Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình xanh, chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LỜI
CAM ĐOAN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH
TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Tôi tên Trần Thiện Tính là học viên
cao học khóa 27, hướng nghiên cứu của trường
-----oOo----Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tác giả của nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này.

TRẦN THIỆN TÍNH
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới
quy trình xanh, chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh, trường hợp
các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa, bao bì, túi ni lon các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học độc lập và nghiêm túc, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo và

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỔI MỚI SẢN PHẨM XANH,
trích dẫn tài liệu của các tác giả trong nước và các nhà nghiên cứu trên thế giới, được
ĐỔI
QUY
TRÌNH
XANH, CHẤP NHẬN RỦI RO
chú MỚI
thích trong
phần tài
liệu tham khảo.
ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA SẢN PHẨM MỚI XANH
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Thành phố Hồ Chí Minh, 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020

Trần Thiện Tính


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

TRẦN THIỆN TÍNH

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỔI MỚI SẢN PHẨM XANH,
ĐỔI MỚI QUY TRÌNH XANH, CHẤP NHẬN RỦI RO
ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA SẢN PHẨM MỚI XANH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS HỒ ĐỨC HÙNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Thiện Tính là học viên cao học khóa 27, hướng nghiên cứu của trường
Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tác giả của nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này.
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới
quy trình xanh, chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh, trường hợp
các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa, bao bì, túi ni lon các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học độc lập và nghiêm túc, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo và
trích dẫn tài liệu của các tác giả trong nước và các nhà nghiên cứu trên thế giới, được
chú thích trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020

Trần Thiện Tính


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... - 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... - 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu: ............................................. - 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. - 5 1.4.1 Nguồn dữ liệu .................................................................................... - 5 1.4.2 Phương pháp xử lý ............................................................................. - 5 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... - 6 1.6 Kết cấu luận văn ........................................................................................... - 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. - 8 2.1 Các khái niệm trong nghiên cứu ................................................................... - 8 2.1.1 Đổi mới xanh ..................................................................................... - 8 2.1.2 Đổi mới sản phẩm xanh...................................................................... - 9 2.1.3 Đổi mới quy trình xanh. ................................................................... - 11 2.1.4 Chấp nhận rủi ro .............................................................................. - 12 2.1.5 Thành công của sản phẩm mới xanh................................................. - 14 2.2 Những công trình nghiên cứu trước đó có liên quan tới mô hình. .................- 15 -



2.2.1 Nghiên cứu 1: Ảnh hưởng của việc phủ xanh các nhà cung cấp và đổi
mới xanh đối với hoạt động môi trường và lợi thế cạnh tranh. .................. - 15 2.2.2 Nghiên cứu 2: Đổi mới sản phẩm xanh: Tại sao và làm thế nào các công
ty tích hợp bền vững môi trường. .............................................................. - 17 2.2.3 Nghiên cứu 3: Những ảnh hưởng của định hướng kinh doanh đến lợi thế
sản phẩm và thành công sản phẩm mới. .................................................... - 18 2.2.4 Nghiên cứu 4: mối quan hệ của thực hiện đổi mới sản phẩm xanh với lợi
thế cạnh tranh cạnh của doanh nghiệp và hình ảnh thương hiệu. ............... - 20 2.2.5 Nghiên cứu 5: Phân tích tính sáng tạo của sản phẩm và tác dụng của nó
đối với thành công sản phẩm mới. ............................................................ - 21 2.2.6 Nghiên cứu 6: Ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh sản phẩm xanh đến sự
thành công của đổi mới sản phẩm xanh. .................................................... - 23 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................- 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................- 27 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................- 27 3.2 Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................- 28 3.3 Các biến cần thu thập...................................................................................- 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................- 40 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ...........................................................................- 40 4.2 Phân tích thống kê tần số các mẫu nghiên cứu nhân khẩu học: .....................- 40 4.3 Phân tích thống kê mô tả các mẫu nghiên cứu. .............................................- 43 4.3.1.Thóng kê mô tả mẫu nghiên cứu: X1: Đổi mới sản phẩm xanh. ....... - 43 4.3.2.Thóng kê mô tả mẫu nghiên cứu: X2: Đổi mới quy trình xanh. ........ - 44 4.3.3.Thóng kê mô tả mẫu nghiên cứu: X3: Chấp nhận rủi ro. .................. - 44 4.3.4.Thóng kê mô tả mẫu nghiên cứu: Y1: Thành công của sản phẩm mới
xanh. ......................................................................................................... - 45 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cronbach’s alpha .............................- 46 4.4.1.Độ tin cậy của thang đo: X1: Đổi mới sản phẩm xanh. ..................... - 46 4.4.2.Độ tin cậy của thang đo: X2: Đổi mới quy trình xanh....................... - 47 4.4.3 Độ tin cậy của thang đo: X3:Chấp nhập rủi ro. ................................. - 48 4.4.4 Độ tin cậy của thang đo: Y1: thành công của sản phẩm xanh. .......... - 49 -


