Tải bản đầy đủ (.docx) (152 trang)

PHỐI hợp với các lực LƯỢNG xã hội TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG bạo lực học ĐƯỜNG CHO HOC SINH TRƯỜNG TRUNG học cơ sở và TRUNG học PHỔ THÔNG CHI LĂNG – THÀNH PHỐ đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

PHỐI HỢP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
CHO HOC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHI LĂNG – THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh

HÀ NỘI -2018
LỜI CẢM ƠN


Với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự dạy
bảo tâm huyết của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Xin cảm
ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường
THCS&THPT Chi Lăng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể thành
phố Đà Lạt, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng đã giúp đỡ và cung cấp nguồn
thông tin giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin được trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả được
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.


Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, song
những thiếu sót và hạn chế trong luận văn là không thể tránh khỏi. Tác giả kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của các thầy cô và đồng nghiệp để
luận văn được hoàn chỉnh, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Thảo


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Xin đọc là

BLHĐ
XHHGD
GD
LLXH
HĐCĐ
THCS
GV
THPT

Bạo lực học đường
Xã hội hóa giáo dục
Giáo dục
Lực lượng xã hội
Huy động cộng đồng
Trung học cơ sở

Giáo viên
Trung học phổ thông

HS
TN
CBQL
GD&ĐT
UBND
ATGT
TNXH
CSVC
CBGV-NV

Học sinh
Tốt nghiệp
Cán bộ quản lý
Giáo dục và đào tạo
Ủy ban nhân dân
An toàn giao thông
Tệ nạn xã hội
Cơ sở vật chất
Cán bộ giáo viên – nhân viên

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU......................................................................................3
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................4
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC......................................................................................4
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................................4



6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................4
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................5
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN..........................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THCS&THPT CHI LĂNG.......................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..............................................................................6
1.1.1.Trên thế giới.........................................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam.........................................................................................................13
1.2.2.Phòng chống bạo lực học đường cho HS THPT.................................................28
1.3. Phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường cho
học sinh....................................................................................................................... 32
1.3.1. Khái quát cơ bản về huy động các lực lượng cộng đồng dưới góc
độ xã hội học............................................................................................................. 32
1.3.2. Khái niệm phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh......................................................................................................33
1.3.3. Mục đích, ý nghĩa của sự tham gia các lực lượng cộng đồng trong phòng chống
bạo lực học đường.......................................................................................................34
1.3.4. Vai trò, chức năng của các lực lượng xã hội tham gia trong việc phòng chống
bạo lực học đường cho học sinh..................................................................................34
1.3.5. Nội dung xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng xã hội.........................37
1.3.6. Phương thức phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh......................................................................................................39
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng
chống bạo lực học đường cho học sinh.....................................................................40
1.4.1. Các yếu tố thuộc về nhà trường.........................................................................40
1.4.2. Các yếu tố thuộc về cộng đồng..........................................................................41
Kết luận chương 1........................................................................................................44



Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ
HỘI TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC
SINH TRƯỜNG THCS&THPT CHI LĂNG..........................................................45
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu..................................45
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng BLHĐ tại trường THCS&THPT Chi Lăng
thành phố Đà Lạt.......................................................................................................47
2.3. Thực trạng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tại trường THCS &
THPT Chi Lăng.........................................................................................................48
2.3.1 Thực trạng bạo lực học đường tại trường THCS&THPT Chi Lăng, thành phố Đà
Lạt................................................................................................................................ 48
2.3.2 . Thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm và nhận thức của học sinh về vai
trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phòng chống BLHĐ cho HS...........................53
2.3.3. Thực trạng vai trò của gia đình đối với việc phòng chống bạo lực học đường..55
2.3.4. Thực trạng vai trò của các lực lượng chức năng, đoàn thể trong nhà trường đối
với việc phòng chống bạo lực học đường....................................................................57
2.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh tại trường THCS&THPT Chi Lăng........................................58
2.4.1. Hoạt động của nhà trường.................................................................................58
2.4.2. Hoạt động của gia đình và người thân các em học sinh có hành vi bạo lực học
đường........................................................................................................................... 62
2.4.3. Phối hợp với gia đình và các tổ chức đoàn thể..................................................66
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp các lực lượng xã hội trong
việc phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tại trường THCS&THPT Chi
Lăng............................................................................................................................ 70
2.6. Đánh giá chung về công tác phối hợp các lực lượng xã hội trong
việc phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tại trường
THCS&THPT Chi Lăng............................................................................................72
2.6.1. Những ưu điểm và hạn chế.................................................................................72

2.6.2. Nguyên nhân những ưu điểm và hạn chế...........................................................74
Kết luận chương 2........................................................................................................76


Chương 3: BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG VIỆC
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG
THCS&THPT CHI LĂNG- THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.............................................77
3.1. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp phối hợp các lực lượng xã
hội trong việc phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS&THPT
Chi Lăng.................................................................................................................... 77
3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương......................................77
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học....................................................................77
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi........................................................................77
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.....................................................................78
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống......................................................78
3.2. Các biện pháp cụ thể...........................................................................................79
3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài ngành giáo
dục về tầm quan trọng của việc phòng chống bạo lực học đường...............................79
3.2.2. Phát huy vai trò chủ trì của nhà trường trong phòng chống bạo lực học
đường.......................................................................................................................... 84
3.2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc phòng chống bạo lực học
đường........................................................................................................................... 93
3.2.4. Phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội
trong phòng chống hành vi bạo lực học đường.........................................................98
3.2.5. Xây dựng bản cam kết phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, tổ chức
chính trị xã hội trong phòng chống hành vi bạo lực học đường.................................110
3.2.6. Huy động, sử dụng hợp lý các nguồn lực xã hội vào việc phòng chống bạo lực
học đường..................................................................................................................113
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lực lượng trong phòng chống
bạo lực học đường.....................................................................................................116

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.........................................................117
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp......................119
3.4.1. Khái quát chung về khảo nghiệm.....................................................................119
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm.......................................................................................120


Kết luận chương 3......................................................................................................128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................134
PHỤ LỤC.................................................................................................................138


