Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cập nhật thông tin về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025 tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.3 KB, 5 trang )

THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 2, Tháng 5 – 2017

Cập nhật thông tin về dự phòng và kiểm soát
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025
tại Việt Nam
Vũ Thị Nhung*
Trong thập niên 70, Human papilloma
virus (HPV) được mô tả như là một trong
những tác nhân gây biến đổi tế bào cổ tử
cung, tiền đề của ung thư cổ tử cung
(UTCTC). Tuy nhiên, HPV chỉ mới là điều
kiện cần nhưng chưa đủ để dẫn đến bệnh
lý này vì còn nhiều yếu tố khác tạo điều
kiện thuận lợi trong tiến trình gây bệnh
ung thư. Sự hiểu biết rõ về cấu tạo và cơ
chế sinh bệnh của HPV đã mở hướng cho
ý tưởng có thể phòng ngừa ung thư CTC
gây ra bởi HPV
Nghiên cứu phối hợp của Nguyễn Trọng
Hiếu và cs với WHO năm 2002 bằng Test
HPV-DNA cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở
một quận nội thành tại TP HCM là 10,9%
1,2
và ở Hà Nội là 2%. Theo nghiên cứu
của Vũ Thị Nhung năm 2005-20063 trên
1.500 phụ nữ tại TP.HCM thì tỷ lệ nhiễm
HPV là 12%; lần lượtsau đó là những
nghiên cứu về HPVở tại những địa phương
khác trong cả nước. Các kết quả đều cho
thấy tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có liên
quan chặt chẽ với tỷ lệ hiện mắc HPV.


Trong một nghiên cứu đa trung tâm ở 5
Quốc Gia Châu Á năm 2007-2009 cho
thấy tỷ lệ nhiễm HPV trong nhóm bệnh
nhân Việt Nam mắc ung thư xâm lấn là
97% và trong nhóm CIN 2/3 là 93,7%.4
Người ta đã biết phòng ngừa UTCTC
bằng cách phát hiện các tổn thương tiền
ung thư, điều trị sớm những tổn thương
này thì sẽ không tiến triển sang ung thư.
Vì thế, đã có nhiều phương pháp được
thực hiện để tầm soát những tổn thương
này.
___________________________________________________

** Hội Phụ sản TP HCM.
Email: DĐ:0903383005

2

Các phương pháp dự phòng và kiểm soát
UTCTC đã được WHO khuyến cáo bao
gồm dự phòng cấp 1, cấp 2, cấp 3:
 Dự phòng cấp 1 : tuyên truyền giáo
dục về quan hệ tình dục an toàn, tiêm
ngừa HPV.
 Dự phòng cấp 2: tầm soát các tổn
thương tiền ung thư bằng các xét
nghiệm tế bào, xét nghiệm HPV-DNA
để điều trị các tổn thương này trước
khi tiến triển đến ung thư.

 Dự phòng cấp 3: Phát hiện và điều trị
các tổn thương ung thư giai đoạn sớm
tại các cơ sở có đủ điều kiện.
Tại Việt Nam tuy đã có hệ thống sàng
lọc UTCTC nhưng hoạt động còn hạn chế.
Chương trình sàng lọc đã bắt đầu thực hiện
từ 1993 do dự án phòng chống UTCTC
Việt – Mỹ triển khai dựa vào xét nghiệm tế
bào cổ tử cung nhưng thật sự vẫn chưa có
kế hoạch triển khai chặt chẽ. Hệ thống các
phòng xét nghiệm tế bào cổ TC chỉ có ở
tuyến Tỉnh, thành phố, Trung Ương và
một số Quận Huyện , chưa thực hiện ở
tuyến Xã. Do đó, sàng lọc UTCTC chưa
được triển khai trên diện rộng.
Vừa qua, Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em đã
soạn thảo “Kế hoạch hành động quốc gia
về Dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử
cung giai đoạn 2016 – 2025” 5 và được
Thứ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến
phê duyệt theo quyết định số 5240/QĐBYT ngày 23 tháng 9 năm 2016. Theo tài
liệu này, đã có những phác đồ sàng lọc tùy
theo điều kiện cơ sở, năng lực và kinh
nghiệm chuyên môn. Đối với các cơ sở có
điều kiện xét nghiệm HPV và tế bào học:
sử dụng 1 trong 3 phác đồ dưới đây


TỔNG QUAN Y VĂN


Phác đồ 1: Sàng lọc dựa vào xét nghiệm tế bào cổ tử cung

XN tế bào cổ tử cung
(cổ điển hoặc nhúng dịch)

Bình thường

Sàng lọc lại sau
2 năm

ASC-US

XN HPV

XN tế bào
sau 1 năm

≥ ASC-H

Soi CTC chẩn
đoán và điều trị

Phác đồ 2A: Sàng lọc dựa vào xét nghiệm HPV đơn thuần (định tính)

