i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ Y TẾ
NGUYỄN HỮU CHÍNH
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BỘT ĐA VI
CHẤT TRÊN TRẺ EM TỪ 6-59 THÁNG TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, QUẢNG NAM VÀ CÀ MAU
NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hà Nội – Năm 2015
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ Y TẾ
NGUYỄN HỮU CHÍNH
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BỘT ĐA VI
CHẤT TRÊN TRẺ EM TỪ 6-59 THÁNG TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, QUẢNG NAM VÀ CÀ MAU
NĂM 2014
Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 60720303
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.
2.
TS. TRỊNH BẢO NGỌC
TS. TRẦN THÚY NGA
Hà Nội – Năm 2015
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Hữu Chính
iv
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc Viện đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng, các Thầy Cô giáo và các Bộ môn - Khoa -Phòng liên quan
của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thúy Nga
và Tiến sĩ Trịnh Bảo Ngọc, những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn,
động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Viện Dinh dưỡng, Dự án GAIN đã
hỗ trợ kinh phí giúp tôi hoàn thành các hoạt động nghiên cứu tại thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Viện Dinh dưỡng đã giúp đỡ tôi
trong quá trình triển khai nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Khoa Dinh dưỡng học
đường – Viện Dinh dưỡng đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng tới Gia đình của tôi là nguồn động viên và
truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận văn.
Nguyễn Hữu Chính
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Thực trạng suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay 4
1.2. Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ .... 6
1.3. Hậu quả của SDD đối với trẻ em ........................................................... 8
1.4. Các giải pháp phòng chống SDD hiện nay .......................................... 10
1.5. Can thiệp bổ sung bột đa vi chất (MNP) trong phòng chống SDD ..... 12
1.6. Hiệu quả bao phủ MNP, các yếu tố liên quan tới độ bao phủ ............. 24
1.7. Giới thiệu dự án “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ” ....................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 28
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu .......................................... 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 28
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 39
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 39
3.2. Độ bao phủ của sản phẩm MNP........................................................... 49
3.3. Các yếu tố liên quan tới độ bao phủ của sản phẩm MNP .................... 54
vi
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 63
4.1. Bối cảnh nghiên cứu và thông tin chung.............................................. 63
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ……………………………………… 64
4.3. Các mức độ bao phủ của sản phẩm ...................................................... 66
4.4. Các yếu tố liên quan tới độ bao phủ của sản phẩm .............................. 70
4.5. Những hạn chế của nghiên cứu ............................................................ 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DALYs
DE
ĐH
GAIN
HAZ
: Disability Adjusted Life Years (Giảm khả năng sống và tàn tật)
: Design Effect (Hệ số thiết kế mẫu)
: Đại học
: Global Alliance for Improved Nutrition (Liên minh toàn cầu
tăng cường dinh dưỡng)
: Height for age Z-score (Z-score chiều cao theo tuổi)
MNP
: Micronutrient Powder (Bột đa vi chất)
SD
: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)
THCS
: Trung học cơ sở
RR
SDD
THPT
UNICEF
USAID
WB
: Relative Risk (Nguy cơ tương đối)
: Suy dinh dưỡng
: Trung học phổ thông
: United Nation Children Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)
: United States Agency for International Development (Cơ
quan phát triển quốc tế Hoa Kì)
: World Bank (Ngân hàng thế giới)
WFP
: World Food Program (Chương trình lương thực thế giới)
