Hình tượng con người công dân và con người
cá nhân trong văn học Việt nam trung đại-phần2
Thứ tư, cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế của
con người cá nhân .
Cao hơn khát vọng tự do, khát vọng tự khẳng định vẻ đẹp hình
thể, trí tuệ của mình, văn học Việt Nam trung đại những năm cuối
thế kỷ XVIII đến hết TK XIX còn thể hiện cảm hứng hành. Tất cả
chuyện phòng the, chăn gối được Hồ Xuân Hương mở màn như
phát súng lệnh:
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Hay:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Đến Nguyễn Công Trứ, con người ngất ngưởng ấy tự trào khi
nằm cạnh cô đào trẻ về tuổi của mình rằng: Ngũ thập niên tiền
nhị thập tam, và cũng đã không ít lần ông “tương tư”, ông “bỡn
đào già”, “bỡn vợ lẽ”, …
Đây, một đoạn trong bài thơ Lời tiểu thiếp tự tình
Chốn cô phòng nănn nỉ với cầm chi
Đường viễn hoạch ngxo hầu tình chăng nhẽ?
Sau ông, Tú Xương không ngại ngần thể hiện:
Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó hại ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Những bình diện của hình tượng con người cá nhân trong văn
học Việt Nam trung đại gắn liền với nội dung cảm hứng nhân đạo
và cảm hứng thế sự đời tư của các nhà văn, nhà thơ.
2.2. Xét trên bình diện hình thức nghệ thuật
2.2.1. Ở cấp độ thể loại
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, hình tượng con người công
dân thường xuất hiện ở các thể loại hành chức. Không khó để
nhận ra hình tượng của những minh quân, lương tướng, những
nhân vật anh hùng hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc. Những
con người công dân ấy xuất hiện trong Chiếu dời đô (Lý Công
Uẩn), Hịch tướng sĩ văn (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo
(Nguyễn Trãi), Chiếu cầu hiền (một bài của Nguyễn Trãi, một bài
của Ngô Thì Nhậm), …, qua những bài thư, luận, tấu, thuyết của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Đình Phùng, …
Ở thể loại sử ký hình tượng con người công dân cũng in đậm nét.
Đó là một Trưng vương, một Ngô Quyền, một Thái sư Trần Thủ
Độ, một anh hùng Trần Quốc Tuấn, … qua những trang sử của
Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, …
Các thể loại văn học nghệ thuật hình tượng, con người công dân
vẫn xuất hiện như nhân vật Quang Trung (Hoàng Lê nhất thống
chí – Ngô gia văn phái), hay Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn
trong Nam triều công nghiệp chí của Nguyễn Khoa Chiêm, hình
tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
của Nguyễn Đình Chiểu, … Song tần số xuất hiện ít hơn so với
hình tượng con người cá nhân.
Nói khác đi, ở những thể loại văn học nghệ thuật (chúng tôi phân
biệt văn h Việt Nam trung đại xét về chức năng có thể loại chính:
văn học hành chức (cáo chiếu, hịch, biểu, thư, luận, thuyết, …) và
văn học mang tính hình tượng (phú, thơ Đường luật, truyện thơ
lục bát, ngâm khúc, hát nói, …), hình tượng con người cá nhân
thể hiện rõ nét hơn.
Tuy nhiên, ta không thể và cũng không cần phân biệt rạch ròi
giữa hai hình tượng con người công dân và con người cá nhân
trong cùng một … con người! Bởi nó luôn luôn tồn tại những hai
mặt của cuộc sống. Sự ảnh hưởng qua lại này, thấy rõ ở quan
niệm xuất – xử của các tác gia Nho sĩ mà chúng tôi đề cập ở
phần loại hình tác gia, phía sau .
