Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

NGHIÊN cứu xác ĐỊNH XU THẾ BIẾN đổi NHIỆT độ và LƯỢNG mưa TỈNH CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

PHAN LIÊN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ
VÀ LƯỢNG MƯA TỈNH CAO BẰNG

Hà Nội, Năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

PHAN LIÊN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ
VÀ LƯỢNG MƯA TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành : Khí tượng học
Mã ngành

: 74440221

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT LÀNH

Hà Nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đồ án là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn trên cơ sở


các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Viết Lành. Đồ án được thực hiện là thành quả của riêng em,
không sao chép từ các bài tương tự. Những số liệu, hình vẽ phục vụ cho việc phân
tích và đánh giá được em sử dụng từ các nguồn số liệu khác nhau. Ngoài ra trong đồ
ná còn có sử dụng một số nhận xét của các cơ quan tổ chức khác đều được em chú
thích và trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Nếu có bất kì sai sót nào em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về đồ án của mình.

Sinh viên

Phan Liên Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đồ án này, trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể
các thầy cô giáo trong trường và các thầy cô giáo trong Khoa Khí tượng Thủy văn –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cung cấp cho em những kiến
thức cơ bản cũng như các kiến thức chuyên môn quý giá trong suốt quá trình học
tập tại Trường và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đồ án này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Viết
Lành người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình thực hiện để em hoàn
thành được đồ án.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè trong lớp đã giúp
đỡ động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành nhiệm vụ học tập
cũng như hoàn thành đồ án.
Trong quá trình học hỏi và thực hiện, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong ý kiến đóng góp và
dạy bảo của thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện và phát triển hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Phan Liên Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................3
1.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu.............................................................................3
1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện địa hình của khu vực......................................................3
1.1.2 Đặc điểm khí hậu..............................................................................................4
1.2 Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu.............................................................5
1.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu................................................................5
1.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam.............................................................9
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.......................................................13
1.3.1 Nghiên cứu nước ngoài...................................................................................13
1.3.2 Nghiên cứu trong nước...................................................................................14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................15
2.1 Cơ sở số liệu......................................................................................................15
2.1.1 Số liệu quan trắc.............................................................................................15
2.1.2 Kiểm tra và chỉnh lý số liệu quan trắc............................................................15
2.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................16
2.2.1 Phương pháp thống kê toán học......................................................................16
2.2.2 Phương pháp phân tích xu thế........................................................................16
CHƯƠNG 3 CHẾ ĐỘ NHIỆT, MƯA VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CHÚNG.....18
3.1 Chế độ nhiệt.......................................................................................................18
3.2 Xu thế biến đổi của nhiệt độ..............................................................................19
3.2.1 Xu thế biến đối nhiệt độ trung bình tháng......................................................19
3.2.2 Sự biến đổi của nhiệt độ cực trị......................................................................22
3.3 Chế độ mưa.......................................................................................................27
3.3.1 Lượng mưa trung bình....................................................................................27

3.3.2 Lượng mưa ngày cực đại trong tháng.............................................................29
3.3.3 Tổng số ngày mưa trong tháng.......................................................................29
3.4 Xu thế biến đổi của lượng mưa..........................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................34


CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

XTNĐ

Xoáy thuận nhiệt đới

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

UNEP

Chương trình môi trường Liên hiệp quốc

UNFCC

Công ước khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu


DANH MỤC BẢ

Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam...................................................................................11Y
Bảng 2.1. Danh sách các trạm lấy số liệu ở khu vực

1

Bảng 3.1. Chế độ nhiệt tỉnh Cao Bằng....................................................................18
Bảng 3.2. Lượng mưa trung bình tháng của các trạm khu vực tỉnh Cao Bằng........28
Bảng 3.3. Lượng mưa ngày cực đại trong tháng từ năm 1961-2000........................29
Bảng 3.4. Tổng số ngày mưa trong tháng từ năm 1961-2000..................................29
Bảng 3.5. Tổng lượng mưa năm của các trạm khu vực tỉnh Cao Bằng....................33


DANH MỤC HÌNH Ả
Hình 1.1. Bản đồ khu vực tỉnh Cao Bằng..................................................................3
Hình 1. 2. Diễn biến nhiệt độ ở quy mô toàn cầu và khu vực....................................6
Hình 1.3. Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình từ năm 1901-2005.........................7
Hình 1.4. Sự thay đổi mực nước biển trung bình toàn cầu.........................................8
Hình 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) trong 50 năm qua.......................10
Hình 1.6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) trong 50 năm qua..............................11
Hình 1.7. Diễn biến của số cơn XTNĐ hoạt động ở biển Đông, ảnh hưởng và đổ bộ
vào đất liền Việt Nam trong 50 năm qua...............................................................12Y
Hình 3.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Bảo Lạc........19
Hình 3.2. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Nguyên Bình20
Hình 3.3. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Trùng Khánh 21
Hình 3.4 Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Cao Bằng......21
Hình 3.5. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình năm các trạm (1961-2000)........21
Hình 3.6. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao các tháng tại trạm Bảo Lạc.............22
Hình 3.7. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao các tháng tại trạm Nguyên Bình.....23
Hình 3.8. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao các tháng tại trạm Trùng Khánh......23

