Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo PTNT VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.51 KB, 19 trang )

i

MỞ ĐẦU
Thẻ ngân hàng đã được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của
đông đảo dân chúng. Hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, thẻ trở thành
công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ
của các ngân hàng. Phát hành thẻ nội địa và triển khai hệ thống ATM là lựa
chọn của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn đầu gia nhập thị trường thẻ,
làm bàn đạp cho NH tiếp tục triển khai hoạt động phát hành và thanh toán thẻ
quốc tế.
NHNo&PTNT VN cũng nằm trong xu thế chung đó; phát triển dịch vụ thẻ
nội địa là bước đi tiên phong trong quá trình hội nhập. Trong những năm gần
đây việc sử dụng thẻ nội địa trong hoạt động kinh doanh ở NHNo&PTNT VN
đã được khẳng định, các dịch vụ hoạt động thẻ đang phát triển mạnh mẽ với
hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, do là một dịch vụ còn khá mới mẻ nên còn
một số vấn đề cần phải giải quyết.Việc tìm ra các giải pháp phát triển dịch vụ
thẻ là một trong những nhu cầu cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện
nay, phù hợp với chiến lược phát triển của NHNo&PTNT VN.
Với lý do trên đây, tác giả chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại
NHNo&PTNT VN” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.


ii

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA CỦA NHTM
1.1. Những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng
1.1.1. Khái niệm thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là phương tiện mà người sở hữu thẻ có thể dùng để rút tiền
mặt, thanh toán và thực hiện các dịch vụ tự động khác do NH hoặc các tổ
chức cung cấp.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ ngân hàng


Kinh doanh thẻ là một ngành kinh doanh tương đối mới mẻ, ra đời và bắt
đầu phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20. Trải qua giai đoạn dài, nhiều loại
thẻ đã ra đời (Diners Club, American Express, BankAmerican, Eurocard…)
và tới thời điểm hiện nay thẻ NH là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài
chính NH, đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công
nghệ và văn minh xã hội
1.1.3. Phân loại thẻ ngân hàng
1.1.3.1. Theo tính chất thanh toán
Thẻ tín dụng (Credit card): NH cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng cho
phép chủ thẻ tiêu dùng trong hạn mức ấy, chủ thẻ phải hoàn trả lại cho NH
Thẻ ghi nợ ( Debit card): Là loại thẻ phát hành dựa trên tài khoản ký quỹ
hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng
1.1.3.2. Theo chủ thể phát hành
Dựa theo chủ thể phát hành, phân loại thẻ ngân hàng thành 02 loại là thẻ
do Ngân hàng phát hành (Bank card) và thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát
hành (Non-Bankcard)
1.1.3.3. Theo kỹ thuật sản xuất thẻ
Theo kỹ thuật sản xuất thẻ, thẻ ngân hàng được phân thành thẻ khắc chữ nổi
(Embossing Card), Thẻ băng từ và thẻ thông minh (Smart card) :


iii

1.1.3.4. Theo hạn mức và uy tín của thẻ
Dựa theo uy tín của chủ thẻ mà NH phân chia thành thẻ vàng (Gold card)
và thẻ thường (Standard card):
1.1.3.5. Theo phạm vi sử dụng thẻ
Thẻ nội địa: Là loại thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc
gia, đồng tiền được sử dụng trong giao dịch mua bán hàng hoá, hay rút tiền
phải là đồng bản tệ của quốc gia đó.

Thẻ quốc tế: Là loại thẻ thanh toán của một tổ chức thẻ quốc tế được phát
hành bởi một NH thành viên của tổ chức đó và được sử dụng rộng rãi trên
toàn Thế giới: Master card, Visa card, JCB card…
1.2. Dịch vụ thẻ nội địa
1.2.1. Các chủ thể tham gia dịch vụ thẻ nội địa
Có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán dịch vụ
thẻ nội địa: Tổ chức thanh toán thẻ, Ngân hàng phát hành thẻ, Ngân hàng
thanh toán thẻ (ngân hàng đại lý), Chủ thẻ và các ĐVCNT
1.2.2. Nội dung dịch vụ thẻ nội địa của NHTM
1.2.2.1. Phát hành thẻ nội địa
Thẻ ghi nợ nội địa phát hành dựa trên số dư tài khoản của khách hàng mở
tại NH đó.
Thẻ tín dụng nội địa phát hành dựa trên nguyên tắc cho vay ngắn hạn.
1.2.2.2. Thanh toán thẻ nội địa
Nguyên tắc chung của quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ là ghi Nợ
trước, ghi Có sau
1.2.3. Lợi ích và rủi ro trong hoạt động dịch vụ thẻ nội địa
1.2.3.1. Lợi ích
Thẻ ra đời đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người sử dụng, được
thể hiện qua một số chủ thể tham gia:


iv

Đối với người sử dụng thẻ: Giao dịch nhanh chóng và thuận tiện, đảm bảo sự
an toàn cho hoạt động giao dịch của khách hàng và mang đến cho khách hàng
sự văn minh.
Đối với các ĐVCNT: Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm
khách hàng; Nhanh chóng thu hồi vốn; An toàn, bảo đảm; Đảm bảo chi trả;
Hưởng ưu đãi từ NH và tăng uy tín:

Đối với đơn vị phát hành và thanh toán thẻ: Tác động đến lợi nhuận của NH,
đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tăng cường các mối quan hệ trong hoạt
động kinh doanh của NH và hiện đại hoá công nghệ NH
Đối với nền kinh tế - xã hội: Thẻ đã dần trở thành một phương tiện thanh toán
ưu việt, Tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế và thực hiện
chính sách quản lý vĩ mô
1.2.3.2. Rủi ro
Hoạt động kinh doanh NH luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các chủ thể tham gia
Đối với chủ thẻ: Lộ số PIN và làm mất thẻ, tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng,
không nhận được hoặc nhận không đúng hàng hoá, dịch vụ yêu cầu.
Đối với ĐVCNT: có thể bị NHTT từ chối thanh toán toàn bộ số tiền hàng hoá,
dịch vụ đã cung ứng cho khách hàng
Đối với đơn vị phát hành và thanh toán: Đơn phát hành thẻ giả mạo, thẻ bị
làm giả, thẻ bị mất cắp, thất lạc, ĐVCNT giả mạo, rủi ro từ việc thanh toán
hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại (Mail order, telephone order),
rủi ro do sự thiếu trung thực của nhân viên giao dịch tại các ĐVCNT, sao
chép và tạo băng từ giả (Skimming), hành vi gian dối của chủ thẻ và các sự cố
về công nghệ.
1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng tới việc phát triển dịch vụ thẻ nội địa
1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan:


v

- Vốn và trình độ công nghệ của NH: Nếu hệ thống máy móc này trục trặc
sẽ gây nên những thiệt hại lớn không chỉ đối với hệ thống cơ sở vật chất,
các trang thiết bị mà cả đối với uy tín của NH.
- Trình độ của đội ngũ nhân viên làm dịch vụ thẻ: là nghiệp vụ mới nên NH
nào có chính sách đào tạo nhân lực cho kinh doanh thẻ hợp lý thì NH đó sẽ
có cơ hội đẩy nhanh việc kinh doanh thẻ trong tương lai.

- Định hướng phát triển của NH: NH muốn phát triển dịch vụ thẻ nhưng lại
không có được chiến lược dài hạn, định hướng lâu dài thì sẽ rất khó tìm
được hướng đi đúng với thời gian ngắn, hiệu quả cao.
1.2.4.2. Các nhân tố khách quan:
- Thói quen tiêu dùng của người dân: Ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thẻ
bởi nó tạo ra môi trường thanh toán thẻ.
- Trình độ dân trí: cao thì khả năng thích nghi và áp dụng được những thành
tựu khoa học kỹ thuật vào cuộc sống để phục vụ con người.
- Thu nhập của người dân: Khi đó họ có nhu cầu gửi tiền vào NH để cất
giữ, nhờ thế số lượng tài khoản mới tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho
các NH phát triển dịch vụ thẻ.
- Trình độ khoa học công nghệ: cao thì chất lượng phục vụ càng tốt, tính
bảo mật càng cao, do đó càng thu hút được đông đảo người sử dụng thẻ.
- Môi trường pháp lý: Các quy chế, quy định trong lĩnh vực kinh doanh thẻ
sẽ khuyến khích việc kinh doanh và sử dụng thẻ nếu đó là những quy chế
hợp lý phù hợp với tình hình thực tế và ngược lại.
- Môi trường cạnh tranh: Yếu tố này quyết định đến việc mở rộng hay thu
hẹp thị phần của một NH khi tham gia thị trường thẻ. Nếu trên thị trường
chỉ có 01 NH cung cấp dịch vụ thẻ thì NH đó sẽ có lợi thế độc quyền
nhưng thị trường khó trở nên sôi động do không có các yếu tố cạnh tranh
về giá và chất lượng dịch vụ.