YNSKCĐ
: Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
WHZ
: Weight for height Z-score (Z-score cân nặng theo chiều cao)
WHO
WAZ
: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
: Weight for age Z-score (Z-score cân nặng theo tuổi)
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thiếu kết hợp nhiều vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam
trước tuổi đi học
Bảng 1.2. Thành phần vi chất dinh dưỡng của MNP
Bảng 3.1. Thông tin chung về mẹ/ người chăm sóc trẻ chính
Trang
7
16
39
Bảng 3.2. Thông tin chung về trẻ
42
Bảng 3.4. Giá trị trung bình các chỉ số Z-score của trẻ tham gia
43
Bảng 3.3. Phân bố mức kinh tế hộ gia đình theo địa bàn nghiên cứu
nghiên cứu
Bảng 3.5. Phân bố mức độ SDD thể nhẹ cân theo địa bàn nghiên cứu
Bảng 3.6. Phân bố mức độ SDD thể thấp còi theo địa bàn nghiên cứu
Bảng 3.7. Phân bố mức độ SDD thể gầy còm theo địa bàn nghiên cứu
43
44
45
46
Bảng 3.8. Phân bố mức độ SDD thể nhẹ cân theo nhóm tuổi
46
Bảng 3.10. Phân bố mức độ SDD thể gầy còm theo nhóm tuổi
48
Bảng 3.9. Phân bố mức độ SDD thể thấp còi theo nhóm tuổi
47
Bảng 3.11. Độ bao phủ Thông tin của sản phẩm MNP theo địa bàn
49
Bảng 3.12. Các nguồn cung cấp thông tin về sản phẩm MNP cho bà
50
Bảng 3.13. Độ bao phủ Tiếp cận của sản phẩm theo địa bàn nghiên
51
Bảng 3.14. Độ bao phủ Một phần của sản phẩm theo địa bàn nghiên
51
Bảng 3.15. Độ bao phủ Hiệu quả của sản phẩm theo địa bàn nghiên
52
nghiên cứu
mẹ theo địa bàn nghiên cứu
cứu
cứu
cứu
ix
Bảng 3.16. Các món ăn bà mẹ/ người chăm sóc trẻ hay sử dụng để
52
Bảng 3.17. Các thời điểm bà mẹ/ người chăm sóc trẻ trộn sản phẩm
53
Bảng 3.18. Các yếu tố liên quan tới độ bao phủ Thông tin của sản
54
Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan tới độ bao phủ Tiếp cận của sản
56
Bảng 3.20. Các yếu tố liên quan tới độ bao phủ Một phần của sản
57
Bảng 3.21. Các yếu tố liên quan tới độ bao phủ Hiệu quả của sản
59
Bảng 3.22. Mô hình rút gọn các yếu tố ảnh hưởng tới độ bao phủ
60
Bảng 3.23. Mô hình rút gọn* ảnh hưởng của tư vấn cán bộ y tế tới các
61
trộn MNP
vào thức ăn
phẩm MNP
phẩm MNP
phẩm MNP
phẩm MNP
Thông tin
độ bao phủ
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Diễn biến SDD thể thấp còi và nhẹ cân ở trẻ em dưới 5
tuổi ở Việt Nam 2000 – 2013
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của bà mẹ theo địa bàn nghiên cứu
Biểu đồ 3.2. Nghề nghiệp của bà mẹ theo địa bàn nghiên cứu
Biểu đồ 4.1. Độ bao phủ MNP theo địa bàn nghiên cứu
Biểu đồ 4.2. So sánh các độ bao phủ sản phẩm MNP trong nghiên
cứu của Việt Nam (2014) và Kenya (2008)
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của nhóm tuổi tới các mức độ bao phủ
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của mức kinh tế của hộ gia đình tới các mức
bao phủ của sản phẩm
Trang
5
40
41
66
67
68
72
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các mức độ bao phủ của sản phẩm
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chọn mẫu của 1 tỉnh
Trang
24
31
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ các dữ liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy tình
hình suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em các khu vực đã có sự thay đổi rõ rệt.
SDD thể nhẹ cân đã giảm thấp song thể thấp còi vẫn còn cao và thường kèm
theo thiếu vi chất. Năm 2012 tỷ lệ SDD thấp còi trên thế giới là 25%, và 56%
số trẻ thấp còi trên toàn thế giới là trẻ em Châu Á [1]. Theo báo cáo của Viện
Dinh dưỡng tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ em Việt Nam năm 2013 vẫn còn
cao chiếm 25,9% ở trẻ dưới 5 tuổi [2].
Hiện nay, SDD thể vừa và nhẹ rất phổ biến và có ý nghĩa sức khoẻ
quan trọng và ngay cả SDD thể nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật
và tử vong so với trẻ em không bị SDD. Thiếu dinh dưỡng và thường xuyên
mắc bệnh nhiễm khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao mà còn
gây tổn thương đến chức năng và cấu trúc của não bộ, do đó làm chậm quá
trình phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ [3]. Hậu quả của SDD gây ra các
tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe không chỉ ở hiện tại mà còn tác động
đến cả thế hệ sau.
