Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG NAM TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.2 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH
-------o0o-------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
(Kì II, nhóm 3, 2019 – 2020)

Đề tài:

Văn hóa Vùng Nam Trung Bộ

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Duyên
Mã sinh viên

: A35728

Lớp

: Cơ sở văn hóa Việt Nam.4

Người Chấm 1

Người Chấm 2

TS. Bùi Cẩm Phượng

TS. Nguyễn Văn Bình

0



TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH
-------o0o-------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề tài: Văn hóa vùng Nam Trung Bộ

Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Cẩm Phượng
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

: Phạm Thị Duyên
: A35728

: Cơ sở văn hóa Việt Nam.4

HÀ NỘI, 2020

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..................................................................................................... 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.................................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm văn hóa...........................................................................................................................3
1.1.2. Khái niệm vùng văn hóa.................................................................................................................. 4

1.1.3. Đặc trưng trong văn hóa Việt Nam................................................................................................. 8
CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG NAM TRUNG BỘ....................................................... 12
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HÓA.......................................................................................... 12
2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................... 12

2.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................................................... 12
2.1.1.2. Địa hình....................................................................................................................................................13
2.1.1.3. Khí hậu.....................................................................................................................................................14
2.1.1.4. Đất đai...................................................................................................................................................... 15
2.1.1.5. Thủy văn.................................................................................................................................................. 17
2.1.1.6. Sinh vật.................................................................................................................................................... 18
2.1.1.7. Khoáng sản...............................................................................................................................................19

2.1.2. Điều kiện xã hội.............................................................................................................................19
2.1.2.1. Về dân cư và lao động..............................................................................................................................19
2.1.2.2. Về văn hóa............................................................................................................................................... 20
2.1.2.3. Về kinh tế................................................................................................................................................. 21
2.1.2.4. Về du lịch................................................................................................................................................. 24
2.1.2.5. Giáo dục................................................................................................................................................... 26
2.1.2.6. Y tế...........................................................................................................................................................27
2.1.2.7. Giao thông vận tải.................................................................................................................................... 27
2.1.2.8. Thông tin liên lạc..................................................................................................................................... 29

2.2. ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA VÙNG NAM TRUNG............................................................................... 29
2.2.1. Văn hóa vật chất............................................................................................................................30

2.1.1.1. Ẩm thực....................................................................................................................................................30
2.1.1.2. Trang phục............................................................................................................................................... 31
2.1.1.3. Nhà ở........................................................................................................................................................34
2.1.1.4. Phương tiện di chuyển............................................................................................................................. 37


2.2.2. Văn hóa tinh thần.......................................................................................................................... 38

2.2.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng................................................................................................................................38
2.2.2.2. Phong tục, tập quán..................................................................................................................................40
2.2.2.3. Nghệ thuật................................................................................................................................................ 45
2.2.2.4. Lễ tết, lễ hội............................................................................................................................................. 48

2.3. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA VÙNG NAM TRUNG BỘ.................................................................49
2.3.1. Trang phục.....................................................................................................................................49
2.3.2. Phương tiện di chuyển...................................................................................................................50
2.3.3. Nhà ở............................................................................................................................................. 50
2.3.4. Tôn giáo, tín ngưỡng..................................................................................................................... 50
2.3.5. Phong tục, tập quán.......................................................................................................................51
CHƯƠNG III: KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VÙNG VĂN HOÁ NAM TRUNG BỘ ĐỂ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH......................................................................................................................................................... 51
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 56

2


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Có nhiều định nghĩa về văn hóa như theo GS.Trần Quốc Vượng ông cho rằng:
“ Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội
loài người”, nhưng phổ biến và được nhiều người công nhận là văn hóa bao gồm
tất cả những giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra trong quá trình lao
động, sinh sống thực tiễn suốt chiều dài lịch sử. Qua văn hóa, người ta có thể
đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử cụ thể.

Hiểu một cách đơn giản như theo Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa như sau:
“Vì con người cần phải sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống nên phát minh và
sáng tạo ra chữ viết, ngôn ngữ, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, khoa học cũng như
văn học nghệ thuật, sáng tạo ra các công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn ở, mặc dù
các phương thức sử dụng. Tất cả những điều mà con người phát minh và sáng tạo
ra chính là văn hóa.”
Định nghĩa văn hóa của UNESCO mang ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay
có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội văn
hóa. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn
hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc
phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể
hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt
ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ
mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Có thể nói văn
hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự
phát triển.

3


Cũng cùng quan điểm về văn hóa của những khái niệm văn hóa trên thì
GS.Trần Ngọc Thêm cho rằng: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động
thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội”. Đây cũng chính là khái niệm được sử dụng trong bài tiểu luận.
Như vậy, văn hóa do con người sáng tạo ra để phục vụ lợi ích của mình. Văn

hóa là của con người và được cộng đồng giữ gìn qua các thế hệ, được dùng để
phục vụ đời sống con người có tính lưu truyền và kế thừa từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
1.1.2. Khái niệm vùng văn hóa

Để nhận thức về vùng và phân vùng văn hóa, trong công trình nghiên cứu về
văn hóa Việt Nam của Ngô Đức Thình ông đã định nghĩa về “vùng văn hóa” như
sau: “Vùng Văn Hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn
cảnh tự nhiên dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc
và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, giữa họ đã
diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành
những đặc trưng chung thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tính
thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác”.
Hay như trong một tài liệu khác có nói vùng văn hóa là một không gian văn
hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của
một hay nhiều tộc người sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang
đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông
qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau
trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
Vùng văn hóa là khái niệm phàn ánh tính hệ thống- tổng thể của một không
gian văn hóa với những đặc trưng chung có thể tạo nên nét khác biệt trong so
sánh với các vùng văn hóa khác.
Có hai yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa vùng:
4


