Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát kiến thức thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ sanh ngả âm đạo tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.15 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT KIẾN THỨC
THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DA KỀ DA
VÀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ SỚM
CỦA CÁC BÀ MẸ SANH NGẢ ÂM ĐẠO
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2017
HOÀNG THỊ HUỆ * NGUYỄN TRIỆU THANH ĐAN**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe sơ sinh hiện đang là một vấn đề thu hút được sự
quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. Trong những năm qua, tỷ lệ tử vong
trẻ em nói chung đã giảm mạnh. Để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ toàn
cầu về giảm tử vong mẹ và trẻ em như đã cam kết với cộng đồng quốc tế, chúng ta
cần phải nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động vì sự sống còn của trẻ em, đặc biệt
là cứu sinh mạng trẻ sơ sinh.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ có kiến thức - thực hành đúng phương pháp
da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ sanh ngả âm đạo tại Bệnh
viện Hùng Vương (BVHV) năm 2017 và các yếu tố nào liên quan đến kiến thức,
thực hành da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 01
đến tháng 03 năm 2017 với 384 phụ nữ được mời tham gia phỏng vấn bằng
bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Dựa trên bảng câu hỏi này, chúng tôi đánh giá
kiến thức, thực hành về phương pháp da kề da và NCBSM sớm. Tần suất và tỷ
lệ phần trăm được sử dụng trong các câu trả lời của bảng câu hỏi nghiên cứu và
phép kiểm định chi bình phương được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các
yếu tố.
Kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành về phương pháp da kề da chiếm
47,4% và 97,4%. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ sớm là 76,6%
nhưng tỷ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sanh còn thấp, chỉ 30,5%.
Kết luận: Nhân viên y tế nên hướng dẫn, tư vấn cũng như hỗ trợ về phương pháp


da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm cho các bà mẹ đến sanh tại BVHV.
Từ khóa: Kiến thức - thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ
sớm của các bà mẹ sanh ngả âm đạo tại BVHV năm 2017.
* Hộ sinh Khoa Sanh - Bệnh viện Hùng Vương. ĐT 0918339556.
Email:

57


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 18, Số 2, Tháng 12 – 2018

KNOWLEDGE - PRACTICE OF KNOWLEDGE METHODS FOR LEATHER AND
CHILDREN BY EARLY AMERICAN MILK IN MALAYSIA HOSPITALS IN THE YEAR 2017

ABTRACT
Background: Neonatal care is currently an issue that attracts the attention of nations
around the world. Over the years, the overall mortality rate has plummeted. In order to
achieve the global MDG goal of reducing maternal and child mortality as committed to
the international community, we need to make greater efforts in child survival activities,
Especially the neonatal life saving .
Objectives: Determination of knowledge-based practice of sciatica and early breastfeeding of mothers giving birth vaginaly at BVHV in 2017 and factors related to knowledge and practice of skin-to-skin contact and EBF.
Methods: A cross-sectional study was conducted from January to March 2017 with
384 women invited to the interview with a prepared questionnaire. Based on this
questionnaire, we evaluated the knowledge, practice on skin-to-skin and early breastfeeding. Frequency and percentage used in the answers of the study questionnaire,
chi-squared tests were used to determine the relationship between the factors.
Results: The percentage of mothers with knowledge and practice on skin-to-skin contact accounted for 47.4% and 97.4%. The proportion of mothers with early breastfeeding knowledge is 76.6%, but the rate of mothers breastfeeding within the first hour after
birth is low at only 30.5%.
Conclusion: Health care workers should provide counseling and counseling as well
as support on skin-to-skin and breastfeeding methods for mothers giving birth at Hung
Vuong Hospital.

