Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cập nhật mới về các vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và sau khi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.85 KB, 4 trang )

THÔNG TIN CẬP NHẬT

Cập nhật mới về các vi chất dinh dưỡng cho
phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và
sau khi sinh
Nguyễn Thị Thanh Hà*
Tóm tắt

Nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho thấy nhu cầu về một số vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ
tăng cao hơn những chất khác trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, đang mang thai và sau khi sinh.
Thực tế, bổ sung các vi chất dinh dưỡng không những giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và sự phát
triển tối ưu của bé mà chúng còn có thể giải quyết được nhiều vấn đề lâm sàng. Những sản phẩm
chứa các vi chất dinh dưỡng này có nhiều dạng khác nhau, được bán theo đơn hay bán tự do, không
quá mắc tiền và rất dễ sử dụng.
Từ khóa: omega-3, DHA, folate, folic acid, iron, iodine,vitamin D3, canxium, dự định mang thai, mang
thai, sau khi sinh (hậu sản), mới sinh, vi chất dinh dưỡng, sức khỏe.

Omega-3 triglycerides
Một báo cáo đồng thuận của các cơ quan
sức khoẻ sinh sản quốc tế năm 20071 đã đề
nghị liều tối thiểu 200mg DHA hàng ngày
cho với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Các tác giả tin rằng cung cấp đủ lượng
DHA (có nguồn gốc từ khẩu phần axit béo
omega-3 từ mẹ) hỗ trợ sự phát triển của
não, có ích cho hệ thần kinh trung ương,
cũng như sự tăng trưởng màng tế bào
trong các mô khác của thai nhi trong tam
cá nguyệt thứ ba và sự phát triển sớm ở trẻ
sơ sinh. Điều này tương quan trực tiếp với
nguy cơ sinh non và sinh thiếu tháng.


Một nghiên cứu gần đây ở Mỹ so sánh
các chỉ số ở trẻ sinh non tháng so với trẻ
sinh đủ tháng đã phát hiện có sự tương
quan thuận đáng kể (P <0,001) giữa tuổi
thai và nồng độ các axit béo không no
chuỗi dài (PUFAs), bao gồm DHA trong
hệ tuần hoàn. Cũng có ý kiến cho rằng trẻ
sơ sinh non tháng chưa phát triển khả năng
tổng hợp PUFA, khiến bé có nguy cơ
chậm phát triển hơn sau khi sinh. Nghiên
cứu thứ hai ở Mỹ - Latin đã đánh giá mối
quan hệ giữa khẩu phần Omega-3 của mẹ
và các thông số tăng trưởng ở trẻ sơ sinh.3
* Bộ môn Sản ĐHYD.TP.HCM, Email:
, DĐ: 0913777383

Kết quả cho thấy bổ sung liều trung
bình 55mg/ngày (như DHA) trong tam cá
nguyệt đầu tiên có tương quan tới sự gia
tăng chu vi vòng đầu và cân nặng thai nhi
so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ trong nhóm
dùng giả dược. Ngoài ra, ở nhóm sử dụng
DHA giảm một nửa tỷ lệ trẻ sơ sinh đơn
thai nhẹ cân (<2,5kg) và chậm phát triển
trong tử cung, so với nhóm đối chứng
(Hình 1). Những nghiên cứu này cho thấy
bằng chứng duy trì đầy đủ Omega-3 cho
người mẹ có thể ngăn ngừa sự ảnh hưởng
bất lợi lên cân nặng và sự phát triển của
trẻ.

Nhiều báo cáo khuyến khích sử dụng
Omega-3 trong giai đoạn trước khi mang
thai và sau khi sinh. Một số nghiên cứu
lâm sàng cho thấy việc bổ sung DHA
trong suốt thai kỳ (>130mg/ngày) có thể
giúp cải thiện nhận thức, phát triển cử
động và thị lực của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong giai đoạn trước thụ thai, hàm lượng
DHA cao hơn có tương quan thuận với sự
cải thiện hình thái phôi ở phụ nữ trải qua
điều trị vô sinh.4
Sắt và folate
Có bằng chứng hỗ trợ cho việc sử dụng
axit folic như một chất bổ sung, giúp duy
trì sự phát triển khỏe mạnh của bào thai
bằng cách giảm thiểu nguy cơ phát triển
các bất thường trong hệ thần kinh trung
43


