Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: Laser trị liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.19 KB, 4 trang )

TỔNG QUAN Y VĂN

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức:
Laser trị liệu
Nguyễn Vũ Mỹ Linh*
Mở đầu
Ngày nay, tuổi thọ dân số thế giới ngày
càng tăng, nhu cầu về chất lượng cuộc
sống càng được chú trọng hơn. Một trong
những vấn đề liên quan, ảnh hưởng đến
sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
người phụ nữ là tình trạng tiểu không kiểm
soát. Tiểu không kiểm soát khi gắng sức
(Stress urinaire incontinence- SUI) ở nữ
giới gặp nhiều hơn nam giới, do mang thai,
sinh đẻ, mãn kinh, suy yếu cơ thể do tuổi
già…
Tỷ lệ SUI (són tiểu ít nhất một lần trong
12 tháng) ở phụ nữ dao động 6 đến 69%,
tuổi càng lớn thì sự suy yếu càng nhiều.
SUI nếu ở mức độ nhẹ có thể điều trị bảo
tồn bằng cách tập vật lý trị liệu, nếu nặng
hoặc tập vật lý trị liệu thất bại thì xem xét
đến các biện pháp phẫu thuật vì sự ướt át
mất vệ sinh do són tiểu có thể ảnh hưởng
nặng nề đến tâm lý, sinh hoạt cá nhân cũng
như chi phí và thời gian chăm sóc cho tình
trạng són tiểu có thể ảnh hưởng lớn đến
ngân sách xã hội.5
Hình 1. Laser Er:YAG dùng hiệu ứng quang nhiệt
của chùm laser trên mô niêm mạc



__________________________________
*Bệnh viện Hùng Vương DĐ: 0903679905

Với những phát minh mới hiện đại,
ngành công nghệ Laser đã có nhiều bước
tiến quan trọng ứng dụng trong y học. Từ
năm 2010, kỹ thuật Laser Er:YAG được
ứng dụng trong điều trị tiểu không kiểm
soát thực hiện ở nhiều nước trên thế giới
với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
đã mang lại nhiều kết quả khả quan, cải
thiện chất lượng cuộc sống cho người phụ
nữ. Laser Er:YAG mode SMOOTH™
một phương pháp không-phẫu thuật, xâm
lấn tối thiểu được dùng để tăng cường
chức năng của mô liên kết bên trong thành
âm đạo, cải thiện sự nâng đỡ của sàn chậu
và giảm bớt các triệu chứng rối loạn chức
năng vùng sàn chậu, điều trị hiệu quả
chứng tiểu không kiểm soát.
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức
Tiều không kiểm soát
Định nghĩa : Tiểu không kiểm soát là tình
trạng rỉ nước tiểu không chủ ý.1,2
Phân loại: xem bảng 1.
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức
Định nghĩa: là tình trạng rỉ nước tiểu ra
ngoài niệu đạo không theo ý muốn khi vận
động mạnh (ho, hắt hơi, khiêng vác, cười,

chơi thể dục thể thao…), xuất hiện ở
khoảng 25% phụ nữ trẻ, 44-57% phụ nữ
trung niên và mãn kinh, và có khoảng 75%
phụ nữ từng có ít nhất một lần xuất hiện
tình trạng này. Theo thống kê của Hoa Kỳ
chỉ khoảng 45% phụ nữ đến trung tâm y tế
than phiền về tình hình tiểu không kiểm
soát và phần lớn họ vẫn phải chịu đựng
trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.1
Đây là dạng phổ biến nhất trong nhóm
bệnh lý tiểu không kiểm soát và nguyên
nhân chủ yếu là suy yếu cơ sàn chậu.
7


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 2, Tháng 5 – 2017

Yếu tố nguy cơ: mang thai, sinh đẻ, mãn
kinh, suy yếu do tuổi già, bệnh lý nội khoa
làm tăng áp lực ổ bụng (bệnh viêm phế
quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính…) hay làm việc nặng như khuân vác.
Điều trị: nếu ở mức độ nhẹ có thể điều
trị bảo tồn bằng cách tập vật lý trị liệu sàn
chậu nhằm khắc phục tình trạng suy yếu
vùng sàn chậu. Tuy nhiên khi ở mức độ
nặng hoặc tập vật lý sàn chậu thất bại thì
cần xem xét đến các biện pháp can thiệp
ngoại khoa như các phương pháp khâu treo
cổ bàng quang, phẫu thuật Burch, phương