Hình 3.9. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao các tháng tại trạm Cao Bằng...........24
Hình 3.10. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao năm tại 4 trạm...............................24
Hình 3.11. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các tháng tại trạm Bảo Lạc..........25
Hình 3.12. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các tháng tại trạm Nguyên Bình. .26
Hình 3.13. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các tháng tại trạm Trùng Khánh. .26
Hình 3.14. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp các tháng tại trạm Cao Bằng........27
Hình 3.15. Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp năm tại 4 trạm.............................27
Hình 3.16. Lượng mưa trung bình tháng trong 40 năm (1961-2000).......................28
Hình 3.17. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tháng tại trạm Bảo Lạc.......30
Hình 3.18. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tháng tại trạm Nguyên Bình. . ..31
Hình 3.19. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tháng tại trạm Trùng Khánh ....32
Hình 3.20. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tháng tại trạm Cao Bằng.....32
Hình 3.21. Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm 4 trạm từ 1961-2000. . .33


MỞ ĐẦU
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở một khu vực nào đó, được đặc trưng bởi
các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi
nước, mây, gió. Khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và có
tính chất ổn định, ít thay đổi.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi: khí
hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô
nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học… Trong đó, biến đổi khí hậu là một
vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu mà
tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm
khoảng 0,70C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng
cao. Ngoài các nguyên nhân tự nhiên và tính chất biến đổi phức tạp của các hệ
thống khí hậu trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học về môi trường hàng đầu trên
thế giới đều khẳng định: các loại khí nhà kính phát thải vào khí quyển do các hoạt
động của con người đã làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên.

Biến đổi khí hậu đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia do những ảnh
hưởng hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với xã hội loài người. Các hiện
tượng khí hậu dị thường và thiên tai liên tục diễn ra ở nhiều vùng trên thế giới. Các
nhà khoa học từ lâu cũng đã lên tiếng cảnh báo hiểm họa nghiêm trọng này nhưng
chỉ cho đến gần đây, loài người mới thấy được ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ
môi trường và thực hiện cuộc chiến thực sự chống lại sự biến đổi khí hậu.
Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là quốc gia đang
phát triển thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á từ
sự biến đổi khí hậu này. Với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió
mùa, Việt Nam hàng năm phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt
đới trên khu vực Tây bắc Thái Bình Dương và biển Đông, chịu tác động của nhiều
loại hình thế thời tiết phức tạp. Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như
quanh năm và trên khắp mọi miền lãnh thổ. BĐKH dường như đã có những tác
động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Chính vì vậy,
em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa ở
tỉnh Cao Bằng” với mục tiêu chỉ ra được sự biến đổi nhiệt độ và lượng mưa đồng
thời xác định các hình thế thời tiết gây ra sự biến đổi ở khu vực giai đoạn 19612000.

1


1. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi của đề tài
1.1 Mục tiêu: Đánh giá được giá trị cũng như xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng
mưa trên phạm vi tỉnh Cao Bằng trong 40 năm qua (1961-2000);
1.2 Nhiệm vụ: Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu đã chọn, cần thu thập bổ sung,
kiểm tra các số liệu về nhiệt độ, lượng mưa của 4 trạm khí tượng trên phạm vi tỉnh
Cao Bằng sao cho phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu tính toán và đánh giá xu
thế biến đổi khí hậu ở khu vực này. Đồng thời tìm đọc thêm các nghiên cứu về khí
tượng trong và ngoài nước về chủ đề có liên quan, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát
về đề tài nghiên cứu.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khu vực Cao Bằng
- Về thời gian: 40 năm (từ năm 1961-2000)
- Về nội dung: Tìm hiểu về khu vực nghiên cứu, sử dụng nhiều nguồn số
liệu, nguồn tài liệu chính thống, các nghiên cứu trước về xu thế biến đổi các yếu tố
khí tượng, từ đó tiến hành nghiên cứu, thực hiện với đề tài của mình.
Trên cơ sở mục tiêu của việc nghiên cứu, bố cục của đồ án, ngoài phần mở
đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo gồm các phần như sau:
 Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương này nói khái quát về vị trí
địa lý, đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu; tổng quan về tình trạng biến
đổi khí hậu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng; đưa ra một số
nghiên cứu trong và ngoài nước tương đương với đề tài của mình.
 Chương 2. Cơ sở số liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này nói về nguồn
số liệu và phương pháp nghiên cứu mà đề tài có sử dụng.
 Chương 3. Chế độ nhiệt, mưa và xu thế biến đổi của chúng. Chương này đưa ra
những kết quả sau khi tính toán và xử lý bộ số liệu đã thu thập được, từ đó xác
định được xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa khu vực tỉnh Cao Bằng
trong giai đoạn 1961-2000.

