Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Khóa luận: “ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẰNG GIANG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2008 2013”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.88 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẰNG GIANG
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2013”

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

: Hoàng Đức Tài
: MTD
: 55
: Môi trường
: TS. Ngô Thế Ân
: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng

Hà Nội - 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

1



NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

2


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, các thầy cô giáo khoa Môi trường –
trường Đại học Nông nghiệp – Hà Nội, toàn thể các cán bộ chi cục Bảo vệ môi
trường tỉnh Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong cả quá trình thực
tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy TS. Ngô Thế Ân bộ
môn Sinh thái môi trường, là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin được gửi lời cám ơn tới gia đình và những người thân đã
động viên, chia sẻ và khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Đức Tài

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………...4
MỤC LỤC………………………………………………………………………5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………...8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………………………………………….9
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ…………………………………………………10
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.……………………………………………………….12
1.1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………...12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài………………………………………13
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………….14
2.1. Hiện trạng chất lượng nước tại một số lưu vực sông ở Việt Nam…...14
2.1.1. Lưu vực sông Kỳ Cùng – Bằng Giang, Ka Long………………14
2.1.2. Lưu vực sông Cầu………………………………………………15
2.1.3. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy………………………………………19
2.1.4. Lưu vực sông Đồng Nai………………………………………...24
2.2. Tình hình quản lý chất lượng nước ở các lưu vực sông…….………..32
2.2.1. Tổ chức quản lý lưu vực sông…………………………………..33
2.2.2. Tình hình thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) và cấp phép xả nước thải ở lưu vực sông.................................………..35
2.2.3. Áp dụng các công cụ kinh tế……………………………………36
2.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra…………………………………….37
2.2.5. Thực hiện quy hoạch lưu vực sông……………………………..38
2.2.6. Xây dựng nguồn lực…………………………………………….38
2.2.7. Sự tham gia của cộng đồng……………………………………..41
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
…….…………………………………………………………………………...42
3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………...42
3.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..42
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................42
4


3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................42

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..........................................42
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................42
3.4.3. Phương pháp ước tính nguồn thải................................................43
3.4.4. Phương pháp so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn...................43
3.4.5. Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu........................................43
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………….....44
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội......................................................44
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................44
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................46
4.2. Áp lực tác động lên chất lượng nước sông Bằng Giang tại khu vực
nghiên cứu...........................................................................................................50
4.2.1. Áp lực từ hoạt động sinh hoạt......................................................51
4.2.2. Áp lực từ hoạt động y tế...............................................................53
4.2.3. Áp lực từ hoạt động công nghiệp.................................................54
4.2.4. Áp lực từ hoạt động nông nghiệp.................................................54
4.3. Diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu......................57
4.3.1. Diễn biến thông số DO................................................................57
4.3.2. Diễn biến thông số COD..............................................................59
4.3.3. Diễn biến thông số BOD5.............................................................60
4.3.4. Diễn biến thông số NH4+..............................................................61
4.3.5. Diễn biến thông số PO43-..............................................................62
4.3.6. Diễn biến thông số TSS ...............................................................63
4.3.7. Diễn biến thông số Coliform........................................................64
4.3.8. Diễn biến thông số kim loại nặng................................................65
4.4. Đánh giá chất lượng nước theo WQI trên sông Bằng Giang đoạn chảy
qua thành phố Cao Bằng 2013............................................................................66
4.4.1. Vị trí và số liệu tính toán WQI…………………………………66
4.4.2. Kết quả tính toán WQI………………………………………….67
5



4.4.3. Phân vùng chất lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua
thành phố Cao Bằng theo chỉ số chất lượng nước (WQI)……………………...70
4.5. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu vực nghiên cứu ......
……………………………………………………………………………..75
4.5.1. Những việc đã làm được……...………………………………...75
4.5.2. Tồn tại và thách thức………...………………………………….76
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………....78
5.1. Kết luận…………………………………………………………........78
5.2. Kiến nghị………………………………………………………….….79
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..80
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...82

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BQLQHLVS

: Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường


LVS

: Lưu vực sông

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBLVS

: Ủy ban lưu vực sông

UBBVMTLVS

: Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông

WHO


: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Ký hiệu
BOD5

: Nhu cầu oxi sinh hóa

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

DO

: Nồng độ oxy hòa tan

Fe

: Sắt

NH4+

: Amoni

Pb

: Chì

PO43-

: Photphat


TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

Zn

: Kẽm

NO2

:

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế thành phố Cao Bằng (giai đoạn 2005 –
2012)…………………………………………………………………………...47
Bảng 4.2 Gia tăng dân số và phân bố dân cư của thành phố Cao Bằng.............48
Bảng 4.3 Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO...................52
Bảng 4.4 Ước tính tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của
các khu dân cư ven sông Bằng Giang.................................................................53
Bảng 4.5 Định mức tải lượng ô nhiễm trồng trọt theo WHO.............................56
Bảng 4.6 Ước tính tải lượng ô nhiễm từ trồng lúa đông xuân năm 2013...........56
Bảng 4.7 Diễn biến hàm lượng kim loại nặng giai đoạn 2008 – 2013...............65
Bảng 4.8 Vị trí quan trắc trên các nhánh sông suối đổ trực tiếp vào sông và trên
sông Bằng Giang.................................................................................................66
Bảng 4.9 Kết quả tính toán WQI cho các vị trí quan trắc...................................68

Bảng 4.10 Kết quả tính toán chỉ số WQI và mức đánh giá chất lượng nước sông
Bằng

Giang

tại

khu

vực

thành

phố

Cao

Bằng.....................................................70
Bảng 4.11 Kết quả phân loại chất lượng nước trên sông Bằng Giang................71

8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Hàm lượng TSS tại các sông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm
2009……………………………………………………………………………14
Hình 2.2 Diễn biến dầu mỡ dọc sông Cầu……………………………………..16
Hình 2.1 Hàm lượng Fe trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên năm
2011……………………………………………………………………………17
Hình 2.4 Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 – 2011………...17

Hình 2.5 Diễn biến hàm lượng BOD5 tại sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Ninh,
Bắc Giang năm 2007 – 2011…………………………………………………...18
Hình 2.6 Diễn biến hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê năm 2007 –
2011……………………………………………………………………………19
Hình 2.7 Hàm lượng BOD5 tại một số sông trong nội thành Hà Nội………….20
Hình 2.8 Nước sông Nhuệ ngay dưới chân cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội)……..21
Hình 2.9 Hàm lượng N-NH4+ trên sông Nhuệ giai đoạn 2007 – 2009………...21
Hình 2.10 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Nhuệ năm 2007 – 2011…….22
Hình 2.11 Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Đáy giai đoạn 2007 –
20011…………………………………………………………………………..23
Hình 2.12 Diễn biễn COD theo các năm (giá trị trung bình năm) của sông Đáy
tại Hà Nam (trung lưu) và Nam Định (hạ lưu)………………………………...23
Hình 2.13 Diễn biến COD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phú (hợp lưu sông: Nhuệ,
Đáy, Châu Giang)……………………………………………………………...24
Hình 2.14 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng nai từ sau cửa đập Trị
An đến cầu Hóa An năm 2007 – 2011…………………………………………25
Hình 2.15 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên phụ lưu sông Đồng Nai năm 2007 –
2001....................................................................................................................26
Hình 2.16 Diễn biến hàm lượng BOD 5 trên sông Đồng Nai đoạn qua thành phố
Biên Hòa năm 2007 – 2011................................................................................26
9


Hình 2.17 Diễn biến hàm lượng N - NH 4+ tại khu vực trung lưu sông Đồng nai
năm 2007 – 2011.................................................................................................27
Hình 2.18 Diễn biến nồng độ oxy hòa tan trên sông Sài Gòn tại 2 trạm Phú
Cường và Hóa An...............................................................................................29
Hình 2.19 Diễn biến giá trị BOD5 trên sông Sài Gòn năm 2007 – 2011............29
Hình 2.20 Diễn biến nồng độ Coliform trên sông Sài Gòn tại 2 trạm Phú Cường
và Hóa An...........................................................................................................30