Thể loại thơ Đường luật sự vận động từ con người công dân đến
con người cá nhân rõ nét hơn. Ta dễ dàng nhận thấy hình tượng
của những nhân vật trữ tình nguyện một lòng vì dân vì nước (con
người công dân) như trong Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Thuật hoài
(Phạm Ngũ Lão), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm
hoài (Đặng Dung), … đến những bài thơ thất ngôn xen lục ngôn
trong tập Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), …
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lí thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh
(Quốc tộ - Pháp Thuận)
Và đến nửa cuối TK XVIII cho đến hết TK XIX, hình tượng con
người cá nhân trong thơ Đường luật lại chiếm ưu thế cả về mặt
số lượng lẫn chất lượng. Nhiều bài thơ mang cảm hững thế sự
của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, … nhiều nhân vật khẳng định
cái đẹp bản thể, cái tài hoa, sự sáng tạo của mình qua thơ Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ,
Dương Khuê, Cao Bá Quát, …
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa, đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
(Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương)
Ở truyện thơ lục bát, các ngâm khúc hình thức song thất lục bát,
các bài hát nói, hình tượng con nhân cá nhân chiếm ưu thế tuyệt
đối so với con người công dân.
2.2.2. Xét ở cấp độ ngôn từ
Thứ nhất, hình tượng con người công dân gắn liền với những
hình ảnh và từ ngữ mang tính điển phạm. Và, điều dễ nhận thấy
nhất khi xây dựng con người công dân, các nhà thơ luôn dùng hệ
thống điển tích, lớp từ Hán Việt như một điều tất yếu. Xin đọc
đoạn đầu trong Hịch tướng sĩ, hay mấy câu phú của Trương Hán
Siêu sau đây để minh hoạ:
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt
….
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều, …
Đại từ nhân xưng cũng mang tính ước lệ: ta, khanh, thiên tử, bề
tôi, … được dùng phổ biến.
Thứ hai, hình tượng con người cá nhân gắn liền với lớp từ thuần
Nôm, dân gian, từ láy, từ tự xưng, thậm chí cả những câu chửi,
tiếng gào, …
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du)
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Nửa đắp chăn bông nửa lạnh lùng
(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
(Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ)
Đù mẹ nhân tình đù mẹ đời
Lạt như nước ốc, bạc như vôi
(Thói đời – Nguyễn Công Trứ)
…
2.2.3. Sự manh nha của câu thơ điệu nói
Các nhà thi pháp học cho rằng câu thơ, giọng thơ của văn học
Việt Nam trung đại là câu thơ điệu ngâm. Tức là câu thơ không
thể hiện dấu ấn cá nhân của chủ thể trữ tình. Song, từ thực tế
khảo sát văn học Việt Nam trung đại đặc biệt từ Hồ Xuân Hương
trở về sau, chúng tôi thấy đã có sự manh nha của câu thơ điệu
nói.
Ở câu thơ điệu nói các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, câu thơ
điệu nói có thể cho phép nhà thơ thể hiện rõ ràng, dứt khoát lập
trường tư tưởng, tình cảm của cá nhân trữ tình. Câu thơ trở
thành lời nói cá thể, nó có ngữ khí từ, câu hỏi, câu cảm thán,
hướng tới một ai đó, hoặc hướng tới chính người đọc, theo kiểu
tự bộc bạch, tâm sự với bạn bè.
Câu thơ điệu nói giải phóng giọng điệu cá thể, làm cho nó hiện ra
trên bề mặt, đồng thời cải tạo lại chất nhạc của thơ – không phải
nhạc trầm bỗng réo rắc do phối hợp bằng trắc tạo nên mà là do
tiếng người, ngữ điệu người, giọng điệu người.
Thành phần của lời thơ trữ tình điệu nói rất đa dạng. Có các hư
từ, các cách lập luận, các khẩu hiệu, có tiếng hô lời chào, lời
chêm, câu hỏi, đối đáp, có cách vắt dòng, nhiều khi cả khổ thơ
chỉ là một câu.
Đọc thơ Nguyễn Công Trứ, không khó để ta có thể chọn dẫn
chứng minh hoạ:
Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi tao mới bước chân đi
(Bỡn nhân tình)
Nguyễn Khuyến có khi dùng hàng loạt những hư từ để đưa vào
thể thơ được cho là niêm luật phải chặt chẽ nhất: thơ Đường luật:
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Một Tú Xương chửi đổng:
Đù cha đù mẹ cái dát giường
Đêm nằm chỉ thấy những đau thương
Đến mai mua nứa ông mần lại
Đù mẹ đù cha cái dát giường
(Chửi dát giường)
Chúng tôi cho rằng đó là sự manh nha của câu thơ điệu nói, điều
đặc biệt quan trọng làm nên sự thành công vang dội của phong
trao thơ mới ở thập niên 30 – 40 của thế kỷ XX.