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng và diễn
biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường đã trở thành điểm nóng báo động không
chỉ trong ngành giáo dục mà còn đối với toàn xã hội.
Theo báo cáo sơ bộ của cơ quan công an tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước thì
từ năm 2010 cho đến nay đã có 7. 735 học sinh, sinh viên tham gia vào các vụ đánh
nhau, bị xử lý kỷ luật. Đáng chú ý, bạo lực học đường không chỉ diễn ra nột vài nơi
mà rộng khắp trên cả nước, không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở cả nông thôn,
không chỉ giữa nam sinh với nam sinh mà còn giữa nữ sinh với nữ sinh, không chỉ
giữa học sinh này với học sinh kia mà còn cả nhóm học sinh vậy đánh một học sinh,
không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn cả thầy cô giáo hành hạ học sinh hoặc
học sinh đuổi đánh thầy, cô giáo… Nhiều vụ ẩu đả bắt nguồn từ những lý do vu vơ
như: thấy “ ngứa mắt”, bị “ nhìn đểu”, thấy bạn … xinh và học giỏi. Mức độ bạo
lực đi từ “ võ mồm”, đến túm tóc, cào cấu, xé quần áo giữa dám đông và cao hơn
nữa và sử dụng đủ loại vũ khí, từ giày, dép, guốc, cặp sách, ghế ngồi đến gậy gộc,
gạch đá, dao lam, túyp nuớc… Và những hành vi bạo lực đó mang lại nhiều hậu
quả cho chính bản thân các bạn gây ra hành vi bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn

xã hội. Trước tiên, nếu ở mức dộ nhẹ thì những hành vi bạo lực đó cũng đã gây ảnh
hưởng trực tiếp đến nhân phẩm, danh dự của các nạn nhân và nếu ở mức độ nghiêm
trọng hơn là nhiều vụ nạn nhân bị xâm phạm thân thể, gây thương tích và rất nhiều
vụ đã cướp đi mạng sống của các nạn nhân. Về lâu dài, nếu không có giải pháp
ngăn ngừa, phòng chống thì tình trạng bạo lực học đường gây nguy cơ tác động, ảnh
hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và việc hình thành nhân cách người học theo
chiều hướng không tốt và làm tăng tình trạng vi phạm pháp luật ở thế hệ trẻ - thế hệ
được xác định là rường cột của quốc gia sau này. Điều lo ngại hơn nữa là trước
những hành vi bạo lực ấy, rất nhiều người thấy thờ ơ, vô cảm, không những không
can ngăn mà còn sử dụng điện thoại di động quay các clip rồi tung lên mạng xã hội
để “câu view, câu like”. Có thể nói, bạo lực học đường được xuất phát từ nhiều

1


nguyên nhân. Trước hết, do các em học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về đạo đức,
nhân cách, lối sống và chưa có đủ kỹ năng để ứng phó, giải quyết các tình huống xảy ra
hằng ngày. Cùng với đó, do sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi nên các em luôn muốn
khẳng định mình, dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản
thân. Nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là từ giáo dục nhà trường. Hiện
nay, nội dung chương trình giáo dục đạo đức công dân còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ
với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp học
sinh nhận thức được các bài học về giá trị của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và
trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh.
Từ góc độ giáo dục gia đình, một số phụ huynh thiếu quan tâm đến con cái,
không thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư và những diễn biến tâm sinh lý, tình
cảm của con cái để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc.
Từ phía xã hội, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động, cuốn giới
trẻ theo lối sống thực dụng, đua đòi, đề cao bản thân và tiếp xúc dễ dàng, thường xuyên
với những hành vi bạo lực trên internet, phim ảnh và trò chơi điện tử. Bên cạnh đó, một

số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, huy động sức mạnh tổng hợp trong việc
ngăn chặn hành vi bạo lực ở giới trẻ cũng như quản lý, giáo dục họ.
Có thể nói, ở lứa tuổi đang có những thay đổi về tâm sinh lý, cộng thêm sự
thiếu quan tâm sát sao của gia đình và nhà trường, nhiều em rất dễ có những suy
nghĩ và cách hành xử thiếu chuẩn mực trong giải quyết những va chạm hằng ngày ở
trường, nhất là dễ xem bạo lực như một cách giải quyết mọi mâu thuẫn và để khẳng
định cái tôi của mình. Điều đang lưu ý là, khi các vụ bạo lực học đường bị phát
hiện, nhiều khi biện pháp xử lý lại là buộc các em phải thôi học hoặc là tự học sinh
sẽ bỏ học. Khi đó nguy cơ các em đi vào con đường phạm pháp là rất lớn.Như vậy,
có thể nói tình trạng bạo lực học đường đã thực sự trở thành một vấn đề nóng mà
ngành giáo dục và toàn xã hội cần quan tâm tìm giải pháp.
Trường THCS&THPT Chi Lăng là trường học có chất lượng đầu vào tương
đối thấp ở thành phố Đà Lạt. Trong những năm gần đây, theo thống kê phản ảnh
hành vi bạo lực của học sinh đang diễn ra cả trong và ngoài trường. Nhà trường đã
có những hình thức kỉ luật, đuổi học tạm thời và xây dựng mạng lưới thông tin
trong các em học sinh nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Vai trò của Đoàn

