Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

HÌNH TƯỢNG cây đàn TÍNH tảu TRONG văn học dân GIAN NHÓM tày THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.86 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

HÌNH TƯỢNG CÂY ĐÀN TÍNH TẢU
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NHÓM TÀY - THÁI

Chuyên ngành:

Văn học dân gian

Mã số:

8220125

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Trường Phát

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy, Cô trong tổ bộ
môn Văn học Việt Nam I, khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong tổ bộ môn
Văn học Việt Nam I, đặc biệt là những Thầy, Cô đã tận tình dạy bảo em trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Trường Phát đã dành thời


gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Bản thân em đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả năng lực của
mình song luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU......................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................4
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................5
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN....................................................6
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN............................................................................6
NỘI DUNG............................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..............................................................7
1.1. Tổng quan về dân tộc Tày, Thái ở Việt Nam..................................................7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư...........................................................................7
1.1.2. Lịch sử tộc người.............................................................................................8
1.1.3. Hoạt động kinh tế..........................................................................................12
1.1.4. Tổ chức xã hội...............................................................................................13
1.1.5. Văn nghệ dân gian.........................................................................................19
1.2. KHÁI NIỆM HÌNH TƯỢNG VÀ HÌNH TƯỢNG CÂY ĐÀN....................23
1.2.1. Lý luận chung về hình tượng nghệ thuật, hình tượng văn học.......................23
1.2.2. Hình tượng cây đàn trong văn học dân gian..................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................29

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CÂY TÍNH TẢU TRONG VĂN HỌC DÂN
GIAN NHÓM TÀY - THÁI..................................................................................30
2.1. NGUỒN GỐC CÂY TÍNH TẢU...................................................................30
2.2. ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY - THÁI QUA HÌNH TƯỢNG
TÍNH TẢU.............................................................................................................40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................49


CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG CÂY TÍNH TẢU TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT
VÀ DIỄN XƯỚNG................................................................................................51
3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT....................................................................51
3.1.1. Kết cấu cốt truyện..........................................................................................51
3.1.2. Nhân vật........................................................................................................55
3.1.3. Không gian và thời gian nghệ thuật...............................................................57
3.2. ĐẶC ĐIỂM LƯU TRUYỀN VÀ DIỄN XƯỚNG.........................................59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................67
KẾT LUẬN............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................70


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. “Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được tái
hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” [4; 147].
Các loại hình nghệ thuật khác nhau sử dụng những chất liệu khác nhau để xây
dựng hình tượng. Nếu chất liệu chính của âm nhạc là âm thanh, của hội hoạ là
đường nét cùng màu sắc… thì ngôn từ là chất liệu riêng biệt của văn học.
Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. Đó thường là hình tượng con
người, có thể là một đồ vật, con vật, một sự kiện văn hoá, xã hội… được cảm
nhận qua lăng kính của nghệ sĩ.

Đàn tính tảu thuộc nhóm hình tượng về đồ vật, là biểu tượng văn hoá,
xuất hiện đậm đặc trong văn hoá Tày - Thái nói chung và văn học dân gian
nhóm Tày - Thái nói riêng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình tượng
đàn tính nhưng mới chủ yếu nghiên cứu từ góc độ văn hoá nói chung, âm
nhạc nói riêng, còn thiếu những công trình đi sâu vào những biểu hiện trong
văn học có liên quan đến cây đàn độc đáo này. Có thể nói việc tìm hiểu về đàn
tính trong văn học dân gian như là một hình tượng nghệ thuật ngôn từ vẫn còn
là khoảng trống.
1.2. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có nhạc cụ đặc trưng của
riêng mình. Đàn bầu của người Kinh thánh thót, nỉ non; tiếng khèn của người
Mông như âm thanh vọng lại của đất trời… và tiếng đàn tính của người Tày,
người Thái là tiếng lòng mộc mạc, lời tâm tình thiết tha. Có một sự trùng hợp
rất thú vị không hiểu do ngẫu nhiên hay sắp đặt của tạo hóa, đó là hai dân tộc
đến từ những vùng đất khác nhau, lịch sử và văn hoá có nhiều nét riêng biệt
lại cùng có chung tên gọi cho một nhạc cụ: tính tảu. Tiếng đàn gắn bó với
cuộc sống hàng ngày cũng như trong những sự kiện trọng đại của hai dân tộc
Tày, Thái. Tiếng đàn kể chuyện bản mường, chuyện con người... Khi đó

1


người Tày, người Thái có nhu cầu tìm về cội nguồn của hình tượng để lí giải.
Vì thế, người Tày, Thái kể cho nhau nghe những câu chuyện về đàn tính.
Những câu chuyện ấy truyền từ đời này qua đời khác, có sức sống mãnh liệt
trong đời sống nhân dân các dân tộc tạo thành nguồn văn học dân gian phong
phú của các dân tộc này. Tuy nhiên số lượng tác phẩm dân gian của các dân
tộc thiểu số nói chung và văn học dân gian của hai dân tộc Tày, Thái nói riêng
có mặt trong sách giáo khoa phổ thông còn quá ít, nhất là tác phẩm viết về
hình tượng cây đàn tính tảu thì không có. Điều này khiến cho người đọc chưa
hình dung rõ nét, thậm chí là bỏ lỡ một kênh tiếp nhận thú vị về văn học và

văn hoá các dân tộc. Chúng tôi mong muốn được giới thiệu và nghiên cứu sâu
hơn về một hiện tượng văn hoá và hình tượng văn học độc đáo của dân tộc
Tày, Thái - đó là hình tượng cây đàn tính. Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần
giải mã về hình tượng văn học thú vị này đồng thời khơi nguồn cảm hứng cho
không ít độc giả tìm đến với văn học dân gian của các dân tộc thiểu số Việt
Nam, đặc biệt là văn học dân gian nhóm dân tộc Tày - Thái.
1.3. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông, việc
nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi có thêm vốn hiểu biết về văn học địa
phương. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu, chúng tôi muốn được tiếp cận
hướng giảng dạy tác phẩm văn học dân gian theo hướng tích hợp kiến thức về
văn hoá dân gian nhằm góp phần vào việc không ngừng nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Văn học dân gian nhóm dân tộc Tày - Thái ở Việt Nam có một khối
lượng tác phẩm lớn. Theo đó nguồn tư liệu nghiên cứu về văn học, văn hoá
dân gian của hai tộc người này cũng rất phong phú. Bởi lẽ từ bao đời nay, cây
đàn tính và lời hát then luôn có sức lôi cuốn kì lạ, gắn liền với đời sống tinh