Từ nhiều thập kỷ nay, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ đã được chứng minh rõ là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
(YNSKCĐ) ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [4], và những
hậu quả nặng nề của nó đối với tỷ lệ tử vong, bệnh tật, cũng như nguy cơ
giảm khả năng phát triển ở những giai đoạn sau này và ảnh hưởng xấu tới chất
lượng cuộc sống của trẻ. Trên thực tế các đối tượng có nguy cơ cao thường bị
thiếu đa vi chất dinh dưỡng chứ không phải chỉ thiếu đơn độc một vi chất
dinh dưỡng [5].
Trong 3 nhóm giải pháp để tăng cường vi chất dinh dưỡng cho trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ thì giải pháp cung cấp các sản phẩm chứa nhiều loại vi chất
2
(dạng viên nang, sirô, dạng bột…) là cách nhanh nhất để có thể cải thiện tình
trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ [6].
Do vậy giải pháp bố sung đa vi chất dinh dưỡng theo những phương
pháp khác nhau hiện nay đang được WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) quan tâm và khuyến nghị như một trong những giải pháp ưu tiên
để phòng chống một cách hiệu quả vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng [7].
Gói đa vi chất Micronutrient Powder (MNP) đã được sử dụng rộng rãi
trên thế giới và cho thấy hiệu quả tích cực trong công cuộc phòng chống SDD
trên trẻ em dưới 5 tuổi tại nhiều quốc gia khác nhau [8]. Trên thế giới đã có
nhiều quốc gia thành công trong việc xã hội hóa sản phẩm MNP, qua đó cải
thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi [8],[9].
Tại Việt Nam hiện nay, Viện Dinh dưỡng (VDD) đã phối hợp với Liên
minh tăng cường dinh dưỡng toàn cầu (GAIN) cùng với WHO và UNICEF
sản xuất sản phẩm gói bổ sung đa vi chất dành cho trẻ em dưới 5 tuổi theo
khuyến nghị về bổ sung vi chất của WHO năm 2006 [6]. GAIN đã triển khai
thí điểm chương trình tiếp thị MNP tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án “Cải
thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Hiện tại tình trạng dinh
dưỡng của trẻ và thực trạng sử dụng MNP của trẻ em sau khi dự án được triển
khai ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức sử dụng MNP của trẻ?
Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng, thực
trạng sử dụng bột đa vi chất trên trẻ em từ 6-59 tháng tuổi và các yếu tố liên
quan tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Quảng Nam và Cà Mau năm 2014” được thực
hiện với các mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 6-59 tháng tuổi tại 3 tỉnh Thái
Nguyên, Quảng Nam và Cà Mau năm 2014.
2. Mô tả thực trạng sử dụng bột đa vi chất trên trẻ em từ 6-59 tháng tuổi
tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Quảng Nam và Cà Mau năm 2014.
3
3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng sử dụng bột đa vi chất trên
trẻ em từ 6-59 tháng tuổi tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Quảng Nam và Cà
Mau năm 2014.
4
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay
1.1.1. Tình hình SDD trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình SDD thấp còi: Theo báo cáo gần đây nhất (9-2013) của
UNICEF – WHO – WB [1] thì trong năm 2012 trên toàn thế giới còn 162
triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi, chiếm 25% tổng số trẻ em dưới 5
tuổi trên toàn thế giới, trong đó 56% trẻ thấp còi sống tại Châu Á. Báo cáo
này cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ SDD thấp còi đã giảm từ 33% năm 2000 xuống còn
25% năm 2012 và gánh nặng từ 197 triệu trẻ xuống còn 162 triệu trẻ em.
1.1.1.2. Tình hình SDD nhẹ cân: Cũng theo báo cáo trên của UNICEF –
WHO – WB [1] năm 2012 còn 99 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị
SDD nhẹ cân, chiếm 15% tổng số trẻ em trên toàn thế giới, 67% số trẻ em nhẹ
cân sống tại Châu Á. Tuy nhiên mức giảm SDD nhẹ cân đã chậm lại chỉ đạt
10% trong vòng hơn 20 năm (1990 – 2012) và về cơ bản không thể đạt mục
tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015.
1.1.1.3. Tình hình SDD gày còm: Cũng theo báo cáo trên của UNICEF –
WHO – WB [1] năm 2012 còn 51 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị
SDD gày còm, chiếm 8% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi. Trong đó có 17 triệu trẻ
em bị SDD gày còm nặng, chiếm 3% tổng số trẻ. Cũng tương tự như SDD
thấp còi và nhẹ cân, đa số trẻ em gày còm (71%) sống tại Châu Á.