2


thanh niên trong việc phòng chống bạo lực cho học sinh là khá mờ nhạt. Công tác
tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường chủ yếu là trong các tiết sinh hoạt đầu
tuần nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng hành vi bạo lực giữa các học sinh trong
trường vẫn còn tồn tại. Và một nguyên nhân quan trọng nữa đó là việc phối hợp các
lực lượng xã hội trong phòng chống bạo lực học đường tại trường chưa thật sự
hiệu quả. Cụ thể, trong việc phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng
chống bạo lực học đường vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cơ bản cần được xem xét
và giải quyết như sau: Thứ nhất là công tác phối hợp giữa các lực lượng như ban
giám hiệu nhà trường, gia đình học sinh, các lực lượng chức năng, đoàn thể còn
rời rạc, chưa sâu. Thứ hai là, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia phát triển

giáo dục là vấn đề mới mẻ, nên nhận thức về nó trong mỗi người dân nói chung
và kể cả trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục cũng chưa thật đầy
đủ. Mà chúng ta đều biết rằng việc phòng chống bạo lực học đường không chỉ là
trách nhiệm của nhà trường và phụ huynh mà cần phải biết phối hợp các lực lượng
trong toàn xã hội để chung ta đẩy lùi hiện tượng này. Hiện nay, công tác phối hợp
các lực lượng xã hội chưa phát huy được thế mạnh của nó, bởi vì còn nhiều thiếu
sót trong nhận thức và thực hiện. Vấn đề đặt ra là phải làm sâu sắc hơn về lý luận và
thực tiễn về việc phối hợp các lực lượng xã hội để quản lý tốt hơn công tác giáo dục
học sinh không tham gia vào các tệ nạn xã hội, nhất là vấn đề bạo lực học đường tại
trường THCS&THPT Chi Lăng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Phối hợp các các lực
lượng xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường
THCS&THPT Chi Lăng thành phố Đà Lạt”, hy vọng đề tài này có thể đem lại ý
nghĩa thực tế về mặt xã hội.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc phối hợp các lực lượng xã
hội trong việc phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS&THPT
Chi Lăng, từ đó đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong phòng
chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS&THPT Chi Lăng, thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3


3.1. Khách thể nghiên cứu
Sự tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác phòng chống bạo lực học đường
cho học sinh trường THCS& THPT Chi Lăng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong phòng chống bạo lực học đường

cho học sinh trường THCS&THPT Chi Lăng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Công tác phòng ngừa bạo lực học đường đã được trường THCS&THPT Chi Lăng
đã được chú trọng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên chưa có sự phối hợp hiệu quả các lực
lượng xã hội trong phòng ngừa bạo lực học đường tại nhà trường THCS&THPT Chi
Lăng. Nếu xác định rõ được cơ sở lý luận và làm rõ thực trạng cũng như nguyên nhân
ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh tại nhà trường THCS&THPT Chi Lăng thì sẽ đề xuất được các
biện pháp phối hợp giữa các lực lượng nhằm đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường tại
trường THCS&THPT Chi Lăng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Khái quát cơ sở lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong việc
phòng chống bạo lực học đường tại trường THCS & THPT Chi Lăng.
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội trong
phòng chống bạo lực học đường tại tại trường THCS & THPT Chi Lăng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng
chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS & THPT Chi Lăng.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội
trong việc phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT trường THCS &
THPT Chi Lăng.
6.2. Về khách thể khảo sát
Học sinh: 150 học sinh khối THPT trường THCS & THPT Chi Lăng.
Ban giám hiệu nhà trường : 1 Hiệu trưởng và 3 hiệu phó
Giáo viên nhà trường: 45 giáo viên chủ nhiệm và 55 giáo viên bộ môn.
Phụ huynh học sinh: 50 người.
Các cơ quan đoàn thể: 50 người.
6.3. Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019


4


7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp toán thống kê
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận
văn được chía thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự phối hợp các lực lượng xã hội trong việc
phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS & THPT Chi Lăng,
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Chương 2: Thực trạng sự phối hợp các lực lượng xã hội trong việc phòng
chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS & THPT Chi Lăng, thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Các biện pháp phối hợp các lực lượng các lực lượng xã hội trong
việc phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS & THPT Chi
Lăng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS&THPT CHI LĂNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Trên thế giới
Bạo lực học đường là một vấn nạn chung, xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế

giới. Đây cũng là chủ đề mà nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu để ngăn chặn.
* Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường:
Năm 2012 một cuộc khảo sát trên quy mô lớn của Trung tâm kiểm soát và
phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ có tên “Hiểu biết về bạo lực học đường”
(Underdtanding school vilolence). Nghiên cứu đã đưa ra những con số thống kê về
tình trạng môi trường học đường với những hành vi đe dọa, hành vi bạo lực gây tử

5


vong và không gây tử vong. Cụ thể có 5,9% học sinh mang theo một loại vũ khí
(như súng, dao) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở
nam lớn gấp ba lần nữ.
Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7,8% học sinh trung học được thông báo
bị đe dọa hay bị thương tích bằng một loại vũ khí trong trường học ít nhất một lần,
với tỷ lệ nam cao gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12,4% học
sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ này ở
nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5,5% học sinh
được cảnh báo những nguy cơ không an toàn nên họ đã không tới trường ít nhất một
ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau[24].
* Nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đường:
Một công trình nghiên cứu của Glew GM (Khoa Tâm thần và khoa học hành
vi, Đại học Washington School of Medicine, Mỹ) và các cộng sự tiến hành năm
2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ qua đề tài “Bắt nạt, tâm lý
xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với mục tiêu xác định tỷ lệ
bắt nạt trong trường tiểu học và mối liên quan của nó với nhà trường, thành tích học
tập, hành động kỷ luật, và cảm giác của bản thân: cảm giác buồn, an toàn, và phụ
thuộc. Kết quả cho thấy: có 22,0% trẻ em được khảo sát đã tham gia vào việc bắt
nạt hoặc như là một nạn nhân, bị bắt nạt, hoặc cả hai[13].
Tác giả cho rằng: sự phổ biến của hành vi bắt nạt thường xuyên ở trẻ em

trường tiểu học là rất đáng kể. Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và các vấn đề trong
trường học cho thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với các trường tiểu học nơi
đây. “Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi” là tên
một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường được Liang H ( Cục trẻ em và vị thành
niên tâm thần, Viện Tâm Thần, Vương quốc Anh) và cộng sự được tiến hành nghiên
cứu ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi năm 10/ 2007[25].
Nghiên cứu nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của 5074 học sinh vị thành
niên đang học lớp 8 (tuổi trung bình 14,2 năm) và lớp 11 (tuổi trung bình 17,4 tuổi)
ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi và làm rõ mối liên quan giữa những
hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm ở thanh thiếu niên. Kết
quả cho thấy: tham gia vào hành vi bắt nạt là một vấn đề phổ biến đối với trẻ em

