Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước SÔNG bắc GIANG đoạn CHẢY QUA HUYỆN NA rì, TỈNH bắc kạn 6 THÁNG đầu năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.45 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN ĐỨC QUYẾT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẮC GIANG
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 8
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN ĐỨC QUYẾT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẮC GIANG
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

Ngành: Công nghệ kỹ thuật môi trường
Mã ngành: D850101

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trịnh Thị Thủy

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2018



2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu dựa trên những đóng góp riêng về dữ
liệu thực tế, trung thực và không hề có bất cứ sự sao chép nào. Những kết quả
nghiên cứu kế thừa các công trình khoa học khác đều được trích dẫn theo quy định.
Nếu có bất cứ dấu hiệu nào thiếu trung thực. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày ..... tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện.

NGUYỄN ĐỨC QUYẾT

3


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
Khoa Môi trường, các thầy cô quản lý phòng thí nghiệm - Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để em được học tập, nghiên
cứu trong suốt 04 năm học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Trịnh Thị Thủy - Giảng viên
Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình
giúp đỡ, động viên, chia sẻ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt
nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc đến TS. Lưu Thế AnhTrưởng phòng phân tích thí nghiệm tổng hợp Viện Địa lý - Viện Hàn Lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, TS. Dương Thị Lịm, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương,
Thạc sĩ Nguyễn Thị Huế, Thạc sĩ Nguyễn Hoài Thư Hương, Thạc sĩ Đặng Trần

Quân và các cán bộ phòng phân tích thí nghiệm tổng hợp Viện Địa Lý đã chỉ bảo
và hướng dẫn em tận tình, cho em nhiều kiến thức và kỹ năng thực hành, đã tạo
điều kiện cho em có thể tiến hành đề tài đồ án tốt nghiệp một cách thuận lợi ở
phòng thí nghiệm.
Mặc dù trong quá trình làm và hoàn thành đồ án em đã c ố g ắng h ết s ức.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức cũng như th ời gian và các v ấn đ ề
nghiên cứu rộng và phức tạp, em vẫn không tránh khỏi những thi ếu sót. Em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy cô và các b ạn đ ể đ ồ án
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ..... tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Quyết

4


MỤC LỤC
Mở đầu.......................................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề.........................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................2
Chương I. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG
3
1.

Tổng quan về sông Bắc Giang đoạn chảy qua huyện Na Rì.............................3


2.

Tổng quan về huyện Na Rì đoạn sông Bắc Giang chảy qua.............................3

3.

Cơ sở Khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu............................................4

3.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu...............................................4
Chương II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......7
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................7
2.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................7
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................7
2.3.1 Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, kế thừa và phân tích tổng hợp.......7
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa........................................................7
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm............................................................................7
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................29
3.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt:........................................................29

3.1. Kết quả đo nhanh chỉ tiêu pH, DO, độ đục.....................................................29
3.1.1. Kết quả phân tích COD..............................................................................31
3.1.2. Kết quả phân tích BOD5.............................................................................32
3.1.3. Kết quả phân tích hàm lượng TSS..............................................................33

5



3.1.4. Kết quả phân tích ......................................................................................34
3.1.5. Kết quả phân tích ......................................................................................35
3.1.6. Kết quả phân tích ......................................................................................36
3.1.7. Kết quả phân tích ......................................................................................37
3.1.8. Kết quả phân tích Cl-..................................................................................38
3.1.9. Kết quả phân tích tổng Fe..........................................................................39
3.1.10. Kết quả phân tích Kim Loại nặng Crom tổng bằng AAS.........................40
3.1.11. Kết quả phân tích Kim Loại nặng Cu bằng AAS......................................41
3.1.12. Kết quả phân tích Kim Loại nặng Zn bằng AAS......................................42
3.1.13. Kết quả phân tích Kim Loại nặng Cadimi bằng AAS...............................43
3.1.14. Kết quả phân tích Kim Loại nặng Chì bằng AAS.....................................44
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU LẶP (RSD) THEO AOAC............................45
3.4. Kết quả tính chỉ số WQIthông số của các thông số:.............................................47
Chương IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................48

6


Danh mục từ viết tắt.
STT
1
2
3
4
5
6
7

Kí hiệu viết tắt
BOD

COD
DO
TCVN
QCVN
WQI
AOAC

Giải nghĩa
Nhu cầu oxy sinh học
Nhu cầu oxy hóa học
Oxy hòa tan
Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia Việt Nam
Chỉ số chất lượng nước mặt
Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thức