2


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện địa hình của khu vực
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc Việt
Nam. Phía bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía tây giáp Tuyên Quang
và Hà Giang; phía nam giáp với Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng có số dân vào
khoảng 517.900 người.

Tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thành phố (thành phố Cao Bằng) và 12 huyện
(Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng
Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh) [19].

Hình 1.1. Bản đồ khu vực tỉnh Cao Bằng[19]
Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72km 2, chiếm 2,12% diện tích cả
nước, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất. Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ
cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang
đông. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các núi đá xen kẽ núi đất, tạo thành những vùng
khác nhau:
-

Vùng địa trũng (vùng trung tâm) có địa hình khá bằng phẳng, bao gồm đồi
núi thấp xem kẽ các cánh đồng tương đối rộng, phân bố chủ yếu ở huyện

3


Hòa An, thành phố Cao Bằng và các xã phía nam huyện Hà Quảng.
-

Vùng núi đất: chạy từ phía tây bắc huyện Bảo Lạc, qua huyện Nguyên Bình
xuống phía tây nam huyên Thạch An. Là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ
dốc lớn, có đỉnh núi cao gần 2000m, như Phja Ya (Bảo Lâm) 1980m và Phja
Oắc (Nguyên Bình) 1931m.

-

Vùng đá vôi: chạy từ phía bắc dọc theo biên giới Việt - Trung, vòng xuống
phía Đông Nam của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh,

Thông Nông, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa.

Về địa thế, tỉnh Cao Bằng có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều
núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250.
Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống
sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu, và sự phức tạp của địa hình
tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây
trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc
giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc
biệt là giao thông, nông nghiệp, và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong
mùa mưa.
Cao Bằng không có những đồng bằng rộng lớn mà chỉ có những thung lũng
nhỏ nằm xen kẽ với những vùng núi. Do Cao Bằng nằm ở vị trí khá xa biển nên ảnh
hưởng của biển đến tỉnh ít hơn những vùng đồng bằng và duyên hải; mặt khác tỉnh
còn nằm ở cửa ngõ đón gió mùa đông bắc do đó khí hậu có những nét riêng biệt hơn
so với đồng bằng và duyên hải.
Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng
ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông
Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng,…. [19].
1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Cao Bằng thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến á nhiệt đới nên khí hậu nơi
đây có những đặc trưng khác biệt với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc.
Ngoài ra, Cao Bằng còn là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang
vào mùa đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa hè. Mặc dù chịu
ảnh hưởng trực tiếp các đợt không khí lạnh từ phương bắc, tuy nhiên nhiệt độ ở đây
chưa bao giờ xuống thấp quá 00C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh
không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông)
Khí hậu Cao Bằng được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

4



-

Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Vào mùa
này thường có gió mùa Đông Nam và chịu ảnh hưởng một phần nhỏ của gió
mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình những tháng giữa
các mùa dao động khoảng 5-6 0C. Lượng mưa trung bình mùa mưa là 200 250mm. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20-24 0C và độ ẩm không khí trung
bình là 80-90%.

-

Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này khí
hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sương mù, có vùng còn xuất hiện sương
muối. Gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét. Các tháng
giá rét thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Lượng mưa trung bình mùa
khô là 20-40mm; thấp nhất:10-20mm. Nhiệt độ trung bình mùa khô là 8150C và độ ẩm trung bình hàng tháng là 70-80%.

Tỉnh Cao Bằng có lượng mưa tương đối thấp, lượng mưa trung bình hằng
năm dao động từ 1500-2000mm và không phân bố đều do địa hình bị chia cắt mạnh.
Lượng mưa có chiều hướng tăng theo độ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió.
Nhìn chung, khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm, lại có nhiều núi cao,
phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch. Đặc
điểm khí hậu trên đã tạo cho Cao Bằng có lợi thế để hình thành các vùng sản xuất
cây trồng phong phú, trong đó có những đặc sản như: hạt dẻ, đậu tương, … [20].
1.2 Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu
1.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu
Trong lịch sử phát triển của Trái đất, khí hậu đã có nhiều lần thay đổi do tự
nhiên. Những thời kỳ băng hà xen lẫn các thời kỳ ấm lên của Trái đất đã xảy ra từ
cách đây rất lâu (hàng vài triệu năm) cho tới khoảng 18.000 năm trước Công