pháp giải treo âm đạo không căng
(tension-free vaginal tape – TVT), dải treo
xuyên lỗ bịt (trans obturator tape-TOT).
Các biến chứng, tai biến có thể gặp do
phẫu thuật với tỷ lệ không cao nhưng cũng
cần lưu ý như: thủng bàng quang, tiểu khó
bí tiểu, xuất huyết tụ máu sau xương mu,
loét mòn ở âm đạo, niệu đạo và bàng
quang, thủng mạch máu lớn, thủng
ruột.1,2,5
Laser trị liệu
Một số vấn đề sức khoẻ gây ra bởi tình
trạng giãn nở suy yếu các cơ và các mô
liên kết vùng sàn chậu như giảm vấn đề về
tình dục, tiểu không kiểm soát khi gắng
sức và sa các tạng vùng chậu mà nguyên
nhân có thể do sự lão hoá, sanh đẻ bằng
ngả âm đạo hoặc mổ sanh, sanh nhiều con
dẫn tới các cơ của vùng sàn chậu trở nên
nhão, mất trương lực, sức căng cũng như
là khả năng nâng đỡ.
Ngày nay trên thế giới, công nghệ laser
đã được ứng dụng nhiều trong y học, điều
trị bệnh lý da liễu, phẫu thuật mắt, bệnh lý
ngoại khoa, phụ khoa... Laser Er:YAG
mode SMOOTH™ một phương pháp
không-phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu được
dùng để tăng cường chức năng của mô liên
kết bên trong thành âm đạo, cải thiện sự
nâng đỡ của sàn chậu và giảm bớt các triệu

chứng rối loạn chức năng vùng sàn chậu.

8

Một thủ thuật làm trẻ hoá âm đạo có thể
thay thế các phẫu thuật xâm lấn trong
tương lai, mà vẫn cho kết quả tốt và an
toàn trong trị liệu.4,7,8
FotonaSmooth® phát ra những xung
laser Er:YAG mode SMOOTH™ hoạt
động nối tiếp liên tục tới niêm mạc thành
âm đạo, tạo ra sự phân bổ nhiệt tối ưu và
có kiểm soát vào bên trong mô, cho phép
tái tạo và tân sinh collagen. Theo nghiên
cứu cho thấy với bước sóng 2940nm với
mode SMOOTH cho phép tia laser được
kiểm soát chặt chẽ, an toàn mà không làm
ảnh hưởng tới bất cứ cấu trúc quan trọng
nào, kể cả bất kỳ sự xuyên thấu hay phá
huỷ lớp niêm mạc.
Qua nhiều kết quả một số nghiên cứu
cho thấy sự hiệu quả và độ an toàn ưu việt
của nó. Theo nghiên cứu của Urska (3) sử
dụng laser Er-YAG trong điều trị sa tạng
chậu từ độ 2 trở lên (POP-Q) cho 65 bệnh
nhân cho thấy kết quả khả quan với sự
giảm độ sa trung bình từ 1.6 độ trở lên, an
toàn và không ghi nhận tỷ lệ tai biến nào.
Trong nghiên cứu về tiểu không kiểm soát
khi gắng sức trên 39 bệnh nhân (4) từ nhẹ

tới trung bình, có thể kèm sa tạng chậu
bằng IncontiLaseTM sau 1- 3- 6 tháng
theo dõi kết quả cho thấy thời gian trung
bình trong 1 đợt laser là 25 phút, phân nửa
bệnh nhân hoàn toàn không đau, số còn lại
cảm nhận đau nhẹ và nóng rát trong quá
trình thực hiện. Các bệnh nhân đều có thể
sinh hoạt bình thường ngay sau trị liệu,
không có biến chứng gì sau đó. Theo
nghiên cứu của Sencar (6) trên 107 bệnh
nhân có tiểu không kiểm soát khi gắng sức
và tiểu không kiểm soát hỗn hợp tham gia
trị liệu bằng laser cho kết quả khả quan khi
cải thiện mức độ tiểu không kiểm soát khi
gắng sức từ 5.7 điểm giảm còn 1.0 điểm
sau 2-6 tháng theo dõi. Sử dụng thang
điểm ISI (incontinance Severity Index).
Sau 6 tháng theo dõi 93% bệnh nhân có sự
cải thiện tốt về mức độ chỉ 4 bệnh nhân
vẫn giữ nguyên mức độ són tiểu.