7


DANH MỤC BẢ
Bảng 2. 1: Vị trí lấy mẫu..........................................................................................11
Bảng 2. 2: Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.....................................13
Bảng 2. 3. Các bước xây dựng đường chuẩn NO2-...................................................17
Bảng 2. 4 Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định PO43-.....................18
Bảng 2. 5. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định tổng Fe................20
Bảng 2. 6. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định NO3-.....................21
Bảng 2. 7. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định NH4+....................22
Bảng 2.8. Bảng quy định các giá trị qi, BPi..............................................................28
Bảng 2. 9 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa.............................29
Bảng 2.10. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH........................29

Bảng 2. 11 Bảng đánh giá chất lượng nước.............................................................30
Y
Bảng 3. 1. Kết quả đánh giá độ lặp của các phương pháp phân tích............................32
Bảng 3. 2. Kết quả đánh giá độ lặp của các phương pháp phân tích............................33
Bảng 3. 3 Kết quả đo nhanh được thể hiện trong bảng:...............................................34
Bảng 3. 4 Bảng tổng hợp kết quả phân tích.................................................................35
Bảng 3. 5 Bảng tổng hợp kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại.......................................35
Bảng 3. 6 Kết quả tính chỉ số WQIthông số của các thông số...........................................49

8


DANH MỤC HÌNH Ả
Hình 1. 1 Hiện trang dân số huyện Na Rì (tính đến năm 2012).....................................5
Y
Hình 2. 1 sơ đồ vị trí lấy mẫu......................................................................................12

Hình 3. 1 Giá trị COD tại 10 vị trí quan trắc................................................................36
Hình 3. 2 Giá trị BOD5 tại 10 vị trí quan trắc...............................................................37
Hình 3. 3 Giá trị TSS tại 10 vị trí quan trắc.................................................................38
Hình 3. 4 Giá trị tại 10 vị trí quan trắc.........................................................................39
Hình 3. 5 Giá trị tại 10 vị trí quan trắc........................................................................40
Hình 3. 6 Giá trị tại 10 vị trí quan trắc........................................................................41
Hình 3. 7 Giá trị tại 10 vị trí quan trắc.......................................................................42
Hình 3. 8 Giá trị Cl- tại 10 vị trí quan trắc....................................................................42
Hình 3. 9 Giá trị tổng Fe tại 10 vị trí quan trắc............................................................43
Hình 3. 10 Giá trị tổng Crom tại 10 vị trí quan trắc.....................................................44
Hình 3. 11 Giá trị Cu tại 10 vị trí quan trắc..................................................................44
Hình 3. 12 Giá trị Cd tại 10 vị trí quan trắc.................................................................46
Hình 3. 13 Giá trị Pb tại 10 vị trí quan trắc..................................................................47


9


Mở đầu
1.Đặt vấn đề
Nước là một loại tài nguyên quý giá và được coi là vĩnh cửu. Không có nước
thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối
mọi hoạt động dân sinh, kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy
sản…
Ngày nay, việc bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học và sử dụng hợp lí các
nguồn tài nguyên thiên nhiên này đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết, đặc biệt sự
ô nhiễm các nguồn nước (nhất là nguồn nước ngọt) đang trở nên ngày càng trầm
trọng, đe dọa cuộc sống của loài người và gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất, đời
sống của con người.
Sông Bắc Giang bắt nguồn từ vùng núi Nguyên Bình, huyện Na Rì, tỉnh Bắc
Kạn, chảy theo hướng tây-đông. Sông Bắc Giang là một chi lưu của sông Kỳ Cùng.
Sông Bắc Giang chảy vào Việt Nam tại vùng núi thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng. Đến Bắc Kạn, sông chảy qua địa phận các xã Thượng Quan, Hương Nê, Thuần
Mang (huyện Ngân Sơn), các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành… của huyện
Na Rì, có chiều dài: 29 km và diện tích lưu vực: 2.670 km².
Bắc Kạn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chảy ra nhiều hướng xung quanh.
Trong các con sông ở Bắc Kạn, sông Bắc Giang bị ô nhiễm nặng nhất do các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, khai thác khoáng sản, sinh hoạt của con người. Với
khoảng 04 điểm khai thác chì, kẽm, vàng và đá. Do chưa được quản lý tốt, đa phần
các mỏ khai thác đều không có hệ thống xử lý nước thải, nên nước thải trong và sau
khi khai thác, tuyển quặng được xả thẳng vào các sông suối làm cho nguồn nước ở
các vùng khai thác bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bờ sông bị xói lở, nước luôn đục ngầu,
các loại máy móc, hóa chất ngày đêm gặm nhấm dòng sông Bắc Giang.

