Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại công ty cổ phần trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HỮU CHỈNH

VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN
CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HỮU CHỈNH

VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN
CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG

Chuyên ngành: Kế toán (hướng ứng dụng)
Mã số:

8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS HUỲNH LỢI



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng của riêng tác
giả, quá trình thực hiện luận văn và kết quả là trung thực, chưa từng được công bố,
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả luận văn:

Lê Hữu Chỉnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................5
1.1 Tổng quan công ty...................................................................................... 5
1.1.1 Khái quát về công ty............................................................................ 5
1.1.2 Đặc điểm hoạt động............................................................................. 8
1.2 Sự cần thiết vận dụng ABC tại Công ty Cổ phần Trang ............................ 9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................15
2.1 Cơ sở lý thuyết về ABC ........................................................................... 15
2.1.1 Khái niệm về ABC ............................................................................ 15
2.1.2 Kế toán chi phí theo mô hình ABC ................................................... 15
2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về vận dụng ABC ........................ 17
2.2.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế: ................................................... 17
2.2.2 Nghiên cứu trong nước...................................................................... 23
2.3 Bài học kinh nghiệm về vận dụng ABC .................................................. 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 28


CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ
ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ..........................................................29
3.1 Thực trạng về hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Trang ........ 29
3.1.1 Đối tượng và phạm vi chi phí ............................................................ 29
3.1.2 Quy trình tính giá thành .................................................................... 29
3.1.3 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ........................... 33
3.2 Đánh giá về thực trạng hệ thống kế toán chi phí hiện tại ........................ 33
3.3 Kiểm chứng các vấn đề hạn chế còn tồn tại............................................. 34
3.4 Dự đoán nguyên nhân .............................................................................. 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 41
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP.................................................................................................................42
4.1 Kiểm chứng nguyên nhân ........................................................................ 42
4.2 Mô hình ABC tổng quát nghiên cứu đề xuất ........................................... 45
4.3 Nội dung và quy trình vận hành ............................................................... 45
4.4 Minh họa số liệu sau khi triển khai .......................................................... 56
4.5 Các giải pháp đề xuất khi vận dụng hệ thống kế toán chi phí theo ABC 61
4.6 Hạn chế nghiên cứu.................................................................................. 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 68

5.1 Kết luận .................................................................................................... 68
5.2 Kiến nghị, kế hoạch hành động................................................................ 70
5.3 Ý kiến đánh giá của một số người có kinh nghiệm ................................. 74
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC (Activity Based Costing) : Hệ thống chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
BTP : Bán thành phẩm
DN: Doanh nghiệp
H (Hypotheses) : Giả thuyết
NVL : Nguyên vật liệu
PTO : Tôm lột vỏ, đầu, còn vỏ đuôi
TDC : Hệ thống kế toán chi phí truyền thống
TFC : Công ty Cổ phần Trang


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Chi phí hoạt động tại Công ty Cổ phần Trang
Bảng 3.1: Quy trình tính giá thành hiện tại tại công ty cổ phần Trang
Bảng 3.2: Kết quả so sánh giữa giá thành kế toán và giá thành của Ban lãnh đạo sử
sụng
Bảng 3.3: Kết quả so sánh biến động chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
so với biến động sản lượng sản xuất
Bảng 4.1: Các hoạt động chính tại công ty
Bảng 4.2: Cấp độ hoạt động
Bảng 4.3: Cơ sở phân bổ chi phí hoạt động
Bảng 4.4: Hệ số phân bổ chi phí hoạt động

Bảng 4.5: Báo cáo chi phí cho từng sản phẩm


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Tăng trưởng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Trang
Hình 4.1: Mô hình ABC đề xuất


