Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mật độ mô tuyến vú và giá trị của X- quang, Siêu âm trong sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ ≥40 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.53 KB, 7 trang )

THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016

Mật độ mô tuyến vú và giá trị của X- quang,
Siêu âm trong sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ
≥40 tuổi
Hồ Hoàng Thảo Quyên*, Đỗ Văn Dũng**, Nguyễn Chấn Hùng***

Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mô vú dày làm giới hạn khảo sát trên X-quang (XQ) vú và tăng nguy cơ ung thư vú
(UTV). Việc kết hợp XQ và siêu âm (SA) sàng lọc trên đối tượng này vẫn đang được bàn cãi. Mục
tiêu nghiên cứu này khảo sát tỉ lệ mật độ mô tuyến vú và giá trị XQ, SA trong sàng lọc ung thư vú ở
phụ nữ ≥40 tuổi.
Phương pháp: Nghiên cứu theo dõi 6 tháng trên 1319 phụ nữ ≥40 tuổi đến sàng lọc tại Bệnh viện
Đại học Y Dược (BV.ĐHYD) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 01/06/2014 đến 31/05/2016. Xquang và SA vú cùng được thực hiện, kết quả theo BI-RADS (The Breast Imaging- Reporting and
Data System) của Hội chẩn đoán hình ảnh Mỹ (ACR). Ung thư vú được xác định bằng kết quả mô
học.
Kết quả: Tỉ lệ UTV trong nghiên cứu là 1,67%(22/1319). Mật độ mô vú dày (BI-RADS C, D) chiếm
63,99%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ UTV trong hai nhóm có hay không có
mô vú dày. Độ nhạy và độ đặc hiệu của XQ nhóm có mô vú dày 84,62% (KTC 95%: 54,55-98,07),
98,92% (97,95-99,50) và không có mô vú dày 88,89% (51,75-99,72), 99,14% (98,8-99,99); độ nhạy
bằng SA trong nhóm mô vú dày 84,62% (54,55-98,07) và cao hơn SA trong các giá trị còn lại ở cả hai
nhóm lần lượt là 93,98% (92,15-99,5) và 77,78% (40-97,18), 98,07% (96,37-99,11). Khi kết hợp cả
hai, độ nhạy tăng trong cả hai nhóm có mô vú dày (100%, KTC 97,5%: 75,29-100) hay không có mô
vú dày (100%, KTC 97,5%: 66,37-100) nhưng độ đặc hiệu giảm (93,74%, 91,87-95,29), (98,28%,
96,65-99,26) so với XQ đơn thuần.
Kết luận: Mô vú dày chiếm hơn 50% trong mẫu nghiên cứu nhưng không có liên quan đến nguy cơ
UTV. Giá trị chẩn đoán của XQ sàng lọc UTV cao hơn so với SA đơn thuần cho dù mô vú dày hay
không. Vấn đề kết hợp với SA trong trường hợp mô vú dày vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Từ khóa: sàng lọc ung thư vú, mô vú dày, nhũ ảnh, siêu âm
Abstract


BREAST DENSITY AND THE VALUE OF MAMMOGRAPHY, ULTRASOUND IN
BREAST CANCER SCREENING WITH WOMEN ≥ 40 YS
Introduction: Breast density often is the limiting factor of mammography and has been known to
associate with breast cancer risk. Therefore, aims of our study were to research the breast density
and the value of mammography, ultrasound in breast cancer screening with women ≥ 40 ys.
Methods: Including of the study was 1,319 women (age ≥40) in the range of six months with breast
cancer screening at University Medical Center, Hochiminh city, from 1 June 2014 to 31 May 2016.
Mammography and ultrasound were performed using BI-RADS (The Breast Imaging and Reporting
Data System) of the American College of Radiology. Breast cancer was determined by
histopathological results.
Results: The proportion of breast cancer in this study was 1.67% (22/1319). The proportion
of breast density BI-RADS C, D was 63,99%. It wasn’t significantly between the proportion of breast
cancer in two group BI-RADS A, B (non-dense breast) and BI-RADS C, D (dense breast). The
sensitivity, specificity of mammography in group dense breast respectively were 91,67% 84,62% (IC
95%: 54,55-98,07), 98,92% (97,95-99,50) and group non-dense breast 88,89% (51,7599,72), 99,14% (98,8-99,99), the same sensitivity as ultrasound in group dense breast 84,62% (54,55* Bệnh

