Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Vận dụng TRIZ xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo chương dòng điện không để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.17 KB, 24 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước theo định hướng công nghiệp hóa –
hiện đại hoá, đòi hỏi nghành Giáo dục – Đào tạo phải đổi mới một cách căn bản về mọi mặt:
mục tiêu, nội dung, chương trình và đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học nhằm tạo
ra những con người mới năng động, sáng tạo có thể làm chủ khoa học và vận dụng một cách
linh hoạt để giải quyết tốt những vấn đề thực tế. Trong quá trình dạy học người GV phải
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phải luôn đổi mới, tìm tòi và đưa ra
phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả nhất.
Lý thuyết giải bài toán sáng chế TRIZ (viết tắt từ tiếng Nga: Teopия peшения
изобретательских задач) là lý thuyết với hệ thống công cụ thuộc loại hoàn chỉnh nhất trong
lĩnh vực khoa học sáng tạo, là một công cụ hỗ trợ cho sự sáng tạo. Làm cho quá trình sáng
tạo trở thành một khoa học, có tiêu chí, nguyên tắc nhất định, chứ không phải quá trình mày
mò, may rủi. Việc nghiên cứu và vận dụng một số nguyên tắc TRIZ để xây dựng hệ thống
bài tập sáng tạo sử dụng vào dạy học, đặc biệt là môn Vật lý sẽ góp phần quan trọng trong
việc nâng cao năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
Bài tập sáng tạo là một phương tiện hữu ích để bồi dưỡng tư duy sáng tạo. Tuy nhiên
trong các tài liệu dạy học phổ thông thì bài tập sáng tạo còn rất hạn chế và nằm rời rạc chưa
thành hệ thống. Nếu xây dựng được bài tập sáng tạo thành một hệ thống và sử dụng nó một
cách phù hợp trong quá trình dạy học thì sẽ góp phần bồi dưỡng tốt năng lực tư duy sáng tạo
cho học sinh. Việc xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo phải dựa trên những tiêu chí và cơ sở
khoa học xác định.
Chương “Dòng điện không đổi” Vật lý 11 trung học phổ thông chiếm một lượng
kiến thức lớn và có một vị trí quan trọng trong chương trình Vật lý phổ thông, đặc biệt là
trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh và kỳ thi THPT Quốc gia. Vì vậy việc xây dựng và sử
dụng hệ thống bài tập sáng tạo khi dạy học chương “Dòng điện không đổi” sẽ mang lại hiệu
quả cao trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài
“Vận dụng TRIZ xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo chương “Dòng điện không đổi” để
bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng nguyên tắc TRIZ xây dựng và hướng dẫn học sinh giải bài tập sáng tạo



1


chương “Dòng điện không đổi” - Vật lý 11 - Trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực
tư duy sáng tạo cho học sinh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng:
+ Các nguyên tắc sáng tạo TRIZ.
+ Bài tập sáng tạo về Vật lý.



Phạm vi nghiên cứu:
+ Phần dòng điện không đổi - Vật lý 11 - Trung học phổ thông.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học, tài liệu về phương pháp luận sáng tạo khoa học
kĩ thuật (TRIZ)
+ Nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, chuẩn
kiến thức kĩ năng môn Vật lý 11 – trung học phổ thông.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Xây dựng được quy trình vận dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ thiết kế bài tập
sáng tạo Vật lý làm phương tiện cho dạy học bồi dưỡng tư duy sáng tạo.
- Xây dựng được hệ thống bài tập sáng tạo chương “Dòng điện không đổi” kèm theo câu
hỏi hướng dẫn dựa theo các nguyên tắc TRIZ.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. TRIZ và việc vận dụng các nguyên tắc của TRIZ vào dạy học Vật lý
* TRIZ phiên âm từ tiếng Nga của TPИЗ (Viết tắt từ tiếng Nga: Teopия peшения
изобретательских задач) nghĩa là lý thuyết giải các bài toán sáng chế, thuật ngữ tiếng Anh:
Theory of inventive problem solving tips) ra đời từ Liên Xô do Genrikh Saulovich Altshuler
(1926 - 1998) sáng lập.
* Phương pháp luận sáng tạo, TRIZ là một lý thuyết với hệ thống công cụ thuộc loại
hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực khoa học sáng tạo.
* Nội dung cơ bản của TRIZ gồm:
- 9 quy luật phát triển hệ thống.
- 40 nguyên tắc sáng tạo (NTST) cơ bản.
- 11 biến đổi mẫu dùng để giải bài toán sáng chế.
* TRIZ là một công cụ hỗ trợ cho sự sáng tạo, nhằm:

2


- Tăng cường tính hệ thống của quá trình sáng tạo, rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức.
- Làm cho quá trình sáng tạo trở thành một khoa học, có những tiêu chí, nguyên tắc nhất
định chứ không phải một quá trình mày mò, may rủi.
- Rèn luyện cho con người, đặc biệt cho học sinh khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng,
khả năng và kĩ năng giải quyết vấn đề.
* Để giải quyết một vấn đề theo lý thuyết sáng tạo của TRIZ, thông thường người ta phải
thực hiện các trình tự sau:
Bước 1: Xác định bài toán cần giải
Bước 2: Xác định cách tiếp cận bài toán, liên quan đến bài toán cần giải. Phân tích các
mâu thuẫn nảy sinh trong vấn đề.
Bước 3: Vận dụng các NTST để tìm ý tưởng giải bài toán.
Bước 4: Phát triển các ý tưởng thành các giải pháp và kết cấu kỹ thuật.
Bước 5: Áp dụng thực tế.
2.1.2. Bài tập sáng tạo trong dạy học Vật lý