6


Nam Phi. Hành vi bắt nạt có thể được coi như một chỉ báo về các hành vi bạo lực,
chống đối xã hội[27].
* Nghiên cứu về các hình thức của biểu hiện bạo lực học đường.
Công trình nghiên cứu của Wang.J (Viện Y tế quốc gia, Bethesda, Maryland
20892, Hoa Kỳ) và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại Mỹ với đề tài: “Bắt nạt
trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng lời nói, quan hệ, và
trên Internet” đã nghiên cứu 4 hình thức trong hành vi bắt nạt trường học ở nhóm
thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về mặt nhân học xã hội, hỗ
trợ của cha mẹ và bạn bè.
Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tương ứng của việc bắt nạt người khác và bị bắt
nạt ở trường ít nhất 1 lần trong 2 tháng qua là 20,8% về mặt vật chất, 53,6% về lời
nói, 51,4% về mặt xã hội, hoặc 13,6% bằng điện tử. Các học sinh nam thường liên
quan đến các hành vi bắt nạt về thể chất hoặc bằng lời nói, trong khi các nữ sinh lại
có nguy cơ liên quan đến việc bắt nạt dựa trên các mối quan hệ. Những người Mỹ
gốc Phi liên có liên quan đến các hành vi bắt nạt (về thể chất, bằng lời nói, hoặc qua

mạng) nhưng lại ít bị trở thành nạn nhân (về lời nói hoặc các mối quan hệ). Việc hỗ
trợ của cha mẹ ít có sự liên quan đến việc thực hiện các hình thức bắt nạt. Bạn bè có
liên quan nhiều hơn đến hành vi bắt nạt về thể chất, bằng lời nói, và quan hệ nh ưng
không liên quan đến hành vi bắt nạt trên mạng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc hỗ trợ của cha mẹ có thể giúp trẻ chống lại
được các hình thức bắt nạn không đáng có. Theo các chuyên gia về phòng chống
bắt nạt trong học đường, để đấu tranh hiệu quả với nạn này, vấn đề quan trọng nhất
là phải chỉ ra cho các em 11 học sinh nhận thấy rằng việc bắt nạt người khác là hành
vi không thể chấp nhận được, và động viện những em khác chống lại hành động
không hay này. Ngành giáo dục cần phải tiếp tục đưa ra những biện pháp can thiệp
để ngăn chặn tình trạng bạo lực và ức hiếp giữa các học sinh. Nếu để các em đơn
độc đối phó thì tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn. Các biện pháp can thiệp thường
có hiệu quả nhất khi được phối hợp toàn diện, giữa giáo viên, ban giám hiệu nhà
trường, những người bảo vệ nhà trường và các bậc phụ huynh[40].
* Nghiên cứu về các giải pháp phòng chống bạo lực học đường

7


Các nghiên cứu của Bilchik (1997); Dodge (1999); Hawkin (2000) cho thấy
ngăn chặn mới là biện pháp tốt nhất để làm giảm tần suất của các hành vi chống đối
xã hội và hành vi bạo lực. các chiến lược ngăn chặn có thể được đặt ra như là:
Chiến lược cấp xã hội: giảm truyền thông bạo lực như phim ảnh hành động, đánh
nhau, các trò chơi bạo lực...; thay đổi điều kiện văn hóa xã hội có thể gây bạo lực;
Chiến lược nhà trường: bao gồm các biện pháp ngăn ngừa và can thiệp tại nhà
trường như tổ chức học tập hợp tác, đề cao những ứng xử tốt, hành động đẹp, tương
thân, tương ái. Nâng cao kỹ năng phát hiện và xử lý sớm cho giáo viên, huấn luyện
kỹ năng xã hội cho trẻ có nguy cơ.
Chiến lược hướng tới gia đình: làm giảm tính hung hãn của trẻ với sự tham gia
của người mẹ.

Chiến lược cá nhân: hướng tới hai nhóm đối tượng chính, nhóm hung hãn để
giảm bớt và ngăn chặn hành vi bạo lực và nhóm nguy cơ để tăng cường khả năng tự
bảo vệ như giải quyết xung đột và tự thảo luận nhóm.
Các hoạt động vui chơi: thiết kế nhiều trò chơi trên máy tính, rèn cho học sinh
kỹ năng chống bắt nạt trong nhà trường, trên đường phố, khuyến khích các em tham
gia các trò chơi tập thể để tăng cường tính gắn kết với bạn bè đồng trang lứa, xây
dựng những quy tắc hành vi cho những em thường rơi vào những tình thế bị bắt nạt
và những em có xu hướng bạo lực để giải quyết tranh chấp, những em có tính thích
trêu chọc bạn bè quá mức,....).
Trên cơ sở những nghiên cứu về ứng phó với bạo lực học đường trên thế giới
cho thấy vấn nạn bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm
của toàn xã hội. Điều quan trọng là cần giúp thế hệ trẻ ứng phó có hiệu quả với tình
trạng này, đặc biệt là ở nước ta hiện nay [9].
Theo một báo cáo mới nhất do UNICEF công bố ngày 6 tháng 9 năm 2018 ,
một nửa số học sinh từ 13 đến 15 trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu –
cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và ở
các khu vực xung quanh trường học.
Với tiêu đề “Bài học mỗi ngày”: chấm dứt bao lực trong nhà trường, báo cáo
cho biết bạo lực giữa các bạn cùng trang lứa – được tính bằng số trẻ em bị bắt nạt
trong tháng vừa qua hoặc đã tham gia đánh nhau trong năm vừa qua – đã trở thành
một phần phổ biến trong việc học tập của giới trẻ trên khắp thế giới. Điều này gây

