ đã bị xuống cấp.
Những hồ có dung tích từ 1 triệu m3 nước trở lên đều được thiết kế và thi công bằng
những lực lượng chuyên nghiệp trong đó những hồ có dung tích từ 10 triệu m3 trở lên
phần lớn do Bộ Thủy lợi (trước đây) và Bộ NN&PTNT hiện nay quản lý vốn, kỹ thuật
thiết kế và thi công.
Các hồ có dung tích từ 1 triệu ÷ 10 triệu m3 nước phần lớn là do UBNN tỉnh quản lý
vốn, kỹ thuật thiết kế thi công.
Các hồ nhỏ phần lớn do huyện, xã, HTX, nông trường tự bỏ vốn xây dựng và quản lý
kỹ thuật.
Những hồ tương đối lớn được đầu tư tiền vốn và kỹ thuật tương đối đầy đủ thì chất
lượng xây dựng đập đạt được yêu cầu. Còn những hồ nhỏ do thiếu tài liệu cơ bản như:
địa hình, địa chất, thủy văn, thiết bị thi công, lực lượng kỹ thuật và nhất là đầu tư kinh
phí không đủ nên chất lượng đập chưa tốt, mức độ an toàn rất thấp.
1.1.1.2. Đối với hồ thủy điện
Theo thống kê, hiện cả nước có 75 hồ chứa thủy điện lớn, trong đó:
-

Hồ có dung tích trên 500 triệu m3:

18 hồ

-

Hồ có dung tích trên 100 triệu m3:

18 hồ

-


Hồ có dung tích trên 10 triệu m3:

21 hồ

-

Hồ có dung tích dưới 10 triệu m3:

18 hồ

Bảng 1.2. Thống kê các hồ chứa thủy điện lớn của các địa phương
Dung tích (triệu m3)
STT

Tên công trình

I

Khu vực Tây Bắc

1

Tỉnh Tuyên Quang

-

Thủy điện Tuyên Quang

2


Tỉnh Hòa Bình

-

Thủy điện Hòa Bình

3

Tỉnh Lai Châu

Công suất (MW)