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả sản xuất tháng 10/2018
Phụ lục 2: Báo cáo giá thành giai đoạn sơ chế NVL tháng 10/2018
Phụ lục 3: Báo cáo giá thành giai đoạn sản xuất, định hình sản phẩm tháng 10/2018
Phụ lục 4: Báo cáo giá thành giai đoạn đóng gói sản phẩm tháng 10/2018
Phụ lục 5: Báo cáo chiết tính giá thành tháng 10/2018
Phụ lục 6: Báo cáo giá thành Ban lãnh đạo đang sử dụng
Phụ lục 7: Bảng câu hỏi phỏng vấn Ban lãnh đạo về vai trò, chức năng của giá thành
Phụ lục 8: Bảng hệ số phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
của hệ thống kế toán chi phí hiện tại
Phụ lục 9: Bảng chiết tính giá thành sản phẩm Chả Giò Rau Củ 18G WT Net 2.16kg
Phụ lục 10: Bảng câu hỏi phỏng vấn các bộ phận liên quan để tổng hợp các hoạt
động
Phụ lục 11: Bảng câu hỏi lấy ý kiến các chuyên viên có kinh nghiệm về tính khả thi
triển khai mô hình ABC tác giả đề xuất


TÓM TẮT
Đề tài liên quan đến vận dụng kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động thực tế vào
một công ty sản xuất thực phẩm.
Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, cạnh tranh càng gia tăng các doanh nghiệp

muốn tồn tại phải phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm khách hàng mới bên cạnh đó
các doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hệ thống quản lý, hệ thống kiểm soát chi
phí. Hệ thống kế toán chi phí là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các nhà quản trị. Trong
các hệ thống kế toán chi phí thì hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) đã được Robin Cooper and Robert S. Kaplan phát triển những năm 1988 và
đã được nhiều nghiên cứu kiểm chứng hiệu quả về mặt quản trị. Tuy nhiên ở Việt
Nam có rất ít các doanh nghiệp triển khai ABC do có nhiều lý do khác nhau.
Tại Công ty Cổ phần Trang hiện tại vẫn đang áp dụng theo hệ thống cũ đã thiết
lập từ những năm đầu mới thành lập, với quá trình phát triển của hoạt động sản xuất
kinh doanh và môi trường kinh doanh thay đổi, hệ thống này đã biểu hiện nhiều hạn
chế. Chính vì thế tác giả nhận thấy rằng cần thay đổi hệ thống kế toán chi phí và ABC
là mô hình tác giả lựa chọn để đề xuất triển khai.
Phương pháp nghiên cứu: thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh, phỏng vấn.
Qua nghiên cứu “Vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) tại Công ty Cổ phần Trang” tác giả kỳ vọng sẽ thiết lập được một hệ thống kế
toán chi phí theo ABC phù hợp với đơn vị nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho Ban
lãnh đạo ra các quyết định về giá và kiểm soát chi phí, đồng thời cũng nhằm nâng cao
uy tín của kế toán chi phí.
Từ khóa: Kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động; Công ty sản xuất; Triển khai
ABC


ABSTRACT
The topic is the application of Activity Based Costing to a food company.
In the trend of economic integration and the increased competition, in order to
survive, companies must develop new products and find new customers constantly.
At the same time, they also need to improve their management systems and cost
control systems. The cost accounting system is an effective tool to support
administrators. In cost accounting systems, activity based cost accounting (ABC) was
developed in 1988 by Robin Cooper and Robert S. Kaplan. However, due to several

reasons, ABC has not been implemented widely in Vietnam.
Currently, Trang Corporation has been applied the old system used from the
establishment date. With the development and changing business environment, this
system has shown many limitations. The writer recognizes that it is necessary to
update the cost accounting system. Therefore, the writer proposes ABC model to the
business to implement.
Method: collect, summary, analyze, compare, interview.
Through the studying "Applying cost accounting system based on activity level
(ABC) at Trang Corporation”, the writer hopes to set up an appropriate ABC system
based on the companies’ activities. It will provide useful information for BOD to
make decisions on cost and cost controlling, and also to enhance the reputation of the
cost accounting system at the company.
Key word: Activity Based Cost, Production Company, Implementation of ABC


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
Chức vụ: kế toán trưởng Công ty Cổ phần Trang
Sau đây nhận xét về luận văn của Lê Hữu Chỉnh như sau:
-

Luận văn đánh giá đúng thực tế tại đơn vị, là một đề tài cần thiết để đơn vị
xem xét triển khai.

-

Cách tiếp cận các vấn đề là phù hợp.

-

Các đề xuất, giải pháp của Lê Hữu Chỉnh đưa ra là phù hợp.


