Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề thi Kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong vụ việc dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.73 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong các vụ việc dân sự
Mã số: LS.DS/TN-16/240
-----------------*--------------Vợ chồng ông Kiệt và bà Biết có 2 người con là chị Thuyết (sinh năm 1968) và chị
Nguyệt (sinh năm 1972). Ông Kiệt chết ngày 2/3/1998, bà Biết chết ngày 14/1/2001. Sinh thời,
ông Kiệt, bà Biết có tạo lập được một khối tài sản gồm: 01 ngôi nhà và vườn cây ăn trái gắn
liền với quyền sử dụng diện tích 6.278m 2 tọa lạc tại xã B, huyện N, tỉnh T. Diện tích đất này vợ
chồng ông Kiệt, bà Biết đã được Chủ tịch UBND huyện N, tỉnh T cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số 113/GCNQSDĐ ngày 3/3/1997.
Ngày 15/9/2000 bà Biết lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản thừa kế cho vợ chồng chị
Nguyệt, anh Thủy.
Ngày 4/1/2000, bà Biết ký hợp đồng cho bà Mỹ thuê vườn cây 4 năm (từ 4/1/2000 đến
4/1/2004) với giá 14.000.000 đồng. Số tiền thuê vườn cây chị Thuyết giữ. Cùng năm 2001,
Nhà nước giải tỏa đền bù hàng rào và một số cây ăn trái của ông Kiệt, bà Biết với số tiền là
6.192.000 đồng, chị Nguyệt nhận tiền có giao lại cho chị Thuyết 2.000.000 đồng. Thực tế, toàn
bộ nhà đất tại xã B, huyện N, tỉnh T là do chị Thuyết quản lý vì chị Nguyệt, anh Thủy đi công
tác xa nhà và hiện cư trú tại quận Đống Đa, Hà nội. Tháng 3/2006 chị Nguyệt, anh Thủy đề
nghị chị Thuyết phải giao lại toàn bộ nhà đất mà vợ chồng chị Nguyệt được thừa kế theo di
chúc lập ngày 15/9/2000 gồm nhà và vườn cây ăn trái gắn liền với quyền sử dụng đất diện tích
6.278m2, không tranh chấp số tiền cho thuê vườn cây và tiền nhà nước đền bù do giải tỏa,
nhưng chị Thuyết không trả nhà đất nói trên. Vì vậy, ngày 2/4/X vợ chồng anh Thủy, chị
Nguyệt muốn làm đơn khởi kiện ra Tòa yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất, nhà và vườn cây do
được thừa kế.
Vợ chồng chị Nguyệt mời anh (chị) là Luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Anh (chị) cần trao đổi với vợ chồng chị Nguyệt những vấn đề gì trước khi khởi kiện?
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án này?
Tình tiết bổ sung
Qua trao đổi, vợ chồng chị Nguyệt cho biết: Sau khi bố chị là ông Kiệt chết ngày


2/3/1998, mẹ chị đã khai di sản thừa kế và nộp thuế trước bạ. Sau đó, chị Nguyệt và chị Thuyết
có giấy nhượng phần di sản được thừa kế ngày 20/8/1998 tại phòng công chứng nhà nước với
nội dung cho mẹ là bà Biết được trọn quyền sở hữu căn nhà và đất phần thừa kế của 2 chị. Vì
vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 273/GCNQSDĐ tháng 1/1999 chỉ đứng tên duy
nhất một mình mẹ chị. Việc mẹ chị định đoạt di chúc cho chị là hoàn toàn tự nguyện, cả họ tộc
nội ngoại đều thừa nhận.
Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này Luật sư nên hướng dẫn cho chị Nguyệt kiện
theo quan hệ “Đòi quyền sử dụng đất”. Ý kiến khác lại cho rằng, vợ chồng chị Nguyệt nên
kiện theo quan hệ “Yêu cầu chia thừa kế”.
Câu hỏi 3: (1 điểm)
Ý kiến của anh (chị) về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Câu hỏi 4: (1,5 điểm)
Anh (chị) hãy giúp vợ chồng chị Nguyệt soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ
khởi kiện cho nguyên đơn.


Tình tiết bổ sung
Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, theo nội dung trình bày của chị Thuyết trong bản tự
khai: Chị thừa nhận chị và chị Nguyệt là con đẻ của ông Kiệt, bà Biết. Thời điểm ông Kiệt, bà
Biết chết, thời gian và nội dung hợp đồng thuê vườn cây, số tiền đền bù do anh Thủy, chị
Nguyệt khai là chính xác, chị cũng không tranh chấp gì về số tiền này. Hiện nay, bà Mỹ đã
chấm dứt hợp đồng thuê vườn. Toàn bộ nhà, đất, vườn cây chị đang là người quản lý.
Chị Thuyết xuất trình tờ ủy quyền do ông Kiệt lập ngày 16/9/1997 với nội dung: ‘Uỷ
quyền cho chị Biết được toàn quyền quyết định trong các giao dịch dân sự đối với những tài
sản thuộc quyền định đoạt của vợ chồng ông. Tờ ủy quyền có chữ ký của ông Kiệt và có bà Lệ
- em ông Kiệt là người ký làm chứng. Ủy quyền không có công chứng, chứng thực’. Chị Thuyết
khẳng định, như vậy năm 1997 ông Kiệt đã cho chị toàn bộ tài sản của bố mẹ chị. Do vậy, vợ
chồng chị Nguyệt không còn quyền gì đối với tài sản này nữa.
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Anh (chị) hãy đánh giá về tính hợp pháp của tờ ủy quyền lập ngày 16/9/1997 do chị