< 10 < 100 < 500 > 500 < 10 < 100 < 500 > 500

2245

1600

7

342

1920


-

Thủy điện Bản Chát

-


Thủy điện Nậm Mở 3

-

Thủy điện Nậm Cát

-

Thủy điện Nậm Na 2

12.38

66

-

Thủy điện Nậm Na 3

34.25

84

-

Thủy điện Nậm Cầu I

4

Tỉnh Lào Cai


-

Thủy điện Bắc Hà

-

Thủy điện Mường Hum

5

Tỉnh Sơn La

-

Thủy điện Sơn La

-

Thủy điện Nậm Chiến

6

Tỉnh Yên Bái

-

Thủy điện Thác Bà

7


Tỉnh Điện Biên

-

Thủy điện Nà Lơi

8

Tỉnh Hà Giang

-

Thủy điện Thái An

9

Tỉnh Thái Nguyên

-

Thủy điện Hồ Núi Cốc

II

Khu vực miền Trung

1

Tỉnh Thanh Hóa


-

Thủy điện Cửa Đạt

2

Tỉnh Nghệ An

-

Thủy điện Bản Vẽ

1800

-

Thủy điện Hủa Na

569.4

-

Thủy điện Suối Sập 1

-

Thủy điện Suối Sập 3

-


Thủy điện Khe Bố

3

Tỉnh Hà Tĩnh

-

Thủy điện Hương Sơn

4

Tỉnh Quảng Trị

-

Thủy điện Quảng Trị

5

Tỉnh Thừa Thiên Huế

2138

200

0.3

20


0.04

10

0.1

15

171.1

90

2.14

32

9260

2400

154.8

200

2940

250

120


9.3

3.54

82

175.5

5.7

1450

11.27

97

300
100
19.5

5.1

14
97.8

50

3.27


33

163

8

80


-

Thủy điện Hương Điền

-

Thủy điện Bình Điền

-

Thủy điện A Lưới

III

820.7

81

423

44


60.2

170

KV Trung Miền Trung

1

Tỉnh Quảng Nam

-

Thủy điện ĐăkMi 4

310.3

190

-

Thủy điện A Vương

343.5

210

-

Thủy điện Sông Tranh 2


-

Thủy điện Sông Côn 2

-

Thủy điện Sông Côn 2- 2

-

Thủy điện ĐăkMi 4b

-

Thủy điện Khe Diên

-

Thủy điện Za Hung

1.12

30

-

Thủy điện An Điềm 2

0.28


15.6

2

Tỉnh Bình Định

-

Thủy điện Định Bình

-

Thủy điện Vĩnh Sơn

3

Tỉnh Bình Phước

-

Thủy điện Cần Đơn

-

Thủy điện Srok Phu Miêng

-

Thủy điện Thác Mơ


-

Thủy điện Đăk Glun

4

Tỉnh Phú Yên

-

Thủy điện Sông Ba Hạ

-

Thủy điện Sông Hinh

IV

730
29.19

190
3

1.2

60

0.69


42
26.15

9

226

16.5

58.7

66

165.5

72

99.3

51
1360

27.68

150
18

349.7


220

357

70

Khu vực Bắc Tây Nguyên

1

Tỉnh Kom Tum

-

Thủy điện Plei-Krong

2

Tỉnh Gia Lai

-

Thủy điện Ialy

-

Thủy điện Sêsan 3

-


Thủy điện Sêsan 4

-

Thủy điện Kanak

-

Thủy điện Sêsan 3A

1049

100

1037
92

260
893.3
313.7

80.6

9

720

360
280
108



-

Thủy điện Sêsan 4A

-

Thủy điện Đăk Srông 2

-

Thủy điện Ayun Hạ

-

Thủy điện Ia Grai3

-

Thủy điện Ayun Thượng 1A

13.13

63

85.8

24
253


3

31.69

7.5

4.54

12

Dung tích (triệu m3)
STT

Tên công trình

Công suất (MW)

< 10 < 100 < 500 > 500 < 10 < 100 < 500 > 500

-

Thủy điện Đak Đoa

-

Thủy điện Ry Ninh 2

3


Tỉnh Đak Lak

-

Thủy điện Buôn Tua Sa

-

Thủy điện Sê rê pok 3

-

Thủy điện Krông H'Năng

-

Thủy điện Ea Đrăng2

3.28

6.4

-

Thủy điện Ea Kha

0.09

3


-

Thủy điện Krông Kmar

-

Thủy điện Buôn Tua Srah

-

Thủy điện Buôn Kuốp

63.24

-

Thủy điện Srêpok 4

25.94

V

KV Nam Tây Nguyên

1

Tỉnh Đak Nông

-


Thủy điện Đồng Nai 3

-

Thủy điện Đồng Nai 4

-

Thủy điện Đăk R'tih

2

Tỉnh Đồng Nai

-

Thủy điện Trị An

3

Tỉnh Lâm Đồng

-

Thủy điện Hàm Thuận

-

Thủy điện Đami


140

175

-

Thủy điện Đại Ninh

320

300

-

Thủy điện Đa Dâng 2

-

Thủy điện Đa Nhim

4

Tỉnh Bình Thuận

-

Thủy điện Bắc Bình

29.13


14

0.26

8.1

789.9

86

219

220

171.6

64

786.9

86
280
80

1612

180

32.1


340
137.1

82

2.68

400

695.5

0.91

300

34
165

5.89

160

33

10


Danh mục thống kê các hồ chứa thủy điện lớn của các địa phương theo bảng 1.2. Các
tỉnh có nhiều hồ chứa thủy điện là Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Gia Lai.
Hầu hết các dự án xây dựng hồ thủy điện trên dòng chính có công suất lắp máy trên 30

