Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

ÁP DỤNG mô HÌNH MIKE 11 ECOLAB ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu đến CHẤT LƯỢNG nước SÔNG NHUỆ đáy đoạn CHẢY QUA KHU vực THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 73 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018

TÊN ĐỀ TÀI
ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 ECOLAB ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA KHU VỰC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học tự nhiên

HÀ NỘI, THÁNG 5 – NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018
TÊN ĐỀ TÀI
ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 ECOLAB ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA KHU VỰC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học tự nhiên
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Khánh Huyền
Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc:
Kinh
Lớp, khoa: ĐH5QM2, Khoa Môi Trường
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Quản Lý Môi Trường
Người hướng dẫn: Th.s Trần Ngọc Huân

HÀ NỘI, THÁNG 5 – NĂM 2018


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài:
Áp dụng mô hình MIKE 11 ECOLab đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua khu vực thành phố Hà Nội
- Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Hải Đăng
2. Lưu Ngọc Anh
3. Nguyễn Khánh Huyền
4. Lù Văn Quý
5. Hà Thị Trang
- Lớp: ĐH5QM2
Khoa: Môi trường
- Năm thứ: 3
Số năm đào tạo: 4 năm
- Người hướng dẫn: Th.S Trần Ngọc Huân

2. Mục tiêu đề tài:
Áp dụng mô hình MIKE 11 ECOLab đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến
chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua khu vực thành phố Hà Nội.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đây là nghiên cứu đầu tiên của sinh viên về việc đánh giá ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu (tăng nhiệt độ) đến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua khu
vực thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng mô hình MIKE 11 ECOLab để tính toán
sự ảnh hưởng của thông số nhiệt độ đến các thông số chất lượng nước DO, NH 4+,
NO3-, BOD5.
4. Kết quả nghiên cứu:
Mô hình MIKE 11 ECOLab có thể được sử dụng để tính toán ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu (tăng nhiệt độ) đến chất lượng nước sông. Trong đề tài nghiên cứu,
mô hình MIKE 11 ECOLab được sử dụng số liệu đo thực tế nên cho độ tin cậy cao.
- Sử dụng mô hình MIKE 11 ECOLab đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến
chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua khu vực thành phố Hà Nội cho thấy
kết quả sau:
+ Chất lượng nước trên sông Nhuệ có xu hướng giảm với Nồng độ NH 4+ tăng
5.09% với Kịch bản RCP 4.5 và tăng 5.01% với kịch bản RCP 8.5; nồng độ BOD 5 tăng
7.97 % cả 2 kịch bản; nồng độ DO giảm 3.95 % với kịch bản RCP 8.5.
+ Chất lượng nước trên sông Đáy có xu hướng tăng với Nồng độ DO tăng 29.87
% cả 2 kịch bản. Nồng độ NO 3- giảm 6.15 % với Kịch bản RCP 4.5 và giảm 7.69 %


với kịch bản RCP 8.5. Nồng độ NH4+ giảm 1.09% với kịch bản RCP 8.5. Nồng độ
BOD5 giảm 0.1 % với Kịch bản RCP 4.5 và giảm 0.48 % với kịch bản RCP 8.5
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (tăng nhiệt độ) đến chất
lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua khu vực thành phố Hà Nội bằng việc sử
dụng mô hình MIKE 11 ECOLab.

- Mô hình có độ chính xác khá cao nên có thể sử dụng tính toán, đánh giá sự ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước cho các sông trên lãnh thổ Việt Nam,
giúp đánh giá được một cách tổng quan và chính xác.
- Cung cấp bộ thông số có độ tin cậy cao phục vụ cho viêc làm các đề tài liên quan sau
này.

Ngày 8 tháng 5 năm 2018
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài:
- Nghiên cứu đã tổng quan được nghiên cứu về BDKH trên thế giới và Việt Nam,
cũng như những tác động của nó đến chất lượng nước và mối liên hệ tương tác giữa
biến đổi nhiệt độ không khí và nhiệt độ của nước.
- Nghiên cứu đã khái quát được đặc điểm chất lượng nước khu vực nghiên cứu
và tính toán xác định được các tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải: sinh hoạt, công
nghiệp.
- Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng thành công mô hình MIKE 11 ECOlab mô
phỏng diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ đoạn chảy qua thành phố Hà Nội.


- Nghiên cứu tiến hành, mô phỏng đánh giá ảnh hướng của việc thay đổi điều
kiện nhiệt độ không khí do tác động của BĐKH đến diễn biến chất lượng nước đoạn
sông nghiên cứu bằng mô hình MIKE 11 ECOLab.