Bài tập sáng tạo (BTST) Vật lý là bài tập mà giả thiết không có đầy đủ thông tin liên
quan đến hiện tượng, quá trình Vật lý; có những đại lượng Vật lý ẩn giấu; điều kiện của bài
toán không chứa đựng sự chỉ dẫn trực tiếp về angôrit giải hay kiến thức Vật lý cần sử dụng.
BTST được dùng để bồi dưỡng các phẩm chất của TDST: Tính mềm dẻo, linh hoạt, độc
đáo, nhạy cảm. Tính chất sáng tạo được thể hiện ở chỗ: Không có angôrit giải, đề bài che
giấu dữ kiện khiến học sinh không thể liên hệ với một angôrit sẵn có mà buộc học sinh phải
vận dụng kiến thức một cách linh hoạt trong những tình huống mới, biết phát hiện ra những
vấn đề mới về kiến thức, kĩ năng hoạt động, thái độ ứng xử.
2.1.3. Vận dụng các nguyên tắc của TRIZ xây dựng BTST
Việc xây dựng các BTST Vật lý nhằm bồi dưỡng TDST cho học sinh được dựa trên:
Chu trình sáng tạo của Razumốp, bản chất của TDST và các NTST.
* Các bước xây dựng BTST gồm:
+ Bước 1: Lựa chọn một số bài tập xuất phát (BTXP).
+ Bước 2: Giải các BTXP ở dạng tổng quát.
+ Bước 3: Phân tích giả thiết, yêu cầu của đề bài, hiện tượng Vật lý xuất hiện trong bài,
lời giải và kết luận nghiệm.
+ Bước 4: Vận dụng các NTST để xây dựng các BTST bằng cách:
- Phát biểu BTXP theo cách khác (Nguyên tắc linh động).

3


- Thay đổi một số dữ kiện của bài toán để hiện tượng Vật lý trong BTXP mâu thuẫn với
định luật Vật lý; biến giả thiết thành kết luận để tạo ra bài tập mới (Nguyên tắc đảo
ngược)
- Thay đổi một số thông số của BTXP để có được bài tập mới (Nguyên tắc thay đổi
thông số lí - hóa).
- Cụ thể hóa BTXP (Nguyên tắc phân nhỏ).
- Chuyển thành bài tập tổng quát hơn, sử dụng thêm bài tập có liên quan để xây dựng bài
tập mới (Nguyên tắc kết hợp).

- Bài tập này có ứng dụng cụ thể vào thực tiễn như thế nào?
* Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Làm sao để giảm thời gian vận hành không tải và các bước trung gian? (Nguyên tắc
liên tục tác động có ích).
- Có thể làm thay đổi hình dáng của đối tượng không? (Nguyên tắc linh động).
- Có thể làm cho bài tập đơn giản hơn không? (Nguyên tắc tác động lên nhiễu).
2.1.4. Các nguyên tắc sáng tạo được sử dụng cho từng loại BTST
* BT có nhiều cách giải:
NTST thường được sử dụng để xây dựng BTST là nguyên tắc linh động
* Bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi:
Lựa chọn một số bài tập luyện tập rồi sử dụng: Nguyên tắc linh động, nguyên tắc
thay đổi thông số lí - hóa để thay đổi dữ kiện của bài toán làm cho bản chất của hiện tượng
trong bài tập luyện tập thay đổi ta sẽ được BTST.
* Bài tập thí nghiệm (BTTN):
BTTN được xây dựng ở mức độ thiết kế phương án thí nghiệm và chế tạo dụng cụ
thí nghiệm dựa trên NTST linh động.
* Bài tập thừa hoặc thiếu dữ kiện:
Bài tập này được xây dựng dựa trên sự vận dụng không phù hợp các công thức,
định luật trong quá trình xác định một đại lượng Vật lý nào đó do đề bài cho thừa hoặc
thiếu dữ kiện. Các NTST thường dùng là: Quan hệ phản hồi, phân nhỏ.
* Bài tập nghịch lí ngụy biện:
Loại bài tập này được xây dựng dựa trên những quan niệm sai lầm của học sinh.
Các NTST được sử dụng: Quan hệ phản hồi, sử dụng trung gian, phân nhỏ…
* Bài toán hộp đen:

4


Loại bài tập này được xây dựng khi xuất hiện một nhu cầu cần có một thiết bị thí
nghiệm hay một thiết bị sử dụng trong đời sống. Bài toán hộp đen là một bài toán khó, đòi

hỏi phải sáng tạo. Để xây dựng được loại bài tập này cần phải xuất phát từ thực tế, phải
xét xem thực tế cần gì và sản phẩm tạo ra có phục vụ thiết thực cho thực tiễn không?
NTST dùng cho loại bài tập này là: Linh động, tác động lên nhiễu, sử dụng trung gian,
phân nhỏ …
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG
ĐỔI” Ở TRƯỜNG THPT
Qua tìm hiểu thực tiễn giảng dạy ở trường THPT, qua thăm dò khó khăn của học sinh khi
học chương “Dòng điện không đổi”, tôi rút ra được những nhận xét sau:
- Học sinh tuy đã học một số kiến thức ở chương trình lớp 9 nhưng do chưa sâu và chưa hệ
thống hoá nên hầu như các em đã quên.
- Các khái niệm mới như máy thu, suất phản điện, sự tạo thành suất điện động, lực lạ làm
cho các em bỡ ngỡ.
- Định luật Ôm được áp dụng cho các loại đoạn mạch, học sinh rất hay nhầm lẫn giữa máy
thu và máy phát, chưa xác định dấu của các đại lượng trong công thức nên thường mắc phải
nhiều lỗi khi giải bài tập.
- Nhiều nội dung được trình bày kết hợp với thí nghiệm, trong khi đó học sinh còn chưa
quen với các dụng cụ thí nghiệm, cách đo đạc các số liệu, cách xử lí số liệu thu được, cách
vẽ đồ thị và rút ra kết luận cần thiết. Vì thế, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị thí nghiệm, tạo
ra các tình huống câu hỏi tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.
- Rất nhiều kiến thức liên quan đến cuộc sống, nhưng học sinh thường ít quan tâm và ít liên
hệ tìm hiểu thực tế. Vì thế, giáo viên phải kích thích tính tò mò của các em, hướng dẫn các
em đọc phần có thể em chưa biết, ra nhiệm vụ tìm hiểu thực tế cho các em.
Tôi rút ra một số nhận xét về việc dạy học bài tập Vật lý như sau:
- Nhận thức về vai trò tác dụng của bài tập Vật lý trong dạy học của một số giáo viên chưa
được đầy đủ, hợp lí, đa số chỉ thiên về vai trò kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh
thông qua việc giải bài tập Vật lý.
- Đa số giáo viên chưa thực sự dày công nghiên cứu việc định hướng phát triển tư duy cho
học sinh trong giải bài tập Vật lý. Hầu hết các giáo viên đều áp đặt học sinh suy nghĩ và giải
bài tập theo cách của mình mà không hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ tìm kiếm lời giải,
chưa có thái độ khách quan để thực sự tôn trọng tư duy của các em.