1.1.2. Diễn biến tỷ lệ SDD ở trẻ em Việt Nam từ năm 2000 cho tới nay
1.1.2.1. Diễn biến tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam: Tại
Việt Nam, hệ thống Giám sát dinh dưỡng quốc gia đã được triển khai từ năm
1985 cho tới này [2], nhờ vậy chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát hơn về
tình trạng SDD của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2000
5
cho tới nay. Dưới đây là biểu đồ biến thiên tình trạng SDD thấp còi và nhẹ
cân của trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam từ năm 2000 cho tới năm 2013.
40.0
35.0
30.0
25.0
36.5
33.8
34.8
31.9
33.0
30.1
32.0
28.4
30.7
26.6
29.6
25.2
31.3
23.4
20.0
33.9
21.2
32.6
19.9
15.0
31.9
18.9
29.3
17.5
27.5
16.8
26.7
16.2
25.9
15.3
10.0
5.0
0.0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thấp còi
Nhẹ cân
Biểu đồ 1.1. Diễn biến SDD thể thấp còi và nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi ở
Việt Nam 2000 – 2013 [2]
Tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi năm 2000 là 36,5%, đến
năm 2005 tỷ lệ SDD thể thấp còi đã giảm xuống 29,6% (theo quần thể tham
chiếu NCHS). Tuy nhiên kết quả trong hình 1.1 cho thấy tỷ lệ SDD thể thấp
còi tăng lên 33,9% năm 2007 và 32,6% năm 2008 nguyên nhân là do từ 2006
chúng ta sử dụng chuẩn tăng trưởng của WHO 2006 thay cho quần thể tham
chiếu của NCHS. Cho tới nay (2013) tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em dưới 5
tuổi là 25,9%, vẫn còn ở mức trung bình theo phân loại của WHO [10].
1.1.2.2. Diễn biến tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam: Tỷ lệ
SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi năm 2000 là 33,8% và đã giảm nhanh
xuống 17,5% vào năm 2010 với mức giảm hơn 1% mỗi năm. Tuy nhiên, từ
6
năm 2010 cho tới nay, mức giảm này đã dần chậm lại và chỉ đạt mức 15,3%
vào năm 2013 – gần với mức 15% của toàn thế giới vào năm 2012.
1.1.2.3. Diễn biến tỷ lệ SDD gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam: Tỷ lệ
SDD thể gày còm của trẻ em dưới 5 tuổi năm 2000 là 8,6%, tuy vậy tỷ lệ này
năm 2013 vẫn là 7,9% với 6,6% trẻ SDD gày còm vừa và 1,3% trẻ SDD gày
còm nặng. Chúng ta hầu như vẫn chưa đạt được tiến triển nào trong việc giảm
tỷ lệ SDD gày còm, có thể do tỷ lệ SDD thấp còi giảm nhanh nhưng tỷ lệ
SDD nhẹ cân đang giảm chậm hơn.
1.2. Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1.2.1. Thực trạng thiếu vi chất hiện nay trên toàn thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh thiếu máu thiếu sắt là bệnh
thiếu vi chất dinh dưỡng hay gặp nhất trên toàn thế giới, ước tính có tới một
nửa số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 40% trẻ em từ 6 đến 59 tháng tuổi trên
toàn thế giới bị thiếu máu thiếu sắt [11]. Cũng theo tổ chức này có tới 250
triệu trẻ em trên toàn cầu bị thiếu vitamin A và có 500.000 trẻ bị mù lòa vì
thiếu vitamin A mỗi năm, một nửa trong số đó tử vong sau 12 tháng [12].
1.2.2. Thực trạng thiếu máu – thiếu sắt của trẻ em Việt Nam
Ở Việt Nam, theo kết quả tổng điều tra vi chất dinh dưỡng 2009 – 2010
[13], cho thấy ở nhóm tuổi càng nhỏ trẻ càng có nguy cơ thiếu máu cao, và trẻ
lớn có ít nguy cơ thiếu máu hơn: nhóm trẻ 0 - 12 tháng và 12 - 24 tháng có tỷ
lệ thiếu máu cao nhất là 45,3% và 44,4%; trong khi đó ở nhóm 24-35 tháng tỷ
lệ này chỉ còn 27,5%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thiếu máu ở nước
ta vẫn ở mức vừa và nặng về YNSKCĐ tại hầu hết các vùng sinh thái. Tỷ lệ
thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 29,2%, tỷ lệ thiếu máu cao
nhất ở miền núi phía Bắc là 43% là vùng duy nhất trong cả nước có mức thiếu
máu nặng về YNSKCĐ.