3. Những nét đặc thù trong cảm thức và việc ảnh hưởng của
nó đối với việc xây dựng hình tượng con người công dân,
con người nhân trong văn học Việt Nam trung đại
3.1. Những tiền đề xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng hình
tượng con người công dân trong văn học Việt Nam trung đại
3.1.1. Cơ sở lịch sử xã hội
Mười thế kỷ trung đại là mười thế kỷ nhân dân ta không ngừng
chiến đấu chống xâm lăng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước
thống nhất. Tư tưởng đó gắn liền với hình tượng người công dân
Đại Việt ái quốc, trung quân. Hơn thế, như T.S Nguyễn Kim
Châu, đã chỉ ra căn nguyên của vấn đề
Gắn bó với thiên nhiên, với đời sống nông nghiệp và nền kinh tế
tự cấp, tự túc, có thói quen sống quẩn tụ trong cộng đồng làng
xã, gia đình, tộc họ, có nhu cầu liên kết với cộng đồng để canh
tác, đắp đê chống lũ, dẫn nước chống hạn, thích sự ổn định, ngại
thay đổi sáng tạo, con người thời cổ luôn có xu hướng hoà nhập
vào cộng động, chỉ tìm thấy sự tồn tại đích thực của mình trong
cộng đồng và ý thức rõ trách nhiệm của mình trong cộng đồng và
ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, thậm chí có
thể sẵn sàng hy sinh cá nhân để phục vụ cho lợi ích chung của
cộng đồng. Đặc điểm nêu trên là cơ sở hình thành những cảm
thức xã hội đặc thù của con người trung đại.
3.1.1.1. Xã hội trong cảm thức của con người thời cổ là một xã
hội ổn định, bất biến như chính cuộc sống canh tác ngàn đời của
người nông dân, bởi lẽ những cách tân mới mẻ chưa được kiểm
chứng qua thực tế đôi khi phải trả bằng một giá rất đắt. Tốt nhất
là học tập, sử dụng kinh nghiệm của người xưa, xem đó là mẫu
mực. Hệ quả của nhu cầu ổn định trong hoạt động nông nghiệp là
nhu cầu về sự ổn định của thiết chế xã hội, của những quy định
nghiêm ngặt mà mọi thành viên trong cộng đồng buộc phải tuân
thủ.
3.1.1.2. Sự ổn định của thiết chế xã hội phản ánh rõ qua việc
phân chia, quy định cụ thể, chặt chẽ về vị trí, quyền lợi của các
tầng lớp, đẳng cấp tạo nên một trật tự bất di, bất dịch, cha truyền
con nối, đòi hỏi mỗi thành viên trong cộng đồng phải tuyệt đối
tuân thủ, trẻ phải kính trọng già, người ở đẳng cấp thấp phải phục
tùng người ở đẳng cấp cao.
3.1.1.3. Sự phục tùng tuyệt đối trật tự xã hội dẫn đến việc đặc
biệt đề cao chữ “LỄ” trong cách ứng xử, quan hệ ở mọi môi
trường sống, từ gia đình, trường học, đến xã hội, quốc gia. Điều
này được Khổng Tử nhắc đến như một nguyên tắc, một tiêu
chuẩn hàng đầu để đánh giá nhân cách con người: Khắc kỷ phục
lễ vi nhân.
3.1.1.4. Lễ trong mọi cách ứng xử, quan hệ được thể hiện cụ thể
bằng một hệ thống vô cùng phong phú và phức tạp những quy
ước, những ký hiệu mang tính chất tượng trưng, ước lệ, từ
những chi tiết nhỏ nhặt như cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp,
màu sắc trang phục, đến cái lớn lao như các biểu hiện quyền lực,
nghi thức cúng tế, thiết triều, … với cộng đồng, ít có ý thức về cá
tính, nói tiếng nói chung của cộng đồng, phục vụ mọi quy định
của cộng đồng.
3.1.2. Cơ sở văn hoá, văn học
Thứ nhất, tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Lão) với tất cả
những gì ưu tú nhất của nó đã được người Việt Nam tiếp nhận.