vi

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA
TẠI NHNo&PTNT VN
2.1. Khái quát về môi trƣờng hoạt động thẻ ở VN
Trước năm 2001, Việt Nam mới chỉ có 2 NH trong nước là VCB, ACB và
2 chi nhánh NH nước ngoài là ANZ, HSBC cung cấp dịch vụ thẻ. Đến nay, đã

có 20 NH tham gia thanh toán thẻ, tổng số lượng phát hành thẻ lên tới 3,5
triệu thẻ với 50 loại thẻ khác nhau. Có 2.200 máy ATM cùng tham gia trên thị
trường nhằm phục vụ nhu cầu những người tham gia dịch vụ thẻ.
Mạng ATM: vẫn tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các khu du lịch.
Phần lớn mới chỉ cung cấp cho khách hàng những giao dịch truyền thống và
chỉ được sử dụng tại máy ATM của NH đó hoặc một số máy hữu hạn của các
NH tham gia liên kết.
Mạng lưới ĐVCNT (POS): phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn, các
điểm du lịch có nhiều khách quốc tế.
Thị trường Việt nam xuất hiện 04 liên minh thẻ : Bank net, Connect 24,
VNBC (Viet Nam Bank Card) và liên minh do Sacombank và ANZ kết hợp.
2.2 Thực trạng cung cấp dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN
2.2.1 Mô hình và khái quát thực trạng cung cấp dịch vụ thẻ nội địa tại
NHNo&PTNT VN
NHNo&PTNT VN triển khai dịch vụ thẻ từ tháng 09/2003, muộn hơn so
với một số NHTM khác. Do việc triển khai chưa đồng bộ, các sản phẩm tiện
ích chưa nhiều nên đến 31/12/2006 mới phát hành được 627.198 thẻ thanh
toán, lắp đặt được 602 máy ATM
2.2.2. Thực trạng phát hành thẻ nội địa
2.2.2.1. Thực trạng phát hành thẻ ghi nợ (Success)
a. Tiện ích của thẻ ghi nợ: Success là một sản phẩm đa tiện ích, mang lại
thuận tiện tối đa cho mỗi chủ thẻ, cụ thể : Rút tiền mặt, thanh toán mua hàng


vii

hoá dịch vụ tại các ĐVCNT của NHNo&PTNT VN, Trả lương qua tài khoản,
chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, vấn tin tài khoản và in sao kê tài khoản
b. Thực trạng cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa
Dịch vụ thẻ được NH bắt đầu triển khai từ cuối năm 2003 nhưng thực sự

có bước phát triển mạnh, ổn định trong năm 2004, phát triển rực rỡ năm 2005
và có bước nhảy vọt trong năm 2006.
Năm 2004 toàn hệ thống có 52 máy ATM hoạt động ổn định tại 11 chi
nhánh nằm trên điạ bàn 06 tỉnh, thành phố lớn là: Hà nội, Tp Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Tây. Số lượng thẻ phát hành là 82.176
chiếc tăng 78% so với năm 2003 với số lượng phát hành bình quân đạt 4.500
thẻ/tháng.Đây là năm NHNo&PTNT VN triển khai khá mạnh mẽ, hiệu quả
dịch vụ ATM.
Năm 2005, sự ra đời của thẻ ghi nợ nội địa NHNo&PTNT VN với tên gọi
Success đánh dấu một bước tiến quan trọng của nghiệp vụ thẻ NHNo&PTNT
Việt Nam. Ngoài các tiện ích hiện có của thẻ ATM, khách hàng có thể sử
dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT, đặc
biệt thẻ ghi nợ nội địa áp dụng chức năng thấu chi đối với thẻ do chi nhánh
IPCAS phát hành, cho phép khách hàng sử dụng quá số dư của tài khoản phát
hành thẻ. Tính đến 31/12/2005 toàn hệ thống có 202 máy ATM hoạt động ổn
định tại 18 chi nhánh triển khai IPCAS và 55 chi nhánh chưa triển khai
IPCAS thuộc cân đối 9000 trên địa bàn 18 tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Tp Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tây. Số lượng thẻ phát hành đạt 287.657
thẻ tăng 251% so với năm 2004 (tăng 205.785 thẻ), số lượng phát hành bình
quân gần 20.000 thẻ/tháng với số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi phát
hành thẻ trên 1,5 triệu đồng.
Việc triển khai thêm 400 máy ATM và giải pháp mở thêm cân đối 9100,
9200 tại TTT đã làm tình hình phát hành và thanh toán thẻ tăng cao. Toàn hệ


viii

thống có 187 chi nhánh triển khai nghiệp vụ thẻ (123 chi nhánh cấp 1, 64 chi
nhánh cấp 2). Trong đó có 46 chi nhánh đã triển khai IPCAS (20 chi nhánh
cấp 1, 26 chi nhánh cấp 2) và 141 chi nhánh chưa triển khai IPCAS do TTT