viện Đại học Y Dược TP.HCM, ** Đại học Y Dược TP.HCM, *** Hội Ung thư Việt Nam.
Tác giả liên lạc: Ths. BS. Hồ Hoàng Thảo Quyên, ĐT: 0982058790, email:

26


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

98,07)and all the rest were higher than ultrasound 93,98% (92,15-99,5) và 77,78% (40-97,18),
98,07% (96,37-99,11). When combined two tests, the sensitivity of two groups, dense breast and nondense breast, was (100%, IC 97,5%: 75,29-100), (100%, IC 97,5%: 66,37-100) respectively; the and
specificity was (93,74%, 91,87-95,29), (98,28%, 96,65-99,26), respectively.
Conclusions: The proportion of patient with dense breast was higher 50% and not associate
significantly with breast cancer risk in this study. The diagnostic value of breast cancer screening with
mammography were higher than stand-alone ultrasound in two groups dense or non dense breast.

When combined two tests, it was increased the sensitivity, decreased the specificity compare to
mammography alone.
Keywords: breast cancer screening, breast density, mammography, ultrasound

Đặt vấn đề
Ung thư vú (UTV) là ung thư thường gặp
nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu ở phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu GLOBOCAN của IRAC
(International Agency for Research on
Cancer) năm 2012, số ca mới mắc hằng
năm là 1,67 triệu (#25% ung thư ở nữ
giới). Trong đó tử vong do UTV ước tính
khoảng 522.000 trường hợp. Tại Việt
Nam, UTV chiếm vị trí hàng đầu ở phụ nữ
với tỉ lệ mới mắc khoảng 27/100.000 9.
Tại BV.ĐHYD TP.HCM năm 2009, tỉ lệ
UTV là 4,2% trong số những phụ nữ ≥40
tuổi đến khám 8 Theo thống kê ung thư tại
TP.HCM từ năm 2007-2011, tỉ lệ mắc mới
thô của UTV (CR) là 21,1/100.000.15
X-quang (XQ) vú được xem là phương
pháp để sàng lọc UTV có hiệu quả. Mô vú
dày là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến âm tính giả trên XQ. Thêm vào
đó, mô vú dày cũng làm tăng nguy cơ
UTV.2,16,25
Các nghiên cứu đã và đang thực hiện
dùng XQ đầu tiên và SA kết hợp, đối với
trường hợp mô vú dày, cho kết quả tăng tỉ

lệ phát hiện sớm UTV.3,6,10,11,18 Mặc dù
chưa hoàn hảo nhưng XQ được chứng
minh vẫn luôn là phương tiện sàng lọc duy
nhất có khả năng làm giảm tỉ lệ tử vong do
UTV. Chứng cứ về sự ủng hộ lợi ích lâu
dài cho phụ nữ mô vú dày sàng lọc bằng
XQ kỹ thuật số còn cần được thúc đẩy
nhiều hơn. Hiện tại không có tổ chức y tế
nào khuyến cáo dùng SA kết hợp XQ sàng
lọc ở mô vú dày. Sàng lọc bằng SA chỉ

