Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH của điều DƯỠNG về PHÂN LOẠI NGƯỜI BỆNH BẰNG ESI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA cấp cứu BỆNH VIỆN đa KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM, năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.92 KB, 77 trang )

B GIO DC O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGễ VN SN

KIếN THứC, THựC HàNH CủA ĐIềU DƯỡNG
Về PHÂN LOạI NGƯờI BệNH BằNG ESI Và CáC YếU Tố
LIÊN QUAN
TạI KHOA CấP CứU - BệNH VIệN ĐA KHOA TRUNG
ƯƠNG
QUảNG NAM, NĂM 2016

LUN VN THC S Y HC


H NI - 2016

B GIO DC O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGễ VN SN

KIếN THứC, THựC HàNH CủA ĐIềU DƯỡNG
Về PHÂN LOạI NGƯờI BệNH BằNG ESI Và CáC YếU Tố
LIÊN QUAN


TạI KHOA CấP CứU - BệNH VIệN ĐA KHOA TRUNG
ƯƠNG
QUảNG NAM, NĂM 2016
Chuyờn nghnh: Qun Lý Bnh Vin
Mó s: 60720701

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Trng Quang Trung
2. PGS. TS. Nguyn Vn Hin


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bè bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo
Sau Đại học, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng trường Đại
học Y Hà Nội cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Trương Quang
Trung và PGS. TS. Nguyễn Văn Hiến - những người thầy đã dành nhiều tâm
huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc, Điều dưỡng Trưởng
Bệnh viện, tập thể y-bác sỹ khoa cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Trung ương

Quảng Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu
thập số liệu và hoàn thành đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Ngô Văn Sơn

năm 2016


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội.
- Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y
Hà Nội.
- Bộ môn Tổ chức và quản lý y tế - Trường Đại học Y Hà Nội.
- Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ năm học 2015-2016.
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của Tôi. Các số liệu, cách xử lý,
phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực và khách quan. Các kết quả nghiên
cứu này chưa được công bố ở trên bất kỳ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày

tháng


Học viên

Ngô Văn Sơn

năm 2016


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACEP

: Hội Bác Sỹ cấp cứu Hoa Kỳ
(American College of Emergency Physicians)

CSNB

: Chăm sóc người bệnh

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

ĐD

: Điều dưỡng

ĐDT

: Điều dưỡng trưởng


ESI

: Chỉ số mức độ nặng tại khoa cấp cứu
(Emergency Severity Index)

ESI-v4

: ESI phiên bản 4

ESI.4

: ESI mức 4

ED

: Khoa cấp cứu
(Emergency department )

ENA

: Hội Điều dưỡng cấp cứu Hoa Kỳ
(Emergency Nurses Association)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Vị trí, chức năng, vai trò của Điều dưỡng...............................................4
1.1.1. Khái niệm về Điều dưỡng...................................................................4
1.1.2. Vị trí của Điều dưỡng viên ................................................................4
1.1.3. Chức năng của Điều dưỡng viên.........................................................5
1.1.4. Vai trò của Điều dưỡng viên...............................................................5
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành điều dưỡng..............................6
1.2.1. Nhận thức về thực hành điều dưỡng...................................................6
1.2.2. Trình độ chuyên môn của điều dưỡng viên........................................7
1.2.3. Đào tạo và tập huấn............................................................................8
1.2.4. Điều kiện và môi trường làm việc của điều dưỡng..............................8
1.2.5. Quan niệm của xã hội về nghề nghiệp và chính sách đãi ngộ cho ĐD...10
1.3. Các đặc thù của cấp cứu........................................................................11
1.3.1. Rất nhiều khó khăn, thách thức.........................................................11
1.3.2. Đảm bảo an toàn tính mạng, chức năng cơ quan trước tiên...............12
1.3.3. Thực hiện nhiều thao tác đồng thời với người bệnh..........................12
1.3.4. Nguy cơ bị quá tải, bỏ sót người bệnh...............................................12
1.3.5. Tính ưu tiên cấp cứu (giữa các người bệnh; giữa các động tác, can
thiệp, chăm sóc) mà không phải theo thứ tự thông thường..........................12
1.3.6. Phải tiếp cận và sắp xếp giải quyết khi có người bệnh tử vong..........13
1.4. Khái quát về chỉ số phân loại người bệnh Cấp Cứu..........................13
1.4.1. Một số khái niệm..............................................................................13
1.4.2. Ý nghĩa của lược đồ ESI...................................................................16
1.5. Thực trạng áp dụng thang điểm phân loại người bệnh..........................21