-

Luận văn có tính khả thi, đáng để quan tâm xem xét triển khai tại đơn vị.

Xác nhận

Lê Thị Tường Hạnh


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khi xu thế toàn cầu hóa hội nhập kinh tế thế giới đang là ưu tiên hàng
đầu để phát triển nền kinh tế ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam của
chúng ta. Xu thế toàn cầu hóa mở ra rất nhiều cơ hội cho các công ty như việc tiếp
cận với công cụ, máy móc hiện đại, thị trường được mở rộng, giảm được các chi phí
xuất nhập khẩu,…Tuy nhiên, bên cạnh nhiều cơ hội thì toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều
thách thức cho các công ty nội địa. Trong đó vấn đề cạnh tranh với các tập đoàn nước
ngoài hội nhập vào nền kinh tế nước ta là vấn đề đáng lưu tâm nhất. Các tập đoàn
nước ngoài với nguồn lực tài chính dồi dào, trình độ kỹ thuật hiện đại, hệ thống quản
lý chuyên nghiệp chặt chẽ kết hợp với nguồn lao động tương đối rẻ ở nước ta trở
thành thế lực cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty trong nước.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu của nước ta. Ngành thủy sản luôn có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong
nước. Tuy nhiên do xu thế toàn cầu hóa, khi xâm nhập vào các thị trường khó tính
như Nhật Bản, Mỹ,… các mặt hàng thủy sản nước ta lại gặp nhiều khó khăn về chất
lượng và giá cả cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài khác. Vì thế để có thể cạnh

tranh với các tập đoàn nước ngoài thì các công ty trong nước bắt buộc phải thay đổi
về kiểm soát chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý, hệ thống kiểm soát chi phí.
Công ty Cổ phần Trang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản – một trong
các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam và đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ
các đối thủ trong và ngoài nước. Các đối thủ cạnh tranh chính như CJ Cầu Tre, CP
Group,…đang ngày càng lớn mạnh và đe dọa thị phần xuất khẩu của Công ty Cổ phần
Trang. Chính vì thế Công ty Cổ phần Trang cần phải tự hoàn thiện về chất lượng sản
phẩm và hệ thống quản lý để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Tuy vậy, một thực tế
đáng lo ngại là hệ thống kế toán chi phí tại công ty lại đang cho thấy những dấu hiệu
lỗi thời, không còn phù hợp với môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi như


2

hiện nay. Hệ thống kế toán chi phí hiện tại chỉ nhằm mục đích đạt được 2 mục tiêu là
xác định giá vốn và xác định chi phí sau khi hoạt động sản xuất đã kết thúc. Hệ thống
hiện tại không đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị đưa ra các
quyết định chiến lược và kiểm soát chi phí hoạt động chặt chẽ. Chính những hạn chế
trên cùng với nhu cầu phải thay đổi để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh
tranh đặt ra yêu cầu phải thay đổi hệ thống kế toán chi phí hiện tại.
Qua tìm hiểu các mô hình kế toán chi phí hiện đại tác giả nhận thấy kế toán chi
phí theo mô hình ABC là phù hợp để triển khai tại Công ty Cổ phần Trang. Mô hình
ABC sẽ cung cấp thông tin chi phí sản phẩm chính xác hơn nhờ phân bổ các chi phí
gián tiếp bằng nhiều tiêu thức phân bổ hợp lý hơn. Ngoài ra, mô hình ABC tập hợp
chi phí theo hoạt động sẽ giúp nhà quản trị kiểm soát được chi phí hiệu quả hơn khi
xác định được hoạt động nào cần cải thiện, cắt giảm chi phí. Vì thế tác giả chọn đề
tài nghiên cứu “Vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) tại Công ty Cổ phần Trang” để nghiên cứu xây dựng, vận hành, triển khai
thay đổi cho hệ thống kế toán chi phí hiện tại của Công ty Cổ phần Trang.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng kế hoạch vận hành và các giải pháp triển khai ABC tại
Công ty Cổ phần Trang nhằm cung cấp thông tin chi phí sản phẩm chính xác phục vụ
nhu cầu ra quyết định về giá và kiểm soát chi phí của Ban lãnh đạo.
Mục tiêu cụ thể:
-

Thiết kế mô hình ABC phù hợp với tình hình thực tế Công ty Cổ phần Trang.