4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ - 50 4.5.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập ........................... - 51 4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc. ............................ - 53 4.6 Phân tích tương quan ...................................................................................- 55 4.7 Phân tích hồi qui tuyến tính .........................................................................- 56 4.8 Đánh giá thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................- 59 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................- 62 5.1 Tóm tắt và kết quả nghiên cứu .....................................................................- 62 5.2 Hàm ý quản trị .............................................................................................- 63 5.3 Đóng góp nghiên cứu ...................................................................................- 66 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................- 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
PHỤ LỤC..................................................................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UNEP: (United Nations Environment Programme) Chương trình môi trường Liên
Hiệp Quốc.
WEEE: (Waste Electrical and Electronic Equipment) xử lý rác thải điện tử theo chỉ
dẫn chất thải Điện và Điện tử.
ROHS: (Restriction Of Hazardous Substances) sự hạn chế các chất độc hại.
NPD: (New Product Development) phát triển sản phẩm mới.
EO : ( entrepreneurial orientation) định hướng kinh doanh.
NPS: (new product success) thành công của sản phẩm mới.
SPSS: (Statistical Product and Services Solutions) phần mềm được sử dụng để phân
tích thống kê.
AVE: (Average Variance Extracted) Phương sai trung bình được trích.
EFA: (Exploratory Factor Analysis) phân tích nhân tố khám phá.
KMO: (Hệ số Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp
của phân tích nhân tố.
Sig: (significant) Mức ý nghĩa quan sát.

VIF: (Variance inflation factor) Hệ số nhân tố phóng đại phương sai.
Creosote: Thảo mộc - chiết xuất từ nhựa cây sồi. Mùa hè là mùa nắng nóng cũng là
mùa phát sinh ra những dịch bệnh trong năm, một loại chất lỏng chứa dầu có mùi
khét cháy, được lấy khi chưng cất than đá và nhựa gỗ; được dùng làm thuốc diệt côn
trùng và chất bảo quản gỗ.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mối liên hệ của các nhân tố đến thành công của sản phẩm mới xanh. .- 25 Bảng 3.1: Mã hóa các câu hỏi khảo sát. .............................................................- 29 Bảng 4.1: Bảng Phân tích thống kê tần số các mẫu nghiên cứu nhân khẩu học: .- 41 Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả đổi mới sản phẩm xanh.....................................- 43 Bảng 4.3 : Bảng thống kê mô tả đổi mới quy trình xanh. ...................................- 44 Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả chấp nhận rủi ro................................................- 45 Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả thành công của sản phẩm xanh .........................- 45 Bảng 4.6: Thống kê độ tin cậy của đổi mới sản phẩm xanh................................- 47 Bảng 4.7: Thống kê tổng hạng mục của đổi mới sản phẩm xanh. .......................- 47 Bảng 4.8: Thống kê độ tin cậy của đổi mới quy trình xanh. ...............................- 48 Bảng 4.9: Thống kê tổng hạng mục của đổi mới quy trình xanh. .......................- 48 Bảng 4.10: Thống kê độ tin cậy của chấp nhập rủi ro.........................................- 49 Bảng 4.11: Thống kê tổng hạng mục của chấp nhập rủi ro. ................................- 49 Bảng 4.12: Thống kê độ tin cậy của thành công của sản phẩm xanh. .................- 50 Bảng 4.13: Thống kê tổng hạng mục của thành công của sản phẩm xanh...........- 50 Bảng 4.14: Kiểm định KMO và Bartlett’s ..........................................................- 51 Bảng 4.15: Tổng phương sai trích của các biến độc lập. ....................................- 52 Bảng 4.16: Ma trận xoay các thành phần các các biến độc lập ...........................- 53 Bảng 4.17: Kiểm định KMO và Bartlett’s biến phụ thuộc ..................................- 54 Bảng 4.18: Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc. ......................................- 54 Bảng 4.19: Ma trận thành phần của biến phụ thuộc............................................- 55 Bảng 4.20: Ma trận tương quan giữa các biến ....................................................- 56 Bảng 4.21: Đánh giá độ phù hợp của mô hình ...................................................- 56 Bảng 4.22: Kết quả phân tích kiểm định F .........................................................- 57 Bảng 4.23: Hệ số Beta kết quả phân tích mô hình hồi qui ..................................- 58 Bảng 4.24: Bảng so sánh kết quả của hai bài nghiên cứu ...................................- 59 -


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Ảnh hưởng của việc phủ xanh các nhà cung cấp và đổi mới xanh đối với
hoạt động môi trường và lợi thế cạnh tranh........................................................- 16 Hình 2.2: Đổi mới sản phẩm xanh: Tại sao và làm thế nào các công ty tích hợp bền
vững môi trường ................................................................................................- 18 Hình 2.3: Những ảnh hưởng của định hướng kinh doanh đến lợi thế sản phẩm và
thành công sản phẩm mới. .................................................................................- 20 Hình 2.4: mối quan hệ của thực hiện đổi mới sản phẩm xanh với lợi thế cạnh tranh
cạnh của doanh nghiệp và hình ảnh thương hiệu ................................................- 21 Hình 2.5: Phân tích tính sáng tạo của sản phẩm và tác dụng của nó đối với Sản
phẩm mới thành công ........................................................................................- 23 Hình 2.6: Ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh sản phẩm xanh đến sự thành công của
đổi mới sản phẩm xanh ......................................................................................- 24 Hình 2.7: mô hình đề xuất ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình
xanh, chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh. ........................- 25 Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu ........................................................................- 27 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu bên trong so với bên ngoài. ................................- 36 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chi tiết cấu trúc bên trong và bên ngoài ..............- 38 -


TÓM TẮT
Vấn đề cấp thiết của nghiên cứu ô nhiễm rác thải nhựa là đề tài đáng báo động
hiện nay, nghiên cứu sự ô nhiễm về vỏ nhựa, bao bì, túi nilon cả khu vực nông thôn
và thành thị là cần thiết trong thực tiễn hiện nay, nó được cộng đồng xã hội quan tâm,
nó ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường, cũng như ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người.
Nghiên cứu những ảnh hưởng của các nhân tố đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới
quy trình sản phẩm xanh và chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh.