nguyên. Thời kỳ tiểu băng hà gần nhất xảy ra ở châu Âu trong giai đoạn giữa hai thế
kỷ XVI-XIX. Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ XIX
Nếu như cách đây khoảng 5 năm, thế giới vẫn còn hoài nghi và tranh luận về
vấn đề liệu biến đổi khí hậu trên thực tế có xảy ra hay không và có phải do con
người gây ra hay không thì ngày nay, cuộc tranh luận này không còn nữa và sự hoài
nghi ngày càng thu hẹp. Báo cáo đánh giá của IPCC đã phản ánh sự đồng thuận
rộng rãi về mặt khoa học khi cho rằng biến đổi khí hậu là có thật và do con người
gây ra. Mặc dù hiện vẫn còn nhiều điều chưa biết chắc chắn về tốc độ nóng lên, thời
gian chính xác và các hình thức tác động, nhưng những nguy cơ gắn liền với thực
trạng các lớp băng lớn trên trái đất đang tan ra ngày một nhanh, nhiệt độ các đại
dương tăng lên, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị hủy hoại và những hậu quả khác
5


có thể xảy ra là hoàn toàn có thật [21].
Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự tăng nhiệt độ
không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng và qua đó là mức tăng mực nước
biển trung bình toàn cầu.

Hình 1. 2. Diễn biến nhiệt độ ở quy mô toàn cầu và khu vực
Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các
vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906-2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng
khoảng 0,740C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với
50 năm trước đó (hình 1.2); 11/12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm
nóng nhất trong chuỗi số liệu quan trắc.
Nhiệt độ bề mặt biển cũng có xu hướng tăng rõ rệt từ đầu thế kỷ 20 trên các
đại dương. Tốc độ ấm lên trên đất liền lớn hơn trên đại dương. Trong giai đoạn
1979-2005, nhiệt độ trên đất liền tăng 0,27 0C/thập kỷ và trên đại dương là
0,130C/thập kỷ [21].
Không giống như xu thế ấm lên khá đồng nhất của nhiệt độ, lượng mưa lại

có sự tăng giảm khác nhau theo khu vực. Trong thời kỳ 1900-2005 xu thế biến đổi
của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên
từng khu vực:
6


-

Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở phía Bắc Canada nhưng lại
giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico với tốc độ giảm khoảng 2%
mỗi thập kỷ.

-

Ở Nam Mỹ, mưa tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam
nhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây.

-

Ở châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi trong thời đoạn 1960-1980.

-

Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5%
cho cả thời kì 1901-2005. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của xu thế biến
đổi lượng mưa là Australia do tác động mạnh mẽ của ENSO.

-

Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tặng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc

Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á.

Nhìn chung, trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ
độ 300N thời kỳ 1901-2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990.
Hiện tượng mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu
thế giảm đi [21].

Hình 1.3. Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình từ năm 1901-2005
Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất là có sự suy giảm
của khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Số liệu quan trắc vệ tinh đã cho thấy
rằng băng biển bán cầu Bắc đã giảm khoảng 2,7%/thập kỷ kể từ năm 1978. Tốc độ

7


giảm trong mùa hè lớn hơn trong mùa đông. Vào mùa hè, tốc độ giảm khoảng
7,4%/thập kỷ. Ngày đóng băng các sông và hồ đến muộn hơn với tốc độ khoảng 5,8
ngày/thế kỷ; trong khi đó ngày tan băng lại đến sớm hơn với tốc độ khoảng 6,5
ngày/thế kỷ.
Nóng lên toàn cầu còn làm gia tăng mực nước biển. Trong khoảng 2000 năm
trước năm 1870, sự biển đổi của mực nước biển là nhỏ, với tốc độ thay đổi trung
bình từ 0-0,2mm/năm. Tuy nhiên từ năm 1961-2003, mực nước biển trung bình trên
toàn cầu dâng lên với tốc độ trung bình là 1,8mm/năm (giai đoạn 1993-2003, đo đạc
từ vệ tinh cho thấy mực nước biển tăng ở mức 3,1mm/năm). Tổng cộng, mực nước
biển trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,31m trong 100 năm gần đây. Nguyên nhân
chủ yếu làm cho nước biển dâng chủ yếu là sự dãn nở vì nhiệt, sự tan băng của các
chỏm băng và các tảng băng ở vùng cực [21].