được khuyến cáo khi phụ nữ có > 20%
nguy cơ suốt đời của UTV, không thực
hiện được cộng hưởng từ .7,17,19,24
Ở Việt Nam, vẫn còn tồn tại quan điểm
không khuyến khích chụp XQ vú vì mô vú
dày và sợ đau do bị ép vú trong quá trình
chụp. Máy SA vú được sử dụng rộng rãi ở
hầu hết các bệnh viện lớn từ đầu những
năm 80s. Trong khi đó, số lượng máy chụp
và các chuyên gia đọc XQ lại không nhiều.
XQ vú chỉ mới phổ biến khoảng 20 năm
trở lại đây và tập trung chủ yếu ở các bệnh
viện lớn hay chuyên khoa, tại các thành
phố lớn.
XQ vú chưa được hiểu đúng vai trò và
chưa được chỉ định rộng rãi. Chính vì
những lý do đó chúng tôi thực hiện nghiên
cứu với mục tiêu khảo sát mật độ mô
tuyến vú và giá trị XQ, SA trong sàng lọc

UTV, ở phụ nữ ≥ 40.
Đối tượng và phương pháp
Nghiên cứu theo dõi 6 tháng. Cỡ mẫu tối
thiểu cho nghiên cứu là 1.272 ca, theo
công thức tính cỡ mẫu cho độ nhạy với 
= 0,05; độ nhạy trong nghiên cứu thực hiện
tại BV.ĐHYD (2009) khi kết hợp XQ và SA
là 83,3%, độ chính xác mong muốn 10%, tỉ
lệ UTV trong số những phụ nữ ≥ 40 tuổi
đến khám tại BV.ĐHYD TP.HCM là
4,2%.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 1358
phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đến sàng lọc
UTV, chụp XQ và SA tại BV.ĐHYD trong
thời gian từ 01/06/2014 đến 31/05/2016.
Tiêu chuẩn loại trừ: không hợp tác được
trong chụp XQ hay SA, có thai hay dự
27
2


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016

định có thai, có dùng các phương pháp tạo
hình ngực (đặt túi ngực hay chích silicon
trực tiếp), đã được chẩn đoán UTV.
XQ vú được chụp bằng máy Mamomat
3000 Nova của Siemens, thế thẳng và
chếch hai vú. Cassette kỹ thuật số và in
trên phim Fujifilm. Siêu âm vú được thực

hiện với đầu dò tần số cao từ 10-12mHz
trên các máy chuyên dùng cho tuyến vú
của hãng Siemens, GE.
Mật độ và các tổn thương ở vú được xếp
loại theo BI-RADS của ACR.1,5,8,14,23 Phân
loại mật độ mô tuyến vú theo BI-RADS:
A: Tuyến vú hầu hết là mô mỡ; B: Mô sợi
tuyến rải rác; C: Mô vú dày không đồng
nhất, có thể che khuất các tổn thương nhỏ;
D: Mô vú rất dày đặc, làm giảm độ nhạy
của XQ . Tổn thương có năm nhóm chính,
xếp theo thứ tự khả năng từ lành tính đến
ác tính: BI-RADS 1: không có tổn thương;
BI-RADS 2: tổn thương lành tính, không
cần làm gì thêm để xác định; BI-RADS 3:
tổn thương có khả năng lành tính, cần theo
dõi trong khoảng thời gian ngắn (nguy cơ

UTV có thể có là ≤2%); BI-RADS 4: bất
thường nghi ngờ ác tính, cần làm sinh thiết
để xác định (nguy cơ UTV có thể có là
>2% - ≤95%); BI-RADS 5: rất nghi ngờ,
cần làm sinh thiết và có hướng xử trí thích
hợp nguy cơ UTV có thể có là >95%). Bác
sĩ đọc XQ không biết kết quả của SA vú
và ngược lại. Các bác sĩ đã được đào tạo
và cập nhật sử dụng kết quả hình ảnh theo
BI-RADS. Nếu kết quả XQ và SA nhận
định tổn thương cùng vị trí, sử dụng BIRADS cao nhất trong hai nhóm. Nếu kết
quả SA bỏ sót tổn thương trên XQ, bệnh

nhân sẽ được mời làm SA lại và xếp loại
BI-RADS lại.
BI-RADS 1-3: xếp loại test sàng lọc
(XQ, SA, XQ kết hợp SA) âm tính. BIRADS 4,5: xếp loại test sàng lọc dương
tính. Khi có tổn thương nghi ngờ trên hình
ảnh xếp loại BI-RADS 4,5 sẽ được lấy tế
bào hay mô bệnh phẩm xét nghiệm để xác
định có UTV hay không. Kỹ thuật sử dụng
là chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (Fine
Neddle Aspiration cytoponction- FNA),

Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm

Mẫu nghiên cứu

Mất theo dõi

Mẫu phân tích

(1.358)

(39)

(1319)

51,42 (6,82)

49,82 (6,27)


51,47 (6,84)

Tây Nam Bộ

525 (38,66)

15 (38,46)

510 (38.67)

Đông Nam Bộ

280 (20,62)

10 (25,64)

270 (20,47)

TP.HCM

296 (21,80)

9 (23,08)

287 (21,76)

Khác

257 (18,92)


5 (12,82)

252 (19,11)

18 (1,32)

3 (7,69)

15 (1,13)

1340 (98,68)

36 (92,31)

1304 (98,86)

A

138 (10,16)

0 (0)

138 (10,46)

B

351 (25,85)

14 (35,90)


337 (25,55)

C

579 (42,64)

16 (41,03)

563 (42,68)

D

290 (21,35)

9 (23,08)

281 (21,30)

Tuổi (SD)
Địa chỉ (%)

Tiền căn UTV (%)

Không
Mật độ (%)

28


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


hai số trung bình và test χ2 so sánh hai hay
nhiều tỉ lệ.

sinh thiết lõi và/hoặc giải phẫu bệnh
(GPB) sau mổ. Tổn thương cần khảo sát
được lấy mẫu trên lâm sàng hoặc định vị
dưới XQ hay SA vú. Kết quả được gửi cho
khoa Giải phẫu bệnh Đại học Y dược đọc
kết quả. Có UTV khi kết quả giải phẫu
bệnh là ung thư hoặc tăng sản không điển
hình. Không UTV khi kết quả giải phẫu
bệnh không thuộc hai nhóm trên hoặc BIRADS 1-3.
Theo dõi sau 6 tháng với các ca BIRADS 3, 4 âm tính trên mô học. Nếu tổn
thương tăng kích thước hay số lượng, thực
hiện sinh thiết lõi. Nếu không đổi hay
giảm kích thước, số lượng, xếp
BI-RADS 3.
Số liệu thu thập trong khoảng thời gian
từ 01/06/2014 đến 31/05/2016, được xử lý
bằng phần mềm STATA 12.0. Thống kê
mô tả: mô tả sự phân bố về tuổi, nơi cư trú,
tiền căn gia đình, mật độ mô tuyến vú
trong hai nhóm có hay không có UTV.
Thống kê phân tích: sử dụng test t so sánh

Kết quả
Trong số 1.358 phụ nữ trong mẫu nghiên
cứu, có 39 người mất theo dõi. Mẫu còn lại
phân tích là 1.319. Không có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê về đặc điểm tuổi, địa
chỉ, tiền căn gia đình UTV và đặc điểm
hình ảnh giữa hai mẫu nghiên cứu và phân
tích (Bảng 1). Tuổi trung bình trong mẫu
phân tích là 51,47±6,84; địa chỉ ở Tây
Nam Bộ chiếm ưu thế (38,67%), ở
TP.HCM chiếm 21,76%; số phụ nữ không
có tiển căn UTV chiếm 98,86%. Mật độ
mô vú dày (loại C, D) chiếm 63,99%,
không dày (loại A, B) chiếm 36,01%.
(Bảng 1). Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa tỉ lệ UTV trong hai
nhóm có hay không có mô vú dày. Xếp
theo nhóm tuổi 40-49 và từ 50 trở lên,
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa tỉ lệ UTV trong hai nhóm này. Nhóm

Bảng 2: Liên quan giữa nhóm tuổi, mật độ mô vú và UTV.
Đặc điểm

UTV (n=21)

Không UTV (n=1298)

p

Nhóm tuổi (%)

0,11


40-49 tuổi

7 (31,82)

635 (48,92)