-

Xây dựng quy trình vận hành mô hình ABC tại Công ty Cổ phần Trang.

-

Xây dựng các giải pháp để tăng tính khả thi khi triển khai mô hình ABC tại
Công ty Cổ phần Trang.

Câu hỏi nghiên cứu:
-

Mô hình ABC đề xuất sẽ hỗ trợ Ban lãnh đạo công ty ra quyết định về giá và
kiểm soát về chi phí như thế nào?


3

-

Mô hình ABC đề xuất sẽ được vận hành theo cơ chế như thế nào tại Công ty
Cổ phần Trang?


-

Để tính tăng tính khả thi khi triển khai mô hình ABC tại Công ty Cổ phần
Trang thì cần thêm những giải pháp hỗ trợ nào?

3. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Trang.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề liên quan hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Trang.
Tác giả bỏ qua công tác chứng từ trong nghiên cứu này.
Tác giả sử dụng số liệu tháng 10/2018 để minh họa trong nghiên cứu này.
5. Nguồn dữ liệu sử dụng
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
-

Các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến mô
hình ABC.

-

Số liệu thực tế các năm gần đây tại Công ty Cổ phần Trang.

Nguồn dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu thu thập được từ quá trình phỏng vấn các bộ phận, lấy
ý kiến các chuyên viên kinh nghiệm.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng kết hợp phương pháp định tính.
Phương pháp phỏng vấn những người liên quan: Tác giả sử dụng phương pháp
này trong giai đoạn tìm hiểu về hệ thống kế toán chi phí hiện tại và trong giai đoạn
thiết kế mô hình ABC phù hợp với thực trạng Công ty Cổ phần Trang. Chi tiết phương

pháp và danh sách phỏng vấn sẽ được tác giả trình bày ở Chương 4 Mục 4.3.
Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này
trong quá trình tiếp cận các công trình nghiên cứu trước đây về việc triển khai mô
hình ABC. Qua đó tác giả rút ra được các bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá khi
tiến hành triển khai mô hình ABC tại một doanh nghiệp cụ thể. Phương pháp này
được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2.


4

Phương pháp phân tích so sánh, kiểm chứng: Tác giả sử dụng phương pháp này
trong giai đoạn phân tích, so sánh giữa thực trạng hệ thống kế toán chi phí tại công
ty Cổ phần Trang với các lý thuyết về mô hình ABC qua đó đánh giá các ưu điểm
cần kế thừa và các hạn chế cần cải thiện. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ
yếu ở Chương 3 và Chương 4.
Phương pháp lấy ý kiến các chuyên viên kinh nghiệm: Tác giả sử dụng phương
pháp này sau khi đã thiết kế mô hình ABC, xây dựng quy trình vận hành, xây dựng
giải pháp triển khai nhằm lấy ý kiến những người có kinh nghiệm chuyên môn về
tính khả thi của mô hình ABC.
7. Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi triển khai mô hình ABC, thông tin của hệ thống kế toán chi phí cung cấp sẽ
hỗ trợ đắc lực cho Ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định chiến lược về giá và
kiểm soát chi phí công ty một cách có hiệu quả hơn.
Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết và dự đoán nguyên nhân tác động
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp
Chương 5: Kết luận và xây dựng kế hoạch hành động

Phần kết luận


5

CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1.1 Tổng quan công ty
1.1.1 Khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Trang.
Loại hình: Công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội (HNX).
Mã chứng khoán giao dịch: TFC.
Địa điểm: Lô A14b KCN Hiệp Phước, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Quá trình hình thành:
-

Công ty Cổ phần Trang được thành lập vào tháng 07/2004, là thành viên của
TrangGroup - một tập đoàn đa quốc gia với tiêu chí cung cấp những dịch vụ
và mặt hàng về thủy hải sản chế biến chất lượng cao cho thị trường thế giới.