Hình 1.4. Sự thay đổi mực nước biển trung bình toàn cầu
Trên hầu hết các khu vực đất liền, trong hơn 50 năm qua số ngày lạnh, đêm

lạnh và sương giá giảm đi; số ngày nóng, đêm nóng tăng lên. Các đợt nắng nóng và
nắng nóng gay gắt trở nên thường xuyên hơn. Kỷ lục là đợt nóng mùa hè năm 2003
ở châu Âu với nhiệt độ trung bình cao hơn 3,8 0C so với trung bình mùa hè thời kỳ
1961-1990, và cao hơn 1,40C so với đợt nóng nhất trước đó vào năm 1807; nhiệt độ
lên đến 480C ở phía nam Bồ Đào Nha.
Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ
năm 1970. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là lượng mưa giảm và nhiệt độ
tăng dẫn đến bốc hơi tăng. Khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán là phía Tây Hoa
Kỳ, Úc, Châu Âu.
8


Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh gia tăng từ
những năm 1970 và ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ
đạo bất thường. Điều này có thể thấy trên cả Ấn Độ Dương, Bắc và Bắc Thái Bình
Dương, số cơn bão ở Đại Tây Dương ở mức trung bình trong khoảng 10 năm gần
đây.
Như vậy BĐKH đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, biểu hiện của
chúng có thể khác nhau giữa các khu vực nhưng có thể kết luận một số đặc điểm
chung là nhiệt độ tăng lên, lượng mưa biến động mạnh mẽ và có dấu hiệu tăng lên
vào mùa mưa, giảm vào mùa ít mưa, hiện tượng mưa lớn gia tăng, hạn hán xuất
hiện thường xuyên hơn, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới phức tạp hơn, hiện
tượng El Nino xuất hiện thường xuyên hơn và có biến động mạnh [24].
1.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu được nghiên cứu nhiều sau khi Việt Nam
tham gia ký công ước khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm
1992 và sau đó là tham gia nghị định thư Kyoto năm 1998. Nhiều nhà khoa học Việt
Nam đã đi sâu nghiên cứu về BĐKH như Nguyễn Đức Ngữ với sự ra đời của cuốn
sách Biến đổi khí hậu (2008) và nhiều nhà khoa học khác cũng tham gia vào lĩnh
vực nghiên cứu này. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị quản lý nhà nước chủ

trì các hoạt động liên quan đến BĐKH. Cho đến nay, Bộ đã xây dựng 3 kịch bản
BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam lần lượt năm 2009, 2011 và 2016.
Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ công bố vào năm 2016 cho
thấy: Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên
các vùng trong 50 năm qua: nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 0C trên phạm vi
cả nước và luợng mưa có xu thế giảm ở nửa phần phía bắc, tăng ở phía nam lãnh thổ.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5-0,6 0C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc,
Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; còn mức tăng nhiệt độ
ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3 0C/50 năm. Xu thế chung của nhiệt
độ là tăng ở hầu hết các khu vực (hình 1.5) [23].
+ Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) không có sự thay đổi đáng kể ở các
vùng khí hậu phía bắc, nhưng lại tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía nam trong
50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần
diện tích phía bắc nước ta và tăng khoảng 5-20% ở các vùng khí hậu phía nam. Xu
thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa của mùa mưa,
tăng ở các vùng khí hậu phía nam và giảm ở các vùng khí hậu phía bắc. Khu vực
Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh

9


nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đạt đến 20% trong 50 năm qua (hình
1.6)

Hình 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) trong 50 năm qua
Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, đặc biệt trong
những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều
biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Hiện tượng ngập úng vùng đồng
bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ [23].
Vào mùa khô, hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về

phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn càng ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở vùng
ven biển, đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình phễu trên
những diện rộng, rõ nhất là vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình – Bạch Đằng, ở
vùng ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển
Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh [23].

10


Hình 1.6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) trong 50 năm qua
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam
Vùng khí hậu
Tây Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ

Nhiệt độ (0C)
Tháng 1 Tháng 7 Năm
1,4
0,5
0,5
1,5
0,3
0,6
1,4
0,5
0,6

Lượng mưa (%)

Mùa khô Mùa mưa Năm
6
-6
-2
0
-9
-7
0
-13
-11

Bắc Trung Bộ
1,3
0,5
0,5
4
-5
-3
Nam Trung Bộ
0,6
0,5
0,3
20
20
20
Tây Nguyên
0,9
0,4
0,6
19

9
11
Nam Bộ
0,8
0,4
0,6
27
6
9
+ Mực nước biển: Số liệu đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy,
xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm, phía đông của biển
Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực
ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn. Trung bình
cho toàn dải ven biển Việt Nam khoảng 2,9mm/năm.
+ Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai
thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có
11


15-16 đợt không khí lạnh, bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số
đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI-III) thấp dị thường (0-1 đợt)
cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây.
+ Xoáy thuận nhiệt đới: Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và
ATNĐ hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng 45% số cơn nảy sinh ngay
trên biển Đông và 55% số cơn từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Số cơn bão và
ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn mỗi năm và trong đó có 5 cơn là
đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Số lượng XTNĐ hoạt động
trên khu vực biển Đông có xu hướng tăng nhẹ trong khi đó số cơn ảnh hưởng hoặc
đổ bộ vào Việt Nam không có xu hướng biến đổi rõ ràng [23].


