Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 104 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của PGS.TS ĐINH TUẤN HẢI, và những ý kiến về chuyên môn quý báu của
các thầy cô giáo trong khoa Công trình, khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học
Thủy lợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã chỉ bảo và hướng
dẫn khoa học và công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện và Môi trường Quốc Tế cung
cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016.

Tác giả luận văn

Đoàn Tuấn Anh

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố
trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016.

Tác giả luận văn

Đoàn Tuấn Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ..................................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về ngành điện Việt Nam ............................................................... 4
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam ........................................... 4
1.1.2 Vai trò ngành điện. ...................................................................................... 5
1.1.3. Hiện trạng nguồn điện Việt Nam. ................................................................. 8
1.1.4. Tình hình tiêu thụ điện. ............................................................................... 12
1.2. Thực trạng hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện12
1.2.1. Tổng quan về thủy điện Việt Nam. ............................................................. 12
1.2.2. Lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện. ......................................... 14
1.2.3. Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện: .......... 21
1.3. Kết luận chương I. .................................................................................................. 24
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH

TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN .............................. 25
2.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư trong ngành điện.......................................... 25
2.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư: ......................................................................... 25
2.1.2. Đặc trưng đầu tư ngành điện ....................................................................... 26
2.1.3. Phân loại dự án thủy điện............................................................................ 26
2.2. Quá trình thực hiện dự án đầu tư. ........................................................................... 27
Sơ đồ mô tả quá trình thực hiện dự án đầu tư ............................................................... 27
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ........................................................................... 27
2.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư .......................................................................... 29
2.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.......... 30
2.3. Phương pháp tính toán và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế tài chính của
dự án Thủy điện. ..................................................................................................... 31
2.3.1. Khái quát về hiệu quả đầu tư ...................................................................... 31

iii


2.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án ...................................... 32
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế tài chính của dự án Thủy điện.48
2.4. Kết luận chương II.................................................................................................. 52
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐẮK MI 1............................................... 53
3.1. Thực trạng. ............................................................................................................. 53
3.1.1. Giới thiệu về dự án đầu tư xây dựng Thủy điện Đắk Mi 1. ....................... 53
3.1.2. Nhiệm vụ của dự án .................................................................................... 54
3.1.3. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 54
3.1.4. Tiêu chuẩn thiết kế và cấp công trình ......................................................... 54
3.1.5. Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng thủy điện Đắk Mi 1 .............. 60
3.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế tài chính của dự án đầu tư xây dựng công
trình Thủy điện Đắk Mi 1. ...................................................................................... 68

3.2.1. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án ......................................... 68
3.2.2. Các yếu tố tham gia tính toán trong báo cáo dự án đầu tư: ........................ 70
3.2.3. Đánh giá và nhận xét kết quả tính toán trong giai đoạn DAĐT: ................ 71
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án đầu tư xây
dựng công trình Thủy điện Đắk Mi 1. .................................................................... 72
3.3.1.

Nâng cao tính hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án trong giai đoạn

chuẩn bị và giai đoạn đầu tư dự án theo kinh nghiệm. ......................................... 72
3.3.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế tài chính của dự án theo phương pháp định
lượng. .................................................................................................................... 74
3.3.3. Phân tích hiệu quả tài chính ........................................................................ 76
3.3.4. Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính. ..................................................... 77
3.3.5. Phân tích độ nhạy: ...................................................................................... 77
3.4. Kết luận chương III: ............................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 80
Kết luận ......................................................................................................................... 80
Kiến nghị ....................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 82
PHỤC LỤC ................................................................................................................... 84

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn điện 2011-2012 .......................................................................10
Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn điện năm 2014-2015 ...............................................................11
Bảng 1.3 Chi phí vốn đầu tư thủy điện ..........................................................................21
Bảng 1.4 Tổng chi phí đầu tư thủy điện ........................................................................21

Bảng 1.5 Khung giá điện quy định theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN .......................22
Bảng 1.6 Tổng hợp chi phí vốn của sản xuất thủy điện ................................................22
Bảng 3.1 Cấp thiết kế theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT ........................................55
Bảng 3.2 Thông số chính Dự án Thủy điện Đắk Mi 1 ..................................................55
Bảng 3.3 Thông số các hạng mục phương án kiến nghị ...............................................57
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng ....................................................................65
Bảng 3.5 Tiến độ phân bổ vốn đầu tư ...........................................................................66
Bảng 3.6.Bảng hiệu quả kinh tế.....................................................................................68
Bảng 3.7 Bảng hiệu quả tài chính ..................................................................................68
Bảng 3.8 Số liệu đầu vào cho phân tích tài chính .........................................................74
Bảng 3.9 Bảng tổng hợp kết quả phân tích tài chính.....................................................77
Bảng 3.10 Kết quả tính toán độ nhạy. ...........................................................................77

