Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.17 KB, 13 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
MỞ ĐẦU
Hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó có những
quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công
việc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa học pháp lý gọi đó là những quy phạm thủ
tục. Quy phạm này quy định về các loại thủ tục trong hoạt động quản lý nhà nước bao gồm:
thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính.
Trong phạm vi nội dung môn học em xin chọn đề bài số 3 với nội dung: “Hãy nêu
một thủ tục hành chính (thủ tục hành chính liên hệ) cụ thể. Từ đó đánh giá các quy định
của pháp luật về thủ tục hành chính đó và đề xuất giải pháp cải cách thủ tục hành chính
theo xu hướng bảo đảm quyền công dân” làm nội dung cho bài tập học kỳ môn Luật Hành
chính của mình.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về thủ tục hành chính và thủ tục hành chính liên hệ
1.1. Thủ tục hành chính
Khái niệm:
Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, cơ quan
hành chính phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc, chế độ, phép tắc
được pháp luật quy định. Những quy tắc, chế độ, phép tắc đó chính là những quy định về
trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quan hành chính khi thực hiện chức năng
quản lý hành chính công. Những quy định trên còn được gọi là thủ tục hành chính.
Vậy, thủ tục hành chính là”Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa
cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức công dân”. 1
Đặc điểm của thủ tục hành chính:
Thứ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục - là cơ sở pháp lý
cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình.
Thứ hai, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Hành chính Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2016,


tr.254.

1


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Thứ ba, thụ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng phức tạp được biểu
hiện ở việc: Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện; quy định quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính, trong đó bao gồm cả công việc của Nhà
nước và công dân,….
Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung của
luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầu thực
tế của đời sống xã hội
1.2. Thủ tục hành chính liên hệ
Thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền, hay (thủ tục hành chính liên hệ)
- Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân; phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính; trung thu,
trưng mua các động sản và bất động sản của tổ chức và công dân khi nhà nước có yêu cầu
giải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng đồng.
- Thủ tục này nói lên mối quan hệ pháp lý giữa quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan
nhà nước và của công dân. Khi thực hiện các thủ tục này, cơ quan hành chính nhà nước và
các công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hoạt động
áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết các công việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện
các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân và tổ chức công dân.
- Thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền gồm: thủ tục cho phép, thủ tục ngăn cấm
hay cưỡng chế thi hành, thủ tục trưng thu, trưng mua, trưng dụng.
+ Thủ tục cho phép, là thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân trong
trường hợp công dân muốn thực hiện các hành vi phải xin phép nhà nước. Các cơ quan nhà
nước giải quyết bằng các quyết định hành chính cá biệt.
+ Thủ tục trưng thu, trưng dụng, trong một số trường hợp theo luật định, cơ quan hành

chính có thẩm quyền được thực hiện quyền trưng thu, trưng dụng (trong tình thế cấp bách),
trưng mua (trong trường hợp cần ưu tiên vì lợi ích công cộng).
2. Thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký khai sinh
Đăng ký khai sinh được quy định tại Mục 1 Chương II Luật Hộ tịch năm 2014
2.1.Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban
nhân dân cấp xã):
Thẩm quyền theo nơi cư trú:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh
cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã,
nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

2


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
- Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai
sinh.
- Đối với trường hợp trẻ em sinh ra bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú
của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi
dưỡng trẻ em đó thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.
Thẩm quyền theo đối tượng:
UBND cấp xã có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại
Việt Nam có:
- Cha và mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
- Cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch, cư trú ổn định, lâu dài