-

Kể từ khi thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 20.000.000.000 đồng, Công ty
Cổ phần Trang đã không ngừng phát triển và trải qua 5 lần tăng vốn điều lệ để
bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư, vốn điều
lệ hiện tại là 168.300.000.000 đồng.

-

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty cũng tăng trưởng qua

các năm như hình bên dưới.

DOANH THU - ĐVT: triệu đồng
500,000

455,609

452,413
450,000

432,838

420,992

400,000
344,201

329,276

350,000
300,000
250,000

207,044

200,000
150,000
100,000
50,000
2012


2013

2014

2015

2016

2017

2018


6

Hình 1.1: Tăng trưởng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm (nguồn:
website công ty cổ phần Trang)
Thị trường chính của công ty là các nước khu vực UK, Úc, Mỹ và một số nước
châu Á. Trong đó doanh thu thị trường UK chiếm khoảng 60%, thị trường Mỹ chiếm
20%, thị trường Úc chiếm 10% còn lại là thị trường Châu Á.
Tầm nhìn và sứ mệnh:
-

Tạo ra những sản phẩm riêng biệt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

-

Luôn tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng mức cao nhất.


-

Trở thành một nhà sản xuất, đối tác tin cậy trong ngành chế biến thực phẩm
chất lượng cao.

-

Phát triển đi cùng trách nhiệm với cộng đồng, hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững.

-

Đảm bảo mức chia lợi tức cho cổ đông ở mức cao nhất so với với các công ty
cùng lĩnh vực sản xuất.


7

Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Giám đốc tài chính

Giám đốc điều hành


Giám đốc chất lượng

Kiểm soát nội bộ

Giám đốc điều phối

TP quản lý
chất lượng

P.
QA

P.

điện

GĐ sản
xuất

BP.
Sản
xuất

P. Kế
hoạch

GĐ Phát
triển SP

P.

RD

P.
HC
NS

GĐ nhân sự

P.
Thu
mua

BP.
XNK

DASUM
Y

GĐ Thu
mua

BP.
Bao


P.
Kinh
doanh

DARY


GĐ kinh
doanh

BP.
Pháp
chế

BP.
Kế
toán
QT

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Trang (nguồn: website công ty
TFC)

BP.
Kế
toán
TC


8

1.1.2 Đặc điểm hoạt động
Công ty Cổ phần Trang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm vốn có tính cạnh
tranh rất cao. Sản phẩm Công ty 100% phục vụ cho xuất khẩu, Công ty sản xuất theo
đơn đặt hàng, trung bình hàng ngày sản xuất 2-3 sản phẩm, để giảm chi phí thuê kho
sản phẩm sản xuất ra thường tiêu thụ ngay, tồn kho cho phép là 5 ngày sau ngày nhập
kho thành phẩm.

Ban lãnh đạo công ty cũng đồng quan điểm này nên luôn chú trọng, quan tâm đến
việc nâng cao vị thế cạnh tranh. Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Trang đang thực sự
quan tâm đến chi phí cho một sản phẩm và các hoạt động nào có thể cắt giảm để nâng
cao tính cạnh tranh trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Các năm qua,
Công ty đang không ngừng phát triển và cải tiến quy trình sản xuất theo hướng tự
động hóa vì thế chi phí hoạt động các năm vừa qua cũng tăng đáng kể. Nhu cầu quản
trị về chi phí ngày càng được Ban lãnh đạo chú tâm đến và hệ thống kế toán chi phí
được kỳ vọng sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho Ban lãnh đạo. Ban lãnh
đạo kỳ vọng sẽ có được thông tin chi phí sản phẩm chính xác để có chiến lược cạnh
tranh và kiểm soát chi phí phù hợp. Tuy nhiên một thực tế đáng lo ngại là hệ thống
kế toán chi phí hiện tại có đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin hỗ trợ cho Ban lãnh
đạo hay không và Ban lãnh đạo liệu có thể yên tâm tin tưởng vào thông tin do hệ
thống kế toán chi phí cung cấp hay không?
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty tác giả nhận thấy rằng hệ thống kế toán
chi phí hiện tại vẫn còn mang đậm dấu ấn của hệ thống kế toán chi phí truyền thống
(TDC). Chi phí sản xuất được tập hợp theo quy trình sản xuất và được tập hợp theo
ba nhóm chính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí 621), chi phí nhân công trực
tiếp (chi phí 622), chi phí sản xuất chung (chi phí 627), các chi phí nhân công trữ tiếp
và chi phí sản xuất chung được phân bổ đến sản phẩm chỉ bằng một tiêu thức phân
bổ thông qua sản lượng. Với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường sản xuất kinh
doanh, khoa học kỹ thuật công nghệ thì phương pháp kế toán chi phí này đã không
còn phù hợp nữa. Từ đó, Ban lãnh đạo cũng đã không còn sử dụng thông tin từ hệ