Hình 2.21 Diễn biến dầu mỡ qua các năm tại một số trạm trên sông Sài
Gòn......................................................................................................................30
Hình 2.22 Diễn biến DO dọc sông Thị Vải tháng 8/2008 và tháng 3/2009........32
Hình 2.23 Sơ đồ quản lý LVS từ Trung ương đến địa phương………………..35
Hình 2.24 Tỷ lệ ước tính về tổng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường lưu
vực sông trên tổng diện tích của 3 LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai................39
Hình 2.25 Nguồn gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt........................................51
Hình 4.1 Vị trí các điểm quan trắc trong khu vực nghiên cứu............................57
Hình 4.2 Diễn biến DO trên sông Bằng Giang giai đoạn 2008 – 2013..............58
Hình 4.3 Diễn biến COD trên sông Bằng Giang giai đoạn 2008 – 2013............59
Hình 4.4 Diễn biến BOD5 trên sông Bằng Giang giai đoạn 2008 – 2013..........60
Hình 4.5 Diễn biến NH4+ trên sông Bằng Giang giai đoạn 2008 – 2013...........61
Hình 4.6 Diễn biến PO43- trên sông Bằng Giang giai đoạn 2008 – 2013...........62
Hình 4.7 Diễn biến TSS trên sông Bằng Giang giai đoạn 2008 – 2013.............63
Hình 4.8 Diễn biến coliform trên sông Bằng Giang giai đoạn 2008 – 2013......64
Hình 4.9 Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua
thành phố Cao Bằng năm 2013...........................................................................73

10


Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước có vai trò không thể thay thế trong toàn bộ sự sống và các quá trình
xảy ra trên Trái Đất. Nước góp phần tạo thành bề mặt đất, hình thành đất thổ
nhưỡng, thảm thực vật, tạo thời tiết, điều hoà khí hậu, gây hiệu ứng nhà kính,
phân phối lại nhiệt ẩm... Nước là môi trường cho các phản ứng hóa sinh tạo chất
mới, giúp chuyển dịch nhiều loại vật chất. Môi trường nước là cái nôi phát sinh
và phát triển các cá thể sống đầu tiên. Nước là môi trường bảo đảm dẫn chất,
trao đổi chất, thải chất và giúp điều hoà thân nhiệt cho nhiều loại sinh vật. Hiện

nay nguồn tài nguyên nước gần như bị cạn kiệt và bị ô nhiễm bởi nhiều lý do,
một trong những lý do quan trọng nhất là do hoạt động của con người.
Việt Nam đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không ngừng
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với sự gia tăng dân số gây áp lực
ngày càng nặng nề đối với tài nguyên thiên nhiên. Nước thải, chất thải từ các
hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề… phần lớn đều
không qua xử lý, đổ trực tiếp vào các hệ thống ao hồ, kênh mương thủy lợi làm
suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước mặt.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Cao Bằng trong những năm qua đã đạt
được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng tác động không nhỏ đến môi
trường. Các quá trình gia tăng dân số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến
khai thác tài nguyên một cách quá mức, đáng báo động là các cánh rừng đầu
nguồn các con sông chính, nạn khai thác vàng sa khoáng trái phép trên sông,
khai thác triệt để nguồn tài nguyên cát cuội sỏi vốn rất nghèo trên sông Bằng
Giang, sông Hiến, sông Khuây Sơn, sông Gâm...
Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô
nhiễm môi trường do chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp của con người. Những thách thức này nếu không được giải quyết
tốt có thể gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, hậu quả
11


cuối cùng là tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại
và tương lai. Nhận định được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường,
tỉnh Cao Bằng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, do đó vấn đề bảo vệ
môi trường ngày càng được chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý có
liên quan và người dân quan tâm.
Nguồn tài nguyên nước ở sông Bằng Giang, thuộc thành phố Cao Bằng
cũng đang là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi việc sử dụng và bảo vệ
nguồn nước chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc ô nhiễm trầm trọng, đã

ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Để có thể thấy rõ được những tác động của phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực trong những năm gần đây tới chất lượng nước sông Bằng Giang như
thế nào và cần có những biện pháp quản lý gì để cải thiện chất lượng nước sông
trong thời gian tới, tôi xin tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá diễn biến chất
lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng giai đoạn
2008 – 2013” nhằm mô tả diễn biến chất lượng nước trên đoạn sông Bằng
Giang chảy qua thành phố Cao Bằng trong những năm gần đây. Từ đó tạo cơ sở
cho các nhà quản lý môi trường có những biện pháp quản lý chất lượng nước
sông hiệu quả hơn trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt sông Bằng Giang đoạn chảy qua
thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2008 – 2013.