Xác nhận của trường đại học
(ký tên và đóng dấu)

Ngày

tháng
năm
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC BẢNG

BĐKH
EPA
GDP
IPCC
LVS
TP
WHO

:
:
:
:
:
:
:


Biến đổi khí hậu
Cơ quản Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
Tổng sản phẩm quốc nội
Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
Lưu vực sông
Thành phố
Tổ Chức Y Tế Thế Giới


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là hai cụm từ rất quen thuộc trong
những năm gần đây đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Hậu quả của hai vấn
đề trên không còn chỉ gói gọn trong lĩnh vực môi trường nữa mà đã ảnh hưởng đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy nhiều quốc gia đang ngày một chú trọng và
hướng tới việc phát triển bền vững để đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội
và bảo vệ môi trường.
Việt Nam là một trong những nước đã và đang chịu thiệt hại nặng nhất của biến
đổi khí hậu. Dự kiến đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng lên 3 0C và
mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 1 m, 11% diện tích sẽ bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng
đến nền kinh tế và đời sống nhân dân vùng ven biển cả nước. Bên cạnh những tác
nhân khách quan, còn phải kể tới Việt Nam cũng là một nước đang “góp phần” vào sự
biến đổi khí hậu của thế giới. Là một quốc gia đang phát triển, có sự chuyển mình
mạnh mẽ, nhưng đi đôi với việc phát triển đó là sự đánh đổi về môi trường tự nhiên.
Nước thải từ các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường không
khí,.v.v.. đang đặt ra những thách thức đối với các nhà quản lí môi trường tại Việt
Nam.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là một đô thị phát triển bậc nhất của cả nước,
với mức tăng trưởng GDP luôn dẫn đầu. Đi đôi với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm
môi trường đáng báo động tại các thành phố, ngày càng nhiều những con “sông chết”

xuất hiện, ngày càng nhiều những cảnh báo về chất lượng môi trường vượt mức quy
định. Vấn đề môi trường ngày trở thành một đề tài nóng tại thủ đô trong những năm
trở lại đây.
Hiện nay trong mọi lĩnh vực, không một lĩnh vực nào là không nói đến mô
hình. Lịch sử phát triển của con người đã từng sử dụng rất nhiều mô hình. Mô hình là
những bức tranh về thực tế và là công cụ để giải quyết nhiều vấn đề. Trong thực tế,
con người đã sử dụng mô hình vật lý của con tàu để xác định mặt nghiêng, giúp con
tàu có được sự cân bằng trong nước. Từ đó, chuyên gia hàng đầu về mô hình môi
trường người Đan Mạch Jorgensen M.E cho rằng mô hình môi trường phải mang
những đặc tính lưu ý đến khía cạnh quản lí hay vấn đề mang tính khoa học. Mô hình
vật lý và mô hình toán đang là hai mô hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu như
mô hình vật lý, ví dụ mô hình chiếc tàu thí nghiệm dùng để đo lường các tham số thủy
động lực học, thì mô hình toán dùng để mô tả các đặc trưng chính của hệ sinh thái và
những vấn đề liên quan bằng ngôn ngữ toán học. Mô hình toán đang được đặc biệt chú

9


ý trên thế giới hiện nay. Nhiều hội nghị hội thảo lớn về phương pháp mô hình được tổ
chức trên toàn thế giới.
Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy, là một
con sông chảy qua địa phận thành phố Hà Nội, có ý nghĩa lớn trong việc điều hòa khí
hậu, môi trường cảnh quan của khu vực. Tuy nhiên hiện nay dưới tác động của biến
đổi khí hậu và tác động của con người con sông đang bị ô nhiễm trầm trọng, xảy ra các
hậu quả to lớn về môi trường. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học
công nghệ phát triển, xã hội ngày càng quan tâm đến môi trường hiện nay, nhóm
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Áp dụng mô hình MIKE 11 ECOLab đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua
khu vực thành phố Hà Nội”.
Mục tiêu nghiên cứu

Áp dụng mô hình MIKE 11 ECOLab đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến
chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua khu vực thành phố Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các thông số chất lượng nước sông Nhuệ Đáy gồm BOD5, nhiệt độ, DO, NH4+, NO3- do ảnh hưởng của việc thay đổi điều kiện
nhiệt độ trong bối cảnh biển đổi khí hậu.
Địa điểm nghiên cứu: Sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua thành phố Hà Nội từ
cống Liên Mạc đến khu vực ngã ba Phủ Lý.
Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
Kế thừa các đề tài, dự án, chương trình đã và đang thực hiện có liên quan đến
lưu vực sông Nhuệ về tài liệu, số liệu, bản đồ và vị trí lấy mẫu. Tài liệu thu thập được
xử lý, đưa lên thành bảng biểu, đồ thị và phân tích, phân loại để từ đó xác định những
vấn đề cần đánh giá.
Thu thập số liệu, tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội. Các
thông tin từ về nguồn thải, số liệu chất lượng nước bằng các phương pháp tổng hợp số
liệu từ các địa phương trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy và các cơ quan quản lý nhà
nước về lĩnh vực môi trường.
2. Phương pháp mô hình toán:
Là phương pháp chính sử dụng trong nghiên cứu, cụ thể là sử dụng mô hình
MIKE 11 ECOLab để đánh giá sự biến đổi của chất lượng nước sông Nhuệ theo thời
gian và không gian.