9

thống kế toán chi phí để làm cơ sở ra quyết định nữa mà tự xây dựng cho riêng họ
một hệ thống riêng độc lập, tuy nhiên hệ thống này cũng rất hạn chế và thủ công.
Năm


Chi phí trực tiếp
Chi phí

Tỷ lệ

Chi phí gián tiếp
Chi phí

Tỷ lệ

2005

11.424.432.773

95,05%

594.959.939

4,95%

2006

34.248.057.593

94,98%

1.810.120.542

5,02%


2007

57.074.086.292

94,97%

3.022.877.267

5,03%

2008

62.450.961.622

94,47%

3.655.698.293

5,53%

2009

87.933.877.079

91,45%

8.221.264.615

8,55%


2010

113.343.474.242

89,81%

12.860.149.232

10,19%

2011

137.314.350.097

87,88%

18.937.755.157

12,12%

2012

129.148.374.688

85,96%

21.094.034.209

14,04%


2013

186.472.764.833

85,01%

32.881.152.157

14,99%

2014

236.778.731.089

84,73%

42.672.149.460

15,27%

2015

254.420.495.227

84,67%

46.064.322.567

15,33%


2016

215.767.148.881

84,85%

38.525.307.077

15,15%

2017

283.575.334.727

84,65%

51.422.107.360

15,35%

Bảng 1.1 Chi phí hoạt động tại Công ty Cổ phần Trang
1.2 Sự cần thiết vận dụng ABC tại Công ty Cổ phần Trang
Phương pháp TDC đã ra đời vào những năm 1870 – 1920 lúc đó khoa học kỹ thuật
chưa phát triển, quy trình sản xuất còn đơn giản, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ
trọng cao và chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp theo Ali Khozein and Morteza
Dankoob (2011).
Cũng theo như Ali Khozein and Morteza Dankoob (2011) thì cách tiếp cận của hệ
thống tính giá thành truyền thống cơ bản gồm 3 bước:
Bước 1: Tập hợp chi phí cho các bộ phận sản xuất và ngoài sản xuất.
Bước 2: Phân bổ chi phí bộ phận ngoài sản xuất đến bộ phận sản xuất (nếu có).



10

Bước 3: Phân bổ chi phí của bộ phận sản xuất đến sản phẩm, dịch vụ, khách
hàng,…trong đó chỉ sử dụng một tiêu thức phân bổ đơn lẻ, thông thường là dựa trên
sản lượng sản xuất trong kỳ. Việc này không phản ánh được chính xác sự đóng góp
của chi phí gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ vì chi phí gián tiếp có nhiều
khoản mục với bản chất khác nhau và có mức độ, vai trò đóng góp khác nhau vào
việc tạo ra sản phẩm.
Chi phí có được từ phương pháp này bị một số khiếm khuyết có thể dẫn đến chi
phí bị bóp méo cho các mục đích ra quyết định. Ví dụ như chi phí được phân bổ cho
một sản phẩm trong khi quá trình sản xuất sản phẩm đó không sử dụng nguồn tài
nguyên này.
Huỳnh Lợi (2009) đã tổng kết lại những hạn chế của hệ thống tính giá thành truyền
thống trong môi trường kinh doanh hiện đại:
Thứ nhất: chỉ dừng lại và đảm bảo thông tin cho 2 mục tiêu định giá vốn và thông tin
kiểm tra, giám sát sau khi hoạt động sản xuất đã kết thúc, không đảm bảo cho nhu
cầu quản trị định hướng sản xuất nhất là trong trường hợp công nghệ sản xuất kinh
doanh thay đổi nhanh chóng, chu kỳ sản phẩm ngắn ngủi, giá cả đầu vào biến động
phức tạp.
Thứ hai: kỹ thuật tính giá thành truyền thống là quá phức tạp (nhiều phương pháp
đánh giá sản phẩm dở dang, nhiều phương pháp tính giá thành) từ đó dễ dẫn đến khả
năng thông tin giá thành bị bóp méo do thay đổi chủ quan phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang hay phương pháp tính giá thành, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
quyết định quản trị về giá vốn, về kết quả kinh doanh, về kết quả tài chính và trách
nhiệm của những người quản lý bộ phận sản xuất. Ngoài ra với kỹ thuật tính giá thành
truyền thống vừa phức tạp vừa trùng lắp trong tính toán (tính giá thành đơn vị 2 lần
– lần 1 khi tính chi phí sản xuất dở dang, lần 2 khi tính giá thành).
Thứ ba: Phiếu tính giá thành kế toán truyền thống vừa khó quan sát, khó kiểm soát