Kiểm định mô hình về mối quan hệ đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình
sản phẩm xanh và chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh của các
doanh nghiệp sản xuất nhựa, bao bì, túi ni lon trên địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản trị hay nhà quản lý sử dụng và phân bổ
tài nguyên và nguồn lực một cách hợp lý, đầu tiên là nhà quản trị tăng cường tác động
vào đổi mới sản phẩm xanh trước chờ cho nó dần thiết lập ổn định rồi sau đó nhà
quản trị mới gia tăng tác động vào đổi mới quy trình xanh và cuối cùng chú ý đến
chấp nhận rủi ro (đầu tư vào sản phẩm mới), có như thế mới tác động tích đến thành
công của sản phẩm mới xanh.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị hoặc nhà quản
lý tại các công ty (xí nghiệp) , các nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm đến sản phẩm
xanh thân thiện với môi trường không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, phát
triển bền vững trong tương lai và cho thế hệ mai sau.
Từ khóa: sản phẩm mới xanh.


ABSTRACT
The urgent issue of the study of plastic pollution is the current alarming topic,
the study of the pollution of plastic covers, packaging, and plastic bags in both rural
and urban areas is necessary in current practice. Now, it is concerned by the social
community, it affects ecosystems, affects the environment, as well as human health.
Study the effects of green product innovation factors, green product process
innovation and take risks on the success of green new products.
Testing the model of the relationship of renewing green products, innovating
green product processes and accepting risks to successful green new products of
plastic, packaging and plastic bags enterprises in the locality in Ho Chi Minh City.
Research is aimed at helping managers or managers to use and allocate
resources and resources appropriately, firstly, managers to increase the impact on
green product innovation before waiting for it to gradually establish. After that, the
management will increase the impact on green process innovation and finally pay

attention to taking risks (investing in new products), which will have a positive impact
on the success of the product. green new products.
The research results are a reference for managers or managers in companies
(enterprises), researchers, readers interested in environmentally friendly green
products that do not affect health. human health, sustainable development in the
future and for future generations.
Keywords: green new products.


-1-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Ở chương 1 nói lên vấn đề cấp thiết của nghiên cứu ô nhiễm rác thải nhựa là
đề tài đáng báo động hiện nay, nghiên cứu sự ô nhiễm về vỏ nhựa, bao bì, túi nilon
cả khu vực nông thôn và thành thị là cần thiết trong thực tiễn hiện nay, nó được cộng
đồng xã hội quan tâm, nó ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường,
cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ở chương này giới thiêu chung về
đối tượng, phạm vi, mục tiêu, ý nghĩa, phương pháp, cách thức thực hiện nghiên cứu,
nhằm khảo sát các doanh nghiệp có sử dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản
phẩm xanh thân thiện mới môi trường nhằm làm giảm lượng rác thải nhựa, tạo ra lợi
thế cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận, nâng cao thương hiệu cũng như hình ảnh của công
ty (doanh nghiệp) phát triển bền vững trong tương lai, doanh nghiệp sản xuất ra cái
mà khách hàng đang cần và thích đến là sản phẩm xanh thân thiện với môi trường.
1.1 Đặt vấn đề
Nghiên cứu ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình xanh,
chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh dựa trên bài nghiên cứu
trước đó của tác giả Kam-Sing Wong (2012), về sản phẩm nhựa của thiết bị điện tử
của các doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Kinh Trung Quốc, nghiên cứu này (nghiên
cứu hiện tại) ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình xanh, chấp
nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh tập trung vào các doanh nghiệp

sản xuất nhựa, bao bì, túi ni lon trên địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
trước của tác giả Kam-Sing Wong (2012), chỉ tập trung vào khảo sát các câu hỏi vào
các nhà lãnh đạo công ty (xí nghiệp) mỗi công ty (xí nghiệp) chỉ khảo sát các câu hỏi
được một người hoặc được một vài người quả lý cấp cao, cho nên thời gian có thể
kéo dài từ một đến hai năm. Còn nghiện cứu hiện tại tập trung vào các nhân viên kỹ
thuật hoặc các nhân viên bán hàng (vì những nhân viên này hiểu rõ những đặc tính
kỹ thuật của sản phẩm hơn ai hết mà mình đã sản xuất ra), hơn nữa nếu nhân viên là
cổ đông thì câu hỏi khảo sát đầu tư (chấp nhận rủi ro) dễ thực hiện hơn và tin cậy hơn
so với khảo sát người đứng đầu doanh nghiệp, nên mỗi công ty (xí nghiệp) ta có thể
khảo sát được nhiều người.


