Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích quy định của pháp luật hiện hành và cho ví dụ minh họa về các thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.84 KB, 13 trang )

1 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

MỞ ĐẦU
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được hiểu là thời điểm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Kể từ thời điểm đó, các bên phải thực hiện các
quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên có quyền được phép yêu cầu bên
có nghĩa vụ thực hiện một công việc nào đó và được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng;
bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đã cam kết trong hợp đồng, trường hợp
không thực hiện đúng và đầy đủ công việc đã cam kết thì phải bồi thường và chịu trách
nhiệm với bên có quyền về việc vi phạm hợp đồng.
Và để tìm hiểu rõ hơn các quy định về pháp nhân trong BLDS 2015, em xin chọn đề
tài số 7: “Phân tích quy định của pháp luật hiện hành và cho ví dụ minh họa về các
thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật” làm nội dung cho
bài tập học kỳ của mình.
NỘI DUNG
1. Khái quát về hợp đồng
1.1. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng dân sự là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và thông dụng nhất, là một
trong những chế định quan trọng của pháp luật Dân sự. Có rất nhiều cách định nghĩa
“Hợp đồng dân sự”, chẳng hạn:
Theo phương diện chủ quan: Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự, trong đó các
bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự cho nhau.
Theo phương diện khách quan: Hợp đồng dân sự là một loại quan hệ xã hội được
quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh và thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Dưới góc độ pháp luật thực định, khái niệm hợp đồng dân sự tại Việt Nam được quy
định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó:


2 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2


“Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
1.2. Đặc điểm của hợp đồng
Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự
thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Sự thỏa thuận giữa hai bên trở lên mới có thể hình thành hợp đồng dân sự, nếu chỉ
là ý chí của một bên thì đó hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, một thỏa thuận không
dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân
sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa
trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí
thì không được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân
sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải phù hợp với ý chí
của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân sự phát sinh trên thực
tế.1
Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác
lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ
xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp
lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của
mình sẽ tiến hành thực hiện.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh hiệu lực làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ của bên mua hàng hóa và bên bán hàng hóa. Bên mua phát sinh nghĩa vụ thanh
toán tiền hàng còn bên bán phát sinh nghĩa vụ giao hàng.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy
định cho nhau.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã
hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh
hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới

1 truy cập


ngày 10/4/2019.


3 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên
thực tế.
1.3. Phân loại hợp đồng
Nếu dựa vào mối liên quan về hiệu lực và chức năng giữa hai hợp đồng với nhau thì
các hợp đồng này được xác định thành:
– Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng kia.
– Hợp đồng phụ: Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào họp đồng chính.
Theo đó, hợp đồng phụ có chức năng hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng
chính, hợp đồng phụ được thực hiện khi hợp đồng chính không được thực hiện hoặc chỉ
được thực hiện một phần khi đến hạn. Cũng vì vậy, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp
đồng phụ cũng vô hiệu, trừ trường hợp hợp đồng chính vô hiệu nhưng đã được thực hiện
toàn bộ hoặc một phần.
Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được phân thành hai loại sau:
– Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên
tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên
tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Như vậy, khi xác định một hợp đồng là đơn vụ hay song vụ phải dựa vào quyền và
nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (chính là thời điểm phát
sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên). Vì vậy, có thể cùng loại hợp đồng nhưng ở trường
hợp này là hợp đồng song vụ, ở trường hợp khác lại là hợp đồng đơn vụ. Chẳng hạn, hợp
đồng cho vay được thỏa thuận là có hiệu lực từ thời điểm các bên cùng ký vào văn bản
hợp đồng thì hợp đồng vay này là hợp đồng song vụ vì từ thời điểm đó đã phát sinh một
quan hệ nghĩa vụ và trong đó cả bên cho vay và bên vay đều có nghĩa vụ (bên cho vay có

nghĩa vụ giải ngân, bên vay có nghĩa vụ trả nợ). Nếu hợp đồng cho vay được thỏa thuận
là chỉ có hiệu lực khi bên cho vay đã chuyển tài sản vay cho bên vay thì hợp đồng vay
này là hợp đồng đơn vụ vì vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên cho vay không còn
nghĩa vụ.
Phân loại hợp đồng dựa vào sự trao đổi ngang giá và ỷ nghĩa của việc phân loại.
– Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên
kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng.


