Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG bảo vệ đa DẠNG SINH học tại KHU bảo tồn BIỂN hòn CAU, BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

VÕ HỒNG NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN CAU, BÌNH THUẬN

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

VÕ HỒNG NGỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤTGIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN CAU, BÌNH THUẬN

Chuyên ngành đào tạo : QUẢN LÝ BIỂN
Mã ngành
: 7850199

SINH VIIÊN THỰC HIỆN : VÕ HỒNG NGỌC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông bảo
vệ đa dạng sinh học tại khu bảo tồn biển Hòn Cau, Bình Thuận” là trung thực
và chưa được sử dụng để công bố trong bất kỳ công trình nào. Đây là công trình
nghiên cứu của bản thân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị
Minh Hằng.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và thông tin
trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của mình!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Võ Hồng Ngọc

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả truyền thông bảo vệ đa dạng sinh học tại khu bảo tồn
biển Hòn Cau, Bình Thuận” em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Trần
Thị Minh Hằng người cô đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
khoa Khoa học Biển và Hải đảo những người đã dành toàn bộ nhiệt huyết của mình
để hướng dẫn, dìu dắt, truyền đạt kiến thức cho chúng em tận tình. Giúp chúng em
trau dồi thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian chúng

em học tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên của Ban quản lý
Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã rất nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình đi thực địa
cũng như hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiêp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp ĐH4QB, những
người đã đồng hành cùng tôi học tập, rèn luyện trong những năm học vừa qua. Cảm
ơn gia đình, bạn bè những người đã ở bên, động viên ủng hộ tôi thực hiện tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Võ Hồng Ngọc

4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

NỘI DUNG CHỈNH SỬA ĐỒ ÁN THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa
STT
đồ án theo ý kiến của hội đồng
1


4

Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
Sửa nguồn tài liệu tham khảo
mục 1.1.2 và 1.1.3
Trích dẫn nguồn tài liệu tham
khảo mục 1.2.4
Bổ sung nội dung mục 1.4

5

Bảng 3.6

6

Chỉnh sửa một số từ ngữ trong
phần Giải pháp
Chỉnh sửa một số lỗi chính tả
trong bài khóa luận
Tài liệu tham khảo

2
3

7
8


Tiếp nhận ý kiến và chỉnh
sửa của sinh viên
Format lại font chữ
- Đã chỉnh sửa

Trang
chỉnh
sửa
iv, v, vi,
viii, ix, x

- Đã chỉnh sửa

3, 4

Trích dẫn nguồn
- Đã chỉnh sửa
Bổ sung Điều kiện tự nhiên
- Đã chỉnh sửa
Chuyển xuống Phụ lục
- Đã chỉnh sửa
- Đã chỉnh sửa

6
10
22
45, 46, 47

- Đã chỉnh sửa
Sắp xếp theo A, B, C và

thêm nguồn tài liệu
- Đã chỉnh sửa
Hà Nội, ngày

Giáo viên hướng dẫn

tháng

Sinh viên thực hiện

Võ Hồng Ngọc
Chủ tịch Hội đồng

5

56, 57

năm 2018


MỤC LỤC

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý


BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GEF

Quỹ Môi trường toàn cầu

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBTB

Khu bảo tồn biển




Nghị định

NQ

Nghị quyết



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cở sở

TNV

Tình nguyện viên

TW

Trung ương

7


DANH MỤC BẢNG


8


DANH MỤC HÌNH

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia ven biển có đường bờ biển dài, bao gồm hàng nghìn hòn
đảo lớn nhỏ và các bãi biển đẹp. Vùng biển Việt Nam là khu vực có hệ sinh thái đa
dạng, phong phú và có trữ lượng khai thác hải sản lớn. Trong 28 tỉnh, thành phố
giáp biển có tỉnh Bình Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Đặc
biệt khu vực đảo Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được các nhà
khoa học xác định là một trong các khu vực đứng tốp đầu về giá trị sinh thái. Vì vậy
khu bảo tồn biển (KBTB) Hòn Cau được thành lập nhằm mục đích duy trì và bảo vệ
các dạng tài nguyên biển. Trong đó đặc biệt bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) và hệ
sinh thái biển, bảo vệ môi trường (BVMT) song song với sự phát triển của kinh tế
và du lịch sinh thái. Có kế hoạch quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.
Theo ban quản lý (BQL) KBTB, hiện nay với sự phát triển của các hoạt động
kinh tế - xã hội tại vùng biển thuộc KBTB Hòn Cau mà nguồn lợi hải sản ở khu vực
này đang ngày càng suy giảm và có xu hướng cạn kiệt. Do tình hình khai thác ngày
càng tăng cùng với các hình thức khai thác mang tính hủy diệt. Nhận thấy mối đe
dọa đang đè nặng lên hệ sinh thái, BQL KBTB Hòn Cau đã lên kế hoạch và thực
hiện công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về BVMT và
bảo vệ tài nguyên ĐDSH biển. Giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo
vệ hệ sinh thái biển và những lợi ích mang lại từ hoạt động truyền thông bảo tồn
ĐDSH tại KBTB Hòn Cau. Các dự án đã và đang thực hiện đã thu hút được sự chú