chi phí vì chi phí đầu vào lẫn với chi phí đầu ra.
Thứ tư: hệ thống tính giá thành truyền thống chỉ cung cấp thông tin giá thành thực tế
nên dẫn đến nhận thức sai lầm về tính chuyên môn của kế toán chi phí và tính giá


11

thành trong hệ thống kế toán chi phí. Kế toán chi phí và tính giá thành là công việc
của kế toán tài chính nên cũng dẫn đến sự ràng buộc khắt khe của chính sách kế toán
đến hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành, làm cho hệ thống trở nên lạc hậu, kém
tính linh hoạt, hạn chế về thông tin quản trị.
Ngày nay với một môi trường sản xuất kinh doanh thay đổi từng ngày từng giờ,
các kỹ thuật công nghệ ngày càng tiến bộ và dần thay thế quá trình sản xuất thủ công.
Chính vì thế chi phí gián tiếp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và thu hẹp dần tỷ trọng
chi phí trực tiếp. Với những phân tích trên, quả thật áp dụng hệ thống kế toán chi phí
và tính giá thành truyền thống trong môi trường kinh doanh hiện nay sẽ rất hạn chế
trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhất là các thông tin định hướng sản
xuất khi môi trường kinh doanh, dòng đời sản phẩm thay đổi. Trong quá trình phát
triển của kế toán bài toán được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra là cần thay đổi hệ thống
kế toán chi phí và tính giá thành theo hướng nâng cao tính quản trị.
Thực trạng ở Công ty Cổ phần Trang cũng không ngoại lệ. Công ty thành lập năm
2004 với mục đích là cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao cho thị trường
Úc. Vào những năm đầu công ty chủ yếu sản xuất thủ công nên trong chi phí giá
thành thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ
trọng lớn gần như toàn bộ giá thành. Do những năm đầu số lượng sản phẩm xuất khẩu
còn hạn chế nên việc tìm kiếm nguồn nhân công sản xuất thủ công vẫn có thể đáp
ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, điều tất yếu là công ty ngày phải càng phát triển và lớn
mạnh điều đó được chứng minh trong giai đoạn từ 2005 – 2011 doanh số xuất khẩu
đã tăng từ hơn 4 tỷ đồng lên gần 270 tỷ đồng và hiện nay doanh số xuất khẩu đã đạt
gần 500 tỷ đồng. Bài toán đặt ra là liệu công ty cần bao nhiêu nhân công lao động thủ

công để có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trên? Chắc chắn phải là con số
rất lớn do đó công ty đã lựa chọn phương án đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất
hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt mà không cần số lượng lớn nhân công
lao động thủ công như trước. Từ đó chi phí sản xuất chung ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn trong giá thành và tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp ngày càng giảm. Với những biến động trên thì hệ thống chi phí hiện tại (được