10


Tổng quan về các
vấn đề nghiên cứu
Dữ
liệu
đầu

vào

Xây dựng mô hình chất
lượng nước
Kết quả dự báo, đánh giá
tác động của biến đổi khí
hậu đến chất lượng nước
Cơ sở dữ liệu về hệ thống
thông tin địa lý

Lựa
chọn
kịch
bản
BĐKH

Sơ đồ ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến
chất lượng nước

Sơ đồ nghiên cứu
3. Phương pháp ước tính tải lượng ô nhiễm
Sử dụng bảng đánh giá nhanh các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
của WHO (1993) để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong nước thải
sinh hoạt lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua thành phố Hà Nội trên cơ sở số
lượng dân số trong khu vực nghiên cứu.
Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm
Tác nhân gây ô nhiễm
Tải lượng
Chất rắn lơ lửng (SS) (g/ngđ)

170-200
BOD5 (g/ngđ)
45 - 54
COD (g/ngđ)
(1,6-1,9) BOD5
Tổng Nitơ (g/ngđ)
6 -12
NO3
0,4x Tổng N
+
NH4
0,6 x Tổng N
Tổng Photpho (g/ngđ)
0,6 - 4,5
Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp
của lưu vực sông dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm làm cơ sở chạy mô hình MIKE
11 ECOLab.

11


Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận của báo cáo, nghiên cứu được chia thành ba
chương chính:
Chương I: Tổng quan về nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chất
lượng nước và đặc điểm khu vực nghiên cứu
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
Chương III: Ứng dụng mô hình MIKE 11 ECOLab đánh giá ảnh hưỏng của
biến đổi khí hậu đến chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy


12


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chất lượng
nước
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
a. Biểu hiện BĐKH
Biến đổi khí hậu là vấn đề đã, đang được thế giới quan tâm và chú trọng trong
những năm gần đây. Theo số liệu quan trắc tại nhiều quốc gia cho thấy, Trái Đất đang
nóng lên với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển; băng
tuyết đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực
thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Theo báo cáo của Ủy Ban Liên
Chính Phủ Về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC), nhệt độ trung bình toàn cầu và mực nước
biển tăng trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong 25 năm gần đây. Trong thế kỷ XX,
trên khắp các châu lục và đại dương, nhiệt độ có xu thể tăng rõ rệt. Độ lệch chuẩn của
nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,24 0C, sai khác lớn nhất giữa hai năm liên tiếp là
0,290C (giữa năm 1976 và năm 1977), sự gia tăng nhiệt độ thế kỷ 20 là 0,75 0C, nhanh
hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử kể từ thế kỷ XI đến nay. [15]
Tác động của BĐKH là tác động mang tính chất toàn cầu, với diện tác động
lớn, quy mô rộng, có tầm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong
thời kỳ 1901 – 2005, xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và
giữa các tiểu khu trên từng khu vực. Ở Bắc Mỹ, mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở
Bắc Canada nhưng lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo
Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây.
Từ năm 1970 đến nay có thể do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra một
số biến cố: gia tăng và mở rộng các hồ băng, tăng phần đất nền trên các khu vực băng
vĩnh cửu và tuyết lở tại các vùng núi lân cận; các sông, hồ nóng lên do thay đổi cơ chết

nhiệt và chất lượng nước. [14]
Nhận biết được thực trạng và tầm quan trọng của biến đổi khí hậu, từ năm 1988
Ủy Ban Liên Chính Phủ Về Biến Đổi Khí Hậu được thành lập, là một cơ quan khoa
học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây
ra, đây được coi là một bước tiến lớn của nhân loại trong nhận thức về biến đổi khí
hậu. Bên cạnh đó thế giới cũng công nhận rất nhiều các nghiên cứu, đánh giá về biến
đổi khí hậu. Nhà vật lý học người Ai-len, John Tyndall (1861) cho rằng: “Hơi nước
như một tấm chăn cần thiết cho sự sống của cây cỏ trên Trái Đất hơn là cho con
13


người”. Hơn một thế kỉ sau, để tưởng nhớ tới Tyndall, tại Anh, người ta đã dùng tên
của ông để đặt cho một tổ chức nghiên cứu khí hậu. Kỹ sư người Anh, Guy Callendar
(1938) sử dụng số liệu của 147 trạm khí tượng trên thế giới và chỉ ra rằng nhiệt độ đã
và đang tăng lên trong suốt thế kỷ qua. Ông cũng chỉ ra rằng nồng độ CO 2 cũng tăng
lên trong khoảng thời gian đó và đây có thể chính là nguyên nhân của sự ấm lên toàn
cầu. Nhưng “Hiệu ứng Callendar” đã bị đông đảo các nhà khí tượng học thời đó
không công nhận. Stern Review (2006) kết luận rằng: “Biến đổi khí hậu có thể gây
thiệt hại đến GDP toàn cầu đến 20% nếu không cố gắng khắc phục - trong khi đó
những cố gắng giảm tác nhân gây ra biến đổi khí hậu chỉ làm giảm 1% GDP toàn cầu”.
[12]
b. Nguyên nhân gây ra BĐKH
BĐKH được định nghĩa là sự biến đổi trạng thái khí hậu so với trung bình hoặc
giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài. Biến đổi khí hậu có thể
do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc do các tác động tự nhiên bên ngoài hoặc do
con người làm thay đổi thành phần khí quyển
Nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự biến động của cường độ bức xạ mặt trời
chiếu xuống Trái đất, sự thay đổi góc nghiêng của trục trái đất, sự biến động của các
quá trình nội sinh như núi lửa phun trào, sự dịch chuyển của các lục địa…
Tuy nhiên phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng, hoạt động của con