-2-

Nghiên cứu này có thể là cũ so với các nước đã phát triển, họ đã đi trước nước
ta về khoa học và công nghệ, họ sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, sử dụng năng
lượng tiết kiệm, sử dụng vật liệu tái chế trong suốt vòng đời của sản phẩm, vấn đề
ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường của sản phẩm nhựa gây ra, còn nghiên cứu
này có thể khá là mới mẻ so với nước ta hiện nay chưa thấy ai nghiên cứu tới trước
đây, việc chưa ai tìm hiểu nghiên cứu này cũng là một lợi thế cho nhà nghiên cứu tìm
hiểu một lĩnh vực mới có thể áp dụng vào thực tiễn cho các doanh nghiệp trong nước
ta hiện nay, cũng là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo thao khảo, so sánh, phân tích
đánh giá ngày càng hoàn thiện hơn.
Rác thải nhựa đã trở thành vấn nạn quốc gia và ngày càng trở nên nóng bỏng.
Đây là một thách thức lớn cho môi trường bởi phải mất hàng trăm năm, loại rác thải
này mới có thể phân hủy được, nó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất,
nước và đại dương, cần phí tổn lớn để khắc phục thiệt hại. Nhiều giải pháp, nhiều
cuộc vận động hạn chế rác thải nhựa, túi ni lon sử dụng một lần đã diễn ra ở các địa
phương. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã đồng hành với người dân trong cuộc chiến
nhằm bảo vệ môi trường trước tác hại của chất thải nhựa, hướng dẫn và khuyến khích

thay thế, giảm thiểu và sử dụng hợp lý nhựa, áp dụng các biện pháp công nghệ, kỹ
thuật đẩy mạnh tái chế. Tuy nhiên tất cả vẫn chỉ là bước khởi đầu, còn nhiều khó
khăn, bất cập... (1).
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải
nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt
Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế
giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình
như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng
chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất
thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác

(1)

Nhân dân 2019. Vấn nạn rác thải nhựa. Truy cập ngày 31/05/2019, từ
/>

-3-

thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi
trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm
trắng"(2).
Cùng với đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển.
Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh,
mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được
chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn
200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Điều đáng
nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi
thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động
tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi
các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong khi đó thói quen của người dân dùng

túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa
có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc
biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm
khó khăn.(3)
Kể từ khi xã hội loài người bước vào thời đại công nghiệp hóa, do sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế thế giới và sự mở rộng đô thị hóa liên tục, đồng thời đưa
nhân loại phát triển nền văn minh vật chất, cũng khiến tài nguyên trái đất giảm nhanh
chóng. Số lượng các chất độc hại ngày càng tăng như phát thải bả chất thải và suy
thoái trong môi trường sinh thái của con người đã thu hút sự chú ý của công đồng và
xã hội. Nó đòi hỏi doanh nghiệp trong hoạt động phải thực hiện lợi ích riêng, lợi ích
của người tiêu dùng và lợi ích môi trường, nguyên tắc kết hợp doanh nghiệp từ thiết
kế sản phẩm, sản xuất, đóng gói, phân phối và cuối cùng là tái chế.

Bộ tài nguyên và môi trường 2019. Chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam xanh. Truy
cập ngày 07/06/2019, từ />(3)
Bộ y tế 2019. Ngành Y tế chung tay cùng cộng đồng “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông”.Truy cập ngày
20/11/2019, từ />

-4-

Một trong những xu hướng đáng chú ý nhất của hành vi doanh nghiệp trong
những thập kỷ gần đây là sự nhạy cảm ngày càng tăng của các doanh nghiệp đối với
các vấn đề môi trường (Lyon và Maxwell, 2004). Hai xu hướng có thể được quy cho
hiện tượng này là: Đầu tiên, các vấn đề môi trường là các vấn đề toàn cầu, ô nhiễm,
nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozone, hiệu ứng nhà kính và sự
tan vỡ hạt nhân không có biên giới. Nhiều thỏa thuận quốc tế, đa phương hoặc song
phương và luật pháp quốc gia đã được thực thi để điều chỉnh và kiểm soát các hành
vi môi trường. Thứ hai, mọi người nhận thức rõ hơn về tác động môi trường của các
hoạt động của con người và sẵn sàng thay đổi hành vi vì lý do môi trường. Người tiêu
dùng và nhà sản xuất đã nhận ra rằng, hành động cùng nhau, họ có thể tạo ra sự khác

biệt lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường của chúng ta.
Việt Nam có lượng rác thải nhựa nhiều thứ 4 ở châu Á(4) với 13 tấn nhựa thải
ra biển mỗi năm. Trôi nổi khắp đại dương, rác thải nhựa trở thành thức ăn không
mong đợi của nhiều loài động vật biển, sau đó chúng lại là thức ăn của con người.
Điều này không khác nào con người "nuốt các hạt nhựa" vào trong cơ thể, từ đó nguy
cơ cao dẫn đến khả năng mắc bệnh hiểm nghèo.
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện các sáng kiến bền vững, để thực hiện
một phương pháp cùng có lợi mà tiết kiệm về chi phí của doanh nghiệp trong khi thể
hiện nhận thức của khách hàng ngày càng tăng tìm kiếm lời hứa từ các doanh nghiệp
có trách nhiệm cộng đồng và xã hội, vì họ biết rằng các chủ đề môi trường ảnh hưởng
đến tất cả các hoạt động liên quan đến sự tồn tại của con người và chính hoạt động
kinh doanh của họ. đó là lý do cần thiết để thực hiện đề tài này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau:

(4)

Tiền phong 2019. Việt Nam xả thải nhựa thứ 4 châu Á. Truy cập ngày 14/05/2019, từ
/>

-5-

Xác định những nhân tố ảnh hưởng của các đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới
quy trình sản phẩm xanh và chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh.
Kiểm định mô hình về mối quan hệ đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình
sản phẩm xanh và chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh của các
doanh nghiệp sản xuất nhựa, bao bì, túi ni lon trên địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hàm ý quản trị nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng thương hiệu,
hình ảnh của công ty (xí nghiệp) về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong
công tác quảng bá sản phẩm xanh, cũng như trong hoạt động sản xuất sản phẩm xanh