12

xây dựng từ những năm đầu thành lập) như đã trình bày ở phần trên đã cho thấy có
nhiều hạn chế trong việc cung cấp thông tin chi phí, đặc biệt là các thông tin chi phí
phục vụ cho nhu cầu quản trị. Một số hạn chế chính cần khắc phục như chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung chưa tập hợp đúng cho sản phẩm, hay không
tập hợp chi phí theo hoạt động để có cơ sở đánh giá hoạt động từ đó có chiến lược cắt
giảm chi phí phù hợp mà chỉ tập hợp chi phí theo giai đoạn sản xuất,…Như vậy, hệ
thống chi phí hiện tại chỉ đáp ứng được mục tiêu xác định giá vốn và kết quả kinh
doanh. Từ đó có thể thấy hệ thống hiện tại không đáp ứng được yêu cầu thông tin chi
phí của Ban lãnh đạo đưa ra là cung cấp thông tin chi phí sản phẩm chính xác phục
vụ ra quyết định về giá và cung cấp thông tin giúp kiểm soát được hoạt động của công
ty. Chính vì thế nhu cầu thay đổi trong hệ thống kế toán chi phí là vấn đề tác giả đặt
ra. Hệ thống kế toán chi phí mới cần đảm bảo các mục tiêu sau:
-

Phù hợp với thực trạng của Công ty Cổ phần Trang, phát huy tối đa điểm mạnh
và khắc phục điểm yếu của hệ thống hiện tại.

-

Cung cấp thông tin kế toán chi phí trên quan điểm quản trị hiện đại.


-

Đảm bảo cân đối giữa chi phí đầu tư triển khai hệ thống và lợi ích mang lại.

Có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra hệ thống kế toán chi phí hiện đại đáp ứng nhu
cầu thông tin phù hợp với sự thay đổi môi trường kinh doanh. Điển hình như hệ thống
kế toán chi phí theo mô hình chi phí mục tiêu "Target Cost". Tính ưu việt của phương
pháp đã được thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu là một công cụ khích lệ và
tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của công nghệ sản xuất. Phương pháp
này đã được áp dụng nhiều vào năm cuối thế kỷ 20 bởi các công ty lớn như Toyota,
NEC, Sony, Nissan,…Nói đến kế toán chi phí hiện đại chúng ta không thể không nói
đến mô hình kế toán chi phí ABC đã được Cooper và Kaplan phát triển 1988. Mô
hình ABC là một kỹ thuật tính giá thành sản phẩm bằng cách áp dụng nhiều tiêu thức
để phân bổ chi phí sản xuất chung đảm bảo chính xác hơn. Qua tìm hiểu nhu cầu
thông tin quản lý của Ban lãnh đạo cùng với phân tích những hạn chế của hệ thống
kế toán chi phí hiện tại, tác giả nhận thấy mô hình ABC sẽ là phù hợp để nghiên cứu
triển khai tại Công ty Cổ phần Trang. Mô hình ABC sẽ khắc phục được các hạn chế


13

của mô hình hiện tại như: chi phí sẽ được tập hợp theo hoạt động từ đó nhà quản trị
dễ dàng tìm ra các hoạt động đang hao phí nguồn lực từ đó có biện pháp cắt giảm,
kiểm soát chi phí phù hợp; hay mô hình ABC sẽ cho nhà quản trị thông tin chính xác
hơn về chi phí sản phẩm thông qua việc phân bổ chi phí gián tiếp phù hợp với nhiêu
tiêu thức khác nhau,…Mô hình ABC dựa trên mức độ hoạt động hướng đến việc kiểm
soát chi phí. Robin Cooper and Robert S. Kaplan (1991) đã nêu các lợi ích của ABC
đối với nhà quản lý: thứ nhất giúp họ định giá sản phẩm chính xác và có chiến lược
phù hợp, thứ hai kiểm soát được chi phí từ đó cắt giảm chi phí không phù hợp. Qua

đó, tác giả thấy được mô hình ABC là rất phù hợp với nhu cầu quản trị của Ban lãnh
đạo, mô hình ABC nếu được triển khai thành công sẽ khắc phục rất nhiều hạn chế mà
hệ thống hiện tại đang vướng.
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về mô hình ABC về cơ sở lý thuyết của mô hình này
cũng như các nghiên cứu thực tiễn liên quan đến mô hình này ở Chương 2.


×