12


Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Hiện trạng chất lượng nước tại một số lưu vực sông ở Việt Nam
2.1.1. Lưu vực sông Kỳ Cùng – Bằng Giang, Ka Long.
Các năm gần đây chất lượng nước sông Kỳ Cùng bị giảm sút đáng kể.
Trên các sông Hoá, sông Trung và đầu nguồn sông Thương, các kết quả
phân tích chất lượng nước sông đều nằm trong giới hạn cho phép, nhưng nồng
độ các chất ô nhiễm tăng lên dần về hạ lưu nơi tập trung đông dân cư và các cơ
sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác, tại các đoạn sông chảy qua thị
xã và các khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong những
năm gần đây, các chỉ tiêu TSS, BOD5 đều tăng, chất lượng nước sông đã bị suy
giảm. Sông Hiến, sông Bằng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho thị
xã Cao Bằng và một số huyện lân cận có hàm lượng TSS vượt QCVN loại B1
từ 2 - 3 lần, ở các sông nhánh khác xung quanh vượt từ 6 - 7 lần [3].


Hình 2.1 Hàm lượng TSS tại các sông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm
2009 [3]
Sông Ka Long hiện đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông vận tải
và nước thải sinh hoạt. Đoạn sông Ka Long đi qua thị xã Móng Cái đang có xu
hướng gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm gây suy giảm chất lượng nước.
13


Hoạt động giao thông vận tải và sinh hoạt đang là nguồn gây ô nhiễm môi
trường chính trên sông Ka Long. Mỗi ngày có hàng trăm lượt thuyền đò các loại
ra vào các cảng Thọ Xuân, Hương Hải, Quang Phát và khu vực cửa khẩu tiểu
ngạch, cùng với đó là một lượng lớn nước thải chứa dầu mỡ, chất thải rắn thải ra
môi trường nước. Kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng dầu mỡ và chất lơ
lửng trong nước sông Ka Long tại các khu vực nói trên vượt QCVN
08:2008/BTNMT trên 7 lần.
Nước thải sinh hoạt hỗn hợp từ các khu dân cư, các nhà hàng khách sạn,
các nhà máy… cũng đổ thải trực tiếp vào sông Ka Long, gây ô nhiễm môi
trường nước. Giá trị của các thông số COD, BOD5, TSS, NH4+, Coliform… vượt
ngưỡng QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 từ 3 - 4 lần.
2.1.2. Lưu vực sông Cầu
LVS Cầu khá giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng đa
dạng, tài nguyên nước tương đối dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú…
LVS Cầu tiếp nhận một phần chất thải (nước thải và chất thải rắn) của 6 tỉnh
thuộc lưu vực (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải
Dương) và một phần của Hà Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh).
Nhìn chung chất lượng nước sông Cầu thời gian qua đã bị suy giảm, nhiều
nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu
công nghiệp và các làng nghề, thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc. Do đặc thù chịu ảnh hưởng của hoạt động phát triển các

ngành công nghiệp nên trên LVS Cầu có nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng bởi các
chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và có những đoạn có dấu hiệu ô
nhiễm dầu mỡ. Mức độ ô nhiễm tăng dần về phía hạ nguồn [1].

14


Hình 2.2 Diễn biến dầu mỡ dọc sông Cầu [1]
Đoạn thượng nguồn sông Cầu (chảy qua Bắc Kạn) nước sông còn giữ được
tính tự nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và các hoạt động công
nghiệp chưa phát triển mạnh. Nhìn chung, chưa có dấu hiệu ô nhiễm đáng kể.
Hầu hết các thông số không vượt QCVN 08:2008 cột A2 trừ một số đoạn sông
suối phụ lưu cấp 1, 2 chảy qua các khu khai thác mỏ, khu tuyển quặng, đào đãi
khoáng sản tự do,…[3]
Đoạn sông chảy qua thành phố Thái Nguyên bắt đầu tiếp nhận nước thải
của các nhà máy (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhiệt điện Cao Ngạn, khu
công nghiệp gang thép Thái Nguyên…); các bệnh viện; khu dân cư đô thị…
Hàm lượng Fe trong nước sông có xu hướng tăng cao hơn so với đoạn thượng
nguồn, vượt QCVN 08:2008 cột A2. Giá trị trung bình năm Fe cao nhất tại điểm
Sơn Cầm (1,96 mg/l) vượt QCVN 08:2008 cột B1 khoảng 1,31 lần.