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nguồn điện năm 2011 .................................................................... 10
Biểu đồ 1.2 Cơ cấu nguồn điện năm 2012 .................................................................... 10
Biểu đồ 1.3 Cơ cấu nguồn điện năm 2014 .................................................................... 11
Biểu đồ 1.4 Cơ cấu nguồn điện năm 2015 .................................................................... 11

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BXD

: Bộ xây dựng-Vụ kinh tế


CP

: Chính Phủ

DAĐT

: Dự án đầu tư

ĐMC

: Đánh giá tác động môi trường chiến lược

EVN

: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ



: Quyết định

QĐ-Ttg

: Quyết định Thủ tướng.

QĐ-CT


: Quyết định Chủ tịch

TT-BXD

: Thông tư-Bộ Xây dựng

TKKT

: Thiết kế kỹ thuật.

UBND

: Ủy ban Nhân dân

USD

: Đô la Mỹ

VAT

: Thuế Giá trị gia tăng

VNĐ

: Việt Nam đồng

WB

: Ngân hàng Thế giới


vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng điện có vai trò vô cùng to lớn trong sự phát triển văn hóa và đời sống của
nhân loại. Nhu cầu điện năng của cả thế giới tăng trưởng ngày càng mạnh hòa nhịp với
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chung và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng
xu thế đó. Theo chủ trương của Đảng và chính phủ, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển, ước tính đến năm
2020 nhu cầu điện sẽ tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại. Trong khi đó, theo Tổng
sơ đồ VII, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 60,000 MW bao gồm: Thủy điện,
nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện nhập khẩu…, trong đó thủy
điện lớn, vừa chiếm khoảng 30,1% công suất toàn bộ hệ thống lưới điện. Mặt khác, giá
thành sản xuất điện năng bằng thủy điện lại rất rẻ so với nhiệt điện do sử dụng nguồn
năng lượng tái sinh, ít ảnh hưởng xấu tới môi trường, có thể lợi dụng tổng hợp và
phòng chống thiên tai. Do đó, Nhà nước chủ trương đẩy mạnh khai thác nguồn thủy
điện nhằm đảm bảo cho việc cân bằng hệ thống điện cả nước đáp ứng nhu cầu phát
triển nền kinh tế quốc dân cũng như nhu cầu của nhân dân. Một loạt các nhà máy thủy
điện lớn nhỏ đã và đang được xây dựng trên khắp đất nước, đặc biệt là các nhà máy có
quy mô vừa và nhỏ.
Không thể phủ nhận việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đã và sẽ góp phần gia
tăng giá trị sản xuất công nghiệp và ngân sách cho các địa phương có dự án cũng như
tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Song thực tế việc phát triển thủy
điện trong đã gây ra nhiều hệ lụy do thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch
nên Ủy ban nhân dân các tỉnh đã dễ dàng trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng
như chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư các dự án thủy điện khiến quy hoạch
thủy điện của tỉnh thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung. Một trong số hệ lụy đó
chính là không những không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế mà các dự án còn làm

ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của người dân, gây lãng phí nguồn vốn
đầu tư.

1


Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai
đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (Gọi tắt là Quy hoạch điện VII), trên sông Đắk
Mi tỉnh Kon Tum có 5 dự án thủy điện có công suất lớn là Đắk Mi 1 (84MW), Đắk Mi
2 (98MW), Đắk Mi 3 (), Đắk Mi 4 (), Đắk Mi 4A(). Dự án thủy điện Đắk Mi 1 được
dự kiến xây dựng trên đoạn sông Đắk Mi và Đắk Choong huyện Đắk Glei được đưa ra
để góp phần cung cấp điện năng cho phát triển dân sinh kinh tế của Tỉnh, đồng thời
giải quyết bớt tình trạng căng thẳng thiếu điện giờ cao điểm cho toàn bộ hệ thống điện
Quốc gia. Để dự án tránh được những sai lầm của các dự án trước đó, việc tiến hành
đánh giá hiệu quả của các dự án trước khi triển khai thực hiện là vô cùng cần thiết và
quan trọng. Hiệu quả phải có tính tổng hợp, không chỉ kinh tế mà cả xã hội và môi
trường.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu một cách hệ thống lý thuyết về dự án đầu tư, phương pháp tính toán hiệu
quả kinh tế, thực trạng của dự án .
Tổng hợp tài liệu nghiên cứu đã có, lựa chọn phương pháp đánh giá hợp lý để xác định
được hiệu quả kinh tế của dự án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dự án xây dựng thủy điện
Phạm vi nghiên cứu là phần đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư công trình thủy
điện Đắk Mi 1, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.
5. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và các chương sau:

Chương 1. Giới thiệu tổng quan
Chương 2. Cơ sở lý thuyết tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây
2


dựng công trình Thủy điện.
Chương 3. Thực trạng và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy
điện Đắk Mi1.

