Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – lợi ÍCH dự án cấp nước SẠCH tại THÔN THÚY hội, xã tân hội, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.1 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CẤN THỊ THU UYÊN

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH
DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THÔN
THÚY HỘI, XÃ TÂN HỘI, HUYỆN
ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CẤN THỊ THU UYÊN

PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH
DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THÔN
THÚY HỘI, XÃ TÂN HỘI, HUYỆN
ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI
NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CẤN THỊ THU UYÊN
: 1411130896
: 4 (2014-2018)


: CHÍNH QUY

Sinh viên thực hiện :
Mã sinh viên
Niên khoá
Hệ đào tạo

HÀ NỘI, NĂM 2018


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Quy định tiêu chuẩn nước sạch dùng trong sinh hoạt QCVN
02:2009/BYT
Bảng 2.2 So sánh giữa sử dụng nước sạch và nước giếng khoan
Bảng 2.3 Danh mục các chi phí lợi ích
Bảng 2.4 Phân biệt Phân tích tài chính và phân tích kinh tế
Hình 2.5. Cơ cấu tổ chức thực hiện cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn
Trung Quốc
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai tại xã Tân Hội qua 3 năm từ 2015 – 2017
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng lao động tại xã Tân Hội qua 3 năm từ 2015 – 2017
Bảng 3.3: Tình hình số lượng người sử dụng nước sạch qua các năm
Hình 3.4: Biểu đồ lượng khách sử dụng nước sạch từ năm 2013 - 2017
Hình 3.5: Quy trình xử lý nước ngầm
Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước ngầm
Bảng 3.7. Bảng giá bán 1 m 3 nước sạch (Bao gồm cả VAT 5% và phí BVMT
10%)
Bảng 3.8. Hạng mục đầu tư xây dựng trạm xử lý nước ngầm

Bảng 3.9 Chi phí xây dựng trạm xử lý nước ngầm
Bảng 3.10 Chi phí xây dựng mạng lưới đường ống
Bảng 3.11 Danh mục chi phí vận hành hệ thống hằng năm
Bảng 3.12. Tổng chi phí vận hành hằng năm
Bảng 3.13: Doanh thu từ bán nước sinh hoạt qua các năm của dự án
Bảng 3.14: Doanh thu từ dịch vụ tu sửa, sửa chữa hệ thống đường ống cấp nước
tại các hộ gia đình hằng năm.
Bảng 3.15 Tổng chi phí khám chữa bệnh về da liễu và đường ruột trong 1 năm
của 150 hộ gia đình trong giai đoạn 2012 - 2017
Bảng 3.16 Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh liên quan đến đường
tiêu hóa và da liễu của 150 hộ gia đình trong giai đoạn 2012-2017


Hình 3.17 Tổng chi phí khám chữa bệnh liên quan đến đường ruột và da liễu
hằng năm của 150 hộ gia đình
Hình 3.18 Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh
Bảng 3.19 Trung bình số tiền khám chữa bệnh mỗi năm của mỗi hộ sử dụng
nước sạch và hộ chưa sử dụng nước sạch
Bảng 3.20 Tổng hợp giá trị lợi ích từ dự án cấp nước sạch giai đoạn 2013-2017
Bảng 3.21 Tổng hợp chi phí – lợi ích dự án cấp nước sạch tại thôn Thúy Hội giai
đoạn 2013 – 2017
Hình 3.22 Tỉ lệ lạm phát qua các năm từ 2013 – 2017
Bảng 3.23 Doanh thu từ việc bán nước sau khi giảm 3,35% mỗi năm
Bảng 3.24 Chi phí vận hành hằng năm sau khi tăng 3,35% mỗi năm
Bảng 3.25 Phân tích độ nhạy dự án


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCR (Benefit – Cost Ratio)


tỷ số chi phí-lợi ích

CBA (Cost benefit analyst)

Phân tích chi phí – lợi ích

ĐV

Đơn vị

HDPE (High-density
polyethylene)

Vật liệu nhựa nhiệt dẻo mật độ cao

MDG

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
của Liên hợp quốc

NPV (Net Present Value)

chỉ tiêu đo lường giá trị hiện tại ròng
của toàn bộ dòng tiền

NXB
ODA (Official
Development Assistance)
PVC (Polyvinyl clorua)


Nhà xuất bản
Hỗ trợ phát triển chính thức
Loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành
từ phản ứng trùng hợp Vinyl clorua