7
Nghiên cứu điều tra tình hình thiếu vi chất ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc
của tác giả Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự năm 2011 đã phát hiện thấy tỷ lệ
thiếu máu ở trẻ em là 29,1%, thuộc mức trung bình về YNSKCĐ. Tỷ lệ dự trữ
sắt thấp (Ferritin < 30 μg/dL) là 49,1%. Tương tự, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt
(cả Hb và Ferritin thấp) là 52,9% [14]. Mặc dù có những nỗ lực của Chương
trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt những năm qua đã góp phần đưa được
tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt chung ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 34,1%, giảm
một nửa so với những năm 90 khi bắt đầu chương trình [15]. Nhưng cho đến
nay ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ trong năm đầu tiên của cuộc đời bị thiếu máu do
thiếu sắt vẫn còn ở mức rất cao tới 60-80% đặc biệt những trẻ đẻ thiếu cân tỷ
lệ này còn cao hơn.
1.2.3. Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam
Bảng 1.1. Thiếu kết hợp nhiều vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam
trước tuổi đi học
Loại vi chất
Thiếu Selen
Trai (n=137)
83 (61,9%)
Thiếu Kẽm
116 (87,2%)
Thiếu Đồng
3 (2,2%)
Thiếu Mg
72 (53,7%)
Gái (n=106)
66 (62,9%)
Chung (n=243)
149 (62,3%)
90 (86,5%)
206 (86,9%)
1 (1%)
4 (1,7%)
52 (49,5%)
124 (51,9%)
Kết quả điều tra về tình trạng thiếu chung đa vi chất dinh dưỡng ở trẻ
nhỏ tại các vùng nông thôn Việt Nam (bảng 1.1) của Nhiên và cộng sự [16]:
Tỷ lệ thiếu Kẽm, Selenium, Magnesium, và Đồng là 86,9%, 62,3%, 51,9%, và
1,7%, theo thứ tự. Mặt khác 55,6% trẻ bị thiếu máu và 11,3% số trẻ bị thiếu
vitamin A. Thiếu đồng thời từ 2 vi chất dinh dưỡng trở lên chiếm tới 79,4%
8
trẻ. Các tác giả cũng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thiếu
máu và thiếu selenium, thiếu retinol huyết thanh.
Theo nghiên cứu của Bảo Khanh và cộng sự năm 2012 tại cả 3 miền
trên toàn quốc thì tỷ lệ thiếu máu của trẻ em tiểu học tại thành thị là 13,7%, tỷ
lệ thiếu sắt là 7,7%, tỷ lệ thiếu vitamin A là 5,8% và tỷ lệ thiếu vitamin D là
52,7%. Những tỷ lệ này tại nông thôn lần lượt là 11,3%, 4,5%, 9,7%, 48,1%
[17]. Các kết quả trên đã cho thấy rằng vấn đề thiếu đa vi chất không chỉ phổ
biến ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) mà còn tồn tại ở cả trẻ tiểu học.
1.3. Hậu quả của SDD đối với trẻ em
SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi khả năng học tập của
trẻ, khả năng lao động khi đến tuổi trưởng thành. SDD trẻ em thường để lại
những hậu quả nặng nề. Gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy SDD ở giai đoạn
sớm, nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời
người. Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Phụ nữ
đã từng bị SDD trong thời kỳ còn là trẻ em nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành
niên đến khi lớn lên trở thành bà mẹ bị SDD. Bà mẹ bị SDD thường dễ sinh
con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh (CNSS) thấp. Hầu hết những trẻ có CNSS thấp
bị SDD (nhẹ cân hoặc thấp còi) ngay trong năm đầu sau sinh. Những trẻ này có
nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển
bình thường.
Tác giả Baker nêu ra một thuyết mới về nguồn gốc bào thai của một số
bệnh mạn tính. Theo ông, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển
hóa ở người trưởng thành có thể có nguồn gốc từ SDD bào thai. Chính vì thế,
phòng chống SDD bào thai hoặc trong những năm đầu tiên sau khi ra đời có
một ý nghĩa rất quan trọng trong dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời [18].