4 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

– Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích
do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào.
Như vậy, căn cứ vào sự trao đổi ngang giá (có đi có lại về lợi ích giữa các bên) để
xác định hợp đồng nào là có đền bù, hợp đồng nào là không có đền bù.2
2. Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về các thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng
2.1. Quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng dân
sự nói chung
Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 về Hiệu lực của hợp đồng như
sau:
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối
với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của
các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Theo như quy định nêu trên, việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân
sự được dựa trên các căn cứ sau đây:
– Theo thời điểm giao kết hợp đồng: (Chỉ dựa theo căn cứ này trong trường hợp các
bên không có thỏa thuận khác và pháp luật cũng không có quy định khác về thời điểm có

hiệu lực của hợp đồng).
+ Nếu hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng đường công văn thì thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng là thời điểm bên đề nghị giao kết nhận được trả lời chấp nhận giao
kết họp đồng của bên được đề nghị.
+ Nếu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng có
hiệu lực từ thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng.
+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức miệng thì thời điềm có hiệu lực của
họp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của họp đồng.
+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản điện tử thì thời điếm có hiệu lực của
họp đồng là thời điểm các bên nhận được văn bản giao dịch điện tử đó.

2 truy cập ngày 10/4/2019.


5 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản viết thì thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
+ Nếu hợp đồng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì thời điểm có hiệu lực
của họp đồng là thời điểm hoàn thành việc đăng ký.
– Theo thỏa thuận của các bên: (Các bên chỉ có thê thỏa thuận về thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật không có quy định riêng về thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng đó).
+ Hợp đồng có hiệu lực từ ngày cụ thể đã được các bên xác định.
+ Hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện là điều kiện phát sinh hiệu lực
của hợp đồng đã được các bên xác định.
– Theo quy định khác của pháp luật: “Đối với những hợp đồng mà pháp luật đã có
quy định riêng về thời điểm có hiệu lực thì thời điểm cỏ hiệu lực phải được xác định theo
quy định riêng đó”. Chẳng hạn, đối với hợp đồng tặng cho tài sản, luật đã có quy định
riêng về thời điểm có hiệu lực như sau: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi

bên được tặng cho nhận tài sản; đổi với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký
quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kế từ thời điểm đăng ký ”
2.2. Quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của một số hợp
đồng thông dụng
Tùy vào từng loại hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực cũng sẽ là khác nhau, thời
điểm có hiệu lực của từng lọai hợp đồng thông dụng được thể hiện ở bảng sau:
Loại hợp đồng

Thời điểm có hiệu lực

Căn cứ pháp lý

Có hiệu lực kể từ thời điểm
Hợp đồng thế chấp tài sản

giao kết, trừ trường hợp hai

Khoản 1 Điều 319 Bộ

bên có thỏa thuận khác

luật Dân sự 2015

hoặc luật có quy định khác
Các loại hợp đồng liên

Có hiệu lực kể từ thời điểm

quan đến việc chuyển


đăng ký vào sổ địa chính

quyền sử dụng đất

- Điều 503 Bộ luật Dân
sự 2015
- Khoản 3 Điều 188 Luật


6 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

Đấi đai 2013
Điểm b Khoản 1 Điều
Hợp đồng cầm cố tài sản

Có hiệu lực kể từ thời điểm

10 Nghị định

bên cầm cố chuyển giao tài

163/2006/NĐ-CP

sản cho bên nhận cầm cố

Hợp đồng thế chấp quyền
sử dụng đất, quyền sử dụng
rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng, tàu


Có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký thế chấp

Điểm c Khoản 1 Điều 10
Nghị định 163/2006/NĐCP

biển, tàu bay
Hợp đồng mua bán, tặng
cho, đổi, góp vốn, thế chấp

Có hiệu lực kể từ thời điểm

nhà ở, chuyển nhượng hợp

công chứng, chứng thực

đồng mua bán nhà ở

hợp đồng

Khoản 1 Điều 122 Luật
Nhà ở 2014

thương mại
Hợp đồng tặng cho nhà tình

Thời điểm có hiệu lực là do

Khoản 2 Điều 122 Luật


nghĩa, nhà tình thương;

các bên thỏa thuận; trường

Nhà ở 2014

mua bán, cho thuê mua nhà

hợp không có thỏa thuận thì

ở thuộc sở hữu nhà nước;

thời điểm có hiệu lực là thời

mua bán, cho thuê mua nhà

điểm ký kết hợp đồng

ở xã hội, nhà ở phục vụ tái
định cư; góp vốn bằng nhà
ở mà có một bên là tổ chức;