Thuyết xuất trình.
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định tư cách đương sự trong vụ án.
Tình tiết bổ sung
Theo nội dung bản di chúc do bà Biết lập ngày 15/9/2000: ‘Bà Biết định đoạt toàn bộ
nhà và vườn cây ăn trái gắn liền với quyền sử dụng diện tích 6.278m 2 tọa lạc tại xã B, huyện
N, tỉnh T, (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 273/GCNQSDĐ tháng 1/1999 đứng tên
bà Biết) cho vợ chồng con gái là chị Nguyệt, anh Thủy được toàn quyền sở hữu sau khi bà
chết’. Nội dung di chúc do bà Biết viết và ký tên. Di chúc có 2 người làm chứng là ông Thắng
(em ruột của bà Biết) và ông Dần (là người hàng xóm) ký tên làm chứng. Di chúc không qua
công chứng, chứng thực.
Chị Thuyết cho rằng chữ ký và chữ viết trong tờ di chúc không phải là chữ ký và chữ
viết của mẹ chị. Tuy nhiên, chị Thuyết không đề nghị Tòa án tiến hành trưng cầu giám định
chữ ký, chữ viết.
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Tòa án có tiến hành trưng cầu giám định chữ ký và chữ viết trong bản di chúc lập ngày
15/9/2000 trong trường hợp này không?
Tình tiết bổ sung
Vợ chồng chị Nguyệt yêu cầu giám định về tờ di chúc do bà Biết lập ngày 15/9/2000.
Kết quả giám định kết luận chữ ký và chữ viết trong tờ di chúc chính xác là của bà Biết.
Tại phiên tòa, Luật sư của chị Thuyết đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của vợ chồng chị
Nguyệt và anh Thủy về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Biết theo di chúc lập ngày
15/9/2000. Đề nghị chia thừa kế theo pháp luật vì di sản có nguồn gốc của vợ chồng bà Biết,
ông Kiệt. Bà Biết không được quyền định đoạt toàn bộ di sản. Hơn nữa, ông Thắng – người
làm chứng lại là em ruột của bà Biết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 657 BLDS 1995 ông
Thắng không được là người làm chứng cho việc lập di chúc vì ông Thắng là người thừa kế theo
pháp luật của bà Biết theo điểm b, khoản 1 Điều 679 BLDS 1995. Đề nghị tuyên di chúc ngày
15.9.2000 là vô hiệu.
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Anh (chị) hãy nêu những lập luận để tranh luận với Luật sư của chị Thuyết trong trường

hợp này?
Tình tiết bổ sung


Kết quả tranh luận tại phiên tòa, các bên vẫn giữ nguyên yêu cầu và quan điểm của
mình. Ông Dần là người làm chứng khẳng định khi lập di chúc bà Biết khỏe mạnh, minh mẫn,
sáng suốt, việc lập di chúc hoàn toàn tự nguyện. Chị Nguyệt đề nghị Tòa án công bố kết quả
cuộc họp nội tộc ngày 5/9/2006 gồm có các cô, chú, bác ruột của chị Nguyệt, chị Thuyết ở hai
bên nội ngoại là: ông Thắng, ông Hải, bà Thu, bà Lệ, ông Chính đều xác định khi còn sống bà
Biết có di nguyện định đoạt toàn bộ di sản cho vợ chồng anh Thủy, chị Nguyệt vì bà không có
con trai nên bà coi anh Thủy như con trai. Vợ chồng anh Thủy sẽ có trách nhiệm thờ cúng bố
mẹ sau khi ông Kiệt và bà Biết qua đời.
Vợ chồng chị Nguyệt đề nghị Tòa án chia thừa kế theo di chúc. Vợ chồng chị tự nguyện
chia cho chị Thuyết 100m2 đất trong diện tích 6.278m2 để chị Thuyết có chỗ ở ổn định.
Câu hỏi 9: ( 1,5 điểm)
Trên cơ sở tất cả các tình tiết của vụ án, anh (chị) hãy viết bản Luận cứ để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của vợ chồng chị Nguyệt tại phiên tòa sơ thẩm.
(Học viên được sử dụng các văn bản pháp luật)


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong các vụ việc dân sự
Mã số: LS.DS/TN-17/240
-----------------*--------------Căn nhà số 489 Huỳnh Văn Bách, phường 13, quận P, TP. Hồ Chí Minh thuộc quyền sở
hữu của bà Thảo. Ngày 5/1/2006 bà Thảo và Công ty Cổ phần phát triển kiến trúc xây dựng
C.A.D (gọi tắt là Công ty C.A.D) ký hợp đồng thi công trang trí nội thất căn nhà 489. Theo hợp
đồng số 010704/HĐTC-C.A.D ngày 5/1/2006, trị giá hợp đồng là 526.526.000 đồng. Công ty
C.A.D chịu trách nhiệm thi công và cung cấp vật tư theo bản dự toán và bản thiết kế hai bên ký
kết thực hiện hợp đồng và nghiệm thu công trình trong thời gian 02 tháng từ ngày 10/1/2006
đến ngày 10/3/2006.

Theo hợp đồng trang trí nội thất hai bên thỏa thuận: Bên A (bà Thảo) giao tiền thành 04
đợt:
- Đợt 1: Tạm ứng ngay sau khi ký hợp đồng là: 157.400.000 đồng.
- Đợt 2: Ngay sau khi thi công được 15 ngày Bên A giao: 184.553.000 đồng.
- Đợt 3: Ngay sau khi thi công được 30 ngày Bên A giao tiếp: 184.553.000 đồng.
- Đợt 4: Sau khi bàn giao công trình, Bên A giao tiếp số tiền còn lại là: 20.000.000
đồng.
Ngày 30/1/2006 bà Thảo đã giao cho Công ty C.A.D tổng số tiền 455.054.000 đồng.
Tuy nhiên, Công ty C.A.D thi công không đúng tiến độ, không triển khai mua vật liệu đầy đủ,
thi công không đúng với bản vẽ thiết kế, thiết bị nội thất như đã thỏa thuận trong hợp đồng,
làm kém chất lượng công trình, kéo dài thời gian thi công không nghiệm thu được.
Đến ngày 10/5/2006 hai bên vẫn không thể tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình vì
chất lượng công trình kém, các hạng mục chưa hoàn thành. Từ những nguyên nhân trên, dẫn
đến mâu thuẫn trầm trọng giữa hai bên.
Vì vậy, ngày 1/9/X bà Thảo gặp anh (chị), nhờ anh (chị) là người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bà Thảo, giúp bà Thảo khởi kiện: Yêu cầu Công C.A.D hoàn trả cho bà Thảo
336.000.000 đồng và bồi thường vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Xác định những vấn đề cần trao đổi với bà Thảo trước khi khởi kiện?
Tình tiết bổ sung
Qua trao đổi, bà Thảo cho biết: Trong hợp đồng thiết kế thi công có quy định nếu Công
ty C.A.D kéo dài thời gian thi công thì Công ty C.A.D phải chịu bồi thường vi phạm hợp đồng
20 triệu đồng/1 tháng. Ngày 10/3/2006 do Công ty C.A.D không hoàn thành được công việc
theo thỏa thuận, theo đề nghị của ông Cang – giám đốc Công ty C.A.D, bà Thảo và Công ty có
gặp để bàn bạc thỏa thuận tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Công ty C.A.D lập giấy cam kết xác
nhận từ ngày 15/3/2006 đến ngày 15/4/2006 Công ty sẽ hoàn thành các hạng mục công trình,
nếu sai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận hợp đồng. Ngay sau đó bà Hồng - Kỹ
sư của công ty C.A.D được giao phụ trách công trình có làm giấy xác nhận cam kết từ ngày