1.5.1 Trên thế giới......................................................................................21

1.5.2 Tại Việt Nam....................................................................................24
1.6. Một số nghiên cứu về phân loại người bệnh cấp cứu theo ESI.............25
1.6.1. Trên thế giới.....................................................................................25
1.6.2. Tại Việt Nam....................................................................................26
1.7. Một số thông tin về bệnh viện Đa Khoa Trung ương Quảng Nam.......27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu...........................................29
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................29
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................29
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...................................................29
2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu....................................................30
2.3.1. Công cụ thu thập số liệu...................................................................30
2.3.2. Quy trình thu thập số liệu..................................................................30
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá..........................................................................31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................31
2.5. Kiểm soát và xử lý sai số......................................................................32
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................32
2.7. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................33
2.8. Nội dung biến số, chỉ số........................................................................33
2.9. Khung nghiên cứu................................................................................36
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

37

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu....................................................37

3.2. Kết quả kiến thức và thực hành ESI......................................................38
3.2.1. Kết quả kiến thức ESI.......................................................................38


3.2.2. Kết quả thực hành ESI......................................................................40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về
ESI.........................................................................................................43
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức...............................................43
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành..............................................45
3.3.3. Ý kiến của Điều dưỡng đối với việc áp dụng ESI tại khoa cấp cứu...47
Chương 4: BÀN LUẬN 49

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................49
4.2. Thực trạng kiến thức về ESI của Điều dưỡng.......................................50
4.3. Thực trạng thực hành ESI của Điều dưỡng...........................................51
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về ESI của Điều dưỡng............53
4.5. Một số yếu tố liên quan đến thực hành ESI của Điều dưỡng................53
KẾT LUẬN

56

KHUYẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.


Đặc điểm chung của ĐD 37

Bảng 3.2.

Điểm trung bình về kiến thức ESI của Điều dưỡng

Bảng 3.3.

Đánh giá kiến thức ESI của Điều dưỡng 39

Bảng 3.4.

Mô hình kiến thức phân loại ESI của Điều dưỡng 39

Bảng 3.5.

Kiến thức phân loại ESI đúng và lỗi

Bảng 3.6.

Điểm trung bình về thực hành ESI của Điều dưỡng

Bảng 3.7.

Đánh giá thực hành ESI của Điều dưỡng 41

Bảng 3.8.

Mô hình thực hành phân loại ESI của Điều dưỡng


Bảng 3.9.

Thực hành phân loại ESI đúng và lỗi

38

40
40
41

42

Bảng 3.10. Liên quan giữa kiến thức về ESI với yếu tố cá nhân của ĐD

43

Bảng 3.11. Liên quan giữa thực hành về ESI với yếu tố cá nhân của ĐD

45

Bảng 3.12. Liên quan giữa kỹ năng thực hành với kiến thức về ESI của ĐD46

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biếu đồ 3.1. Tình hình tập huấn về ESI của Điều Dưỡng 38
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa kiến thức ESI và thực hành ESI 47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phân loại người bệnh cấp cứu là một hoạt động chuyên môn hàng ngày tại
hầu hết các khoa Cấp cứu và phòng khám Cấp cứu của các bệnh viện. Mục đích
của hoạt động này nhằm sàng lọc, đánh giá lâm sàng nhanh theo mức độ nặng
từ khi tiếp nhận để ưu tiên đưa những người bệnh cần cấp cứu vào khám và xử
trí trước bỏ qua giai đoạn chờ đợi. Việc phân loại người bệnh ngay từ giai đoạn
tiếp đón là vô cùng cần thiết trong bối cảnh quá tải Bệnh viện để giảm thiểu các
biến chứng và tử vong do cấp cứu người bệnh không kịp thời [1].
Căn cứ vào sự đồng thuận của các chuyên gia và chứng cứ hiện có, vào
năm 2005 Hội bác sỹ cấp cứu Hoa Kỳ (ACEP), Hội Điều dưỡng cấp cứu Hoa
Kỳ (ENA) đã biên soạn và khuyến cáo sử dụng chỉ số mức độ nặng tại khoa
cấp cứu (ESI). Sau 4 lần tái bản ESI phiên bản 2012 đang được sử dụng.
ESI là một hệ thống phân loại người bệnh thành năm cấp đơn giản để
sử dụng bằng cách phân loại theo lưu đồ và nguồn lực cần thiết. Các lưu đồ
phân loại ESI được dựa trên bốn điểm quyết định quan trọng. Ý nghĩa của quá
trình phân loại cấp cứu là để nhanh chóng quyết định hướng xử trí cấp cứu cho
người bệnh theo ưu tiên cấp cứu và được thăm khám xác định ngay không phải
để chờ đợi. Người Điều dưỡng (ĐD) phân loại thực hiện một cách ngắn gọn,
tập trung đánh giá và gán cho người bệnh một mức độ ưu tiên khác nhau. Hoạt
động nàu có thể được xem là một biện pháp đo lường người bệnh một cách an
toàn, thời gian bao lâu có thể chờ đợi để được thăm khám và điều trị [2].
Từ kết quả phân loại năm cấp độ dựa trên tính khẩn cấp của người bênh
cần phải được bác sĩ thăm khám và điều trị, thời gian triển khai và đưa ra quy
trình chăm sóc sức khỏe bao gồm: ngay lập tức, mới xuất hiện (phút 1-14 phút),