5


- Giáo viên sử dụng các bài tập từ tài liệu có sẵn để chữa cho học sinh mà thực sự chưa có
sự đầu tư, sửa đổi các bài tập cho phù hợp với trình độ của học sinh, ngại tìm kiếm thêm các
bài tập để xây dựng thành hệ thống bài tập phong phú, chưa xây dựng được hệ thống các
câu hỏi định hướng tư duy tích cực đối với từng loại bài tập và thích hợp đối với trình độ
các đối tượng học sinh nhằm đưa học sinh vào con đường độc lập tư duy cao độ để tìm lời
giải.
- Trong quá trình giảng dạy các giáo viên chưa quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh tự
phát triển bài tập trên cơ sở các bài tập đã giải được hoặc ngược lại chưa chú ý trong việc
hướng dẫn cho học sinh phương pháp phân tích những bài tập phức hợp để đưa dần về các
bài tập cơ bản dễ giải hơn.
- Trong tiết dạy bài tập, giáo viên chọn lọc những bài tập để đưa vào giải thường là những
bài tập rèn luyện áp dụng kiến thức đơn thuần, thiên về toán học, kết quả tìm được sau một
loạt các phép toán. Còn loại bài tập có tác dụng bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh
thì thực sự chưa được chú ý trong quá trình dạy học.
- Nghiên cứu các tài liệu về bài tập Vật lý ở nước ta, trong đó có nội dung về dòng điện
không đổi chủ yếu là những bài tập có nội dung tái hiện, những bài tập giải theo mẫu, còn
bài tập sáng tạo ít được quan tâm đến. Trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh
thì các bài tập sáng tạo phải trở thành bộ phận cuối cùng nhất thiết phải có, phải chiếm từ
15% đến 25% tổng số bài tập. Thực tế, số bài tập sáng tạo rất ít nên ít có điều kiện cho học
sinh tiếp cận nó.
2.3.XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN
KHÔNG ĐỔI” - VẬT LÝ 11 THPT
Chương “Dòng điện không đổi” đề cập đến những vấn đề cơ bản về dòng điện không
đổi, là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề điện học. Các hiện tượng điện rất phong phú và gần
gũi với mỗi con người trong thời đại phát triển, các em học sinh rất hứng thú và khao khát
tìm hiểu nó. Đối với những học sinh có khả năng tiếp thu tốt, học sinh học chương trình

nâng cao, nếu xây dựng cho các em hướng tìm tòi, cách khám phá cuộc sống, khơi dậy lòng
ham hiểu biết và yêu thích khoa học sẽ rất hữu ích. Vì thế, sử dụng BTST sẽ có nhiều thuận
lợi và thu được kết quả cao hơn.
2.3.1. Vị trí và đặc điểm của chương “Dòng điện không đổi”
Trong chương trình Vật lý phổ thông, phần Điện học được học trong lớp 11 và lớp 12.
Trong lớp 11, phần Điện gồm 4 chương, chương “Dòng điện không đổi” đề cập đến những

6


vấn đề cơ bản về dòng điện không đổi, là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác về dòng điện.
Có một số kiến thức như dòng điện, chiều dòng điện, cường độ dòng điện, định luật Ôm,
định luật Jun-Lenxơ tuy đã được trình bày trong SGK THCS nhưng chưa sâu, chưa hệ thống
hoá. Vì vậy chúng đã được trình bày lại trong chương này một cách đầy đủ với mức độ
chính xác cần thiết. Ngoài ra, chương này đã trình bày những vấn đề mới về nguồn điện, về
sự tạo thành suất điện động của các nguồn điện, về máy thu điện và suất phản điện, đặc biệt
là việc thiết lập và vận dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch.
Để học sinh tự lực phát huy tính tích cực thì giáo viên cần tích luỹ những tài liệu tốt,
chọn lọc cẩn thận hệ thống các bài tập chặt chẽ về nội dung, thích hợp về phương pháp và
bám sát mục đích nhiệm vụ ở trường phổ thông. Muốn vậy, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu
mục tiêu, cấu trúc và yêu cầu nội dung của chương trình.
2.3.2. Mục tiêu dạy học chương “Dòng điện không đổi”- Vật lý 11 THPT
Sau khi học xong chương “Dòng điện không đổi”, học sinh phải đạt được các yêu
cầu sau:
Về kiến thức, kĩ năng
- Vận dụng được các kiến thức đã học ở THCS (cường độ dòng điện, định luật Ôm, định
luật Jun-Lenxơ, điện năng và công suất điện).
- Nêu được nguyên tắc tạo ra suất điện động trong pin và ắcquy.
- Nêu được các đại lượng đặc trưng cho nguồn điện và máy thu điện (suất điện động, suất
phản điện, công suất, hiệu suất).