15/3/2006 đến ngày 15/4/2006 sẽ huy động thêm thợ và vật tư đến làm các hạng mục công
trình cho xong. Bà Thảo đồng ý chấp nhận để Công ty C.A.D triển khai tiếp hợp đồng với thời
hạn theo thỏa thuận mới. Tuy nhiên, Công ty C.A.D chậm chễ không chịu làm và đến hạn theo
như cam kết vẫn vi phạm hợp đồng.
Câu hỏi 3: (1 điểm)


Anh (chị) hãy xác định ngày phát sinh tranh chấp trong vụ án này để xác định ngày bắt
đầu tính thời hiệu khởi kiện?
Câu hỏi 4 ( 1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định tư cách đương sự trong vụ án.
Tình tiết bổ sung
Theo bà Thảo, đến ngày 15/4/2006 do hai bên không thể tiến hành nghiệm thu bàn giao
công trình. Vì vậy, bà Thảo và ông Cang – giám đốc công ty C.A.D ngồi lại quyết toán với
nhau những hạng mục chưa làm được. Hai bên lập bảng liệt kê các hạng mục công trình chưa
làm được, sau khi đã trừ tiền công của Công ty C.A.D theo thỏa thuận, thì phía Công ty phải
hoàn lại cho bà Thảo số tiền là 336.000.000 đồng. Bản quyết toán này có chữ ký xác nhận của
ông Cang và đóng dấu Công ty C.A.D. Nay bà Thảo yêu cầu Công ty C.A.D có trách nhiệm:
Hoàn trả cho bà 336.000.000 đồng trong thời gian một tháng, bồi thường vi phạm hợp đồng từ
ngày 15/5/2006 đến ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật là 100 triệu
đồng.
Công ty C.A.D có trụ sở chính đặt tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh hiện do ông Cang làm
giám đốc.
Câu hỏi 5: ( 1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà Thảo?
Câu hỏi 6: ( 1,5 điểm)
Anh (chị) hãy giúp bà Thảo soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho
nguyên đơn.
Tình tiết bổ sung
Sau khi nhận được thông báo thụ lý giải quyết vụ án, theo lời trình bày của ông Cang đại diện Công ty C.A.D: Phía Công ty xác nhận có nhận của bà Thảo 455.054.000 đồng, bà

Thảo giao tiền làm 03 đợt nhưng vi phạm thời gian giao tiền hợp đồng quy định. Trong quá
trình Công ty thi công công trình, bà Thảo tự mua các trang thiết bị vệ sinh cùng một số thiết bị
khác và yêu cầu Công ty thi công. Vì vậy, phía Công ty chỉ mới tiến hành mua một số thiết bị
nội thất. Việc không triển khai mua vật liệu tiếp là do bà Thảo thỏa thuận bà Thảo tự mua,
không phải lỗi của Công ty. Ông Cang thừa nhận, phía Công ty có làm 02 giấy cam kết đến
ngày 15/4/2006 làm hoàn thiện các hạng mục công trình, nhưng mỗi lần ông đưa thợ đến làm
thì bà Thảo gây khó dễ nên thợ không làm được.
Bà Hồng xác nhận có lập cam kết từ ngày 15/3/2006 đến ngày 15/4/2006 sẽ đưa thợ,
vật liệu xây dựng xuống làm hoàn thành các hạng mục công trình cho nhà bà Thảo, nhưng bà
Thảo không tạo điều kiện cho thợ làm.Vì vậy, bà Thảo không có quyền yêu cầu Công ty C.A.D
bồi thường.
Phía bà Thảo khẳng định bà là chủ sở hữu căn nhà nên bà mong muốn hoàn thành công
trình, vì vậy không có việc bà gây khó dễ cho Công ty thực hiện hợp đồng. Mặt khác, không có
một thỏa thuận nào giữa bà Thảo và Công ty đối với việc bà tự mua nguyên vật liệu.
Bà Thảo muốn đề nghị Tòa án tiến hành trưng cầu giám định chất lượng công trình để
có cơ sở xác định lỗi vi phạm hợp đồng của Công ty C.A.D.
Câu hỏi 7: ( 1 điểm)
Xác định điều kiện cụ thể để Tòa án tiến hành trưng cầu giám định chất lượng công trình
theo yêu cầu của bà Thảo?
Câu hỏi 8: ( 1 điểm)
Xác định vấn đề trọng tâm cần chứng minh trong vụ án này?
Tình tiết bổ sung


Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử, tại phiên tòa các bên vẫn giữ nguyên yêu cầu và
quan điểm của mình. Phía Công ty C.A.D không đồng ý bồi thường vì việc thi công chậm trễ là
do bà Thảo không cho Công ty thực hiện. Số tiền bà Thảo giao không đúng tiến độ, theo thỏa
thuận hợp đồng số 010704/HĐTC-C.A.D “Nếu Bên A thanh toán không đúng thời hạn, Bên
Công ty C.A.D có quyền ngưng thi công công trình”.
Bà Thảo khẳng định việc giao tiền ngày 30/1/2006 chậm 5 ngày là do thỏa thuận lại với

ông Cang, trong biên nhận tiền ông Cang ghi xác nhận“Ghi nhận lại thời gian thanh toán các
đợt tiền” và không hề ghi dòng chữ nào phản đối nội dung trên của bà Thảo. Ông Cang đã đã
mặc nhiên công nhận việc thay đổi thoả thuận giao tiền. Bà Thảo đề nghị Tòa án công bố kết
quả kiểm định công trình của Công ty kiểm định S mà Tòa án đã tiến hành trưng cầu trên cơ sở
đề nghị của bà Thảo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Kết quả kiểm định kết luận: “Công trình
có nhiều sai sót, nhiều hạng mục thực hiện không đúng như trong hợp đồng, thực tế công trình
không đảm bảo chất lượng theo bản vẽ và theo quy trình, quy phạm thi công.”
Trên cơ sở tất cả các tình tiết của vụ án.
Câu hỏi 9: (1,5 điểm)
Anh (chị) hãy viết bản Luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn tại
phiên tòa sơ thẩm.
(Học viên được sử dụng các văn bản pháp luật)


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tranh tụng cña LuËt s trong c¸c vụ việc dân sự
Mã số: LS.DS/TN-18/240
-----------------*--------------Theo lời trình bày của bà Trần Thị Huyền:
Tháng 12.1996 bà đã mua căn nhà 128 phường X, quận G, TP. H của bà Hạnh với giá 700
triệu đồng. Do điều kiện công việc và hoàn cảnh gia đình nên bà có thỏa thuận nhờ ông Sơn là
em họ của bà Huyền cư trú tại quận 1, TP. H đứng tên dùm. Hiện tại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và sở hữu nhà ở đứng tên ông Sơn.
Ngày 20.12.2002 bà Huyền mua tiếp căn nhà 38 phố K, phường M, quận V, TP. H của vợ
chồng ông Mai và bà Hoa với giá 72,5 lượng vàng SJC. Việc mua bán có lập hợp đồng mua
bán viết tay, không có công chứng do bà đứng tên mua và trực tiếp giao vàng mua nhà cho ông
Mai - bà Hoa. Giấy biên nhận tiền mua căn nhà này do vợ chồng ông Mai, bà Hoa viết với nội
dung: “Xác nhận đã nhận đủ 72.5 lượng bàng SJC của bà Huyền là tiền chuyển nhượng căn
nhà số 38 phố K, phường M, quận V, Tp.H”. Ngày 09/01/2003 bà Huyền có nhờ ông Sơn đứng
tên hộ trên giấy tờ nhà mua của vợ chồng ông Mai, bà Hoa. Bà Huyền đã đàm phán nhờ vợ
chồng ông Mai, bà Hoa lập hợp đồng chuyển nhượng căn nhà trên cho ông Sơn qua công

chứng và đã tiến hành lập thủ tục sang tên cho ông Sơn.
Giữa bà Huyền với bà Hạnh, bà Huyền với vợ chồng ông Mai, bà Hoa không tranh chấp
với nhau về hợp đồng mua bán nhà ở.
Tháng 9/X bà Huyền yêu cầu ông Sơn trả lại quyền sở hữu căn nhà 128 phường X, quận
G, TP. H và căn nhà 38 phố K, phường M, quận V, TP. H cho bà theo như thỏa thuận ủy quyền
đứng tên nhưng ông Sơn kiên quyết không trả. Sau rất nhiều lần đàm phán nhưng không thành,
vì vậy ngày 20/10/X bà Huyền muốn làm đơn khởi kiện ông Sơn ra Tòa yêu cầu ông Sơn trả
lại quyền sở hữu 2 căn nhà: Căn nhà số 128 phường X, quận G, TP. H và căn nhà 38 phố K,
phường M, quận V, TP. H cho bà Huyền.
Bà Huyền nhờ anh (chị) là người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Anh (chị) cần trao đổi với bà Huyền những vấn đề gì trước khi khởi kiện?
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án này?
Tình tiết bổ sung
Qua trao đổi, bà Huyền xuất trình các giấy tờ hợp đồng mua bán giữa bà Huyền và bà
Hạnh, hợp đồng giữa bà Huyền và vợ chồng ông Mai, bà Hoa cùng toàn bộ giấy tờ nguồn gốc
nhà đất phô tô công chứng đứng tên bà Hạnh, vợ chồng ông Mai, bà Hoa trước thời điểm làm
thủ tục sang tên cho ông Sơn.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở hai căn nhà
đang tranh chấp hiện ông Sơn cầm. Ngoài ra, bà Huyền còn có văn bản ủy quyền nhờ ông Sơn
đứng tên 2 căn nhà đang tranh chấp. Văn bản ủy quyền do anh Hải cháu ông Mai viết hộ, dưới
có chữ ký của bà Huyền và ông Sơn. Văn bản ủy quyền không qua công chứng, chứng thực.
Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này Luật sư nên hướng dẫn cho thân chủ của mình
kiện theo quan hệ “Tranh chấp hợp đồng ủy quyền”. Ý kiến khác lại cho rằng bà Huyền nên
kiện theo quan hệ “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở”. Ý kiến khác
xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là “Tranh chấp quyền sở hữu nhà”.
Câu hỏi 3: (1,5 điểm)
Ý kiến của anh (chị) về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Câu hỏi 4: (1 điểm)