+ Yếu tố về môi trường sinh thái-tự nhiên mà từ đó sinh ra/ quy định cách thức
cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển.
+ Yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung
cách nhận thức -hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học

nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế- văn hóa giữa nội bộ cộng
đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác
Đối với văn hóa, hiện tại có ba phương án phân vùng. PGS, TS Ngô Đức
Thịnh khi chủ biên công trình Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
chủ trương có thể chia nước ta thành bảy vùng văn hóa:
1. Đồng bằng Bắc Bộ
2.Việt Bắc
3.Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ
4.Đồng bằng và duyên hải Bắc Trung Bộ
5.Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ
6.Trường Sơn - Tây Nguyên
7.Gia Định - Nam Bộ
GS. Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận khi chủ biên công trình Các vùng văn
hóa Việt Nam lại chia nước ta thành chín vùng văn hóa là :
1.Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc
2.Vùng văn hóa Việt Bắc
3.Vùng văn hóa Tây Bắc
4.Vùng văn hóaNghệ - Tĩnh
5.Vùng văn hóa Thuận Hóa - Phú Xuân
6.Vùng văn hóa Nam Trung Bộ
7.Vùng văn hóa Tây Nguyên
8.Vùng văn hóa đồng bằng miền Nam
9.Vùng văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
GS. Trần Quốc Vượng cho rằng văn hóa Việt Nam nên chia thành các vùng như
sau:
1. Vùng văn hóa Tây Bắc
2.Vùng văn hóa Việt Bắc

5



3.Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
4.Vùng văn hóa Trung Bộ
5.Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
6.Vùng văn hóa Nam Bộ
Mỗi vùng văn hóa này lại có thể chia ra làm nhiều tiểu vùng văn hóa. Và mỗi
cách chia trên đều có cơ sở khoa học của mình và có những tác dụng nhất định
trong việc tiếp cận văn hóa Việt Nam. Đồng quan điểm với cách phân chia vùng
văn hóa của GS. Trần Quốc Vượng thì GS. Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng cách
phân chia đó là hợp lí và có thể thấy được tầm nhìn tổng quát qua đó. Và bài tiểu
luận này cũng sử dụng cách chia văn hóa thành 6 vùng như vậy.
1) Vùng văn hóa Tây Bắc :
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội:
+ Địa hình núi cao hiểm trở
+ Có trên 20 tộc người ( tộc Thái, Mường chiếm đa số
- Đặc điểm văn hóa
+ Tín ngưỡng vật linh: Thờ đủ loại hồn và các loại thần
+ Văn hóa nông nghiệp: Hệ thống tưới tiêu “ Mương- Phai- Lái- Lịn”
+ Văn hóa nghệ thuật: Nhạc cụ bộ hơi, những điệu múa xòe và những bản trường
ca bất hủ ( Tiễn dặn người yêu, Đẻ đất đẻ nước, Tiếng hát làm dâu,..)
+ Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn.
2)Vùng văn hóa Việt Bắc
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội:
+ Vị trí địa đầu đất nước, gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân
tộc.
+ Cư dân chủ yếu là người Tày, Nùng.
- Đặc điểm văn hóa:
+ Tầng lớp trí thức hình thành sớm.
+ Có hệ thống chữ viết riêng( chữ Nôm của người Tày) .
+ Sinh hoạt văn hóa đặc thù là văn hóa chợ ( chợ phiên, chợ tình...).


6


+ Văn học dân gian: phong phú, đa dạng, đặc biệt là lời ca giao duyên.
3)Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội:
+ Đất đai trù phú, thời tiết bốn mùa tương đối rõ nét.
+ Là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế.
+ Cư dân chủ yếu là người Việt.
- Đặc điểm văn hóa:
+ Là cái nôi hình thành văn hóa Việt, bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền
thống.
+ Văn hóa dân gian phát triền rực rỡ ( truyện Trạng, hát quan họ, hát chèo, múa
rối,..)
+ Là nơi phát sinh nền văn hóa bác học.
4)Vùng văn hóa Trung Bộ
- Đặc điểm tự nhiên, xã hội:
+ Là vùng đất từ Đèo Ngang đến Bình Thuận, đất đai khô cằn, khí hậu khắc
nghiệt.
+ Là nơi giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm.
- Đặc điểm văn hóa:
+ Chứa nhiều dấu tích văn hóa Chăm
+ Văn hóa dân gian: là quê hương của các điệu lý, điệu hò.
+ Văn hóa Huế: Tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam thế kỉ XIX.
5)Vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên
- Đặc điểm tự nhiên, xã hội:
+ Nằm trên sườn đông của dãy Trường Sơn, gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai,
Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
+ Cư dân: Khoảng 20 nhóm dân tộc, thuộc hai nhóm ngôn ngữ hệ Môn-Khmer

và Mã Lai- Nam Đảo
-Đặc điểm văn hóa:

7


+ Lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông
Sơn ( mang tính chất hoang sơ, nguyên hợp và cộng đồng)
+ Âm nhạc: Cồng, chiêng, đàn T’rưng, đàn Krongput.
+ Văn học dân gian: Trường ca mang tính sử thi.
6)Vùng văn hóa Nam Bộ.
- Đặc điểm tự nhiên, xã hội:
+ Nằm ở lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, khí hậu có hai mùa: mùa
khô- mùa mưa
+ Cư dân: Việt, Chăm, Hoa và cư dân bản địa Khmer, Mạ, Xtiêng, Chơro,
Mnông.
- Đặc điểm văn hóa:
+ Đậm dấu ấn sông nước
+ Đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây.
+ Âm nhạc: Vọng cổ, cải lương, hát tài tử.
+ Tôn giáo, tín ngưỡng khá đa dạng và có tính phức hợp.