trực tiếp quản lý (103 chi nhánh cấp 1, 38 chi nhánh cấp 2) thuộc các cân đối
9000, 9100 và 9200. Đến 31/12/2006 toàn hệ thống có 602 máy ATM hoạt
động ổn định tại 64 tỉnh, thành trong cả nước. Số lượng thẻ phát hành đạt
625.878 thẻ, tăng 118% so với năm 2005 (tăng gần 350.000 thẻ). Số lượng
phát hành bình quân gần 30.000 thẻ/tháng.
Tốc độ và số lượng thẻ Success tăng nhanh nên nguồn thu phí thu từ phát
hành thẻ Success đã trở thành nguồn thu đáng kể cho các chi nhánh,
2.2.2.2 Thực trạng phát hành thẻ tín dụng (Credit Card)
a. Tiện ích của thẻ tín dụng nội địa: Mua hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT
của NHNo&PTNT VN trên toàn quốc, an toàn, thuận tiện, ứng tiền mặt và
thực hiện các khoản chi tiêu trước
b. Thực trạng phát hành thẻ tín dụng nội địa
Khác với một số ngân hàng khác như VCB, ACB… phần mềm hệ thống
thẻ hiện có (Module thẻ thuộc hệ thống IPCAS) chỉ cho phép NHNo&PTNT
VN triển khai thẻ tín dụng nội địa trước nhằm tận dụng ưu thế rộng lớn về
màng lưới và khách hàng.
Tính đến 31/12/2004, NHNo&PTNT VN đã triển khai được 7 chi nhánh
với 503 thẻ được phát hành, trong đó số lượng thẻ chuẩn cao nhất. Sau thời
gian phát hành thử nghiệm đạt được một số kết quả nhất định, hệ thống phần
mềm đã đi vào hoạt động ổn định. Đến 31/12/2005 số lượng thẻ tín dụng phát
hành là 1.019 thẻ, tăng 103% so với năm 2004, tuy nhiên do vẫn còn hạn chế
về tiện ích nên đến 31/12/2006 số lượng thẻ phát hành đạt gần 1.300 thẻ, chỉ
tăng 27% so với năm 2005


ix

Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nội địa,
nhưng là một NH lớn, có uy tín, có mạng lưới khách hàng rộng lớn, dịch vụ
thẻ của NHNo&PTNT VN đã từng bước tạo được sự tin cậy của khách hàng.

2.2.3. Thực trạng thanh toán thẻ nội địa

2.2.3.1. Thực trạng thanh toán thẻ ghi nợ (Success)
Năm 2004 là năm đầu tiên chính thức đi vào hoạt động dịch vụ thẻ nội địa
nhưng doanh số hoạt động và số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng tăng
mạnh, đem lại nguồn thu dịch vụ và nguồn vốn rẻ khá lớn. Năm 2005, số món
giao dịch đạt 2.935.755 món, tăng gấp 4,84 lần so với năm 2004; doanh số
giao dịch đạt 2.103.434 triệu đồng, tăng gấp 4,4 lần so với năm 2004.Nhưng
thực sự phát triển phải nói tới năm 2006, số món đạt 6.856.439 với doanh số
giao dịch tại ATM đạt hơn 5.500 tỷ đồng, tăng gấp 162% so với năm 2005.
2.2.3.2. Thực trạng thanh toán thẻ tín dụng
Nếu so với thẻ ghi nợ thì số thẻ tín dụng tại NHNo&PTNT VN được phát
hành ít hơn với doanh số thấp hơn. Mạng lưới ĐVCNT mở rộng cùng với
hoạt động Marketting thẻ có hiệu quả của NHNo& PTNT VN đã làm cho việc
thanh toán thẻ tại các ĐVCNT của NH trở nên thuận lợi hơn .
Doanh số thanh toán thẻ tăng còn kéo theo dư nợ tăng lên của các chi
nhánh, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng. Sản phẩm thẻ được coi là một
trong những sản phẩm phục vụ nhu cầu cho vay tiêu dùng của dân cư. Với
từng khoản tín dụng nhỏ được cấp cho chủ thẻ, tổng dư nợ thẻ tín dụng tăng
lên theo từng năm ở từng chi nhánh. Sự gia tăng về doanh số thanh toán thẻ
của NHNo&PTNT VN đã khẳng định sự thành công trong khả năng thu hút
và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Doanh số thu nợ đạt 1.565 triệu đồng, không có nợ tồn nợ xấu. Đến năm
2006, doanh số thu nợ đạt gần 5.000 triệu đồng, tăng xấp xỉ 220% so với
2005, không có nợ quá hạn, nợ xấu.