Trước hiện trạng sông Bắc Giang đang có biểu hiện bị ô nhiễm do nguồn thải
từ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực xung quanh gây nên. Với
vai trò ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế-xã hội của huyện Na Rì, việc bảo vệ
1


tổng thể môi trường sông Bắc Giang nói chung và bảo vệ môi trường nước huyện
Na Rì nói riêng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, em thực hiện đề tài
“Đánh chất lượng nước sông Bắc Giang đoạn chảy qua huyện Na Rì trong 6
tháng đầu năm 2018” để tổng quan đưa ra sự đánh giá chất lượng môi trường sông
Bắc Giang trong 6 tháng đầu năm 2018, tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước sông Bắc Giang, các tác động xấu của nước sông Bắc Giang đến cảnh
quan môi trường, sức khỏe người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước sông Bắc Giang đoạn chảy qua huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn trong 6 tháng đầu năm 2018.
- Luận giải nguyên nhân ô nhiễm nước sông Bắc Giang đoạn chảy qua huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong 6 tháng đầu năm 2018.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu thu tập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu.
- Tìm hiểu, thu thập số liệu quan trắc nước số liệu quan trắc các chỉ tiêu chất
lượng nước sông Bắc Giang đoạn chảy qua huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn các năm
trước
- Thực hiện quan trắc chất lượng nước sông Bắc Giang trong thời gian nghiên
cứu
+ Vị trí lấy mẫu 10 vị trí.
+ Thông số: đo nhanh (pH, độ đục, DO, nhiệt độ…); phân tích trong phòng
thí nghiệm (TSS, BOD5, NO3-,NO2- NH4+, PO43-; COD, Tổng Colifom, Cl-, tổng Fe
, Chì (Pb), Đồng (Cu), Crom tổng, Kẽm (Zn), Cadimi (Cd).

- Thực hiện phân tích trong PTN.
- Xử lý số liệu và tính toán WQI.
- Đánh giá độ tin cậy của phương pháp phân tích thông qua độ lặp.
- Lập báo cáo tổng kết.

2


Chương I. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỐI TƯỢNG

1.1.

Tổng quan về sông Bắc Giang đoạn chảy qua huyện Na Rì

- Sông Bắc Giang bắt nguồn từ vùng núi Nguyên Bình, huyện Na Rì, tỉnh Bắc
Kạn, chảy theo hướng tây-đông. Sông Bắc Giang là một chi lưu của sông Kỳ Cùng.
Sông Bắc Giang chảy vào Việt Nam tại vùng núi thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng. Đến Bắc Kạn, sông chảy qua địa phận các xã Thượng Quan, Hương Nê, Thuần
Mang (huyện Ngân Sơn), các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành… của huyện
Na Rì, có chiều dài: 29 km và diện tích lưu vực: 2.670 km².
- Lòng sông có chiều rộng trung bình từ 40 - 60 m, lưu lượng dòng chảy bình
quân năm 24,2 m 3 /s. Ở thượng nguồn sông Bắc Giang còn có một số nhánh suối
như suối Pai Dòng, suối Ngân Sơn, suối Bản Riềng, suối Nậm Chảy, suối Nà
Dường,… Trong địa phận Bắc Kạn, sông Bắc Giang không thuận lợi cho việc giao
thông bởi nước chảy xiết vào mùa lũ và lòng sông rất cạn vào mùa đông.
1.2.