Anh (chị) hãy giúp bà Huyền soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho
nguyên đơn.
Tình tiết bổ sung
Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, Phía ông Sơn cho rằng: Căn nhà 128 phường X, quận G,
TP. H do ông bỏ tiền mua ½ trị giá nhà là 350 triệu đồng. Do vợ chồng ông không hạnh phúc,
sợ liên quan đến vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Vì vậy, ông Sơn đã lập tờ
cam kết ngày 07/5/2004 với nội dung chỉ đứng tên dùm còn toàn bộ tiền mua đất – nhà là của
bà Huyền.
Riêng căn nhà 38 phố K, phường M, quận V, TP. H do ông thỏa thuận mua vào năm 2002
với giá 72,5 lượng vàng SJC của ông Mai, bà Hoa. Ông đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà
ở căn nhà này ngày 09/1/2003 có công chứng và sử dụng từ khi mua cho đến nay.
Việc bà Huyền đứng tên mua trong hợp đồng mua bán nhà ở nhà 38 phố K, phường M,
quận V, TP. H và các giấy biên nhận giao vàng là do bà Huyền là chị con bác ruột ông, do tin
tưởng nên ông nhờ giao dịch hộ. Năm 2003 ông đã sữa chữa căn nhà này với tổng chi phí sữa
chữa là 118.132.500 đồng.
Nay ông Sơn đề nghị Tòa án xác nhận quyền sở hữu căn nhà 38 phố K, phường M, quận
V, TP. H và giá trị ½ căn nhà 128 phường X, quận G, TP. H quy đổi theo giá thị trường tại thời
điểm xét xử sơ thẩm theo quyết định của Hội đồng định giá.
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định vấn đề trọng tâm cần chứng minh trong vụ án này?
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định tư cách đương sự trong vụ án.
Tình tiết bổ sung
Tại phiên tòa, bà Huyền cho rằng căn nhà 128 phường X, quận G, TP. H là tiền bà bỏ ra
mua và nhờ ông Sơn đứng tên dùm. Thời gian đó, ông Sơn đang đi học và vừa lập gia đình,
không có tiền thậm chí bà nuôi cả vợ, con của ông Sơn. Phía ông Sơn cũng không xuất trình
được chứng cứ chứng minh nguồn thu nhập từ đâu để mua căn nhà trên.
Tại hợp đồng mua bán căn nhà 38 phố K, phường M, quận V, TP. H ngày 20/12/2002
(không có công chứng) giữa bên bán là ông Mai và bà Hoa với bên mua là bà Huyền cùng với

biên nhận giao vàng mua nhà lập cùng ngày đều thể hiện bà Huyền là người trực tiếp giao dịch
mua bán và giao vàng mua nhà cho ông Mai, bà Hoa.
Sau hơn 1 năm mua nhà, ngày 07/5/2004 ông Sơn lập tờ cam kết nội dung: “Đứng tên
chủ sở hữu giùm bà Huyền căn nhà 38 phố K, phường M, quận V, TP. H và xác định bà Huyền
đã tự tay trả tiền mua nhà cho bà Hoa, ông Mai có ghi biên nhận”. Ông Sơn cho rằng việc lập
tờ cam kết nhằm để đối phó trong việc ly hôn với vợ là bà Ngọc Anh.
Trong quá trình sử dụng nhà, ông Sơn có sửa chữa lại căn nhà theo định giá của cơ quan
chuyên môn ngày 01/8/2006 là 82.672.750 đồng. Trước phiên tòa, ông Sơn không yêu cầu bà
Huyền phải thanh toán cho ông khoản tiền này. Tại phiên tòa, ông Sơn đề nghị bà Huyền thanh
toán chi phí sửa chữa nhà cho ông Sơn theo kết quả định giá của Hội đồng định giá.
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định giá trị pháp lý của tờ cam kết ngày 07/5/2004?
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Anh (chị) hãy nêu những lập luận để bác bỏ đề nghị của ông Sơn ?
Tình tiết bổ sung
Kết quả tranh luận tại phiên tòa, các bên vẫn giữ nguyên yêu cầu và quan điểm của
mình. Phía bà Hạnh; ông Mai, bà Hoa đều xác nhận việc mua bán chuyển nhượng nhà theo


thỏa thuận là giữa các ông bà với bà Huyền. Bà Huyền có nhờ ông Sơn đứng tên trong hợp
đồng mua bán và làm thủ tục sang tên. Bà Hạnh, ông Mai, bà Hoa không tranh chấp gì hợp
đồng với bà Huyền.
Các đương sự đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 9: ( 1,5 điểm)
Trên cơ sở tất cả các tình tiết của vụ án, anh (chị) hãy viết bản Luận cứ để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bà Huyền tại phiên tòa sơ thẩm.
(Học viên được sử dụng các văn bản pháp luật)


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Đề thi môn: Kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong các vụ việc dân sự
Mã số: LS.DS/TN-19/240
-----------------*--------------Theo lời trình bày của ông Hiếu: Cha mẹ của ông là ông Nguyễn Văn Dinh, bà Phan Thị
Sáu có 03 người con: Bà Nguyễn Thị Xuyến; ông Nguyễn Văn Hiếu; ông Nguyễn Phú Trọng.
Sinh thời, ông Dinh và bà Sáu tạo lập được căn nhà số 106C phố Q, phường 3, quận 11,
TP. HCM và có tên trong bằng khoán điền thổ thửa đất trên từ năm 1955. Ngày 20.2.1993 ông
Dinh mất, có để lại di chúc cho bà Sáu toàn quyền định đoạt ½ giá trị căn nhà số 106C phố Q
phần di sản của ông.
Tháng 1/1994, bà Sáu được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo giấy
phép hợp thức hóa nhà tự xây cất và tờ khai thừa hưởng di sản số 79/GP.UB ngày 04/07/1993
trên cơ sở di chúc của ông Dinh.
Tháng 11/2004, bà Sáu xuất cảnh hợp pháp định cư tại Hoa kỳ cùng con gái là bà Xuyến.
Trước khi đi bà Sáu giao lại căn nhà 106C phố Q, phường 3, quận 11, TP. HCM cho hai con là
ông Hiếu và ông Trọng. Việc giao nhà này thể hiện qua“Giấy ưng thuận” với nội dung: Đồng ý
để cho ông Trọng đại diện ông Hiếu đứng tên căn nhà 106C phố Q, phường 3, quận 11, TP.
HCM. Nếu căn nhà có bán hoặc sang nhượng cho ai phải có sự đồng ý của các anh em là bà
Xuyến, ông Hiếu. “Giấy ưng thuận” được tất cả ký tên và được Uỷ ban nhân dân phường 3,
quận 11 xác nhận chữ ký. Nay ông Hiếu được biết ông Trọng đang thỏa thuận chuyển nhượng
căn nhà này cho bà Hải. Ông Hiếu đã nhiều lần can ngăn vì nguyện vọng của bà Sáu, bà Xuyến
và các thành viên trong gia đình đều muốn để căn nhà này làm nơi thờ cúng.
Ông Trọng cho rằng ông đã được mẹ là bà Sáu tặng cho căn nhà số 106C phố Q,
phường 3, quận 11, TP. HCM, nhà này thuộc sở hữu của ông, vì vậy ông phải được toàn quyền
định đoạt. Ông Hiếu không có quyền gì để can thiệp việc ông muốn chuyển nhượng lại nhà ở
cho ai. Ngày 23/5/X ông Hiếu muốn làm đơn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho nhà của
bà Sáu với ông Trọng thể hiện qua giấy ưng thuận.
Ông Hiếu nhờ anh (chị) là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông.
Câu hỏi 1: (1,5 điểm)
Anh (chị) cần trao đổi với ông Hiếu vấn đề gì trước khi khởi kiện?
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?