Keywords: Knowledge-practice of skin-to-skin contact and early breastfeeding of
vaginal mothers at Hung Vuong Hospital in 2017.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe sơ sinh hiện đang
là một vấn đề thu hút được sự quan tâm
của các quốc gia trên toàn thế giới. Trong
những năm qua, tỷ lệ tử vong trẻ em nói
chung đã giảm mạnh. Để đạt được mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ toàn cầu về giảm
tử vong mẹ và trẻ em như đã cam kết với
cộng đồng quốc tế, chúng ta cần phải nỗ lực
hơn nữa trong các hoạt động vì sự sống còn
của trẻ em, đặc biệt là cứu sinh mạng trẻ sơ
sinh [4].
Ước tính hằng năm trên thế giới
có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong,
58

chiếm 37% số tử vong trẻ dưới 5 tuổi
và hơn 70% số tử vong trẻ dưới 1 tuổi
[6]. Gần 70% số tử vong sơ sinh xảy ra
trong tuần đầu, 40% trong số này xảy ra
trong vòng 24 giờ đầu sau sinh [9]. Ở
Việt Nam, theo điều tra Dân số và Sức
khỏe, tử vong mẹ và tử vong trẻ em đã
giảm đáng kể. Tử vong mẹ đã giảm hơn
3 lần từ 233/100.000 trẻ đẻ sống vào năm
1990 ước còn khoảng 60/100.000 sơ sinh
sống năm 2014. Mặc dù hậu quả do bệnh

tật và tử vong sơ sinh rất nặng nề nhưng
các can thiệp sẵn có trong phạm vi các


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ
- trẻ em có thể cứu sống sinh mạng của
hầu hết trẻ sơ sinh [5]. Trong đó, ủ ấm
da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong
vòng 1 giờ đầu sau khi sinh là các can
thiệp đơn giản, dễ thực hiện góp phần
nâng cao sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong
ở trẻ. Ngoài việc điều chỉnh thân nhiệt,
phương pháp da kề da giữa mẹ và trẻ sơ
sinh ngay sau đẻ còn có nhiều tác dụng
như: tăng tỷ lệ bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn
toàn, tăng tình cảm mẹ con, giảm nhiễm
khuẩn sơ sinh… [3], [7]. Cho trẻ bú sớm
trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ giúp cung
cấp chất dinh dưỡng và miễn dịch, làm
tăng tỷ lệ và thời gian bú mẹ hoàn toàn
ở trẻ sau này, giảm bệnh tật và tử vong ở
trẻ… [10].
Vì đơn giản và hiệu quả nên những
can thiệp này được thực hiện thường
xuyên và rộng khắp ở nhiều nước trên
thế giới. Tại BVHV phương pháp ủ ấm
da kề da được áp dụng vào tháng 7 năm
2015. Trong quá trình thực hiện chúng

tôi thấy một số vấn đề như sau: nhiều mẹ
còn khá lạ lẫm với phương pháp này bởi
thông thường sau khi sanh xong em bé
sẽ được nhân viên y tế tách khỏi mẹ một
khoảng thời gian khá dài để thực hiện
các bước chăm sóc ngay sau sanh như
làm rốn, nhỏ mắt, tắm, mặc áo tã, chích
Vitamin K1… trước khi nằm cạnh mẹ;
mẹ không đồng ý hoặc rất sợ cho bé nằm
da kề da trên ngực mẹ; hầu như các bà mẹ
chưa biết rõ các lợi ích của phương pháp
da kề da cũng như cho bé bú mẹ sớm để
đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng kiến
thức - thực hành ủ ấm da kề da và nuôi
con bằng sữa mẹ sớm. Đó cũng là lý do
chúng tôi chọn đề tài này.
Mục đích của nghiên cứu là để xác
định các yếu tố chính góp phần vào thực
hành phương pháp da kề da và nuôi con
bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ đến sanh
tại BVHV để thực hiện các chiến lược

can thiệp hiệu quả nhằm nâng cao tỷ lệ
da kề da và bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ
đầu sau sanh.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Xác định tỷ lệ có kiến thức – thực
hành đúng phương pháp da kề da và NCBSM sớm của các bà mẹ sanh ngả âm đạo tại
BVHV năm 2017.