2


thần của đồng bào hai dân tộc này. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu
dành cho hình tượng tính tảu mới chỉ có rất ít.
Năm 1991, tác giả Vũ Anh Tuấn có bài viết Tìm hiểu một cặp mẫu kể
dân gian miền núi dưới góc độ loại hình đăng trên Tạp chí Văn học số 4.
Trong bài viết này, tác giả đã so sánh hai mẫu kể về Sự tích cây đàn Khun
Pấng của dân tộc Thái và Sự tích cây đàn tính Xiêng Tâng của dân tộc Tày.
Sau khi xem xét các yếu tố, tác giả nhận định: Những tình tiết cơ bản (…) là
một loại hình đặc thù Tày - Thái: phần tinh đàn (bụng bầu) và dây đàn đều
có nguồn gốc từ vật thiêng ở cõi thiêng cùng nguồn… Theo đó, tín hiệu “quả

bầu mẹ” đã là nét độc đáo loại hình của hàng loạt truyện về nguồn gốc tộc
người khu vực Nam Á như một chứng tích vật tổ từ giai đoạn tiền nông
nghiệp… Nếu so sánh mối tương đồng giữa truyện Tày và truyện Thái, có thể
thấy một mô típ cốt lõi Then - Bầu còn được giữ lại khá nguyên vẹn trọng
truyện Thái, ở truyện Tày đã được chuyển hoá Then - Pụt (còn ở dạng nữ
thần tối cao) và bầu - vú trinh nữ (con gái của đấng tối cao). Trong cùng cội
nguồn nhưng xã hội Tày đã có sự tiếp biến về chuyển hoá nhanh trong lịch sử
do vị trí địa bàn cư trú của dòng phía Đông. Đó là cả một quá trình chuyển
hoá phức tạp và tinh tế trên cơ sở hỗn hợp nhân chủng… Tuy bài viết mới chỉ
so sánh một truyện cổ Thái và một truyện cổ Tày nhưng đây là tư liệu quý giá
để chúng tôi tìm hiểu và triển khai đề tài.
Đến năm 2017, khoá luận tốt nghiệp của Dương Thuỳ Linh tại trường
Đại học sư phạm Hà Nội có đề tài Đặc trưng thi pháp truyện thơ “Sự tích
cây tính tảu” của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Khoá luận đã nghiên
cứu trọn vẹn một truyện thơ viết về hình tượng cây đàn tính của dân tộc Thái
từ góc nhìn thi pháp học. Tác giả đã triển khai đề tài ở các phương diện chính:
đặc điểm thi pháp kết cấu và nhân vật; đặc điểm không gian, thời gian, ngôn
ngữ và diễn xướng của truyện thơ Sự tích cây tính tảu. Khi phân tích về đặc

3


điểm thi pháp kết cấu trong truyện thơ này tác giả đã chỉ ra một trong những
biểu hiện của tính tự sự trong kết cấu truyện thơ là truyện kể sự tích phong vật
- sự tích cây tính tảu. Ở phương diện này, luận văn đã trình bày về ý nghĩa tên
gọi của cây đàn truyền thống của người Thái; cây đàn tính là món quà mà các
nhân vật đã được nhận từ then Bun, then Chiêu và vua Long Vương. Nhưng
dù có nguồn gốc thần linh thì đàn tính tảu muốn trở thành cây đàn của người
Thái nhất thiết phải qua bàn tay chế tác của người Thái. Sự hình thành cây
đàn còn gắn liền với công việc gieo trồng, phản ánh sự gắn bó khăng khít giữa

văn hoá đời sống vật chất và văn hoá đời sống tinh thần của dân tộc Thái…
Tuy nhiên, hướng nghiên cứu của luận văn là về thi pháp truyện thơ, chỉ đề
cập đến hình tượng cây tính tảu ở phương diện tính tự sự của kết cấu truyện
thơ là truyện kể sự tích phong vật - sự tích cây tính tảu.
Như vậy, có thể thấy việc tìm hiểu về hình tượng cây tính tảu trong văn
học dân gian vẫn còn một khoảng trống cần nghiên cứu. Do vậy, ở phạm vi
luận văn này, trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu đã có, chúng tôi tiến
hành vận dụng nghiên cứu đề tài: Hình tượng cây đàn tính tảu trong văn học
dân gian nhóm Tày - Thái.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm viết về cây đàn
tính trong văn học dân gian nhóm Tày - Thái. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu sự
ra đời của cây đàn tính, ý nghĩa của nó trong đời sống của cư dân Tày - Thái
để từ đó hiểu rõ hơn về khả năng sáng tạo và vẻ đẹp tâm hồn của hai cộng
đồng dân tộc này; rộng ra là hiểu thêm về các dân tộc thiểu số khác trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

4


3.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Ở Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai) có
14 dân tộc: Thái, Lào, Lự, Tày, Nùng, Sán Chay… Tuy nhiên, đàn tính chỉ
xuất hiện và là nhạc cụ quen thuộc của hai dân tộc Tày, Thái cư trú tại các
tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Mặt khác, những tác phẩm viết về đàn tính
của hai dân tộc này chủ yếu tồn tại dưới dạng truyện cổ tích, truyện thơ, rất ít
là truyền thuyết. Điều này cho thấy về đề tài này, hệ thống thể loại của văn
học dân gian Việt Nam chưa có sự phân hoá về mặt thể loại một cách rõ rệt và
nhiều thể loại có thể cùng phản ánh một đề tài, chủ đề nào đó. Do vậy, phạm

vi tư liệu chúng tôi sử dụng để nghiên cứu chủ yếu là các truyện cổ tích,
truyện thơ kể về cây đàn trong văn học dân gian Tày, Thái. Bên cạnh đó, luận
văn còn sử dụng thêm các tư liệu về lịch sử, văn hoá… của hai dân tộc Tày,
Thái để bổ sung cho việc nghiên cứu văn học dân gian của họ.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài Hình tượng cây đàn tính tảu trong văn học dân gian nhóm
Tày - Thái chúng tôi mong muốn đạt được các mục đích sau:
- Chỉ ra được nguồn gốc của cây đàn tính qua văn học dân gian nhóm
Tày - Thái; thấy được ý nghĩa của cây tính tảu trong đời sống của hai dân tộc.
- Góp phần giới thiệu nét đặc sắc của văn hoá Tày, Thái; từ đó tìm ra
hướng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của hai dân tộc này.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi vận dụng kết hợp các phương
pháp chính sau:
- Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian: Được áp dụng vào việc phân
tích tác phẩm để giải mã ý nghĩa của hình tượng cây đàn tính.
- Phương pháp liên ngành: Kết hợp phương pháp nghiên cứu của nhiều
ngành khác nhau như sử học, văn hoá học, dân tộc học… để có những lý