người đã và đang làm BĐKH toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm
1750), do con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu xuất phát từ các
nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào Khí quyển ngày
càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như CO 2, CH4, N2O, CFCs, HCFCs. Sự
tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính.
c. Tác động BĐKH đến tài nguyên nước
Không chỉ ảnh hưởng các nền kinh tế trên thế giới, biến đổi khí hậu còn có tác
động lớn đến chất lượng môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường nước. Nghiên
cứu “Impacts of climate change on surface water quality in relation to drinking water
production” được đăng trên trang chủ tạp chí Science Direct ngày 29 tháng 7 năm
2009. Nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt nói
chung và có xu hướng suy thoái về chất lượng nước uống, từ đó dẫn đến sự gia tăng
các tác nhân có hại đến sức khỏe tiềm tàng. Nghiên cứu chỉ ra cho thấy trong số các
thông số về chất lượng nước thì chất hữu cơ hòa tan, vi chất và mầm bệnh dễ bị ảnh
hưởng (có thể tăng hoặc giảm) do hậu quả của nhiệt độ tăng và các hiện tượng thời tiết
cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Các bệnh do nước gây ra có khả năng cao liên
quan đến biến đổi khí hậu nhưng ít. [13]
14


Bài báo “Climate impacts on water resources” được đăng tải trên website của
Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) chỉ ra biến đổi khí hậu làm tăng nhu cầu
nước trong khi nguồn cung cấp nước ngày càng thu hẹp, ngược lại ở một số khu vực
nhu cầu nước ít bị ảnh hưởng nhưng lại bị tác động bởi lũ lụt hay nước biển dâng. Bài
báo chỉ ra biến đổi khí hậu tác động lớn đến chu trình nước, khả năng cung cấp nước
và chất lượng nước. Điển hình là tại hệ thống sông Colorado - nguồn cung cấp nước
chính cho vùng tây nam Hoa Kỳ, nó cung cấp nước cho 33 triệu người tại các thành
phố lớn như Los Angeles, Las Vegas,… đang bị suy giảm nguồn cấp nước do hạn hán,
giảm lượng mưa mùa đông và tuyết rơi, điều này tác động lớn đến thủy điện, khả năng
lưu trữ nước, lưu lượng các dòng chảy và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người

dân tại khu vực này. [14]
Theo nghiên cứu “Estimating Stream Temperature from Air Temperature:
Implications for Future Water Quality”, nhiệt độ nước là đặc tính quan trọng của chất
lượng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái nước ngọt. Nghiên cứu
này xem xét mối quan hệ thực nghiệm giữa nhiệt độ sông và nhiệt độ không khí,
những mối quan hệ này được sử dụng để ước tính hiệu quả ảnh hưởng của việc tăng
nhiệt độ không khí đến tăng nhiệt độ nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ nước sẽ
tăng khoảng 0.6 - 0.80C khi nhiệt độ không khí tăng 10C. Nghiên cứu đã góp phần cho
công tác dự báo về tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước, từ đó giúp các
nhà quản lí có thêm cơ sở để đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động BĐKH. [18]
d. Xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng lên với
sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển; băng và tuyết đã và
đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực thu hẹp
đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Theo báo cáo AR5 – IPCC 2014, đã đưa ra
các kịch bản phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, RCP 2.6 là nhóm kịch bản phát triển
thuộc nhóm thấp, RCP 8.5 là nhóm kịch bản phát triển thuộc nhóm cao, RCP 6.0 và
RCP 4.5 hai nhóm kịch bản ổn định.
Lượng khí thải CO 2 tích lũy gây ra sự ấm lên trên phần lớn bề mặt trái đất vào
cuối thế kỷ XXI và lâu hơn nữa. Hầu hết các vấn đề của biến đổi khí hậu sẽ vẫn tồn
tại trong nhiều thế kỷ, ngay cả khi lượng khí thải CO 2 không tiếp tục gia tăng. Điều
này cho thấy lượng khí thải CO2 trong không khí là thủ phạm chủ yếu gây ra biến đổi
khí hậu kéo dài nhiều thế kỷ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

15


Hình 1.1. Sự gia tăng nồng độ CO2
Theo IPCC (2014), đến cuối thế kỷ XXI nhiệt độ bề mặt trái đất có thể vượt quá
1.5 C, so với trung bình giai đoạn 1850 - 1900, cho tất cả các kịch bản trừ RCP 2.6.