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân


7

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người và
thiên nhiên, tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống.
Phần lớn của các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể
đều có dung môi là nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân
mang sự sống đến cho trái đất.
Theo kết quả nghiên cứu về: “Nguồn nước bền vững. Dân số và tương lai

của nguồn cấp nước tái tạo” năm 1990, cho thấy có khoảng 1/3 số quốc gia trên
thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số
thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng
nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp
quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác,
địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất
lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước
uống là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu
nước uống sạch an toàn vẫn đang không ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước
không phải của riêng một quốc gia nào.
Hiện nay vấn đề sử dụng nước sạch đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử
dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử
lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. Điển hình như
tỉnh Tiền Giang, chỉ tính riêng xã Hưng Thạnh đã có hơn 50% dân cư vẫn phải
dùng nước chưa được an toàn (nước giếng nhiễm phèn, nước sông ngòi ô nhiễm,
nước mưa…) cho sinh hoạt hàng ngày.[16]
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi
năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ
sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần 200.000 người
mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt


8

nguồn từ ô nhiễm môi trường nước. Trên thực tế, một số địa phương như xã
Hưng Thạnh, xã Thạnh Tân (Tiền Giang), xã Duy Hòa (Quảng Nam), các ca
nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm
đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến 50%.
Trước những vấn đề và hậu quả to lớn của việc thiếu nước sạch đối với đời

sống của người dân, Nhà nước đã ban hành Luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân,
Luật bảo vệ môi trường cùng nhiều văn bản pháp quy về cung cấp nước sạch
cho nông thôn, miền núi, thị trấn, thị xã, việc bảo về các nguồn nước, các hệ
thống cấp nước, thoát nước, các công trình vệ sinh và thực hiện các quy định về
vệ sinh công cộng ở nhiều địa phương còn bị hạn chế. Nhiều vùng nông thôn
còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh hoạt. Trong khi đó, nguồn nước
mặt trong kênh, rạch, ao, hồ ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn nước ngầm
tại không ít giếng khoan cũng bị mặn hoá, phèn hoá, trữ lượng nước bị cạn kiệt
do bị khai thác quá mức.
Đan Phượng là một huyện nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội.
Là một huyện ngoại thành nên việc sử dụng nguồn nước sạch còn hạn chế. Chủ
yếu người dân sử dụng nguồn nước ngầm do khoan đào giếng.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Quan trắc và dự báo tài nguyên nước, Bộ Tài
nguyên và môi trường năm 2011, đã công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước
dưới đất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên: “Mực nước
ngầm đang sụt giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi cũng không đạt tiêu
chuẩn. Tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, hàm lượng amoni lên đến
23,30mg/l, gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, còn có 17/32 mẫu có hàm
lượng mangan vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn, 4/32 mẫu có hàm lượng asen
vượt tiêu chuẩn…” Với kết luận này, sự cần thiết xây dựng một hệ thống cung
cấp nước sạch cho huyện Đan Phượng là vô cùng cấp thiết.
Năm 2014, dự án xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch cho huyện Đan
Phượng do công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông làm chủ đầu tư
được phê duyệt và đi vào hoạt động khai thác. Nhà máy được xây dựng tại thôn
Thúy Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Sau 5 năm vận hành, dự án


9

đã thu về những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để thấy được cụ thể hiệu quả dự

án cần có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu hơn về dự án cấp nước sạch
này. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà
Đông, tác giả nhận thấy tính cấp thiết trong việc phân tích chi phí – lợi ích của
dự án này. Chính vì vậy, tác giả xin đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phân tích
chi phí-lợi ích của dự án cấp nước sạch tại thôn Thúy Hội, xã Tân Hội, huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung
Phân tích chi phí - lợi ích của dự án cấp nước sạch từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả dự án cấp nước sạch tại thôn Thúy Hội, xã Tân Hội,
huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
* Mục tiêu cụ thể
-

Khái quá hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích chi phí - lợi ích của dự án

-

cấp nước sạch.
Phân tích chi phí-lợi ích của dự án cấp nước sạch tại thôn Thúy Hội, xã Tân Hội,

huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án cấp nước sạch.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chi phí và lợi ích của dự án cấp
nước sạch.



Phạm vi không gian:
Nghiên cứu chi phí – lợi ích của dự án cấp nước sạch tại thôn Thúy Hội, xã
Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.