15


Hình 2.3 Hàm lượng Fe trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên
năm 2011 [3]
Tại nhiều nơi, vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít, có
nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, các loài thủy sinh gần như không sinh
sống được. Nhìn chung, hầu hết các thông số quan trắc của đoạn sông này đều
không đạt QCVN A1, một số điểm như Cầu Trà Vườn, giá trị thông số NH 4+

còn vượt quá QCVN B1, tuy nhiên, hàm lượng các thông số có xu hướng giảm
qua các năm.

Hình 2.4 Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 – 2011 [3]
Càng về cuối nguồn, chất lượng nước sông càng có những dấu hiệu suy
giảm đáng kể do phải tiếp nhận nước thải từ rất nhiều nguồn thải, đặc biệt là
đoạn sông chảy qua Bắc Ninh – tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống và các khu
16


công nghiệp phân bố dọc hai bên bờ sông Cầu. Bên cạnh đó, đoạn sông này còn
chịu ảnh hưởng do tiếp nhận nước của sông Cà Lồ tại Bắc Giang và sông Ngũ
Huyện Khê tại Bắc Ninh.

Hình 2.5 Diễn biến hàm lượng BOD5 tại sông Cầu đoạn chảy qua Bắc
Ninh, Bắc Giang năm 2007 – 2011 [3]
Chất lượng nước sông tại vùng hạ lưu của sông Cầu đã bị ô nhiễm hữu cơ.
Các thông số COD, BOD5 đã vượt QCVN 08:2008 cột A2. Tại điểm Hòa Long,
giá trị trung bình năm của COD và BOD 5 cao nhất lần lượt là 22,0 mg/l và 6,4
mg/l. Nguyên nhân làm nhóm các thông số hữu cơ tăng cao do Hoạt động sản
xuất của các làng nghề đã thải ra sông Cầu một lượng lớn nước thải chưa qua xử
lý. Theo thống kê, trên lưu vực sông Cầu có hơn 200 làng nghề như làng nghề
sản xuất giấy, nấu rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm... Các
làng nghề này tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và một số ở Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang. Lưu lượng nước thải làng nghề lớn, mức độ ô nhiễm cao,
không được xử lý và thải trực tiếp xuống các nguồn nước mặt, cùng với các
hoạt động phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước mặt vùng hạ lưu này [20].
Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng
của LVS Cầu do hoạt động của các làng nghề trải suốt dọc sông từ Đông Anh Hà Nội cho đến Vạn An - Bắc Ninh [3]. Dọc con sông là sự phân bố của các cơ

17


sở sản xuất công nghiệp và làng nghề, điển hình là làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn), tái chế sắt Đa Hội (Châu Khê - Từ
Sơn); tái chế giấy (Phú Lâm - Tiên Du); cô đúc nhôm (Văn Môn - Yên Phong);
tái chế giấy (Phong Khê - thành phố Bắc Ninh)... Đây là những điểm “nóng” ở
Bắc Ninh tác động lớn tới chất lượng nước sông.
Nhìn chung, nước sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và
các chất lơ lửng cao hơn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 hàng chục đến hàng
trăm lần tùy từng thời điểm [3].

Hình 2.6 Diễn biến hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê năm
2007 – 2011 [3]
2.1.3. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy
LVS Nhuệ - Đáy là một trong những LVS lớn, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là 5 địa
phương gồm: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Vai trò của
hai dòng sông trên vừa là hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp, vừa đảm nhiệm
thoát nước đô thị. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước lưu vực hai con sông
này đang ngày càng suy thoái do sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề,
khu công nghiệp của các địa phương trong lưu vực.