tại Việt Nam;
- Cha hoặc mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch, cư trú ổn định, lâu dài
tại Việt Nam, còn người kia là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
- Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới, còn người kia là
công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới.
Thẩm quyền đăng ký khai sinh của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố:
- Trường hợp trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là người nước ngoài, thì Sở Tư
pháp, nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh, nếu họ có
yêu cầu.
- Trường hợp trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn
người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì Sở Tư pháp, nơi cư trú của người
mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh.
- Trường hợp trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn
người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, thì Sở Tư pháp, nơi cư trú của
người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký khai sinh.
2.2. Thời hạn đăng ký khai sinh và người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho
trẻ em
* Thời hạn đăng ký khai sinh không phân biệt khu vực đồng bằng hay miền núi
mà được áp dụng chung thống nhất cho tất cả các vùng miền là 60 ngày, kể từ khi đứa trẻ
được sinh ra.
* Cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì
ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.
Nếu quá thời hạn trên mà trẻ em chưa được đăng ký khai sinh, thì trẻ em vẫn được
đăng ký khai sinh nhưng phải đăng ký theo thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn
3


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
- Người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ sơ sinh
bị bỏ rơi, nếu cơ quan có thẩm quyền đã thông báo mà không tìm thấy cha mẹ.

- Đối với người đủ 18 tuổi trở lên, nếu không thể trực tiếp đến UBND cấp xã có thẩm
quyền để thực hiện đăng ký khai sinh cho bản thân, thì có thể uỷ quyền cho người khác làm
thay. Việc uỷ quyền phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
- Người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người uỷ
quyền, thì không cần có văn bản uỷ quyền
2.3. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em
- Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất
trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết
hôn).
- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở
y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong
trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về
việc sinh là có thực.
- Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ
em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
- Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai
sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi
khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của
người đi khai sinh.
2.4. Các trường hợp đăng ký khai sinh khác.
Trẻ chết sơ sinh
Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và
đăng ký khai tử.
Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử thì cán bộ Tư pháp - Hộ tịch tự xác định nội
dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng
ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh".
Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú là con của người cha và người mẹ không đăng ký kết hôn với nhau.
Việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú vẫn được thực hiện như đối với khai sinh
cho con trong giá thú. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Không bắt buộc người mẹ phải khai về cha đứa trẻ;
- Họ và dân tộc của trẻ được xác định theo họ và dân tộc của người mẹ;
- Phần khai về người cha của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh phải để
trống, tuyệt đối không gạch chéo, không viết gì khác vào phần khai này;
- Chỉ ghi thông tin về người cha khi đã có Quyết định công nhận việc cha nhận con có
hiệu lực của UBND cấp xã hoặc của Toà án nhân dân;
4


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
- Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú mà có người nhận là cha
của đứa trẻ và đề nghị được ghi tên vào phần khai về người cha, thì có 02 cách giải quyết
sau:
Trường hợp 1: Nếu việc nhận con là tự nguyện và không có tranh chấp, thì kết hợp giải
quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh theo thủ tục đăng ký hộ tịch.
Khi kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh thì được phép xác định họ,
dân tộc của người con theo họ, dân tộc của người cha (nếu cha và mẹ có thoả thuận) ngay từ
thời điểm đăng ký khai sinh; được phép ghi ngay tên của người cha vào phần khai về người
cha trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.
Trường hợp 2: Nếu việc cha nhận con có tranh chấp, thì cán bộ Tư pháp - Hộ tịch
hướng dẫn người cha làm thủ tục nhận con tại Toà án nhân dân có thẩm quyền. Khi quyết
định công nhận cha cho con của Toà án nhân dân có hiệu lực thì mới được làm các thủ tục
khác như: ghi bổ sung vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai
sinh của người con; xin thay đổi họ và xác định lại dân tộc cho người con theo họ và dân tộc
của người cha.
Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
Trẻ bị bỏ rơi bao gồm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh.
Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi
Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ và báo ngay cho UBND
cấp xã hoặc công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người

hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc
điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát
hiện. Biên bản được lập thành 02 bản, 01bản được lưu tại UBND cấp xã, nơi lập biên bản,
01 bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng đứa trẻ.
UBND cấp xã nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài
truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có
trách nhiệm thông báo miễn phí 03 lần trong 03 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị
bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ
đẻ thì người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị
của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát
hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là
quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Sổ đăng ký khai sinh và
Giấy khai sinh được để trống, tuyệt đối không được gạch chéo. Trong cột ghi chú của Sổ
đăng ký khai sinh phải ghi rõ "Trẻ bị bỏ rơi".
5