3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.

Giới thiệu chung về ngành điện Việt Nam

1.1.1 Giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam
Đến thời điểm hiện nay ngành điện vẫn là ngành có tính độc quyền cao khi hiện nay
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là người mua và bán điện duy nhất trên thị
trường. EVN là một trong sáu tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vài trò chính trong việc
đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế.
EVN có nhiệm vụ quyết định chiến lược, định hướng chiến lược phát triển ngành điện,
phát triển các dự án điện, cân đối nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Với vai
trò tuyệt đối trong ngành điện, EVN có quyền quyết định gần như tất cả các vấn đề
trong ngành như việc mua điện từ đâu, giá mua điện,...
Ngành điện hiện nay vẫn đang là ngành có nhu cầu lớn hơn khả năng sản xuất trong
nước. Tình trạng thiếu điện Việt Nam vẫn còn tiếp tục xảy ra, đặc biệt là vào mùa khô
khi các dự án thủy điện thiếu nước. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do giá
điện thương phẩm hiện nay còn thấp không khuyến khích được tư nhân đầu tư mạnh

vào các dự án điện khác mà tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện với chi phí vận
hành thấp nên ngành điện nước ta vẫn lệ thuộc rất lớn vào thủy điện.
Việc đầu tư trong ngành được sự khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều từ phía Chính phủ.
Gần đây Chính phủ có đưa ra phương án phát triển ngành điện thiết thực, đáng nói
nhất là hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp từ ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển
của WB để đầu tư các dự án điện.
Các nguồn sản xuất điện nước ta hiện nay chủ yếu từ thủy điện và nhiệt điện. Các
nguồn năng lượng tái tạo hiện đang được ứng dụng thử nghiệm tại một số dự án.
Trong quy hoạch cung ứng điện trong tương lai, các nguồn năng lượng tái tạo này
được cân nhắc phát triển, tạo ra nguồn cung ứng mới tiên tiến.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 26/2006/QĐ-TTg về lộ trình xóa bỏ độc

4


quyền trong ngành điện sẽ gồm 3 giai đoạn:
-

Giai đoạn từ 2005 - 2014: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất điện, xu

hướng này sẽ thay thế độc quyền.
-

Giai đoạn từ 2015 - 2022: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán buôn điện.

-

Giai đoạn sau 2022: Cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ, ngành điện vận

động theo cơ chế thị trường.

1.1.2 Vai trò ngành điện.
Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, ngành
điện có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, phải đi trước một bước và là động lực
cho cả nền kinh tế. Ngành điện đóng vai trò chủ chốt trong mục tiêu đưa Việt Nam
sớm thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của một nước đang phát triển và tiến lên
trở thành một nước công nghiệp phát triển trong tương lai không xa. Điện năng là yếu
tố đầu vào của tất cả các ngành: công nghiệp, nông nghiêp và dịch vụ. Bên cạnh đó, là
nhu cầu thiết yếu đối với các hộ tiêu dùng cá nhân.
Theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lưới quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến
năm 2030 đã xác định mục tiêu cho ngành điện:
1.1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển điện lực đảm bảo cung
cấp đủ điệnvới chất lượng ngày càng cao, giá điện hợp lý cho phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước; sử dụng đa dạng, hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất
điện; đẩy mạnh phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện,
từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm
giảm nhẹ sự phụ thuộc vào nguồn điện nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền
vững; hình thành và phát triển hệ thống điện thông minh, có khả năng tích hợp với
nguồn năng lượng tái tạo có tỷ lệ cao.