MW đều do Tập đoàn điện lực Việt nam và một số Tổng công ty có đủ năng lực làm
chủ đầu tư xây dựng. Đến tháng 6/2013 đã có 266 nhà máy thủy điện đi vào vận hành
và có trên 200 dự án khác đang triển khai xây dựng.
Các dự án lớn do Tập đoàn điện lực Việt Nam và các Tổng công ty lớn đầu tư đều có
ban quản lý dự án trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Công tác thiết kế, thi công xây dựng đều
do các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện nên nhìn chung chất lượng công trình đảm bảo,
mức độ an toàn đạt yêu cầu thiết kế.
Với các dự án có công suất nhỏ phần lớn do tư nhân làm chủ đầu tư, Cũng giống như
các hồ thủy lợi do công trình nhỏ, tư nhân làm chủ đầu tư nên các công việc từ khảo
sát thiết kế đến thi công đều không đạt được chất lượng cao, mức độ an toàn không
thật đảm bảo.
1.1.2. Phân loại đập
1.1.2.1. Phân loại theo cấu tạo mặt cắt ngang của đập
- Đập đồng chất, gồm một loại đất (hình a)
- Đập không đồng chất, gồm nhiều loại đất (hình b)
- Đập có tường nghiêng bằng đất sét (hình c)
- Đập có tường nghiêng bằng vật liệu không phải là đất (hình d)
- Đập có lõi giữa bằng đất sét (hình đ)
- Đập có màn chống thấm (hình e)

11


Hình 1.1. Phân loại đập theo cấu tạo mặt cắt ngang đập
1.1.2.2. Phân loại theo bộ phận chống thấm ở nền
- Đập đất có sân trước
- Đập đất có tường rang
- Đập đất có màn phun: bằng các loại vật liệu như vữa sét, vữa xi măng, thủy tinh
lỏng, nhựa đường hoặc hỗn hợp vật liệu chống thấm.
- Đập đất có màn phun hoặc dạng treo lơ lửng khi chiều dày lớp nền thấm nước khá

lớn.
- Đập có màn chống thấm dạng tường bằng bê tông cốt thép hoặc kim loại.

12


Hình 1.2. Kết cấu chống thấm ở nền đập
1.1.2.3. Phân loại theo phương pháp thi công
- Đập đất thi công bằng phương pháp đầm nén.
- Đập đất thi công bằng đổ đất trong nước.
- Đập đất thi công bằng bồi thủy lực.
- Đập đất thi công bằng hỗn hợp đắp và bồi thủy lực.
- Đập đất thi công bằng nổ mìn định hướng.
1.1.2.4. Phân loại theo chiều cao đập
- Đập thấp, chiều cao cột nước tác dụng dưới 20m.
- Đập cao trung bình, cột nước tác dụng 20-50m.
- Đập cao, cột nước tác dụng lớn hơn 50-100m.
- Đập rất cao, cột nước lớn hon 100m.
1.1.3. Đánh giá thực tế về mức độ an toàn đập ở Việt Nam
1.1.3.1. Đối với các hồ thủy lợi lớn và vừa
-

Về tần suất lũ: Hiện tại chỉ mới có các hồ lớn nằm trong dự án VWRAP được
13


tính toán theo tần suất lũ 1/10.000. Các hồ còn lại vẫn lấy tần suất lũ thiết kế ban đầu.
Nếu những hồ còn lại nếu nâng tần suất lên như tiêu chuẩn của WB đề nghị thì khối
lượng đầu tư để mở thêm tràn, nâng cao đập sẽ vô cùng lớn khả năng đầu tư của Nhà
nước hiện nay là không khả thi. Trong các hồ này chỉ có những hồ mà hạ lưu đập có số

lượng dân cư lớn, cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng như đường sắt, quốc lộ, khu kinh
tế thì cần xem xét để đầu tư một cách thích hợp.
-

Về cấu tạo của đập: Tuyệt đại đa số đập thủy lợi làm bằng đất mà điều tối kỵ

nhất đối với đập đất là lũ tràn qua đập, do vậy cần chọn giải pháp thích hợp để tránh
được điều này. Biện pháp đơn giản và rẻ tiền nhất có thể là đắp con chạch trên đỉnh
đập thêm từ 1 ÷ 1,5 m, làm tràn cầu chì ứng với lũ kiểm tra thì chủ động cho đập cầu
chì vỡ để hạ mực nước hồ.
-