≥ 50 tuổi

15 (68,18)

662 (51,04)

Mô vú dày

0,63



13 (59,09)

831 (64,07)

Không

9 (40,91)

466 (35,93)

Bảng 3: Giá trị của XQ , SA, XQ kết hợp SA trong chẩn đoán UTV
ở hai nhóm có và không có mô vú dày

Giá trị
KTC 95%
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu
(%)
PPV (%)
NPV (%)

Mô vú dày (n=844)

Mô vú không dày (n=475)

XQ

SA

Kết hợp

XQ

SA

Kết hợp

84,62
54,55-98,07
98,92
97,95-99,50

84,62

51,75-99,71
93,98
92,15-95,5

100
*
75,29-100
93,74
91,87-95,3

88,89
51,7 -99,72
99,14
98,8-99,99

77,78
40-97,18
98,07
96,37-99,11

100
*
66,37-100
98,28
96,65 - 99,26

55
31,52-76,94
99,76
99,12-99,97


18,03
9,36-29,98
99,74
99,08-99,97

20
11,1-31,77
100
*
99,53-100

66,67
34,89-90,08
99,78
97,82-99,77

43,75
19,75-70,12
99,56
98,43-99,95

52,94
20,81 - 77,01
100
*
99,2 - 100

*


Khoảng tin cậy 97,5%

29


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016

tuổi từ 50 trở lên chiếm 51,33% (Bảng 2).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ
lệ mô vú dày trong hai nhóm tuổi 40-49 và
≥ 50 (p<0,0001). BI-RADS 4,5 XQ, SA
lần lượt là 2,43%, 5,76%; khi kết hợp là
6,52%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của XQ
nhóm có mô vú dày 84,62% (KTC 95%:
54,55-98,07), 98,92% (97,95-99,50) và
không có mô vú dày 88,89% (51,7599,72), 99,14% (98,8-99,99); độ nhạy
bằng SA trong nhóm mô vú dày 84,62%
(54,55-98,07) và cao hơn SA trong các giá
trị còn lại ở cả hai nhóm lần lượt là
93,98% (92,15-99,5) và 77,78% (4097,18), 98,07% (96,37-99,11). Khi kết hợp
cả hai, độ nhạy tăng trong cả hai nhóm có
mô vú dày (100%, KTC 97,5%: 75,29100) hay không có mô vú dày (100%,
KTC 97,5%: 66,37-100) nhưng độ đặc
hiệu giảm
(93,74%, 91,87-95,29),
(98,28%, 96,65-99,26) so với XQ đơn
thuần. (Bảng 3).
Không có ca UTV trong nhóm BIRADS
1,2,3.
Bàn luận

Trong số 1.319 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên
đến sàng lọc tại BV.ĐHYD từ 01/06/2014
đến 18/04/2016, tỉ lệ UTV là 1,67%
(22//1319). Kết quả nghiên cứu ghi nhận,
mật độ mô vú dày (BI-RADS C, D) chiếm
63,99%. Tuy nhiên không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ UTV trong
hai nhóm có hay không có mô vú dày
(p=0,63). Mô vú dày không làm tăng nguy
cơ UTV trong mẫu nghiên cứu (OR=0,81
0,34-1,91). Có thể do chúng tôi chưa theo
dõi thời gian dài như các nghiên cứu về
mật độ mô tuyến vú trong y văn, chưa xuất
hiện UTV trên nhóm đối tượng này.2,16
Chúng tôi ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tỉ lệ mô vú dày trong hai
nhóm tuổi 40-49 và ≥ 50. Sau 50 tuổi, tỉ lệ
thoái hóa mỡ của mô tuyến tăng
dần.4,13,15,20,22 Điều này gợi ý hướng khảo sát
bổ sung SA sau XQ đối với lứa tuổi 40-49.10
Độ nhạy và độ đặc hiệu của XQ nhóm có
mô vú dày 84,62% (KTC 95%: 54,55-