9
1.3.1. Ảnh hưởng đến vóc dáng/ chiều cao khi trưởng thành
Chiều cao có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gene và môi trường thông qua
các giai đoạn tăng trưởng. Một số nghiên cứu triển khai ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình cho thấy chiều cao của người trưởng thành có mối
quan hệ thuận chiều với cân nặng và chiều cao sơ sinh. Mỗi cm chiều cao sơ
sinh có liên quan với sự tăng 0,7-1cm chiều cao khi trưởng thành [19]. Ở tất
cả các nước triển khai nghiên cứu, sự khác biệt chiều cao là rất lớn khi trưởng
thành ở những người khi còn dưới 5 tuổi SDD thấp còi và không thấp còi.
Những trẻ em bị SDD thấp còi đến khi trưởng thành sẽ trở thành người có
chiều cao thấp [19].
1.3.2. Ảnh hưởng đến nhận thức, phát triển trí tuệ và khả năng lao động
khi trưởng thành
Mặc dù còn ít các nghiên cứu dọc theo dõi từ trẻ thơ đến khi trưởng
thành, tuy nhiên bằng chứng cho thấy có sự kết hợp giữa SDD thấp còi với
khả năng nhận thức hiện tại và trong tương lai hoặc khả năng học tập ở trẻ em
thuộc những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Nhiều nghiên cứu triển
khai ở các nước khác cho thấy có mối liên quan giữa SDD thấp còi, chậm đi
học, thi lại nhiều hơn và tỷ lệ bỏ học cao, giảm tỷ lệ tốt nghiệp giữa cấp 1 và
cấp 2, và chậm chạp trong học tập, nhận thức, học kém hơn lúc ấu thơ
[20],[21].
Dinh dưỡng và vóc dáng lúc nhỏ có tác động đến thu nhập khi trưởng
thành do cơ thể thấp bé, giảm khả năng lao động trong những công việc đòi hỏi
thể lực. Nghiên cứu thử nghiệm ở Guatemala chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa
Z-score chiều cao theo tuổi và thu nhập [22]. Nếu tính cả đến giảm sút về tri
thức do thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ thơ ấu hoặc do chi phí cho chăm sóc
nuôi nấng, thì riêng SDD thấp còi đã làm giảm 5% GDP hàng năm [23]. Những
10
thiệt hại về kinh tế do SDD chủ yếu là vì năng suất lao động kém ở người
trưởng thành do đã bị SDD.
1.3.3. Tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong
SDD thể vừa và nhẹ hay gặp và có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng quan
trọng nhất vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử
vong so với trẻ em không bị SDD [24]. Ước lượng gánh nặng bệnh tật cho
thấy gia tăng gánh nặng bệnh đối với nhóm trẻ em từ 6 đến 59 tháng tuổi vừa
bị SDD thấp còi, vừa bị gày còm. Nguy cơ tử vong tăng trong nhóm có
Z-score thấp hơn. Tất cả các nguy cơ tăng có ý nghĩa trong nhóm trẻ có
Z-score <-3SD [25].
SDD làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã hội, ước tính
mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết và 21% DALYs (91
triệu DALYs) ở trẻ em từ 6 đến 59 tháng tuổi vì lý do SDD; đồng thời SDD
cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở trẻ em từ 6 đến 59 tháng tuổi [26],[27].
Trong những năm qua, có nhiều nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu của
Barker, Hale và cộng sự đã chỉ ra mối liên quan giữa kích thước nhân trắc học
lúc mới sinh và lúc 1 tuổi (đặc biệt nhấn mạnh vai trò của dinh dưỡng trong
thời kỳ sớm) với bệnh tim mạch và đó như là một yếu tố nguy cơ. Cân nặng
thấp, chu vi vòng đầu lúc sinh và cân nặng thấp lúc 1 tuổi có mối liên quan
với việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành [18].
1.4. Các giải pháp phòng chống SDD hiện nay
1.4.1. Các giải pháp phòng chống SDD hiện nay trên thế giới
Kinh nghiệm và thực tiễn đã chỉ ra rằng, SDD hoàn toàn có thể phòng
tránh được hoặc kiểm soát được. Hiện nay, các biện pháp phòng chống SDD
toàn cầu tập trung vào 4 nhóm biện pháp [28]: tăng lượng dinh dưỡng ăn vào,
bổ sung vi chất, giảm gánh nặng bệnh tật và các vấn đề liên quan đến cải thiện
cơ sở hạ tầng Văn hóa – Xã hội.