2. Xác định tỷ lệ nhận nguồn thông tin
truyền thông về phương pháp da kề da và
NCBSM của các bà mẹ sanh ngả âm đạo
tại BVHV năm 2017.
3. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm
dân số với kiến thức và thực hành phương
pháp da kề da.
4. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm
dân số với kiến thức và thực hành NCBSM.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt
ngang. Tham khảo theo kết quả nghiên cứu
của tác giả Trần Thị Thanh Thủy (2016), tỷ
lệ thực hành đúng p=55%, với độ tin cậy
95% α sẽ là 5%, với trị số giới hạn của độ
tin cậy Z = 1.96, độ chính xác d=0.05 đưa
vào cách tính mẫu được số mẫu là 384 sản
phụ.
Tiêu chuẩn chọn mẫu là các bà mẹ
sanh ngả âm đạo và có cân năng trẻ từ
2.000 gr trở lên và có chỉ định theo mẹ,
mới sanh trong vòng 1-2 giờ tại khoa
Sanh BVHV và đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Số liệu được nhập vào máy tính và xử
lý bằng phần mềm STATA 13.0. Tỷ lệ phụ
nữ có kiến thức đúng và thực hành đúng
về phương pháp da kề da và NCBSM sớm

được tính theo tỷ lệ %. Xác định các yếu tố
liên quan bằng kiểm định chi bình phương
khuynh hướng.

59


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 18, Số 2, Tháng 12 – 2018

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 1: Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu (n = 384)

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người
sinh con lần đầu và sinh lần 2 chiếm tỷ lệ tương
đương nhau, chỉ có khoảng 13% là sinh con từ
lần 3 trở lên. Trong lần sinh này thì tỷ lệ sản phụ

khám thai liên tục tại BVHV chỉ có 25%, đa số
là khám thai ngoài BVHV (gần 47%). Giới tính
của trẻ trong lần sinh này khá cân xứng với tỷ lệ
nam và nữ gần như tương đương nhau.

Bảng 1: Nguồn thông tin về phương pháp da kề da (n = 384)
Đặc điểmTần số

Tỷ lệ (%)

Nhận thông tin về da kề da (có)24563,8
Nguồn thông tin da kề da (n = 285 lượt)
Từ cơ sở y tế17059,6

Từ phương tiện truyền thông
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có
gần 64% sản phụ nhận được thông tin
về phương pháp da kề da, trong đó tỷ lệ

115

40,4

nhận được thông tin từ cơ sở y tế nhiều
hơn so với nhận thông tin từ phương tiện
truyền thông.

Biểu đồ 2: Kiến thức về phương pháp da kề da (n = 384)

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sản phụ
được xem là có kiến thức đúng về phương
pháp da kề da khi trả lời từ 2 nội dung kiến
60

thức đúng trở lên. Kết quả cho thấy chỉ có
47,4% sản phụ có kiến thức chung đúng về
phương pháp da kề da.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 2: Thực hành về phương pháp da kề da (n = 384)
Đặc điểmTần số


Tỷ lệ (%)

Lau khô rồi tiếp xúc da kề da (có)384100
Ủ ấm ngay sau sinh (có)384100
Từ cơ sở y tế17059,6
Thời gian da kề da với mẹ
<60 phút10 2,6
60 – 90 phút360 93,8
>90 phút14 3,6
Thực hành đúng374

97,4

Thực hành chung đúng374
(3/3 nội dung)

97,4

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tất cả sản
phụ đều cho trẻ ủ ấm ngay sau khi sinh và tiếp
xúc da kề da sau khi lau khô trẻ. Tuy nhiên,
có khoảng 10% chỉ cho trẻ tiếp xúc da kề da
trong vòng <60 phút. Sản phụ được xem là có

thực hành đúng về phương pháp da kề da khi
thực hành đúng cả 3 nội dung bao gồm cho
tiếp xúc da kề da ít nhất ≥60 phút và ủ ấm cho
trẻ ngay sau khi sinh. Hầu hết sản phụ đều có
thực hành đúng, chiếm 97,4%.