30

98,07), 98,92% (97,95-99,50) và không có
mô vú dày 88,89% (51,75-99,72), 99,14%
(98,8-99,99); độ nhạy bằng SA trong
nhóm mô vú dày 84,62% (54,55-98,07) và
cao hơn SA trong các giá trị còn lại ở cả

hai nhóm lần lượt là 93,98% (92,15-99,5)
và 77,78% (40-97,18), 98,07% (96,3799,11). Kết quả này cao hơn nghiên cứu
trước đây được thực hiện tại BV.ĐHYD
(2009), nghiên cứu của Nguyễn Trần Bảo
Chi thực hiện tại bệnh viện Hùng Vương
(2010) 21, các nghiên cứu khác trong y
văn gần đây.3,11,18 Nghiên cứu này được
thực hiện tại BV.ĐHYD, một trong những
trung tâm hàng đầu về XQ tại TP.HCM.
Chúng tôi thực hiện đọc lần 2 đối với các
ca BI-RADS 1,2 trên XQ. Các bác sĩ đọc
XQ được đào tạo tốt trong và ngoài nước.
Chất lượng hình ảnh và điều kiện đọc
phim tốt. Thêm vào đó, mẫu nghiên cứu
này không giới hạn chỉ riêng những bệnh
nhân có mô vú dày như các nghiên cứu
khác.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của SA là
84,62% (54,55-98,07), 93,98% (92,1599,5) trong nhóm mô vú dày; 77,78% (4097,18), 98,07% (96,37-99,11) trong nhóm
không có mô vú dày. Độ nhạy thấp nhiều
so với XQ ở nhóm mô vú không dày. Đây
là một hạn chế của siêu âm được ghi nhận
trong y văn. Kết quả SA vú phụ thuộc
nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ thực
hiện .12,13,22
Khi kết hợp cả hai, độ nhạy tăng trong cả
hai nhóm có mô vú dày (100%, KTC
97,5%: 75,29-100) hay không có mô vú
dày (100%, KTC 97,5%: 66,37-100)
nhưng độ đặc hiệu giảm (93,74%, 91,8795,29), (98,28%, 96,65-99,26) so với XQ

đơn thuần. Độ nhạy tăng nhưng độ đặc
hiệu giảm so với XQ hay SA đơn thuần.
Kết quả này tương tự như các nghiên cứu
khác trong y văn. Tuy nhiên SA hỗ trợ
cũng làm tăng số ca chỉ định sinh thiết và
dương tính giả.7,17,24
Việc kết hợp SA và XQ sàng lọc ở phụ
nữ có mô vú dày vẫn còn đang được
nghiên cứu. Trong khuôn khổ nghiên cứu


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

này, chúng tôi ghi nhận vai trò sàng lọc
của XQ luôn chiếm vị trí bước đầu tiên
quan trọng nhất, cho dù mô vú dày hay
không. Từ đó đề xuất chương trình bảo
hiểm y tế hỗ trợ cho việc chụp XQ sàng
lọc UTV ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
Nghiên cứu có ưu điểm XQ và SA đều
được thực hiện ở tất cả mẫu; bác sĩ XQ
không biết kết quả SA và ngược lại; thực
hiện đọc lần 2 với những ca XQ BIRADS.1,2 Hạn chế của nghiên cứu: 1/thời
gian theo dõi ngắn: 6 tháng; 2/ chưa giới
hạn được bác sĩ tham gia vào nghiên cứu,
kinh nghiệm SA không đồng đều. Từ kết
quả ban đầu này, gợi mở nghiên cứu với
thời gian theo dõi dài từ 1-2 năm, giới hạn
bác sĩ có kinh nghiệm SA giỏi tham gia
nghiên cứu.

