Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.74 KB, 9 trang )

trong giai đoạn 2010 – 2014 là khá cao, bình quân cả giai
đoạn đạt 25,85%, chính sách tín dụng, định hướng phát triển tạo điều kiện để phát
triển TDBL, đội ngũ lãnh đạo, nhân viên có trình độ đã tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển TDBL.
Các nhân tố bên ngoài ngân hàng như môi trường kinh tế - xã hội của Sơn La
giai đoạn 2010 – 2014 tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã giúp cho
ngân hàng có cơ hội để phát triển TDBL, song bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng
như sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên cùng địa bàn đã phần nào cản trở sự
phát triển TDBL của BIDV Sơn La.
Thứ ba, luận văn phân tích thực trạng phát triển TDBL của BDV Sơn La giai
đoạn 2010 – 2014.
Thực trạng phát triển TDBL của BIDV Sơn La được nghiên cứu trên các khía
cạnh: tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL, cơ cấu dư nợ TDBL, số lượng sản phẩm của
chi nhánh giai đoạn 2010 -2014. Bên cạnh đó tác giả tiến hành phân tích sự phát
triển TDBL trên hai khía cạnh là sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Qua
phân tích thực trạng tác giả nhân thấy số lượng sản phẩm TDBL của chi nhánh chưa
có sự thay đổi qua các năm, hệ thống kênh phân phối còn mỏng, tuy nhiên chất
lượng các khoản nợ là tốt (tỷ lệ nợ xấu thấp), khách hàng hài lòng với dịch vụ TDBL
của ngân hàng.
Thứ tư, đánh giá sự phát triển TDBL tại BIDV Sơn La


Qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TDBL tác giả nhân thấy việc
phát triển TDBL tại BIDV có một số ưu điểm sau:
- Tổng dư nợ TDBL toàn chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh qua các năm.
- Thị phần TDBL của chi nhánh cũng có sự cải thiện theo thời gian và tăng trưởng
đều đặn qua các năm, năm 2010 thị phần TDBL của chi nhánh là 7,9% thì đến năm 2014
là 9,44%, điều này thể hiện sự thành công của chi nhánh trong việc thu hút khách hàng
từ những ngân hàng khác trên địa bàn cũng như việc tìm kiếm khách hàng mới.
- Trong giai đoạn 2010 – 2014 mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng khá cao,
tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động TDBL của BIDV Sơn La luôn được duy trì trong


ngưỡng an toàn.
- Khách hàng khá hài lòng với chất lượng TDBL của BIDV Sơn La.
Bên cạnh những ưu điểm thì phát triển TDBL tại BIDV Sơn La vẫn còn tồn tại
một số hạn chế cần khắc phục như:
- Trong 5 năm qua số lượng sản phẩm TDBL của chi nhánh không có sự thay đổi,
chi nhánh vẫn chỉ duy trì những sản phẩm sẵn có mà chưa có biện pháp phát triển các sản
phẩm mới.
- Mặc dù chi nhánh đã có sự tăng trưởng về thị phần TDBL tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng thị phần của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2014 còn chậm.
- Nhìn chung khách hàng khá hài lòng với chất lượng TDBL của BIDV Sơn La,
tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động TDBL
mà ngân hàng cần sớm cải thiện như: trụ sở giao dịch, thái độ, kỹ năng phục vụ của nhân
viên ngân hàng..
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN LA
Trong chương này, tác giả đưa ra những giải pháp về phát triển TDBL tại BIDV
Sơn La trên cơ sở phân tích thực trạng và định hướng phát triển của ngân hàng. Để thúc


đẩy sự phát triển TDBL của chi nhánh trong thời gian tới BIDV Sơn La có thể tập trung
vào một số giải pháp sau:
- Phát triển kênh phân phối:
+ Mở rộng hệ thống phòng giao dịch tại các khu vực có tiềm năng phát triển
như khu vực thị trấn Sông Mã, thị trấn Phù Yên, hiện tại hai địa bàn này mới chỉ có
phòng giao dịch của Agribank Sơn La, do đó cơ hội của chi nhánh trong việc chiếm
lĩnh thị phần là khá cao.
+ Phát triển các phòng giao dịch theo hướng ngân hàng bán lẻ
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm TDBL: chuẩn hóa danh mục sản phẩm hiện

có và phát triển các sản phẩm mới.
- Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên ngân hàng:
+ Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao
của môi trường kinh doanh.
+ Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp
trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho
việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và
cấp thực hiện.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: để có thể đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng bán lẻ nói chung và TDBL nói riêng, BIDV Sơn La cần tiếp tục đầu tư cho
hệ thống các phần mềm nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao, giao dịch nhanh
chóng, thuận tiện, an toàn.
- Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán hàng: Áp dụng chính
sách phân đoạn thị trường, phân loại khách hàng trong công tác chăm sóc khách
hàng.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing: để nâng cao chất lượng hoạt động
marketing ngân hàng có thể thành lập một bộ phận marketing độc lập, duy trì các
khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới…


KẾT LUẬN
Một trong những xu hướng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam đó
làchuyển hướng hoạt động ngân hàng sang mô hình đa năng, hoạt động đa lĩnh
vực,đặc biệt là phát triển mạnh mảng hoạt động bán lẻ bên cạnh mảng hoạt động
chínhlà bán buôn vốn có từ trước của các NHTM Việt Nam.
Việc phát triển TDBL giúp các ngân hàng có thể khai thác một lượng lớn khách
hàng còn chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam. Cùng
với đó việc phát triển tín dụng bán lẻ với quy mô từng khoản vay nhỏ nhưng số
lượng khách hàng lại đông đảo giúp ngân hàng có thể phân tán rủi ro đồng thời gia

tăng thu nhập của ngân hàng. Việc phát triển TDBL còn góp phần hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên từ đó thúc đẩy sự phát triển
của ngân hàng.
Với mong muốn những sản phẩm TDBL của ngân hàng đến tay từng người
dân trong địa bàn tỉnh Sơn La với chất lượng cao, đem lại hiệu quả sử dụng tối đa
cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh cao nhất cho BIDV Sơn La, luận văn đã xây
dựng được các giải pháp phát triển dịch vụ TDBL cho Chi nhánh BIDV Sơn La trong
thời gian tới.



×