7 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

cho thuê, cho mượn, cho ở
nhờ, ủy quyền quản lý nhà

Có hiệu lực kể từ thời điểm
Hợp đồng chuyển nhượng


đăng ký tại cơ quan quản lý

Khoản 1 Điều 148 Luật

quyền sở hữu công nghiệp

Nhà nước về quyền sở hữu

Sở hữu trí tuệ 2005

công nghiệp
Hợp đồng sử dụng đối

Thời điểm có hiệu lực do

Khoản 2 Điều 148 Luật

tượng sở hữu công nghiệp

các bên thỏa thuận

Sở hữu trí tuệ 2005

Có hiệu lực kể từ thời điểm
bên được tặng cho nhận
được tài sản, trừ trường hợp
Hợp đồng tặng cho động
sản


có thỏa thuận khác.
Đối với động sản có đăng

Điều 458 Bộ luật Dân sự
2015

ký quyền sơ hữu thì hợp
đồng tặng cho có hiệu lực
kể từ thời điểm đăng ký.
Có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký quyền sở hữu; nếu
Hợp đồng tặng cho bất

bất động sản không phải

Khoản 2 Điều 459 Bộ

động sản

đăng ký quyền sở hữu thì

luật Dân sự 2015

thời điểm có hiệu lực là lúc
chuyển giao tài sản.


8 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

Một số loại hợp đồng thông


Có hiệu lực kể từ thời điểm

dụng khác:

giao kết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật



Hợp đồng mua bán

quy định khác.

tài sản


Hợp đồng trao đổi
(Thời điểm giao kết của

tải sản


hợp đồng được xác định
Hợp đồng vay tài

sản


 Hợp đồng được giao kết

Hợp đồng thuê, thuê

khoán tài sản


như sau:

vào thời điểm bên đề nghị
nhận được chấp nhận giao

Hợp đồng mượn tài

sản

kết.
 Trường hợp các bên có
thỏa thuận im lặng là sự trả



Hợp đồng hợp tác



Hợp đồng dịch vụ

lời chấp nhận giao kết hợp
đồng trong một thời hạn thì
thời điểm giao kết hợp đồng
là thời điểm cuối cùng của




Hợp

đồng

vận

chuyển hành khách

thời hạn đó.
 Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng lời nói là thời



Hợp

đồng

vận

chuyển tài sản


Hợp đồng gia công

điểm các bên đã thỏa thuận
về nội dung của hợp đồng.

 Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng văn bản là thời

Khoản 1 Điều 401 Bộ
luật Dân sự 2015
Điều 400 Bộ luật Dân
sự 2015


9 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

điểm bên sau cùng ký vào
văn bản hay bằng hình thức
chấp nhận khác được thể


Hợp đồng ủy quyền

hiện trên văn bản.
 Trường hợp hợp đồng
giao kết bằng lời nói và sau



Hợp đồng gửi giữ tài

đó được xác lập bằng văn
bản thì thời điểm giao kết

sản


hợp đồng được xác định là
thời điểm các bên đã thỏa
thuận về nội dung của hợp
đồng.)
3. Đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng
Thứ nhất, về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết, nhưng các bên
có thể thỏa thuận về hợp đồng phát sinh hiệu lực tại một thời điểm khác. Quy định này
dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. Do đó, trong trường hợp quy định của pháp
luật chưa rõ ràng, thống nhất (và không có yêu cầu bắt buộc), các bên khi tiến hành giao
kết hợp đồng nên đưa ra những thỏa thuận cụ thể về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Ví dụ: trong quy tắc điều khoản sản phẩm bảo hiểm “Nhất niên gia hạn” của Công ty Bảo
hiểm Quốc tế Mỹ AIA (Việt Nam), có nội dung như sau: “Ngày có hiệu lực của hợp
đồng: nếu hồ sơ bảo hiểm được Công ty chấp thuận, ngày có hiệu lực của hợp đồng là
ngày chủ hợp đồng hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và nộp đủ phí bảo hiểm đầu tiên”3
Thứ hai, các chủ thể khi tham gia đàm phán, giao kết hợp đồng cần thực hiện theo
quy trình hợp lý, tránh xảy ra trường hợp thời điểm nhận được chấp nhận đề nghị giao kết
3 />
van-chua-duoc-giai-quyet-tai-bo-luat-dan-su-nam-2015-24147.html, truy cập ngày 10/4/2019