Tổng quan về huyện Na Rì đoạn sông Bắc Giang chảy qua


a)Vị trí địa lý:
Na rì là huyện miền núi ở Bắc Kạn, diện tích 864,5km2 , chiếm khoảng
17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, nơi tập trung nhiều mỏ khai thác khoáng
sản.
-Phía bắc giáp: Cao Bằng.
-Phía Tây giáp : Thị xã Bắc Kạn,huyện Bạch Thông.
-Phía Nam giáp: Thái Nguyên.
-Phía Đông giáp: Bắc giang, lạng sơn
3


Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng
hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m,
cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã Kim Lư
với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng
thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc.
b)Điều kiện kinh tế -xã hội:
 Điều kiện kinh tế:
- Huyện Na Rì là huyện miền núi, kinh tế trong vùng chủ yếu là nông nghiệp, kết
hợp chăn nuôi và một số ngành nghề tiểu thủ công. Công nghiệp trong vùng hầu
như chưa phát triển. Trong những năm gần đây nhờ hoạt động khai thác, đào đãi
vàng tự nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh, tình hình xã hội cũng
trở nên phức tạp như những vùng đào vàng khác tại Việt Nam.
-Về lĩnh vực lâm nghiệp : Ngoài ra, với lợi thế về địa hình, huyện Na Rì còn đẩy
mạnh công tác trồng rừng. Nhận thấy rõ lợi ích khi tham gia trồng rừng, những năm
qua nhiều hộ dân đã tích cực tham trồng, nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.
Ngoài ra, các hộ dân còn tự bỏ vốn để đầu tư trồng rừng.. Hiệu quả kinh tế từ rừng
mang lại trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của
địa phương. Việc khai thác tỉa thưa rừng của bà con cũng được sự hướng dẫn và
quản lý của cơ quan chuyên môn và chính quyền xã. Việc triển khai công tác trồng

rừng được quan tâm chỉ đạo ngay từ đầu năm, tổng diện tích thực hiện được
1.844,30/2.190 ha, trong đó: trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147 được
1.799,10/2.190 ha, đạt 84,07% KH; trồng rừng nguyên liệu của Trạm Lâm nghiệp
được 45,2/50ha, đạt 90,4% KH; nhân dân tự đầu tư trồng được 68,7ha; trồng rừng
thông qua hoạt động dự án 3PAD được 121,3/147,5 ha, đạt 82,23KH[1]
- Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích các loại cây trồng cả năm thực hiện
được 9.545,78/8.998 ha, đạt 106,09% KH, so với cùng kỳ tăng 308 ha. Tổng sản
lượng lương thực có hạt cả năm đạt 30.282/30.500 tấn, đạt 99,29% KH, tăng 1.341
tấn so với năm 2011[1]
Tổng quan dân số.
4


Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2012, trên địa bàn huyện Na Rì có
38.495 người, với 9.083 hộ, trong đó dân số thành thị có 1.716 người, chiếm 0,04%
tổng dân số của huyện, dân số dân số nông thôn có 36.778 người, chiếm 0,96% tổng
dân số của huyện.
Hình 1. 1 Hiện trang dân số huyện Na Rì (tính đến năm 2012)

Mật độ dân số bình quân của huyện là 45 người/km2 , phân bố không đồng đều.
Trên địa bàn huyện gồm có các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,.. tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên là 1,39%.
c)Những vấn đề về chất lượng môi trường:
5


Tại địa bàn có trên 04 điểm khai thác chì, kẽm, vàng và đá. dọc theo sông Bắc
Giang chảy qua địa bàn huyện Na Rì, đó là các mỏ: Mỏ thôn Hợp Thành - Hát Lài,
xã Lam Sơn và thôn Nà Diệc, xã Lạng San; Mỏ thôn Nà Khon, xã Lương Thành;
Mỏ khu vực Hát Chặp - Vằng Kháp, xã Lam Sơn và Mỏ khu vực xã Kim Lư. Do

chưa được quản lý tốt, đa phần các mỏ khai thác đều không có hệ thống xử lý nước
thải, nên nước thải trong và sau khi khai thác, tuyển quặng được xả thẳng vào các
sông suối làm cho nguồn nước ở các vùng khai thác bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước sử dụng trong hoạt động khai thác vàng tại khu vực Na Rì chủ yếu lấy
trực tiếp trên con sông Bắc Giang hoặc nước ngầm, sau khi sử dụng để tuyển vàng
đều được thải trực tiếp xuống song Bắc Giang. Hệ quả là dầu mỡ (thất thoát trong
quá vận hành máy móc sản xuất) và một lượng lớn TSS được khuấy trộn đất đá và
đổ thẳng ra sông mang theo nhiều chất ô nhiễm.
Khu vực sinh sống của người dân khai thác vàng không ổn định trong những
dãy nhà dựng tạm, cùng với đó là nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn. Nguồn nước
thải sinh hoạt hoàn toàn không được xử lý và được đổ thẳng xuống sông. Đây cũng
là một nguồn góp phần gây ô nhiễm cho dòng sông Bắc Giang.
1.3. Cơ sở Khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.3.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
-Tài nguyên nước: là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên
đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước
ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở
các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm,
và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí [1]
-Nước mặt: là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.