x

2.2.4. Thực trạng quản lý rủi ro

Hoạt động dịch vụ thẻ là một trong những dịch vụ mang lại lợi nhuận cao,
nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, NHNo&PTNT VN đã và đang kiểm
soát được tương đối tốt rủi ro do NH vẫn chưa phát hành các loại dịch vụ thẻ
có mức rủi ro cao: thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế, công tác thẩm định
và xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ được thực hiện tương đối tốt, tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, cập nhật
thông tin nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
2.3. Đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Tuy triển khai chậm so với các NHTM khác, trình độ còn chưa đồng đều
giữa các chi nhánh trong hệ thống, nhưng bước đầu đạt được kết quả tương
đối khả quan: Tốc độ tăng trưởng phát hành và thanh toán thẻ nhanh; khối
lượng thanh toán ngày càng lớn.
Có được các kết quả trên là nhờ: Công tác chỉ đạo, điều hành luôn được chú
trọng và đầu tư cơ sở hạ tầng bước đầu được tăng cường
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
Thành tựu đạt được về dịch vụ thẻ nội địa của NHNo&PTNT VN rất đáng
khích lệ, song so với các NH khác và đặc biệt so với tiềm năng và yêu cầu
thực tế thì thành tựu đạt được còn quá nhỏ bé, mới chỉ là bước khởi đầu.
Vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Dịch vụ, sản phẩm thẻ còn nghèo nàn, đơn điệu
Ngoài 02 sản phẩm hiện có (thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa),
NHNo&PTNT VN chưa có thêm sản phẩm, dịch vụ nào khác.
Thẻ ghi nợ nội địa (Success) hầu như mới chỉ thực hiện các chức năng,
tiện ích thông dụng và giao dịch tại các ATM của NHNo&PTNT VN và một
số ít NH đại lý.


xi


Thẻ tín dụng nội địa qua gần 03 năm triển khai đến nay mới chỉ đạt được
1.300 thẻ, trong đó chủ yếu phát hành cho đội ngũ cán bộ NHNo&PTNT VN;
rất khó khăn trong việc mở rộng ra các đối tượng khách hàng. Đó chủ yếu là
do hạn chế của chương trình phần mềm nên sản phẩm thẻ tín dụng nội địa
chưa thực sự hấp dẫn về mặt tiện ích và giá trị gia tăng
Về chất lượng dịch vụ, hệ thống ATM của NHNo&PTNT VN hoạt động
chưa thật sự ổn định. Tình trạng lỗi mạng, không đồng bộ dẫn đến ATM báo
lỗi thiết bị… thường xuyên xảy ra.
Mạng lưới ĐVCNT còn rất hạn chế :
Do là NH đi sau, chi phí trang bị cho các đơn vị này quá tốn kém, nên
trong thời gian trước mắt, NHNo&PTNT VN chưa thể phát triển nhanh mạng
lưới chấp nhận thẻ.
- Chương trình phần mềm hệ thống chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu :
Trong bối cảnh Module thẻ thuộc hệ thống IPCAS hiện nay không có khả
năng hỗ trợ việc triển khai các chương trình, sản phẩm thẻ quốc tế và kết nối
Banknet cũng như phát triển chức năng, tiện ích của các sản phẩm thẻ nội địa
hiện có, thì tiến độ triển khai phần mềm kết nối thẻ quốc tế và dự án IPCAS
giai đoạn II quá chậm.
- Một số hạn chế khác
Vị trí lắp đặt cabin, máy ATM duy trì 24/24; camera giám sát, biển hiệu
quảng cáo; lưu điện dự phòng (UPS), máy điều hoà nhiệt độ, quạt thông gió;
công tác vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ ATM chưa thực hiện đúng quy định …
Nguyên nhân của các hạn chế trên
- Nguyên nhân khách quan
+ Cạnh tranh lớn trên thị trường: Trên thị trường hiện nay đã có hơn 20
NH tham gia hoạt động kinh doanh thẻ với các chính sách đa dạng hoá
sản phẩm thẻ, áp dụng các mức phí ưu đãi, liên kết với các NH khác…