8


ảnh hưởng đến việc học tập và phúc lợi của các em ở cả các quốc gia thịnh vượng
cũng như nghèo khó.Giám đốc điều hành UNICEF Bà Henrietta Fore nói "Giáo dục
là chìa khóa để xây dựng xã hội hòa bình, tuy nhiên đối với hàng triệu trẻ em trên
toàn thế giới, chính trường học lại là nơi không an toàn".
Bà Henrietta Fore nói tiếp “Mỗi ngày, học sinh đối mặt với nhiều mối đe dọa,

bao gồm đánh nhau, bị ép tham gia các băng nhóm, bắt nạt - cả trực tiếp và trên
mạng, kỷ luật bạo lực, quấy rối tình dục và bạo lực có vũ khí. Về ngắn hạn, bạo lực
ảnh hưởng đến việc học tập của các em, và về lâu dài bạo lực có thể dẫn đến trầm
cảm, lo âu và thậm chí tự sát. Bạo lực là một bài học không thể quên mà không trẻ
em nào cần học.”[7]
Báo cáo tóm nêu lên nhiều hình thức bạo lực mà học sinh phải đối mặt trong
và xung quanh trường học. Theo số liệu mới nhất từ UNICEF:
Trên toàn cầu, cứ 3 em học sinh trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em từng bị
bắt nạt, và tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau cũng gần như vậy.
Cứ 10 sinh viên tại 39 quốc gia công nghiệp thì có 3 em thừa nhận đã từng bắt
nạt bạn.
Năm 2017, đã có 396 vụ tấn công tại trường học được ghi nhận hoặc được xác
nhận ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô, 26 vụ ở Nam Sudan, 67 vụ tại Cộng hòa Ả Rập
Syria và 20 vụ tại Yemen.
Gần 720 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học sống ở các quốc gia nơi mà trừng
phạt thân thể trong nhà trường không bị cấm.
Tuy trẻ em gái và bé trai có nguy cơ bị bắt nạt như nhau, nhưng các bé gái có
nhiều khả năng trở thành nạn nhân của các hình thức bắt nạt tâm lý hơn còn các bé
trai có nguy cơ bị bạo lực và đe dọa về thể chất.
Báo cáo cũng ghi nhận rằng bạo lực liên quan đến sử dụng vũ khí trong trường
học, chẳng hạn như dao và súng, vẫn tiếp tục xảy ra và cướp đi nhiều sinh mạng.
Báo cáo cũng cho biết trong một thế giới kỹ thuật số ngày càng gia tăng, những kẻ
chuyên đi bắt nạt đang phổ biến nội dung bạo lực, gây tổn thương và xúc phạm
người khác chỉ với một cái nhấp chuột.
Báo cáo cũng cho thấy ở nhiều khu vực của Campuchia, Indonesia, Nepal và
Việt Nam, nơi các học sinh mô tả trường học của mình là không an toàn, các yếu tố
phổ biến nhất khiến các em đưa ra nhận định đó là do các em phải chịu ngôn ngữ

9



mang tính nhục mạ, đánh nhau và bị các học sinh khác quấy rối. Số liệu cho thấy
bắt nạt là hình thức bạo lực phổ biến nhất trong nhà trường. Bắt nạt và đánh nhau rõ
ràng là hiện tượng bạo lực giữa các bạn cùng trang lứa trong trường học đang trở
nên báo động.
Phân tích số liệu từ Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam cho thấy bạo lực trong
trường học - bao gồm cả xâm hại thể chất và lời nói của giáo viên và các học sinh
khác - là lý do phổ biến nhất khiến trẻ em không thích đi học. Và việc không thích
đi học có tác động rất lớn dẫn tới điểm môn toán thấp hơn, tính tự giác và lòng tự
trọng cũng bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ thế hệ trẻ em này và tương lai, chúng ta cần phải cùng nhau yêu cầu
thay đổi để chấm dứt bạo lực trong trường học. Dưới đây là 13 lý do tại sao:
1. Một nửa số thanh thiếu niên trên thế giới trải nghiệm bạo lực trong trường
học . Khoảng 150 triệu học sinh trong độ tuổi từ 13 đến 15 đã báo cáo đã trải qua
bạo lực ngang hàng trong và xung quanh trường học.
2. Gần 720 triệu trẻ em trong độ tuổi đến trường sống ở các quốc gia nơi
chúng không được pháp luật bảo vệ hoàn toàn khỏi hình phạt về thể xác trong
trường học . Những đứa trẻ này không được bảo vệ khỏi sự trừng phạt về thể xác
của giáo viên và các nhân vật có thẩm quyền khác.
3. Trên toàn cầu, hơn 1/3 học sinh trong độ tuổi 13 đến 15 đã bị bắt nạt . Dựa
trên dữ liệu có sẵn, bắt nạt là một trong những loại bạo lực phổ biến nhất được báo
cáo trong các trường học.
4. Trẻ em đã bị thiệt thòi rất dễ bị bắt nạt . Các yếu tố làm tăng tính dễ bị tổn
thương của một người trẻ tuổi bao gồm bạo lực, nghèo đói cùng cực, sắc tộc và
khuynh hướng tình dục hoặc bản dạng giới.
5. Tại 39 quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ, 17 triệu thanh thiếu niên thừa nhận
bắt nạt bạn bè đồng trang lứa ở trường.
6. Học sinh ở độ tuổi 13 tuổi 15 có liên quan đến các trận đánh vật lý trong
trường học . Các cuộc tấn công vật lý của các sinh viên là phổ biến nhất ở các chàng
trai, trong khi các cô gái có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của các hình thức bắt

nạt tâm lý hoặc quan hệ.
7.Đã có ít nhất 70 vụ bắn chết người trong 27 năm qua .
8.Bắt nạt trên mạng cho phép thủ phạm được ẩn danh, nhưng có hậu quả rõ
ràng .Nạn nhân của đe doạ trực tuyến có nhiều khả năng hơn các sinh viên khác sử