ý của người dân, có tác động tích cực đến nhận thức của cộng đồng người dân cũng
như thu hút được sự chú ý của các ban lãnh đạo trong tỉnh. Tuy nhiên vẫn gặp một
số hạn chế trong cách triển khai, thực hiện công tác truyền thông.
Với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại
KBTB Hòn Cau được hoàn thiện, hoạt động hiệu quả và đạt hiệu ứng tích cực đến
các địa phương lân cận khác. Đề tài khóa luận “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông bảo vệ đa dạng sinh học tại khu bảo tồn
biển Hòn Cau, Bình Thuận” được thực hiện nhằm nêu lên thực trạng công tác
truyền thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận

10


và đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại đây. Từ đó đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB Hòn
Cau thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập chung nghiên cứu thực trạng công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại
KBTB Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đánh giá hiệu quả của
các hoạt động truyền thông đã thực hiện. Từ đó làm cơ sở để lựa chọn và đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông bảo vệ ĐDSH.
2.2 Mục tiêu cụ thể
+

Đánh giá hiện trạng công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB

Hòn Cau
+ Đánh giá hiệu quả công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB Hòn Cau
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB

Hòn Cau.
3. Nội dung nghiên cứu

+
+

+
+
+

+
+

+
+
+

Tổng quan tài nguyên ĐDSH tại KBTB Hòn Cau
Thành phần và số lượng loài
Nguyên nhân suy giảm tài nguyên ĐDSH
Hiện trạng công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB Hòn Cau
Các hình thức truyền thông;
Các chương trình truyền thông bảo vệ đa dạng sinh học;
Hoạt động đào tạo tập huấn cán bộ quản lý.
Hiệu quả công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB Hòn Cau
Hiệu quả truyền thông đối với cộng đồng;
Hiệu quả truyền thông đối với tình nguyện viên.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB Hòn Cau
Mô hình SWOT
Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông

Đề xuất kế hoạch truyền thông bảo vệ đa dạng sinh học tại KBTB Hòn Cau.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.1 Các khái niệm



Đa dạng sinh học: Là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự
nhiên (Luật Đa dạng sinh học, 2008)

11




Bảo tồn đa dạng sinh học: Là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên
quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên
hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự
nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu
tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền (Luật Đa dạng sinh

học, 2008)
• Theo IUCN, Khu bảo tồn biển là một khu vực nào đó thuộc vùng triều hoặc dưới
triều, cùng khối nước phía trên và các khu hệ động, thực vật, các đặc điểm lịch sử và
văn hóa đi kèm được bảo hộ bởi pháp luật hoặc các biện pháp tích cực nhằm bảo vệ
một phần hoặc toàn bộ môi trường tại đó.
1.1.2 Vai trò của bảo tồn đa dạng sinh học
Theo báo cáo Nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học
khu bảo tồn biển Hòn Cau, Bình Thuận và đề xuất giải pháp (2018), đa dạng sinh
học (ĐDSH) có vai trò quan trọng đối với đời sống tự nhiên và con người. Các hệ