- Viết được và vận dụng công thức của định luật Ôm đối với các loại mạch điện (đối với
toàn mạch, đoạn mạch chứa nguồn hay máy thu) để giải các bài toán về mạch điện.
- Nhận biết được trên sơ đồ và trong thực tế bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song
song và mắc hỗn hợp đối xứng và tính được suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
Về thái độ: Học sinh có hứng thú học tập Vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học, có thái
độ khách quan trung thực, tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, có ý thức vận dụng những
hiểu biết Vật lý vào đời sống.
Trong đề tài này, ngoài những mục tiêu trên, chúng tôi còn muốn bồi dưỡng tư duy
cho học sinh, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Cụ thể, học sinh đạt được những kĩ năng sau:
- Giải được bài tập bằng một số phương pháp khác nhau.
- Giải được bài tập thí nghiệm.
- Giải được bài tập có nội dung thực tế (bài toán vấn đề)

7


- Thái độ: Xem xét bài toán từ nhiều góc độ; quan sát nhạy bén, linh hoạt hiện tượng…
Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một số nhận xét về việc dạy học bài tập Vật lý như sau:
- Nhận thức về vai trò tác dụng của bài tập Vật lý trong dạy học của một số giáo viên chưa
được đầy đủ, hợp lí, đa số chỉ thiên về vai trò kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh
thông qua việc giải bài tập Vật lý.
- Nghiên cứu các tài liệu về bài tập Vật lý ở nước ta, trong đó có nội dung về dòng điện
không đổi chủ yếu là những bài tập có nội dung tái hiện, những bài tập giải theo mẫu, còn
bài tập sáng tạo ít được quan tâm đến. Trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh
thì các bài tập sáng tạo phải trở thành bộ phận cuối cùng nhất thiết phải có, phải chiếm từ
15% đến 25% tổng số bài tập. Thực tế, số bài tập sáng tạo rất ít nên ít có điều kiện cho học
sinh tiếp cận nó.
2.3.3. Sử dụng nguyên tắc của TRIZ xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo
*Bài tập có nhiều cách giải
BTXP 1: Cho mạch điện như hình vẽ (h.1).

Cho R1 = R4 = 3Ω, R2 =2Ω,

R1

P

R5= 5Ω, UMN =3V. Vôn kế có điện
trở rất lớn

M

R2
N

V

a) Tính cường độ dòng điện qua
các điện trở?

Q

R4

b) Tính điện trở tương đương của
đoạn mạch MN?

R5

(h.1)


Các nguyên tắc sáng tạo sử dụng và xây dựng BTST 1
- Sao chép: Giữ nguyên nội dung và yêu cầu của BTST.
- Thay đổi thông số lí hóa: Thay đổi điện trở của vôn kế
BTST 1: Giải bài toán trên trong trường hợp điện trở của vôn kế là RV = 3Ω theo những
cách khác nhau.
Câu hỏi định hướng tư duy:
- Câu hỏi 1: Bài tập này tương tự với bài tập nào? Sự khác biệt giữa bài tập này với bài tập
tương tự là gì?
- Câu hỏi 2: Có thể áp dụng cách giải của bài tập tương tự vào giải bài toán này được
không?
- Câu hỏi 3: Có thể giải bài toán này theo những cách nào?

8


*Bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi:

Uo

Đề BTXP 2:
Cho mạch điện như hình vẽ (h.2):

C1

Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện là U o = 3V, điện

C2
K

dung các tụ là C1 = 6µF, C2 = 3µF, giá trị các điện trở là


R1

R1 = 5Ω, R2 = 1Ω. Tính hiệu điện thế trên các tụ điện khi

R2

(h.2)

khoá K mở biết:
Ban đầu các tụ chưa tích điện.
Các nguyên tắc sáng tạo để xây dựng BTST 2
- Sao chép : Giữ nguyên nội dung và yêu cầu của BTXP.
- Thay đổi thông số lí hóa :
BTST 3 : Giải bài toán trên trong trường hợp.
Đóng khóa K rồi mới mở khóa K.
Câu hỏi định hướng tư duy :
- Câu hỏi 1: Mạch điện gồm các dụng cụ điện được mắc như thế nào?
- Câu hỏi 2: Khi các tụ chưa tích điện, mối quan hệ giữa hiệu điện thế và điện tích của hai tụ
như thế nào?
- Câu hỏi 3: Đóng khóa K rồi mới mở khóa K thì có điều gì mới so với ở BTXP 2? Hiệu
điện thế giữa hai đầu của hai tụ và điện tích trên hai tụ lúc này có mối quan hệ gì?
BTXP 4

Đ1

Cho mạch điện như hình vẽ (h.3), gồm hai điốt
giống nhau, hai nguồn điện và một biến trở R.
Các nguồn điện có suất điện động là E1= 0,8V;


E1

E2= 1,6V và điện trở trong không đáng kể.
Điện trở thuận của mỗi điốt là 4Ω còn điện trở
ngược là vô cùng lớn.
Tính công suất toả nhiệt trên R. Biết R = 3Ω.
Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 4, 5

9

Đ2
R
(h.3)

E2


- Sao chép: Giữ nguyên nội dung và yêu cầu của BTXP
- Thay đổi thông số lí hóa: Thay đổi giá trị của điện trở R
- Đảo ngược: Thay vì việc tính công suất tỏa nhiệt trên điện trở R bằng việc tìm điện trở R
để công suất tỏa nhiệt trên R là lớn nhất.
BTST 4: Giải bài toán trên trong trường hợp điện trở R = 5Ω
Câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: Công suất toả nhiệt trên R được tính như thế nào?
Câu hỏi 2: Đặc điểm của Điốt là gì?
Câu hỏi 3: Cường độ dòng điện qua R được tính như thế nào?
Câu hỏi 4: Giá trị của R thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đại lượng nào? Mục đích của việc thay
R = 3Ω bằng R = 5Ω là gì?
Câu hỏi 5: Có dòng điện qua điốt hay không? Điốt đang mở hay đóng?
BTST 5:

Cho mạch điện như hình vẽ (h.4), gồm hai điốt

I1 Đ1 A I2 Đ2

giống nhau, hai nguồn điện và một biến trở R.
Các nguồn điện có suất điện động là E1 = 0,8V;
E2 = 1,6V và điện trở trong không đáng kể. Điện

E1

I

trở thuận của mỗi điốt là 4Ω còn điện trở ngược
là vô cùng lớn.