Hình 1.7. Diễn biến của số cơn XTNĐ hoạt động ở biển Đông, ảnh hưởng và đổ bộ
vào đất liền Việt Nam trong 50 năm qua
Khu vực đổ bộ của các cơn bão và ATNĐ vào Việt Nam có xu hướng dịch
chuyển dần về các vĩ độ phía nam với cường độ mạnh hơn, và có dấu hiệu kết thúc
muộn hơn, thậm chí nhiều cơn bão còn có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Dưới
đây là một số cơn bão đã được ghi nhận có sức tàn phá mạnh, gây thiệt hại lớn đến
nước ta
-

Bão Linda ở Cà Mau (1997): Số người chết lên đến 778 người; số người mất
tích 2123 người; 1232 người bị thương; ước tính tổn thất lên đến 450 triệu
USD.

-

Bão Chanchu ở miền Trung (2006): Số người chết là 19 người; số người mất
tích lên tới 249 người; ước tính tổn thất vào khoảng 2 triệu USD.

-

Bão Xangsane ở miền Trung (2006): Số người chết là 72 người; 4 người mất
tích; 532 người bị thương; ước tính tổn thất lên đến 650 triệu USD.

-

Siêu bão thần tốc Sơn Tinh (2012) quét dọc từ miền Trung ra miền Bắc,
khiến 7 người chết, nhiều người mất tích, gây thiệt hại trên 7.500 tỉ đồng. Và
12



gần nhất là vào chiều ngày 15/9/2017, cơn bão số 10 đã quét qua 6 tỉnh miền
trung gây thiệt hại nặng nề (4 người chết, gần 50.000 nhà tốc mái, ít nhất 5
tàu thuyền bị chìm,…) [22].
+ Hạn hán: Bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với
mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu.
Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu ra tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc
biệt là Trung và Nam Bộ [24].
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1 Nghiên cứu nước ngoài
Mặc dù rất khó khăn để đánh giá sự biến đổi và xu thế của những cực trị khí
hậu, Kattenberg và cộng sự (1996) đã kết luận rằng xu thế ấm lên sẽ dẫn đến làm
tăng những hiện tượng liên quan đến nhiệt độ cao trong thời kỳ mùa hè và làm giảm
những hiện tượng liên quan đến nhiệt độ thấp trong những ngày mùa đông [13].
Yan Zhongwei và cộng sự (2002) đã phân tích sự biến đổi tần suất của cực trị
nhiệt độ tại 200 trạm quan trắc ở Trung Quốc, giai đoạn 1951-1999. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra, số ngày nhiệt độ tối cao trên 35°C giảm nhẹ, đặc biệt rõ ở phía đông
Trung Quốc. Ngoài ra, số lượng ngày băng giá cũng có xu thế giảm. Tần suất ngày
ấm và đêm ấm tăng nhanh giữa năm 1980. Trong đó, tần suất của đêm ấm tăng
nhanh hơn ngày ấm. Số ngày mát giảm khắp Trung Quốc. Phân bố không gian cho
thấy, tần suất của những ngày ấm tăng ở bắc và tây Trung Quốc nhưng lại giảm ở
nhiều khu vực trung tâm và nam của miền Đông Trung Quốc [14].
Founda và cộng sự (2004) phân tích số liệu nhiệt độ không khí bề mặt tại
trạm quan trắc của Athens trong 105 năm (1897-2001), kết quả cho thấy, có xu thế
ấm lên của mùa hè và mùa xuân so với mùa đông, cụ thể nhiệt độ trung bình mùa hè
1,23°C và nhiệt độ trung bình mùa đông tăng 0,34°C. Đặc biệt, điều này thể hiện rõ
hơn với giá trị nhiệt độ cực đại mùa hè và mùa đông. Ngoài ra xu thế trong thập
niên cuối cùng (1992-2001) tăng cao hơn so với thập niên trước đó. Xu thế nhiệt
giảm xuất hiện trước những năm 1960 [15].
Yếu tố được tập trung nghiên cứu nhiều sau nhiệt độ là giáng thủy hoặc lượng
mưa. Giáng thủy là một đại lượng rất quan trọng vì sự biến đổi của những hình thế

giáng thủy có thể dẫn đến lũ lụt hoặc hạn hán ở những vũng khác nhau. Chính vì vậy
thông tin về sự biến đổi giáng thủy theo không gian và thời gian là rất cần thiết.
Schoenwiese và cộng sự (1994) [17] và Schoenwiese và Rapp (1997) [16] đã
đưa ra một nghiên cứu khái quát về sự biến đổi mùa của xu thế giáng thủy ở một số
nước châu Âu trong thời kỳ 1961-1990 và 1891-1990. Từ năm 1961-1990 là xu thế
13