sinh thái (HST) là nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài sinh vật có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với xã hội loài người và sự phát triển của tự nhiên. Đặc biệt có
nhiều HST có giá trị quan trọng như HST thảm cỏ biển và HST rạn san hô đặc trưng
của từng vùng biển. Nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của các loài sinh vật
biển cũng như các HST biển đang bị đe dọa do tác động tiêu cực của con người và
biến đổi khí hậu mà số lượng các loài sinh vật, các HST biển bị suy giảm nhanh
chóng. Nhằm duy trì và phát triển bền vững các giá trị của ĐDSH, Chính phủ Việt
Nam đã xác định và khoanh vùng bảo tồn những khu vực có giá trị ĐDSH cao,
nhiều loài quý, hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Thành lập các KBTB nhằm phát
huy chức năng bảo tồn tài nguyên ĐDSH trên các vùng sinh thái khác nhau của cả
nước. Việc quy hoạch, xây dựng các KBTB đã góp phần tăng cường hiệu quả quản
lý ĐDSH của Việt Nam, thúc đẩy công tác bảo tồn ĐDSH của nước ta.
1.1.3 Ý nghĩa của bảo tồn đa dạng sinh học
Theo báo cáo Nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học
khu bảo tồn biển Hòn Cau, Bình Thuận và đề xuất giải pháp (2018), các KBTB
được xây dựng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH, bảo

12


tồn các HST vốn là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. KBTB được thành lập góp
phần đảm bảo cân bằng sinh thái cho toàn vùng biển, bảo vệ ĐDSH, đảm bảo chức
năng điều hòa môi trường và nguồn giống thủy sản. Trong KBTB mật độ sinh vật
biển, sinh khối và ĐDSH cao hơn so với vùng nằm ngoài KBTB, đồng thời thành
phần loài tự nhiên, tiềm năng sinh sản cũng lớn hơn. KBTB còn bảo vệ đa dạng di
truyền của những quần thể bị khai thác nhiều và làm tăng hiệu quả sinh sản của các
loài trong KBTB, gây ra hiệu ứng tự phục hồi và tái tạo các loại sinh vật tự nhiên
trong phạm vi KBTB. Đây còn là trung tâm phát tán ấu trùng, con non và con
trưởng thành của sinh vật biển, là nơi sinh sản và ương giống của các loài có giá trị
cao tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững. Nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên và cho những mục đích khác không gây tác động xấu đến môi trường.
KBTB còn là nơi để bảo vệ, ương dưỡng giống quý, lưu giữ những gen quý, duy trì
các quá trình sinh thái quan trọng và các hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đảm bảo việc
sử dụng lâu bền các loài sinh vật và các HST. Ngoài ra, KBTB còn là điểm đối
chứng và điểm chuẩn sinh thái cho công tác NCKH của các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới trong việc bảo tồn ĐDSH tại các KBTB. Trước tình trạng
khai thác quá mức như hiện nay, các KBTB được thiết lập và quản lý tốt giúp cho
nhiều loài sinh vật biển trốn tránh sự huỷ diệt sinh thái. Mặt khác, các KBTB cũng
là nơi cuối cùng để các loài quý hiếm hoặc bị đe doạ tìm nơi trú ẩn trước hoạt động
khai thác ngày càng gia tăng. Việc hình thành các KBTB là nền tảng để nước ta thực
hiện việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo một cách tổng hợp,
thống nhất có hiệu quả theo Nghị định 25/NĐ-CP của Chính Phủ.
1.2 Truyền thông môi trường
1.2.1 Khái niệm chung
Theo Nguyễn Hồng Hạnh (2014), truyền thông là quá trình trao đổi thông tin,
ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai hay một nhóm
người với nhau để tạo ra một sự đồng thuận cao hơn, một sức mạnh lớn hơn.
Theo Nguyễn Hồng Hạnh (2014), truyền thông môi trường là một quá trình
tương tác hai chiều, giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra
và cùng chia sẻ với nhau các thông tin môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu
13


biết chung về các chủ đề môi trường có liên quan và từ đó có năng lực cùng chia sẻ
trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. Hiểu biết chung sẽ tạo ra nền móng của sự
nhất trí chung và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập thể để bảo vệ
môi trường.
1.2.2 Mục tiêu của truyền thông môi trường
Theo Nguyễn Hồng Hạnh (2014), mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm
nâng cao nhận thức của công dân về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên

và bảo vệ môi trường, thay đổi thái độ, hành vi về môi trường, tạo lập cách ứng xử
thân thiện với môi trường, tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện tượng tiêu cực
xâm hại đến môi trường. Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi
trường, góp phần thực hiện thành công xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
1.2.3 Các mô hình truyền thông
Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), có ba loại hình truyền thông cơ bản:
truyền thông dọc, truyền thông ngang và truyền thông theo mô hình.