Kết luận
Mô vú dày chiếm hơn 50% trong mẫu
nghiên cứu nhưng không có liên quan đến
nguy cơ UTV. Giá trị chẩn đoán của XQ
sàng lọc UTV cao hơn so với SA đơn
thuần cho dù mô vú dày hay không. Khi
kết hợp cả hai phương pháp, độ nhạy tăng
nhưng độ đặc hiệu giảm. Vấn đề kết hợp
SA với XQ trong trường hợp mô vú dày
vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Lời cám ơn
Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến TS.BS.
Võ Tấn Đức và các bác sĩ trong khoa
Chẩn đoán hình ảnh- BV.ĐHYD đã tạo
điều kiện tốt và hỗ trợ trong quá trình thực
hiện nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
1.
2.

3.

4.

American College of Radiology (2013) ACR Atlas
Breast Imaging Reporting and Data System BI-RADS
2013 American College of Radiology, Reston, VA.,
Barlow W, White E, Ballard-Barbash R, Vacek PM,
Titus-Ernstoff LT, Carney PA et al (2006) "A
prospective breast cancer risk prediction model

among
women
undergoing
screening
mammography". J Natl Cancer Inst, 98, pp.1204–14.
Berg WA, Blume JD, Cormack JB, Mendelson EB,
Lehrer D, Bohm-Velez M et al (2008) "Combined
screening with ultrasound and mammography vs
mammography alone in women at elevated risk of
breast cancer: Result of The First Year Screen in
ACRIN 6666". JAMA, 299 (18), pp.2151-2163.
Berg WA, Birdwell RL, Gombos E et al. (2006)
Diagnostic imaging: breast, Amirsys, Salt Lake City,
Utah,

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.
14.

15.

16.

17.

18.

19.

Burnside E.S., Sickles E.A., Bassett L.W., Rubin
D.L., Lee C.H., Ikeda D.M. et al (2009) "The ACR BIRADS® Experience: Learning From History". J Am
Coll Radiol., 6 (12), pp: 851-860.
Corsetti V, Houssami N, Ghirardi M, Ferrari A,
Speziani M, Bellarosa S et al (2011) "Evidence of the
effect of adjunct ultrasound screening in women
withmammography-negative dense breasts: interval
breast cancers at 1 year follow-up". Eur J Cancer, 47
(7), pp.1021-1026.
Gartlehner G, Thaler KJ, Chapman A, Kaminski A,
Berzaczy D, Van Noord MG, Helbich TH (2013)
"Adjunct ultrasonography for breast cancer screening
in women at average risk: a systematic review". Int J
Evid Based Healthc., 11 (2), pp. 87-93.
Hồ Hoàng Thảo Quyên, Võ Tấn Đức, Hứa Thị Ngọc
Hà, Hồ Hoàng Phương (2009) " Tình hình bệnh lí
tuyến vú của bệnh nhân nữ trên 40 tuổi tại bệnh viện

Đại học Y dược TP.HCM". Tạp chí Y học TP.HCM,
Đai học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 13 (1),
tr:271-278.
International Agency for Research on Cancer (IARC)
Breast Cancer Estimated Incidence, Mortality and
Prevalence
Worldwide
in
2012
accessed on 1 December 2015.
Ishida T, Suzuki A, Kawai M, Narikawa Y, Saito H,
Yamamoto S et al (2014) "A randomized controlled
trial to verify the efficacy of the use of
ultrasonography in breast cancer screening aged 4049 (J-START): 76196 women registered". Jpn J Clin
Oncol, 44 (2), pp.134-140.
Kelly KM, Dean J, Comulada W.C, Lee S.J. . (2010)
"Breast cancer detection using automated whole
breast
ultrasound
and
mammography
in
radiographically dense breasts". Eur Radiol, 20 (3),
pp. 734–742.
Kobrunner S.A.H., Shreer I., Dershaw D.Grumbach
Y. (2000) Imagerie Diagnostic du Sein, Masson,
Paris,
Kopans DB (2007) Breast Imaging, Lippincott
Williams &Wilkins., Philadelphia,
Lazarus E., Mainiero M.B., Schepps B., Koelliker