xii


+ Thói quen dùng tiền mặt của người dân: Người dân gần như vẫn coi
tiền mặt là phương tiện không thể thay thế trong thanh toán tiêu dùng
+ Cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện: Môi trường pháp lý cho hoạt động
kinh doanh thẻ còn sơ sài. Nhiều quyết định đã được ban hành lâu
nhưng chưa được chỉnh sửa cho phù hợp nhu cầu hiện tại.
+ Hệ thống thanh toán liên NH chưa đồng bộ và thiếu sự thống nhất:
Dịch vụ thẻ là loại hình phát triển dựa trên sự phát triển của công nghệ
thông tin hiện đại nhưng trình độ phát triển trong lĩnh vực này của Việt
nam còn thấp.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Công tác Marketing sản phẩm chưa được chú trọng đúng mức:
NHNo&PTNT VN chưa có hoạt động chuyên sâu nào về sản phẩm thẻ,
công tác quảng bá vẫn chủ yếu dựa vào các ấn phẩm thông thường như
báo cáo thường niên, tờ rơi, lịch…
+ Chi phí đầu tư công nghệ chưa thoả đáng: Với nguồn thu hạn hẹp, lại
chưa có kinh nghiệm trong chiến lược phát triển thẻ, NHNo&PTNT
VN đã bước vào cuộc đua chậm so với các NH khác dẫn đến sự hạn
chế cả về doanh số thanh toán và số thẻ phát hành.
+ Chính sách phát triển thị trường của NH chưa khoa học: Do là một
doanh nghiệp nhà nước nên chính sách phát triển thị trường thẻ một
cách đồng bộ còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm dịch vụ mới được
phát triển nhưng còn chậm, chưa đạt tính liên tục. Việc nghiên cứu thị
trường chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp với quy mô lớn
+ Nhân lực cho hoạt động thẻ còn thiếu, chưa có tính chuyên nghiệp
cao: Hầu hết cán bộ làm công tác thẻ đều trẻ cả về tuổi đời lẫn kinh
nghiệm. Trong khi kinh doanh thẻ lại là lĩnh vực nghiệp vụ mới nên các
cán bộ phải vừa làm, vừa học, vừa tích luỹ kinh nghiệm.



xiii

CHƢƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA
TẠI NHNo&PTNT VN
3.1. Định hƣớng phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN
3.1.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN
3.1.1.1. Khó khăn và thách thức
NHNo&PTNT VN mới chỉ giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong phát triển
nông nghiệp nông thôn nhưng chưa có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực kinh
doanh thẻ.
Việc chậm triển khai phần mềm kết nối thẻ quốc tế, dự án IPCAS giai
đoạn II, nâng cấp hệ thống máy chủ vì nhiều nguyên nhân khác nhau kéo theo
một loạt hạn chế: đơn điệu về sản phẩm, hạn chế về tiện ích, giá trị gia tăng…
Công tác quảng cáo tiếp thị một cách bài bản chưa được quan tâm đầu tư
đúng mức làm trong việc tiếp cận khách hàng, mở rộng thị phần, đặc biệt là
việc phát triển mạng lưới các ĐVCNT.
3.1.1.2. Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN
NHNo&PTNT VN là một trong những NHTM chiếm ưu thế hàng đầu về
mạng lưới chi nhánh, khách hàng và đội ngũ cán bộ với 2.000 chi nhánh trên
toàn quốc và gần 03 vạn cán bộ công nhân viên. Hiện nay, NH có khoảng
10.500 khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ giao dịch tiền vay; 2,7 triệu
khách hàng có tài khoản cá nhân và hơn 15 triệu hộ kinh doanh.
3.1.2. Kế hoạch phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN
- Kế hoạch chung đến cuối năm 2007:
+ Sử dụng và khai thác hiệu quả của 602 máy ATM
+ Số lượng POS: 3.000 POS
+ Thẻ ghi nợ nội địa: 1.200.000 thẻ
+ Thẻ tín dụng nội địa: 3.000 thẻ
+ Phát hành thẻ quốc tế Visa Debit, MasterCard Debit



xiv

+ Thực hiện chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế (cả ATM và POS)
- Thẻ ghi nợ nội địa: là sản phẩm giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong các loại hình kinh doanh thẻ, kế hoạch trong thời gian tới:
+ Phát triển thêm các tiện ích thanh toán, đáp ứng tối đa nhu cầu của
người tiêu dùng: Thanh toán hoá đơn các loại; mua bảo hiểm; mua thẻ
điện thoại trả trước; tra cứu số dư tài khoản thông qua dịch vụ tin nhắn
và tổng đài; chuyển khoản tại ATM trung gian…
+ Nghiên cứu phát triển thêm một số sản phẩm thẻ mới, như thẻ ghi nợ
trả trước (prepaid card), thẻ liên kết thương hiệu VITC-AGRIBANK,
thẻ dành riêng cho đối tượng khách hàng cụ thể… nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm thẻ NHNo&PTNT VN
- Thẻ tín dụng nội địa: Thực hiện phát hành thẻ kết hợp với cho vay phục vụ
đời sống, cho vay tiêu dùng, đi đôi với việc đẩy mạnh công tác phát triển
mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ (tập trung phát triển ĐVCNT và tăng
nhanh số lượng POS được lắp đặt).
3.1.3. Công tác phát triển chủ thẻ, đại lý
Tập trung vào đối tượng khách hàng có tài khoản tiền gửi tại
NHNo&PTNT Việt Nam, phát triển chủ thẻ và ĐVCNT tại các thành phố lớn
có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân cao và tiềm năng du lịch lớn.
Triển khai nghiệp vụ thẻ đến các chi nhánh triển khai IPCAS giai đoạn II.
Khẩn trương hoàn thành và đưa vào triển khai giải pháp POS tại các chi
nhánh 9000, 9100 và 9200 và chi nhánh cấp II chưa triển khai IPCAS để mở
rộng mạng lưới thanh toán thẻ của NHNo&PTNT Việt Nam.
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN
3.2.1. Giải pháp thúc đẩy phát hành thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN
3.2.1.1. Phát triển và nâng cao tiện ích sử dụng của thẻ nội địa tại
NHNo&PTNT VN