5


1.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân 7,0%/năm trong giai đoạn 2016 –
2030.
+ Điện thương phẩm: Năm 2020 khoảng 235-245 tỷ kWh; năm 2025 khoảng 352-379

tỷ kWh; năm 2030 khoảng 506-559 tỷ kWh.
+ Điện sản xuất và nhập khẩu: Năm 2020 khoảng 265-278 tỷ kWh; năm 2025 khoảng
400-431 tỷ kWh và năm 2030 khoảng 572-632 tỷ kWh.
Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản
xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo ( không kể nguồn thủy điện lớn và vừa, thủy điện
tích năng) đạt khoảng 7% năm 2020 và trên 10% năm 2030.
Xây dựng hệ thống lưới điện vận hành linh hoạt, khả năng tự động hóa cao từ khâu
truyền tải đến khâu phân phối; thực hiện phát triển các trạm biến áp không người trực
và bán người trực để nâng cao sản xuất lao động ngành điện.
Đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi, đảm bảo đến năm 2020 hầu
hết số hộ dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng điện.
1.1.2.3. Định hướng và Quy hoạch phát triển nguồn điện:
Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung và Nam, đảm bảo độ tin
cây cung cấp điện trên từng hệ thống điện miền nhằm giảm tổn thất truyền tải, chia sẻ
công suất nguồn dự trữ và khai thác hiệu quả các nhà máy thủy điện trong mùa mưa và
mùa khô,
Phát triển hợp lý các trung tâm điện lực, kết hợp với phát triển các nguồn điện vừa và
nhỏ tại các vùng, miền trong cả nước nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tại chỗ
và giảm tổn thất trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các dự
án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước.
Phát triển nguồn điện mới đi đôi với đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các nhà máy
điện đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối
6


với các nhà máy điện mới.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh tranh,
nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gióm điện mặt
trời, điện sinh khối v.v…), từng bước gia tăng tỷ trọng của điện năng sản xuất từ

nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện;
Ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp (chống lũ,
cấp nước, sản xuất điện); nghiên cứu đưa nhà máy thủy điện tích năng vào vận hành
phù hợp với phát triển của hệ thống điện quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả vận hành
của hệ thống điện.
Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp
và phân bố của các nguồn nghiên liệu.
Phát triển các nhà máy điện hạt nhân nhằm đảm bảo ổn định cung cấp điện trong
tương lai khi nguồn năng lượng sơ cấp trong nước bị cạn kiệt.
Xuất, nhập khẩu điện: Thực hiện trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong
khu vực, đảm bảo lợi ích của các bên, tăng cường trao đổi đề đả bảo an toàn hệ thống
điện, trước hiện là với các quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và Tiểu vùng
sông Mê Kông (GMS)
1.1.2.4. Định hướng – Quy hoạch phát triển lưới điện:
Xây dựng và nâng cấp lưới điện, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuậ của lưới
điện truyền tải; đến năm 2020, lưới điện truyền tải đạt tiêu chuẩn độ tin cậy cho các
thiết bị chính và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Khăc phục tình trạng quá tải, nghẽn mạch, chất lượng điện áp thấp của lưới điện
truyền tải; đảm bảo cung ứng điện với độ tin cậy được nâng cáo cho các trung tâm phụ
tải.
Lưới điện truyền tải 500KV được xây dựng để truyền tải điện năng từ các trung tâm
điện lực lớn về trung tâm phụ tải, liên kết các hệ thống điện miền và trao đổi điện năng
7


với các nước trong khu vực.
Lưới điện truyền tải 220KV được đầu tư xây dựng theo cấu trúc mạch vòng kép, các
trạm biến áp trong khu vuecj có mật độ phụ tải cao cần đảm bảo thiết kế theo sơ đồ
hợp lý để đảm bảo có thể vận hành linh hoạt. Nghiên cứu xây dựng các trạm biến áp
GIS, trạm biến áp 220/22kV, trạm ngầm, trạm biến áp không người trực tại các trung

tâm phụ tải. ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh trong truyền tải điện.
1.1.2.5. Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực:
Tiếp tục nghiên cứu hợp tác, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực ASEAN và
GMS.
Thực hiện liên kết lưới điện với Lào bằng các tuyến đường dây 220KV để nhập khẩu
điện từ các nhà máy Thủy điện tại Nam Lào và Trung Lào.
Duy trì liên kết lưới điện với Campuchia qua tuyến đường dây 220KV hiện có; nghiên
cứu khả năng tăng cường liên kết lưới điện giữa Việt Nam với Campuchia thông qua
các chương trình hợp tác song phương và đa phương.
Duy trì liên kết mua bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cấp điện áp
220KV, 110KV hiện có, nghiên cứu giải pháp hòa không đồng bộ giữa các hệ thống
điện bằng trạm chuyển đội một chiều- xoay chiều. Tiếp tục nghiên cứu khả năng trao
đổi điện năng với Trung Quốc qua lưới điện liên kết với cấp điện áp 500kV.
1.1.2.6. Về cung cấp điện cho khu vực nông thôn miền núi và hải đảo;
Tiếp tục thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo Quyết
định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cung cấp điện từ lưới điện quốc
gia, kết hợp với việc cung cấp điện từ nguồn năng lượng mới cho khu vực nông thông,
miền núi, hải đảo; đảm bảo thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 hầu hết số hộ dân
nông thôn có điện.
1.1.3. Hiện trạng nguồn điện Việt Nam.
1.1.3.1. Tình hình cung cấp điện:
Theo số liệu báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổng điện thương phẩm cả