5


giải, khám phá về các tác phẩm, cũng là thấy được giá trị ẩn sâu bên trong
kho tàng truyện kể của nhóm dân tộc Tày - Thái. Phương pháp này sẽ giúp
chúng tôi có được kết quả nghiên cứu toàn diện hơn về văn học và văn hoá
tộc người bởi lẽ nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc cũng chính là
nghiên cứu một biểu hiện của văn hoá dân tộc đó.
- Phương pháp so sánh loại hình: Chúng tôi sử dụng phương pháp này
để tiến hành so sánh truyện của dân tộc Tày với dân tộc Thái; qua đó phát

hiện ra những tương đồng cũng như những khác biệt giữa các dân tộc về
phương diện văn học, văn hoá…
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Đề tài đã góp phần tìm hiểu một hình tượng quen thuộc nhưng có ý
nghĩa trong đời sống của của dân tộc Tày, Thái được thể hiện trong văn học
dân gian. Từ đó cho thấy thế giới nghệ thuật phong phú và hấp dẫn của kho
tàng văn học dân gian của hai dân tộc này. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa
truyện kể dân gian các dân tộc Tày, Thái với đời sống tín ngưỡng và bản sắc
văn hóa của các dân tộc nói chung.  Đây là hướng tiếp cận văn học dân gian
từ góc độ văn hoá dân gian - những yếu tố của văn học dân gian được xem
xét, phân tích như sự hoá thân của văn hoá một cộng đồng. Điều này có ý
nghĩa to lớn trong việc gợi mở niềm yêu thích và khám phá của độc giả đối
với kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Tày
-Thái nói riêng.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
bao gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Hình tượng cây tính tảu trong văn học dân gian nhóm Tày - Thái.
Chương 3: Hình tượng cây tính tảu từ góc độ nghệ thuật và diễn xướng.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về dân tộc Tày, Thái ở Việt Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Nét đặc trưng của một cộng đồng người ít nhiều đều chịu ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp của những điều kiện tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu về hai
dân tộc Tày, Thái không thể không đề cập đến các khía cạnh về tự nhiên, môi
trường sinh thái nơi họ sống.
Dân tộc Tày là một cộng đồng có dân số đông nhất trong các dân tộc ít
người ở miền Bắc nước ta, chiếm 22% dân số các tộc người ở miền Bắc và 1,
65% tổng dân số toàn quốc. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
năm 2009, dân tộc Tày có 1.626.392 người. Cư dân Tày đã có mặt ở hầu khắp
các tỉnh từ Bắc vào Nam nhưng tập trung nhất vẫn là ở các tỉnh miền núi phía
Bắc (từ Yên Bái đến Quảng Ninh) gọi chung là vùng Việt Bắc. Đây là vùng
có môi trường tự nhiên chủ yếu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nằm ở
vĩ độ cao (từ 21 độ đến 23 độ 22 vĩ bắc). Đặc điểm nổi bật nhất của địa hình
Việt Bắc là có kiến trúc dạng cánh cung. Các cánh cung tập trung ở dãy núi
Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và mở ra về phía bắc và đông bắc, với hướng lồi quay
ra biển Đông. Xen giữa các cánh cung là những dải trũng rộng với các dòng
sông Hồng, Chảy, Lô, Kỳ Cùng và Bằng Giang. Tại đây, các dòng sông đều
mở rộng lòng với các bãi bồi, thềm đất xếp tầng thành dãy song song với lòng
sông có khả năng khai thác nông nghiệp. Nằm ở vị trí địa đầu phía đông bắc
của đất nước, lại có địa hình dạng cánh cung mở ra đón hướng gió nên vùng
núi Việt Bắc là nơi tiếp nhận sớm nhất và chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió
mùa đông bắc ở nước ta. Thêm vào đó là hiệu quả của qui luật đai cao nên ở

7


đây yếu tố á nhiệt đới núi cao phần nào nổi trội hơn yếu tố nhiệt đới. Khí hậu
bị phân hoá thành hai mùa rõ rệt, nhất là về phương diện nhiệt. Các hiện
tượng thời tiết cực đoan như bão hay xuất hiện vào đầu mùa hạ nhưng chủ
yếu ảnh hưởng đến vùng duyên hải Quảng Ninh, sương muối, tuyết rơi cũng
xảy ra trong các đợt rét đậm kéo dài trong mùa đông nhất là ở vùng núi cao.

Dân tộc Thái có khoảng 1.550.423 người theo Tổng điều tra dân số và
nhà ở Việt Nam năm 2009, cư trú liền một dải đất từ miền Tây Nghệ An,
Thanh Hoá qua miền Tây Bắc của Hoà Bình, đến các huyện, thị của 3 tỉnh:
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu¸ sang phía Đông của miền Tây Bắc, từ huyện
Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ qua huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái)
đến huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ sau năm 1954, đồng bào còn sống rải
rác ở một số huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên. Người Thái sống ở các
cánh đồng thung lũng lòng chảo của vùng núi cao miền nhiệt đới gió mùa ẩm
ướt phía Tây và Tây bắc Bắc Bộ. Các thung lũng ấy rất thuận lợi cho việc làm
ruộng, cấy lúa do có sông suối chảy qua tạo thành vùng đồng bằng. Ở những
chỗ cánh đồng tiếp giáp với chân núi, sườn núi rất thuận lợi cho việc khai thác
nương, vườn. Khí hậu nơi đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô nên rất
phù hợp với điều kiện sản xuất của cư dân tộc người Thái.
1.1.2. Lịch sử tộc người
Tày/Thay là tên gọi đã có từ lâu dùng để chỉ chung nhiều tộc người
thuộc nhóm Thái - Choang (hay Cháng) ở Trung Quốc và Đông Nam Á, thuộc
khối Bách Việt trên cõi Lĩnh Nam. Tên gọi này được các nhà nghiên cứu cho
là có từ nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên. Người Tày được coi
là cư dân bản địa cư trú chủ yếu ở vùng Việt Bắc Việt Nam. Trong quá trình
lịch sử của mình họ đã có những giao lưu tiếp xúc đáng chú ý với người Kinh
(Việt). Bàn đến Vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc, Đào Duy Anh cho
rằng An Dương Vương xây dựng nước Âu Lạc sau khi diệt Hùng Vương, năm

8


257 trước công nguyên. Thục Phán là con cháu vua nước Thục ở Tứ Xuyên
ngày nay, tức là địa bàn của người Thái - Choang thời Chu - Tần. Sau khi vua
Thục bị vua Tần diệt vào khoảng năm 316 trước công nguyên, Thục Phán lưu
vong xuống các tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc rồi vào miền Bắc Việt Nam.