11
Nhóm giải pháp thứ 1:
Tăng lượng dinh dưỡng trong khẩu phần (cả chất lượng và số lượng),
bao gồm các hoạt động: bổ sung năng lượng và protein cho phụ nữ mang thai,
các chiến lược giáo dục và nâng cao nuôi con bằng sữa mẹ, cải thiện số lượng
và chất lượng bữa ăn bổ sung của trẻ [28].
Nhóm giải pháp thứ 2:
Bổ sung vitamin và các khoáng chất, bao gồm: bổ sung đơn chất như sắt,
acid folic, vitamin A, iốt, kẽm và bổ sung đa vi chất cho trẻ. Các hình thức
can thiệp thường bao gồm: bổ sung vi chất bằng đường uống, tăng cường vi
chất vào thực phẩm hoặc dưới dạng trộn vào thức ăn bổ sung (MNP)... Nhóm
biện pháp này được nhiều nước nhìn nhận như là giải pháp lâu dài để phòng
chống thiếu vi chất dinh dưỡng và SDD thấp còi.
Hiện nay WHO, WFP & UNICEF đã đưa ra công thức cho sản phẩm bổ
sung vi chất cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em 6-23 tháng tuổi và tổ
chức triển khai thử nghiệm cũng như can thiệp tại nhiều quốc gia trên thế
giới. Các kết quả đều tương đối khả quan khi độ bao phủ, độ chấp nhận cao
cũng như có hiệu quả tốt trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng của
trẻ [8],[29].
Nhóm giải pháp thứ 3:
Giảm gánh nặng bệnh tật, bao gồm các hoạt động tuyên truyền vệ sinh
phòng bệnh truyền nhiễm như nâng cao thói quen rửa tay đúng cách, vệ sinh
nơi ở và các chiến lược nhằm làm giảm gánh nặng bệnh tật (đặc biệt là bệnh
nhiễm trùng, sốt rét đối với phụ nữ có thai) [28],[30].
Nhóm giải pháp thứ 4:
Nhóm giải pháp này liên quan đến cải thiện cơ sở hạ tầng và văn hoá –
xã hội, nâng cao trình độ dân trí, giảm sự mất công bằng trong phân bổ
nguồn lực [27].
12
1.4.2. Các giải pháp và hoạt động phòng chống SDD ở Việt Nam
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22 tháng 01 năm 2001 với một
mục tiêu tổng quát và 5 mục tiêu cụ thể. Giảm tỷ lệ SDD thấp còi là một chỉ
tiêu quan trọng trong mục tiêu “giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà
mẹ”. Chỉ tiêu đặt ra trong giai đoạn 2001- 2010 là giảm mỗi năm 1,5% tỷ lệ
SDD chiều cao theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung trong cả nước [31].
Hiện nay, công tác phòng chống SDD trẻ em đã trở thành một hoạt động
dinh dưỡng quan trọng ở nước ta trong đó mục tiêu hạ thấp tỷ lệ SDD được
đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, các địa
phương. Nhìn chung các giải pháp can thiệp giai đoạn 2001-2010 mới đang
tập trung vào phòng chống SDD thể nhẹ cân, chưa có giải pháp đặc hiệu cho
SDD thấp còi.
Các hoạt động phòng chống SDD tại cộng đồng hiện nay bao gồm: Thực
hiện chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho các bà mẹ mang thai, nuôi con bú,
nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý, đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin
A cho trẻ em 6-36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh, thực hiện nuôi dưỡng tốt khi
trẻ bị bệnh, chăm sóc vệ sinh, phòng chống nhiễm giun và tổ chức giáo dục,
tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia đình.
1.5. Can thiệp bổ sung bột đa vi chất (MNP) trong phòng chống SDD
1.5.1. Tiếp thị xã hội và áp dụng trong can thiệp sức khoẻ
Định nghĩa: Tiếp thị xã hội được bắt nguồn từ tiếp thị nói chung (marketing),
được coi là một môn khoa học nghiên cứu và giải quyết các quan hệ trao đổi
giữa một tổ chức hay cá nhân với môi trường bên ngoài, giúp cho tổ chức/cá
nhân đó đạt được những mục tiêu đã dự định với kết quả và hiệu quả cao nhất
[32].
13
Các đặc điểm chính của tiếp thị xã hội bao gồm:
- Là một ngành riêng biệt trong lĩnh vực tiếp thị.
- Nhằm mang lại lợi ích cho cả xã hội lẫn đối tượng đích.