đến người tiêu dùng và là tiền đề nâng cao chất lượng kinh doanh cho các công ty (xí
nghiệp) sản xuất ra nhựa, bao bì, túi ni lon tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tập trung đến các yếu tố ảnh hưởng
của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới qui trình xanh, chấp nhận rủi ro đến thành công
của sản phẩm mới xanh.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện các công ty (doanh nghiệp)
sản xuất ra các sản phẩm nhựa, bao bì, túi ni lon trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: là nhân viên marketing (nhân viên bán hàng), nhân viên
kỹ thuật, chuyên viên công ty hoặc lãnh đạo các phòng ban của doanh nghiệp, công
ty.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: điều tra trực tiếp 268 các nhân viên của một số công ty (doanh
nghiệp) sản xuất sản phẩm nhựa, bao bì, túi ni lon trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
1.4.2 Phương pháp xử lý


-6-

Phương pháp định tính: thảo luận nhóm với các chuyên gia làm việc trong lĩnh
vực khoa học công nghệ và môi trường, những nhân viên kỹ thuật của các công ty
(doanh nghiệp) sản xuất sản phẩm nhựa, bao bì, túi ni lon để điều chỉnh các câu hỏi
cho hợp lý.
Phương pháp định lượng: phát triển và điều chỉnh thang đo cho hợp lý trong
bối cảnh hiện tại, điều tra bằng bảng câu hỏi dựa trên thang đo đã điều chỉnh, kiểm
định sơ bộ thang đo thông qua công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích
yếu tố khám phá EFA, Phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết của mô
hình lý thuyết, hàm ý quản trị và giải pháp.

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu nhằm bổ sung vào hệ thống thang đo các yếu tố thuộc
năng lực quản lý của tổ chức. Nhận thức về mối quan hệ tích cực ảnh hưởng của đổi
mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình xanh, chấp nhận rủi ro đến thành công của sản
phẩm mới xanh là thông tin có giá trị cho các nhà quản lý. Từ đó giúp cho các nhà
quản lý đưa ra các biện pháp quản lý cũng như đầu tư vào đâu để có hiệu quả cao
nhất.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị hoặc nhà quản
lý tại các công ty (xí nghiệp) , các nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm đến sản phẩm
xanh thân thiện với môi trường không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, phát
triển bền vững trong tương lai và cho thế hệ mai sau.
1.6 Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hình


-7-

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


-8-

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu: đổi mới

xanh, đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình xanh, chấp nhận rủi ro, thành công
của sản phẩm mới xanh, trên cơ sở các lý thuyết hình thành các giả thuyết từ đó thiết
lập mô hình nghiên cứu.
2.1 Các khái niệm trong nghiên cứu
2.1.1 Đổi mới xanh
Đổi mới có thể được hiểu là đưa ý tưởng đổi mới vào thực tiễn - một hoạt động
có thể liên quan đến việc phát triển một sản phẩm mới, giới thiệu một dịch vụ mới
hoặc sử dụng một quy trình mới hoặc thành lập một liên doanh mới (Schumpeter,
1934) . Đổi mới có thể được phân loại thành các đổi mới hành chính và công nghệ,
đổi mới công nghệ đề cập đến sự tiến bộ kỹ thuật trong cả sản phẩm hoặc quy trình
(Akgu¨n và Cộng sự, 2009; Mavondo và Cộng sự, 2005). Trong khi đổi mới sản phẩm
cho thấy, theo tên và bản chất, những thay đổi tích cực trong một sản phẩm hoặc dịch
vụ mà một công ty cung cấp, đổi mới quy trình đề cập đến những thay đổi tích cực
trong cách sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp (Tushman và Nadler,
1986). Mục đích cuối cùng của đổi mới sản phẩm là cải thiện hiệu suất sản phẩm để
đổi lấy khách hàng mới và thị trường mới, trong khi đó đổi mới quy trình là nâng cao
năng suất, hiệu quả chi phí và tính linh hoạt (Adner và Levinthal, 2001).
Một sản phẩm hoặc quy trình sáng tạo được xác định bởi "tính mới" của nó
(Garcia và Calantone, 2002) thừa nhận rằng "tính mới" này có thể được đánh giá từ
ba khía cạnh mới của ngành, mới đối với công ty khởi xướng đổi mới và mới khách
hàng. Đổi mới phải tạo ra giá trị (Linder và Cộng sự, 2003) và tạo ra giá trị thông qua
đổi mới sản phẩm hoặc quy trình có thể có nghĩa là giới thiệu sản phẩm mới hoặc quy
trình tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn, doanh thu lớn hơn, giá trị cổ đông cao hơn, thị
phần lớn hơn, tốt hơn hình ảnh thương hiệu công ty hoặc hiệu suất được cải thiện về
mặt "màu xanh lá cây" (Baker và Sinkula, 2005).