Truyền thông dọc: Là truyền thông không có thảo luận, không có phản hồi. Người
phát thông điệp không biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu quả của
công tác truyền thông. Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, phát thanh, truyền
hình) là các công cụ truyền thông dọc. Truyền thông dọc ít tốn kém và phù hợp với
các vấn đề môi trường toàn cầu và quốc gia. Loại hình này rất hiệu quả khi truyền
thông về các vấn đề đang được công chúng quan tâm.



Truyền thông ngang: Là truyền thông có thảo luận và phản hồi giữa người nhận và
người phát thông điệp. Loại truyền thông này khó hơn, tốn kém hơn nhưng có hiệu
quả lớn. Truyền thông ngang phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn
đề môi trường của địa phương và cộng đồng.



Truyền thông theo mô hình: Đây là hình thức truyền thông cao nhất và hiệu quả
nhất. Bằng mô hình cụ thể, sử dụng làm địa bàn tham quan trực tiếp. Tại địa điểm
tham quan, chuyên gia truyền thông và công chúng có thể trực tiếp trao đổi, thảo
luận, xem xét, đánh giá về mô hình. Ví dụ: mô hình sử dung bền vững tài nguyên,

bảo vệ môi trường như quản lý bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, bioga, quản lý rác
14


thải,... Hình thức truyền thông theo mô hình rất phù hợp với các khu công nghiệp,
thủ công nghiệp, nông thôn và miền núi là những nơi công chúng phải thấy rõ giá trị
thực tế, chi phí và hiệu quả của mô hình.
1.2.4 Vai trò của truyền thông bảo vệ đa dạng sinh học
1.2.4.1 Vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng
Theo Nguyễn Thị Tuyết Lan (2010), truyền thông môi trường là một công cụ
hữu ích của của công tác quản lý môi trường và bảo vệ ĐDSH. Đây là một hoạt động
tạo ra phong trào quần chúng, thu hút sự tham gia của cộng đồng người dân trong
việc bảo vệ môi trường và bảo vệ ĐDSH, cùng hướng tới mục tiêu tạo lập một lối
sống sạch, thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với môi trường, tài nguyên
thiên nhiên và các HST. Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng, từ đó khuyến khích họ
tự giác và có ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên
ĐDSH cũng như lôi cuốn, dẫn dắt người khác cùng tham gia. Khi bản thân mỗi người
tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn tài nguyên nơi họ sử
dụng. Họ sẽ nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của môi trường và HST đó.
Nhờ đó chính họ là người sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý môi
trường, bảo vệ nguồn tài nguyên ĐDSH tại địa phương, từ đó giúp công tác bảo vệ tài
nguyên ĐDSH đạt hiệu quả cao hơn.
Công tác truyền thông môi trường cho cộng đồng người dân là công tác có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động nhằm cung cấp cho cộng đồng các kiến
thức cần thiết trong việc bảo vệ và duy trì tài nguyên, giúp họ tiếp cận một cách đẩy
đủ về các khái niệm, giá trị và tầm quan trọng của môi trường, nguồn tài nguyên
ĐDSH biển tại nơi họ sinh sống. Từ đó những thói quen, lối sống hòa hợp với môi
trường và đặc biệt là có những hoạt động tích cực trong việc giữ gìn và bảo vệ môi
trường, bảo vệ ĐDSH được hình thành. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền

giáo dục: hội thảo, tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,
qua sách báo, tài liệu, tờ rơi… Điều này đã cung cấp cho cộng đồng những kiến
thức cần thiết cũng như góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân về
vấn đề bảo vệ tài nguyên. Từ đó cộng đồng sẽ tạo ra những hành động tích cực và
15