Biểu đồ 3: Nguồn thông tin về phương pháp nuôi con bằng sữa non (n = 384)

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hầu hết sản
phụ đều có nhận được thông tin về nuôi
con bằng sữa non (chiếm 90%), trong đó

tỷ lệ nhận được thông tin từ phương tiện
truyền thông nhiều hơn so với nhận thông
tin từ cơ sở y tế.

Biểu đồ 4: Kiến thức về phương pháp nuôi con bằng sữa non (n = 384)

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Gần như tất
cả sản phụ đều biết rằng sữa non tốt cho trẻ sơ
sinh và cần cho trẻ bú mẹ sớm sau khi sinh.

Tuy nhiên, chỉ có 44% sản phụ biết rằng nên
cho trẻ bú mẹ trong 60 phút đầu sau sinh và
khoảng 77% biết các dấu hiệu trẻ đòi bú mẹ.
61


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 18, Số 2, Tháng 12 – 2018

Biểu đồ 5: Thực hành về phương pháp nuôi con bằng sữa non (n = 384)

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 87,5%
sản phụ cho trẻ bú khi thấy trẻ có dấu hiệu
đòi bú mẹ nhưng chỉ có 30,5% sản phụ cho
trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong thời gian <1 giờ


sau sinh. Khi quan sát cách sản phụ cho trẻ
bú mẹ thì chỉ có gần 52% là cho bú với tư
thế bú đúng và cách ngậm vú đúng.

Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về phương pháp nuôi con bằng sữa
mẹ sớm (n = 384)
Đặc điểm

Thực hành đúng

Thực hành
Giá trị p
PR
chưa đúng
(KTC 95%)


Tần số (%)

Tần số (%)



(n = 374)

(n = 10)

Kiến thức nuôi con bằng sữa non
Đúng


172 (58,5)

122 (41,5)

Chưa đúng

29 (32,2)

61 (67,8)

BÀN LUẬN
Nghiên cứu trên 384 bà mẹ sinh con tại
BVHV năm 2017 cho thấy gần như tất cả
sản phụ (99,5%) đều thích trẻ sơ sinh nằm
trên ngực mình sau khi sinh nhưng chỉ có
31,3% sản phụ có kiến thức đúng về giữ ấm
cho trẻ sau sinh, gần 54% sản phụ không
biết về thời gian cho trẻ tiếp xúc da kề da
và chỉ có 47,4% sản phụ có kiến thức chung
đúng về phương pháp da kề da. Tỉ lệ các bà
mẹ biết về phương pháp da kề da thấp là
điều dễ hiểu vì phương pháp này mới được
áp dụng tại bệnh viện (2015) cũng như trên
cả nước. Kết quả này cao hơn kết quả điều
tra ban đầu thực hiện tại Khoa Sản của một
62

<0,001


1,82 (1,32 – 2,49)

Trung Tâm Y khoa Anh quốc vào tháng
3/2000 là 16% [8] và nghiên cứu tại 4 bệnh
viện Hà Nội năm 2005 là 13,9% [2].
Về tỷ lệ bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da
rất cao (100%) trong nghiên cứu này cũng
là điều dễ hiểu vì đây là phương pháp mà
bệnh viện đã áp dụng trong chăm sóc
thiết yếu cho trẻ sơ sinh. Tỷ lệ các bà mẹ
biết về phương pháp là 63,8%, trong đó tỷ
lệ nhận được thông tin từ cơ sở y tế nhiều
hơn so với nhận thông tin từ phương tiện
truyền thông.
Nghiên cứu cho thấy gần như tất cả
sản phụ đều biết rằng sữa non tốt cho trẻ
sơ sinh. Nguồn thông tin về sữa non là tốt