Với 2 kịch bản RCP 6.0 và RCP 8.5, nhiệt độ có thể vượt quá 2 0C. Sự ấm lên sẽ tiếp
tục sau năm 2100 theo tất cả các kịch bản trừ RCP 2.6.
0

16


17


Hình 1.2. Một số kịch bản BĐKH
(Nguồn: IPCC, 2014) [16]
Theo báo cáo của Ủy Ban Liên Chính Phủ Về Biến Đổi Khí Hậu, nhệt độ trung
bình toàn cầu và mực nước biển tăng trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong 25 năm
gần đây.
Trong thế kỷ XX, trên khắp các châu lục và đại dương, nhiệt độ có xu thể tăng
rõ rệt. Độ lệch chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,24 0C, sai khác lớn nhất giữa
hai năm liên tiếp là 0,290C (giữa năm 1976 và năm 1977), sự gia tăng nhiệt độ thế kỷ
XX là 0,750C, nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử kể từ thế kỷ XI đến nay.
e. Ứng dụng mô hình MIKE 11 ECOLab trên thế giới
Theo Jorgensen: “Những mô hình toán đang được chú ý, đặc biệt trên thế giới
hiện nay”. Thực tế đã ghi nhận trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu,
đánh giá, trong đó đã sử dụng mô hình hóa là công cụ chính. MIKE 11 ECOLab là một
trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Điển hình như
nghiên cứu của J. Liang, Q. Yang, T. Sun, J. D. Martin và H. Sun (2015).“Mô hình
chất lượng nước MIKE 11 làm công cụ đánh giá các kế hoạch, kịch bản quản lý chất
lượng nước”. Nghiên cứu đã trình bày sự phát triển của mô hình chất lượng nước như
một công cụ để đánh giá, thay thế các kịch bản quản lý nước cho lưu vực sông Bắc
Kinh, Trung Quốc. Kết quả mô hình cho thấy nhu cầu Oxy hóa mô phỏng, nhu cầu
Oxy hóa học, hàm lượng Ammoniac và tổng Photpho phát triển theo xu hướng tăng

chung cho các kịch bản. Tại các kịch bản khác nhau cho kết quả mô phỏng khác nhau,
do ở mỗi kịch bản có các biện pháp làm sạch, giảm thiểu riêng. [17]
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
a. Tác động BĐKH tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới
chịu tổn thương nhất do hiện tượng nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai
Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh).
Trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 – 0,7 0C, mực
nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina cùng lúc tác động
mạnh mẽ. BĐKH đã làm cho những thiên tai đặc biệt như bão, lũ và hạn hán ngày
càng trở nên khốc liệt.
BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp:
diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đặc biệt là một phần đáng kể ở đồng bằng sông
Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị ngập
mặn do nước biển dâng. Trong những năm qua, dưới tác động của BĐKH, tần suất và
18


cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, các cơ sở
hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính trong 15
năm trở lại đây, các loại thiên tai như: bão lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán,
xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm
thương vong và mất tích hơn 10.711 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng
1,5% GDP/năm. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ
trung bình năm tại Việt Nam tăng khoảng 2 - 3 0C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa
mùa tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm. Tác động của BĐKH đến nước ta là
rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Tài nguyên nước tại Việt Nam cũng đã và đang phải hứng chịu những tác động

nặng nề của BĐKH. Các đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước tại 7 lưu
vực sông: sông Hồng, Thái Bình, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và ĐBSCL cho thấy tác
động mạnh mẽ nhất sẽ xảy ra ở ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng – Thái Bình. ĐBSCL
diện tích đất bị ảnh hưởng mặn chiếm tới 2.500.000 ha vào năm 2050. Lưu vực sông
Đồng Nai, dòng chảy giảm cùng với tác động của nước biển dâng sẽ khiến mặn lấn sâu
vào thêm 10 km, khoảng 300.000 ha ở hạ lưu bị ảnh hưởng ngập lụt do thượng nguồn.
Điều này tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với TP.Hồ Chí
Minh.
Đối với đồng bằng sông Hồng đến năm 2100 mặn xâm nhập sâu thêm vào đất
liền từ 3 – 9 km. Lũ thượng nguồn gia tăng, lưu lượng đỉnh lũ tăng từ 11 - 25% vào
năm 2100 kết hợp với nước biển dâng sẽ dẫn đến mực nước dọc sông dâng cao hơn,
uy hiếp đến an toàn hệ thống hồ chứa thượng nguồn và gần 3.000 km của hệ thống đê
bảo vệ cho đồng bằng.
Cũng theo phân tích của các nhà khoa học, dưới tác động của biến đổi khí hậu
khiến dòng chảy các sông thay đổi về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sản lượng điện của các
nhà máy thủy điện. Ngoại trừ lưu vực sông Hồng – Thái Bình và sông Cả, các lưu vực
còn lại, điện lượng trung bình hàng năm có xu hướng giảm dần khoảng 3% vào năm
2050 và 6% vào năm 2100.
Đặc biệt, nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp cũng là vấn đề cấp thiết khi nhiệt
độ tăng lên, bốc thoát hơi nước nhiều, lượng mưa trong mùa khô giảm. Theo tính toán,
tại Đồng Nai nhu cầu nước tưới sẽ là nhiều nhất, lên đến 50% vào cuối thế kỷ 21.
Tại Việt Nam rất nhiều các nghiên cứu khoa học, bài báo về BĐKH đã được ghi
nhận và được thực hiện từ sinh viên đến các nhà khoa học hàng đầu đất nước, có thể
kể đến một số đề tài “Nghiên cứu phát triển bộ chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu
phục vụ công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.”, “Mê Kông chống chịu với
19


biến đổi khí hậu: Nuôi dưỡng dòng chảy sự sống”, bài báo “Tài nguyên nước chịu tác
động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu” được đăng tại website của Tổng Cục Môi Trường