Về tràn xả lũ: Đa số các tràn xả lũ được xây dựng bằng bê tông cốt thép đảm bảo

chất lượng. Những tràn có cửa van điều tiết công tác vận hành bảo dưỡng được tiến
hành thường xuyên. Có thể đánh giá từ khi xây dựng đến nay đại đa số tràn xả lũ của
các hồ đều làm việc an toàn, ít xảy ra những sự cố. Hầu như các tràn chưa xả với lưu
lượng thiết kế kể cả những hồ xây dựng cách đây 50 năm.
-

Về tổ chức quản lý: Nhưng hồ chứa được giao cho các công ty khai thác công

trình thủy lợi của các tỉnh trực tiếp quản lý việc thực hiện các qui định của văn bản
pháp luật về an toàn đập đã được thực hiện tương đối đầy đủ, đặc biệt là về mùa lũ. Bộ
máy phòng chống lụt bão đối với từng hồ hoạt động khá bài bản. Nhân lực, phương
tiện, vật tư đề phòng các sự cố vỡ đập cũng đã được chuẩn bị với mức có thể tối đa
nên có thê tin cậy được.
1.1.3.2. Đối với các hồ thủy lợi nhỏ
Như trên đã nói, do điều kiện thiết kế, xây dựng chưa tốt, vốn đầu tư ít nên chất lượng
của các đập loại nhỏ là không đảm bảo – Đặc biệt là về thủy văn không có tài liệu đo

đặc, tính toán không chuẩn, không theo các qui chuẩn và tiêu chuẩn nên khả năng lũ
lớn nước tràn qua đập là dễ xảy ra – cộng với việc đập xây dựng qua nhiều năm, mưa
lũ triền miên không có kinh phí duy tu bảo dưỡng. Công trình tràn không được xây
dựng bằng vật liệu kiên cố như bê tông và bê tông cốt thép nê nhiều công trình không
đủ khả năng xả khi có lũ lớn, nguy cơ nước lũ tràn qua đập của các hồ này là rất cao.
Chủ đập là Xã, Hợp tác xã, Nông trường do lực lượng quản lý đập không đủ trình độ
14


chuyên môn kỹ thuật, chế độ phụ cấp không thỏa đáng nên việc thực hiện các chế độ
chính sách, tiêu chuẩn an toàn đối với đập không đầy đủ - Điều này cũng là một nguy
cơ đối với việc quản lý an toàn đập.
1.1.3.3. Đối với các hồ thủy điện
Những hồ thủy điện lớn do EVN và các Tổng công ty lớn làm chủ đập hầu hết các đập
bằng bê tông. Công tác thiết kế xây dựng được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn kỹ
thuật, nhìn chung chất lượng đảm bảo và mức độ an toàn đáng tin cậy.
Những hồ nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư do không có sự quản lý giám sát kỹ thuật của
các cơ quan quản lý nhà nước chặt chẽ nên chất lượng đập chưa đủ mức đảm bảo vềan
toàn, nhất là các hồ chứa có đập đất.Về quản lý vận hành, cũng giống như các hồ thủy
lợi nhỏ những chủ đập của thủy điện nhỏ do thiếu nhân lực quản lý có trình độ chuyên
môn nên công tác quản lý vận hành đảm bảo an toàn đập chưa đạt yêu cầu. Thực tế
những sự cố vỡ đập trong những năm vừa qua ở nước ta đều là những hồ chứa nhỏ.
Tuy nhỏ những nhiều hồ chứa khị xảy ra sự cố vỡ đập đã gây ra những thiệt hại vô
cùng lớn điển hình như đập Z20 (Hà Tĩnh) với sức chứa 250.000 m3 làm trôi 500m
đường sắt Bắc Nam gây gián đoạn chạy tầu hàng tháng trời vào đầu những năm 80,đập
ở nông trường Đắc Lắc chứa 500.000 m3 vỡ làm chết 27 người,đập đồn Húng (Nghệ
An) lũ năm 1978 vỡ làm chết hơn 10 người.
Những ví dụ trên đây cho thấy tầm quan trọng cực kỳ to lớn của công tác an toàn đập
ở nước ta.
1.2. Tổng quan về sự cố hư hỏng đập ở Việt Nam và trên Thế giới