1.1.3. Đặc trưng trong văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng phổ biến của văn hóa nói
chung và có những đặc trưng riêng biệt, đặc thù. Những đặc trưng cơ bản riêng
biệt này được hình thành, đúc kết, bảo lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên,
lịch sử, chính trị- kinh tế- xã hội của Việt Nam. Nhiều học giả, nhà nghiên cứu
chuyên ngành Việt Nam học, Văn hóa học, Văn hóa Việt Nam đã có nhiều ý kiến
đa chiều về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tạo nên bức tranh phong phú, nhiều

màu sắc, đôi khi là tương phản, nhưng tổng hợp lại thì văn hóa Việt Nam có
những nét chung tương đối khái quát, thể hiện ở đặc trưng sau:
Một là, tính cộng đồng làng xã, thể hiện rõ ở 6 phẩm chất: Tính đoàn kết, giúp
đỡ; Tính tập thể thương người; Tính dân chủ, làng xã; Tính trọng thể diện; Tình
yêu quê hương, làng xóm; Lòng biết ơn. Bên cạnh những phẩm chất tốt, tính

8


cộng đồng làng xã cũng để lại nhiều tật xấu trong văn hóa; Thói dựa dẫm; Thói
cào bằng, chụp mũ; Bệnh sĩ diện, háo danh; Bệnh thành tích; Bệnh phong trào;
Bệnh hình thức v.v..
Hai là, tính trọng âm. Bảy phẩm chất tốt được biểu hiện trong tính trọng âm là:
Tính ưa ổn định; Tính hiền hòa, bao dung; Tính trọng tình, đa cảm; Thiên hướng
thơ ca; Sức chịu đựng, nhẫn nhịn; Lòng hiếu khách. Bên cạnh đó, tính trọng âm
cũng là mảnh đất hình thành những bệnh xấu như: Bệnh thụ động, khép kín;
Bệnh lề mề, chậm chạp; Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn; Bệnh sùng ngoại v.v..
Ba là, tính ưa hài hòa, thể hiện ở 4 phẩm chất: Tính mực bước; Tính ung dung;
Tính vui vẻ, lạc quan; Tính thực tế. Tuy nhiên, tính ưa hài hòa cũng gây mặt hạn
chế, như: Bệnh đại khái, xuề xòa; Bệnh dĩ hòa vi quý; Bệnh trung bình chủ nghĩa;
Bệnh nước đôi, thiếu quyết đoán v.v..
Bốn là, tính kết hợp, thể hiện ở hai khả năng: Khả năng bao quát tốt; Khả năng
quan hệ tốt. Mặt trái của tính kết hợp này cũng tạo ra những hậu quả xấu như:
Thói hời hợt, thiếu sâu sắc; Bệnh sống bằng quan hệ v.v..
Năm là, tính linh hoạt. Biểu hiện của tính linh hoạt được thể hiện ở 2 phẩm
chất tốt: Khả năng thích nghi cao; Tính sáng tạo. Tính linh hoạt nhiều khi cũng
dẫn đến hậu quả xấu như: Thói tùy tiện, cẩu thả; Bệnh thiếu ý thức pháp luật v.v..
Tổng hợp 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ta thấy phẩm chất, giá trị
cốt lõi tốt nhất là lòng yêu nước; tinh thần dân tộc; lòng nhân ái, thương người;
tính cộng đồng làng xã; tính tinh tế

Văn hóa, đặc trưng của văn hóa không phải là phạm trù bất biến, mà luôn vận
động, phát triển cùng với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên và sự phát triển của
xã hội loài người. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa cùng với sự
tác động và nảy sinh của các yếu tố bên ngoài và nội tại xã hội Việt Nam, sự
xung đột về hệ giá trị giữa văn hóa nông nghiệp- nông thôn truyền thống với văn
hóa công nghiệp- đô thị hiện đại vẫn tiếp diễn. Những năm gần đây, nhiều nhà
khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, đề xuất nhiều hướng đi, nhiều giải
pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai với
mong muốn 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam sẽ được bảo tồn và dịch
chuyển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Một số đề tài đã được công bố,

9


trong đó nổi bật là đề tài cấp Nhà nước “Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” thuộc chương trình Khoa học và
Công nghệ trọng điểm KX-04/11-15 Nghiên cứu khoa học

lý luận chính trị giai

đoạn 2011-2015 do GS,TSKH Trần Ngọc Thêm làm Chủ nhiệm. Trong đề tài
này, khi bàn về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tác giả đề xuất chuyển đổi đặc trưng
văn hóa Việt Nam đến năm 2030 theo hướng sau:
Đặc trưng 1: Tính cộng đồng làng xã nên chuyển thành Tính cộng đồng xã hội
Đặc trưng 2: Tính trọng âm và Đặc trưng 3: Tính ưa hài hòa nên chuyển thành
Tính hài hòa về dương tính
Đặc trưng 4: Tính kết hợp nên chuyển thành Tác phong công nghiệp
Đặc trưng 5: Tính linh hoạt nên chuyển thành Tính linh hoạt trong nguyên tắc
Ngoài ra trong công trình nghiên cứu Cơ sở văn hóa Việt Nam của GS, TSKH
Trần Ngọc Thêm xuất bản năm 1999 thì ông có chia đặc trưng của văn hóa Việt

Nam thành 4 đặc trưng theo chức năng của chúng như sau:
Theo ông, văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phân
biệt hệ thống và tập hợp, nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các
hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa, phát hiện các đặc trưng, những quy
luật hình thành và phát triển của nó. Tính hệ thống thực hiện được chức năng tổ
chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung
cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Tính giá trị cần để
phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và
con người. Theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần;
theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ;
theo thời gian có thể phân biệt giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Thông qua
việc xem xét các giá trị mà văn hóa còn thực hiện được chức năng điều chỉnh xã
hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn

10


thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các
chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa được ông phân tích đó là tính nhân sinh. Tính
nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội với các giá trị
tự nhiên. Theo ông, văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác
động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần. Chính
vì mang tính nhân sinh nên văn hóa đã trợ thành sợi dây nối liền con người với
con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với
nhau.
Cuối cùng là văn hóa có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản
phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản

phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho
văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên điều chỉnh,
tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng
truyền thống văn hóa.
Hiện tại và tương lai sẽ còn nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề
này. Những đề xuất của họ sẽ được thực tiễn cuộc sống kiểm nghiệm, lựa chọn
nhằm phục vụ mục đích cao cả là xây dựng nền Văn hóa Việt Nam phát triển
toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn,
dân chủ và khoa học. Xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.