thiết thực để thực hiện nhiệm vụ cấp bách bảo vệ môi trường và bảo vệ ĐDSH tại
địa phương.
1.2.4.2 Vai trò của truyền thông trong sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng
sinh học biển
Theo Nguyễn Thị Tuyết Lan (2010), các hoạt động khác về giáo dục nâng cao
nhận thức môi trường của cộng đồng được tổ chức thông qua việc kỷ niệm ngày
Môi trường Thế giới (5/6); Ngày Đại dương Thế giới (8/6); Ngày Quốc tế Đa dạng
sinh học (22/5); Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam,…với nhiều hình thức đa dạng
và phong phú từ mít tinh kỷ niệm, đến ra quân xuống đường quét dọn, thu gom rác
thải làm sạch xóm làng đường phố,… Cùng với việc hướng dẫn cách khai thác tài
nguyên hợp lý và xác định khu vực khai thác rõ ràng đã mang lại hiệu quả thiết thực
trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên ĐDSH.
Đồng thời, phối kết hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Thành đoàn
Thanh niên địa phương tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường hay các cuộc thi
vẽ tranh với chủ đề bảo vệ môi trường, bảo vệ ĐDSH tại địa phương đối với các đối
tượng là thanh thiếu niên và học sinh trong khu vực. Với mục tiêu bảo vệ môi trường
và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ĐDSH. Các phong trào này sẽ thu hút được sự
tham gia và nâng cao nhận thức của đông đảo các thanh thiếu niên, học sinh.
Qua đó cộng đồng địa phương sẽ có cái nhìn khác về môi trường sống cũng như
cách sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên không phải là mãi mãi này. Người dân sẽ nhận
thấy được những tác hại của ô nhiễm môi trường cũng như giá trị và tầm quan trọng
của nguồn tài nguyên. Nếu không sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thì sẽ gây hậu quả
vô cùng nghiêm trọng đó là suy thoái nguồn tài nguyên ĐDSH trong tương lai. Lớn

hơn, nó sẽ đe dọa đến cuộc sống, sinh kế của người dân tại chính địa phương.
1.3 Các hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế giới và
Việt Nam
1.3.1 Các hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ngoài
Cộng hòa Costa Rica là nước thuộc Trung Phi, giáp với biển Caribe và bắc
Thái Bình Dương, giữa Nicaragua và Panama. Tại Costa Rica, diện tích đất được

16


khoanh vùng bảo vệ và xây dựng khu bảo tồn ngày càng mở rộng, ở nhiều địa
phương, nhiều khu bảo tồn tư nhân lần lượt ra đời, vì những nhu cầu khác nhau như
nghiên cứu, du lịch sinh thái, trồng cây thuốc...
Costa Rica hiện có 11 khu bảo tồn tư nhân và hơn 40 Vườn quốc gia, với hệ
động thực vật vô cùng phong phú và được đánh giá là một trong 20 nước có ĐDSH
cao nhất trên thế giới. Điều cốt lõi của thành công trong công tác bảo tồn ĐDSH tại
Costa Rica là Chính phủ đã biết lồng ghép lợi ích của người dân với hoạt động bảo
tồn, để họ hiểu được ý nghĩa và tác dụng của việc gìn giữ, bảo vệ và sử dụng hiệu
quả những giá trị ĐDSH giàu có của đất nước.
Để có được điều đó, ngoài việc kêu gọi cộng đồng tham gia vào hoạt động bảo
tồn, Chính phủ Costa Rica còn đầu tư một nguồn lực đáng kể để phục vụ công tác
nghiên cứu và quản lý, truyền thông bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời
khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các công trình nghiên cứu vì lợi ích của
bản thân họ. Những nghiên cứu này có sự tham gia thực hiện của cơ quan quản lý,
các tổ chức xã hội và cộng đồng, bao gồm những thông tin tổng thể và toàn diện,
nhấn mạnh vào giá trị của việc sử dụng hệ sinh thái tự nhiên, đem lại lợi ích kinh tế,
cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân cư địa
phương và sự phát triển bền vững của quốc gia. Những kiến thức thu được thông
qua những nghiên cứu khoa học và đánh giá của xã hội đóng góp một vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo tính lâu dài của hoạt động bảo tồn ĐDSH và tài nguyên

thiên nhiên đất nước. Song song với việc thẩm định giá trị kinh tế mà ĐDSH mang
lại, các cơ quan nhà nước, tư nhân và các tổ chức ở Costa Rica đã, đang tích cực
thúc đẩy các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BVMT
và bảo tồn ĐDSH, góp phần thay đổi thái độ và hành vi của con người đối với tự
nhiên. Cùng với đó là hàng loạt các quy định pháp lý được ban hành, nhằm ngăn
chặn nạn săn trộm động vật hoang dã thông qua các tour du lịch săn bắn bí mật.
Theo đó, những người săn bắn giải trí (không phải vì mục đích nghiên cứu khoa
học) nếu vi phạm luật sẽ bị xử phạt 4 tháng tù giam hoặc xử phạt hành chính lên đến
3.000 đô la Mỹ. Nếu người dân nào có hành vi bắt trộm động vật hoang dã hoặc
17