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

được biết đến nhiều hơn qua phương tiện
truyền thông (77%) so với từ cơ sở y tế. Và
hầu hết các bà mẹ đều biết là cần cho trẻ bú
sớm (94%) tuy nhiên chỉ có 44% bà mẹ biết
rằng nên cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh. Về thực hành NCBSM thì hầu như
các bà mẹ có thấy được dấu hiệu đòi bú của
trẻ (87,5%) nhưng trẻ bắt vú tốt và đúng chỉ
đạt 51% và bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh

thì tỉ lệ này càng thấp hơn, chỉ đạt 30,5%.
Kiến thức đúng chung trong thực hành cho
trẻ bú chỉ đạt 52,3% và trong số khảo sát này
thì số bà mẹ khám thai tại viện và cho bé bú
mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau sinh cũng đạt
rất thấp (gần 32%) trong tổng số sản phụ
khám thai tại viện.
Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của
Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ cho trẻ
bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
chiếm 57% [1], tỷ lệ này có sự khác biệt rất
lớn giữa các vùng. Ở miền Trung tỷ lệ cho
con bú sớm 1 giờ đầu sau sinh chỉ chiếm
39%, trong đó ở miền núi miền Bắc là 68%.
Theo nghiên cứu 4 bệnh viện Hà Nội năm
2005, tỉ lệ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh là 44,3% [2]. Tỷ lệ bú mẹ sớm trong
vòng 1 giờ đầu sau khi sinh trong nghiên
cứu này cao hơn so với kết quả một số nghiên cứu của nước ngoài, nhưng thấp hơn
so với kết quả phân tích của Viện Dinh
dưỡng [1] và 4 bệnh viện Hà Nội năm 2005
[2], có thể do nghiên cứu được tiến hành ở
một quần thể bà mẹ với các đặc trưng riêng
không thể đồng nhất với kết quả trên các bà
mẹ trên cả nước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 64% sản phụ
có nhận được nguồn thông tin về phương
pháp da kề da, trong đó sản phụ nhận được
thông tin từ cơ sở y tế nhiều hơn từ phương
tiện truyền thông, đặc biệt nhận được

nguồn thông tin nhiều nhất qua nhân viên
y tế trong chuyển dạ chiếm tỷ lệ gần 50%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết
sản phụ đều có nhận thông tin về phương
pháp nuôi con bằng sữa non (NCBSN) đến

90% trong đó tỷ lệ nhận được thông tin từ
phương tiện truyền thông nhiều hơn cơ
sở y tế (trong quá trình chuyển dạ chiếm
11%). Có mối liên quan giữa trình độ học
vấn của sản phụ và kiến thức về phương
pháp NCBSN với p = 0,013. Theo đó, học
vấn càng tăng thì tỷ lệ kiến thức đúng cũng
tăng theo. Có sự khác biệt về tỷ lệ kiến thức
đúng đối với phương pháp NCBSN của sản
phụ ở những nhóm nghề nghiệp khác nhau
với p = 0,015. Những sản phụ là công nhân
viên có tỷ lệ kiến thức đúng cao hơn so với
những sản phụ không phải là công nhân
viên. Có mối liên quan giữa số lần sinh và
kiến thức với p = 0,003. Theo đó, sản phụ
càng sinh nhiều lần thì tỷ lệ kiến thức đúng
cũng tăng theo. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có sự khác biệt về tỷ lệ thực hành về
NCBSM sớm giữa trẻ trai so với trẻ gái với
p = 0,023.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy thực
hành về ủ ấm cho trẻ sơ sinh ngay sau sinh
như áp dụng phương pháp da kề da thì cao
và cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu

sau sinh của các bà mẹ sinh con tại BVHV
năm 2017 còn thấp (tương ứng là 97,4%
và 30,5%). Gần như không có sự khác biệt
giữa các nhóm bà mẹ khác nhau về các thực
hành này.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng và thực
hành đúng phương pháp ủ ấm da kề da cho
trẻ sơ sinh tương ứng là 47,4% và 97,4%.
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về NCBSM
sớm là 76,6%, nhưng tỷ lệ bà mẹ cho con bú
trong vòng một giờ đầu sau sinh còn thấp
30,5%.
Nguồn tiếp cận thông tin về phương pháp
ủ ấm da kề da của các bà mẹ: 64% trong đó
tỷ lệ nhận được thông tin từ cơ sở y tế nhiều
hơn so với nhận thông tin từ phương tiện
truyền thông. Nguồn tiếp cận thông tin về
NCBSM của các bà mẹ là 90%, trong đó
tỷ lệ nhận được thông tin từ phương tiện
63