Thục Phán vốn nguồn gốc Thái - Choang và lại là dòng dõi vương tử nên
được những cộng đồng tộc người ở khu vực này che chở và ủng hộ, vì thế đã
chiếm được miền Tây Nam Trung Quốc và miền thượng du Bắc Bộ Việt Nam,
đánh chiếm nước Văn Lang của người Việt lập nên nước Âu Lạc đóng đô ở
Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Như vậy, người Tày vốn cùng người
Việt nằm trong khối Tây Âu - Lạc Việt, khoảng thế kỉ thứ III trước công
nguyên đã hợp lực cùng nhau chống quân Tần xâm lược. Người Tày cổ đã
tham gia vào việc lập nước Âu Lạc - nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Mặt
khác, cũng cần nói thêm, trước thế kỉ XI, vùng biên giới Việt - Trung chưa có
sự phân định biên giới rõ ràng. Vì vậy, khối Tày - Choang còn tương đối
thống nhất bao gồm toàn bộ đất đai của người Tày và người Choang ở cả Việt
Nam và Trung Quốc, thủ lĩnh trực tiếp của họ là Nùng Trí Cao - người có chủ
trương lập khu này thành một nước riêng lấy tên là Đại Nam nằm ở giữa hai
nước Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng nước Đại Nam chưa thành lập được
bao lâu thì bị nhà Tống tiêu diệt, sau đó nổ ra cuộc chiến tranh giữa nhà Lý và
nhà Tống. Khi chiến tranh kết thúc, theo hiệp định của triều đình Tống - Lý,
biên giới hai nước chính thức được xác định về cơ bản giống như ngày nay.
Từ đó các dân tộc Choang ở Quảng Tây và Tày ở Việt Bắc Việt Nam được
hình thành và phát triển trong những điều kiện khác nhau khiến sự phân hoá
Tày - Choang ngày càng rõ rệt hơn. Các giai đoạn lịch sử sau này, đặc biệt là
sự kiện vua quan nhà Mạc chạy lên cát cứ ở Cao Bằng, người Việt lại là một
trong những nhân tố đã góp phần tạo nên diện mạo tộc người Tày hiện đại.
Khi thống trị vùng Cao Bằng, nhà Mạc chủ yếu dựa vào người Tày để chống

9


lại quân Lê, Trịnh. Một mặt, họ ra sức bồi dưỡng lực lượng địa phương để
phục vụ triều đình lưu vong họ Mạc (thời đó, đã có người Tày làm quan đến
chức Tư thiên quản nhạc tức là vừa trông nom về thiên văn vừa phụ trách đội

nhạc của triều đình), mặt khác, khi nhà Mạc bị diệt vong, để tránh hậu hoạ thì
phần lớn dư đảng của nhà Mạc đã thay tên đổi họ, sống hoà vào nhân dân địa
phương, đồng hoá với người Tày, mang theo những yếu tố văn hoá Việt.
Người Thái gồm các nhóm: Tày Khao (Thái Trắng), Tày Thanh (Man
Thanh), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Đeng (Thái Đỏ), Tày Mười… Dân tộc này
có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam từ thế kỉ 7 đến 13, là con cháu người Thái
di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ. Do bị người Hán
và người Việt ở phía đông và bắc chèn ép, người Thái phải di cư dần về phía
nam và tây nam. Trung tâm của tộc người này khi đó là Điện Biên
Phủ (Mường Thanh). Từ đó, họ lan tỏa đi khắp khu vực Đông Nam Á bây giờ
như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện…,thậm chí họ cũng có mặt cả ở
những vùng xa hơn như đông bắc Ấn Độ. Lịch sử Việt Nam còn ghi lại, đạo
Đà Giang, man Ngưu Hống (tức người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống
nhà Lý lần đầu tiên vào năm 1067. Năm 1280, người Ngưu Hống liên minh
với người Ai Lao để chống lại nhà Trần nhưng đã bị đánh bại. Sau đó lãnh
tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng và nhà Trần tiếp quản xứ Ngưu Hống. Đến năm
1337, lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, vì thế xứ Ngưu
Hống bị sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ (còn gọi là
Ninh Viễn, thuộc Lai Châu ngày nay). Họ Đèo được giao cai quản xứ này
trong một thời gian dài. Năm 1431, lãnh tụ của người Thái Trắng là Đèo Cát
Hãn tạo phản chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng
(nằm giữa sông Mã và sông Đà ngày nay), tấn công Mương Mỗi (Sơn La),
con của Đèo Cát Hãn là Đèo Mạnh Vương làm tri châu. Tiếp đó, đến năm
1466, vùng đất của tộc người Thái được tổ chức lại thành gồm 3 phủ: An Tây,

10


Gia Hưng và Qui Hóa; ngoài ra còn có thêm 4 huyện và 17 châu. Lãnh tụ của
người Thái được gọi là phụ tạo, có quyền cai quản một số lãnh địa và trở

thành giai cấp quý tộc của cộng đồng người Thái. Các dòng họ lớn chia nhau
cai quản các khu vực, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn…,
dòng họ Xa cai quản châu Mộc, dòng họ Cầm cai quản các châu Phù Hoa,
Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo…, dòng họ Bạc ở châu Thuận, dòng họ Hà cai
quản châu Mai… Vị trí chiến lược của quê hương người Thái đã được triều
đình và người đương thời đánh giá rất cao. Điều đó đã từng thể hiện trong bài
phú “Thiên Hưng trấn” của danh nho Nguyễn Bá Thống. Trong đó có đoạn
ghi: “Quan ải Ai Lao liên lạc tiện đường. Biên giới Vân Nam khống chế mọi
mặt. Đây là nơi xung yếu của Bách Man, cửa ngõ của Lục Chiếu, che giữ các
trấn như giậu như phên. Án ngữ miền thượng du làm then làm chốt…”. Cuối
thể kỷ XIX, trước họa xâm lăng của thực dân Pháp, các châu mường Thái đã
đứng về phái chủ chiến của triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết chủ
trương, hưởng ứng chiếu cần vương của vua Hàm Nghi. Nghĩa quân của các
châu mường Thái đã tham gia và cùng làm nên hai trận chiến thắng ở Cầu
Giấy và trận đánh phòng thủ Sơn Tây. Tiểu biểu trong thời kỳ này có các thủ
lĩnh: Điêu Văn Toa (Phong Thổ - Mường Xo), Xa Văn Nọi (Mộc Châu Mường Sang) và Cầm Văn Thanh (Mai Sơn - Mường Mụa). Vào năm 1914 1916, người Thái cùng người Hoa ở Tây Bắc đã nổi dậy chống thực dân Pháp.
Cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp, các thủ lĩnh Thái bị cách chức, đày
biệt xứ và một số bị tử hình. Trong số đó có Cầm Văn Tứ, Lường Văn Hôm
thụ án biệt xứ, bị giam giữ ở nhà lao Thái Nguyên rồi tiếp tục theo Lương
Quang Ngọc và Đội Cấn khởi nghĩa năm 1917. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại,
các ông đều hi sinh cho xứ sở. Đặc biệt trong chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ, cộng đồng người Thái cùng các dân tộc Tây Bắc đã giúp sức cho chiến
dịch bằng cả vật chất và con người tạo nên chiến thắng lừng lẫy năm châu,