R

E2

B
(h.4)

Tìm giá trị của R để công suất toả nhiệt trên R là
cực đại?
Câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: Đặc điểm của Điốt là gì?
Câu hỏi 2: Giá trị của R thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tính chất gì của Điốt?
Câu hỏi 3: Khi giá trị R thay đổi có thể làm cho Điốt nào đóng?
Câu hỏi 4: Sự đóng mở của Điốt sẽ làm cho công suất tỏa nhiệt trên R biến đổi như thế nào?


10


BTXP 5: Cho mạch điện có sơ đồ như
hình (h.5). Biết R1 = 4Ω ; R2 = R3 = 6Ω ;
R4 là một biến trở. Đặt vào hai đầu mạch

R1

A

điện một hiệu điện thế U AB = 33V

R3

C

R2

B

R4

D
(h.5)

a) Mắc vào C, D một ampe kế có điện

trở rất nhỏ không đáng kể và điều chỉnh R4 để R4 = 14Ω . Tìm số chỉ của ampe kế và chiều
dòng điện qua ampe kế.

b) Thay ampe kế bằng một vôn kế có điện trở rất lớn. Tìm số chỉ của vôn kế. Cho biết cực
dương của vôn kế mắc vào điểm nào?
Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 6
- Nguyên tắc phân nhỏ: Bài tập khó có thể tách thành những bài tập nhỏ dễ hơn, giải từng
bài tập nhỏ là từng bước giải bài tập lớn.
- Nguyên tắc tách khỏi: Đơn giản hóa bài tập (làm dễ bài tập bằng cách lí tưởng hóa một số
điều kiện)
- Thay đổi thông số lí hóa: Thay vì việc mắc các điện trở bằng một dây dẫn tiết diện đều có
điện trở mỗi phần tỉ lệ với chiều dài của nó.
R1

BTST 6: Cho mạch điện như hình vẽ (h.6).
R1 = 3Ω ; R2 = 6Ω ; U AB = 7V ; AB là một dây dẫn

điện dài 1,5m, tiết diện không đổi S = 0,1mm 2 ;

D

R2

A

A

C

B

điện trở suất ρ = 4.10 Ωm ; điện trở của am pe
−7


U

kế và các dây nối không đáng kể.

(h.6)

Xác định vị trí C để dòng điện qua ampe kế có cường độ 1/3 ampe. Xác định chiều dòng
điện qua ampe kế?
* Câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: Điện trở của dây AB tính theo công thức nào?

11


Câu hỏi 2: Mạch điện này tương đương với mạch điện nào?
Câu hỏi 3: Dòng điện chạy qua ampe kế theo chiều nào?
*Bài tập thí nghiệm
BTXP 6 :

R2

R1

Cho mạch điện có sơ đồ như hình (h.7). Lập
biểu thức tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện
trở R1 và R2.

E,r
(h.7)


BTST 7:

V2

V1

Mắc mạch điện theo sơ đồ như hình (h.8). R 1, R2 là

R2

R1

những điện trở mẫu. Hãy xác định số chỉ của vôn
kế V2, bảng chia độ của nó bị che kín.
K

E,r

(h.8)

Câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: R1, R2 được ghép với nhau theo mạch điện cơ bản nào?
Câu hỏi 2: Trong cách mắc đó, hiệu điện thế trên các điện trở liên hệ với nhau như thế
nào?
BTXP 7:
Người ta có một acquy có suất điện động E , điện trở trong r chưa biết, một ampe kế có
điện trở rất nhỏ, các dây nối và hai điện trở trong đó có một đã biết giá trị. Hãy xác định giá
trị chưa biết của điện trở còn lại?
Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 8, 9

- Nguyên tắc đảo ngược: hoán vị giả thiết, kết luận của bài tập xuất phát theo hướng tăng
giá trị thực tiễn của bài tập
- Nguyên tắc linh động: đa dạng hóa các bài tập.
BTST 8: Cho các dụng cụ: Nguồn điện hóa học (Pin; Ắc quy), một am pe kế nhạy có điện
trở nhỏ, điện trở mẫu Ro, dây nối. Nêu phương án dùng các dụng cụ trên xác định điện trở
Rx?

12


* Câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: Có thể mắc ắc quy, am pe kế với hai điện trở theo những cách nào?
Câu hỏi 2: ứng với mỗi cách mắc ta được phương trình nào?
Câu hỏi 3: Kết hợp các phương trình trên có thể tìm được giá trị của điện trở cần tìm?
BTST 9: Cho:một đồng hồ vạn năng hiện số dùng làm chức năng miliampe kế một chiều A;
một đồng hồ vạn năng hiện số dùng làm chức năng vôn kế một chiều V; một biến trở con
chạy; một điện trở mẫu. Hãy nêu phương án xác định suất điện động và điện trở trong của
một pin con thỏ đang sử dụng?
Câu hỏi định hướng tư duy:
Câu 1: Để đo được suất điện động và điện trở trong của nguồn ta cần phải đo những đại
lượng nào? Và tối thiểu phải mấy lần đo?
Câu 2: Nếu đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn và cường độ dòng điện qua nguồn
thì có thể đo được suất điện động và điện trở trong của nguồn không?
Câu 3: Mắc phối hợp các dụng cụ với nguồn như thế nào để đo được hiệu điện thế giữa hai
cực của nguồn và cường độ dòng điện chạy qua nguồn?
Câu 4: Các cặp giá trị đo được trong mỗi lần liên hệ với nhau theo phương trình nào?
Đại

U1


I1

U2

I2

E(V) r (Ω)

lượng
Đo

E,r

Ro
K

lần 1
Đo

V

lần 2
Đo

A

lần 3

R


Bảng 1

(h.9)

Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 10
- Nguyên tắc sao chép: Tạo ra bài tập tương tự
- Nguyên tắc đảo ngược: hoán vị giả thiết, kết luận của bài tập xuất phát theo hướng tăng
giá trị thực tiễn của bài tập
- Nguyên tắc linh động: đa dạng hóa các bài tập.
BTST 10: Nêu một phương án thí nghiệm để xác định điện trở của một ampe kế. Viết biểu
thức tính hiệu điện thế U lúc đó. Dụng cụ gồm: một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi,

13


một ampe kế cần xác định điện trở, một điện trở R0 đã biết giá trị, một biến trở con chạy R
có điện trở toàn phần lớn hơn R0 , hai công tắc K1, K2 và một số dây dẫn đủ dùng (các công
tắc điện và dây dẫn có điện trở không đáng kể).
*Các câu hỏi định hướng tư duy:
- Câu hỏi 1: vẽ mạch điện: sao cho khi K1 mở chỉ còn R, K2 mở chỉ còn R0
- Câu hỏi 2: Khi K1 đóng hãy viết biểu thức U?
- Câu hỏi 3: Đóng K2, điểu chỉnh R = R0 ?
- Câu 4: Giữ nguyên giá trị R = R0 , đóng K1, K2 giải hệ tìm R A
BTXP 9: Ở nhiệt độ t1 = 25 0 C , hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U 1 = 20mA và cường
độ dòng điện chạy qua đèn là I 1 = 8mA . Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực
bóng đèn là U 2 = 240V và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I 2 = 8 A . Tính nhiệt độ t 2 của
bóng đèn khi sáng bình thường. Coi rằng điện trở của dây tóc đèn trong khoảng nhiệt độ này
tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở α = 4,2.10 −3 K −1 .
Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 11
- Nguyên tắc sao chép: Tạo ra bài tập tương tự

- Nguyên tắc linh động: đa dạng hóa các bài tập
- Nguyên tắc thay đổi thông số lí hóa: Thay đổi các dữ kiện bài toán để tạo ra tình huống
mới, kích thích trí sáng tạo.
- Nguyên tắc phân nhỏ: Bài tập khó có thể tách thành những bài tập nhỏ dễ hơn, giải từng
bài tập nhỏ là từng bước giải bài bài tập lớn, bài tập nhỏ là trường hợp riêng, cụ thể.
BTST 11: Cho các dây nối, một bóng đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức là 12V, một
bình ắc quy có suất điện động 12V và điện trở trong rất bé, một Ôm kế, một vôn kế, một
ampe kế và một nhiệt kế. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để xác định nhiệt độ của dây
tóc bóng đèn khi đèn sáng bình thường. Hệ số nhiệt điện trở của vôn- fram làm dây tóc đã
biết.
*Các câu hỏi định hướng tư duy
Câu hỏi 1: Viết biểu thức sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ, rút ra biểu thức tính R0
E độ t ?
Câu hỏi 2: Viết biểu thức R2 khi đén sáng bình thường, suy ra nhiệt
2

Câu hỏi 3: Từ biểu thức trên nêu ra phương án đo?
BTXP 10:

‫׀‬

R1

C

R3

A

B


14
Đ1

D
(h.10)

Đ2


Cho mạch điện có sơ đồ như hình (h.10).
Cho biết E = 15V, r = 2,4Ω, Đ 1: 6V-3W,
Đ2: 3V- 6W. Biết hai đèn sáng bình
thường. Tính R1, R2

Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 12
- Nguyên tắc sao chép: Tạo ra bài tập tương tự
- Nguyên tắc linh động: đa dạng hóa các bài tập
- Nguyên tắc thay đổi thông số lí hóa: Thay đổi các dữ kiện bài toán để tạo ra tình huống
mới, kích thích trí sáng tạo.
BTST 12: Với các dụng cụ: 1 nguồn điện, 1 khóa K, 1 biến trở có thể biết được giá trị của
nó ứng với từng vị trí con chạy, một số điện trở đã biết giá trị, một số dây nối có điện trở
không đáng kể. Hãy nêu phương án xác định điện trở của một miliampe kế? Để phương án
khả thi thì cần điều gì?
* Câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: Điều kiện của mạch cầu cân bằng là gì?
Câu hỏi 2: Cường độ dòng điện qua các điện trở của mạch cầu cân bằng có đặc điểm gì?
BTXP 11
Có hai vôn kế khác nhau và một nguồn điện. Hãy xác định tỉ số điện trở của các vôn kế?
Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 13

- Nguyên tắc sao chép: Tạo ra bài tập tương tự
- Nguyên tắc linh động: đa dạng hóa các bài tập
- Nguyên tắc thay đổi thông số lí hóa: Thay đổi các dữ kiện bài toán để tạo ra tình huống
mới, kích thích trí sáng tạo.
BTST 13:
Có hai vôn kế khác nhau ở trong phòng thí nghiệm, một điện trở mẫu. Làm thế nào để xác
định được điện trở của hai vôn kế đó?
* Các câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: Làm thế nào để tìm được mối quan hệ giữa các điện trở của chúng?
Câu hỏi 2: Mắc nối tiếp 2 vôn kế vào nguồn điện thì số chỉ của chúng cho ta mối quan hệ
gì?

15


Câu hỏi 3: Có điện trở mẫu R0, phải mắc mạch điện thế nào để tính được điện trở của các
vôn kế?
*Bài tập hộp đen
BTXP 12:
Một ampe kế có cấu tạo như hình vẽ (h.11). Nếu sử dụng hai chốt 1-2 ampe kế đo được
cường độ dòng điện tối đa là I1 = 1A. Nếu sử dụng hai chốt 2-3 thì
cường độ dòng điện tối đa đo được là I 2 =

G

4A. Hỏi nếu dùng hai chốt 1-3 thì ampe
kế đo được cường độ dòng điện tối đa I3
S2

S1


bằng bao nhiêu?