11


CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG NAM TRUNG BỘ
2.1. Giới thiệu khái quát về vùng văn hóa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Duyên Hải Nam Trung Bộ là vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế- văn hóa- xã hội trên mảnh đất hình chữ S. Đây là một khu vực được
ví như đoạn giữa của “ chiếc đòn gánh” gánh 2 vùng kinh tế phát triển nhất của
đất nước là vùng Đông Nam Bộ và Bắc Bộ. Lịch sử đã cho thấy, trong suốt một
quá trình hình thành và phát triển đến nay, đất và người xứ sở Duyên hải Nam
Trung Bộ luôn luôn hòa quyện tạo thành một khối thống nhất, cùng nhau xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, vượt qua tất cả mọi thử thách khắc nghiệt để tồn tại và
phát triển.
2.1.1.1. Vị trí địa lý

12



Với diện tích là 44.4 nghìn km2 và số dân là khoảng 9 nghìn người theo thống
kê năm 2014, Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh và thành phố là: Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình
Thuận.
Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng
bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo đường Đông-Tây ( trung bình
40-50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông
ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các
miền dồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo
hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng
chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các
chân núi. Vùng đất này rất đặc biệt ở chỗ có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, tiếp
giáp với Bắc Trung Bộ ở phía Bắc, Đông Nam Bộ ở phía Nam, phía Tây là Tây
Nguyên, Lào và phía Đông là biển rộng. Đây là vùng có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong việc phát triển kinh tế biển và quân sự vì chính là cầu nối Bắc Nam và nối
Tây Nguyên với biển.
Có vị trí thuận lợi, nằm trên trục đường giao thông chính, gần với khu vực
kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Tây nguyên. Các tỉnh thành phố đều có đặc
điểm chung là một mặt hướng ra biển Đông bao la và mặt còn dại dựa lưng vào
dãy Trường Sơn hùng vĩ.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình khá phức tạp với sự đan xen của núi- rừng- biển và phân hóa rõ ràng
từ Tây sang Đông. Phía Tây là núi, gò đồi và dốc đứng về phía Đông, trong khi
đó, bờ biển lại khúc khuỷu nên hình thành nhiều đảo, bán đảo, quần đảo. Ngoài
ra địa hình còn bị chia cắt bởi những sườn núi chạy từ dãy Trường Sơn tới biển.
Với địa hình và sự phân chia địa giới hành chính như vậy, từng tỉnh tạo nên
một sự thống nhất về vị trí địa lý, tự nhiên có mối liên đới bền chặt về kinh tế, xã
hội, môi trường sinh thái. Đây là điều kiện về phát triển một nền kinh tế tổng hợp,

13


phong phú, toàn diện tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các vùng miền núi, đồng
bằng và ven biển. Tính đa dạng thống nhất về hình tháo địa hình trong một địa
giới hành chính cấp tỉnh đã tạo nên sự tương đồng trong việc xây dựng chính
sách phát triển kinh tế giữa các địa phương trong khu vực. Điều này vừa tạo nên
những lợi thế đồng thời cũng tạo nên những bất lợi trong các kế hoạch phát triển.
Lợi thế ở đây là có thể học tập lẫn nhau, cùng nhau phối hợp khai thác, nhưng lại
bất lợi ở chỗ quá giống nhau về các loại hình khai thác phát triển, dẫn đến có khả
năng cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực, nếu sự cạnh tranh đó không được điều
chỉnh một cách hợp lý sẽ hạn chế nhau trong quá trình đi lên, nhất là trong việc
thu hút đầu tư nước ngoài.
2.1.1.3. Khí hậu
Với những đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa như nóng ẩm, nhiệt độ cao,
mưa nhiều nên Duyên hải Nam Trung Bộ thường xuyên xảy ra thiên tai như hạn
hán, lụt lội. Thời tiết của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ khá khắc nghiệt,
mùa mưa nhiều, sông suối dâng nước dẫn tới lũ quét, sạt lở, mùa nắng thì hạn
hán, bão hay xảy ra từ tháng 9 tới tháng 11, gây tổn thất rất lớn đến tài sản cũng
như tính mạng của người dân trong vùng.
Mặc dù nằm trong vùng nhiệt đới, là nơi gặp gỡ của các khối không khí lục địa
và nguồn gốc đại dương xích đạo, chịu ảnh hưởng khá sâu của chế độ gió mùa
chấu Á chủ yếu à gió mùa đông bắc và đông nam, nhưng sự chia cắt mạnh của
địa hình núi kéo dài ra đến biển của dãy Trường Sơn hình thành nên bức tường
chắn đèo Hải Vân, nên hàng năm Duyên hải Nam trung bộ hầu như chỉ có chịu
tác động chủ yếu của gió mùa đông nam, nhờ vậy khí hậu quanh năm ở khu vực
luôn nóng ẩm.
Nếu so sánh khí hậu giữa Duyên hải Nam trung bộ với các vùng Bắc đèo Hải
Vân thì sự chệnh ệch nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất và nóng nhất trong
năm thấp, khoảng 5 độ C, trong khi đó ở các vùng phía Bắc đèo Hải Vân khoảng

cách chênh lệch độ từ 9 độ C trở lên. Tuy vậy, sự xuất hiện bão lụt với tần suất
cao hằng năm, trong khi điều kiện kinh tế- xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của
14