Tình tiết bổ sung
Qua trao đổi, được biết bà Sáu, bà Xuyến hiện đang định cư tại Hoa kỳ. Ông Hiếu, hiện
cư trú tại phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà nội. Ông Trọng hiện cư trú tại quận X, TP. H.
Sau khi làm “Giấy ưng thuận” xong, ông Trọng đã lợi dụng sự không am hiểu thủ tục
pháp lý của bà Sáu, ngày 16/9/2004 ông đã cùng bà Sáu ra Phòng Công chứng làm hợp đồng
ủy quyền nhưng ông Trọng đã lập hợp đồng tặng cho nhà. Thủ tục tặng cho đã hoàn tất, trước
bạ ngày 22/9/2004; Đăng bộ ngày 03/10/2004.
Khi bà Sáu rõ sự việc đã yêu cầu ông Trọng phải xác nhận lại cho đúng sự thật. Ông
Trọng đã làm “Giấy xác nhận” ngày 02/02/2005 khẳng định căn nhà số 106C phố Q, phường 3,
quận 11, ông chỉ sở hữu 1/4; còn lại là của bà Sáu và của các anh chị em. Ngoài ra ông còn
cam kết không thực hiện bất kỳ hành vi nào thuộc quyền định đoạt căn nhà nếu không có sự
đồng ý bằng văn bản của bà Sáu và 2 anh chị em là bà Xuyến, ông Hiếu.
Tháng 4/2005, ông Hiếu biết ông Trọng có ý đồ chiếm trọn căn nhà 106C phố Q, phường
3, quận 11, TP. HCM và thỏa thuận chuyển nhượng nhà này cho bà Hải. Do ông Hiếu can ngăn


nên các bên không ký kết được hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà. Ông Hiếu muốn
làm đơn khởi kiện ông Trọng yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho số 3110/HĐ-TCN, công nhận tài
sản trên thuộc quyền sở hữu chung của mẹ và các anh chị em để làm nơi thờ phụng ông bà cha
mẹ.
Câu hỏi 3: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án này?
Câu hỏi 4: (1 điểm)
Hãy giúp ông Hiếu soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho nguyên
đơn.
Tình tiết bổ sung
Hồ sơ vụ án thể hiện, ông Hiếu yêu cầu hủy bỏ hợp đồng tặng cho căn nhà số 106C phố
Q, phường 3, quận 11, TP. HCM mà bà Sáu đã thực hiện với lý do: Bà Sáu ký hợp đồng tặng
cho nhà do vẫn nhầm tưởng là hợp đồng ủy quyền đứng tên. Thực chất, bà Sáu chỉ để chuyển
tên trong giấy tờ nhà cho ông Trọng vì bà đi xuất cảnh chứ không phải cho hẳn ông Trọng căn

nhà đó. Sau khi ký hợp đồng tặng cho nhà, bà Sáu đã yêu cầu ông Trọng xác nhận lại cho đúng
sự thật là ông Trọng chỉ đứng tên chứ không sở hữu toàn bộ căn nhà và ông Trọng đã đồng ý
làm giấy xác nhận tại “Giấy xác nhận” đề ngày 02/02/2005.
Ông Trọng cho rằng ông đã được mẹ là bà Sáu tặng cho căn nhà số 106C phố Q, phường
3, quận 11, TP. HCM, nhà này thuộc sở hữu của ông. Ông Trọng không đồng ý yêu cầu khởi
kiện của ông Hiếu, đề nghị Tòa án bác yêu cầu của ông Hiếu.
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Yêu cầu của ông Trọng có phải là yêu cầu phản tố không ?
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định vấn đề trọng tâm cần chứng minh trong vụ án này?
Tình tiết bổ sung
Tại “Giấy xác nhận” ngày 02.02.2005 ông Trọng đã xác nhận phần sở hữu của từng
người trong căn nhà mà ông đứng tên theo hợp đồng tặng cho mà ông và bà Sáu đã ký tại
Phòng Công chứng ngày 16.9.2004 trong đó phần sở hữu của ông là 1/4 căn nhà đang tranh
chấp. Nay ông Trọng phủ nhận chữ ký và viết tên trong “Giấy xác nhận” ngày 02.02.2005 và
yêu cầu giám định.
Theo “Bản kết luận giám định” ngày 23/8/2006 của Phân Viện KHHS, Tổng Cục Cảnh
sát, Bộ Công an, kết luận:
“Chữ viết tên “Ng Phú Trọng” dưới chữ ký trên “Giấy xác nhận” đề ngày 02.02.1999
đứng tên Nguyễn Phú Trọng (Ký hiệu A1) với mẫu chữ viết tên của Nguyễn Phú Trọng dưới
mục “Người chứng thứ 1” trên “Đơn cớ mất” đề ngày 20.4.2001 (Ký hiệu M1); “Bản tự khai”
đề ngày 09.5.2006 (Ký hiệu M2); Mẫu chữ ký ngày 05.6.2006 (Ký hiệu M3); “Hợp đồng tặng
cho nhà” đề ngày 16.9.1994 (Ký hiệu M4); “Bản tự khai” đề ngày 25.4.2006 (Ký hiệu M5) là
do cùng một người viết ra.”
Câu hỏi 7: (1 điểm)
Anh (chị) hãy đánh giá về giá trị chứng cứ của ‘Giấy xác nhận’ lập ngày 02/02/2005 đối
với việc xác định sự thật khách quan của vụ án?
Câu hỏi 8: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định tư cách đương sự trong vụ án.
Tình tiết bổ sung