xv

Thứ nhất, nâng cao tiện ích, đa dạng hoá các tính năng của thẻ nội địa
như một phương tiện chính cho người dân sử dụng để thanh toán cho các chi
tiêu sinh hoạt hàng ngày
Thứ hai, tích cực mở rộng màng lưới, loại hình ĐVCNT và ATM để tạo
mạng lưới rộng lớn phục vụ mọi đối tượng khách hàng, đồng thời hỗ trợ thêm
các tiện ích của thẻ để tạo thuận lợi và thu hút người sử dụng thẻ
Thứ ba, phát triển và đa dạng hoá các loại hình tài khoản cá nhân, khuyến
khích khách hàng mở tài khoản cá nhân để sử dụng thẻ hoặc sử dụng tiền vay
tại NH.
Thứ tƣ, liên kết giữa NHNo&PTNT VN với các NH khác ở Việt Nam.
3.2.1.2. Nghiên cứu và xác định thị trƣờng phát triển của chủ thẻ
Cần phân loại khách hàng theo một số tiêu thức nhất định thành những
nhóm riêng biệt và nghiên cứu xem khách hàng trong mỗi nhóm có nhu cầu
gì, có phù hợp với khả năng đáp ứng của NH hay không, từ đó đưa ra những
quyết định lựa chọn thị trường mà NH có thể phục vụ tốt nhất nhu cầu của họ.
3.2.1.3. Cải tiến chất lƣợng và công nghệ phát hành
Độ an toàn của thẻ là mục tiêu mà ngành công nghiệp thẻ luôn hướng tới
và chất lượng của thẻ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ phát hành. Để phát
hành thẻ có tính đảm bảo cao đòi hỏi đầu tư lớn về thiết bị, máy móc, đặc biệt
là máy dập thẻ.
3.2.1.4. Đẩy mạnh nghiệp vụ Marketing trong hoạt động thẻ
Để mở rộng hoạt động phát hành thẻ thì việc đầu tiên và quan trọng nhất
là phải giới thiệu thẻ đến khách hàng, cụ thể:
TTT nên thành lập một phòng Marketing chuyên về thẻ.
Việc phối hợp giữa bộ phận marketing thẻ và các bộ phận tác nghiệp khác
của thẻ cần thống nhất trong chỉ đạo và triển khai



xvi

Tổ chức chương trình giới thiệu và gửi thư mời tới cá nhân và tổ chức
quảng bá sản phẩm thẻ.
Đẩy mạnh công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phối hợp với đài truyền hình, hợp tác với các trường đại học, các nhà máy
có số lượng cán bộ CNV đông thực hiện các chương trình dưới dạng toạ đàm,
hỏi đáp, phim tư liệu, phóng sự giới thiệu thẻ của NH
3.2.2. Giải pháp thúc đẩy việc thanh toán thẻ tại NHNo&PTNT VN
3.2.2.1. Phát triển mạng lƣới ĐVCNT
NHNo&PTNT VN cần định hướng phát triển các ĐVCNT tại nhiều địa
phương khác nhau theo các thị trường mục tiêu đã xác định, nhằm giúp các
chủ thẻ có khả năng sử dụng trên địa bàn rộng một cách thuận tiện.
Trên cơ sở lợi thế có mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc,
NHNo&PTNT VN nên khai thác những công ty lớn, như vậy khách hàng vừa
có thể sử dụng thẻ tại tất cả các ĐVCNT trên toàn quốc mà NH cũng tận dụng
được hệ thống 2.000 chi nhánh trên cả nước.
Việc phân đoạn đại lý cũng phải tham khảo cho phù hợp với việc phân
đoạn đối tượng khách hàng. Đồng thời tiến hành phân chia thành các loại thị
trường để định hướng phát triển mạng lưới ĐVCNT phù hợp.
3.2.2.2. Mở rộng mạng lƣới ATM
Mặc dù đã 600 máy ATM trải rộng trên toàn quốc nhưng vẫn chưa đáp
ứng được hết nhu cầu. Trong thời gian tới NHNo&PTNT VN tập trung triển
khai lắp đặt thêm tại một số địa điểm có tần suất giao dịch cao:
- Các thành phố lớn : sẽ chú trọng lắp đặt máy tại các tụ điểm đông người
như siêu thị, nhà ga, rạp chiếu bóng, nhà hàng…
- Các khu công nghiệp : Với các doanh nghiệp có số lượng cán bộ, công
nhân đông, máy ATM sẽ phục vụ việc trả lương cho các đối tượng này.