10 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

và thời điểm ký vào hợp đồng (với hợp đồng có hình thức văn bản) là khác nhau (nếu các
bên không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng hoặc pháp luật không có quy
định cụ thể).
Có thể nói, để áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc xây dựng, thực hiện các quy
trình giao kết hợp đồng hợp lý, trước hết, đòi hỏi các bên phải có kiến thức và sự nghiêm
túc trong nghiên cứu, áp dụng các quy định của pháp luật. Đây không phải là công việc

dễ dàng và đôi khi đòi hỏi rất nhiều công sức, điều mà các doanh nghiệp (thường chỉ
hướng tới yếu tố lợi nhuận) ít chú trọng. Tuy nhiên, khi tranh chấp xảy ra, hậu quả thiệt
hại về kinh tế mà các chủ thể phải gánh chịu (lấy ví dụ trong vụ việc được phân tích) là
thực sự rất nặng nề. Về phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc rà soát, hoàn thiện
các quy định của pháp luật cũng là một yêu cầu hết sức thiết thực để đảm bảo các văn bản
pháp luật không chỉ thực sự đi vào đời sống mà có phát huy hết giá trị định hướng và bảo
vệ các lợi ích hợp pháp của người dân.
Thứ ba, tại điểm d khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai năm 2013 quy định việc công
chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng tại các tổ
chức hành nghề công chứng, việc chứng thực được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
khoản 3 Điều 133 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào
sổ địa chính. Trong khi đó, Luật Công chứng quy định hợp đồng thế chấp bất động sản;
thỏa thuận phân chia di sản là quyền sử dụng đất phải được thực hiện tại tổ chức hành
nghề công chứng. Cụ thể: tại khoản 1 Điều 54 Luật Công chứng năm 2014 quy
định: “Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức
hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất
động sản.”; khoản 1 Điều 5 Luật này quy định văn bản công chứng có hiệu lực kể từ
ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Như vậy,
tuy quy định cùng một vấn đề nhưng giữa hai văn bản luật trên đã có sự chồng chéo.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan


11 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản
quy phạm pháp luật ban hành sau”.

Do đó, cần có quy định thống nhất về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, loại bỏ
các quy định chồng chéo và không cần thiết để đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ các giao
dịch về quyền sử dụng đất của Nhà nước và tạo tâm lý yên tâm hơn cho các bên khi xác
lập và thực hiện hợp đồng.
BLDS là luật gốc, vì vậy, cần dựa vào các quy định trong BLDS năm 2015. Theo
đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận hoặc không có thỏa
thuận thì tại thời điểm giao kết, vì đây là thể hiện rõ ràng nhất ý chí, quyền tự do thỏa
thuận của các bên trong giao kết hợp đồng.
Đối với bất động sản, đặc biệt là nhà ở, quyền sử dụng đất, cần quy định về việc
công chứng, chứng thực thì xu hướng cần phải thuận lợi, khả thi và phải quy định đồng
bộ giữa nhà và đất
KẾT LUẬN
Trên đây là một số phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp về các thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng theo quy định pháp luật. Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng là điều vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý để các bên bắt đầu việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng. Nhìn chung, đây là một trong
những vấn đề tương đối phức tạp vì có rất nhiều luật có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến hiệu lực của hợp đồng và còn có nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy quan điểm cá
nhân em sẽ không thể không mắc những sai sót hoặc chủ quan. Vậy nên em rất mong
nhận được những góp ý từ phía thầy (cô). Em xin cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam II, Nxb. Công an Nhân
dân, Hà Nội, 2016;
2. Bộ luật Dân sự 2005, 2015;
3. truy cập ngày 10/4/2019;


12 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

4. />truy cập ngày 10/4/2019;

5. />truy cập ngày 10/4/2019.


13 BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 1
1. Khái quát về hợp đồng...................................................................................................1
1.1. Khái niệm hợp đồng....................................................................................................1
1.2. Đặc điểm của hợp đồng...............................................................................................2
1.3. Phân loại hợp đồng......................................................................................................3
2. Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về các thời điểm có hiệu lực của hợp đồng4
2.1. Quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng dân sự nói
chung.................................................................................................................................. 4
2.2. Quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của một số hợp đồng thông
dụng................................................................................................................................... 5
3. Đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng........................................................................................................9
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×