3

2
(h.11)

1

Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 14, 15
- Nguyên tắc sao chép: Tạo ra bài tập tương tự
- Nguyên tắc linh động: đa dạng hóa các bài tập
- Nguyên tắc thay đổi thông số lí hóa: Thay đổi các dữ kiện bài toán để tạo ra tình huống
mới, kích thích trí sáng tạo.
BTST 14:
Một hộp đen gồm toàn điện trở, các điện trở này
được nối với ba chốt A, B, C nhô ra ngoài như hình
vẽ (h.12). Khi đo điện trở giữa từng cặp điểm một,
ta được: RAB = 12Ω, RBC =16,5Ω, RAC = 28,5Ω.
Hộp chứa tối thiểu mấy điện trở, tính các điện trở

A

ấy?
* Các câu hỏi định hướng tư duy:

B
(h.12)


Câu hỏi 1: với 3 chốt thì số điện trở ít nhất có thể là bao nhiêu?
Câu hỏi 2: Nhận xét gì về độ lớn của các điện trở đó?

16

C


BTST 15: Một hộp kín có ba đầu ra. Biết rằng

2

trong mạch kín là sơ đồ mạch điện được tạo
bởi các điện trở (h.13).
Nếu mắc các chốt 1 và 3 vào hiệu điện thế U =

1

3

15V thì hiệu điện thế giữa các chốt 1, 2 và 2, 3
(h.13)

là U12 = 6V và U23 = 9V.

Nếu mắc các chốt 2, 3 vào hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa các chốt 2, 1 là U 21 = 10V
và hiệu điện thế giữa các chốt 1, 3 là U13 = 5V.
Nếu mắc các chốt 1, 2 vào hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa các chốt 1, 3 và 3, 2 là bao
nhiêu? Vẽ sơ đồ trong hộp kín với số điện trở ít nhất. Cho rằng, điện trở nhỏ nhất trong
mạch này là R, hãy tìm các điện trở còn lại trong mạch điện.

Các câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: Nhớ lại công thức cộng điện thế?
Câu hỏi 2: Có ba chốt điện trở khác nhau thì số điện trở ít nhất trong hộp là bao nhiêu?
Câu hỏi 3: Có ba chốt với ba điện trở thì các điện trở dược mắc với nhau như thế nào?
*Bài tập cho thiếu, thừa, sai dự kiện
BTXP 13: Nguồn điện E = 12V, r = 2Ω. Mạch ngoài là các đèn loại 3V – 3W mắc hỗn tạp.
Xác định số đèn và cách mắc đèn để chúng sáng bình thường.
Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 16
Áp dụng nguyên tắc copy và nguyên tắc linh động (đa phương án) ta được BTST sau
BTST 16: Có n cái điện trở có độ lớn lần lượt là (n+1)Ω, (n+2)Ω, (n+3)Ω,…,

(2n-1)Ω,

2nΩ, trong đó n là số nguyên lớn hơn 1. Mắc các điện trở đó song song với nhau thành bộ,
rồi mắc vào nguồn U = 6V không đổi. Hãy xác định n để công suất tiêu thụ của bộ các điện
trở này là 17W?
Định hướng tư duy:
- Công suất tiêu thụ của bộ các điện trở được xác định như thế nào?
- Các điện trở mắc song song nên điện trở tương đương được tính như thế nào?
- Có nhận xét gì về giá trị của công suất của bộ điện trở trên?
* Bài tập ngụy biện và nghịch lý về Vật lý

17


U
A

BTXP 14: Số chỉ của các dụng cụ trong mạch
điện (h.14) sẽ thay đổi như thế nào khi tăng U?

Và khi giảm U? Biết vôn kế có điện trở rất lớn.

R

Các NTST sử dụng để xây dựng BTST 17

V

Từ BTXP 14 vận dụng nguyên tắc linh động và

(h.14)

nguyên tắc biến hại thành lợi ta có BTST 17
BTST 17: Có bài toán và lời

E.r

R1

giải như sau: Cho mạch điện
như hình (h.15), trong đó

K

Rb

nguồn điện có suất điện
động E, điện trở trong r =

Đ

X

1Ω, đèn Đ có ghi 7V – 7W,
R1 = 18Ω, Rb là biến trở.

(h.15)

Điều chỉnh Rb và đóng khóa
K, khi đó đèn sáng bình
thường và đạt công suất tiêu
thụ cực đại. Tìm E, Rb khi
đó?
Lời giải sai:
- Khi K đóng, ta thấy (E, r) nối tiếp với R1b , ( R1b =

R1 Rb
18 Rb
=
, Rb ≥ 0 )
R1 + Rb 18 + Rb

- Ghép (E, r) với R1b thành nguồn tương đương (Eo, ro),
thì ro = r + R1b = 1 +

18 Rb
, Eo = E
18 + Rb

(*)


- Muốn cho đèn có công suất tiêu thụ cực đại thì phải có Rd = ro
Mà Rd =

18Rb
U d2
= 7Ω , suy ra 7 = 1 +
nên Rb = 9Ω
18 + Rb
P

Mặt khác khi công suất đạt cực đại thì U d =

Eo
= 7V
2

Nên E = Eo =14V.