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 18, Số 2, Tháng 12 – 2018

truyền thông nhiều hơn so với nhận thông
tin từ cơ sở y tế.
Kiến thức đúng da kề da cũng giống kiến
thức đúng NCBSM sớm: các bà mẹ có học

vấn càng tăng thì tỷ lệ kiến thức đúng cũng
tăng theo; bà mẹ không phải là công nhân
viên có tỷ lệ kiến thức đúng thấp hơn những
bà mẹ là công nhân viên. Ngoài ra, bà mẹ
càng sinh nhiều lần thì tỷ lệ kiến thức đúng

về NCBSM sớm cũng tăng theo. Thực hành
đúng da kề da: trẻ sinh ra nhẹ cân thì bà mẹ
đều có thực hành da kề da đúng. Thực hành
NCBSM sớm: trẻ gái có tỷ lệ được mẹ cho
bé bú sữa non cao hơn so với bé trai; trẻ có
cân nặng sơ sinh từ 2.500 gram trở lên sẽ
được mẹ cho bú sữa non nhiều hơn so với
trẻ sơ sinh nhẹ cân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện Dinh dưỡng (2002). Nghiên cứu quốc gia về dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Nghiên cứu 4 bệnh viện Hà Nội 2005. Kiến thức- thực hành phương pháp da kề da và nuôi con
bằng sữa mẹ sớm.
3. American Academy of Pediatrics (AAP) and American College of Obstetricians and Gynecologists
(ACOG) (2002). Guidelines for perinatal care. Elk Grove Village, IL: AAP or Washington, DC: 4.
4. Awi DD, Alikor EA (2005). “The influence of pre - and port - partum factors on the time of contact
between mother and her new-born after vaginal delivery”. Niger J Med. Oct-Dec; 14(4), pp. 460-464.
5. Black RE, Moris SS, Bryce J. (2003). “Where and Why are 10 million children dying every year”.
The Lancet, Jun 28,361: pp.2227.
6. Bystrova K, Widstrom AM, Matthiesen AS,Ransjo-Arvidson AB, Welles- Nystrom B and Wassberg
C et al. (2003). “Skin-to-skin contact may reduce negative consequences of “ the stress of being born””:
A study on temperature in newborn infants subjected to different ward outines in St. Petersburg. Acta
Paediatrica, 92 (3), pp. 320-326.
7. Chhabra P, Grover VL,Aggarwal OP,Dubey KK. (1998). “Breast feeding patterns in an urban resettlement colony of Delhi”. Indian J Pediatr. Nov-Dec 65(6), pp.867-72.

8. Hastings J, Naylor J. (2001). “Breast feeding in Tower Hamlets: Evaluation of breastfeeding workshops”.
October 2000-March 2001 Final report to CELEC. Available on://www.city.ac.uk/sonm/dps/research/
research_reports/naylo_j/breastfeed.pdf.
9. Saving Newborn lives. State of the World Newborn. Washington, DC: Save Children 2001, pp.
20-22.
10. World Health Organization (2005). “Effect of breastfeeding on infant and child mortality due to
infectious diseases in less developed countries: a pooled
analysis”. Lancet 2005; 355, pp. 451-455.
Người phản hồi: Hoàng Thị Huệ
Email:
Ngày nhận bài: 18/11/2018
Ngày phản biện: 10/10/2018
Ngày đăng báo: 12/12/2018

64



×