2

khẩn cấp (15 đến 60 phút), bán khẩn cấp (1-2 giờ), và không khẩn cấp (2-24 giờ)
[2].
Các nghiên cứu ban đầu tại Hoa Kỳ cho thấy ít có khác biệt trong dự

đoán tiên lượng các người bệnh đến khám cấp cứu được Bác sỹ chuyên khoa
cấp cứu hay bác sỹ đa khoa hoặc Điều dưỡng có kinh nghiệm tiến hành phân
loại. Nói chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy khi người tiến hành phân
loại người bệnh cấp cứu là người có nhiều kinh nghiệm cũng như người có
kiến thức tốt về cấp cứu sẽ là nhóm đối tượng cho các quyết định tốt nhất khi
phân loại người bệnh cấp cứu. Nhóm này bao gồm các thầy thuốc thực hành
tại khoa cấp cứu và các Điều dưỡng cấp cứu có kinh nghiệm [3].
Tại khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam, lượng
người bệnh đến cấp cứu rất thay đổi theo thời điểm trong ngày, giữa các ngày
trong tuần, giữa các mùa và rất khó dự đoán chính xác được lượng người
bệnh đến cấp cứu. Trên thực tế là thường xuyên có các thời điểm khoa cấp
cứu bị quá tải người bệnh và quá tải công việc. Khi khoa cấp cứu bị quá tải,
Bác sỹ trực không tầm soát hết những mức độ nặng của nhiều người bệnh.
Điều dưỡng trực tại khoa cấp cứu là những người có khả năng phối hợp tốt
với bác sỹ trong công việc cấp cứu người bệnh. Vì vậy, Đánh giá chính xác
mức độ ưu tiên là nhiệm vụ của người Điều dưỡng và để thực hiện được thì
Điều dưỡng phải có kiến thức và kỹ năng thực hành về phân loại người bệnh.
Từ tình hình trên, Ban giám đốc Bệnh viện đã tổ chức 1 lớp tập huấn về quy
trình phân loại người bệnh cấp cứu theo ESI [2] cho toàn bộ Bác Sỹ và Điều
dưỡng khoa cấp cứu và đã ra quyết định áp dụng thực hiện phân loại người
bệnh bằng ESI tại khoa cấp cứu vào tháng 1 năm 2014 [4].
Để thực hiện được quy trình này, cần đảm bảo rằng hệ thống phân loại
thực hiện là đáng tin cậy và Điều dưỡng thực hiện nó một cách chính xác. Tuy
nhiên thực tế kiến thức và kỹ năng phân loại người bệnh của Điều dưỡng tại


3

khoa cấp cứu đạt đến mức độ nào? Họ đã thực hiện quy trình phân loại người
bệnh ra sao? Có thể có các yếu tố nào liên quan đến kiến thức và thực hành

phân loại người bệnh của Điều dưỡng? Để góp phần trả lời các câu hỏi này
nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành của Điều dưỡng về phân loại người
bệnh bằng ESI và các yếu tố liên quan tại khoa cấp cứu - Bệnh Viện Đa
Khoa Trung Ương Quảng Nam, năm 2016” được tiến hành với
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về ESI tại khoa
cấp cứu Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Quảng Nam, năm 2016.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của Điều
dưỡng về ESI tại khoa cấp cứu-Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Quảng
Nam, năm 2016.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí, chức năng, vai trò của Điều dưỡng
1.1.1. Khái niệm về Điều dưỡng
Điều dưỡng là một môn nghệ thuật và khoa học nghiên cứu cách chăm
sóc bản thân khi cần thiết, chăm sóc người khác khi họ không thể tự chăm
sóc. Tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà định nghĩa về Điều dưỡng
được đưa ra khác nhau [5].
Tại Việt Nam Điều dưỡng viên từng được gọi là y tá. Hiện nay, theo
cách dịch mới và thống nhất chuẩn quốc tế, các bệnh viện đã thống nhất dùng
thuật ngữ Điều dưỡng viên [6].
Theo Nightingale 1860: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi
trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ”; Theo Virginia Handerson
1960: “Chức năng duy nhất của người Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động
nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe, hoặc cho
cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện nếu họ có sức

khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập
càng sớm càng tốt” [6].
Theo Hội Điều dưỡng Hoa Kỳ năm 1980: “Điều đưỡng là chẩn đoán và
điều trị những phản ứng của con người đối diện với bệnh hiện tại hoặc bệnh
có tiềm năng xảy ra” [5].
1.1.2. Vị trí của Điều dưỡng viên [6] .