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch (nơi đã
đăng ký khai sinh cho trẻ) căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên
cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con
nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi
chú này liên quan đến bí mật đời tư của cá nhân nên phải được giữ bí mật, chỉ những người
có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh
Việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện tương
tự như trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai

của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày
sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi
khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì
để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "Trẻ bị bỏ rơi".2
2.5. Đăng ký lại việc khai sinh cho trẻ em
Chỉ thực hiện đăng ký lại việc sinh khi có đủ 02 điều kiện sau:
- Sự kiện sinh đó đã được đăng ký;
- Hiện tại bản chính và sổ gốc đã mất hoặc bị hư hỏng mà không thể sử dụng được.
Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh: Có thể lựa chọn một trong hai nơi sau đây để yêu
cầu thực hiện việc đăng ký lại:
- UBND cấp xã, nơi đương sự cư trú; hoặc
- Nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi trước đây.
Thủ tục đăng ký lại việc sinh:
Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh cho trẻ em phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy
định).
Trong trường hợp đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã, không phải nơi trẻ em đã
đăng ký khai sinh trước đây, thì Tờ khai phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi
đã đăng ký khai sinh về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao
Giấy khai sinh đã cấp hợp lệ trước đây.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi
vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký
và cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy khai sinh. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan
đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ. Trong cột ghi chú của Sổ
đăng ký khai sinh và dưới tiêu đề của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ "Đăng ký lại".
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5
ngày.
2 />
6



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Khi đăng ký lại việc sinh, nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao Giấy khai sinh
đã cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung khai sinh được ghi theo nội dung của bản sao giấy tờ
hộ tịch đó.
Trường hợp đăng ký lại việc sinh cho trẻ em không có bản sao Giấy khai sinh đã cấp
trước đây, nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân,
học bạ, bằng tốt nghiệp, mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ
đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung
đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong
các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ
được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán
được ghi theo địa danh hiện tại.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời
điểm đăng ký lại việc sinh. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha,
mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha,
mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ
đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
2.6. Đăng ký khai sinh quá hạn cho trẻ em
Việc khai sinh đăng ký sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh trẻ em thì phải đi đăng ký
theo thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn
Người đi đăng ký khai sinh quá hạn cho trẻ em phải nộp các giấy tờ theo quy định như
khi đăng ký khai sinh đúng hạn.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh
và bản chính Giấy khai sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng
ký một bản chính Giấy khai sinh. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ
"Đăng ký quá hạn."
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày.
Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho trẻ em đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ
khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã
có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán,

thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh;
dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất
thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi,
thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời
điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp
7


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của
cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào
Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh của trẻ em.
3. Đánh giá về thủ tục đăng ký khai sinh dưới góc độ quyền công dân
3.1. Ưu điểm
Luật Hộ tịch 2014 ra đời đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác đăng ký
khai sinh từng bước ổn định và đi vào nề nếp, cơ sở vật chất từng bước được cải thiện.
Các cơ quan thực hiện việc đăng ký khai sinh đã ý thức được trách nhiệm của mình,
người dân đã nhận thức tầm quan trọng của giấy tờ khai sinh nên không tùy tiện sửa chữa,
thêm, bớt; tự giác thực hiện đi đăng ký các sự kiện hộ tịch theo đúng thời gian quy định của
pháp luật. Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã đã xác định được tầm quan trọng của công
tác này nên đã tuân thủ trình tự, thủ tục của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi
hành; thường xuyên tham gia tập huấn, tự nghiên cứu, học hỏi để nâng cao kỹ năng giải
quyết công việc với từng tình huống cụ thể, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hộ tịch
góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, làm giảm đáng kể các vụ việc khiếu
nại, tố cáo về đăng ký khai sinh
3.2. Những tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đăng ký hộ tịch ở địa phương
gặp những khó khăn, vướng mắc như sau:
- Luật Hộ tịch không quy định công dân được cấp lại bản chính giấy khai sinh. Qua