vùng còn yếu kém, đã làm cho Duyên hải Nam Trung Bộ xuất hiện trong tâm
thức người Việt Nam như là một vùn đất đầy khó khăn, khả năng và cơ hội để
phát triển gặp nhiều rủi ro. Thực tế này đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống phát
triển của khu vực thời gian qua.
Lượng mưa lớn cùng với hệ thống sông suối có độ dốc lớn, chằng chịt đã tạo
Duyên hải Nam Trung Bộ một tiềm năng vô cùng to lớn trong việc đầu tư và phát
triển thủy điện, đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng cao của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong điều kiện giá xăng dầu, than đá ngày
càng lên cao, hơn nữa, các chất thải từ than đá, xăng dầu trong quá trình vận hành
các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường rất lớn, nguồn thủy năng to lớn
của Duyên hải Nam Trung Bộ được xem là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn cho các
nhà đầu tư kinh doanh lĩnh vực thủy điện. Với tiềm năng đó và nhu cầu điện năng
ngày càng tăng nhanh như hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển ngành thủy
điện trong khu vực hiện nay là rất lớn, đây là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trên ĩnh vực này.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết vùng Nam Trung Bộ khá phức tạp, ngay trong
một địa phương nhưng sự diễn biến thời tiết hàng năm của từng vùng, từng khu
vực cũng không giống nhau. Sự khác nhau đó làm cho các hoạt động kinh tế ở
từng địa bàn cụ thể cũng khác nhau với những đặc điểm riêng, đồng thời cũng đã
tạo ra cho thiên nhiên của khu vực thêm phong phú. Nếu biết tận dụng và khai
thác tốt, nó sẽ là một trong những điều kiện để các tỉnh trong khu vực phát triển
một nền kinh tế đa dạng, toàn diện, bền vững.
2.1.1.4. Đất đai
Diện tích tự nhiên của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có 3306.6 nghìn ha,
trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 16.6% tổng diện tích đất lâm nghiệp có

rừng khoảng 36.7%, đất chuyên dùng khoảng 6.6%, đất ở khoảng 1.3%, đồi núi
và cát trắng chiếm khoảng 83% tổng diện tích. Đất đai của Duyên hải Nam Trung
Bộ được phân thành nhiều nhóm, có thể chia thành 2 hệ nhóm chính: hệ phù sa

15


do sông ngòi bồi đắp ở các vùng đồng bằng và hệ feralit- bazan trên nền địa chất
đa dạng của các vùng đồi núi. Đáng chú ý tới là các nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa được phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng dọc các sông
suối, đây là loại đất thích hợp với việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng
cây lúa nước. Diện tích lớn nhất của những vùng đồng bằng thuộc nhóm đất này
ở khu vực là đồng bằng Tuy Hòa, với khoảng 90 nghìn ha trong đó riêng dành
cho trồng lúa khoảng 60 nghìn ha, với sản lượng lúa năm 2005 là 345 nghìn tấn.
Bên cạnh thế mạnh trồng trọt, hệ đất phù sa còn thích hợp cho việc phát triển một
nền chăn nuôi đa dạng, phong phú, hiện đại.
Nhóm đất Bazan và Feralit có khoảng 70 vạn ha, đặc biệt là đất Bazan có
khoảng 50 vạn ha tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp của các tỉnh Bình
Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa rất thuận lợi cho việc phát triển những
cây công nghiệp hàng hóa và phát triển các mô hình kinh tế nông- lâm kết hợp.
Trên nền đất thuộc nhóm này có một số loại đất đặc trưng như: Đất nâu đỏ phát
triển trên nền đá Bazan, là một loại đất quý có nhiều ở vùng Khánh Hòa, Phú
Yên, đây là loại đất có tầng phân hóa dày, màu đỏ thẫm, cấu trúc hạt to, độ tơi
xốp cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao
su, hồ tiêu; Đất đỏ phát triển trên nền đá vôi, là loại đất tốt giàu mùn, cấu trúc tốt,
có phản ứng chua vừa phải và thích hợp với các loại cây nông nghiệp, loại đất
này tuy có diện tích không lớn nhưng lại có rải rác hầu hết ở các huyện miền núi
của khu vực; Ngoài ra còn có đất nâu vàng và đất mùn đỏ trên núi.
Trên nền đất ấy, mỗi địa phương có thể phát triển những loại cây trồng, vật
nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhằm tận dụng những ưu thế,

hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do tự nhiên mạng lại.
Nhờ tính đa dạng của các loại hình thổ nhưỡng, hầu như tất cả các loại cây
trái của nước ta đều có sự xuất hiện ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Từ sầu riêng,
măng cụt, chôm chôm,...đến nhãn, hồng, vải,...hay như cả cà phê, cao su, hồ
tiêu,... đều được trồng và phát triển trên các nền đất ở khu vực, đây là điều kiện
thuận lợi để các loại hình kinh tế trang trại phát triển.
16


2.1.1.5. Thủy văn
Về sông ngòi thì ở Duyên hải Nam Trung Bộ có một hệ thống sông ngòi tương
đối ngắn và thường có độ dốc cao, đổ trực tiếp ra biển. Nước sông sạch, có thể
đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Song do phân bố
không đều về không gian và thời gian, nên có nơi có mùa thiếu nước, có nơi có
mùa lại thừa nước. Hơn nữa do sông ngòi vừa ngắn vừa dốc nên thường gây ra lũ
quét trong mùa mưa và khô hạn trong mùa nắng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt,
sản xuất và đời sống của cư dân. Tuy vậy, sông ngòi Duyên hải Nam Trung Bộ
lại có trữ lượng lớn về thủy năng, theo khảo sát thì nguồn thủy năng ở đây có thể
đạt đến 3.5 tỷ Kwh với công suất 4 triệu Kw.
Về tài nguyên biển thì nơi đây rất được thiên nhiên ưu ái. Ven biển Nam
Trung Bộ có nhiều đầm phá nhất trong vùng biển Việt Nam, diện tích đầm phá
khoảng 12 vạn ha tập trung nhiều nhất ở Bình Định đến Khánh Hòa, trong đó có
4 vạn ha rất thuận lợi cho nuôi trồng các loại thủy- hải sản. Nước biển có nồng độ
mặn cao (>3.5%) cao hơn mức trung bình cả nước kết hợp với nền nhiệt độ cao
và số giờ nắng nhiều nên rất thuận lợi cho nghề làm muối, đây là một nơi muối
có sản lượng và chất lượng cao nhất nước.
Bên cạnh đó, bờ biển ở đây lại nằm gần các đường hàng hải quốc tế, ven biển
nhiều nơi có thể xây dựng thành những hải cảng tốt, rất thuận lợi cho việc phát
triển một hệ thống cảng biển hiện đại trong tương lai. Hiện nhà nước đang đầu tư
mở rộng và xây dựng mới các cảng biển như Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn,