tăng lên của giáng thủy vào mùa xuân ở phía bắc nước Ý và xu thế giảm vào mùa
thu ở phía nam Châu Âu, trong khi đó đối với thời kỳ 1891-1990 lại quan trắc được
một xu thế khí hậu khô hơn ở một vài vùng trên khu vực Địa Trung Hải.
Xu thế của chuỗi số liệu nhiệt độ và lượng mưa cực trị thời kỳ 1961-1998
cho khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương đã được Manton và cộng sự
(2001) phân tích, đánh giá. Việc chọn số liệu giai đoạn 38 năm này là để tối ưu hóa
số liệu sẵn có giữa các vùng trong khu vực. Sử dụng số liệu chất lượng tốt từ 91
trạm của 15 nước, các tác giả đã phát hiện được sự tăng đáng kể của số ngày nóng
và đêm ấm trong năm, và sự giảm đáng kể số ngày lạnh và đêm lạnh trong năm.
Những xu thế này trong chuỗi nhiệt độ cực trị là khá ổn định trong khu vực. Số
ngày mưa (với ít nhất 2mm/ngày) giảm đáng kể trên toàn Đông Nam Á, Tây và
trung tâm Nam Thái Bình Dương, nhưng tăng ở phía bắc quần đảo Polynesia thuộc
Pháp ở Fiji, và ở một vài trạm thuộc Australia [18].
1.3.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu dao động và biến đổi khí hậu đã bắt đầu khá
sớm. Những người đi tiên phong trong lĩnh vực này phải kể đến Nguyễn Đức Ngữ
[4, 5, 6], Nguyễn Trọng Hiệu [7, 8, 9], Trần Duy Bình [1], Trần Việt Liễn [11, 12]
và nhiều nhà khoa học khác. Kết quả của những công trình này đã được công bố
khá rộng rãi trên các tạp chí, ấn phẩm xuất bản hoặc các báo cáo khoa học (Trần
Duy Bình, 2000; Nguyễn Trọng Hiệu, Đào Đức Tuấn, 1993; Trần Việt Liễn, 2000;
Nguyễn Đức Ngữ, 2002; v.v.).
Nguyễn Viết Lành (2007) đã phân tích các trung tâm khí áp ảnh hưởng đên

Việt Nam để giải thích sự tăng lên của nhiệt độ trung bình trên một số trạm đặc
trưng trong thời kỳ 1961-2000, và cho rằng, nhiệt độ trung bình trong thời kỳ này
đã tăng lên từ 0,4 - 0,60C, nhưng xu thế tăng rõ rệt nhất xảy ra trong thập kỷ cuối và
trong mùa đông, đặc biệt là trong tháng 1, mà nguyên nhân là do sự mạnh lên của
áp cao Thái Bình Dương trong thời kỳ này [3].
Nguyễn Đức Ngữ (2008, 2009) đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệt
độ trung bình trong 50 năm qua (1958-2008) đã tăng lên từ 0,5 đến 0,7 0C và nhiệt
độ trong mùa đông có xu thế tăng nhanh hơn trong mùa hè. Ngoài ra G.S đã có
những phân tích về số ngày nắng nóng trong từng thời kỳ trên lãnh thổ Việt Nam và
cho rằng, số ngày nắng nóng trong thập kỷ 1991-2000 nhiều hơn so với các thập kỷ
trước, đặc biệt ở Trung Bộ và Nam Bộ (Nguyễn Đức Ngữ, 2009) [3, 4].

14


CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở số liệu
2.1.1 Số liệu quan trắc
Trong khuôn khổ bài toán đặt ra, đồ án đã sử dụng số liệu quan trắc thu thập
được từ các trạm trong khu vực nghiên cứu (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Danh sách các trạm lấy số liệu ở khu vực
STT