Cùng với những sáng tạo và tiếp biến tư tưởng của Phật giáo,
Nho giáo, Lão giáo đã trở thành một phần của bản sắc văn học
Đại Việt.
Thứ hai, lực lượng sáng tác phần lớn là những người theo cửa
Khổng, sân Trình, nhiều người là những nhà sư có công lớn với
triều đình (TK X – XII), là vua, quan, những bậc công thần, những
đấng anh hùng. Có thể nó không quá rằng, họ cũng chính là thế
hệ của những nhà văn vừa là chiến tướng, vừa là thi sĩ. Chính vì
thế, hình tượng mà họ trực tiếp tạo ra gắn liền với công việc,
nhiệm vụ của cả dân tộc.
Ngay cả khi “thưởng lãm”, khẩu khí của bậc đế vương cũng kịp
dựng lên hình tượng con người của cộng đồng quốc gia:
Cảnh thanh u vật diệc thanh u,
Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu,
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự.
Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tịnh,
Kim niên du thắng tích niên du.
(Trần Thánh Tông – Hạnh Thiên Trường hành cung)
3.2. Những tiền đề xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng hình
tượng con người cá trong văn học Việt Nam trung đại
3.2.1. Cơ sở lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hoá
Năm 1497 (cuối TK XV), vị minh quân Lê Thánh Tông băng hà,
nhà Lê bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng. Bước vào TK XVI,
những mâu thuẫn trong lòng chế độ phong kiến đã bộc lộ một
cách dữ dội, dẫn đến sự bùng nổ phong trào nông dân khởi nghĩa
và những cuộc xung đột triền miên giữa các tập đoàn phong kiến
nhà Lê. Quốc gia phong kiến bước vào một cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng và kéo dài.
Ba mươi năm (1497 - 1527), có đến sáu hoàng đế nhà Lê thay
nhau ở ngôi. Không có ai để lại dấu ấn gì trên vũ đài chính trị, có
chăng là một Lê Uy Mục nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích
ra oai, người đương thời gọi đó là Vua Quỷ [Đại Việt sử ký toàn
thư, Bản kỉ thực lục, kỉ nhà Lê, quyển 14, tờ 39-a], hay Lê Tương
Dực chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo mất cơ
nghiệp, trộm cướp nổi lên, nguy cơ bị diệt vong bắt đầu ở đây
[Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỉ thực lục, kỉ nhà Lê, quyển 15, tờ
1-a], sự khủng hoảng trầm trọng trong cung đình và hiện tượng
xung đột diễn ra gay gắt (nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân do
Lê Hy, Trịnh Hưng và Lê Minh Triệt lãnh đạo ở Nghệ An, năm
1512; khởi nghĩa của Trần Công Ninh ở Yên Lãng - Vĩnh Phúc,
năm 1516, …) đã đẩy nhà Lê lao nhanh xuống vực thẳm của sự
diệt vong.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung tiếm ngôi, lập nên nhà Mạc. Nhưng
rồi nhà Mạc cũng có những hạn chế nhất định trong công cuộc
chấn hưng lại đất nước.
Từ đây bắt đầu cuộc tranh giành Lê - Mạc (Đàng Trong và Đàng
Ngoài). Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung không thu phục được
lòng người, nhiều bậc nho sĩ tài năng hoặc bỏ đi ở ẩn, hoặc lẩn
tránh tìm phò nhà Lê. Năm 1533, Nguyễn Kim tôn Lê Ninh xưng
là Lê Chiêu Tông ở Thanh Hóa (Nam triều). Cuộc chiến tranh Lê -
Mạc diễn ra [sử cũ còn gọi đây là cuộc chiến tranh Nam - Bắc
triều]. 60 năm (1533 - 1592), hai bên huy động mọi lực lượng
đánh nhau cả thảy 38 trận, kết quả cuối cùng Nam triều đè bẹp
được Bắc triều. Kể từ năm 1592, nhà Lê lại đóng đô tại kinh
thành Thăng Long (sử cũ gọi đây là triều đại Lê Trung Hưng).