6





nhiễm

nước: là

hiện

tượng

các

vùng nước như

sông,

hồ,

biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như
chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả
có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
1.3.2.Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước.
Để đánh giá chất lượng nước, ta thường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản và nhất
định. Các chỉ tiêu cụ thể đã được quy định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT.
-pH: là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng các nền nước. dựa vào
pH ta có thể đề xuất các phương pháp xử lý. pH liên quan đến khả năng thay đổi
thành phần trong nước, quá trình keo tụ, làm mềm nước,…
-Độ màu: Nước thiên nhiên sạch không có màu, màu của nước mặt chủ yếu
cho các hợp chất keo sắt, nước thải, hay do ảnh hưởng của động thực vật trong
nguồn nước.
-Độ đục: Chất rắn lơ lửng và vật chất có màu hòa tan làm giảm độ trong của
nước. Độ đục thường được sử dụng như là một chỉ số về chất lượng nước dựa vào

sự trong suốt của nước và tổng số ước tính chất rắn lơ lửng trong nước.
-Chất rắn lơ lửng (TSS): dùng để chỉ các hạt rắn nhỏ bị lơ lửng trong nước
như một dung dịch keo hoặc do sự chuyển động của nước. Nồng độ TSS cao dễ dẫn
đến tắc nghẽn dòng chảy, thiết bị nước, đời sống thủy sinh.
-Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO): là lượng oxy hoà tan trong nước
cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng
v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.
Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh
phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi
nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO
là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
-Nhu cầu oxy sinh học (BOD): là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá
các chất hữu cơ. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có
thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
7


-Nhu cầu oxy hóa học (COD): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất
hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần
để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy
cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
-Kim loại nặng: Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lơn hơn
5g/cm3, có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Phát
sinh chủ yếu do quá trình khai thác quặng, hoặc nước thải khu công nghiệp,….
-Hợp chất photpho : là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của các sinh vật dưới
nước.
-Hợp chất Sunfat Nito: Quá trình phâ hủy các hợp chất các hữu cơ tạo
amoniac, nitrit, nitrat. Do đó đấy các hợp chất này được xem là những chỉ tiêu chỉ
thị độ nhiễm bẩn của nước.
-Coliform: là tác nhân gây hại trong hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước

cũng là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng nước.
Trên đây là một số các chỉ tiêu được quy định trong QCVN 08MT:2015/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC MẶT.

8


Chương II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước sông Bắc Giang đoạn chảy qua huyện Na Rì, tỉnh Bắc
Kạn
2.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: nghiên cứu lưu vực sông Bắc Giang đoạn chảy qua
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
+ Về thời gian : thưc hiện chuyên đề từ ngày 6 tháng 3 năm 2018 đến ngày
27 tháng 5 năm 2018
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, kế thừa và phân tích tổng
hợp
Thu thập số liệu, các thông tin dữ liệu hiện có liên quan đến kinh tế, xã hội,
môi trường huyện Na Rì nơi có sông Bắc Giang chảy qua, tiến hành hệ thống hoá
và xử lý các số liệu, tính toán chọn lọc, xác định số liệu nào là cơ bản và điển hình,
đồng thời so sánh chuỗi số liệu ở các thời gian khác nhau (từ năm 2012 đến hết
năm 2017) nhằm xác định xu thế biến đổi của môi trường nước sông Bắc Giang
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
Áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc, phỏng vấn thực tiễn nhằm
xác định rõ hiện trạng và các tác động môi trường nước sông Bắc Giang đoạn chảy
qua huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, cụ thể như:
+ Khảo sát các nguồn thải vào sông Bắc Giang;

+ Khảo sát, đo đạc, phân tích đánh giá chất lượng môi trường nước sông Bắc
Giang đoạn chảy qua huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