Hồ sơ vụ án thể hiện bà Sáu có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt đồng thời gửi Đơn
đề nghị lập 17.7.2006 có xác nhận của Tổng lãnh sự quán CHXHCN Việt Nam tại San


Francisco với nội dung: Bà Sáu khẳng định bà chỉ để cho ông Trọng đứng tên căn nhà. Năm
2005 bà về Việt Nam yêu cầu ông Trọng làm tờ xác nhận để sau khi bà qua đời thì các con
không tranh chấp và ông Trọng đã làm “Giấy xác nhận” đề ngày 02.02.2005. Nay bà đồng ý
với yêu cầu khởi kiện của con bà là ông Hiếu. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Xuyến cùng có lời
trình bày và yêu cầu giống như bà Sáu, ông Hiếu.
Tại phiên tòa, các bên vẫn giữ nguyên yêu cầu và quan điểm của mình
Câu hỏi 9: ( 1,5 điểm)
Trên cơ sở tất cả các tình tiết của vụ án, anh (chị) hãy viết bản Luận cứ để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bà Huyền tại phiên tòa sơ thẩm.
(Học viên được sử dụng các văn bản pháp luật)


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong các vụ việc dân sự
Mã số: LS.DS/TN-20/240
-----------------*--------------Theo lời trình bày của ông Xuân hiện cư trú tại quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Ngày 8/12/2005 ông Xuân có ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty cổ phần bảo hiểm P (gọi
tắt Công ty P) có trụ sở chính đặt tại quận H, TP. Hải phòng. Hợp đồng bảo hiểm về tài sản số
04236300/OTO vào hồi 8h ngày 8/12/2005 đối với xe ôtô đầu kéo + moóc (BKS đầu kéo:
16H-3477; BKS rơ moóc: 16R-1030) - số tiền bảo hiểm cho đầu kéo là 300 triệu đồng - Moóc
150 triệu đồng. Ông Xuân đã nộp phí bảo hiểm là 7.623.600 đồng.
Khoảng 6h ngày 9/12/2005 xe ôtô 16H-3477 đi từ TP. HCM về Hải Phòng, đi đến đoạn
đường thuộc xã G, huyện Q, tỉnh Quảng Bình đã đâm phải xe ôtô BKS 98K-4246 khiến ôtô
16H-3477 bị hư hỏng nặng.
Sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, ông Xuân yêu cầu Công ty P thực hiện hợp đồng bảo
hiểm số 04236300/OTO ngày 8/12/2005 vì hợp đồng này phát sinh hiệu lực kể từ ngày

8/12/2005. Tuy nhiên, phía công ty P đã từ chối chi trả bảo hiểm với lý do hợp đồng bảo hiểm
số 04236300/OTO ghi vào hồi 8h ngày 8/12/2005 nhưng thực chất được giao kết vào hồi
9h30phút ngày 09/12/2005 (sau khi xe ôtô 16H-3477 đã xảy ra tai nạn tại xã G, huyện Q, tỉnh
Quảng Bình).
Ngày 1/6/X ông Xuân muốn làm đơn khởi kiện Công ty P yêu cầu bồi thường thiệt hại
theo hợp đồng bảo hiểm số 04236300/OTO đối với xe ôtô BKS 16H-3477 do ông đứng tên chủ
sở hữu.
Ông Xuân nhờ anh (chị) là người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.
Câu hỏi 1: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Câu hỏi 2: (1 điểm)
Anh (chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án này?
Tình tiết bổ sung
Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo yêu cầu khởi kiện của ông Xuân tại đơn khởi kiện
đề ngày 23/11/2006.
Theo bản tự khai và các lời khai tiếp theo trong hồ sơ vụ án của ông Xuân: Ngày
8/12/2005 ông Xuân đến cửa hàng xăng dầu 43 Lê Lai, Hải Phòng tìm gặp vợ là bà Loan để
đưa tiền mua bảo hiểm xe ôtô BKS 16H-3477 nhưng không gặp được. Khi biết ông Hạnh (là
nhân viên cửa hàng xăng dầu 43 Lê Lai) đồng thời là người bán bảo hiểm xe máy của đại lý
công ty P. Ông Xuân đã nhờ ông Hanh mua hộ bảo hiểm tài sản cho xe ôtô kéo moóc 16H
-3477 và đưa cho ông Hạnh 10 triệu đồng để đóng phí bảo hiểm. Khoảng 9h ngày 9/12/2005
ông Hạnh gọi điện đến công ty P đề nghị mua bảo hiểm xe ôtô theo thỏa thuận với ông Xuân.
Công ty P đã cử bà Vân - nhân viên phòng tổng hợp thị trường đến gặp ông Hạnh để tiến hành
giao kết hợp đồng. Trước khi đi bà Vân có đề nghị với lãnh đạo công ty cấp 1 giấy chứng nhận
bảo hiểm ôtô có ký, đóng dấu trước và được lãnh đạo công ty chấp nhận.
Trong khi ghi giấy chứng nhận bảo hiểm số 04236300/OTO ông Hạnh đã đề nghị bà
Vân ghi lùi ngày bảo hiểm từ ngày 09/12/2005 thành ngày 8/12/2005 với lý do chủ xe ôtô đã
nhờ ông Hạnh mua bảo hiểm từ ngày 8/12/2005 và trả tiền bảo hiểm ngay sau khi thỏa thuận
mua. Vì ông Xuân là giám đốc công ty TNHH và thương mại vận tải X (gọi tắt là công ty X),
công ty X là khách hàng thường xuyên của công ty P và sau khi kiểm tra các thông tin cần thiết