18

(**)


Hãy chỉ ra lỗi sai trong lời giải trên và giải lại cho đúng?
Các câu hỏi định hướng tư duy:
Câu hỏi 1: Ghép nguồn với điện trở ngoài mắc nối tiếp với nguồn đó thành một nguồn
tương đương có giá trị như thế nào? Giải thích?
Câu hỏi 2: Khi điện trở nối tiếp với nguồn thì công suất tỏa nhiệt trên điện trở đạt giá trị
cực đại khi nào?
Câu hỏi 3: Khi mắc R trực tiếp với nguồn (E, r), muốn cho điện trở có công suất tiêu thụ

cực đại thì phải có R = r. Nhận xét này chỉ đúng khi nào?
2.4. KẾT QUẢ
Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài, qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy tại đơn vị
tôi đã áp dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ qua việc xây dựng 17 bài tập sáng tạo
phần dòng điện không đổi Vật lý 11 – THPT và những định hướng tư duy cho học sinh
trong quá trình tìm ra lời giải.
Bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng bài tập sáng tạo trong
quá trình dạy học để rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học Vật lý ở trường phổ thông là rất khả quan.
Trên cơ sở mục tiêu dạy học tôi đã xây dựng được một hệ thống bài tập sáng tạo
chương “Dòng điện không đổi”. Qua đó các đồng nghiệp có thể tham khảo để áp dụng cho
quá trình giảng dạy và xây dựng được hệ thống bài tập sáng tạo cho các nội dung khác.
3. KẾT LUẬN
Tư duy sáng tạo là một phẩm chất rất cần thiết cho mỗi người để có những phán đoán
đúng đắn và đưa ra quyết định chính xác trước những tình huống xãy ra trong thực tế. Bồi
dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học Vật
lý ở trường phổ thông nhằm tạo ra những con người mới năng động sáng tạo phục vụ tốt
cho công cuộc phát triển xã hội. Bài tập sáng tạo là một phương tiện hữu ích để thực hiện tốt
nhiệm vụ này. TRIZ là cơ sở lý luận để giúp cho mỗi giáo viên dựa vào đó có thể tự xây
dựng cho mình một hệ thống bài tập sáng tạo phục vụ tốt cho sự nghiệp trồng người.
Trong điều kiện hiện nay việc đưa bài tập sáng tạo lồng ghép với bài tập luyện tập là
khả thi và cần thiết. Bởi bài tập sáng tạo còn gây được hứng thú cao độ, kích thích lòng

19


ham hiểu biết, trí tìm tòi, phát huy tính tích cực, độc lập cho học sinh và nhằm đạt điểm cao
trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và kỳ thi THPT Quốc Gia.
Như vậy việc sử dụng bài tập vào dạy học nhằm rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho
học sinh là đúng đắn và thiết thực, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở

nước ta.
Do kiến thức thì vô hạn mà khả năng của bản thân thì có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều
nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý bổ ích của quí
Thầy Cô và các bạn để SKKN có thể trở thành tài liệu tham khảo cho GV, HS và hướng
nghiên cứu của đề tài có thể được nhân rộng, áp dụng cho việc dạy- học các chương khác
trong chương trình Vật lý THPT.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Chu Đình Đức

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu (2007), Những vẫn đề chung về đổi mới giáo dục
THPT môn Vật lý, NXBGD.
[2] David Haliday, Robert Resnick, Jearl Walker (1998), Cơ sở Vật lý - Tập 6, NXBGD.
[3] Phan Dũng (1994), Phương pháp luận sáng tạo khoa học - kỹ thuật gải quyết vấn đề và
ra quyết định, TT sáng tạo KHKT trường ĐHQG TPHCM.
[4] Phan Dũng (2007), Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản - phần 1.NXB ĐHQuốc
gia TPHCM.
[5] Bùi Quang Hân và nhóm tác giả (1998), Giải toán Vật lý 11 - tập 2, NXBGD.
[6] Jean Marie Brébec (2000), Quang học 1, NXB GD.
[7] Vũ Thanh Khiết (2001), Những bài tập Vật lý cơ bản hay và khó trong chương trình

THPT - Tập 3, NXBĐHQG Hà Nội.
[8] Nguyễn Thế Khôi và nhóm tác giả (2007), Vật lý 11 Nâng cao, NXBGD.
[9] Nguyễn Thế Khôi và nhóm tác giả (2007), Bài tập Vật lý 11 Nâng cao, NXBGD.
[10] Nguyễn Thế Khôi và nhóm tác giả (2007), Vật lý 11 Sách giáo viên Nâng cao,
NXBGD.
[11] M.A. Đanilôp, M.N. Xcatkin (1980), Lí luận dạy học trường phổ thông. Một số vấn đề
của lí luận dạy học hiện đại, NXB Giáo dục.
[12] Vũ Quang, Nguyễn Phúc Thuần và các tác giả (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên
thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11, NXBGD.
[13] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1998), Giáo trình tổ chức hoạt động nhận
thức của học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội.
[14] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy
học Vật lý ở trường phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội.
[15] Trịnh Xuân Thuận (2007), Những con đường của ánh sáng, NXB trẻ.
[16] Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An, Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, NXBGD
2005.
[17] Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát
triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXBĐHSP.
[18] Phạm Hữu Tòng (1989), Phương pháp dạy bài tập Vật lý, NXBGD.
[19] Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (2005) NXB Từ điển bách khoa Hà Nội.

21


DANH MC
CC TI SNG KIN KINH NGHIM C HI NG NH
GI XP LOI CP S GD&T THANH HểA

H v tờn tỏc gi: Chu ỡnh c
Chc v v n v cụng tỏc: giỏo viờn Vt lý Trng THPT Lng c Bng


TT

Tờn ti SKKN
Sử dụng phơng pháp phản

1

xạ toàn phần để xác định

S GD v T
Thanh Húa

chiết xuất của chất lỏng

S dng s phc tng hp
2

Cp ỏnh
giỏ xp loi

cỏc dao ng iu hũa cựng

S GD v T
Thanh Húa

Kt qu
ỏnh giỏ
xp loi


Nm hc
ỏnh giỏ
xp loi

C

2010

C

2013

C

2017

phng, cựng tn s.
Bi dng nng lc thc

S GD v T
nghim cho hc sinh qua dy Thanh Húa
3

hc bi tp thớ nghim quang
hỡnh lp 11 THPT

4

Xõy dng h thng bi tp S GD v T
chng Súng c v súng Thanh Húa

õm rốn luyn nng lc t
duy sỏng to cho hc sinh lp
12 THPT

22

C

2018


23


24



×