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 3, Tháng 11 – 2017

ương (vd: dị tật ống thần kinh). Phân tích
gộp gần đây trên 17 thử nghiệm lâm sàng
chất lượng cao, so sánh việc sử dụng kết
hợp folate, sắt và nhiều vi chất dinh dưỡng
với việc dùng sắt hoặc folate đơn thuần ở
phụ nữ mang thai. Kết quả cho thấy bổ
sung ít nhất 400μg axit folic kết hợp với
sắt và các vi chất dinh dưỡng hằng ngày,

làm giảm 8% nguy cơ sinh non và giảm
12% nguy cơ trẻ nhẹ cân so với sử dụng
sắt hoặc folate riêng lẻ. Mức axit folic này
cũng đã được xác định trong một nghiên
cứu bổ sung về tính an toàn trong nửa sau
của thai kỳ, trong đó không tìm thấy các
folate không chuyển hóa trong máu mẹ và
thai.5 Do đó, lượng axit folic này có thể
được coi là an toàn và hiệu quả trong thời
kỳ mang thai và tránh được hiện tượng
"liều cao" sử dụng trong các sản phẩm bổ
sung folate khác.

Hình 1. Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (<2500g) và bị
chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR), con của
những phụ nữ bổ sung quá ít DHA trong thời kỳ mang
thai. Dữ liệu trích dẫn từ nghiên cứu của
Ramakrishnan và CS 2013 (*P<0.05).

Folate cũng có những ảnh hưởng nhất
định trước khi mang thai. Một phân tích
gộp trên năm thử nghiệm lâm sàng cho
thấy dùng 400μg axit folic/ngày trong chế
độ dinh dưỡng ít nhất một tháng trước khi
thụ thai và trong suốt tam cá nguyệt đầu
tiên hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc dị
tật ống thần kinh.6 Báo cáo này cũng cho
thấy sử dụng mức liều này có thể giảm
30% nguy cơ phải kết thúc thai kỳ do dị tật
thai nhi. Các nhà nghiên cứu trên có một

đánh giá tổng quan tiếp theo năm 2015 và
phát hiện kết quả trước đó vẫn đúng.7 Họ
44

còn có phát hiện là bổ sung cũng với liều
lượng đó có thể ngăn ngừa sự tái xuất hiện
của dị tật ống thần kinh.
Cung cấp sắt đầy đủ có ảnh hưởng trực
tiếp đến hồng cầu của mẹ vì họ có nhu cầu
sắt tăng lên trong thời gian mang thai để
đáp ứng cho bào thai đang phát triển.
Trong giai đoạn này, thể tích máu tăng
theo cấp số nhân, trong khi huyết áp của
người mẹ vẫn không thay đổi. Sắt cũng rất
quan trọng cho sự phát triển của hồng cầu
thai nhi. Sắt nguyên tố là một thành phần
thiết yếu của huyết sắc tố. Các quốc gia có
khẩu phần ăn với hàm lượng protein thấp
và tiêu thụ nhiều đậu nành và thực vật
chứa phytate, thường có tỷ lệ thiếu sắt
và/hoặc thiếu máu do thiếu sắt cao hơn.
Các chiến lược bổ sung sắt đã chứng minh
rõ ràng sự cải thiện tình trạng thiếu sắt và
các bệnh liên quan.8 Một đánh giá tổng
quan trên 44 thử nghiệm lâm sàng gần đây
với hơn 40.000 phụ nữ đã báo cáo một số
phát hiện chính, bao gồm giảm đáng kể tần
suất thiếu máu do thiếu sắt ở các bà mẹ
hoặc thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ đang
bổ sung sắt so với không bổ sung sắt hoặc

dùng giả dược. Đối với thiếu máu ở người
mẹ, sắt kết hợp với folate thậm chí còn
làm giảm tỷ lệ thiếu máu gần hai phần ba
(Hình 2).

Hình 2. Tần suất thiếu sắt, thiếu máu hoặc thiếu
máu do thiếu sắt (IDA) kéo dài trong các nghiên
cứu bổ sung sắt (***P<0,01). Dữ liệu trích dẫn từ
10
nghiên cứu của Pena-Rosas và cs. 2015.