Phạm vi thời gian
+ Thời gian nghiên cứu: Thông tin số liệu trong đề tài được sử dụng từ
10/2012 đến 04/2018
+ Thời gian thực hiện đề tài:

1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.4.1 Nước ngoài


10

Ở nước ngoài đã có một số đề tài thực hiện nghiên cứu về các dự án cấp
nước sinh hoạt, nước sạch và sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích có
thể kể đến như:

1. Nghiên cứu của 3 tác giả Guy Hutton, Laurence Haller và Jamie Bartram:
“Global Cost-benefit Analysis of Water Supply and Sanitation Intervention”
(Tháng 1/2008) đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích
cho dự án xây dựng và cải thiện hệ thống cấp nước sạch, nước sinh hoạt ở các
nước đang phát triển. Nghiên cứu thực hiện trên 11 nước thuộc WHO, các nước
đang phát triển cũng như toàn cầu cho tới năm 2000. Nghiên cứu chỉ ra 5 lợi ích
nổi bật khi xây dựng và cải tạo hệ thống cấp nước sinh hoạt, phổ cập cơ bản về
cấp nước, xây dựng thí điểm các điểm cấp nước sinh hoạt, kết nối hệ thống cấp
nước và hệ thống đường ống dẫn nước.

Qua nghiên cứu để dự đoán về việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy do sử
dụng nước không đạt chuẩn thông qua những tính toán thực tế. Các chi phí của
dự án bao gồm những ước tính chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động hằng
năm. Các lợi ích được xác định đó là tiết kiệm thời gian do được sử dụng hệ
thống nước ngay tại nơi sinh sống thay vì trước đó phải đi lấy nước từ những
khu vực xa, tăng thời gian sản để phục vụ cho sản xuất, giảm chi phí chăm sóc
sức khỏe do ít bệnh tật hơn và giảm nguy cơ tử vong. Kết quả nghiên cứu đều
cho thấy rằng hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch, nước sinh
hoạt đều mang lại lợi ích chi phí cho tất các các tiểu vùng đang phát triển trên
thế giới. Phân tích độ nhạy một chiều cho thấy ngay cả vớinhững giả định về số
liệu khách quan, những lợi ích kinh tế có tiềm năng nhiều hơn chi phí ở tất cả
cáckhu vực đang phát triển trên thế giới.
2.

Nghiên cứu “Global costs and benefits of drinking-water supply and sanitation
interventions to reach the MDG target and universal coverage” của tác giả Guy
Hutton đã sử dụng phương pháp chi phí và lợi ích để ước tính chi phí – lợi ích
của việc cung cấp nước sinh hoạt và các biện pháp cải thiện chất lượng nguồn


11

nước nhằm hướng tới mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm
2015 trên toàn lãnh thổ các quốc gia trong khu vực.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hiện đầu tư vào các dự án cung cấp nước
sinh hoạt vừa đạt hiệu quả về tài chính vừa đạt hiệu quả về mặt xã hội phát triển
bền vững. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà tài trợ và chính phủ tại các nước
có thu nhập thấp và trung bình phân bổ ngân sách phù hợp cho các dự án cung
cấp nước sinh hoạt.
Nghiên cứu kế thừa các phân tích kinh tế trước đây do tổ chức World Health

thực hiện. Tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu về tỷ lệ bảo hiểm (WSS), chi phí dịch
vụ cung cấp, mức thu nhập và chỉ số sức khỏe tỷ lệ lợi ích/chi phí (BCR) để ước
tính các chỉ số làm căn cứ. Đáp ứng mục tiêu về nước sạch và vệ sinh của MDG
nhằm mục tiêu tiếp cận phổ cập các dịch vụ cơ bản. Khu vực nông thôn và thành
thị được phân tích thành các mục tiêu riêng biệt. Các quốc gia có thu nhập thấp
và trung bình đã được đưa vào trong nghiên cứu từ dưới 100 quốc gia trong các
phân tích trước đến tổng số 136 quốc gia trong phân tích hiện tại. Mô hình định
lượng được chạy ở cấp quốc gia và kết quả được tổng hợp để cung cấp cho các
khu vực (9 khu vực phát triển MDG) và trung bình toàn cầu được tính theo quy
mô dân số quốc gia. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế: mặc dù các
nguồn dữ liệu được cung cấp có sẵn nhưng nguồn dữ liệu đáng tin cậy đầu vào
trên các biến quan trọng vẫn còn thiếu cho nhiều quốc gia. Do đó, để lấp đầy
những khoảng trống chi phí và lợi ích dữ liệu được ngoại suy cho các nước láng
giềng.
3. Nghiên cứu “The Value of Clean Water: The Public's Willingness to Pay for

Boatable, Fishable, and Swimmable Quality Water” của tác giả Richard T.
Carson nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả của người dân trong sử dụng nguồn
nước sạch. Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định được những lợi ích mang
tới cho Hoa Kì qua việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngọt. Sử dụng phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên, tác giả đã đánh giá được tổng lợi ích đạt được từ các
mục tiêu đặt ra trong Luật về nước sạch. Ngoài việc đánh giá trực tiếp các lợi