5

Trong các cơ sở y tế, người bệnh là đối tượng phục vụ của Điều
dưỡng. Do vậy Điều dưỡng cần phải hiểu mỗi cá thể ở một phương diện nào
đó giống tất cả mọi người, ở một phương diện khác chỉ giống một số người,
có những phương diện không giống ai. Con người cũng có cá tính riêng biệt,
có thể thay đổi khi bị tác động bởi các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh
thần trong môi trường sống, làm việc và tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của
mỗi con người đó.
Phân loại của Maslow: rất hữu ích để làm nền tảng cho Điều dưỡng thực
hiện công việc nhận định tình trạng về bệnh tật của người bệnh, về những giới
hạn và nhu cầu đòi hỏi sự can thiệp chăm sóc. Những nhu cầu này bao gồm:
nhu cầu về thể chất và sinh lý; nhu cầu về an toàn và an ninh; nhu cầu về tình
cảm và mối quan hệ; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu tự hoàn thiện.
Theo Virginia Henderson thì thành phần của chăm sóc cơ bản bao gồm
14 yếu tố. Điều dưỡng cần nhận biết nhu cầu người bệnh để có kế hoạch đáp
ứng trong quá trình thực hiện CSNB, bao gồm đáp ứng nhu cầu về: hô hấp, ăn
uống, giúp đỡ người bệnh về sự bài tiết, tư thế, vận động; …
1.1.3. Chức năng của Điều dưỡng viên
Người Điều dưỡng viên có trình độ đại học phải là người thực hiện
được các chức năng [5]:
- Chức năng phụ thuộc: là thực hiện có hiệu quả các y lệnh của bác sỹ.

- Chức năng phối hợp: là phối hợp với bác sỹ trong việc CSNB; phối
hợp thực hiện các thủ thuật, thực hiện theo dõi và CSNB để cùng bác sỹ hoàn
thành nhiệm vụ chữa bệnh để người bệnh sớm được ra viện.
- Chức năng chủ động: bản thân người Điều dưỡng chủ động CSNB;
thực hiện “Quy trình Điều dưỡng” để chăm sóc toàn diện người bệnh nhằm
đáp ứng nhu cầu mà người bệnh và gia đình họ mong muốn.
1.1.4. Vai trò của Điều dưỡng viên


6

Vai trò thực hành đạt được thông qua đánh giá việc áp dụng quy trình
Điều dưỡng như: Nhận định người bệnh; chẩn đoán Điều dưỡng; lập kế hoạch
chăm sóc; thực hiện chăm sóc theo kế hoạch và đánh giá người bệnh sau khi
thực hiện chăm sóc [7].
Vai trò lãnh đạo: Điều dưỡng sử dụng kỹ năng lãnh đạo trong nhiều
hoàn cảnh khi thực hiện nhiệm vụ. Tại bệnh viện, Điều dưỡng chủ động giúp
đỡ người bệnh để đáp ứng các nhu cầu cơ bản khi họ yêu cầu hoặc thực hiện
các công việc chăm sóc điều trị cùng bác sỹ cho người bệnh. Nhiều khi người
bệnh cản trở việc thực hiện, Điều dưỡng cần phát huy vai trò lãnh đạo bằng
cách thuyết phục, giải thích để họ cộng tác trong quá trình điều trị bệnh để
mau chóng khỏi bệnh.
Tại cộng đồng, Điều dưỡng giúp đỡ người bệnh cô đơn, một gia đình,
hoặc cụm dân cư để thay đổi các hành vi liên quan đến sức khỏe. Người Điều
dưỡng cần sử dụng các văn bản dưới luật, các chiến dịch, các công trình dịch
vụ công cộng hướng về sức khỏe, các dự án hỗ trợ,… để làm tốt vai trò lãnh
đạo của mình [7].
Vai trò nghiên cứu: nghiên cứu Điều dưỡng là góp phần tạo cơ sở khoa
học cho hành nghề Điều dưỡng. Thông qua các công trình nghiên cứu để xác
định các kết quả của chăm sóc Điều dưỡng và mang lại các bằng chứng khoa

học thực tiễn từ đó rút kinh nghiệm và cải thiện chất lượng chăm sóc.
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành điều dưỡng
1.2.1. Nhận thức về thực hành điều dưỡng
* Hội điều dưỡng Canada đưa ra các tiêu chuẩn thực hành điều dưỡng
với những yêu cầu mà ĐD cần có [8]:
+ Quan niệm và nhận thức mục tiêu điều dưỡng một cách rõ ràng.
+ Quan niệm và nhận thức về người bệnh một cách rõ ràng.
+ Quan niệm rõ ràng hoặc ý thức về vai trò của họ trong việc đáp ứng
các nhu cầu y tế của xã hội.