Vitamin D3 và canxi
Vitamin D3 giữ vai trò quan trọng trong
lâm sàng và giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt
canxi bằng cách thúc đẩy vận chuyển


THÔNG TIN CẬP NHẬT

canxi trong ruột. Do đó, đa số các thử
nghiệm lâm sàng đã coi sự kết hợp này
như một sự bổ sung, hỗ trợ hấp thu canxi
vào cơ thể mẹ và cho sự phát triển khung
xương thai nhi. Vitamin D3 cũng đóng
một vai trò độc lập khác như một chất điều
hòa miễn dịch phân tử trong bệnh sinh của
tiền sản giật,9 và thiếu hụt thần kinh nhận
thức ở trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ. Những thai phụ
đã dùng vitamin D3 200 IU/ngày kết hợp
với canxi trong suốt thai kỳ có mật độ

xương sống và xương đùi tốt hơn sau khi
sinh.10 Phác đồ tương tự cũng được chứng
minh giúp cải thiện trọng lượng trẻ sơ
sinh.11 Bổ sung canxi kết hợp D3 cũng làm
giảm nguy cơ mắc rối loạn chức năng thận
ở người mẹ; sinh non và cân nặng dưới
mức trung bình ở trẻ sơ sinh.
Một phát hiện gần đây cho thấy thiếu
hụt vitamin D có khả năng làm tăng nguy
cơ đái tháo đường thai kỳ.12 Nếu không
điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến tiền
sản giật, nhiễm khuẩn âm đạo và tăng khả
năng phải mổ lấy thai. Đái tháo đường thai
kỳ đặc biệt liên quan tới việc thay đổi thói
quen ăn uống đồ Tây ở các nền văn hoá
châu Á, đặc biệt là tiêu thụ carbohydrate,
dẫn đến gia tăng tỷ lệ kháng insulin, mất
cân bằng chuyển hóa và biến chứng tim
mạch. Phát hiện từ một thử nghiệm nhỏ ở
Iran cho thấy bổ sung vitamin D3 cho 80
phụ nữ mang thai có dấu hiệu đái tháo
đường thai kỳ giúp giảm ba lần tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường sau đó (nhóm đối
chứng là 34,8% so với nhóm thử nghiệm là
11,4%, P <0,01), liên quan nghịch với sự
gia tăng gấp ba lần đáp ứng trong các thử
nghiệm glucose (nhóm đối chứng là 10,9%
so với nhóm kiểm tra là 35,9%, P
<0,005).13 Việc bổ sung canxi và vitamin
D ít nhất sáu tuần trong một nghiên cứu

độc lập trên những phụ nữ có nền văn hoá
giống nhau cho thấy thời gian nằm viện và
tỉ lệ mổ sanh giảm 60% cũng như không
xuất hiện chứng macrosomia (thai to vượt
mức), so với tỷ lệ mắc là 13% ở trẻ sơ sinh
thuộc nhóm chứng.

Iốt
Sử dụng iốt trong thực phẩm đã góp phần
rất lớn vào việc giảm tỷ lệ rối loạn tuyến
giáp và thai nhi đần độn ở các nước đang
phát triển. Thực phẩm chức năng chứa iốt
(100 µg/ngày) bổ sung từ tam cá nguyệt
thứ hai đã được chứng minh giúp ngăn
ngừa sự chậm phát triển và dị tật thần kinh
liên quan đến khiếm khuyết tuyến giáp ở
người mẹ. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) khuyến cáo bổ sung ít nhất 150
µg/ngày để đảm bảo cung cấp iốt đầy đủ
trong thời gian mang thai.14 Nhu cầu này
tăng nhẹ ở các bà mẹ cho con bú, dựa trên
những dấu hiệu cho thấy iốt của người mẹ
hỗ trợ chức năng não và tuyến giáp của trẻ
sơ sinh thông qua sự thay đổi nồng độ
trong sữa mẹ. Mặc dù vậy, tỷ lệ mắc bệnh
bướu cổ ở nữ giới gần gấp đôi nam giới và
tăng theo cấp số theo độ tuổi, điều đáng
ngạc nhiên là iốt đã được kê đơn trong
nhiều thập kỷ qua và vẫn tiếp tục được kê
đơn cho tất cả các giai đoạn của chu kỳ