12

ích về chất lượng nước của quốc gia, cách tiếp cận đánh giá ngẫu nhiên cũng
cho phép ước lượng chức năng định giá dự đoán khả năng mức sẵn lòng chi trả
theo chức năng của chất lượng nước, thu nhập, sử dụng nước giải trí và thái độ
đối với môi trường của công dân. Tác giả sử dụng để cập nhật ước tính năm

1983 cho năm 1990. Đặc biệt, với các tuyên bố mạnh mẽ của các tác giả như
Kahneman và Knetsch (1992) rằng tác động nhúng là "thiếu sót nghiêm trọng
nhất của đánh giá ngẫu nhiên" là sự so sánh giữa ước tính lợi ích chất lượng
nước của quốc gia và của Smith và Desvousges (1986) cho cùng một sự thay đổi
về chất lượng trong một nguồn tài nguyên nước tại sông Monongahela.
4. Nghiên cứu “Cost benefit analysis of water reform options (Project 1)” của tác
giả Marsden Jacob thực hiện nghiên cứu phân tích chi phí lợi ích của các các dự
án cải thiện nguồn nước. Sở Tài nguyên và Môi trường Queensland (DNRM) ủy
nhiệm cho Marsden Jacob thực hiện việc nghiên cứu phân tích lợi ích chi phí
các dự án cải thiện nguồn nước để hỗ trợ hoàn thiện Quy chế Tư vấn liên quan
đến cải cách Luật Nước 2000 (Đạo luật Nước) của quốc gia này.
Nghiên cứu này cung cấp kết quả phân tích về chi phí và lợi ích của các đề
xuất cải cách sau đây: Chuyển đổi giấy phép cấp nước sang cấp nước vào năm
2017; Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ hội phát triển liên quan đến nước để
phát triển quy mô lớn; Cung cấp lộ trình chuyển đổi quyền sử dụng nước có
trong thỏa thuận đặc biệt pháp luật.
Phân tích lợi ích chi phí xem xét các lợi ích và chi phí phát sinh cho các
doanh nghiệp, chính phủ, công nghiệp và toàn cộng đồng. Những thay đổi về
gánh nặng pháp lý được xác định cũng như kết quả của mô hình Giá trị hiện tại
thuần trong vòng 10 năm.
Trong việc thực hiện phân tích lợi ích chi phí, Marsden Jacob sử dụng các
phương pháp tiếp cận được chấp nhận dựa trên Sổ tay Chính phủ Úc về Phân
tích lợi ích chi phí (2006) cũng như hướng dẫn trong Văn bản Quy định về Quy
định về Tác động Quy định của Quy chế Thực hành Tốt nhất của Chính phủ
Queensland (2013). So sánh sự thay đổi được đề xuất trong trường hợp ban đầu


13

để thực hiện phân tích lợi ích chi phí của các thay đổi được đề xuất. So sánh sự

thay đổi về chi phí và lợi ích sẽ phát sinh theo thay đổi được đề xuất so với
trường hợp cơ bản.
Đối với mỗi dự án được xem xét, Marsden Jacob đã làm việc với DNRM để
phát triển 'trường hợp cơ bản' và các yếu tố thay đổi được đóng gói trong một
kịch bản 'hợp lý'. Các chi phí và lợi ích của kịch bản thay thế đều được coi là có
liên quan đến trường hợp cơ sở cho từng dự án là việc tiếp tục nguyên trạng.
Việc ước tính điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp cơ bản là một bước đầu quan
trọng trong phân tích lợi ích chi phí. Những cân nhắc chính là liệu trường hợp cơ
sở có được trình bày rõ ràng bằng thông tin lịch sử hay liệu trường hợp cơ bản
có ổn định trong suốt cuộc đời của đánh giá hay không. Trường hợp trường hợp
cơ bản được kỳ vọng thay đổi trong khoảng thời gian đánh giá. Để đánh giá các
lợi ích và chi phí của từng thay đổi được đề xuất trong các điều khoản, Marsden
Jacob đã sử dụng tính toán giá trị hiện tại ròng dựa trên tỷ lệ chiết khấu thực 7%
mỗi năm. Khung bảo hiểm dự án Queensland 1 giải thích việc sử dụng giá trị
hiện tại ròng và chiết khấu để phân tích lợi ích chi phí. Phân tích chi phí-lợi ích
liên quan đến việc so sánh các dự án và các tùy chọn dự án với các dòng chảy
của chi phí tài chính hoặc kinh tế và lợi ích xảy ra trong các khoảng thời gian
khác nhau.
Chiết khấu nhận ra rằng việc sử dụng tiền có giá trị. Giá trị một đô la ngày
nay có giá trị hơn một đô la trong 5 năm tới. Từ đó tác giả đề xuất lựa chọn các
phương án phù hợp và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện Quy chế Tư vấn liên
quan đến cải cách Luật Nước 2000.
1.4.2