, Bộ Tài Nguyên Môi Trường.
Các bài báo, nghiên cứu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH
tới Việt Nam và tài nguyên nước tại Việt Nam đang bị suy thoái nặng nề, hồ cạn kiệt
vào mùa khô, nước ngầm ngày càng bị suy thoái, an ninh về nước đang không được
đảm bảo tại nhiều địa phương,vì vậy thích ứng với BĐKH trong quản lý tài nguyên
nước là yêu cầu cấp bách hiện nay, các kết quả nghiên cứu đều được đánh giá cao và
phục vụ rất nhiều trong công tác giảm thiểu, phòng tránh tác động của BĐKH.
b. Kịch bản BĐKH tại Việt Nam (năm 2016)
Theo kịch bản BĐKH tại Việt Nam của Bộ Tài Nguyên Môi Trường năm 2016,
có đưa ra 4 kịch bản phát thải khí nhà kính chính:
Kịch Bản Nồng Độ Khí Nhà Kính Cao (RCP 8.5) được phát triển bởi Viện Phân
Tích Hệ Thống Ứng Dụng Quốc Tế Úc. Kịch bản RCP 8.5 được đặc trưng bởi bức xạ
tác động tăng liên tục từ đầu thế kỷ và đạt 8,5 W/m 2 vào năm 2100, tiếp tục tăng tới 13
W/m2 vào năm 2200 và ổn định sau đó. [2]
Kịch Bản Nồng Độ Khí Nhà Kính Trung Bình Cao (RCP 6.0) được phát triển
bởi nhóm nghiên cứu mô hình AIM tại Viện Nghiên Cứu Môi Trường (NIES), Nhật
Bản. RCP 6.0 là một trong hai kịch bản trung bình với bức xạ tác động ổn định. Bức
xạ tác động trong RCP 6.0 tăng tới mức khoảng 6,0 W/m 2 vào năm 2100 và ổn định
sau đó với giả thiết là áp dụng các công nghệ và chiến lược giảm phát thải khí nhà
kính. [2]
Kịch Bản Nồng Độ Khí Nhà Kính Trung Bình Thấp (RCP 4.5) được phát triển
bởi nhóm nghiên cứu mô hình GCAM tại Phòng Thí Nghiệm Quốc Tế Tây Bắc Thái
Bình Dương, Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Toàn Cầu (JGCRI), Hoa Kỳ. Đây cũng là
kịch bản có bức xạ tác động ổn định, trong đó tổng bức xạ tác động đạt tới mức
khoảng 4,5 W/m2 vào năm 2065 và ổn định tới năm 2100 và sau đó, không có sự tăng
đột ngột trong một thời gian dài. [2]
Kịch Bản Nồng Độ Khí Nhà Kính Thấp (RCP 2.6) được phát triển bởi nhóm mô
hình MAGE của Cơ Quan Đánh Giá Môi Trường Hà Lan (PBL). Trong RCP 2.6, bức
xạ tác động đạt đến giá trị khoảng 3,1 W/m2 vào giữa thế kỷ, sau đó giảm về giá trị 2,6
W/m2 vào năm 2100 và tiếp tục giảm sau đó. Để đạt được mức bức xạ tác động thấp

này, phát thải khí nhà kính phải giảm một cách đáng kể theo thời gian. [2]
Thời kỳ cuối thế kỷ (2081 - 2100) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng
0,3°C ÷ 1,7°C đối với kịch bản RCP 2.6; 1,1°C ÷ 2,6°C đối với kịch bản RCP4.5;
1,4°C ÷ 3,1°C đối với kịch bản RCP 6.0 và 2,6°C ÷ 4,8°C đối với kịch bản RCP8.5.
20


Nhìn chung nhiệt độ tăng không đồng nhất theo các khu vực. Gần như chắc chắn rằng
nhiệt độ trung bình thời kỳ 2081 - 2100 có thể tăng trên 2oC so với thời kỳ 1986 - 2005
theo kịch bản RCP 8.5. [2]