sinh sản ở các nước phương Tây.15 Mặc dù
các quốc gia châu Á có lượng Iốt ăn vào
cao hơn thông qua các nguồn thực phẩm
như rong biển và động vật có vỏ nhưng
nhu cầu vẫn được duy trì ở mức WHO
khuyến cáo để phòng ngừa các khiếm
khuyết trong phát triển ở trẻ nhỏ.
Tổng kết
Bốn loại vi chất dinh dưỡng trên là những
chất đã được thảo luận nhiều nhất, liên
quan đến hỗ trợ sức khoẻ của bà mẹ và
thai nhi, tối ưu hóa sức khoẻ sinh sản trước
khi mang thai. Bất kỳ chiến lược bổ sung
nào có chứa các chất dinh dưỡng này sẽ có
thể hỗ trợ lâm sàng cho phụ nữ ở những
giai đoạn này. Nếu không ngăn ngừa được
thì ít nhất các vi chất trên cũng có thể giảm
thiểu nguy cơ mắc các bệnh có thể có cho
mẹ và làm giảm hậu quả trung và dài hạn
đối với trẻ sơ sinh.
Tài liệu tham khảo
1.
2.

Koletzko, B., I. Cetin, and J.T. Brenna,
Dietary fat intakes for pregnant and lactating
women. Br J Nutr, 2007. 98(5): p. 873-7.
Baack, M.L., et al., What is the relationship

45



THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 3, Tháng 11 – 2017

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

46

between
gestational
age
and
docosahexaenoic
acid
(DHA)
and
arachidonic
acid

(ARA)
levels?
Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids,
2015. 100: p. 5-11.
Ramakrishnan, U., et al., Effects of
docosahexaenoic
acid
supplementation
during pregnancy on gestational age and
size at birth: randomized, double-blind,
placebo-controlled trial in Mexico. Food Nutr
Bull, 2010. 31(2 Suppl): p. S108-16.
Hammiche,
F.,
et
al.,
Increased
preconception omega-3 polyunsaturated fatty
acid intake improves embryo morphology.
Fertil Steril, 2011. 95(5): p. 1820-3.
Pentieva, K., et al., Evidence from a
Randomized Trial That Exposure to
Supplemental Folic Acid at Recommended
Levels during Pregnancy Does Not Lead to
Increased
Unmetabolized
Folic
Acid
Concentrations in Maternal or Cord Blood. J
Nutr, 2016. 146(3): p. 494-500.

De-Regil, L.M., et al., Effects and safety of
periconceptional folate supplementation for
preventing birth defects. Cochrane Database
Syst Rev, 2010(10): p. Cd007950.
De-Regil, L.M., et al., Effects and safety of
periconceptional oral folate supplementation
for preventing birth defects. Cochrane
Database Syst Rev, 2015(12): p. Cd007950.
Pena-Rosas, J.P., et al., Daily oral iron
supplementation
during
pregnancy.
Cochrane Database Syst Rev, 2015(7): p.
Cd004736.
Tamblyn, J.A., et al., Dysregulation of

10.

11.

12.

13.

14.
15.

maternal and placental vitamin D metabolism
in preeclampsia. Placenta, 2017. 50: p. 7077.
Diogenes, M.E., et al., Effect of calcium plus

vitamin D supplementation during pregnancy
in
Brazilian
adolescent
mothers:
a
randomized, placebo-controlled trial. Am J
Clin Nutr, 2013. 98(1): p. 82-91.
Diogenes, M.E., et al., Calcium Plus Vitamin
D Supplementation During the Third
Trimester of Pregnancy in Adolescents
Accustomed to Low Calcium Diets Does Not
Affect Infant Bone Mass at Early Lactation in
a Randomized Controlled Trial. J Nutr, 2015.
145(7): p. 1515-23.
Triunfo, S., A. Lanzone, and P.G. Lindqvist,
Low maternal circulating levels of vitamin D
as potential determinant in the development
of gestational diabetes mellitus. J Endocrinol
Invest, 2017.
Shahgheibi, S., F. Farhadifar, and B. Pouya,
The effect of vitamin D supplementation on
gestational diabetes in high-risk women:
Results from a randomized placebocontrolled trial. J Res Med Sci, 2016. 21: p.
2.
WHO, Vitamin and Mineral requirements in
human nutrition, W.H. Organization, Editor.
2004
De Leo, S., E.N. Pearce, and L.E.
Braverman, Iốtine Supplementation in

Women During Preconception, Pregnancy,
and Lactation: Current Clinical Practice by
U.S. Obstetricians and Midwives. Thyroid,
2017. 27(3): p. 434-439.



×