Vũng Rô, Cam Ranh thành những cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam, trong
đó đáng chú ý nhất là cảng Đà Nẵng và Cam Ranh, đây là những cảng có vị trí
địa lý tốt nhất của Việt Nam hiện nay.
Ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ còn có những bãi tắm sạch đẹp, những
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: các bãi tắm ở phía
đông bán đảo Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước ( Đà Nẵng ), Hà My,
Cửa Đại, Bãi Rạng, Tam Thanh...( Quảng Nam ), Quy Nhơn ( Bình Định ), Văn
Phong, Nha Trang ( Khánh Hòa )... và rất nhiều nơi khác. Các bãi tắm ở Nam
17


Trung Bộ là những bãi tắm sạch và đẹp, du khách khi đến đây không những được
tận hưởng cái mát lạnh, trong lành đến không ngờ của trời biển bao la, mà họ còn
tận hưởng được cái êm dịu của những bãi cát vàng, trắng mịn, thoải dài tít tắp mà
tầm mắt không thể nhìn thấy hết được. Hàng năm, các bãi biển trong vùng thu
hút hàng triệu người ở khắp nơi trên mọi miền đất nước cũng như trên thế giới
đến vui chơi, tắm biển và giả trí,... đây là một nguồn lợi kinh tế to lớn đối với cư
dân của vùng. Mặt khác, nhiều dãy núi chạy sát biển đã tạo nên những eo, vịnh
với cảnh quan vừa kỳ vĩ đầy quyến rũ, vừa nên thơ trong một môt trường khí hậu
trong lành, tạo cơ sở tốt cho việc phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ du
lịch.
Mặc dù có một tiềm nắng rất lớn nhưng do kinh tế còn nghèo, chưa có điều
kiện khai thác nên đến nay kinh tế biển của vùng mới chỉ giới hạn ở chỗ khai
thác tài nguyên nhằm giải quyết những nhu cầu cấp thiết trước mắt là chủ yếu,
chưa đủ điều kiện để đầu tư một cách căn bản và hiệu quả có tính bền vững. Để
tài nguyên biển thực sự trở thành một nguồn lợi kinh tế to lớn đòi hỏi phải có một
nguồn vốn lớn và một trình độ kinh doanh hiện đại, đây cũng là một đòi hỏi cấp
thiết của quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế của các tỉnh trong khu vực nhằm
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra.
2.1.1.6. Sinh vật

Nam Trung Bộ có độ che phủ thấp chỉ khoảng 40%, trong đó 97% là rừng gỗ,
còn lại là tre và nứa. Có rất nhiều loại gỗ, chim và thú quý như voi, bò tót, tê tê.
Các nguồn sinh vật quý hiếm này hiện nay còn được coi là tài nguyên rất có giá
trị với phát triển nhiều nguồn công nghiệp khai thác gỗ, lâm sản, vì thế ở vùng
này xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp chế biến gỗ lớn nhất cả nước, nổi
tiếng như Đà Nẵng, Quy Nhơn,...
Tài nguyên sinh vật dưới biển rất phong phú vì có vùng biển rộng và bờ biển
kéo dài với tổng số bãi cá, bãi tôm chiếm tỉ lệ lớn nhất cả nước , nổi tiếng với
nhiều ngư trường lớn như Ninh Thuận- Bình Thuận, Hoàng Sa- Trường Sa, với

18


trữ lượng lớn hải sản quý như cá thu, chim, ngừ, trích, đặc biệt có nguồn hải sản
tôm mực phong phú nhất cả nước.
2.1.1.7. Khoáng sản
Khu vực Nam Trung Bộ không nhiều khoáng sản, chủ yếu là các loại vật liệu
xây dựng. Ngoài ra còn có vàng, titan và đá quý. Có thể phát triển khai thác dầu
khí và sản xuất muối biển. Dưới thềm lục địa có bể trầm tích Quảng Nam- Đà
Nẵng đã phát hiện trữ lượng dầu khí khá lớn, cho nên Duyên hải Nam Trung Bộ
nếu được đầu tư khai thác thì có nhiều triển vọng hình thành một cơ cấu kinh tế
công nghiệp đa năng.
2.1.2. Điều kiện xã hội
2.1.2.1. Về dân cư và lao động
Đây là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc khác nhau, trong đó đa số
là người Kinh chiếm khoảng 90% dân số của khu vực. Các dân tộc thiểu số ở khu
vực có trình độ văn hóa và dân trí thấp, hoạt động kinh tế còn lạc hậu và đa số
sông ở các vùng cao, vùng miền núi nên đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ
lệ hộ nghèo( theo tiêu chuẩn mới) còn chiếm trên 60%. Kết quả các công trình
nghiên cứu về cư dân trong vùng cho thấy, tuy số dân các dân tộc thiểu số không

đông nhưng địa bàn cư trú lại rất rộng, chiến trên 60% diện tích trong vùng. Nhìn
tổng thể trong cư trú, sự đan xen giữa nhiều thành phần dân tộc trong một khu
vực địa lý ngày càng chiếm ưu thế. Người Kinh thường chiếm số đông ở các khu
vực thị trấn, gần các đường giao thông. Sự đan xen trong cư trú giữa nhiều nhóm
dân tộc trên cùng một khu vực địa ý đã góp phần tích cực vào sự nghiệp thúc đẩy
kinh tế- xã hội- văn hóa vùng miền núi phát triển, đưa nền kinh tế mang tính chất
tự nhiên, tự cung, tự cấp vốn có từ ngàn đời bước dần vào quỹ đạo của nền kinh
tế hàng hóa.
Với truyền thống cần cù, hiếu học chịu khó tìm tòi, tiết kiệm, không ngại gian
khó đã tạo nên một ưu thế rất lớn trong quá trình tiếp cận thị trường lao động ở
khu vực cũng như cả nước. Trong lao động, họ luôn biết mày mò, tìm kiếm, rèn
19