8


nước năm 2015 đạt 85,59 tỷ kWh, tăng 12,6% so với năm 2014, trong đó điện cho
công nghiệp và xây dựng tăng 17,31%, nông nghiệp và thủy sản tăng 32,87%, thương
mại và dịch vụ tăng 11,36%, quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 7,07%.
Năm 2015 điện sản xuất và nhập khẩu của toàn hệ thống điện quốc gia đạt 100,1 tỷ

kWh, tăng 15,1% so với năm 2014.
Mặc dù sản lượng điện có sự tăng trưởng tuy nhiên tình hình cung cấp điện năm vẫn
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các tháng mùa khô. Vào mùa khô tình hình hạn hán
nghiêm trong kéo dài làm suy giảm công suất và sản lượng các nhà máy thủy điện,
một số nhà máy nhiệt điện mới (Hải Phòng, Quảng Ninh, Uông Bí 2, Cẩm Phả,..) lại
vận hành không ổn định thường xảy ra sự cố, trong khi đó nhu cầu về điện lại tăng
cao do nắng nóng dẫn đến việc mất cân đối cung cầu về điện.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng thiếu điện là do nhiều dự án nguồn bị chậm tiến độ
nhiều năm qua. Theo quy hoạch điện VI, yêu cầu đến hết năm 2015 hệ thống điện phải
đạt công suất lắp đặt là 21000 MW, tuy nhiên đến nay công suất này chỉ đạt 18400
MW trong đó công suất khả dụng chỉ đạt 14500-15500 MW.
1.1.3.2. Nguồn cung điện:
Hiện nay ở nước ta có hai nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là thủy điện và nhiệt
điện. Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là ba nguồn: nhiệt điện than, nhiệt điện khí và nhiệt
điện dầu. Thời gian gần đây một số dự án sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như
gió và mặt trời được ứng dụng nhiều hơn, góp phần tạo thêm nguồn cung cấp điện
năng. Tổng công suất lắp đặt nguồn điện tính đến ngày 31/12/2015 là 34080 MW,
trong đó thủy điện chiếm tỷ trọng là 46.07%, nhiệt điện là than 28.64%, nhiệt diện dầu
21.58% Turbine khi chạy khí, dầu DO và nhiệt điện khí 3.39%, điện gió và các nguồn
khác 0.32%.
Trong các nguồn cung cấp điện chính thì thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao, đóng vai
trò quan trọng trong cơ cấu. Tuy nhiên trong kế hoạch phát triển nguồn điện của chính
phủ thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm dần trong cơ cấu tổng nguồn điện sản xuất. Điều đó
được thể hiện khi từ 2010 đến 2015 tỷ trọng các nguồn thủy điện giảm và thay vào đó
là sự gia tăng của các nguồn nhiệt điện bao gồm nhiệt điện than và nhiệt điện khí.
9


Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn điện 2011-2012
Loại hình nhà

máy
Thủy điện
Nhiệt điện than
Nhiệt điện dầu
Turbine khí, chu
trình hỗn hợp
Diesel

Năm 2011
Công suất đặt
(MW)
10,037.00
3,371.00
927.00

Tỷ lệ
45.50%
15.30%
4.20%

Năm 2012
Công suất
Tỷ lệ
đặt (MW)
13,509.00
50.17%
4,930.00
18.31%
7,446.00
27.65%


7,395.00

33.60%

927.00

3.44%

229.00

1.40%

114.00

0.43%

(Nguồn: Báo cáo thường niên EVN 2011, 2012)
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nguồn điện năm 2011

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu nguồn điện năm 2012

10


Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn điện năm 2014-2015
Loại hình nhà máy
Thủy điện
Nhiệt điện than
Nhiệt điện dầu

Turbine khi chạy khí, dầu
DO và nhiệt điện khí
Điện gió và nguồn khác

Năm 2014
Năm 2015
Công suất đặt
Công suất đặt
Tỷ lệ
Tỷ lệ
(MW)
(MW)
14,925.00
48.78%
15,702.10
46.07%
7,058.00
23.07%
9,759.00
28.64%
1,050.00
3.43%
7,354.15
21.58%
7,431.00