- Phụ thuộc vào những nguyên tắc và kỹ thuật được tiếp thị thương mại
xây dựng và phát triển, đặc biệt là chiến lược hỗn hợp tiếp thị còn gọi
là 4P - sản phẩm (Product), giá cả (Price), địa điểm (Place) và quảng bá
(Promotion).
Các thành phần của tiếp thị xã hội
Nguyên tắc chính của tiếp thị xã hội là tìm hiểu, hỗ trợ, kích thích, tạo
điều kiện để đối tượng có thể thực hiện được. Do vậy, lý thuyết về hỗn hợp
tiếp thị 4P trong tiếp thị thương mại cũng được áp dụng vào tiếp thị xã hội
[32].
Sản phẩm (Product) được định nghĩa là “những gì có thể cung cấp
cho thị trường nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn. Nó bao gồm
hàng hóa, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, hành vi và cả những ý tưởng. Để tạo ra
một sản phẩm, trước tiên chúng ta cần xác định vấn đề mà cộng đồng đang
gặp phải mà sản phẩm tiếp thị là một giải pháp tốt cho vấn đề đó.
Giá sản phẩm (Price) là chi phí mà người sử dụng cần phải trả để sở
hữu sản phẩm tiếp thị xã hội. Chi phí này được xây dựng dựa trên khả năng
của đại đa số đối tượng có khả năng chi trả cho những sản phẩm đó, nó có thể
tính bằng tiền (ví dụ như giá bán 1 vỉ viên sắt và axit folic cho phụ nữ có thai)
hoặc những nỗ lực đòi hỏi các đối tượng đích cần điều chỉnh có liên quan đến
giá trị tinh thần như thời gian, nỗ lực (ví dụ như thời gian và quãng đường từ
nhà đến trạm y tế hàng tháng để nhận được dịch vụ hoặc mua viên sắt)…. Giá
của sản phẩm cần có sự điều chỉnh theo khả năng chi trả của đối tượng. Mức
độ trợ giá càng thấp thì tính bền vững của chương trình càng cao.
14
Địa điểm phân phối (Place) là cách thức mà sản phẩm tiếp thị xã hội
tiếp cận đến đối tượng đích. Đối với một sản phẩm hữu hình, đó là hệ thống
phân phối tiện lợi và rộng khắp sản phẩm đến “tận tay” người sử dụng sản
phẩm.. Với những sản phẩm vô hình thì địa điểm có thể hiểu đó là kênh
truyền để các đối tượng thông qua đó có đầy đủ thông tin cần thiết.
Quảng bá/xúc tiến sản phẩm (Promotion) hoạt động này bao gồm
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quan hệ công chúng,
chiến dịch truyền thông, phương tiện giải trí…Mục tiêu của hoạt động này
nhằm quảng bá hình ảnh của sản phẩm và tạo ra nhu cầu bền vững của đối
tượng đối với sản phẩm. Mục đích cuối cùng của hoạt động này nhằm thúc
đẩy đối tượng mong muốn thay đổi hành vi cũ chưa tích cực sang một hành vi
tích cực hơn.
Phương pháp này đã được áp dụng và nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế
giới và cả tại Việt Nam.
Một số nghiên cứu truyền thông tích cực thay đổi hành vi làm giàu thức
ăn bổ sung cho trẻ em bằng các sản phẩm sẳn có ở địa phương ở Haiti, kết
quả cho thấy có sự thay đổi ý nghĩa giữa 2 nhóm bà mẹ về kiến thức cũng như
thực hành trước và sau khi can thiệp.
Nhiều nghiên cứu của Smitasiri S tại Thái Lan vào năm 1988 – 1991
phía bắc Thái Lan tại huyện Kanthararom thuộc tỉnh Srisaket. Phương pháp
truyền thông có sự tham gia của cộng đồng trong nghiên cứu này là tăng
cường sự tiếp cận các sản phẩm giàu Vitamin A sẵn có tại địa phương, kết
quả cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa về kiến thức và thực hành của bà mẹ.
Tại Việt Nam, Nghiên cứu của Từ Giấy, Hà Huy Khôi, Lê Bạch Mai và
CS về cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em tiến tới thanh toán đói
nghèo với mục tiêu đến năm 2000 các cơ sở có thể duy trì các hoạt động nhờ
sự tham gia tích cực của cộng đồng tại huyện Ninh Thanh, Hải Hưng.