9


2.3.3. Phương pháp thực nghiệm.
a)Phương pháp lấy mẫu.
- Trên cơ sở khảo sát đặc điểm địa hình của sông Bắc Giang, các nguồn
tiếp nhận nước của sông Bắc Giang, các vị trí thu mẫu được lựa chọn, xác định
mang tính đại diện và đặc trưng cho chất lượng nước sông Bắc Giang. Các
thành phần thuỷ, lý, hoá đo đạc và phân tích được lựa chọn phù hợp với tính
chất môi trường sông, bao gồm các nhóm chính:
+ Nhóm các chất gây ô nhiễm hữu cơ, đặc trưng bởi các thông số như nhu
cầu ô xy hoá học (COD), nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), ôxy hoà tan (DO).
+ Nhóm các chất có nguồn gốc Nitơ, Phốtpho, đặc trưng bởi các thông số
như NO3-, NO2-, NH4+, PO43-.
+ Nhóm các kim loại và kim loại nặng trong nước như Sắt (Fe), Chì (Pb),
Crôm tổng (Cr), Kẽm (Zn), Cadimi (Cd)
+ Nhóm chỉ thị ô nhiễm do vi khuẩn, với thông số đặc trưng Coliform.
(Total Coliform).
- Phương pháp lấy mẫu theo quy định tại TCVN 6663-6:2008: Chất lượng
nước - lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối
+ Trước khi lấy mẫu.
Súc rửa sạch dụng cụ lấy mẫu: Tất cả dụng cụ có tiếp xúc với nước đều phải
được súc rửa. Lấy đủ một thể tích nước của thủy vức được lấy mẫu để súc rửa kỹ tất
cả các dụng cụ, sử dụng cùng kỹ thuật lấy mẫu đang được dùng tại noi lấy mẫu.Súc
rửa bình lấy mẫu bằng cách lấy đủ nước vào bình rồi xoay bình để nước lắng đều tất
cả các bề mặt bên trong bình. Đổ bỏ nước súc rửa trong bình vào phía ha lưu nơi lấy
mẫu hoặc theo các thức sao cho nước súc rửa đó không làm nhiễm bẩn nước nơi

được
lấy mẫu.
+ Tiến hành lấy mẫu:
Nhúng ngập bình vào trong nước của khu vực được lấy mẫu mở nút bình và
giữ bình trong một tay. Đưa cổ bình đã mở nút xuống dưới mặt nước cho đến khi

10


ngập ở độ sâu 50cm. Nếu nước nông thì phải đảm bảo mẫu nước lấy không bị ô
nhiễm bùn đấy.Lấy mẫu đầy đúng đến miệng bình để đẩy hết không khí trong bình
ra. Khi đã lấy đúng lương mẫu cần lấy , nhấc bình ra khỏi nước và đậy nắp bình lại
thật kỹ. Khi lên bờ dán nhãn lên bình và thêm chất bảo quản nếu cần.
+ Mã hóa mẫu:
Các mẫu phải được ghi nhãn ngay tại thời điểm thu mẫu và trước khi đến nơi
lấy mẫu tiếp theo. Nhãn bao gồm tên mẫu, ngày lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, người lấy
mẫu, phương pháp bảo quản.
Sau khi lấy mẫu cần tiến hành đo nhanh tại hiền trường một số chỉ tiêu bị biến
đổi theo thời gian.
- Thiết bị và dụng cụ lấy mẫu nước: TCVN 6663-1:2011: Chất lượng nướclấy mẫu phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu..
- Bảo quản mẫu nước:

TCVN 6663-3:2008: Chất lượng nước – lấy

mẫuphần 3: hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- Vị trí lấy mẫu đượng thể hiện tại bảng sau:
Bảng 2. 1: Vị trí lấy mẫu
STT
1


Ký hiệu

Tọa độ

mẫu

N

E

BG1

22°14'7,42"

106°11'37,96"

Mô tả vị trí lấy mẫu
Gần trung tâm văn hóa xã Kim

Gần tập thể trường PTDT Nội

2

BG2

22°14'23,65"

106°10'59,37"

trú Na Rì qua cầu Hát Deng

(Km55+740 QL3B), thị trấn
Yến Lạc

3
4
5

BG3

22°14'26,76"

106°10'42,29"

BG4

22°14'7"

106°9'41,82"

BG5

22°13'46,16"

106°9'28,8"

11

Thôn Đồn Tắm, xã Lương Hạ
Thôn Khuổi Nằn 2, xã Lương
Hạ

Thôn Nà Nôm, xã Lam Sơn


6
7
8

9

10

BG6

22°13'16,24"