10


dụng rượu và ma túy, trốn học, bị điểm kém và có lòng tự trọng thấp và các vấn đề
sức khỏe.
9.Ước tính 158 triệu trẻ em trong độ tuổi 6 đến độ tuổi17 sống trong các khu
vực bị xung đột, nơi các lớp học thường không an toàn hơn các cộng đồng .Trẻ em
đi học trong các khu vực xung đột buộc phải mạo hiểm cuộc sống của họ để có
được một nền giáo dục.
10.Trên toàn cầu, chi phí bạo lực đối với trẻ em lên tới 7 nghìn tỷ USD mỗi
năm . Chi phí này làm suy yếu các khoản đầu tư vào y tế, phát triển và giáo dục
mầm non.
11.Bạo lực kéo dài bạo lực .Trẻ em lớn lên xung quanh bạo lực có nhiều khả
năng tái hiện bạo lực khi còn trẻ.
12.Bạo lực có hậu quả suốt đời . Căng thẳng độc hại liên quan đến việc tiếp
xúc với bạo lực nhiều lần trong thời thơ ấu có thể cản trở sự phát triển não bộ lành
mạnh và có thể dẫn đến các hành vi hung hăng và chống đối xã hội, lạm dụng chất
gây nghiện, hành vi tình dục rủi ro và hoạt động tội phạm.
13.Bạo lực trong trường học là có thể phòng ngừa được . Sinh viên trên khắp
thế giới đang đẩy mạnh để yêu cầu sự an toàn và giáo dục mà họ xứng đáng. Đã đến
lúc đi theo sự dẫn dắt của họ.
Để chấm dứt bạo lực học đường, UNICEF và các đối tác kêu gọi hành động
khẩn cấp trong các lĩnh vực sau:
Thực hiện chính sách và pháp luật để bảo vệ học sinh khỏi bạo lực học đường.
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và ứng phó trong trường học.

Thúc đẩy các cộng đồng và cá nhân tham gia cùng học sinh lên tiếng về bạo
lực và cùng nỗ lực thay đổi văn hóa trong lớp học và trong cộng đồng.
Đầu tư hiệu quả hơn và cụ thể vào những giải pháp đã được chứng minh có
thể giúp đảm bảo an toàn cho học sinh và nhà trường.
Thu thập số liệu tốt hơn, và có số liệu phân tích về bạo lực đối với trẻ em
trong và xung quanh nhà trường đồng thời chia sẻ phương pháp hiệu quả [7].

11


1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu,
các bài báo cáo khoa học liên quan đến bạo lực học đường của học sinh như:
* Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường:
Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam với báo cáo khoa học “Hành vi bạo
lực ở thanh thiếu niên - con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá” đã chỉ ra
con đường hình thành hành vi bạo lực học đường và cách tiếp cận, đánh giá hành vi
bạo lực học đường [28].
Bài báo khoa học “Bạo lực học đường: nguyên nhân và các biện pháp hạn
chế” của TS. Nguyễn Văn Lượt đã đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân tâm lý xã
hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh. Các nguyên
nhân cụ thể được đưa ra là do: quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình; sự
khao khát khẳng định cái tôi của trẻ và ảnh hưởng của văn hóa và phương tiện
truyền thồng. Nghiên cứu cũng đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng
bạo lực học đường. Song theo ông, đứng trước những hành vi bạo lực của trẻ, cha
mẹ, thầy cô nên có thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ bảo cho các em để các em dần dần
nhận ra sự không đúng đắn và từ bỏ nó. Sự quát tháo, đánh đập, nhiếc móc hoặc
trừng phạt chỉ làm tăng thêm những hành vi đó ở trẻ. Giải pháp tận gốc của vấn đề
là trẻ phải tự nhận ra và từ bỏ hành vi đó một cách tự nguyện[27].
* Nghiên cứu về hậu quả của bạo lực học đường:

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Bình với bài báo khoa học trên tạp chí giáo dục
“Đánh giá của học sinh, sinh viên về hậu quả của bạo lực học đường” đã nêu rất rõ
hậu quả nghiêm trọng do bạo lực học đường gây ra.
Hậu quả đầu tiên là hậu quả về thể chất.Theo đánh giá của học sinh, sinh viên,
hâụ quả lớn nhất về mặt thể chất do hành vi bạo lực gây ra là “Sưng mặt, sưng đầu
và một số phần mềm khác của cơ thể”(71,8%). Tiếp đến là “ Gãy tay, gãy
chân”(59,1%) hoặc “Mệt mỏi dẫn đến kiệt sức, tăng huyết áp”(53,3%), thậm chí có
thể là bị “Suy tim”(28.8%), hoặc “bị mất tính mạng”(27,7%). Như vậy hậu quả về
mặt thể chất là rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, qua đó, ảnh hưởng trực
tiếp đên các hoạt động học tập và phát triển nhân cách của các em.
Hậu quả thứ hai là về mặt sức khỏe tinh thần. Hậu quả của hành vi bạo lực về
mặt tinh thần đối với các em rõ nhất “Luôn lo lắng, sợ hãi, uất ức, giảm sự tự

12


tin”(64,4%), tiếp đến là “ Bị ám ảnh bởi những lời đe doa, chế giễu”(63,5%), thậm
chí là bị”buộc thôi học”(62,9%)
Có một tỷ lệ đáng kể học sinh, sinh viên bị rơi vào tâm trạng tiêu cực: “ Lúc
nào cũng có cảm giác không được an toàn, như đang có người muốn hành hung, đe
dọa mình”(58,8%). Điều đáng lo ngại là nhiều em đã “ Mất hết tin đối với bạn
bè”(45,4%). Khi các em mất hết niềm tin sẽ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần đoàn kết
trong tập thể lớp, sự hợp tác giữa các em trong hoạt động học tập và hoạt động tập
thể khác của lớp và nhà trường.
Bên cạnh đó, nhưng hành động bạo lực còn gây nên những hậu quả xấu về mặt
xã hội như: “ làm mất kỉ cương nề nếp của nhà trường”(61,4%), “ Ảnh hưởng đến
an ninh, trật tự của xã hội”(61,2%), “ Gây ra sự căng thẳng, mất đoàn kết, bè phái
trong lớp, trong trường”(59,3%)... Những hậu quả này đều tác động xấu đến tình
hình học tập của các em, cũng như không khí tâm lý của lớp học và sự phát triển
của nhà trường.