xvii

- Các địa danh du lịch và vui chơi giải trí : có nhiều du khách trong và ngoài
nước, đặt máy ATM phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong mỗi kỳ nghỉ.
3.2.2.3. Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các NHTT
Nhờ có hiệp hội, các NHTT trong nước có thể liên kết với nhau, đề ra
đường lối, chính sách chung về chi phí, quy trình thanh toán nhằm chống lại
sự cạnh tranh không lành mạnh từ các NH nước ngoài, đồng thời tạo sự thống
nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam.
3.2.3. Một số giải pháp khác
3.2.3.1. Tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ
Hiện nay, NHN0&PTNT VN đã có một đội ngũ cán bộ thẻ năng động,
vững chuyên môn, đảm trách tốt công việc của mình nhưng xét về tiềm năng
phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ thì như vậy là chưa đủ. Do đó, NH
cần mạnh dạn đầu tư cho nguồn nhân lực cả về lượng và chất, cụ thể :
Cử cán bộ tham dự các khoá đào tạo, hội nghị, hội thảo chuyên đề về thẻ
trong và ngoài nước;
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ trong ngành do đội ngũ cán bộ chủ chốt tại
TTT cùng số cán bộ chi nhánh đã qua các khoá đào tạo nghiệp vụ thẻ đảm
nhận; thuê chuyên gia tư vấn…
Chú trọng đào tạo một số chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực thẻ.
3.2.3.2. Tăng cƣờng đầu tƣ cho hệ thống trang thiết bị kỹ thuật
Hoàn thành thủ tục mua sắm chương trình phần mềm quản lý, kết nối thẻ
quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án IPCAS giai đoạn II
Khẩn trương hoàn thành việc nâng cấp hệ thống máy chủ tại Trung tâm
công nghệ Thông tin
Đối với hệ thống máy phát hành thẻ mới và hệ thống xử lý POS trung tâm:
Sớm hoàn thành nghiệm thu và đưa hệ thống thiết bị vào khai thác sử dụng,

kịp thời phát hành thẻ cho các chi nhánh đáp ứng yêu cầu của khách hàng.


xviii

3.2.3.3. Tăng cƣờng phòng chống rủi ro
Thứ nhất : xây dựng các quy trình nghiệp vụ
Thứ hai : Xác lập các bộ phận chuyên trách: Bộ phận tín dụng và thu hồi nợ
và bộ phận an ninh
Thứ ba : Xác định yêu cầu về nhân sự
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc
- Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định: là nền tảng vững chắc cho mọi sự
phát triển, tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân, mở rộng quan hệ
quốc tế, hiện đại hoá công nghệ NH.
- Tạo điều kiện mở rộng thanh toán qua NH: Các ngành cấp hữu quan cần
quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng
đến tiền mặt, mở rộng thanh toán qua NH.
- Thực hiện chính sách ưu đãi, đầu tư vào công nghệ: giảm thuế nhập khẩu
cho việc nhập các máy móc thiết, miễn thuế thu nhập cho các năm đầu
hoạt động; đầu tư thành lập các nhà máy, cơ sở sản xuất máy móc hoặc
thấp hơn là các linh kiện cho việc phát hành và thanh toán thẻ và cần có kế
hoạch mở rộng sản xuất thẻ thay thế cho nguồn thẻ trắng đang nhập khẩu
- Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về thẻ
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực thẻ,
đảm bảo phù hợp với xu thế mới,
Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín
dụng (CIC) .
3.3.3. Kiến nghị với hội thẻ ngân hàng Việt Nam

Can thiệp và điều tiết hoạt động kinh doanh thẻ, tạo môi trường cạnh tranh
lành mạnh, thúc đẩy thị trường thẻ Việt Nam ngày càng phát triển.


xix

KẾT LUẬN
Phát triển kinh doanh thẻ nội địa là một định hướng đúng của NHNo&PTNT
VN. Thời gian chưa dài nhưng hoạt động dịch vụ thẻ đã tự khẳng định được vị
trí trong phát triển các dịch vụ NH. Thẻ nội địa không chỉ là sản phẩm phục vụ
cho chiến lược hiện đại hoá dịch vụ NH của NHNo&PTNT VN, mà còn là sản
phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ một cách
có hiệu quả, cải thiện nền văn minh thanh toán, kích thích mạnh mẽ sự phát triển
thương mại điện tử tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập
quốc tế
Với nhận thức như vậy, tác giả chọn đề tài nêu trên làm mục tiêu nghiên cứu
nhằm phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại NHNo&PTNT VN đến năm 2010



×