11


chấn động địa cầu.
1.1.3. Hoạt động kinh tế
Các dân tộc Tày, Thái đều là cư dân trồng trọt, nguồn sống chủ yếu dựa

vào kết quả của mùa màng. Cùng với nông nghiệp lúa nước, nương rẫy ở
nhiều vùng vẫn chiếm vị trí đáng kể. Đó là đặc điểm chung nhất trong sản
xuất của hai dân tộc Tày, Thái.
Dân tộc Tày gọi ruộng là nà, đó là những mảnh đất có bờ giữ nước, bằng
phẳng, thường được sử dụng để cấy lúa, trồng màu. Người Tày chia ruộng có
nhiều loại: Nà nặm (ruộng nước), có thể làm được hai vụ lúa hoặc một vụ lúa
với một vụ màu; Nà lẹng (ruộng cạn chờ mưa) là những khu vực ruộng bậc
thang khó giữ nước, chỉ cấy được vào vụ mùa; Nà lụm hay Nà pồng (ruộng lầy
thụt) ở thung khe hoặc cuối cánh đồng, cũng chỉ cấy được mỗi năm một vụ.
Người Thái gọi ruộng là na với đặc điểm giống như ruộng của người Tày.
Giống như người Tày, ruộng lúa của người Thái cũng được chia ra làm các loại
khác nhau, như na hon là ruộng bậc thang, na piêng là ruộng bằng, na năm che
là ruộng nước sẵn, na há là ruộng gần bản… Sự phân biệt các loại ruộng như
trên giúp cho đồng bào Thái lựa chọn phương thức canh tác phù hợp.
Các cư dân Tày, Thái không chỉ có ruộng mà còn có rừng. Vì thế, bên
cạnh việc sống nhờ vào đồng ruộng họ còn biết tận dụng thế mạnh của rừng.
Họ quen thuộc với một phương thức phổ biến là đốt rừng để làm nương rẫy.
Cuộc sống của người Thái gắn bó rất sâu sắc với nương rẫy. Do đó nương rẫy
có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của hai dân tộc này. Còn người
Tày phần lớn cư trú ở các thung lũng có nhiều đồng ruộng nên ít làm nương.
Họ chủ yếu làm thêm nương để trồng một số hoa màu. Đồng thời với việc làm
ruộng, nương thì các dân tộc Tày, Thái còn chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, hái lượm, đánh cá và săn bắn, có chợ phiên và trao đổi… Tất cả đều
là những ngành kinh tế phụ bổ trợ cho kinh tế ruộng nước.
1.1.4. Tổ chức xã hội

12


1.2.4.1. Cộng đồng bản

Trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, bản là danh từ chỉ một đơn vị cộng
đồng cư dân. Đơn vị hành chính của người Thái được tổ chức theo kiểu vòng
tròn đồng tâm khá chặt chẽ từ bản, mường đến châu mường. Bản có ranh giới
đất đai rõ ràng, cư dân ổn định nên người Thái thường có thuật ngữ quen
thuộc là đin bản (đất bản). Mỗi bản có từ vài nhà đến vài chục nhà, bản lớn có
đến cả trăm nóc nhà. Người Thái quan niệm là bản thì phải có ruộng, nên từ
bản luôn gắn liền với từ na thành bản na. Trước đây, đất ruộng này chủ yếu là
phục vụ cho các thành viên trong bản. Nhưng khi xã hội bản mường phát
triển, đất ruộng đã trở thành bổng lộc cho những người có chức sắc của bản
và mường. Đi đôi với đất ruộng, mỗi bản còn có núi rừng để làm nương rẫy,
hái lượm, săn bắn và khai thác lâm thổ sản. Núi rừng của bản được chia thành
hai khu vực rõ ràng là khu vực dành cho trồng trọt và khu vực cấm. Khu vực
dành cho trồng trọt sẽ được các hộ gia đình chặt, phát để làm nương rẫy. Khu
vực cấm lại được chia thành hai loại nữa là: Loại để khai thác lâm sản như gỗ,
tre, măng… và loại để phục vụ cho cuộc sống tâm linh như rừng tha ma, rừng
tu xửa, đon khuông… Ngoài ra đất bản còn có cả các đoạn sông, đoạn suối,
khe lạch để khai thác thuỷ sản. Mỗi bản sẽ có một người đứng đầu gọi là tạo
bản (nếu người đó thuộc lớp quý tộc) hoặc quan bản (nếu người đó thuộc lớp
bình dân), giúp việc cho người đứng đầu bản có chá bản (nghĩa là phó bản).
Khi hình thành một bản mới, người đứng đầu (được gọi là chảu xửa) phải làm
lễ với thổ công thổ địa, chôn một cây cọc ở một vùng đất thiêng nơi cửa ngõ
của bản. Chỗ chôn cọc được gọi là tu xửa. Chiếc cọc đó được gọi là lắc xửa
(hay lắc bản) và thường được chế tạo bởi phần lõi của loại gỗ tốt. Theo tục lệ,
hàng năm, hay vài ba năm người ta phải tổ chức cúng cầu an cho bản (gọi là
xên bản) với hình thức hiến sinh trâu, lợn gà… cho thần linh và tổ chức ăn
uống, vui chơi tại nơi hiến tế. Do nhu cầu hợp sức để đảm bảo các lợi ích xã