Vì vậy, gia đình, nhà trường, xã hội cần có những biện pháp thích hợp kịp thời
ngăn chặn và hạn chế nạn bạo lực học đường[7].
* Nghiên cứu về các biện pháp phòng chống bạo lực học đường:
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về các biện pháp phòng chống BLHĐ như
“Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh qua tổ chức
hoạt động ngoại khóa” của tác giả Trương Thanh Thúy, với biện pháp chính là
thông qua các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường giúp phòng chống được
các hành vi bạo lực.
Hay trong một hội thảo khoa học với chủ đề “ Bạo lực học đường- Nhận diện
và giải pháp” do Hội khoa học Tâm lý và Sở Giáo dục Đào tạo các tỉnh Tiền Giang,
Long AN, Vĩnh Long, Đồng Tháp cùng tổ chức, tại hội tahỏ này, nhiều tác giả là
cán bộ quản lý, nhà giáo, phụ huynh cũng đã giới thiệu nhiều giải pháp mới:
Tác giả Bùi Văn Lượm- Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý giáo dục tỉnh Vĩnh
Long nhấn mạnh đến các biện pháp kết hợp ba môi trường giáo dục để ngăn chặn
bạo lực học đường, trong đó, sự kết hợp tốt, kịp thời giữa nhà trường và gia đình là
khâu quan trong nhất.
Tác giả Phạm Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý giáo dục tỉnh Đồng
Tháp nêu vấn đề gia tăng nội dung dạy ngừoi trong phương châm dạy chữ, dạy

13


người, dạy nghề trong nhà trường phổ thông hiện nay. Nên chăng mỗi học sinh
trong trường phổ thông cần được giáo dục bởi ba giáo viên: giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn và giáo viên tâm lý.
Tác giả Trần Văn Nhum ở trường THCS Hậu Mỹ Phá, huyện cái Bè, tỉnh Tiền
Giang đưa ra 6 giải pháp ngăn chặn can thiệp chủ yếu dựa vào các lực lượng giáo
dục trong nhà trường và dựa trên cơ sở dấu hiệu tiền bạo lực.
Tác giả Nguyễn Kim Yến- Khoa sư phạm Đại học Tiền Giang đưa ra bốn giải
pháp lớn. Giáo dục nhằm ngăn chặn bạo lực học đường cần được tiến hành thường

xuyên theo phương pháp giáo dục lồng ghép, đó là trách nhiệm của Hiệu trưởng,
giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên... chứ không phải chỉ có
giáo viên chủ nhiệm như ở một số trường hiện nay thường làn.
Tác giả Nguyễn Tiến Thành- trường Văn Hóa II- Bộ Công an phân biệt 5 hình
thức bạo lực học đường và đề xuất 4 giaỉ pháp tích cực phòng ngừa bạo lực học
đường trong đó nhấn mạnh vai trò của tổ tham vấn học đường.
Như vậy, các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh phòng chống bạo lực học
đường là vấn đề có tính thời sự và vô cùng cấp thiết. Những nghiên cứu này chỉ ra
bản chất, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường và cơ sở tâm lý của hành vi
ứng phó. Tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu đi sâu vào vấn đề phối hợp các lực
lượng cộng đồng nhằm phòng chống bạo lực học đường cho học sinh[18].

14


1.2. Bạo lực học đường và phòng chống bạo lực học đường
cho học sinh THPT
1.2.1. Bạo lực học đường ở học sinh THPT
1.2.1.1. Khái niệm về bạo lực học đường
Bạo lực học đường là hành động mang tính sức ép, có biểu hiện dùng sức
mạnh để trấn áp, đè ép, tổn thơng từ phía người này đến người khác, từ nhóm đến
cá nhân, từ nhóm đến nhóm là chủ yếu và nó diễn ra trong quan hệ học đường. Theo
từ điển, hành vi bạo lực học đường là hành động mang tính bạo hành diễn ra trên
những khách thể trong môi trường học đường dẫn đến những thường tổn về tinh
thần, tâm lý và cả thể xác. Nhìn một cách khái quát, hành vi bạo lực học đường là
sự sử dụng vũ lực hay quyền lực một cách có ý thức để đe dọa hay thực sự uy hiếp
một cá nhân hay một nhóm học sinh làm gây ra hay có nguy cơ gây ra thương tật,
chết, hay tổn thương tâm lý, kìm hãm sự phát triển hay tước đoạt quyền của cá nhân
hay nhóm học sinh đó. Nói cách khác, hành vi bạo lực học đường là hành vi sử
dụng sức mạnh để gây sức ép, uy hiếp, đe dọa từ khách thể này đến khách thể khác

nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Hành vi này diễn ra trong quan hệ giữa các
khách thể trong phạm vi học đường và những mối quan hệ giữa khách thể tồn tại
trong học đường với khách thể khác có liên quan. Hành vi này về cơ bản gần như có
đầy đủ những dấu hiệu của hành vi bạo lực và gây ra những hậu quả cả về thể chất
lẫn tinh thần từ hai phía trong mối quan hệ bạo lực học đường, đặc biệt là với người
bị bạo lực học đường. Hành vi bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình
thức như: Từ việc dùng sức mạnh vũ lực để thực hiện hành vi tác động lên người
khác mà họ không mong muốn như: túm tóc, cào cấu, xé áo, lăng nhục, đánh đập,
tát, đấm, đá, dùng hung khí tấn công, dọa nạt, mắng chửi, đổ tội oan, vu khống, tung
tin đồn thất thiệt… Các hình thức bạo lực học đường này diễn ra với những mức độ
và quy mô khác nhau, xuất phát từ những mâu thuẫn và xung đột khác nhau. Điều
này tạo ra những thương tổn nhất định hoặc những thương tổn lâu dài khó có thể
định lượng. Tóm lại, hành vi bạo lực học đường được hiểu là hành vi sử dụng sức
mạnh từ một khách thể hay nhóm khách thể này đến khách thể khác làm tổn hại đến
thể chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau diễn
ra trong môi trường học đường. Từ đây, bạo lực học đường và hành vi bạo lực học
đường sẽ được xem xét từ phía học sinh đến học sinh là chủ yếu[16].