106°9'15,54"

BG7

22°12'58,77"

106°7'36,85"

BG8

22°13'34,21"

106°5'55,05"

BG9


22°14'39,67"

106°4'43,55"

BG10

22°15'49,34"

106°4'32,28"

Thôn Hát Lài, xã Lam Sơn
Thôn Pac Cap, xã Lương
Thành
Thôn Nà Khon, xã Lương
Thành
Thôn chợ Mới, xã Lạng San
Thôn Nà Làng, xã Lương
Thượng

Sơ đồ vị trí lấy mẫu được thể hiện ở hình 2.1
Hình 2. 1 sơ đồ vị trí lấy mẫu

12


b) Phương pháp bảo quản mẫu
Phương pháp bảo quản các thông số phân tích trong mẫu nước mặt phải
đúng theo TCVN 6663-3:2008.
Bảng 2.1: Phương pháp bảo quản mẫu

STT

Bảo quản

Thông số

- Axit hóa mẫu bằng H 2SO4 1:1 đến pH < 2

1

COD, Fe
- Giữ ở 2 – 5 0C ở nơi tối. Phân tích trong 5 ngày
- Làm lạnh từ 2 – 5 0C
N-NH4+, P-PO43-, NO2-,

2
3
4

- Phân tích trong 24h

TSS, BOD 5, Cl -

- Bình tối màu, đã được hấp, lấy mẫu 2/3 bình
- Axit hóa mẫu bằng HNO 3 1:1 để pH = 1 – 2

Tổng Coliform

- Phân tích trong 1 tháng


Pb, Zn, Cu, Cd

Mẫu sau khi lấy cần được vận chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích
càng sớm càng tốt. Trong quá trình vận chuyển mẫu phải tiếp tục được bảo
quản trong các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn và không biến đổi khi về
tới phòng thí nghiệm.
c) Phương pháp phân tích mẫu
Bảng 2. 2: Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
STT

Tên thông số

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

1

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

TCVN 6625:2000

2

Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD 5)

TCVN 6001-2:2008

3

Nhu cầu oxi hóa học (COD)


TCVN 6491:1999

4

Amoni (NH 4+)

TCVN 6179-1:1996

5

Nitrit (NO 2-)

TCVN 6178:1996

6

Nitrat (NO3-)

TCVN 6180:1996

7

Photphat (PO43-)

TCVN 6202:2008

8

Clorua (Cl -)


TCVN 6194:1996

13


STT
9
10
10

Tên thông số

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Sắt (Fe)
TCVN 6177:1996
Chì (Pb), cadimi (Cd), Đồng
TCVN 6193:1996
( Cu), Kẽm (Zn)
Coliform
TCVN 6187-2:1996
Phương pháp xác định BOD5 theo TCVN 6001-1:2008
Nguyên tắc
- Trung hoà mẫu nước cần phân tích và pha loãng mẫu bằng những lượng khác

nhau của một nước pha loãng giàu oxi hoà tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí
(chứa đệm photphat, dung dịch MgSO4, dung dịch CaCl2, dung dịch FeCl3), có hoặc
không chưa chất ức chế nitrat hoá.
- Ủ mẫu ở nhiệt độ 20oc trong thời gian xác định (5 ngày) ở chỗ tối, trong bình
hoàn toàn đầy và nút kín.

- Xác định hàm lượng oxi hoà tan trước và sau khi ủ. Tính khối lượng oxi tiêu
tốn trong 1 lit nước.
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng phân tích BOD đối với nước có
BOD nằm trong khoảng 3- 6000mg O2/l
Yếu tố cản trở:
Phường pháp này có thế bị ảnh hưởng bởi nhiều chất độc đối với vi sinh vật
như các chất diệt khuẩn, các kim loại độc, clo tự do chúng ức chế sự ôxi hoá sinh
hoá. Sự có mặt của tảo hoặc vi sinh vật nitrat hoá có thể làm cao kết quả.
Cách tiến hành
-Trung hoà mẫu nước cần phân tích bằng những lượng khác nhau của một loại
nước pha loãng giàu oxi hoà tan và chứa vi sinh vật hiếu khí.
-Ủ mẫu ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày trong bình hoàn đầy và nút kín, ở chỗ
tối.
-Xác định hàm lượng oxi hoà tan trước và sau khi ủ. Tính khối lượng tiêu tốn
trong 1 lit nước.
-Chuẩn bị các dung dịch muối: đệm photphat, MgSO4, CaCl2, FeCl3.
14