TỔNG QUAN Y VĂN

Bảng 1. Phân loại tiểu không kiểm soát
Loại

Tần suất

Sinh bệnh học


Triệu chứng

Tiền sử

Nguyên nhân

Tiểu
không
kiểm soát
khi gắng
sức

24
đến
45% ở phụ
nữ trên 30
tuổi

Suy yếu cơ thắt
niệu đạo hay suy
yếu vùng sàn
chậu

Rỉ lượng nhỏ nước
tiểu khi sinh hoạt
hoặc khi có tăng áp
lực ổ bụng (ho, hắt
hơi, nhảy, nâng vác,
tập thể dục), có thể

xảy ra khi cử động
nhẹ như đi bộ

Bệnh
nhân
thường tiên đoán
được các hoạt
động nào có thể
sẽ gây són tiểu

Phụ nữ sau sinh,
béo phì.

Tiểu gấp

Chiếm
khoảng 9%
ở phụ nữ
từ
40-44
tuổi

Tăng hoạt cơ
Detrusor (Co cơ
bàng quang không
kiểm soát) gây ra
bởi sự kích thích
bàng quang hay
mất kiểm soát
thần kinh bàng

quang

Són tiểu xuất hiện
đột ngột, gấp trước
khi có ý muốn đi
tiểu. thường bệnh
nhân sẽ bị rỉ nước
tiểu trên đường đi
vào nhà vệ sinh

Lượng nước tiểu
són thay đổi, từ
vài giọt cho tới
thành dòng

Sự kích thích
bàng quang gây
ra bởi viêm bàng
quang, viêm âm
đạo, viêm tuyền
liệt tuyến, túi
thừa
bàng
quang, xạ trị
vùng chậu trước
đó

31% ở phụ
nữ trên 75
tuổi

42% ở nam
trên 75 tuổi

Sự co cơ bàng
quang có lẽ bị kích
thích khi thay đổi tư
thế (nằm sang ngồi)
hay với những kích
thích về cảm giác
(nước chảy, rửa tay,
thời tiết lạnh)

Thường tiểu đêm
Triệu chứng tiểu
gấp có thể xuất
hiện mà không có
són tiểu, hay
được gọi là bàng
quang tăng hoạt

Nam đã phẫu
thuật cắt tuyền
liệt tuyến

Suy yếu sự kiểm
soát hệ thần kinh
do đột quị, mất
trí
nhớ,
tổn

thương cột sống,
Parkinson,

Hỗn hợp

Chiếm 2030%

bệnh nhân

tiểu
không kiểm
soát mạn
tính

Kết hợp sinh bệnh
học
của
tiểu
không kiểm soát
khi gắng sức và
tiểu gấp

Sự són tiểu không
chủ ý bao gồm các
triệu chứng của tiểu
gấp, hay rỉ nước tiểu
khi ho hắt hơi.

Bệnh nhân nên
xác định triệu

chứng gây phiền
hà nhiều nhất

Bao gồm nguyên
nhân từ tiểu
không kiểm soát
khi gắng sức và
tiểu gấp

Tràn đầy

Chiếm 5%

bệnh
nhân

tiểu không
kiểm soát
mãn tính

Bàng quang căng
quá mức do suy
yếu sự co cơ
Destrusor, hay sự
tắt nghẽn của
bang quang, dẫn
đến sự rỉ nước
tiểu do quá tràn
đầy


Chảy nước tiểu ra
ngoài, mất khả năng
bàng
làm
trống
quang.tiểu
ngập
ngừng, són tiểu
không nhận biết hay
không cảm giác
được tình trạng đầy,
tăng áp lực vùng
bụng dưới

Thường ít biểu
hiện trừ khi khả
năng làm trống
bàng quang kém
(nước tiểu tồn
lưu 200-300ml)

Sử dụng thuốc
anticholinergic. U
tiền liệt tuyến, Sa
tạng chậu, tiểu
đường, Đa xơ
cứng thần kinh,
tổn thương cột
sống


Chức
năng

Chưa
định

Tình trạng són
tiểu khác biệt, do
cơ địa hay sự
nhín tiểu sinh lý

Gây ra bởi các yếu
tố không xuất phát
từ hệ niệu dục như
suy yếu chức năng
sinh lí hay nhận
thức. bệnh nhân bài
tiết không kiểm soát

Suy
năng
nhận
giảm
hệ
theo.