13



hội chung, các bản hợp lại thành đơn vị mường. Trong đó sẽ có một mường
trung tâm gọi là mường cuông (mường trong) và 4, 5 mường nọk (mường
ngoài). Mỗi một mường sẽ có một trung tâm hành chính dành cho tầng lớp
quan lại và quý tộc gọi là chiêng (đọc chệch thành chiềng). Tiếp đến, các
mường cố kết xung quanh các mường lớn hơn gọi là châu mường bao gồm 5
mường phìa. Mường phìa lớn nhất là trung tâm châu mường gọi là mường
phìa trong, xung quanh là mường phìa trong là 4 mường phìa ngoài.
So với người Thái, cơ cấu xã hội bản mường truyền thống của người Tày
bị phá vỡ sớm hơn và lưu lại dấu vết ở Thổ ti. Bản là đơn vị tự quản mang
tính truyền thống của người Tày trực thuộc các đơn vị hành chính cấp xã,
tổng, châu, tỉnh mà đứng đầu là tầng lớp Thổ ti (Quằng) vốn là người địa
phương hay các lưu quan do triều đình cử lên. Đây là tầng lớp giàu có, có thế
lực, được nhà nước ban tặng đất đai, bổng lộc, được người dân dưới quyền cai
quản thay phiên phục dịch, cống nạp các sản vật của địa phương. Phần lớn
các Thổ ti Tày đều có nguồn gốc Việt, bị phong kiến hoá, Kinh hoá, về sau thì
quan lại hoá.
1.2.4.2 Gia đình và hôn nhân
Phong tục truyền thống của người Tày là chỉ kết hôn trong cùng dòng họ.
Đó là kiểu gia đình theo chế độ gia đình phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh
niên nam nữ dân tộc Tày được tự do tìm hiểu, yêu đương trước khi kết hôn
nhưng việc quyết định hôn nhân lại do gia đình. Hôn lễ của người Tày mang
đậm bản sắc văn hoá độc đáo của một tộc người. Nó được tiến hành qua các
nghi thức công phu: lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ
đón dâu, đưa dâu…, Trong đám cưới, hát quan làng là một trong những nghi
thức sinh hoạt đặc sắc. Ngày nay, phong tục này vẫn còn được lưu giữ trong
mỗi bản làng, gia đình. Người Tày còn có phong tục cô dâu trở về nhà bố mẹ
sau khi cưới cho đến khi có mang, sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên

14



nhà chồng.
Đặc điểm tiêu biểu của gia đình Tày là chế độ gia trưởng phụ quyền đã
chi phối từ lâu đời, phản ánh rõ nét trong đời sống hàng ngày, trên mọi lĩnh
vực. Chủ gia đình chẩu rườn là người cha, người chồng. Chẩu rườn làm chủ
mọi tài sản, có quyền quyết định tất cả các công việc trong nhà và giải quyết
những vấn đề liên quan với bên ngoài. Gia đình người Tày có sự phân định rõ
ràng vị trí của các thành viên và họ thường quí con trai hơn con gái.
Đối với người Thái, nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân là ngoại hôn (au
côn noóc họ). Đây là nguyên tắc đề cao tính huyết thống trong hôn nhân, là
nguyên tắc phổ biến của nhân loại, được hình thành từ lâu đời. Ở người Thái,
nó được quy định trong luật tục; tuân thủ nguyên tắc đó là điều bắt buộc đối
với mỗi thành viên của cộng đồng. Hôn nhân ở người Thái dựa trên tình yêu
của đôi trai gái, đặc biệt dựa trên sự đồng thuận giữa hai gia đình. Điều này
còn vượt lên trên cả sự đồng thuận của đôi nam nữ, bởi đó không chỉ là việc
riêng của đôi trẻ mà còn liên quan mật thiết đến cả gia đình, dòng họ, đặc biệt
đến chuyện nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Trong hôn nhân của người
Thái, những tàn dư mẫu hệ còn sót lại được biểu hiện ở vai trò của ông cậu,
hay còn gọi là quyền ông cậu. Ở các lễ dạm hỏi, nhất thiết phải có người này
và ngày cưới phải có mâm cơm biếu riêng. Trong hôn nhân truyền thống, bố
mẹ đẻ của cô dâu chỉ được xem là chẩu côn - nghĩa là chủ người, còn chẩu
văn - nghĩa là chủ hồn lại là ông cậu, bởi vì khi cô dâu mới lọt lòng mẹ thì
chính ông cậu là người đặt tên, làm vía cho cháu gái. Tuy nhiên, do chế độ
phụ quyền ở người Thái đã được củng cố, nên ngày nay, vai trò của ông cậu ít
nhiều mờ nhạt dần trong hôn nhân. Chế độ hôn nhân của người Thái là một
vợ một chồng, tuân thủ quy định của luật tục. Người dân cho biết nếu ai vi
phạm sẽ bị phạt vạ, không có trường hợp ngoại lệ, bất kể đó là con cái hay
người thân của chủ mường (Chẩu mường), chủ đất (Chẩu đin). Hôn nhân
không chỉ gắn kết hai con người, hai gia đình mà còn có vai trò liên kết các


15


dòng họ, tạo nên một liên minh, thế lực trong cộng đồng bản mường. Người
Thái cũng có một tục lệ độc đáo là ở rể. Chỉ sau thời gian ở rể họ mới tiến
hành tổ chức lễ cưới chính thức cho đôi trẻ và cuộc hôn nhân từ đó mới thực
sự được công nhận. Quan hệ gia đình của người Thái rất hoà thuận dù họ
thường sống chung trong một gia đình có ít nhất ba thế hệ, trong đó phụ nữ
luôn được ưu tiến đối xử nhân đạo.
1.2.4.3. Tín ngưỡng, tôn giáo
Do điều kiện tiếp giáp với Việt Nam và Trung Quốc nên người Tày chịu
ảnh hưởng của Tam giáo bao gồm Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo. Tuy
nhiên, giống như người Việt, người Tày tiếp thu Tam giáo ở mức độ thấp. Họ
thờ cúng tôn giáo ngay tại nhà cùng với bàn thờ tổ tiên. Trong xã hội Tày,
việc thờ cúng tổ tiên và thần linh bản mệnh là hình thức tôn giáo cơ bản.
Người Tày quan niệm sau khi chết, hồn con người bay lên trời một phần,
phần khác ra bãi tha ma và phần còn lại về ở với gia đình tức là ma nhà.
Người Tày thờ ma nhà đến bốn đời tính từ đời gia chủ hoặc có nơi là ba đời,
khác với người Thái quan niệm ma nhà chỉ là thế hệ cha của chủ. Mỗi gia
đình thường có một bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất của ngôi
nhà. Trên bàn thờ bày ống hương tượng trưng cho linh hồn từng thế hệ trước.
Người chịu trách nhiệm thờ cúng là con trưởng - đó là người giữ tộc mệnh
của cả nhà. Không chỉ trong dịp lễ tết, ngày mùng một và ngày rằm âm lịch
hàng tháng, mỗi khi gia đình có việc lớn gia chủ đều khấn báo, trình với tổ
tiên và cầu xin sự yên lành, thịnh vượng. Đây là một nhiệm vụ, cũng là một
đặc quyền để củng cố địa vị của người con cả, người chủ gia đình, người
trưởng họ đối với toàn thể thành viên trong gia đình hay dòng họ.
Mặc cho phần lớn xã hội phương Đông có chung một đặc điểm là suy
tôn một cá nhân làm đại diện cho toàn thể cộng đồng, người Tày lại không có
chung một vị thần của toàn dân tộc. Nhân vật Ông Luông, Bà Cải trong sự

tích Pú Lương Quân được xem như cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ của