7

+ Quan niệm rõ ràng và ý thức đến những nỗi khó khăn của người bệnh.
+ Nhận thức về tầm quan trọng và phương thức can thiệp điều dưỡng.
+ Ý thức được các hậu quả của hoạt động điều dưỡng.
* Thực hành điều dưỡng đòi hỏi phải ứng dụng quy trình điều dưỡng:
+ Thu thập dữ kiện phù hợp với nhận thức của người bệnh.
+ Phân tích các dữ kiện thu thập được theo mục tiêu chăm sóc và
những khó khăn của người bệnh.
+ Lập kế hoạch chăm sóc và đưa ra những hành động điều dưỡng dựa
vào những vấn đề hiện tại và tiềm ẩn của người bệnh và đưa ra những can
thiệp điều dưỡng kịp thời.
+ Can thiệp điều dưỡng phải phù hợp với kế hoạch chăm sóc.
+ Phải lượng giá đươc các bước của quy trình điều dưỡng.
* Thực hành điều dưỡng đòi hỏi mối quan hệ trợ giúp, đó chính là bản
chất và mối quan hệ giữa ĐD đối với người bệnh/gia đình người bệnh:
+ ĐD bắt đầu mối quan hệ bằng cách làm tăng suy nghĩ đúng đắn mà
người bệnh sẽ nhận thức về các dịch vụ y tế như: sự hiểu biết, dễ dàng tiếp
cận các dịch vụ y tế.

+ ĐD phải nhất trí với nhau và làm cho bệnh nhân hiểu biết đúng, đúng
đắn hơn về các dịch vụ y tế.
+ ĐD phải đảm bảo sao cho mối quan hệ trợ giúp gữa người điều
dưỡng và bệnh nhân được thành công trọn vẹn.
* Thực hành điều dưỡng đòi hỏi người điều dưỡng phải thực hiện đầy
đủ trách nhiệm nghề nghiệp:
+ ĐD phải tôn trọng các quy định liên quan tới nghề nghiệp và tại các
cơ sở thực hành.
+ ĐD phải tuân thủ các quy định về y đức trong nghề nghiệp của họ.
+ ĐD phải làm việc cùng với các thành viên trong nhóm CSSK.
1.2.2. Trình độ chuyên môn của điều dưỡng viên


8

Kiến thức về bệnh học rất cần thiết để ĐD thực hiện chăm sóc toàn diện
(CSTD) và tư vấn về bệnh tật cho người bệnh có hiệu quả. Kết quả nghiên
cứu của Shmidt và cộng sự cho thấy khi đánh giá kiến thức của ĐD thực hiện
CSBN bị u hắc tố da, ĐD nên có đủ kiến thức hiểu biết về bệnh này. Kết quả
cho thấy khả năng tư vấn cho bệnh nhân rất hạn chế, nhất là khả năng nhận biết
các tổn thương về u hắc tố da của các ĐD cần phải được cải thiện [9].
1.2.3. Đào tạo và tập huấn
Theo nghiên cứu của Silber tại Viện ung thư Dana Faber Boston cho
thấy, ĐD nếu được đào tạo tốt, được trang bị tốt về kiến thức thì có thể có tiên
lượng gần cũng như xa tốt hơn đối với người bệnh ung thư nằm tại bệnh viện
phẫu thuật [9].
Theo nghiên cứu của Donna Munroe và cộng sự tại Mỹ về kiến thức,
kỹ năng và thái độ của ĐD có ảnh hưởng đến thực hành dựa trên bằng chứng
tại các khoa lâm sàng của bệnh viện tuyến tỉnh. Kết quả cho thấy: về kiến
thức, có sự khác biệt về nhận thức thực hành dựa trên bằng chứng giữa trước

và sau khi tập huấn (3% và 28%). Về kỹ năng: trước tập huấn tỷ lệ ĐD có độ
tự tin liên quan đến thực hành lâm sàng là 46%, sau tập huấn tăng lên 60% (p
= 0,018), đặc biệt có sự khác nhau giữa trước tập huấn và sau tập huấn đối với
ĐD về kỷ năng thực hành điều dưỡng (p=0,046) [10].
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Phong tại bệnh viện đa khoa
trung ương Cần Thơ cho thấy rằng các nhà quản lý điều dưỡng nên thiết lập
chương trình đào tạo liên tục để nâng cao kiến thức, kỷ năng, nghiên cứu điều
dưỡng và cung cấp nhiều cơ hội tham dự hội thảo hội nghị cho ĐD là rất cần
thiết trong tình hình của ĐD hiện nay [11].
1.2.4. Điều kiện và môi trường làm việc của điều dưỡng
Hệ thống chăm sóc sức khỏe được cải thiện trong các nước phát triển
và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đội ngũ ĐD đã khẳng
định vai trò và vị trí của mình trong lĩnh vực y tế, đã góp phần đáng kể vào