1.2.1. Tổng quan về sự cố hư hỏng đập trên Thế giới
Theo thống kê đánh giá của Ủy ban quốc tế về đập lớn ICOLD thì tỷ lệ vỡ đập qua các
thời kỳ đực thể hiện như bảng sau:
Bảng 1.3. Thống kê tỷ lệ vỡ đập qua các năm
Thời gian
Tỷ lệ vỡ đập (%)
Trước năm 1920

4%

Năm 1930

3%

Năm 1950

2,2%

Năm 1970

1,0%

Năm 1980

0,85%
15


Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu là những châu lục xây dựng được nhiều đập nên tỷ lệ vỡ
cũng nhiều. Theo số liệu của ICOLD 1998 thì tỷ lệ vỡ đập theo biểu đồ sau:


Hình 1.3. Tỷ lệ vỡ đập ở các châu lục
Trung Quốc và Mỹ là hai nước xây dựng được nhiều đập nhất nhì thế giới. Tính đến
năm 2000, Trung Quốc có 22000 đập lớn còn Mỹ có 6575 đập.
Nhận định về tình trạng các đập hiện nay có ở Trung Quốc, nhật báo Trung Quốc ngày
22/3/1999 đã nêu lên thực trạng là có trên 1/3 số đập của Trung Quốc đã xây dựng từ
lâu hoặc chất lượng không tốt, các đập này giống như những quả bom nổ chậm. Bài
báo cũng cho biết từ năm 1949 đến năm 1999 đã có 3.200 đập bị đổ vỡ. Sự cố gây chết
người nhiều nhất ở Trung Quốc được nhiều người biết đến nhất là vụ vỡ đập Bản Kiều
đã làm 85.000 người thiệt mạng.
Theo cơ quan quản lý các trường hợp khẩn cấp của Mỹ cho biết: Trong số khoảng
80.000 đập lớn nhỏ của Mỹ thì có 9.326 đập đang ở mức nguy hiểm cao, có nghĩa là
chúng bị vỡ sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Có khoảng 1.600 đập ở mức nguy
hiểm trên chỉ nằm cách khu dân cư một khoảng nhỏ hơn 1 dặm. Hiện nay, chỉ có gần
40% số đập ở mức nguy hiểm cao có kế hoạch hành động khẩn cấp để giúp đỡ cho
người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do được
tăng cường quản lý nên vỡ đập xảy ra ít hơn và ít gây tổn thất về sinh mạng con người.
Thống kê tổng hợp trong 150 năm qua cho thấy có tất cả 1.449 vụ vỡ đập (trung bình
97 vụ vỡ đập trong 1 năm).

16


Bảng 1.4. Thống kê một vài đập bị đổ vỡ ở Mỹ

Đập Tenton bị vỡ được giới thiệu trong cuốn sách “Đập và an toàn về đập” “Dam and
Public Safety” do Văn phòng Cải tạo đập của Mỹ xuất bản năm 1983. Đập Tenton là
đập đất cao 93m, dung tích hồ 289 triệu m3 trên sông Tenton. Từ ngày 10/4/1976 mực
nước hồ tăng nhanh do có lũ lớn. Ngày 3/6/1976 xuất hiện hai vị trí thấm cách chân
đập 400m về phía hạ lưu với lưu lượng thấm 40 – 60 gallon/phút. Ngày 4/6/1976 phát

hiện một vị trí thấm nhỏ ở bờ bên phải cách chân hạ lưu đập 45-60m với lưu lượng
thấm 20 gallon/phút. Ngày 5/6/1976 từ 7h sáng xuất hiện thấm lớn hơn trong thân đập,
sau đó dòng thấm lớn dần rồi xuất hiện dòng nước xoáy phía thượng lưu hồ chứa. Đến
11 giờ 30 xuất hiện các vết nứt lớn, phát triển nhanh phá vỡ toàn bộ đập. Như vậy, từ
khi phát hiện có thấm ở phía hạ lưu đập đến khi vỡ đập chỉ có 5 giờ đồng hồ. Thiệt hại
về người tuy không nhiều, nhưng ó đến 25.000 người bị mất nhà cửa, nhiều đường sá,
cầu cống, ruộng đồng bị hư hại vùi lấp, thiệt hại ước tính khoảng 400 triệu USD.

17


×