24.29%

1,154.50


3.39%

133.00

0.43%

109.00

0.32%

(Nguồn: Báo cáo thường niên EVN 2014, 2015)
Biểu đồ 1.3 Cơ cấu nguồn điện năm 2014

Biểu đồ 1.4 Cơ cấu nguồn điện năm 2015

11


Theo kế hoạch phát triển nguồn cung cấp điện của EVN thì đến 2025, sẽ chú trọng
nâng dần tỷ tọng của nhiệt điện than trong cơ cấu, giảm mạnh tỷ trọng của thủy điện
và nhiệt điện khí, đáng chú ý hơn là sự xuất hiện và đóng góp đáng kể các nguồn năng
lượng mới đó là năng lượng nguyên tử và năng lượng tái tạo.
1.1.4. Tình hình tiêu thụ điện.
Cơ cấu tiêu thụ điện hiện nay tập trung trong hai lĩnh vực đó là công nghiệp và tiêu
dùng chiếm khoảng 90% nhu cầu tiêu thụ điện năng.
Đây là khu vực có tỷ trọng tiêu thụ điện năng lớn nhất, nhu cầu chủ yếu đến từ các
nhóm ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo. Hiện nay lĩnh vực công
nghiệp có tốc độ tăng trưởng luôn ở mức từ 12-14% năm và trong tương lai ngành này
sẽ tiếp tục được phát triển và là nhóm ngành chủ lực để thúc đẩy tăng trưởng của đất
nước.

Chiếm tỷ trọng thứ 2 trong cơ cấu tiêu thụ đến từ việc tiêu dùng của người dân, trong
tương lai sự gia tăng về số lượng và thu nhập bình quân sẽ là yếu tố tác động tích cực
đến nhu cầu tiêu thụ điện năng trong lĩnh vực
1.2. Thực trạng hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy
điện
1.2.1. Tổng quan về thủy điện Việt Nam.
Việt Nam là một trong số các nước có nguồn tài nguyên nước phong phú trên thế giới,
với tổng lượng dòng chảy nước mặt bình quân hàng năm là 835 tỷ m3. Tuy nhiên, do
nguồn nước mặt phân bố không đều giữa các vùng và các tháng trong năm, khoảng 70P

75% lượng mưa tập trung vào 3-4 tháng mùa mưa, trong đó có những tháng đạt tới 2030% tổng lượng mưa cả cả năm, gây nên cảnh lũ lụt; nhưng ngược lại, trong mùa khô
thì nhiều nơi không đủ nước, gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Với nguồn tài nguyên nước mặt phong phú nêu trên là 2360 sông suối lớn nhỏ trong
phạm vi cả nước, đoạn thượng nguồn và trung du cuả các sông suối này thường có độ
dốc tương đối lớn, nên rất thuận lới cho phát triển và khai thác thuỷ điện.
Với đặc điểm nêu trên, Việt Nam là nước có nguồn trữ năng thuỷ điện tương đối

12

P


phong phú và là một trong 14 nước giàu nguồn tài nguyên thuỷ điện trên thế giới.
Tổng trữ lượng lý thyết nguồn tài nguyên thuỷ điện (tức tổng tiềm năng nguồn tài
nguyên thuỷ điện theo lý thuyết) của Việt Nam đạt khoảng 300 tỷ kWh/năm, với tổng
công suất lắp máy tương ứng là 34,68 triệu kW.
Tổng trữ lượng kinh tế - kỹ thuật ngồn tài ngyên thuỷ điện (tức tổng trữ năng nguồn tài
nguyên thuỷ điện có thể khai thác một cách thuận lợi về mặt kỹ thuật và có hiệu quả về
mặt kinh tế) đạt khoảng 80 đến 100 tỷ kWh/năm, với tổng công suất lắp máy tương
ứng khoảng 18 đến 20 triệu kW. Trong đó:

-

Thủy điện loại vừa và loại lớn (loại có công suất trạm N > 10.000 kW/trạm): có

142 địa điểm, với tổng công suất từ 18 – 18,65 triệu kW (chiếm 90 - 93% tổng trữ
năng kinh tế - kỹ thuật nguồn tài nguyên thủy điện).
-