9

việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và điều trị, quản lý nguồn nhân
lực ở các cơ sở y tế để cải thiện chăm sóc bệnh nhân [11].
Điều dưỡng là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ CSNB tại bệnh
viện, vì vậy muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao
chất lượng môi trường làm vệc của ĐD [12]. Theo Mueller và McCloskey
(1990), sự hài lòng nghề nghiệp được xây dựng trong học thuyết, mô tả tổng
quan về sự chán nản, sự cam kết trong tổ chức và sự bỏ việc của ĐD. Dựa
trên học thuyết về động lực và hệ thống phân cấp nhu cầu cơ bản của Maslow,
có 5 lĩnh vực gồm 8 yếu tố hài lòng nghề nghiệ cụ thể là: phần thưởng, sự hài
lòng về lịch công tác, cân bằng công việc gia đình/công việc cơ quan, cơ hội
vui chơi giải trí, cơ hội phát triển nghề nghiệp, chia sẽ của đồng nghiệp, khen
thưởng, kiểm soát công việc/trách nhiệm [13].
Trên thế giới, ĐD là một nghành có lịch sử phát triển từ nhiều năm và

lớn mạnh. Hiệp hội điều dưỡng Hoa Kỳ đã ban hành các tiêu chuẩn thực hành
ĐD [14]. Ở nước ta hiện nay công tác CSNB của ĐD tại bệnh viện được thực
hiện theo quy định tại thông tư số 07/2011 /TT-BYT [15].
Nghiên cứu dựa vào bằng chứng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện
là rất cần thiết đối với ĐD khi làm công tác CSNB để tìm ra những vấn đề
còn tồn tại cần thiết phải bổ sung, sửa đổi để giúp nâng cao chất lượng CSNB.
Theo Tran và cộng sự tại trường đại học Greenwich của London cho
thấy, các ĐD lâm sàng thiếu thời gian, khả năng và động lực để tiến hành
nghiên cứu. Thiếu người đứng đầu để thúc đẩy cũng như chỉ dẫn việc nghiên
cứu, đây cũng là một trong những lý do làm cho ĐD lâm sàng không có hoặc
giảm năng lực nghiên cứu .
Nghiên cứu cũng chỉ ra được tỷ lệ phân công công việc cho ĐD, mặc
dù phân công công việc hợp lý ở các trình độ nhưng vẫn có nhiều yếu tố (tai
biến, tỷ lệ tử vong,..) liên quan rõ rệt. ĐD trình độ chuyên môn thấp xảy ra tai


10

biến và thất bại khi cấp cứu người bệnh chiếm tỷ lệ nhiều hơn ĐD trình độ
chuyên môn cao. Nếu phân công công việc cho các ĐD hợp lý tỷ lệ giảm từ
3-12% các tai biến đối với người bệnh (tùy từng loại tai biến: nhiễm khuẩn
tiết niệu do đặt thông, do viêm phổi,…). Càng bố trí công việc hợp lý ở các
trình độ chuyên môn của người điều dưỡng sẽ giảm từ 2 đến 25% các tai biến
với người bệnh (tùy từng loại tai biến) [9].
Kết quả nghiên cứu của Masahiro Shimzutani Tokyo Nhật Bản cho
thấy, có sự liên quan của ĐD với các trường hợp kiệt sức do công việc bị tình
trạng rối loạn thần kinh, stress và sẽ có hành vi thái độ không tốt đối với
người bệnh khi thực hiện chăm sóc. Lời khuyến cáo đối với các ĐD là khi
làm việc quá tải cần phải điều chỉnh tốt về mặt tâm lý để khi đối mặt sẽ giảm
các rối loạn thần kinh, giảm tỷ lệ thái độ “Cần cải thiện” khi CSNB [16].

1.2.5. Quan niệm của xã hội về nghề nghiệp và chính sách đãi ngộ cho ĐD
Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, nhiều quan niệm
trong ngành y tế cũng dần thay đổi. Trước đây không chỉ người dân mà cả
một số lãnh đạo bệnh viện, bác sỹ thường cho rằng ĐD trong bệnh viện
thường là những người trợ giúp cho bác sỹ do vậy ĐD thường làm việc một
cách bị động và đôi khi vai trò của họ bị lu mờ, ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả, năng suất lao động và sự hăng say công tác của ĐD [17].
Ngày nay, với quan niệm mới ĐD có những chức năng nhiệm vụ độc
lập, chủ động hơn, do vậy trong hệ thống đào tạo, họ có thể được học đại học,
thạc sỹ, … và thực tế đã chứng minh rằng chất lượng chăm sóc người bệnh,
thương hiệu của một bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ ĐD [18].
Tuy nhiên, sự hài lòng nghề nghiệp của ĐD còn ở mức trung bình [19].
Có một số yếu tố trong hài lòng nghề nghiệp ở mức độ thấp như phần thưởng
hữu hình, cân bằng công việc cơ quan với công việc gia đình. Tiền lương, tiền
thưởng, phụ cấp, trợ cấp còn khá thấp trong khi chi phí sinh hoạt tăng, vật giá
tăng [11].