Xét nghiệm HPV
(định tính nguy cơ cao)

Âm tính

HPV có nguy cơ


Sàng lọc lại sau
3 năm

Soi CTC chẩn
đoán và điều trị

Phác đồ 2B: Sàng lọc dựa vào xét nghiệm HPV đơn thuần (định týp từng phần)

Xét nghiệm HPV
(định týp từng phần)

Âm tính

HPV hr (+)
HPV 16,18 (-)

HPV 16, 18 (+)

Sàng lọc lại sau
3 năm

XN tế bào

Soi CTC chẩn
đoán và điều trị

3



THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 2, Tháng 5 – 2017

Phác đồ 3: Sàng lọc dựa vào bộ đôi xét nghiệm HPV và tế bào học (Co-testing)
Tế bào học + XN HPV

TB (-) hoặc
ASCUS;
HPV (-)

TB (-)
HPV 12hr (+)

Sàng lọc lại sau
5 năm

Lặp lại co-testing
sau 1 năm

TB (-)
HPV (-)

TB (-)
HPV (-) 12hr

Sàng lọc lại sau
3 năm

Lặp lại co-testing
sau 1 năm


TB (-)
HPV 16/18 (+)

≥ ASC-H hoặc
HPV (+)

HPV 16/18 (+)

Soi CTC chẩn đoán
và điều trị

Đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện xét
nghiệm HPV và tế bào học : có thể lấy
bệnh phẩm tế bào học /HPV và gửi đến

nơi có thể xét nghiệm hoặc sàng lọc dựa
vào test quan sát cổ tử cung với acetic
acid (VIA).

Phác đồ 4: Sàng lọc dựa vào nghiệm pháp VIA
VIA (2 lần)

Dương tính

Chuyển
tuyến nếu
không đủ
điều kiện

Áp lạnh

hoặc
LEEP
(từ tuyến
huyện trở
lên)

Tái khám
sau 6
tháng đến
1 năm

4

Âm tính

HPV 16, 18 (+)

Sàng lọc lại
sau 2 năm

Soi CTC chẩn
đoán và điều trị


TỔNG QUAN Y VĂN

Rút kinh nghiệm từ một số tình
huống lâm sàng
Trường hợp 1:
Bệnh nhân (BN) Huỳnh T. H. N.40 tuổi,

địa chỉ tại An Phú Q2. Ngày 16/9/2015 BN
khám sức khỏe định kỳ. XN Pap kết quả
TB biến đổi lành tính, HPD-DNA: HPV
16 (+). Phòng khám mời BN trở lại để soi
cổ TC nhưng BN không trở lại.
Một năm sau (16/8/2016) BN trở lại và
được cho xét nghiệm Thinprep với kết quả
HSIL.Soi CTC : 8/9/2016 = CIN 3 – Khả
năng carcinoma cổ TC (hình 1).

Trường hợp 3:
BN Nguyễn Thị T. 53 tuổi, mãn kinh 3
năm, có xuất huyết tử cung bất thường vào
tháng 11/2015, được chỉ định nạo sinh
thiết tầng. Kết quả GPB : Kênh lành, nội
mạc TC teo . Xét nghiệm Thinprep có tế
bào biến đổi lành tính
Tháng 7/2016 : Thinprep: ASCUS HPV HC2 (+). Được chỉ định Soi Cổ TC .
Kết quả soi cổ tử cung không đầy đủ vì lỗ
cổ tử cung hẹp (TZ = 3). Cổ TC ngoài bình
thường. (hỉnh 3)
Hình 3. Ca 3 với soi CTC

Sinh thiết ở vị trí 4g-6g-9g. Kết quả:
Carcinome vi xâm nhập cổ TC.
Hình 1. Ca 1 với tế bào lát tái tạo ở mép sau cổ tử
cung bất thường với những mảng trắng dầy, rải rác
nhiều cửa tuyến mở to có viền trắng dầy tiết dịch
nhiều, chấm đáy thô.


Trường hợp 2:
BN Lê Thị K .T. 31 tuổi, tháng 12/2016
khám sức khỏe định kỳ. XN Liquiprep: Tế
bào biến đổi lành tính. Xét nghiệm HPVHC2 (+). Soi CTC 09/01/2017 kết quả là
CIN 2 – nhiễm HPV (hình 2). Sinh thiết ở
vị trí 5 -6 – 7g Kết quả= CIN 2.
Hình 2. Ca 2 với Soi cổ tử cung ở vị trí 6g có hình
ảnh lát đá và chấm đáy thô