Thủy điện nhỏ các loại (loại có công suất trạm N > 10.000 kW/trạm): có tổng

công suất từ 1,6 – 2,0 triệu kW (chiếm 7 – 10% tổng trữ năng kinh tế - kỹ thuật nguồn
tài nguyên thủy điện).
Cùng với việc sản xuất điện năng, hồ chứa nước của nhiều nhà máy thủy điện loại vừa
và loại lớn còn đảm nhiệm việc tham gia cắt lũ, cung cấp nước cho vùng trung du và
hạ du của lưu vực sông, kết hợp giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản và du lịch trong
vùng hồ; trong đó có một số công trình thủy điện tham gia phòng lũ hạ du như: thủy
điện Hòa Bình, thủy điện Thác Bà, thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sơn La, trong
các tháng mùa lũ thì nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du là nhiệm vụ số một của các công trình
này chứ không phải phát điện và quy trình vận hành hồ chứa của các nhà máy thủy
điện phải tuân thủ theo sự điều hành của Ban phòng chống lụt bão Trung ương. Do đó,
các công trình thủy điện này thực chất là công trình thủy lợi - thủy điện làm nhiệm vụ
trị thủy và khái thác tổng hợp tài nguyên nước.
Theo TCXDVN 285-2002, quy mô trạm thủy điện được phân thành 5 cấp:
-

Cấp 1(loại lớn): Nlm ≥ 300 MW

-

Cấp 2 (loại vừa): 50 ≤ Nlm < 300 MW


13


-

Cấp 3 (loại vừa): 5 ≤ Nlm < 50 MW

-

Cấp 4 (loại nhỏ): 0,2 ≤ Nlm < 5 MW

-

Cấp 5 (loại nhỏ): Nlm < 0,2 MW

-

Trạm thủy điện có Nlm > 1000 MW được coi là trạm thủy điện siêu cấp Theo

Bộ Công nghiệp tại quyết định 709/QĐ-NLDK ngày 13/4/2004, quy mô trạm thủy
điện được chia thành:
-

Loại lớn: Nlm ≥ 30 MW

-

Loại vừa: 3 ≤ Nlm < 30 MW


-

Loại nhỏ: 200kW ≤ Nlm < 3 MW

1.2.2. Lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện.
Bất cứ một công trình xây dựng nào của con người đều tác động đến thiên nhiên,
không nhiều thì ít, từ một tòa nhà, một con đường, cây cầu, một cái đập nước... Vì vậy,
bổn phận của người xây dựng, cũng như cơ quan chức năng khi cấp giấy phép xây
dựng, cần cân nhắc hai phương diện đối nghịch với nhau: sự cần thiết và lợi ích mang
lại cho con người của công trình sẽ được xây dựng, và tác hại trước mắt cũng như lâu
dài của công trình đó.
Sự cân nhắc tính toán này phải được thực hiện đầy đủ và khoa học, trên cơ sở quyền
lợi chung của cộng đồng, quốc gia và sử dụng các phương pháp phân tích tiên tiến
nhất. Xây dựng một cái đập trên một con sông cũng giống như xây một xa lộ qua một
vùng hoang dã, nó sẽ chia cắt môi trường thiên nhiên thành hai không gian khác nhau.
Trong trường hợp đập có hồ chứa để điều hòa dòng nước thì dòng chảy tự nhiên của
con sông sẽ thay đổi. Sự thay đổi sẽ nhiều hay ít tùy theo hồ chứa được vận hành như
thế nào. Khi dòng chảy tự nhiên của một con sông thay đổi, thì hệ sinh thái trong lưu
vực con sông đó cũng bị ảnh hưởng và có thể mất một thời gian khá lâu mới tìm được
sự cân bằng mới, hoặc thậm chí không tìm lại được lại cân bằng ban đầu.
Các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng núi nên khi xây dựng cần phải
khai quang một diện tích lớn để xây các công trình như: đường sá, đập, nhà máy,
14


đường dây dẫn điện... Phần lòng hồ sẽ bị ngập nước cũng phải được khai quang, và
dân cư trong vùng phải được dời đi chỗ khác. Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng lên
môi trường thiên nhiên đã có sẵn trước đó và tác động lên hệ sinh thái của khu vực.
Đời sống của dân cư trong vùng cũng như các giá trị văn hóa lịch sử của khu vực dự
án cũng sẽ bị thay đổi hoặc biến mất hoàn toàn. Để có thể đánh giá đúng đắn lợi ích