c. Các nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH đến tài nguyên nước
Tại Việt Nam trong những năm vừa qua các nhà khoa học đã có nhiều nghiên
cứu khác nhau trong lĩnh vực BĐKH và ảnh hưởng của nó đến mọi lĩnh vực đời sống,
ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình hóa trong việc mô phỏng, dự báo,
đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường, có thể kể đến:
Bài báo “Tài nguyên nước chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu” được
đăng tại website của Tổng Cục Môi Trường, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Bài báo
đã chỉ ra tài nguyên nước tại Việt Nam đang bị suy thoái nặng nề, hồ cạn kiệt vào mùa
khô, nước ngầm ngày càng bị suy thoái do khai thác quá mức, an ninh về nước đang
không được đảm bảo tại nhiều địa phương. Thích ứng với BĐKH trong quản lý tài
nguyên nước là yêu cầu cấp bách hiện nay, nhưng việc triển khai lại chậm chạp, thiếu
cụ thể, chưa tập trung vào những khâu chính, nội dung chính của nguồn nước và các
yếu tố ảnh hưởng. [6]
Nghiên cứu “Mô hình hóa dòng chảy và chất lượng nước mặt của hệ thống
sông 3S (Sê Kong, Sê San và Serepok)” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang và Đào
Nguyên Khôi – Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh. Nghiên cứu đã áp dụng thành công mô hình SWAT cho mô phỏng dòng
chảy và chất lượng nước tại hệ thống sông 3S. Kết quả nghiên cứu chính là cơ sở khoa
học cho nghiên cứu tiếp theo trong việc tính toán tải lượng chất dinh dưỡng xả thải vào

môi trường nước ở mỗi lưu vực Sê Kông, Sê San và Sêrêpôk hoặc từ mỗi quốc gia và
lập bản đồ phân bố không gian cho tải lượng chất thải. Xa hơn nữa là các nghiên cứu
về tác động của tháng 2 năm 2016, cũng như thay đổi sử dụng đất lên chế độ thủy văn
và chất lượng nước ở lưu vực này, từ đó, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra
chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế và bảo vệ nguồn nước. [17]
d. Ứng dụng mô hình MIKE 11 ECOLab tại Việt Nam
Ở Việt Nam, một số cơ quan đã có bản quyền sử dụng phần mềm MIKE, như
Viện Qui Hoạch Thủy Lợi, Viện Khoa Học Thủy Lợi và mới đây là Trường Đại Học
Thủy Lợi. Theo Viện Qui Hoạch Thủy Lợi, MIKE 11 ECOLab đã được sử dụng cho
hầu hết các lưu vực sông lớn ở Việt Nam, trong đó có lưu vực sông Hồng và sông Thái
Bình. Kết quả tính toán MIKE 11 cũng đã được áp dụng rộng rãi trong các qui hoạch

21


thủy lợi, quản lý vận hành hệ thống hồ chứa đa mục tiêu, quản lý hệ thống công trình
thủy lợi, giám sát và quản lý môi trường ngùôn nước, thiết kế xây dựng công trình.
Trong thực tế có rất nhiều các công trình nghiên cứu đã sử dụng mô hình MIKE
11 ECOLab. Ví dụ: “Ứng dụng mô hình MIKE 11 tính toán thủy lực, chất lượng nước
cho lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai“, “Nghiên cứu áp dụng mô hình MIKE 11 tính
toán chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy“ – Lê Vũ Phong, Trần Hồng Thái, Phạm
Văn Hải – Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, kết quả của nghiên cứu
cho thấy chất lượng nước trên sông Nhuệ và sông Đáy đã xấu hơn nhiều so với tiêu
chất lượng nước mặt tại Việt Nam và nếu không có sự tác động của các nhà quản lí sẽ
ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đã khuyến nghị áp dụng
công cụ mô hình để tính toán, dự báo chất lượng môi trường nước tại các sông tại Việt
Nam, với các kịch bản khác nhau. [8] Nghiên cứu “Ứng dụng mô hình MIKE 11
ECOlab mô phỏng chất lượng nước sông Nhuệ Đáy đoạn từ Phủ Lý đến Như Tân”.
Trong nghiên cứu này, phương pháp mô hình toán đã được sử dụng trong việc mô
phỏng chế độ thủy văn, thủy lực và chất lượng nước cho hệ sông Đáy đoạn từ Phủ Lý

đến Như Tân. Kết quả tính toán, mô phỏng thủy văn, thủy lực chất lượng nước bằng
mô hình MIKE 11 ECOlab khá tốt, cho thấy khả năng ứng dụng hiệu quả của mô hình.
Tuy nhiên để có thể sử dụng mô hình tốt hơn nữa trong hiện tại và tương lai, đòi
hỏi số liệu quan trắc thủy văn, thủy lực và chất lượng nước cần đồng bộ, dày đặc và
chính xác hơn.[4] Nghiên cứu “Ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá chất lượng nước
sông Nhuệ đoạn chảy qua thành phố Hà Nội“, đã sử dụng module ECOlab làm công
cụ tính toán. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tại thời điểm nghiên cứu,chất lượng nước sông
Nhuệ đang có chiều hướng suy giảm, đặc biệt là các chỉ tiêu DO, NH 4+, BOD5. Theo
kịch bản phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 dưới áp lực của đô thị hóa, sản xuất
công nghiệp, sông Nhuệ sẽ ngày càng bị ô nhiễm, đòi hỏi phải có những biện pháp
quản lý kịp thời, đồng bộ. [7]
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng trong phạm vi từ 20 0 đến
21020' vĩ độ Bắc và từ 1050 đến 106030' kinh độ Đông, diện tích tự nhiên là 7665 km 2,
bao gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Sông Nhuệ bắt nguồn từ cống Liên Mạc (21°05’27” vĩ độ Bắc, 105°46’12” kinh
độ Đông) lấy nước từ sông Hồng trên địa bàn huyện Từ Liêm, điểm kết thúc là cống
Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy gần thành phố Phủ Lý. Sông dài 74 km và giới hạn
phía Đông Bắc giáp LVS Hồng, phía Tây giáp LVS Đáy, phía Nam giáp LƯU VỰC
SÔNG Châu Giang.
22