Vì HPV (+) nên đến tháng 12/2016
được làm lại Thinprep, kết quả: HSIL Nạo
kênh CTC lấy được ít mô vụn. Kết quả
GPB: Carcinoma tế bào gai chưa rõ mức
độ xâm lấn được chỉ định khoét chóp . Kết
quả GPB: CIN 3
Trường hợp 4:
BN Huỳnh V. A. 43 tuổi, khám sức khỏe
định kỳ tháng 2/2016, được làm xét
nghiệm HPV –DNA. Kết quả: HPV 16 (+)
– Thinprep: Tế bào biến đổi lành tính.
Phòng khám mời BN đến soi CTC nhưng
BN không đến.
Một năm sau (ngày 28/2/2017) nhân kỳ
khám sức khỏe, cơ quan cho làm xét
nghiệm Thinprep. Kết quả : HSIL. Soi
CTC : Ở ranh giới lát trụ từ 12g-6g có hình

ảnh chấm đáy mịn. Sâu vào lỗ trong cổ tử
cung ở vị trí 4 -5g có chấm đáy thô. Chẩn đoán


CIN 3 (hình 4). Sinh thiết ngày 02/4/2017.
Kết quả GPB: CIN 3.

5


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 2, Tháng 5 – 2017

Hình 4. Ca 4 hình ảnh trên soi cổ TC.

Bàn luận
Trong các trường hợp 1,2 và 4: các xét
nghiệm tế bào loại nhúng dịch (LBC) đều
là tế bào biến đổi lành tính nhưng HPV
16(+) là loại HPV nguy cơ cao có liên hệ
chặt với ung thư cổ tử cung và HPV HC2
(+) bao hàm ý nồng độ virus HPV cao. Vì
vậy, theo phác đồ 3 của tài liệu Vụ Sức
khỏe Bà mẹ Trẻ em đã soạn thảo nêu trên
thì nên soi cổ tử cung. Tuy nhiên, bệnh
nhân đã không đến để được soi cổ tử cung
theo đề nghị. Chỉ một năm sau phết tế bào
đã là HSIL và soi cổ tử cung đều phát hiện
bất thường thậm chí như trường hợp 1
bệnh đã diến tiến sang ung thư vi xâm lấn.
Trong trường hợp 3: khi làm co-testing
thì phết tế bào cổ tử cung là ASCUS và
HPV –HC2 (+). Do người bệnh mãn kinh
nhiều năm, lỗ cổ tử cung hẹp nên soi cổ tử
cung chưa phát hiện bất thường. Vì HPV

dương tính nên 6 tháng sau bệnh nhân
được làm lại Thinprep. Lần này kết quả đã
là HSIL mặc dù nạo kênh 1 năm trước
lành tính. Soi cổ tử cung thì cổ ngoài bình
thường. Vì thế, phải nạo kênh cổ tử cung
để tìm nơi xuất phát tế bào bất thường mức
độ cao. Sau đó bệnh nhân được khoét chóp
và kết quả cuối cùng là CIN3.

6

Kết luận
Qua các trường hợp lâm sàng đã trình bày,
ta nhận thấy những phác đồ do Vụ Sức
khỏe Bà mẹ Trẻ em soạn thảo rất phù hợp
với thực tế lâm sàng. Tùy điều kiện về cơ
sở vật chất và nhân lực từng nơi mà áp
dụng cho phù hợp. Cũng qua các trường
hợp kể trên, ta thấy sự hạn chế của phết tế
bào trong tầm soát UTCTC nên rất cần
làm thêm xét nghiệm HPV. Xét nghiệm
HPV đóng góp hữu ích trong vấn đề cảnh
báo cho bệnh nhân và thầy thuốc phải theo
dõi thường xuyên (ít nhất 6 tháng) với
những trường hợp HPV (+).
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.


4.

5.

6.

Nguyễn Trọng Hiếu, Tần suất nhiễm HPV ở
phụ nữ TP HCM, Thời sự Y Dược học, Bộ IX
số 4 8/2004, 195-198.
Nguyễn Trọng Hiếu, Tần suất nhiễm HPV ở
phụ nữ TP HCM và Hà Nội, Tạp Chí Phụ sản,
số 1-2, tập 46-2004, 64-72.
Vũ Thị Nhung, Khảo sát tình hình nhiễm các
týp HPV ở phụ nữ TPHCM bắng kỹ thuật sinh
học phân tử, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 10, Số
4,12/2006, 402-407.
Swee Chong Quek, Boon Kiong Lim, Efren
Domingo, Ruey Soon, Jong-Sup Park, Nhung
Vu, Eng Hseon Tay, Quang Thanh Le, YoungTak Kim, Ba Quyet Vu, Ngoc Thanh Cao,
Genara Limson, Viet Thanh Pham, Anco
Molijn, Gunasekaran Ramakrishnan, Jing
Chen, Human Papillomavirus Type Distribution
in Invasive, 2013.
Cervical Cancer and High-Grade Cervical
Intraepithelial Neoplasia Across 5 Countries in
Asia” International Journal of Gynecological
Cancer & Vol. 23, N. 1, Jan. 2013, pp 148-156.
Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em,Tài liệu “Kế hoạch
hành động quốc gia về Dự phòng và kiểm soát
ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 – 2025,

2016.



×