thực tế, quy định này gây khó khăn cho công dân, bởi vì, một số cơ quan, đơn vị vẫn yêu
cầu có bản chính để đối chiếu. Mặt khác tâm lý của người dân luôn muốn có bản chính giấy
khai sinh, do đó nhu cầu cấp lại bản chính giấy khai sinh của người dân là rất cần thiết. Đề
nghị nên sửa đổi Luật Hộ tịch cho phép UBND cấp huyện được cấp lại bản chính giấy khai
sinh như quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP trước đây.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT-BTP về việc đăng ký khai
sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là Công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ
đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt
Nam thì phải nộp các giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (như: Hộ
chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất,
nhập cảnh và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư
trú tại Việt Nam). Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài tại các nước
láng giềng như Lào khi đưa con về cư trú tại Việt Nam thường không thực hiện các nguyên
8


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
tắc, thủ tục theo quy định về xuất nhập cảnh để xin hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại
quốc tế mà đưa con về cư trú tại Việt Nam theo đường dân sinh, do đó khi đăng ký khai sinh
cho con không có các giấy tờ chứng minh trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam.
- Về đăng ký lại khai sinh: Tại Điểm c Khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
quy định “Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức,
người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a
và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc
những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm
sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ
quan, đơn vị đang quản lý”. Quy định như trên chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên
chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang, còn một số đối tượng khác như hưu trí,
thương binh hay những người làm việc trong các Công ty, Tổng Công ty thì không được áp
dụng quy định nêu trên. Trong khi họ cũng cần thống nhất giữa giấy tờ tùy thân và hồ sơ do

cơ quan, đơn vị đang quản lý.
+ Tại Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại khai sinh, kết
hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày
01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
Tuy nhiên, Nghị định chưa quy định về điều kiện bản chính vẫn còn nhưng bị hư hỏng, rách
nát thì có được đăng ký lại hay không.
+ Theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Giấy Đăng
ký khai sinh lại được xem như Giấy Đăng ký khai sinh gốc. Nhưng trên thực tế không có
Điều, Khoản nào quy định nội dung này nên trong quá trình thực hiện cơ quan Công an
không căn cứ vào Giấy Đăng ký khai sinh lại để thay đổi chứng minh nhân dân. Điều này đã
gây khó khăn cho các cơ quan đăng ký hộ tịch trong việc giải quyết, hướng dẫn cho người
dân thống nhất các nội dung liên quan đến vấn đề nhân thân của bản thân.
+ Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ
đăng ký lại khai sinh gồm “Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu
cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai
sinh” nhưng nội dung cam đoan này không có trong mẫu Tờ khai. Việc cam đoan này được
thực hiện như thế nào, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này.

9


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
4. Đề xuất giải pháp cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký khai sinh
xu hướng bảo đảm quyền công dân
Thứ nhất, rà soát lại quy định và có văn bản kiến nghị với cấp có thẩm quyền có văn
bản hướng dẫn chính thức cho cách xử lý các trường hợp có vướng mắc để đảm bảo hơn
nữa quyền công dân dân. Đồng thời, việc này vừa là trách nhiệm xây dựng hoàn thiện pháp
luật từ chính người hoạt động thực tiễn, đồng thời từ đó công chức hộ tịch có căn cứ pháp
luật để giải quyết các công việc phát sinh không tùy tiện.
Thứ hai, rà soát lại công tác quản lý dân cư tại địa phương đặc biệt là ở cấp xã để