-Nước pha loãng: Lấy 4l nước cất, thêm vào mỗi dung dịch muối 4ml. Đem
sục không khí trong 1 giờ (dung dịch 1) đảm bảo hàm lượng oxi hoà tan phải đạt
8mg/l.
-Nước pha loãng cấy vi sinh vật: Thêm 10ml nước cấy/1lit nước pha loãng,
khuấy đều.
-Lấy chính xác 250ml mẫu cho vào bình định mức 500ml, định mức đến vạch
bằng nước pha loãng cấy vi sinh vật. Đổ tràn bình ủ rồi đem ủ ở 20 oC trong 5 ngày,
phần còn lại đem đi đo DO1.
-Chuẩn bị mẫu trắng: lấy 500ml nước pha loãng cấy vi sinh vật, nạp tràn bình
rồi đem ủ ở 20oC trong 5 ngày, phần còn lại đem đi đo DO1.
-Sau 5 ngày tiến hành đo DO5 của dung dịch đã ủ.

Tính kết quả
Hàm lượng BOD5 =[ (DO1- DO5)MMT - (DO1- DO5)MT ] x f (mg/l)
Trong đó:
-MMT: mẫu môi trường
-MT: Mẫu trắng
-F: hệ số pha loãng
Phương pháp xác định COD theo TCVN 6491:1999
Nguyên tắc
Trong môi trường axit sunfuaric đặc, với sự có mặt của xác tác Ag 2SO4 thì khi
đun nóng K2Cr2O7 oxi hoá các chất hữu cơ. Chuẩn độ lượng dư K 2Cr2O7 bằng dung
dịch muối Morh nồng độ 0,024 (M) với chỉ thị feroin, tại cuối điểm chuẩn độ màu
của dung dịch sẽ chuyển từ màu xanh lục sang màu nâu đỏ.
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng phân tích COD đối với nước có
COD nằm trong khoảng 30 – 700 mg/l.
Chất cản trở: Ion Cl- được loại bỏ bằng cách cho thêm HgSO4.
Cách tiến hành
-Mẫu được để cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi phân tích.
-Lắc đều mẫu trước khi phân tích.
Phá mẫu:
15


-Chuẩn bị 10 ống nghiệm có nắp đậy (chuẩn bị mẫu trắng). Hút 2ml mẫu vào
ống nghiệm, thêm 1ml dung dịch K2Cr2O7/ HgSO4 và 3ml dung dịch AgSO4/ H2SO4.
Đậy và vặn chặt nắp ống ngiệm, lắc đều, rửa sạch bên ngoài bằng nước cất và lau
khô.
-Bật bộ phá mẫu COD, gia nhiệt đến 150oC.
-Mẫu trắng làm tương tự như mẫu môi trường thay vào đó bằng 2ml nước đề
io.
-Đặt ống nghiệm đựng mẫu và mẫu trắng vào bộ phá mẫu COD đã được gia

nhiệt tới 150oC và đặt thời gian 2 giờ.
-Tắt nguồn điện bộ phá mẫu, đợi khoảng 20 phút để mẫu nguội xuống khoảng
120oC
-Đảo ngược ống nghiệm vài lần khi vẫn còn ấm, đặt lên giá và đợi tới khi ống
nghiệm trở về nhiệt độ phòng.
Chuẩn độ:
-Sau khi phá, lấy mẫu ra, để nguội và chuyển toàn bộ dung dịch trong ống
nghiệm vào trong bình tam giác 100ml, tráng rửa ống nghiệm và thêm nước cất đến
khoảng 50ml.
-Thêm 2- 3 giọt chỉ thị feroin, lắc đều.
- Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn muối Morh, khi dung dịch chuyển
từ màu xanh sang màu đỏ nâu thì dừng lại, ghi thể tích tiêu tốn.
Tính kết quả

COD 

 V2  V1  .N .8.1000
V

(mgO2/l)

Trong đó:
V- là thể tích mẫu (ml)
N – là nồng độ muối Morh đem chuẩn độ 0,024 (M)
V1 – là thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu môi trường sau khi phá mẫu (ml)
V2- là thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu trắng sau khi phá mẫu (ml)
Phân tích chỉ tiêu NO-2 trong nước TCVN 6178:1996
Nguyên tắc
16



×