Tên trạm

Vĩ độ bắc

Kinh độ đông


1

Cao Bằng

22,67

106,23

2

Bảo Lạc

22,95

105,67

3

Nguyên Bình

22,65

105,95

4

Trùng Khánh

22,83


106,52

Trong nghiên cứu này, bộ số liệu được thu thập và cập nhật đến năm 2000.
Độ dài chuối số liệu là 40 năm (1961-2000). Các yếu tố khí hậu bao gồm: nhiệt độ
không khí (trung bình, tối cao, tối thấp); mưa (tổng lượng mưa tháng và năm, số
ngày mưa, lượng mưa ngày lớn nhất)
2.1.2 Kiểm tra và chỉnh lý số liệu quan trắc
Số liệu là bộ phận quan trọng nhất mà từ đó ta có thể tiến hành tính toán,
thống kê, thực hiện những vấn đề trong nghiên cứu khí hậu bằng phương pháp
thống kê. Ngoài việc lựa chọn đúng phương pháp nghiên cứu, chất lượng số liệu là
yếu tố quyết định đến sự chính xác của kết quả.
Nói đến chất lượng số liệu trước hết cần xem xét đến độ chính xác của
chúng. Có nhiều nguyên nhân gây nên sự thiếu chính xác gọi là sai số, trong bản
thân các chuỗi được sử dụng để tính toán, thường sai sót do quan trắc, nhầm lẫn
trong quá trình xử lý ban đầu hoặc khi tiến hành lấy mẫu, do tác động ngẫu nhiên
của những nhân tố bên ngoài, ... Do vậy cần loại bỏ sai số chứa đựng trong chuỗi số
liệu ban đầu trước khi đưa vào xử lý, tính toán.
Thực tế khẳng định rằng, trong các chuỗi số liệu quan trắc luôn luôn chứa
đựng những sai số tiềm ẩn nào đó và người ta chia những sai số này ra làm 3 loại:
Sai số thô, sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
Sai số thô sinh ra chủ yếu bởi những thao tác nhầm lẫn, sơ suất trong quá
trình đo đạc hoặc lấy mẫu. Chẳng hạn, trong quy ước ban đầu, số liệu nhiệt độ được
lấy chính xác đến phần mười độ và không ghi dấu phẩy thập phân, nhưng khi tiến

15


hành thu thập số liệu từ các báo biểu quan trắc, do thói quen người ta ghi lẫn lộn
một vài số nào đó có dấu phẩy thập phân (tách phần nguyên và phần mười độ - ví
dụ, trị số 240 bị ghi sai thành 24). Như vậy, vô tình những giá trị này đã bị giảm đi

mười lần so với trị số thực. Trong nhiều trường hợp những giá trị có chứa sai số
kiẻu này rất khó phát hiện do chúng bị ẩn dấu trên nền chuỗi số liệu. Ví dụ, cũng
với kiểu xảy ra sai sót nói trên nhưng không phải đối với nhiệt độ mà là lượng mưa,
thì hầu như không thể chỉ ra được số liệu nghi ngờ.
Sai số hệ thống gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên
nhân mang một dáng vẻ. Đây là loại sai số rất khó phát hiện nếu không có sự khảo
sát tỷ mỷ. Ví dụ, khi xem xét các báo biểu quan trắc người ta nhận thấy rằng do hiệu
chính dụng cụ không đúng nên số liệu nhiệt độ đã bị lệch đi một lượng nào đó, hoặc
do thói quen, khi đọc nhiệt biểu quan trắc viên thường đọc giá trị nhiệt độ trên nhiệt
kế thấp hơn so với qui định chung. v.v.
Sai số ngẫu nhiên là sai số còn lại sau khi đã khử bỏ sai số thô và sai số hệ
thống. Sai số ngẫu nhiên gây nên bởi một lượng vô cùng lớn các nguyên nhân mà
ảnh hưởng của mỗi một trong chúng bé đến mức ta không thể phân định nổi mức
đóng góp của từng nguyên nhân, chúng luôn luôn tồn tại trong mọi chuỗi số liệu
quan trắc.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đồ án này, để làm rõ tính chất, đặc điểm của nhiệt độ và
lượng mưa trong những năm qua, em sử dụng 2 phương pháp chính là phương pháp
thống kê toán học và phương pháp phân tích xu thế để tính toán các đặc trưng nhiệt
độ, lượng mưa và phân tích xu thế biến đổi của các yếu tố trên cơ sở các tập số liệu
thu thập được.
2.2.1 Phương pháp thống kê toán học
Bài luận sẽ sử dụng phương pháp thống kê để tính toán các đặc trưng về
nhiệt độ và lượng mưa trên khu vực gồm có nhiệt độ trung bình ngày, nhiệt độ cực
đại, nhiệt độ cực tiểu, tổng lượng mưa tháng, lượng mưa trung bình năm, tổng số
ngày mưa trong tháng, lượng mưa ngày cực đại trong tháng và sự phân bố của nhiệt
độ và lượng mưa theo thời gian và không gian.
2.2.2 Phương pháp phân tích xu thế
Trên cơ sở chuỗi số liệu đã thống kê ở trên, xu thế biến đổi của các đại lượng
có thể thực hiện khi biển diễn phương trình hồi quy tuyến tính một biến dưới dạng:

y = a0 + a1t

16


Trong đó:
 y là giá trị của đại lượng
 t là số thứ tự năm
 a0 và a1 là các hệ số hồi quy
(Hệ số a1 cho biết hướng dốc của đường hồi quy, nói lên xu thế biến đổi tăng
hay giảm của nhiệt độ và lượng mưa. Nếu b 1 dương thì nhiệt độ (lượng mưa) tăng
theo thời gian và ngược lại; đồng thời giá trị tuyệt đối của hệ số a 1 càng lớn nghĩa là
tốc độ xu thế biến đổi càng mạnh)

17


×