Mất ý thức nặng,
tâm
rối
loạn

thần, mất khả
năng vận động

xác

Các ứng dụng điều trị của Er-YAG laser:
- IncontiLase®: giải pháp xâm lấn tối thiểu
cho chứng tiểu không tự chủ gắng sức.
- IntimaLase® : điều trị Laser không cần
phẫu thuật cho hội chứng giãn âm đạo.

yếu chức
sinh lý hay
thức và
chức năng
kèm
niệu

- RenovaLase®: điều trị hội chứng niệu
sinh dục hay teo âm đạo trong thời kỳ mãn
kinh bằng Laser.
- ProlapLase® : điều trị hội chứng sa các
bộ phận thuộc khung chậu bằng Laser
9


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 2, Tháng 5 – 2017

Kết luận
Tiểu không kiểm soát tuy không phải là

một bệnh lý nặng đe dọa tính mạng nhưng
nó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng
cuộc sống của người phụ nữ. Việc điều trị
hiệu quả chứng bệnh này khá là quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho
họ, có nhiều cách thức điều trị phẫu thuật,
nội khoa bảo tồn…
Trị liệu bằng Laser Er-YAG, một phương
cách điều trị mới xuất hiện và ứng dụng
rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới trong hơn
năm năm qua, đã làm cải thiện đáng kể
chứng tiểu không kiểm soát ở người phụ
nữ. Hy vọng trong tương lai gần các bệnh
nhân bị tiểu không kiểm soát sẽ còn hưởng
được nhiều phương pháp mới, thành tựu
mới của y học.
Tài liệu tham khảo
1.

2.

10

Abrams P, Cardozo L, Fall M, Griffiths D,
Rosier P, Ulmsten U, et al. The standardisation
of terminology of lower urinary tract function:
report from the Standardisation Sub-committee
of the International Continence Society.
American journal of obstetrics and gynecology.
2002;1(187):116-26.

Aschkenazi SO, Rogers RG, Beaumont J,
Botros SM, Sand PK, Goldberg RP. A valid
form of the PISQ-12, the PISQ-9, for use in
comparative studies of women with and without
pelvic
organ
prolapse
and/or
urinary

incontinence. Female pelvic medicine &
reconstructive surgery. 2010;16(4):218-23.
3. Bizjak-Ogrinc U, Sencar S., Erbium-yag
thermal laser therapy for higher grade pelvic
organ
prolapses-12
months
follow-up.
International
urogynecology
journal.
2015;26:S157-S.
4. Fistonić I, Guštek ŠF, Fistonić N. Minimally
invasive laser procedure for early stages of
stress urinary incontinence. Journal of the
Laser and Health Academy. 2012;1:67-74.
5. Nguyễn Văn Ân, Điều trị tiểu không kiểm soát
khi gắng sức bằng phương pháp dải treo niệu
đạo giữa, Sàn chậu học, Nhà xuất bản y học.
2015, 2:353-366

6. Nguyễn Trung Vinh, Đại cương sa tạng chậu,
Chẩn đoán sa tạng chậu, Sàn chậu học, Nhà
xuất bản y học. 2015, 1: 165-204
7. Rogers RG, Coates KW, Kammerer-Doak D,
Khalsa S, Qualls C. A short form of the pelvic
organ prolapse/urinary incontinence sexual
questionnaire
(PISQ-12).
International
Urogynecology Journal. 2003;14(3):164-8.
8. Sencar S, Bizjak-Ogrinc, U. Laser treatment of
urinary incontinence in women.
9. Suskind AM, Dunn RL, Morgan DM, DeLancey
JO, McGuire EJ, Wei JT. The Michigan
incontinence symptom index (M‐ISI): A clinical
measure for type, severity, and bother related
to urinary incontinence. Neurourology and
urodynamics. 2014;33(7):1128-34.
10. Suskind AM, Dunn RL, Morgan DM, DeLancey
JO, Rew KT, Wei JT. A screening tool for
clinically
relevant
urinary
incontinence.
Neurourology
and
urodynamics.
2015;34(4):332-5.
11. Wesnes SL, Lose G. Preventing urinary
incontinence

during
pregnancy
and
postpartum:
a
review.
International
urogynecology journal. 2013;24(6):889-99.



×