15


1.2.1.2.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh có hành vi bạo lực học đường
Đã có những nghiên cứu khác nhau trên Thế giới cũng như ở Việt Nam về đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh gây ra bạo lực học đường. Các nghiên cứu cho thấy ở
học sinh gây ra bạo lực học đường thường có đặc điểm về hình thể, tính cách, hoàn
cảnh gia đình và học lực… khác với các học sinh bình thường khác. Về cơ bản, các
nghiên cứu đều có sự thống nhất và chỉ ra đặc điểm tâm sinh lý của học sinh gây ra bạo
lực học đường. Có thể khái quát một số đặc điểm tâm sinh lý của các em như sau:
+ Về hình thể: Các em có hành vi bạo lực học đường thông thường là những
học sinh có thể lực to khỏe hơn các bạn cùng trang lứa, đặc biệt thường có tướng

mạo hung dữ, hoặc có hình thức xấu…[7].
+ Về tính cách: Những học sinh có hành vi bạo lực học đường thường có tính
hung hăng, lì lợm, không biết sợ và to khỏe, có tính bốc đồng, thiếu sự thông cảm,
muốn trở thành trung tâm gây sự chú ý, thể hiện sự tự tin vào bản thân mình, có nhu
cầu thống trị mạnh mẽ và khuất phục các học sinh khác, dễ dàng bị khiêu khích và
tức giận, luôn luôn bướng bỉnh và gây hấn đối với người khác. [7].
+ Về đặc điểm tâm lý các nhân: Nhà Tâm lý học người Na Uy Dan Olweus,
cho rằng thủ phạm của các vụ bạo lực học đường thường có nhu cầu rất lớn được
thể hiện mình là người có năng lực, có khả năng thống trị, muốn làm “đàn anh”
trong mắt những học sinh khác. [7].
Khi xem xét bạo lực học đường ở dạng thường gặp và phổ biến là bắt nạt,
chúng ta có “người đi bắt nạt” hoặc “thủ phạm của bắt nạt”. Những kẻ đi bắt nạt
thường có nhu cầu cao trong việc thống trị người khác (theo tác giả Olweus, 1991),
khả năng xã hội và hiểu biết

người khác để làm điều đó (sutton, Smith &

Sweetenham, 1999).
1.2.1.3. Các hình thức bạo lực học đường ở HS THPT
- Bạo lực về ngôn ngữ
Là hành vi một HS hay một nhóm HS này sử dụng ngôn ngữ( nói và viết) để
lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bắt nạt một HS hay một nhóm HS
khác. Dạng bạo lực này diễn ra rất thường xuyên nhưng do hậu quả gây ra chưa rõ
rệt và chưa nghiêm trọng đối với nạn nhân nên nhà giáo dục rất khó kiểm soát. Mặc
dù vậy, đây là hành vi khởi đầu cho các bạo lực khác như bạo lực về tâm lý, bạo lực
thể chất [30].
- Bạo lực về hình ảnh

16



Là việc chủ thể của hành vi bạo lực sử dụng những hình ảnh, clip của nạn
nhân( hoặc hình ảnh, clip của những người liên quan đên nạn nhân như ông bà, cha
mẹ, anh, chị, em, bạn bè...) để trêu chọc, châm biếm, khinh bỉ, dè bỉu, miệt thị, làm
nhục nạn nhân. Với sự trợ giúp của internet và một số phần mềm như photoshop,
nhiều vụ bạo lực hình ảnh như sử dụng khuôn mặt của nạn nhân để chắp ghép với
những thân hình người khác rồi tung lên mạng nhằm làm nhục nạn nhân. Ở trung
học, nhiều trường hợp HS sử dụng hình ảnh của những nhân vật xấu xa ghê tởm
thậm chí cả động vật để gán ghép vào HS khác như: “ H Chí Phèo”, “ T Thị Nở”, “
C đầu bò”... Về mặt tâm lý, những hình ảnh này cứ hiện hữu trong đầu gây nên sự
tự ti, e ngại cho các em, bạo lực hình ảnh gây ra những tổn hại tâm lý nặng nề và
kéo dài cho nạn nhân[30].
- Bạo lực tâm lý
Là hành vi bạo lực mà chủ thể sử dụng yếu tố tâm lý tác động đến nạn nhân.
Hành vi này thể hiện ở việc kì thị, xa lánh, cô lập, nói xấu, ghi hình và lợi dụng
internet bêu xấu, dọa nạt hoặc quấy rối, chọc ghẹo... gây sức ép thường xuyên lên
nạn nhân, đồng thời chủ thể của hành vi bạo lực còn lôi kéo những người khác tham
gia vao những hành vi này. Tình trạng bạo lực này kéo dài đối với nạn nhân sẽ dẫn
đến trạng thái trầm cảm, cô đơn, lạc lõng, e ngại đám đông, sợ hãi, thiếu tự tin khi
tiếp xúc với người khác[30].
- Bạo lực về sức mạnh, vũ lực
Là hành vi bạo lực trong đó chủ thể sử dụng sức mạnh, vũ lực( cả phương tiện,
vũ khí) để tác động đến nạn nhân. Biểu hiện của hành vi này thường là HS đánh
đấm, xô đẩy, giật tóc, ném đồ vật, sử dụng phương tiện( gậy, gộc, ống tuýt sắt, dây
điện, dao, kiếm, bàn ghế, gạch đá...) để gây thương tích, thậm chí là tước đoạt tính
mạng của người khác. Có thể cho rằng, bạo lực tình dục cũng thuộc loại bạo lực
này, vì đây là trường hợp chủ thể dùng vũ lực để gây tổn hại về thể chất và tinh thần
cho nạn nhân. bạo lực dùng sức mạnh vũ lực là loại hình rất rõ nét, nhiều người biết
và gây ra hậu quả nghiêm trọng[30].
1.2.1.4. Hậu quả hành vi bạo lực học đường

- Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong
nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả

17


nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có
thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ
bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn
không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ
thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc
nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm
chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi
hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị
ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và
nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến
cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành
kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho thấy rằng
những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng
lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho rằng việc đó chẳng
liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm
người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác[41].
Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu, và
Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt nạt người
khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp hoặc thiếu khả
năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành . Đồng thời, một em học
sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi loạn để trả thù[34].

Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn
thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm
lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới
tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn
trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn
nhỏ, các em chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám
ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân.

18


×