16


người Việt. Được phổ biến khắp các khu vực sinh sống của người dân tộc Tày
là tục thờ thần bản mệnh của cộng đồng: Trời - Đất hoặc Ngọc Hoàng thượng
đế. Ở những vùng còn duy trì chế độ thổ ti thì chúa đất được coi là con trời, là
đại diện cho trời đất. Hàng năm chúa đất chủ trì việc tế lễ trước trời đất, thần
sông nước, thần địa phương, tổ tiên nhà chúa để cầu mong cho bản mường
thịnh vượng. Ngoài ra, chúa đất còn cai quản các ma, thần và trở thành một vị
nửa thần nửa người, có quyền bất khả xâm phạm trong xã hội Tày. Người Tày
còn gửi tâm linh vào những vị thần địa phương. Những vị thần này hoặc được
triều đình phong tước hoặc do dân suy tôn. Đó là những người có công khai
phá, lập làng, bản được nhân dân nhớ ơn, thờ làm thần bản mệnh. Hàng năm,
vào một dịp đã được quy định, thường là đầu xuân hay mùa thu hoạch, dân
bản mở hội. Nhờ đó, ý thức cộng đồng của người Tày đã được củng cố thêm
qua việc thờ thần bản mệnh của họ.
Người Tày quan niệm thế giới tâm linh là một thế giới đa thần. Then
được xem là sự cụ thể hoá quan niệm về thế giới này của họ. Đó là một thế
giới ba tầng gồm cõi trời, cõi đất, cõi nhân gian. Đi lại được từ cõi này sang
cõi khác, kết nối được với thần linh chính là người làm Then, Pụt. Với nhận
thức hồn nhiên về thế giới, người Tày hình dung về cõi trời rất sinh động, vừa
gần gũi với đời thường bởi ở đó có ruộng vườn, chợ búa, rừng cây… vừa là
hình ảnh lý tưởng mà họ mong ước với những cung điện nguy nga tráng lệ.
Các vị thần từ dân gian khi vào trong Then đều được hình dung như những
nhân vật có thật. Các khái niệm hồn, vía cũng được cụ thể hoá trong Then của
người Tày. Trong quan niệm của Then, hồn, vía là một sinh linh mềm yếu, dễ
bị cám dỗ nên muốn đưa hồn vía về nhà thì phải có nhiều hình thức như dỗ
dành, đe nẹt… Then phản ánh thế giới tâm linh của người Tày, mang theo

lời thỉnh cầu, nguyện ước của con người tới bậc thần linh để mong được
giúp đỡ. Do đó, trong những sự kiện trọng đại của người Tày như cúng tổ

17


tiên, cúng giải hạn, mừng nhà mới, mừng thọ… không thể vắng bóng những
điệu hát Then.
Người Thái quan niệm đất này phân chia làm hai thế giới, tương đương
với phân chia thành hai mường. Đó là mương côn (mường người - thế giới
của sự sống) và mương fi (mường phi - thế giới hư vô). Thế giới hư vô của
người Thái gồm có ba không gian tồn tại: không gian của con người có phi
khoăn, tương đương với linh hồn hay vía; không gian của cõi linh có phần ác
là các ma thiêng - quỷ dữ và phần lành có tổ tiên - phi đẳm hay phi hươn và
không gian của cõi trời có phi then hay then.
Giống như các dân tộc khác, người Thái cho rằng có linh hồn tồn tại
trong thể xác. Thể xác là con người, linh hồn là cái bóng. Cái bóng được gọi
chung là phi - phi khoăn. Mỗi con người có khoảng “30 hồn ở phía trước và
50 hồn ở phía sau” (xam xíp khoăn mang ná hả xíp khoăn mang lăng), trong
đó có hồn chủ là hồn bao trùm ngụ ở đỉnh đầu nơi có xoáy tóc. Hồn là một
loại phi nên có thể tạm thời tách khỏi xác rồi lại trở về thân xác để tiếp tục
sống, nếu ở lại trong mường phi (cõi hư vô) thì coi như thân xác đã chết. Do
có niềm tin vào các linh hồn như thế nên người Thái có một loạt các nghi lễ
về hồn như peng khoăn (sửa sang hồn), hịa khoăn đông (gọi linh hồn lạc), xên
khoăn (cúng linh hồn). Khi chết, hồn chủ (linh hồn đầu) hoá kiếp về cõi đẳm
thành tổ tiên. Nét đặc trưng trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Thái là tục
cúng tổ tiên. Bên cạnh đó, người Thái còn có tục cúng bản, cúng mường. Linh
hồn bản - mường là một thể thống nhất tâm linh, có nhiều linh hồn và một
linh hồn chủ. Chủ của các linh hồn được người Thái gọi là chảu xửa, chủ áo người có công khai phá ra bản hay người đứng đầu bản. Với dân tộc Thái, cõi
trời cũng là một mường có tên là Mường Phạ. Mường Phạ còn gọi là Mường

Then do các vị Then làm chủ. Đó vừa là nơi chứa đựng những linh hồn bất
biến gọi là đẳm hay đẳm pang vừa là nơi ngụ của các vị Then mà Then Luông