Chiến tranh Lê - Mạc vừa dứt, lại bắt đầu cuộc chiến Trịnh -
Nguyễn. Phò nhà Lê chưa đạt thành sở nguyện, năm 1545
Nguyễn Kim bị một hàng tướng của nhà Mạc đầu độc chết. Con
rễ của Kim là Trịnh Kiểm thâu tóm quyền bính. Con trai của
Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng nhanh trí tìm đường vào Nam mưu
nghiệp dài lâu. Cuộc đối đầu lâu dài và quyết liệt giữa họ Nguyễn
và nhà Trịnh thực sự bắt đầu từ năm 1627. Liên tiếp trong 45
năm trời (1627 - 1672) hai bên đánh nhau cả thảy 7 trận lớn nhỏ
nhưng bất phân thắng bại. Cuối cùng hai bên lấy sông Gianh làm
giới tuyến.
Nhà Nguyễn sau khi định đô ở Thuận Hóa, các chúa Nguyễn
bằng nhiều cách thức khác nhau không ngừng mở rộng lãnh thổ
xuống phương Nam. Đến cuối TK XVII, đất Đàng Trong đã mở
tới vùng Sài Gòn - Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Đất
Thuận Hoá (Huế) trở thành kinh đô mới kể từ thời gian này.
Sang TK XVIII, lịch sử, xã hội Việt Nam có những biến động lớn.
Dưới sự thống trị của triều đình phong kiến chuyên chế, cùng với
sự áp bức bóc lột của bọn quan lại, cường hào địa phương, đời
sống của người nông dân ngày càng bần cùng khổ sở. Mất mùa,
thiên tai xảy ra liên tiếp trong những năm đầu TK XVI, làm cho
đời sống của nông dân lại càng thêm điêu đứng. Tình hình đó đã
tất yếu dẫn tới sự bùng nổ hàng loạt các cuộc nông dân khởi
nghĩa nhằm lật đổ bộ máy thống trị chuyên chế. Nguyễn Danh
Phương (1741 - 1751) lập căn cứ ở Tam Đảo rồi làm chủ được
một vùng đất rộng lớn ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Phú Thọ,
…; Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) nối chí lớn của lãnh tụ
Nguyễn Cừ gây chấn động dữ dội khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài ra còn có các cuộc khởi nghĩa lớn khác của Hoàng Công
Chất (1739 - 1769), Lê Duy Mật (1738 - 1770). Đỉnh cao là cuộc
khởi nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn (1771 - 1802). Hơn một
thế kỷ thanh gươm yên ngựa, anh em nhà Nguyễn Tây Sơn mà
tiêu biểu là vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã ghi những dấu ấn
đậm nét trong lịch sử dân tộc. Năm 1785, Nguyễn Huệ chỉ huy
đội chiến thuyền phá tan tành hơn 5 vạn quân Xiêm tại Rạch
Gầm - Xoài Mút. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh phò
Lê, cưới công chúa Ngọc Hân (con vua Lê Hiển Tông). Năm
1789, Nguyễn Huệ xưng hoàng đế rồi kéo quân ra Bắc phá tan
tành 29 vạn quân Thanh xâm lược bằng trận Ngọc Hồi - Đống Đa
lịch sử.
Phong trào nông dân đã liên tục nổ ra như bão táp. Một mặt nó
làm lay động đến tận gốc rễ nền thống trị vốn đã mục nát của
triều đình nhà Lê, góp phần đẩy nhanh triều đại này tới chỗ diệt
vong. Nhưng mặt khác, nó cũng góp phần làm thức tỉnh ở người
dân ý thức, dân chủ, tự do, tinh thần đấu tranh vì công bằng xã
hội, đồng thời cũng làm cho họ ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò
và sứ mạng của mình trước lịch sử.
Sau khi Quang Trung Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, triều đình
Tây Sơn lại lục đục mâu thuẫn. Điều kiện đó đã tạo cơ hội cho
Nguyễn Ánh nhanh chóng giành lại quyền cai trị đất nước. Năm
1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt quốc hiệu Việt Nam, lãnh thổ
nước ta thống nhất hoàn toàn và có hình dạng cơ bản giống như
ngày nay. Do sự bảo thủ, bế quan toả cảng nghiêm ngặt, năm
1858 bằng nhiều lý do khác nhau, Pháp nổ súng xâm lược Việt
Nam. Lịch sử dân tộc bước sang trang mới.