S.L., Livingston L.S. (2006) "BI-RADS Lexicon for US
and Mammography: Interobserver Variability and
Positive Predictive Value". Radiology,, 239 (2), pp.
385 - 391.
Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc
Thịnh, Bùi Đức Tùng, Quách Thanh Khánh, Nguyễn
Hải Nam và cộng sự (2013) "Xuất độ ung thư
TP.HCM: kết quả từ ghi nhận ung thư quần thể
2007-2011". Tạp chí ung thư học Việt Nam, 4, tr: 1927.
McCormack VA, Dos Santos Silva I. (2006) "Breast
density and parenchymal patterns as markers of
breast cancer risk: a meta-analysis". Cancer
Epidemiol Biomarkers Prev, 15, pp.1159–69.
Melnikow J, Fenton JJ, Whitlock EP, Miglioretti DL,
Weyrich MS, Thompson JH et al . (2016)
"Supplemental Screening for Breast Cancer in
Women With Dense Breasts: A Systematic Review
for the U.S. Preventive Service Task Force". Agency
for Healthcare Research and Quality (US),
Mo M, Liu GY, Zheng Y, Di LF, Ji YJ et al (2013)
"Performance of breast cancer screening methods
and modality among Chinese women: a report from a
society-based breast screening program (SBSP) in
Shanghai". Springerplus, 2, pp. 276.
Nelson HD, Cantor A, Humphrey L, Fu R, Pappas M,
Daeges M et al (2016) "Screening for Breast Cancer:
A Systematic Review to Update the 2009 U.S.

31


6


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 16, Số 2, Tháng 8 – 2016

20.
21.

22.
23.

Preventive Services Task Force Recommendation".
Agency for Healthcare Research and Quality (US),
Nguyễn Sào Trung, Hứa Thị Ngọc Hà (2007) Tìm
hiểu bệnh ung thư vú, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí
Minh,
Nguyễn Trần Bảo Chi, Nguyễn Đỗ Nguyên, Huỳnh
Ngọc Minh (2011) "Siêu âm vú kết hợp nhũ ảnh so
với nhũ ảnh đơn thuần trong tầm soát ung thư vú ở
phụ nữ có nhu mô vú dày: một nghiên cứu theo dõi 6
tháng". Tạp chí Y học TP.HCM, Đai học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15 (3), tr: 167-173.
Phí Ích Nghị, Võ Tấn Đức, Trương Hiếu Nghĩa.
(2009) Hình ảnh học tuyến vú và tầm soát ung thư
vú, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.,
Raza S, Chikarmane SA, Neilsen SS, Zorn LM,
Birdwell RL (2008) "BI-RADS 3, 4, and 5 lesions:
value of US in management—follow-up and outcome
". Radiology,, 248 (3), pp. 773-781.


24. Scheel JR, Lee JM, Sprague BL, Lee CI, Lehman
CD. (2015) "Screening ultrasound as an adjunct to
mammography in women with mammographically
dense breasts.". Am J Obstet Gynecol, 212 (1), pp.917.
25. Stomper PC, D'Souza DJ, DiNitto PA, Arredondo MA
(1996) "Analysis of parenchymal density on
mammograms in 1353 women 25-79 years old". AJR,
167 (5), pp.1261-1265.

Người phản hồi: BS Hồ Hoàng Thảo Quyên Email:
Ngày nhận bài: 08/8/2016
Ngày phản biện: 10/8/2016
Ngày đăng báo : 18/8/2016

KHÓA HUẤN LUYỆN SOI CỔ TỬ CUNG
Trong quý II/2016, Hội Phụ sản Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bệnh viện Hùng
Vương tổ chức khóa huấn luyện Soi cổ tử cung, với 3 lớp và thu hút 73 học viên đến từ các đơn
vị, bệnh viện trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh tham gia.

Hình ảnh: PGS. TS. BS Vũ Thị Nhung khai mạc lớp Soi cổ tử cung năm 2016

Lớp Soi cổ tử cung năm 2016


Lớp 1: từ 11/5 – 25/5, 16 học viên



Lớp 2 : từ 22/6 – 6/7, 27 học viên




Lớp 3 : từ 3/8 – 17/8, 30 học viên

32



×