của một dự án thủy điện, tất cả các yếu tố nêu trên cần được phân tích đầy đủ, kể cả
những thiệt hại hay lợi ích không thể hoặc rất khó định
1.2.2.1. Lợi ích của công trình Thủy điện:
Linh hoạt: cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng
điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa biểu đồ
phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc
điện hạt nhân).
Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích và xả
năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện.
Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong
vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay
nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng
phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.
Vận hành hiệu quả: Nguyên tắc vận hành một nhà máy thủy điện với mục tiêu tối đa
hóa lượng điện phát ra, được thể hiện trong ba tiêu chuẩn: giữ mực nước hồ càng cao
càng tốt để tối đa hóa thế năng của nước; (duy trì lượng nước chạy máy càng nhiều
càng tốt, hay nói cách khác là giảm thiểu lượng nước xả thừa; và chạy tuốc bin ở điểm
có năng suất cao nhất.
Tiêu chuẩn và mâu thuẫn với nhau vì khi mực nước hồ cao thì xác suất xả thừa cũng sẽ
cao.
Tiêu chuẩn có thể mâu thuẫn với tiêu chuẩn khi nước có quá nhiều, cần phát tối đa là
điểm mà năng suất của tuốc bin không phải là cao nhất.
Trong một thị trường mua bán điện tự do với giá điện theo thị trường, có thể thay đổi
15


từng giờ thì bài toán trở thành tối đa hóa lợi nhuận từ bán điện chứ không phải tối đa
hóa lượng điện phát ra. Cộng thêm yếu tố bất định từ dự báo giá điện, bài toán tối ưu
vận hành nhà máy hay hệ thống thủy điện càng trở nên phức tạp hơn. Dự báo dài hạn
lượng nước vào hồ, do đó trở nên cần thiết để có thể sử dụng tài nguyên nước một

cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu khi hạn hán hay lũ lụt.
-

Tương đối sạch: So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng

sạch, hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
-

Góp phần vào phát triển bền vững:Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm

năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công
bằng xã hội.
-

Giảm phát thải: Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá

thạch (đặc biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận
mưa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu
ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự
nóng lên của trái đất.
Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuabin khí
chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Nếu tiềm
năng thuỷ năng thực tế còn lại mà được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện đốt
nhiên liệu hoá thạch thì hằng năm còn có thể tránh được 7 tỷ tấn khí thải nữa. Điều này
tương đương với việc mỗi năm tránh được một phần ba các chất khí do con người thải
ra hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh.
-

Sử dụng đa mục tiêu: Thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để


phát điện, mà xả lại nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.
Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu hết các
đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản xuất lương thực.
Hồ chứa còn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy.
Tuy nhiên, lợi ích cục bộ của một nhà máy thủy điện đôi lúc mâu thuẫn với chức năng
căn bản của một hồ chứa. Ví dụ, trong mùa khô hạn, nhà máy có thể quyết định ngưng
16


phát điện trong một thời gian nào đó (nghĩa là không xả nước về hạ lưu) vì nhiều lý do
khác nhau (ví dụ để sửa chữa tuốc bin). Tương tự trong mùa lũ, nhà máy có thể giữ
mực nước hồ cao (để tăng công suất phát điện) do đó làm giảm khả năng điều tiết lũ
của hồ chứa.
Để phát huy được tối đa tài nguyên nước, các cơ quan chức năng với vai trò là người
quản lý tài nguyên và điều hòa lợi ích chung cho cả khu vực - cần có những quy
định hợp lý trong việc vận hành các nhà máy thủy điện để bảo đảm tài nguyên nước
được sử dụng một cách công bằng và hiệu quả cho toàn xã hội.
-

Vai trò năng lượng của Thủy điện: Hiện nay, thủy điện là nguồn năng lượng

chính đáp ứng nhu cầu điện quốc gia. Đến nay, các công trình thuỷ điện đã khai thác
được khoảng 4.238 MW, chiếm hơn 40% tổng công suất lắp máy của toàn hệ thống
điện quốc gia (khoảng 10.445 MW). Lượng nước sử dụng để phát điện từ dung tích
hữu ích của các hồ chứa thuỷ điện khoảng 13,6 tỉ m3.
-

Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng:Ngoài ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho

phép tài trợ cho các nhu cầu hạ tầng cơ sở cơ bản khác, cũng như để xoá đói giảm

nghèo cho những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng thuỷ điện, và cộng đồng
dân cư nói chung.
-

Cải thiện công bằng xã hội:Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện

công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức
đẩy mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản
địa và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung.
Do chi phí đầu tư ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã được các thế hệ hiện tại
trang trải, nên các thế hệ tương lai sẽ nhận được nguồn điện trong thời gian dài với chi
phí bảo trì rất thấp.
Doanh thu của các nhà máy thủy điện thường “gánh thêm” phần chí phí cho các ngành
sử dụng nước khác như: nước sinh hoạt, tưới và chống lũ, do vậy nó trở thành công cụ
để chia sẻ nguồn tài nguyên chung một cách công bằng.
Các dự án thuỷ điện còn có thể là một công cụ để thúc đẩy sự công bằng giữa các
17


×