Về kinh tế và văn hoá cũng có nhiều biến động.
Với tiềm lực lao động mạnh mẽ của nhân dân lao động cùng với
chính sách khuyến khích thương nghiệp của các chúa Trịnh, nền
kinh tế hàng hóa nước ta ở TK XVII đã có nhiều chuyển biến;
thành thị trở nên phồn thịnh, sầm uất.
Thủ công nghiệp với tính chất là nghề phụ gia đình của nông dân
ngày càng phát triển rộng khắp. Trong những nghề thủ công
đương thời, nghề làm giấy và nghề khắc ván in phát triển. Đây là
tiền đề hết sức quan trọng cho việc truyền bá và lưu hành văn
chương.
Sự mục ruỗng của guồng máy nhà nước phong kiến thống trị
đương thời đã trực tiếp tạo những ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc
đến toàn bộ quá trình suy vi của Nho giáo. Chế độ thi cử thời vua
Lê, chúa Trịnh không ổn định. Theo Phan Huy Chú chỉ trong vòng
chưa đầy trăm năm 1678 - 1765, các đời vua Lê, chúa Trịnh nối
nhau đã có đến 12 lần thay đổi phép thi Hương [146, 70]. Chính
sự mất ổn định trầm trọng này đã góp phần không nhỏ vào việc
tạo ra sự chán chường trong tâm lý chung của các thế hệ học trò
đương thời. Triều đình lại cho bán học vị công khai với giá cả rõ
ràng, sinh đồ ba quan là một ví dụ điển hình.
Sau sự kiện 1527, tầng lớp Nho sĩ xuất hiện hai xu hướng:
Xu hướng thứ nhất chịu ra làm quan (tức xuất sĩ) tuy thu hút
được nhiều Nho sĩ, nhưng lực lượng của xu hướng này có hai
vấn đề rất đáng lưu ý: một là họ bị phân chia thành hai khối, hai
phe đối nghịch nhau, hoặc là theo Nam triều (triều Lê) hoặc là
theo Bắc triều (triều Mạc). Họ cùng học chung sách vở, nghe
giảng chung một đạo lý, nhưng lại hiển đạt ở hai nơi và đứng trên
hai chiến tuyến. Họ thường công kích nhau. Nhưng dù theo Lê
hay Mạc thì Nho gia vẫn cứ là Nho gia, họ cũng có nhiều điểm
tương đồng trong nhận thức. Hai là: đối với lực lượng Nho sĩ lập
danh chốn quan trường này là bản thân sự liên giữa họ với nhau
cũng rất lỏng lẻo. Sống giữa thời loạn, việc thiếu niềm tin cậy lẫn
nhau cũng là điều bình thường. Và chính điều bình thường này
đã góp phần làm cho thời loạn càng thêm loạn.
Xu hướng thứ hai của lực lượng Nho sĩ sau sự kiện năm 1527 là
lánh mình ẩn dật (tức là xử sĩ). Thực ra, rất ít ai vừa đỗ đạt xong
lại chịu xa lánh quan trường. Lực lượng xử sĩ trong giai đoạn này
gồm hai bộ phận chính: một là những người thật sự uyên thâm,
đa văn quảng kiến nhưng không chịu đi thi. Số này không nhiều
và trong thực tế, ảnh hưởng xã hội của họ cũng không rộng lắm.
Hai là những người từng đỗ đạt, từng được bổ nhiệm làm quan
nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì buồn nản, trao trả chức
tước cho triều đình rồi trở về. Số này đông hơn và ảnh hưởng
của họ đối với xã hội cũng rộng lớn hơn.
Nho giáo suy thoái, Phật giáo lại có cơ hội phát triển. Từ đầu TK
XV, ngay sau khi rút khỏi vũ đài chính trị và tư tưởng (nhường
chỗ cho Nho giáo), Phật giáo đã tìm cách phát triển và củng cố vị
trí của mình trong lòng xã hội. Từ TK XVI trở đi, ở Đàng Ngoài,
chùa chiền được trùng tu và xây dựng liên tiếp, người xuất gia tu