từ bà Loan (vợ ông Xuân) bà Vân đã chấp nhận sửa thời hạn bảo hiểm từ ngày 9/12/2005 và


ghi trong hợp đồng thành ngày 8/12/2005, đồng thời ghi trên hóa đơn thu phí bảo hiểm số
0099380 là ngày 8/12/2005.
Sau khi nhận được thông báo về việc Tòa án thụ lý giải quyết vụ án. Công ty P gửi cho
Tòa án văn bản ghi ý kiến số 62-2005/CNHP ngày 2/12/2006 với nội dung: ‘Đề nghị Tòa án
không chấp nhận yêu cầu của ông Xuân vì hợp đồng bảo hiểm số 04236300/OTO bị vô hiệu do
tại thời điểm giao kết hợp đồng, phía ông Xuân – khách hàng mua bảo hiểm đã không cung cấp
thông tin xe ôtô 16H-3477 đã bị tại nạn vào hồi 6h ngày 9/12/2005. Xe xảy ra tai nạn trước
thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm’.
Câu hỏi 3: (1,5 điểm)
Anh (chị) hãy xác định trọng tâm vấn đề cần chứng minh trong vụ án này ?
Câu hỏi 4: (1 điểm)
Xác định tư cách đương sự trong vụ án?
Tình tiết bổ sung
Chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện, về hình thức hợp đồng bảo hiểm số 04236300/OTO
có sự sửa chữa (từ ngày 9/12/2005 thành ngày 8/12/2005). Hóa đơn thu phí bảo hiểm số
0099380 ghi ngày 8/12/2005 không có sự sửa chữa. Theo lời trình bày của bà Vân, việc sửa
trên hợp đồng bảo hiểm là chữ của bà, trước khi sửa bà đã gọi điện thoại xin ý kiến của lãnh
đạo công ty P, ông Tùng giám đốc công ty P đã đồng ý để bà sửa lùi ngày trong hợp đồng bảo
hiểm. Tại chỗ sửa ngày của bà Vân trong hợp đồng bảo hiểm có chữ ký xác nhận của ông
Tùng.
Công ty P đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng bảo hiểm này bị vô hiệu vì vi phạm hình
thức do bị tẩy xóa.
Câu hỏi 5: (1 điểm)
Anh (chị) là Luật sư của ông Xuân, theo anh (chị) có cần thiết hướng dẫn ông Xuân đề
nghị Tòa án trưng cầu giám định hợp đồng bảo hiểm số 04236300/OTO không?
Câu hỏi 6: (1 điểm)
Bằng các quy định của BLDS, anh chị hãy nêu đánh giá của mình đối với tính hợp pháp

về hình thức của hợp đồng bảo hiểm này?
Tình tiết bổ sung
Tòa án tiến hành hòa giải nhưng không thành. Vì vậy, Tòa án đã quyết định đưa vụ án
ra xét xử. Tại phiên tòa, các bên vẫn giữ nguyên yêu cầu và quan điểm của mình.
Lời trình bày của đại diện Công ty P và ông Hạnh đều thừa nhận hợp đồng bảo hiểm tài
sản số 04236300/OTO ghi hồi 08h ngày 8/12/2005 được 2 bên giao kết vào khoảng 9h30’ ngày
9/12/2005.
Phía ông Xuân đề nghị Tòa án công bố công văn số 11/CV ngày 4/12/2006 của cơ quan
cảnh sát điều tra – công an TP. Hải Phòng trong hồ sơ vụ án : ‘Không đủ căn cứ để xác định
ông Hạnh và bà Loan (vợ ông Xuân) thông đồng với bà Vân nhằm mục đích vụ lợi nên chưa
có dấu hiệu của vụ án hình sự.’
Luật sư của công ty P khẳng định rằng: Hợp đồng bảo hiểm được giao kết vào 9h30’ ngày
9/12/2005. Tai nạn đối với xe ôtô kéo móc BKS 16H-3477 vào 6h cùng ngày trước thời điểm
ký hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, đối tượng bảo hiểm không tồn tại vào thời điểm giao kết hợp
đồng. Phía công ty P đề nghị Tòa án áp dụng Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm “Trách nhiệm
bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh
nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”. Công ty P Đề nghị tuyên bác yêu
cầu khởi kiện của ông Xuân.


Câu hỏi 7: (1 điểm)
Anh (chị) hãy nêu những lập luận để phản bác lại quan điểm của Luật sư phía công ty P?
Câu hỏi 8: ( 1,5 điểm)
Trên cơ sở tất cả các tình tiết của vụ án, anh (chị) hãy viết bản Luận cứ để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của ông Xuân tại phiên tòa sơ thẩm.
Tình tiết bổ sung
Bản án số 03/2007/DSST ngày 21/12/X của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên :
“Bác yêu cầu khởi kiện của ông Xuân. Tuyên bố hợp đồng bảo hiểm số 04236300/OTO
giữa ông Xuân và công ty P vô hiệu về hình thức vì vậy không làm phát sinh các quyền và

nghĩa vụ của các bên từ hợp đồng này.
Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.”
Phía ông Xuân không đồng ý với toàn bộ quyết định của bản án sơ thẩm số
03/2007/DSST ngày 21/1/2007 và muốn làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm
xem xét lại toàn bộ vụ án.
Câu hỏi 9: ( 1 điểm)
Anh (chị) hãy giúp ông Xuân soạn thảo đơn kháng cáo.
(Học viên được sử dụng các văn bản pháp luật)



×