-9-

Một đổi mới xanh được phân biệt với đổi mới thông thường ở chỗ đổi mới

xanh được phát triển không đặc biệt để giải quyết các thách thức về môi trường, trước
đây được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu xanh của cơ quan quản lý hoặc các mối
quan tâm xanh của khách hàng mục tiêu (Porter, 1991; Porter và van der Linde,
1995). Đổi mới thông thường, như được định nghĩa trong hướng dẫn sử dụng, là trung
lập và mở ra cho tất cả các loại thay đổi trong khi đổi mới xanh, như lập luận của
(Rennings, 2000), là "nhấn mạnh vào đổi mới theo hướng phát triển bền vững". Vì lý
do này, đổi mới xanh có thể được xem như là một tập hợp con của tất cả các đổi mới.
Tập hợp đổi mới xanh này đang mở rộng, phá vỡ các cơ sở mới bằng cách giới thiệu
các sản phẩm hoàn toàn mới và xâm lấn vào lãnh thổ của đổi mới thông thường bằng
cách lấy đi thị trường của các sản phẩm thay thế "không xanh" hoặc loại bỏ hoàn toàn
các sản phẩm và quy trình không thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tốc độ mở
rộng chậm vì các quá trình liên quan đến việc thực hiện đổi mới xanh rất phức tạp và
đầy rẫy những khó khăn và không chắc chắn. Một nhóm phát triển sản phẩm mới
xanh được giao nhiệm vụ không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm được phát triển là "mới"
đủ để phân biệt với các sản phẩm thay thế cạnh tranh trên thị trường, mà còn "xanh"
đủ để đáp ứng luật môi trường địa phương nơi sản phẩm đó thiết kế, chế tạo và đóng
gói; "Xanh" đủ để giải quyết các mối quan tâm về môi trường của các bên liên quan
dọc theo chuỗi giá trị sản phẩm "xanh", đủ để trở thành "một lực lượng có ảnh hưởng
- hoặc, tốt hơn, chiếm ưu thế hơn trong trận chiến tiêu chuẩn xanh" (Unruh và
Ettenson, 2010); và "xanh" đủ để đạt được hoặc không giảm thiểu tác động môi
trường từ việc khai thác nguyên liệu thô của sản phẩm đến lần xử lý cuối cùng sau
khi sử dụng. Đối với nhiều nhà đổi mới sản phẩm thông thường, khởi xướng một sản
phẩm mới là một thử nghiệm về sự cam kết và một trò chơi chinh phục sự không chắc
chắn. Một nhà cải tiến sản phẩm xanh chắc chắn phải đối mặt với thách thức tương
tự nhưng với nhiệm vụ bổ sung và ngày càng nghiêm trọng hơn là đổi mới và nâng
cao nhận thức xanh, thắt chặt các quy định môi trường, tăng cạnh tranh thị trường và
biên lợi nhuận mỏng hơn (Groot và Borén, 2010).
2.1.2 Đổi mới sản phẩm xanh.



- 10 -

Đổi mới xanh có thể được phân loại thành đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới
quy trình xanh (Chen và cộng sự, 2006). Đổi mới sản phẩm xanh đề cập đến việc áp
dụng các ý tưởng sáng tạo dẫn đến thiết kế, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm mới có
độ mới và độ xanh vượt trội đáng kể so với các sản phẩm thông thường hoặc cạnh
tranh (Baumann và Cộng sự, 2002). Tương tự như thuật ngữ "tính mới" được định
nghĩa ở trên, "độ xanh" của sản phẩm là một khái niệm tương đối có thể thay đổi theo
thời gian và chịu ảnh hưởng của bối cảnh và kỳ vọng tương tự như bất kỳ hiện tượng
nhận thức hoặc đánh giá môi trường và sức khỏe. Trong những năm qua, nhiều cơ
quan chức năng và các cơ quan, cả trong nước và quốc tế, đã cố gắng thiết lập các
tiêu chuẩn cho "độ xanh" của sản phẩm thông qua các hiệp ước, quy định, thông lệ
và hướng dẫn của quốc tế. Mặc dù các tiêu chuẩn có thể khác nhau, nhưng nhìn chung
chúng liên quan đến các tác động hệ sinh thái, sức khỏe con người cũng như các tác
động xã hội, văn hóa và kinh tế của một sản phẩm. Một sản phẩm được coi là vượt
trội so với sản phẩm thông thường hoặc cạnh tranh về "độ xanh" nếu nó tạo ra ít gánh
nặng hơn cho môi trường về các yêu cầu năng lượng và nguyên liệu cũng như tài
nguyên, khí thải, nước thải, chất thải rắn và các phát hành môi trường khác phát sinh
trong suốt vòng đời sản phẩm của nó (Greenpeace International, 2011). Một sản phẩm
xanh và sáng tạo là một sản phẩm được đặc trưng bởi nó có tính đến các vấn đề tái
chế và xử lý trong suốt vòng đời của nó, sử dụng các vật liệu được tái chế và tái chế
ít gây ô nhiễm, không gây ô nhiễm hoặc không độc hại, do xem xét sử dụng năng
lượng tiết kiệm, độc tính độc hại đối với con người, tác động đến hệ sinh thái và các
vấn đề bền vững ở mọi giai đoạn của vòng đời của nó; và kết hợp một cơ chế đánh
giá và cải tiến tác động liên tục trong chu trình phát triển sản phẩm (Chiou và Cộng
sự, 2011).
Phát triển sản phẩm cực kỳ quan trọng đối với các công ty cạnh tranh trong
các thị trường mới và hiện tại (Calantone và cộng sự., 1995). Hơn nữa, khả năng
thương mại hóa sản phẩm thành công là rất quan trọng đối với các công ty muốn cạnh
tranh trên thị trường (Griffin và Page, 1996). Paladino (2007) đã định nghĩa thành