phát hiện các trường hợp chưa có giấy tờ tùy thân, hoặc thiếu giấy tờ hộ tịch, yêu cầu đăng
ký khai sinh, làm chứng minh nhân dân, và đăng ký hộ khẩu cho các đối tượng. Không để
xảy ra tình trạng có cá nhân nào tồn tại ngoài sự kiểm soát của chính quyền.
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa của việc đăng ký hộ tịch, hướng dẫn cụ
thể để người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính một cách thuận lợi và chính xác
nhất. Nghiên cứu đổi mới cách thức tuyên truyền sao cho hấp dẫn và bổ ích để thu hút
được nhiều người dân quan tâm. Kết hợp với bộ phận quản lý để nắm được đối tượng cần
phổ biến quy định đến tận nơi để họ thực hiện pháp luật về đăng ký khai sinh đúng hạn. 3
Thứ tư, nghiêm túc tuân thủ quy trình xử lý công việc, theo đúng các quy định pháp
luật, thận trọng hơn khi tiếp nhận thông tin từ người đi đăng ký. Điều này sẽ hạn chế tình
trạng ghi sai thông tin trong các giấy tờ hộ tịch, đó là những sai sót sơ đẳng không thể chấp
nhận được. Nó gây hệ lụy lâu dài về sau trong cuộc đời con người. Chính công chức hộ
tịch và các cán bộ có liên quan phải nhận thức rõ tầm quan trọng của các thông tin trong
giấy tờ hộ tịch để kiểm tra kỹ trước khi ký ban hành.
Thứ năm, quyết liệt triển khai công tác xây dựng và cập nhật dữ liệu vào hệ thống
quản lý dữ liệu hộ tịch để kết nối toàn quốc, nó sẽ là cơ sở dữ liệu góp phần hữu hiệu trong
công tác quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung trên phạm vi cả nước. Nhận
diện trách nhiệm phối hợp trong nội bộ nhà nước là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
để kết nối thông tin, từ đó cải tiến thủ tục hành chính sao cho tạo điều kiện cho người dân
thuận lợi hơn khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tránh gây phiền hà, tránh đẩy
việc khó cho người dân với lý do để giảm tải công việc của nhà nước. ngay cán bộ tư pháp
- hộ tịch để tránh nhẫm lẫn sai sót khi sử dụng.

3 />
nang-cao-hieu-qua-thuc-thi-57328.htm.

10


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực tế và đối chiếu với các vấn đề mang tính lý luận liên quan đến
thủ tục hành chính nói riêng và thủ tục đăng ký khai sinh nói riêng thông qua những vụ việc
cụ thể, bài viết đã chỉ ra những bất cập hạn chế trong việc đăng ký khai sinh nói chung và
đăng ký khai sinh nói riêng. Đồng thời, bài viết cũng đã đề xuất những giải pháp góp phần
nâng cao hoạt động quản lý trong lĩnh vực hộ tịch, nhằm bảo đảm quyền công dân, hướng
tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình thực hiện bài làm này không tránh khỏi có nhiều thiếu sót, chúng em
rất mong sẽ nhận được những đóng góp từ thầy cô cũng như các bạn. Em xin chân thành
cám ơn.

11


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Hành chính Việt Nam, Nxb. Công an Nhân
dân, Hà Nội, 2016;
2. Luật Hộ tịch 2014;
3. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
4. Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
5. Các link đã truy cập:
/> /> />
12


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
NỘI DUNG............................................................................................................................ 1
1. Khái quát chung về thủ tục hành chính và thủ tục hành chính liên hệ................................1
1.1. Thủ tục hành chính..........................................................................................................1
1.2. Thủ tục hành chính liên hệ..............................................................................................2
2. Thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký khai sinh..........................................................2
Đăng ký khai sinh được quy định tại Mục 1 Chương II Luật Hộ tịch năm 2014....................2
2.1.Thẩm quyền đăng ký khai sinh.........................................................................................2
2.2. Thời hạn đăng ký khai sinh và người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em........4
2.3. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em..............................................................................4
2.4. Các trường hợp đăng ký khai sinh khác...........................................................................4
2.5. Đăng ký lại việc khai sinh cho trẻ em..............................................................................7
2.6. Đăng ký khai sinh quá hạn cho trẻ em.............................................................................8
3. Đánh giá về thủ tục đăng ký khai sinh dưới góc độ quyền công dân..................................8
3.1. Ưu điểm........................................................................................................................... 8
3.2. Những tồn tại, hạn chế.....................................................................................................9
4. Đề xuất giải pháp cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký khai sinh xu hướng
bảo đảm quyền công dân......................................................................................................10
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13



×