18


là vị thần có quyền lực lớn nhất.
Người Thái có những tục lệ độc đáo thể hiện tín ngưỡng, đức tin của mình.
Các tục lệ diễn ra hàng năm theo chu kì sản xuất nông nghiệp nhằm cầu xin trời
đất bảo vệ mùa màng như tục đón tiếng sấm đầu mùa, tục cúng hồn lúa… Tất cả
đã góp phần khẳng định đời sống tâm linh bền vững của dân tộc này.
1.1.5. Văn nghệ dân gian
1.1.5.1. Văn học dân gian
Dân tộc Tày có một nền văn học dân gian phong phú với các thể loại như
thơ, ca, truyện cổ tích, truyện cười dân gian… Truyện cổ của người Tày
thường lí giải nguồn gốc của những hiện tượng tự nhiên, xã hội, lịch sử; từ đó
bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã có công với làng xóm, quê hương,
đất nước. Cũng qua truyện cổ, họ còn nêu cao tinh thần tương trợ, đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau và lên án những áp bức, bất công trong xã hội đương thời.
Bên cạnh đó, dân tộc Tày còn có loại truyện tiếu lâm, như: Trâu ghét cây
chuối, Hổ và khỉ, Hổ với thỏ… Kho tàng văn học dân gian của người Tày còn
có một số thể loại khác nữa rất độc đáo là hát quan làng, hát lượn coi, hát yếu,
đọc phong slư… Đây được xem là những thể loại dân ca đặc sắc của người
Tày, làm nên bản sắc văn hoá riêng của dân tộc này trong số các dân tộc sinh
sống trên đất nước Việt Nam. Qua những bài hát, người Tày có dịp bày tỏ tình
cảm, thái độ của mình trước những hiện tượng trong cuộc sống; đặc biệt là
bày tỏ tình cảm với người mình yêu. Ngoài ra, dân tộc Tày còn có các điệu
then ca, cúng dùng trong đám ma, hội xuống đồng… cũng rất có giá trị và
được coi trọng.
Người Thái cũng có một nền văn học dân gian phong phú và độc đáo, có

ngôn ngữ và văn tự riêng từ rất sớm. Điểm đáng lưu ý là văn học dân gian
Thái phản ánh tư duy riêng biệt của người dân tộc Thái mà ít thấy ảnh hưởng
của văn hoá Việt. Dân tộc Thái tự hào có một khối lượng truyện thơ được phát

19


hiện nhiều nhất cho đến thời điểm hiện tại với những tác phẩm rất nổi tiếng
như Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa, Khăm Panh, Chương Han…
Nhiều hơn cả vẫn là truyện cổ tích phản ánh cuộc sống lẫn lộn giữa con người
với động vật, ma quỷ; phản ánh những xung đột trong cuộc sống… Đó là
những bài học ở trường đời trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Ngoài
ra, truyện ngụ ngôn và truyện cười Thái cũng rất hóm hỉnh, mang tính giáo
dục cao. Truyện Khun Hón của người Thái mang mô típ tương tự truyện thằng
Bờm, thằng Cuội của người Việt. Với tục ngữ, thành ngữ, người Thái đã thể
hiện cái lí của mình trong những kinh nghiệm, những bài học muôn mặt trong
cuộc sống đời thường. Người Thái gọi tất cả những điệu dân ca của mình là
khắp (hay khặp). Khắp sử dụng lối ngâm thơ hay hát theo lời thơ, có thể đệm
đàn tính tẩu để tạo nên âm hưởng du dương làm say đắm lòng người. Những
điệu khắp cơ bản của người Thái bao gồm: khắp xọn láy gắn với không gian
trai gái tỏ tình, khắp ơi gắn với sinh hoạt tập thể, khắp xư khi kể truyện thơ.
Điều đó cho thấy khắp đã thấm vào tâm hồn của từng con người dân tộc này.
Đặc biệt, truyện thơ là một thể loại được coi là sản phẩm riêng trong văn
học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói chung và dân tộc Tày
- Thái nói riêng. “Bằng một cốt truyện mà nội dung thường là kể về những số
phận, những cảnh ngộ khác nhau trong các mối quan hệ qua lại giữa chúng ở
vào thời điểm xã hội có giai cấp đã phát triển (phần lớn các cốt truyện này lấy
từ truyện cổ tích), truyện thơ ra đời nhằm thể hiện những nhận thức của nhân
dân về xã hội phân hoá phức tạp đang diễn ra, từ đó lên tiếng bênh vực, đấu
tranh cho những con người nghèo khổ, hướng tới những khát vọng cao đẹp và

ước mơ về một xã hội công bằng, tự do” [35; 303]. Đặc điểm nổi bật của
truyện thơ là có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình đồng
thời phản ánh tư tưởng, tình cảm, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Có lẽ không ai không biết đến truyện

20


thơ Tiễn dặn người yêu, Chàng Lú- Nàng Ủa…của dân tộc Thái. Dân tộc Tày
lại tự hào với hàng loạt tác phẩm như: Nam Kim - Thị Đan, Lưu Đài - Hán
Xuân, Nhân Lăng…
1.1.5.2. Âm nhạc dân gian
Nhạc cụ của người Tày nổi bật ở loại đàn dây với cây đàn tính; bộ gõ với
thanh la, não bạt, trống, chuông; thuộc họ thổi có sáo (Pí lè), tiêu, kèn.
Âm nhạc Thái phát triển trên lĩnh vực thanh nhạc, biểu hiện trong các làn
điệu dân ca của từng vùng. Nó còn phát triển trong lĩnh vực nhạc khí bao gồm
các nhạc cụ: sáo (pí), đàn (tính), bộ gõ (trống, cồng chiêng, chũm choẹ), cây
đập nhịp…
Như vậy, điểm gặp gỡ trong âm nhạc dân gian của hai dân tộc Tày, Thái
là sử dụng cây đàn tính tảu. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà có người gọi
tính tẩu là đặc sản âm nhạc Tày - Thái. Tuy nhiên, trong phạm vi cộng đồng
Thái Tây Bắc thì tính tảu phổ biến chủ yếu ở vùng Thái Trắng. Tính tảu sử
dụng dây rung nên thuộc họ dây. Phương pháp kích âm là dùng ngón tay trỏ
phải tác động vào dây cả hai chiều trên xuống và dưới lên nên thuộc chi gẩy.
Cấu tạo của đàn tính khá độc đáo, về đại thể gồm sáu bộ phận khác nhau: bầu
đàn, cần đàn, đầu đàn, dây đàn, kháo đàn và ngựa.
Bầu đàn (fjẩu tính) thường được làm từ quả bầu nậm già, để khô, có
đường kính trên dưới một gang tay. Trước hết người ta cắt bỏ phần cuống quả
bầu, dùng nạo làm sạch phía trong và tạo cho vỏ bầu có độ dày thích hợp thì
cây đàn mới cho âm thanh chuẩn. Sau đó dùi một lỗ nhỏ ở đáy quả bầu để làm

tâm, căng một sợi dây có buộc một cây kim, quay một vòng trong, mũi kim sẽ
vạch một đường xung quanh thân quả bầu. Dùng cưa cắt theo đường trong
đã vạch sẽ được bầu đàn. Ngoài ra người ta còn dùi lỗ trên thân hoặc đáy
bầu đàn để thoát âm. Mỗi vùng có cách bố trí các lỗ dùi riêng, tạo thành
các hoạ tiết hoa văn khác nhau. Mặt của bầu đàn thường làm bằng gỗ vông

21


×