công của sản phẩm mới là khả năng của một sản phẩm mới hoặc sự đổi mới để tránh


- 11 -

thất bại trên thị trường. Để sửa đổi định nghĩa của Paladino (2007), nghiên cứu này
đã xác định thành công của sản phẩm mới xanh là khả năng đổi mới sản phẩm xanh
hoặc đổi mới để cạnh tranh trên thị trường. Do đó, giả thuyết thứ nhất của nghiên cứu
này là:
H1: Đổi mới sản phẩm xanh tác động tích cực đến thành công của sản phẩm mới
xanh.
2.1.3 Đổi mới quy trình xanh.
Đổi mới quy trình xanh được định nghĩa là việc áp dụng các ý tưởng đổi mới
dẫn đến việc áp dụng khoa học công nghệ vào các quy trình sản xuất và hoặc thực
tiễn quản lý tạo ra ít hoặc không có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, sức khỏe con
người, xã hội, văn hóa và kinh tế (Chen, 2011). Một quy trình xanh và đổi mới là một
quá trình hoặc hoạt động được đặc trưng bởi việc đáp ứng các tiêu chí môi trường
được đặt ra bởi bối cảnh ngành và bối cảnh xã hội nơi công ty hoạt động cũng như
các thị trường và khách hàng đặt ra để phục vụ, xem xét đầy đủ về sử dụng năng
lượng và tài nguyên, độc tính độc hại đối với con người, tác động đến hệ sinh thái và
các vấn đề bền vững trong thiết kế và thực hiện quy trình hoạt động, và kết hợp một
cơ chế đánh giá và cải thiện tác động liên tục trong quá trình hoạt động (Chiou và
Cộng sự., 2011).
Đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình xanh có chung nhiều thuộc tính.
Trên thực tế, nhiều học giả đã lập luận rằng không có sự đổi mới "thuần túy" nào
trong sản phẩm hay quy trình vì mọi đổi mới sản phẩm đều liên quan đến một mức
độ đổi mới quy trình và ngược lại (Chiou và Cộng sự., 2011; Nielsen, 2006). Mặc dù
ý tưởng sản phẩm sáng tạo có thể kích hoạt quá trình quản lý hoặc quy trình sản xuất,
một thay đổi nhỏ trong quy trình sản xuất hoặc kinh doanh cũng có thể dẫn đến sự
phát triển của một loạt sản phẩm mới (Nielsen, 2006). Trong quá trình phát triển bất

kỳ quy trình sản phẩm mới xanh nào, các đặc tính của "độ xanh" và "độ mới" được
vận hành như các cải biến liên tục trong suốt vòng đời của nó. Nếu những đặc điểm
này được đánh giá bởi khách hàng, người tiêu dùng dự định và nếu sản phẩm quy


- 12 -

trình vượt trội hơn một sản phẩm quy trình thay thế trên một hoặc cả hai đặc điểm,
một lợi thế cạnh tranh có thể được hình thành (Driessen và Hillebrand, 2002).
Đổi mới quy trình xanh đòi hỏi phải cải tiến một cách có hệ thống toàn bộ quá
trình vận hành và quản lý, đòi hỏi mức đầu tư tài chính cao (Li và cộng sự 2017).
Kiểu đổi mới này cũng tốn thời gian và có thể tạo ra các hiệu ứng không phải lúc nào
cũng hoàn toàn trực tiếp hoặc rõ ràng (Li và cộng sự 2017). Đổi mới quy trình xanh
có xu hướng có nguồn gốc nội bộ hơn và tốn kém hơn để thực hiện, nhưng cũng đã
được chứng minh là hiệu quả hơn so với các thực hành xanh khác (Gopalakrishnan,
Bierly, & Kessler, 1999). Đổi mới quy trình xanh có thể là một giải pháp phụ gia (ví
dụ: máy lọc khói) hoặc có thể được tích hợp vào quy trình sản xuất thông qua việc
thay thế đầu vào, tối ưu hóa sản xuất hoặc thu hồi đầu ra (Rennings, 2000).
Đổi mới quy trình xanh có tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh và tính bền
vững của các công ty (Chen và cộng sự, 2006; Cheng và cộng sự, 2014). Do đó, về
tổng thể, nó có ý nghĩa kinh doanh tốt cho các công ty đầu tư vào đổi mới quy trình
xanh (Li và cộng sự., 2017). Do đó, chúng tôi cho rằng các hoạt động đổi mới quy
trình xanh của một công ty có lợi cho việc nâng cao hiệu quả tài chính của công ty.
Đầu tiên, đổi mới quy trình xanh cải thiện các quy trình sản xuất hiện có hoặc thêm
các quy trình mới để giảm tác động xấu đến môi trường, do đó cải thiện sự tuân thủ
môi trường của công ty và mang lại lợi thế khác biệt (Cheng và cộng sự., 2014). Hơn
nữa, (Xie và cộng sự 2016) đã phát hiện ra rằng các công nghệ sạch và công nghệ
cuối cùng là những khía cạnh thiết yếu của đổi mới quy trình xanh có liên quan tích
cực đến hiệu quả tài chính của sự thành công sản phẩm mới xanh. Do đó giả thuyết
thứ hai của nghiên cứu này là:

H2: Đổi mới qui trình xanh tác động tích cực đến thành công của sản phẩm mới xanh.
2.1.4 Chấp nhận rủi ro
Để đổi mới, nhấn mạnh đến một quyết tâm kiên quyết rời khỏi vùng thoải mái
để đón nhận những thách thức mới (Shoham và Fiegenbaum, 2002), để khai thác và