nuôi bất hợp pháp các loài động vật quý hiếm như báo đốm châu Mỹ, báo sư tử hay
rùa biển khi phát hiện sẽ bị đưa đi cải tạo. Có chính sách khen thưởng đối với người
dân đã báo cáo các hành động trên với cơ quan chức năng. Bằng cách tuyên truyền
sâu rộng về giá trị và tầm qua trọng của hệ sinh thái đến cộng đồng người dân mà
hiệu quả đem lại rất cao. Đây có lẽ là điều mà không phải quốc gia nào cũng làm
được (Trần Hương, 2013).
1.3.2 Các hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Công tác truyền thông BVMT và bảo vệ ĐDSH biển nhận được sự quan tâm
của các cấp, các ngành trong cả nước. Nghị quyết 41 – NQ/TW nêu rõ: “Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường”. Công tác BVMT, bảo vệ ĐDSH biển và hải đảo đã thu hút được sự chú ý
và quan tâm của cộng đồng người dân trên cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường
(BTNMT) đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo UBND huyện Ba Tơ
triển khai và tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại
dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2015. Kết quả huyện Ba
Tơ đã thực hiện treo các băng rôn, khẩu hiệu, phát trên truyền hình, tuyên truyền
phổ biến kiến thức về vai trò và tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam.
Trường đại học Tài nguyên và Môi Trường Hà Nội cũng đã tổ chức, hưởng

ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, sinh
viên trong trường nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và
phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo. Đây cũng là cách tiếp cận
sâu rộng đến cộng đồng người dân, nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng
của môi trường cũng hệ sinh thái tự nhiên cần được duy trì, bảo vệ và sử dụng một
cách hợp lý. Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2016 là "Vì một Hành
tinh xanh". Mạng lưới đại dương toàn cầu phát động chủ đề năm 2016 - 2017 của
Ngày Đại dương thế giới (8/6) là "Healthy oceans, healthy planet" (đại dương khỏe
mạnh, hành tinh lành mạnh). Đại dương là sự sống, là sức khỏe của con người (Bộ
Thông tin và Truyền thông, 2016).

18


Đồng thời lồng ghép tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế
giới, Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo năm 2017 và “tháng hành
động vì môi trường thế giới” tại trường Đại học Ngoại thương với mục đích đẩy
mạnh tuyên truyền, phổ biến vận động, giáo dục tới cán bộ, giảng viên, sinh viên
nhằm nâng cao nhận thức về vị trí chiến lược cũng như tầm quan trọng của biển, hải
đảo, về công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển hải đảo. Cũng
như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về ứng phó biến đổi
khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; khuyến
khích sử dụng công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các
nguồn nguyên nhiên liệu, phát sinh nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1 Vị trí địa lý
KBTB Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là vùng Nam Trung
Bộ Việt Nam. Huyện Tuy Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, có đường
ranh giới giáp với tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng. Trung tâm huyện lỵ đặt tại

thị trấn Liên Hương, cách Thành phố Phan Thiết 90km về phía Bắc. Trên địa bàn
huyện có đường Quốc lộ 1A đi qua dài 43km, đường sắt Bắc – Nam đi qua dài
38km. Từ trung tâm huyện rất thuận lợi đi đến các tỉnh giáp ranh là tỉnh Ninh
Thuận, tỉnh Lâm Đồng và nhiều tỉnh khác trong vùng Duyên hải miền Trung, Vùng
Kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên. Đặc biệt, vùng ven biển của huyện
Tuy Phong có mối quan hệ chặt chẽ với vùng ven biển của huyện Bắc Bình, thành
phố Phan Thiết và vùng ven biển của tỉnh Ninh Thuận. Do đó, rất thuận lợi trong
mối liên kết và hợp tác phát triển các ngành kinh tế biển.
Vị trí đất đai của huyện nằm ở tọa độ địa lý từ 11017’30” đến 11037’30” vĩ độ
Bắc và từ 108030’ đến 108052’30” kinh độ Đông.


Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận



Phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông

19




Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận và huyện
Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Trong số 12 đơn vị hành chính của Huyện, chỉ có 2 thị trấn thuộc vùng đồng
bằng, còn 10 xã đều thuộc vùng cao, miền núi và trung du (bao gồm: một xã vùng
cao là Phan Dũng, 4 xã miền núi là Phong Phú, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Phú Lạc và 5
xã còn lại là trung du). Huyện Tuy Phong có chiều dài bờ biển 50km, có 2 cửa sông

đổ ra biển, thuận lợi cho xây dựng Cảng cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.
Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, bao gồm: đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển,
thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch sinh thái ven biển gắn với du lịch sinh thái
vùng đồi núi.
1.4.1.2 Các yếu tố khí hậu thời tiết
KBTB Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong với những đặc trưng cơ bản là mưa ít,
nắng, gió nhiều và không có mùa Đông giá rét. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm
sau. Trong mùa mưa, lượng mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng 8,9,10.
Nhiệt độ không khí trung bình khoảng 26,9oC, trong tháng 4 và tháng 5 nhiệt
độ trung bình lên tới 28oC - 29oC (cao nhất tuyệt đối 35oC), nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất (tháng 1) là 24,7oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 800mm, nhưng phân bố không đều giữa
các tháng trong năm. Trong mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11) lượng mưa chiếm
trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Còn mùa khô (tháng 12 đến tháng 5 năm sau),
lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa cả năm. Tình trạng khô hạn, thiếu
nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống trên đảo trong mùa khô là vấn đề rất
cần thiết phải được nghiên cứu giải quyết.
1.4.1.3 Sông, suối
Trên địa bàn huyện Tuy Phong có các sông, suối lớn chảy qua là sông Lòng
Sông dài 53km và suối Đá Bạc dài 14km. Trong những năm qua, công tác nghiên
cứu khai thác sử dụng nguồn nước mặt từ các sông suối nói trên đã được các ngành,
các cấp quan tâm. Hồ sông Lòng Sông, hồ Đá Bạc và đập Tà Uông là những công

20


trình thủy lợi giải quyết cơ bản nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân
dân các xã vùng Bắc huyện. Vùng phía Nam có đoạn sông Lũy chảy qua, ngưng
ngắn và gần cửa biển nên thường bị xâm nhập mặn, không đáp ứng được nhu cầu

nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Do đặc điểm địa hình chia cắt mạnh, các sông suối đều ngắn và dốc, diện tích
lưu vực nhỏ nên thường xảy ra lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước nghiêm trọng
trong mùa khô.
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo UBND huyện Tuy Phong thì KBTB Hòn Cau thuộc địa bàn huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận có diện tích 12.500 ha; dân cư sinh sống quanh đảo chủ yếu
là dân tộc Kinh với khoảng 10.500 hộ/ 53.169 người thuộc 4 xã, thị trấn của huyện
Tuy Phong (Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Phước Thể, Liên Hương).
Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là sản xuất, kinh doanh nông – lâm - thủy
sản, chiếm 53,1% tổng số hộ toàn huyện; trong đó khai thác thủy, hải sản được xem
là sinh kế chính của ngư dân trong vùng, tập trung các nghề như: câu mực, lưới rê,
mành, lặn, vây rút chì, lưới kéo và pha xúc; quy mô đánh bắt nhỏ lẻ; ngư trường
hoạt động chủ yếu ở vùng biển ven bờ của tỉnh và một số khu vực lân cận ngoài
tỉnh. Đặc biệt, địa bàn xã Vĩnh Tân có 96 cơ sở/555 trại sản xuất tôm giống, được
xem là trung tâm sản xuất tôm giống của tỉnh, hàng năm sản xuất và cung cấp trên
10 tỷ cho thị trường; ngoài ra, có 275 hộ/1.065 lao động tham gia hoạt động nuôi
trồng thủy sản, tập trung ở 3 xã: Phước Thể, Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân, chiếm tỉ lệ 77,7
% tổng số hộ nuôi trồng thủy sản toàn huyện Tuy Phong, trong đó có 10 hộ nuôi cá
lồng bè ở xã Vĩnh Tân với 225 lồng, đối tượng nuôi chủ yếu là cá mú, cá bớp,
tôm hùm.

21


CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại KBTB Hòn Cau thuộc địa phận huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận.