18


Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy ngày càng trở
nên nghiêm trọng: Nước sông chịu tác động rất lớn của nước thải công nghiệp,
sinh hoạt,… Hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, nồng độ COD vượt quá
giới hạn cho phép chất lượng nước mặt loại A từ 2 – 3 lần trong khi nồng độ

BOD5 vượt quá giới hạn này từ 4 – 6 lần, hàm lượng DO rất thấp, chỉ đạt 2,89
mg/l. Ước tính lượng nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp đổ vào trung bình
khoảng 5,4m3/s, điều này đồng nghĩa với việc để hàm lượng ô nhiễm BOD
không vượt quá tiêu chuẩn thì cống Liên Mạc sẽ phải mở với công suất tối đa
60m3/s [7].
Với tổng lượng nước thải công nghiệp khoảng 100.000m 3/ngày đêm, Hà
Nội đang đứng đầu danh sách 6 tỉnh về lượng nước thải đổ ra sông Nhuệ - Đáy.
Mặt nước ở các sông nội thành Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng, các đoạn sông
Nhuệ nhận nước từ sông Tô Lịch cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các giá trị COD,
BOD5 vượt quá tiêu chuẩn từ 3 - 5 lần. Nước sông màu đen, có váng, cặn lắng
và có mùi tanh [14]. Đặc biệt, vào mùa khô, mức độ ô nhiễm càng trở nên trầm
trọng hơn. Kết quả các đợt quan trắc cuối năm 2005 cho thấy giá trị DO đạt rất
thấp. Giá trị COD vượt 7 - 8 lần, BOD 5 vượt 7 lần. Giá trị Coliform cao hơn
TCVN 5942 - 1995 (loại B) [1].

Hình 2.7 Hàm lượng BOD5 tại một số sông trong nội thành Hà Nội [1]
19


Hình 2.8 Nước sông Nhuệ ngay dưới chân cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội)
Nước sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng, hàm lượng ôxy hòa tan trong mẫu
nước lấy tại cầu Hà Đông, cầu Tó, Cự Đà… đặc biệt là sau khi nhận nước từ
sông Tô Lịch rất thấp, trong khi lượng coliform, thông số COD, BOD 5, NH4+…
vượt tiêu chuẩn nhiều lần.
Theo kết quả giám định của Viện Quy hoạch thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cho thấy, tại cầu Tó - nơi nhận nước thải lớn nhất tại sông
Tô Lịch - hàm lượng các chất hóa học đều vượt giới hạn B của TCVN 5942 1995 nhiều lần. Lượng NO2 có lúc đạt 0,508 mg/l (vượt giới hạn B 10 lần);
lượng NH4+ là 2,005 mg/l (gấp đôi giới hạn B); lượng Coliform từ 110.000 330.000 MPN/100 ml (vượt quá giới hạn B 33 lần) [14].

Hình 2.9 Hàm lượng N-NH4+ trên sông Nhuệ giai đoạn 2007 – 2009 [2]

20


Nước sông ở đầu nguồn hầu như không bị ô nhiễm. Nhưng từ đoạn sông
chảy qua khu vực Hà Đông (Phúc La) tới trước khi nhận nước sông Tô Lịch thì
nước sông đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Sau khi tiếp nhận nước thải của sông
Tô Lịch, nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm nặng. Có thể thấy nước thải sông Tô
Lịch (nơi tiếp nhận nước thải chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho nước sông Nhuệ [2].
Dọc theo dòng chảy sau khi nhận nước sông Tô Lịch cho tới cuối nguồn
mức độ ô nhiễm của nước sông Nhuệ giảm dần do ít chịu tác động trực tiếp của
các nguồn thải công nghiệp, đồng thời khả năng tự làm sạch của dòng sông
cũng được tăng lên nhờ dòng chảy mạnh và lưu lượng nước lớn vào mùa mưa.
Chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy từng lúc khác nhau do phụ thuộc vào thời
gian mở cống Liên Mạc và mực nước của sông Hồng [16]. Việc chuyển nước từ
sông Tô Lịch ra hệ thống hồ điều hòa Yên Sở trong những tháng mùa khô đổ
vào pha loãng nước sông Nhuệ đã giảm bớt ô nhiễm lên sông Nhuệ trong
khoảng thời gian này.

Hình 2.10 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Nhuệ năm
2007 – 2011 [3]
Chât lượng nước lưu vực sông Đáy bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn sông Nhuệ
và ô nhiễm mang tính cục bộ, thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng nước thải từ hai bên bờ sông Đáy trên suốt chiều dài của sông. Một số nơi
21


chỉ chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, nhưng một số nơi khác lại chịu
thêm cả ảnh hưởng của nước thải công nghiệp của thành phố Phủ Lý dồn
xuống. Một số khu vực như khu vực nhận nước thải của Hà Đông (cầu Mai

Lĩnh) và hợp lưu với sông Nhuệ (cầu Hồng Phú), nước sông Đáy bị ô nhiễm
đáng kể, các thông số đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1.