luyện để không ngừng nâng cao tay nghề, nhờ vậy người lao động Duyên hải
Nam Trung Bô thường được mệnh danh là “khéo tay, hay làm”, rất biết giữ gìn
uy tín nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, để tiếp cận và thâm nhập việc làm ở
những môi trường mới, họ thường chấp nhận mức lương vừa phải( thực tế
thường bằng khoảng 80% mức lương của cùng một tính chất công việc đối với
người tại chỗ), nhờ vậy được các nhà tuyển dụng lao động rất ưa chuộng.
Cùng với giá nhân công tương đối rẻ so với các khu vực khác, thực tế trên
phản ảnh tiềm năng về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển các dự
án đầu tư ở khu vực là rất lớn, và nguồn nhân lực này hoàn toàn có khả năng đáp
ứng mọi nhu cầu của công cuộc phát triển. Nếu biết khai thác tiềm năng và lợi
thế này, đồng thời có chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý, lao động Duyên hải
Nam Trung Bộ thực sự là một nguồn lực quan trọng cho các nhà đầu tư thực hiện
các ý đồ kinh doanh của mình tại khu vực.
2.1.2.2. Về văn hóa
Trước hết cần phải thấy rằng, điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, sự hình
thành và phát triển ở dải đất Nam trung Bộ này đã tạp nên vóc dáng, đời sống, xã

hội, giao tiếp của con người Duyên hải Nam Trung Bộ. Chính quá trình chống
chọi lại với thiên tai, địch họa từ bao đời đã tạo cho người dân nơi đây một sự rắn
chắc, can trường, một tinh thần dũng cảm, không ngại hy sinh gian khó, dễ dàng
thích nghi với mọi hoàn cảnh sẵn sàng ao vào những nơi khó khăn nhất. Bên
cạnh đó, những khó khăn của điều kiện tự nhiên đã tạo nên mối quan hệ đoàn kết,
hắn bó, tính bền chặt trong quan hệ cộng đồng theo kiểu “tối lửa tắt đèn có nhau”
để cùng hợp sức đấu tranh, tồn tại và phát triển. Tính đoàn kết, tương thân, tương
ái, giúp đỡ nhau luôn được đề cao và được cộng đồng xem đó là một truyền
thống tốt đẹp, mọi tiêu chí căn bản để đánh giá nhân phẩm của mỗi một cá nhân
trong cộng đồng. Ở các vùng nông thôn, dù cơ chế thị trường đang gõ cửa từng
nhà và đang tác động đến tất cả các nếp sinh hoạt, đời sống, hoạt động của người
dân, nhưng những nét văn hóa truyền thống nêu trên vẫn còn in đậm, tạo nên một
nét độc đáo trong đời sống văn hóa Việt Nam.

20


Nhưng mặt khác, nó cũng tạo nên tính bảo thủ, chi ly, thực tế, hay bằng lòng
với hiện tại, ngại thay đổi (dù rằng tháy đổi có thể mang lại lơi ích lớn hơn),
thường mong muốn có một cuộc sống ổn định, thanh bình, không thích “bon
chen”. Vì vậy, thường thiếu sự nhạy bén trong cơ chế thị trường, trí tuệ chậm đổi
mới, nhất là thiếu một tầm nhìn xa. Những đặc tính đó đã và đang tồn tại song
hành cùng sự “gấp gáp, chụp giật” của kinh tế thị trường đang diễn ra. Thực tế
đời sống xã hội đó đã phản ánh cái thực tại thấp kém của điều kiện kinh tế ở khu
vực. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay, đặc tính trên
đang dần dần thay đổi theo hướng thích ứng dần với cơ chế thị trường, và người
lao động Duyên hải Nam Trung Bộ đang ngày càng vươn xa đến tất cả mọi miền
đất nước để tìm kiếm những cơ hội phát triển ngày một tốt đẹp hơn.
Nhưng nét văn hóa có phần như đơn giản ấy đang tạo nên cho đất và người
Duyên hải Nam Trung Bộ có một phong thái đặc sắc , một sự mâu thuẫn đầy lý

thú trong sự xung đột mạnh mẽ và núi kéo nhau giữa các thành tố đối kháng
trong một chỉnh thể. Dù ở đâu, hay bất cứ con người nào trên vùng đất này đều
thấy một vẻ dịu dàng trong cái xung đột dữ dội của nội tâm ở cùng một con
người; một sự yên ắng đến hơi kỳ lạ của đời sống cộng đồng giữa cái lôi cuốn,
quyến rũ đầy ma lực của kinh tế thị trường với tiêu chí đồng tiền được đề cao
Những đặc điểm, tiền năng, lợi thế của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa,
xã hội như vừa nêu trên đã tác động vừa gián tiếp, vừa trực tiếp đến tình hình
phát triển các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Mỗi một nhân tố đều có những mặt
hạn chế và ưu thế khác nhau, vấn đề đặt ra là, trong quá trình phát triển, các địa
phương, cần phải quan tâm đến việc khắc phục những hạn chế, khai thác và phát
huy tối đa những ưu thế, những tiềm năng, nhằm tạo ra cho Duyên hải Nam
Trung Bộ một môi trường tốt trong hành trình tìm kiếm, kêu gọi đầu tư. Tiềm
năng chỉ thực sự trở thành lợi thế trong cạnh tranh khi con người biết tiềm năng
thành hiện thực để phục vụ sự phát triển của chính mình.
2.1.2.3. Về kinh tế