Hình 2. 1 Bản đồ khu vực nghiên cứu.
(Nguồn BQL KBTB Hòn Cau)
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018.
Đề tài được phát triển từ nghiên cứu khoa học sinh viên “Nghiên cứu đánh giá
hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển Hòn Cau, Bình Thuận
và đề xuất giải pháp”

22


2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tài nguyên ĐDSH tại KBTB
Hòn Cau, hiện trạng công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH tại huyện Tuy Phong, tỉnh
Bình Thuận và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông bảo vệ ĐDSH
tại KBTB Hòn Cau, Bình Thuận.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Các tài liệu, số liệu thứ cấp phục vụ khóa luận được thu thập chủ yếu thông
qua phương pháp kế thừa có chọn lọc, tra cứu sách báo, internet, các bài báo khoa
học, báo cáo khoa học. Thu thập kết quả của các đề án, dự án, nhiệm vụ, chương
trình truyền thông liên quan đến đề tài đồ án đã và đang thực hiện từ trước đến nay
để nghiên cứu. Cũng như kế thừa các kết quả và phương pháp thực hiện. Đồng thời
thông qua đợt khảo sát thực địa (khảo sát thực tế, từ BQL KBTB Hòn Cau,…). Từ
đó rút ra kinh nghiệm và kế thừa số liệu đã được công bố từ năm 2014 đến năm
2018 phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện khóa luận.
2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp thông qua quá trình khảo

sát thực địa, quan sát và kết hợp với hình thức tham vấn, tham khảo ý kiến từ các
nhà quản lý, các tình nguyện viên và phỏng vấn cộng đồng người dân bằng phương
thức bảng câu hỏi xây dựng sẵn:
 Điều tra đối tượng cộng đồng dân cư (Phụ lục mẫu số 1)
• Nội dung điều tra gồm: Những ý kiến đánh giá của người dân về công tác truyền

thông BVMT và bảo vệ ĐDSH KBTB Hòn Cau tại địa phương và các phương thức,
nội dung của một chương trình truyền thông cụ thể mà họ đã tham gia. Nhận thức, ý
thức của người dân về các vấn đề về môi trường và bảo vệ ĐDSH sau khi chương
trình truyền thông được thực hiện. Tính hiệu quả của chương trình mà họ tham gia
đem lại trong việc BVMT và bảo vệ ĐDSH biển.
• Số lượng phiếu điều tra: 30 phiếu

23


 Điều tra đối tượng cán bộ Ban quản lý (Phụ lục mẫu số 2)
• Nội dung điều tra gồm: Các thông tin về lực lượng, kinh phí, phương pháp thực

hiện, nội dung và số lượng các hoạt động truyền thông. Cũng như, những ưu điểm
và hạn chế của hoạt động truyền thông bảo vệ ĐDSH đã được thực hiện tại xã
Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
• Số lượng phiếu điều tra: 15 phiếu
 Điều tra đối tượng tình nguyện viên (Phụ lục mẫu số 3)
• Nội dung phiếu điều tra gồm: Đánh giá của tình nguyện viên về công tác truyền

thông sau khi tham gia chương trình BVMT, bảo vệ ĐDSH và hiệu quả của chương


trình truyền thông tạo ra.

Thực hiện bằng cách lập phiếu câu hỏi phỏng vấn online, thông tin các tình nguyện
viên được thu thập từ báo cáo tóm tắt “Chương trình tình nguyện viên bảo tồn rùa



biển Hòn Cau năm 2017”
Số lượng phiếu điều tra: 20 phiếu
2.2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
2.2.2.1 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu thu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp
thống kê qua phần mềm Microsoft Word 2016, Microsoft Excel 2016.
2.2.2.2 Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là từ viết tắt của 4 chữ Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm
yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Mẫu phân tích SWOT được
trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng, 2 cột. Khi kết hợp 4 yếu tố trên trong ma
trận SWOT, có thể phác thảo một chiến lược hay giải pháp, để sử dụng các điểm
mạnh trong việc nắm bắt các cơ hội nhằm phát huy thế mạnh, hay để phòng tránh
hạn chế các nguy cơ, thách thức.
Căn cứ kết quả phân tích của mô hình SWOT và các tài liệu, số liệu thu thập
được để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động truyền thông và đánh giá
hiệu quả công tác truyền thông. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền
thông bảo vệ ĐDSH tại KBTB Hòn Cau, Bình Thuận.

24


Bảng 2. 1 Mô hình phân tích SWOT.

Điểm mạnh


Điểm yếu

(S)

(W)

Cơ hội

Thách thức

(O)

(T)

25


×