- 13 -

tận dụng các cơ hội thị trường để thành công trong kinh doanh (Dess và Lumpkin,
2005). Kinh doanh đang mạo hiểm (Lumpkin và Dess, 1996). Theo Richard Cantillon
(khoảng năm 1700), nhà kinh tế học người Pháp gốc Ailen, người được cho là nhà lý
thuyết đầu tiên định nghĩa doanh nhân, một doanh nhân là một chuyên gia phân tích,
một người cân bằng cung và cầu và trong chức năng này chịu rủi ro hoặc không chắc
chắn (Murphy, 1986). Và trong số tất cả các chức năng kinh doanh, phát triển sản
phẩm mới (NPD: New Product Development) đã được coi là một trong những chức
năng rủi ro nhất nhưng mạnh mẽ nhất. Phát triển sản phẩm mới (NPD) có rủi ro vì
nhiều nghiên cứu đã tiết lộ rằng khoảng một nửa các dự án phát triển sản phẩm mới
(NPD) không đạt được mục tiêu của họ (Wong và Tong, 2012). Tuy nhiên, nó tác
động mạnh bởi vì những người đầu tư hàng đầu của các ngành công nghiệp khác nhau
được cho là khoảng một phần tư lợi nhuận của họ cho các sản phẩm được phát triển
trong năm năm gần đây nhất và khoảng một nửa doanh thu của họ cho việc bán sản
phẩm mới (Debruyne và Cộng sự., 2010).
Chấp nhận rủi ro có thể được hiểu như là chấp nhận sự mơ hồ, không chắc
chắn và sai sót (Sitkin, 1996) khẳng định rằng thất bại là một yêu cầu cần thiết ảnh
hưởng đến việc học tập của tổ chức. Những lợi ích mang lại của sai sót là sự khoan
dung cho những sai lầm, thôi thúc ta chú ý đến các vấn đề nan giải cần giải quyết và
tìm kiếm các giải pháp, để dễ dàng nhận thấy vấn đề, làm sáng tỏ các vấn đề, và sự
đa dạng trong phản hồi của tổ chức. Kể từ khi xuất hiện nội dung này, nhiều tác giả
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chấp nhận rủi ro và chấp nhận những sai lầm, do
đó cho phép các tổ chức học tập (Chiva và Alegre, 2009).

Đầu tư vào dự án mới là phải chấp nhận rủi ro, rủi ro càng cao thì biên lợi
nhuận càng cao, rủi ro càng thấp thì biên lợi nhuận càng thấp, thành công của sản
phẩm mới có liên quan đến biên lợi nhuận (đầu tư vào rủi ro mạnh yếu). Rủi ro trong
phát triển sản phẩm mới (NPD) trong lĩnh vực điện tử có thể được hiểu là nguồn lực
tài chính và phi tài chính được cam kết bởi một công ty để phát triển các sản phẩm
hoặc quy trình mới (Lumpkin và Dess, 1996). Người ta đã nói rằng các công ty có


- 14 -

mức EO (định hướng kinh doanh: entrepreneurial orientation) cao có xu hướng đánh
giá rủi ro theo những cách khác nhau đối với những người khác. Họ có xu hướng coi
rủi ro là cơ hội để đổi mới và tạo ra giá trị (Morris và cộng sự, 2011). Rủi ro trong
nghiên cứu này được đo lường bằng sự tuyên bố của một công ty đối với các dự án
có lợi nhuận cao và rủi ro cao, việc tuyên bố tìm kiếm cơ hội kiếm lợi nhuận và cam
kết khuyến khích chấp nhận rủi ro để đạt được một số mục tiêu mong muốn như tốt
hơn và thành công của sản phẩm mới. Do đó, giả thuyết thứ ba của nghiên cứu này
là:
H3: Chấp nhận rủi ro tác động tích cực đến thành công của sản phẩm mới xanh.
2.1.5 Thành công của sản phẩm mới xanh
Mục đích cuối cùng của đổi mới sản phẩm là thương mại hóa một sản phẩm
mới để nó có thể đóng góp vào lợi nhuận của công ty (Veldhuizen và Cộng sự., 2006).
Như vậy, thành công của sản phẩm mới không chỉ được định nghĩa bằng việc dịch
thành công các ý tưởng sáng tạo thành các tính năng của sản phẩm, mà còn bởi hiệu
suất của sản phẩm trong giai đoạn hậu sản xuất (Wong và Tong, 2012). Mặc dù có
vô số biện pháp để đánh giá hiệu suất sản phẩm mới, các nhà quản lý không gán cùng
mức độ quan trọng cho các chỉ số hiệu suất khác nhau. Các chỉ số tài chính như lợi
nhuận và doanh thu của sản phẩm vẫn chiếm ưu thế so với các chỉ số khác là các biện
pháp phổ biến nhất cho hiệu suất sản phẩm (Paladino, 2007; Wong và Tong, 2012).
Tuy nhiên, khi mối quan tâm xanh được đưa vào phát triển sản phẩm, cả hiệu suất tài

chính và môi trường phải được tính đến để đo lường sự thành công của sản phẩm.
Trong nghiên cứu này, thước đo thành công của sản phẩm mới xanh được đánh
giá từ ba quan điểm - "độ xanh" của sản phẩm về việc tuân thủ các chỉ thị môi trường
và giải quyết các mối quan tâm về môi trường của các bên liên quan, hiệu quả tài
chính của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh theo cảm nhận của người trả lời
(Atuahene-Gima và Cộng sự, 2005); và nhận thức chung của người trả lời về thành
công sản phẩm mới xanh (Baker và Sinkula, 2005; Paladino, 2007).


×