21


Nền kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ đến nay vẫn đang là nền kinh tế nông
nghiệp với nghề trồng lúa nước là chủ yếu, đây có thể như là một hình ảnh thu
nhỏ của nền kinh tế Việt Nam. Nó có những nét chung trong lịch sử phát triển
của cả nước như nông nghiệp lúa nước, công nghiệp chế biến và tiểu thủ công
nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, khai khoáng kinh tế du lịch
nhưng ở trình độ thấp hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống nhân sân còn thấp
hơn so với hai đầu đất nước.
Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn hạn chế, hệ thống đường giao thông,
điện, nước tuy có nhiều cố gắng xây dựng, phát triển nhưng nhìn chung thiếu
đồng bộ, nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở nông thôn và miền
núi. Hệ thống cảng biển hoạt động với chất lượng thấp, chấp vá. Thiết bị và công

nghệ của nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã lạc hậu, không đủ sức cạnh tranh,
nhất là đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, cá thể. Hệ
thống thị trường còn chưa đồng bộ, nhất là yếu kém về thị trường tài chính nên
chưa đủ sức tiếp nhận các nguồn lực phát triển mới bên ngoài. Có thể đánh giá
đặc điểm kinh tế Nam Trung Bộ qua một số mặt chủ yếu sau:
2.1.2.3.1. Trên lĩnh vực nông nghiệp:
Đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn còn đang là một ngành kinh tế quan trọng
nhất của đại bộ phận người dân trong vùng, sản xuất nông nghiệp vẫn đang tiếp
tục là một ngành sản xuất chủ lực, phục vụ trực tiếp điều kiện sống tương đối
thấp của đại bộ phận dân chúng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài cây lúa nước là cây trồng chủ lực, các loại
cây trồng khác như dâu để nuôi tằm ươm tơ dệt lụa (ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ),
dừa ( ở Bình Định ), hồ tiêu ( rải rác ở nhiều địa phương) cũng được người dân
trong vùng chú ý phát triển. Song, do những biến đổi về thị trường, về giá cả,
nhất là về chất lượng sản phẩm, các loại cây trồng trên sản xuất chỉ giữ ở mức độ
tự phát, nhỏ lẻ, không theo một quy hoạch phát triển cụ thể nào, nên giá trị cũng
như sản lượng thấp và rất bấp bênh.

22


Chăn nuôi ở Duyên hải Nam Trung Bộ có quy mô nhỏ, chủ yếu ở quy mô gia
định, có năng suất, sản lượng và chất lượng thấp. Hiện nghề chăn nuôi của vùng
đang đứng trước những thách thức vô cùng khắc nghiệt do dịch bệnh và thiên tai
nên người nông dân phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn.
Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản là một trong những ngành kinh tế có
chiều hướng phát triển tốt của Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, do xuất khẩu
các mặt hàng thủy hải sản gia tăng mạnh mẽ, nhất là các mặt hàng có giá trị kinh
tế cao như tôm, cá ngừ đại dương..., nghề nuôi trồng thủy sản ven biển các tỉnh
Duyên hải Nam Trung Bộ cũng gia tăng đáng kể. Song do thiếu kiến thức chuyên

môn, nhất là thiếu một quy hoạch lâu dài, người nuôi trồng thủy sản hay bị thất
bại, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển một nghề sản xuất rất tiềm năng này.
Trong nghề đánh bắt hải sản, mặc dù đã có chương trình đánh bắt xa bờ rất
quy mô, nhưng do nhiều nguyên nhân, đến nay chương trình đó coi như bị phá
sản, hàng ngàn tỷ đồng vốn vay từ chương trình này hoặc khoanh nợ, hoặc xóa
nợ, một số chủ thuyền ăn lên làm ra vẫn đang trong tình trạng chờ nhà nước xóa
nợ. Hiện nay, ngành đánh bắt hải sản đang cần có một sự đầu tư xây dựng thích
hợp, đồng bộ, với những trang thiết bị hiện đại và đội ngũ lao động nghề đánh bắt
có trình độ tương ứng.
2.1.2.3.2. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ là một ngành kinh tế còn non trẻ, mới
thực sự đi vào phát triển trong những năm 1995 đến nay, và hiện chưa có những
doanh nghiệp mạnh có đủ khả năng chi phối thị trường nội bộ khu vực. Các cơ sở
sản xuất chủ yếu tập trung ở các vùng đô và ven đô thị, nơi gần với thị trường
tiêu thụ và có kết cấu hạ tầng kỹ thuật tiện hơn.
Từ năm 2003 đến nay, bằng nhiều hình thức ưu đãi để khuyến khích các thành
phần kinh tế mở rộng đầu tư phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, ngành
sản xuất công nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đang dần có những dấu hiệu tích

23


cực. Cùng với việc một số khu công nghiệp được hình thành với cơ chế, chính
sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư khá hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà
đầu tư lớn trong nước cũng như trên thế giới, các cụm công nghiệp dành cho
những cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ và vừa được hình thành ở nhiều nơi, đã thu
hút một lượng vốn rất lớn từ dân chúng.
Hiện toàn vùng đã có 6 khu kinh tế, 34 khu công nghiệp tập trung phát triển
các ngành công nghiệp chủ lực có quy mô lớn như lọc hóa dầu, năng lượng, lắp
ráp ô tô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nông lâm thủy sản, hóa chất,

vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp
thông tin, dệt máy, da giày…, với các sản phẩm chủ lực là hóa dầu, thủy điện, ô
tô, hải sản, dệt may, da giày, cao su.
2.1.2.4. Về du lịch
Khi phân tích điều kiện để phát triển kinh tế du ịch của các tỉnh Duyên hải
Nam Trung Bộ ta thấy, nếu xem xét về tiềm năng, đây là một khu vực có đầy đủ
những điều kiện để phát triển một ngành kinh tế du lịch dịch vụ tỏng hợp với
nhiều ưu thế hơn hẳn các khu vực khác của đất nước.
Với ưu thế của một khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên và những di tích
lịch sử văn hóa nổi tiếng trên thế giới, và một vùng biển đảo trải dài trên 700km,
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện để xây dựng một ngành kinh tế du
lịch dịch vụ tổng hợp hiện đại phát triển.
Đi dọc ven biển từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa là du khách đang đi qua những
vùng miền văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc Việt Nam. Mỗi một vùng đất có
những nét riêng có của từng vùng miền đến những nét có tính hòa quyện, đan xen
từ văn hóa nhiều vùng miền đến những nét có tính hòa quyện, đan xen từ văn hóa
nhiều vùng miền của đất đước Việt Nam được hội tụ và thể hiện bằng những nét
riêng của con người vùng đất này. Chính những nét vừa có tính chung lại vừa có
những nét riêng biệt đặc trưng đó của văn hóa, đã tạo cho đất và người các tỉnh

24


×