11

Một câu hỏi được đặt ra là nhận thức, yêu cầu và đòi hỏi của đội ngũ
ĐD thay đổi như thế nào khi tư duy và quan niệm của xã hội và các chính
sách đãi ngộ đối với ĐD thay đổi? [20].
1.3. Các đặc thù của cấp cứu [21]
1.3.1. Rất nhiều khó khăn, thách thức
- Hạn chế về thời gian: tính chất bệnh lý cấp cứu diễn biến cấp tính và
có thể nặng lên nhanh chóng, do vậy đòi hỏi công tác cấp cứu phải rất khẩn
trương trong thu thập thông tin, đánh giá và đưa ra chẩn đoán, xử trí và can
thiệp cấp cứu; Bản thân người bệnh và gia đình cũng lo lắng và có xu hướng
đòi hỏi thực hiện đón tiếp và cấp cứu thật nhanh.

- Cần đánh giá nhanh và ra quyết định với lượng thông tin hạn chế,
chưa đầy đủ: do đòi hỏi phải có quyết định chẩn đoán và xử trí nhanh chóng
ngay sau khi tiếp cận người bệnh (ngoài bệnh viện hoặc trong bệnh viện tại
khoa cấp cứu) cho nên người bác sỹ và điều dưỡng cấp cứu thường phải đưa
ra chẩn đoán và quyết định xử trí, chăm sóc dựa vào các thông tin ban đầu sơ
bộ, chưa đầy đủ. Đây là một thách thức thực sự khi phải đưa ra các quyết định
nhiều khi mang tính chất sống còn cho tính mạng hoặc một phần cơ thể của
người bệnh trong khoảng thời gian ngắn và chưa có thông tin đầy đủ.
- Không gian và môi trường làm việc: Môi trường làm việc tại khoa cấp
cứu luôn có nhiều áp lực về thời gian, không gian làm việc thường nằm ngay
gần cổng bệnh viện, không gian mở thường thông thương với bên ngoài, đông
người bệnh, đông người thân của người bệnh và có thể còn nhiều đối tượng
khác, dòng người di chuyển vừa đông vừa nhanh (người bệnh, người thân của
người bệnh, nhân viên…) nên dễ có lộn xộn, nhiều tiếng ồn và khó kiểm soát
trật tự, vệ sinh và an ninh.
- Trong cấp cứu trước khi đến viện, nhân viên y tế có thể phải làm việc
ngoài trời, trong môi trường sinh hoạt không có hỗ trợ về y tế, thời tiết có thể


12

không thuận lợi, đôi khi có thể nguy hiểm ngay cả cho nhân viên y tế (cháy
nổ, hiện trường tai nạn giao thông…)
- Nhiều lo lắng và dễ bị phân tâm: Người nhân viên y tế có thể phải
quan tâm giải quyết nhiều việc khác nhau: tiếp nhận giấy tờ, thủ tục hành
chính, trật tự, phân luồng người bệnh… Nhiều khi các mối bận tâm này làm
người nhân viên y tế khó tập trung vào công tác chuyên môn cứu chữa người
bệnh. Các áp lực công việc cũng như các áp lực từ phía người bệnh và người
thân của người bệnh cũng có thể làm các nhân viên y tế gặp khó khăn để đảm
bảo tuân thủ các quy trình và tiêu chí cấp cứu.

- Nhân viên y tế có nguy cơ bị đe dọa về tinh thần và bạo lực đến từ các
người bệnh kích động, hung hãn, từ gia đình và người thân đang bị mất bình
tĩnh…
1.3.2. Đảm bảo an toàn tính mạng, chức năng cơ quan trước tiên
Không nhất thiết chỉ quan tâm tìm chẩn đoán để có điều trị mà đa phần
trường hợp yêu cầu cấp thiết lại là suy nghĩ để xác nhận hoặc loại trừ các bệnh
lý/rối loạn nặng đe dọa tính mạng hoặc đe dọa bộ phận/chi của người bệnh.
1.3.3. Thực hiện nhiều thao tác đồng thời với người bệnh
Nhận định và phản ứng có thể phải tiến hành song song nhiều quy trình
(ví dụ vừa cấp cứu vừa hỏi, vừa khám…), còn phương pháp thăm khám và
đánh giá tuần tự, lần lượt từng quy trình có thể lại không phù hợp và nhiều
khi là quá chậm trễ đối với yêu cầu cấp cứu.
1.3.4. Nguy cơ bị quá tải, bỏ sót người bệnh
Cấp cứu thường diễn ra nhanh, có thể nhiều người bệnh, vì vậy hậu quả
là dễ có người bệnh bị bỏ sót (ra viện mà chưa được xem). Trên thực tế là
thường xuyên có các thời điểm các khoa cấp cứu bị quá tải người bệnh và quá
tải công việc. Khi một khoa cấp cứu bị quá tải lên đến 140% công suất thì sẽ
có nguy cơ bỏ sót người bệnh và sai sót (người bệnh không được cấp cứu kịp
thời, có người bệnh ra viện mà chưa được thăm khám đầy đủ…)