Hình 2.11 Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Đáy giai đoạn 2007 –
2011 [3]

Hình 2.12 Diễn biễn COD theo các năm (giá trị trung bình năm) của
sông Đáy tại Hà Nam (trung lưu) và Nam Định (hạ lưu) [10]
Trong đó, nặng nề nhất là đoạn cầu Hồng Phú (Phủ Lý, Hà Nam - hợp lưu
của sông Nhuệ, Đáy và sông Châu Giang). Tại đây, nước sông bị ô nhiễm hữu
22


cơ cao. Các thông số như BOD5, COD, các hợp chất Nitơ và Coliform đều
không đạt tiêu chuẩn cho phép.

Hình 2.13 Diễn biến COD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phú (hợp lưu sông:
Nhuệ, Đáy, Châu Giang) [1]
Tình trạng này diễn ra tương tự tại đoạn hợp lưu của sông Hoàng Long đổ
vào sông Đáy (cầu Gián Khẩu - Gia Viễn - Ninh Bình) và xu hướng ô nhiễm
ngày một gia tăng theo từng năm. Phần hạ lưu sông Đáy (từ Kim Sơn – Ninh
Bình ra cửa Đáy), do nguồn thải ở thượng nguồn dồn về đã được pha loãng
cộng với quá trình tự làm sạch của dòng sông nên chất lượng nước ở hạ lưu
sông Đáy được cải thiện so với các đoạn trên [3].
Hàm lượng các thống số ô nhiễm trên các sông khác trong lưu vực sông
Nhuệ - Đáy vẫn đáp ứng yêu cầu QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 và B1 [2].
2.1.4. Lưu vực sông Đồng Nai
LVS Đồng Nai trải rộng trên địa bàn của nhiều tỉnh, chịu nhiều áp lực hoạt
động phát triển của các ngành công nghiệp đã khiến cho LVS Đồng Nai đang
chết dần chết mòn vì tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng gia tăng. Ô

nhiễm nước mặt tập trung chủ yếu dọc các đoạn sông chảy qua các tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm.
Khu vực thượng nguồn: nước khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai bắt
nguồn từ tỉnh Lâm Đồng còn tương đối tốt. Tuy nhiên theo kết quả quan trắc
23


của Sở TN&MT Lâm Đồng, khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai và các phụ
lưu như sông Đạ Huoai, sông La Ngà, tại một số vị trí khảo sát các thông số đã
vượt loại A2 theo QCVN 08:2008 do ảnh hưởng bởi các nguồn thải từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai tuy ít bị tác động từ các nguồn thải
công nghiệp nhưng đã xảy ra hiện tượng rửa trôi phù sa vào mùa mưa làm chất
lượng nước thay đổi.
Sông Đồng Nai từ sau cửa đập Trị An đến cầu Hóa An và phụ lưu có chất
lượng nước sông khá tốt. Tuy chưa có tác động xấu từ các nguồn thải lớn nhưng
cần quan tâm vì đoạn sông này tiếp nhận nước từ sông Bé (nguồn thải từ tỉnh
Bình Dương) [3].

Hình 2.14 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng nai từ sau cửa
đập Trị An đến cầu Hóa An năm 2007 – 2011 [3]
Các phụ lưu trên sông Đồng Nai thuộc khu vực trên như sông Bé, La Ngà
có chất lượng nước khá tốt, hầu hết đều nằm dưới loại A2 theo QCVN 08:2008.

24


Hình 2.15 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên phụ lưu sông Đồng Nai
năm 2007 – 20011 [3]
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa chịu tác động nặng

nhất trên toàn tuyến sông Đồng Nai. Hàng ngàn nhà máy, cơ sở sản xuất đang
ngày đêm đổ nước thải và nhiều chất độc hại khác ra môi trường; nước thải
bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản chưa có hệ thống xử lý
nước thải; nước thải sinh hoạt của người dân trong khu vực tính ra khoảng 2,7
triệu m3/ngày đêm chảy ra sông cùng với hàng chục loại xe lén lút đổ nhiều loại
chất thải khác nhau [20].

Hình 2.16 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng Nai đoạn qua
thành phố Biên Hòa năm 2007 – 2011 [3]
25


×