Sông Đáy là một chi lưu nằm bên hữu ngạn của sông Hồng (từ 20 033’ đến 21
0
19’ vĩ độ Bắc và 105 017’ đến 105 050’ kinh độ Đông), chiều dài sông chính khoảng
247 km, diện tích lưu vực khoảng 6.595 km 2. Giới hạn: phía Bắc được bao bởi đê sông
Hồng, phía Đông giáp lưu vực sông Nhuệ, phía Tây giáp Hòa Bình, phía Nam giáp
tỉnh Hà Nam.


(Nguồn:Tổng cục Môi Trường, 2011) [9]
Hình 1.3. Bản đồ lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, lưu vực sông Đáy có diện tích khoảng 1.900
2
km , lưu vực sông Nhuệ có diện tích khoảng 603 km2. Khu vực nghiên cứu nằm chếch
về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí từ 20 034’
đến 21017’ độ vĩ Bắc và 105017’ đến 106000’ kinh độ Đông. Giới hạn của lưu vực sông
Nhuệ - Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau: phía Bắc và phía Đông được bao
bởi đê sông Hồng, phía Tây Bắc giáp sông Đà, phía Tây giáp Hòa Bình và phía Nam
giáp Hà Nam.
1.2.2. Đặc điểm địa hình lưu vực
Xét về mặt cấu trúc ngang đi từ Tây sang Đông có thể chia địa hình khu vực
nghiên cứu thành vùng chính như sau:
Vùng đồi núi: Địa hình núi phân bố ở phía Tây và Tây Nam, chiếm khoảng
30% diện tích, có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam ra biển và thấp dần từ
Tây sang Đông. Địa hình đồi chiếm khoảng 10% diện tích có độ cao < 200 m.
Vùng đồng bằng: Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 60% từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, độ cao địa hình giảm dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Tây
sang Đông. Phía Tây Bắc là vùng núi Ba Vì, phía Đông là khu vực nội thành Hà Nội.
23


Phía Tây Nam là khu vực các huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín đây là vùng
trũng nhất.

24


1.2.3. Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng

a. Địa chất
Vùng đồi núi: Các dãy núi có độ cao từ 400 – 600 m được cấu tạo bởi các đá
trầm tích lục nguyên, Cacbonat. Một vài khối núi có độ cao trên 1.000 m được cấu tạo
bởi đá trầm tích phun trào .
Vùng đồng bằng: Có cấu tạo chủ yếu là đất phù sa, địa chất của vùng đồng bằng
chủ yếu là nền mềm. Các lỗ khoan thăm dò địa chất và các giếng khoan khai thác nước
ngầm cho thấy cấu tạo địa chất từ trên xuống dưới gồm các lớp sau: sét pha và đất sét
lẫn cát dày 2 ÷ 16 m; bùn hữu cơ – bùn cát dày 1,3 – 6 m (10 m); tầng cát đá cuội, đá
dăm hạt to dày 50 – 90 m.
b. Thổ nhưỡng
Khu vực nghiên cứu có 5 loại đất: đất phù sa, đất xám có tầng loang, đất phù sa
glây, đất xám feralit và đất glây chua. Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất của toàn bộ
lưu vực, tập trung chủ yếu ở phía Đông, phía Bắc và Đông Bắc… Phía Tây là nơi tập
trung nhiều đất xám feralit.
1.2.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật
Hệ sinh thái tự nhiên trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy bao gồm: Hệ sinh thái
rừng kín lá rộng; hệ sinh thái trảng cây bụi, cỏ trên núi đất; hệ sinh thái rừng kín
thường xanh cây lá rộng nhiệt đới trên núi đá vôi; hệ sinh thái trảng cây bụi, trảng cỏ
trên núi đá vôi .
1.2.5. Đặc điểm khí tượng - thủy văn
a. Đặc điểm khí tượng
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm, có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Với một mạng
lưới loại các trạm khí tượng dày đặc trải đều khắp địa bàn Hà Nội.
Bức xạ mặt trời: Tổng lượng bức xạ hàng năm ở khu vực nghiên cứu cỡ 122,8
kcal/cm2/năm… Số giờ nắng hàng năm dao động trong khoảng từ 1300 đến 1700 giờ.
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tới 42,8 0C, thấp nhất tuyệt đối
chỉ 2,7 0C, trung bình năm dao động trong khoảng 23 – 24 0C .
Độ ẩm: Độ ẩm không khí trong khu vực nghiên cứu khá lớn, trung bình năm
dao động trong khoảng 84 - 86%.

Lượng mưa: Khu vực nghiên cứu có lượng mưa khá lớn, trung bình năm
khoảng 1608,19 mm. Lượng mưa phân phối rất không đều theo thời gian trong năm.
Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt.
Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa
chiếm tới xấp xỉ 85% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường kéo dài 7 tháng, từ tháng
25


×