13

1.3.5. Tính ưu tiên cấp cứu (giữa các người bệnh; giữa các động tác, can
thiệp, chăm sóc) mà không phải theo thứ tự thông thường
Do có nhiều thời điểm bị quá tải nên các khoa cấp cứu sẽ phải triển
khai quy trình phân loại người bệnh và các nhân viên cấp cứu sẽ phải rèn
luyện kỹ năng phân loại người bệnh và phân loại các công việc, kỹ thuật can
thiệp cấp cứu cho phù hợp với yêu cầu ưu tiên cấp cứu. Phản ứng xử lý cấp
cứu theo tính ưu tiên cấp cứu (người bệnh nào cần cấp cứu hơn thì được khám

trước, can thiệp nào cấp thiết hơn thì ưu tiên thực hiện trước…) giúp đảm bảo
các người bệnh được tiếp cận cấp cứu kịp thời tương ứng với tình trạng và
yêu cầu cấp cứu của từng người bệnh.
1.3.6. Phải tiếp cận và sắp xếp giải quyết khi có người bệnh tử vong
Tại khoa cấp cứu, nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp nhận, cấp cứu
và giải quyết các việc liên quan đến người bệnh ngừng tuần hoàn và tử vong.
Khi có người bệnh tử vong, người bác sỹ cấp cứu phải giải quyết nhiều việc:
xác nhận tử vong, thông báo và chuẩn bị tâm lý cho người thân của bệnh
nhân tử vong… Đồng thời người bác sỹ cũng sẽ luôn phải đặt ra các câu hỏi
và tìm câu trả lời: tại sao người bệnh tử vong? Người bệnh tử vong có nguy
cơ lây bệnh cho người khác (nhân viên y tế, gia đình và người thân…).
1.4. Khái quát về chỉ số phân loại người bệnh Cấp Cứu
1.4.1. Một số khái niệm
Khái niệm về cấp cứu:
- Cấp cứu thường được dùng để chỉ các tình trạng bệnh nội/ ngoại cần
được đánh giá và điều trị ngay. Các tình trạng cấp cứu có thể là:
+ Nguy kịch (khẩn cấp) (critical): Người bệnh có bệnh lý, tổn thương,
rối loạn đe dọa tính mạng, nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được can
thiệp cấp cứu ngay [21].


14

+ Cấp cứu (emergency): Người bệnh có bệnh lý, tổn thương, rối loạn có
thể tiến triển nặng lên nếu không được can thiệp điều trị nhanh chóng [21].
- Công tác thực hành cấp cứu có nhiệm vụ đánh giá, xử trí và điều trị
cho các người bệnh có bệnh lý/tổn thương/rối loạn cấp cứu [21].
Chỉ số phân loại người bệnh Cấp Cứu (ESI): là một hệ thống phân loại
năm cấp, chia người bệnh bằng cách phân loại theo lưu đồ với sự đánh giá các
người bệnh một cách sắc sảo và các nhu cầu nguồn lực cần thiết [2].

Ban đầu, Điều dưỡng đánh giá phân loại dựa trên chỉ số mức độ (bao
gồm từ 1-5). Nếu người bệnh không đáp ứng được các tiêu chí mức độ cao
(ESI cấp 1 hoặc 2), Điều dưỡng phân loại sau đó đánh giá nguồn lực dự kiến
cần để giúp xác định mức độ phân loại (ESI cấp độ 3, 4, 5).
ESI được thiết kế để sử dụng bởi các Điều dưỡng phân loại có kinh
nghiệm hoặc những người đã thông qua chương trình đào tạo “chỉ số phân
loại mức độ nặng ở khoa Cấp Cứu” (ESI). Trong đó nhu cầu nguồn lực trong
đánh giá phân loại là một tính năng độc đáo của chỉ số phân loại mức độ nặng
ở khoa Cấp Cứu (ESI) so với các hệ thống phân loại khác. Mức độ sắc sảo
được xác định bởi sự ổn định của các chức năng quan trọng và các mối đe dọa
tiềm năng với chức năng sống nói chung và các bộ phận cơ quan trong cơ thể
nói riêng. Người Điều dưỡng phân loại ước tính nhu cầu nguồn lực dựa trên
kinh nghiệm trước đó với người bệnh có tổn thương tương tự.
Nhu cầu về nguồn lực: là số lượng nguồn lực một bệnh nhân dự kiến sẽ
được thực hiện cho việc chẩn đoán và điều trị và quyết định bố trí (cho người
bệnh về, nhập viện, hoặc chuyển viện). Một khi định hướng theo các lược đồ,
các Điều dưỡng phân loại sẽ có thể nhanh chóng và phân loại người bệnh
chính xác vào một trong năm mức được xác định một cách rõ ràng và loại trừ
lẫn nhau [2].


15

LƯỢC ĐỒ ESI [2]
BN cần can thiệp chức năng sống
ngay lập tức không


1


A
không
1 Bệnh có nguy cơ cao
2 lơ mơ, lú lẩn, mất định hướng



3 đau nặng, nguy ngập
B
không

2

BN cần bao nhiêu nguồn lực
C
O
1
Nhiều

Dấu sinh hiệu nguy hiểm
5

D

4

Không ổn

ổn



×