Trong nước
Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về các dự án cấp nước sạch và
các đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích như:

1. Nghiên cứu “Phân tích chi phí – lợi ích của việc thực hiện duy trì và phát triển
không gian xanh thủ đô Hà Nội”. Thông qua việc phân tích chi phí, lợi ích của

việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thủ đô


14

Hà Nội nhằm hướng tới đạt chuẩn 15 m2/người, tính toán lợi ích ròng của việc
thực hiện này. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đề xuất để đảm bảo thực hiện
trong thực tiễn một cách hiệu quả.
2. Nghiên cứu “Phân tích chi phí - lợi ích của việc sử dụng công nghệ khí sinh học
biogas ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”. Đề tài áp dụng phương pháp
phân tích chi phí – lợi ích (CBA) đồng thời sử dụng mô hình SWOT để phân
tích hiệu quả sử dụng khí sinh học và tìm ra được các hạn chế và điểm mạnh của
mô hình để khắc phục khi áp dụng mô hình biogas.
3. Nghiên cứu “Phân tích lợi ích và chi phí dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp
nước thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An” đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí
và lợi ích nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án đầu tư nâng cấp,
mở rộng hệ thống cấp nước Cửa Lò do Công ty TNHH một thành viên nước
sạch Cửa Lò đang lập kế hoạch dự án.
Kết quả nghiên cứu thể hiện qua việc phân tích lợi ích và chi phí trong
nghiên cứu cho thấy dự án có tính khả thi về mặt tài chính, điều này thể hiện ở
kết quả phân tích tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư cho giá trị hiện tại
ròng NPVf TIP = 225,615 tỷ VNĐ; phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư
cho kết quả giá trị hiện tại ròng NPV f EIP = 154,440 tỷ VNĐ. Với kết quả đó, theo
quan điểm của chủ đầu tư thì thực hiện dự án sẽ có hiệu quả về mặt tài chính, dự
án mang lại lợi ích ròng cho chủ đầu tư là 154,440 tỷ VNĐ. Phân tích kinh tế
cho kết quả giá trị hiện tại ròng kinh tế của dự án NPVe = 305,650 tỷ VNĐ, suất
sinh lợi nội tại kinh tế 14,24% lớn hơn suất chiết khấu kinh tế thực 8% và giá trị
ngoại tác dự án tạo ra là 168,388 tỷ VNĐ. Phân tích phân phối cho thấy chính
phủ thu được một khoản 58,074 tỷ VNĐ, các đối tượng sử dụng nước sạch được
hưởng lợi từ dự án 107,715 tỷ VNĐ, người lao động được hưởng 6,983 tỷ VNĐ.

Trên quan điểm nền kinh tế, khẳng định dự án có tính khả thi về mặt kinh tế và
xã hội.
Đề tài còn tồn tại một số hạn chế như: Chưa lượng hoá được hết các lợi ích
kinh tế của dự án, các lợi ích như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến việc sử


15

dụng nguồn nước không an toàn và góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế vẫn
chưa được tính toán do không có số liệu và phương pháp tính toán do đó chưa
xác định đầy đủ lợi ích kinh tế của dự án; chưa xác định được mức sẵn lòng chi
trả của người dân cho nên chưa có căn cứ chính xác để xem xét mức giá bán
nước UBND tỉnh Nghệ An ban hành đã phù hợp hay chưa; một số yếu tố ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả của dự án nhưng vẫn chưa được xem xét kỹ lưỡng mà
chỉ mới là giả định như tỉ lệ lạm phát USD, lạm phát VNĐ; trong quá trình mô
phỏng Mote carlo, các biến số quan trọng có tác động đến NPV và IRR của dự
án là chi phí đầu tư, tỉ lệ thất thoát nước, giá điện, tỉ lệ lạm phát USD, tỉ lệ lạm
phát VNĐ và lãi suất vốn vay do chưa có số liệu để nghiên cứu nên các phân
phối xác xuất của những biến số này chỉ mới là sự phân phối xác xuất theo ý chủ
quan.
4. Nghiên cứu “Phân tích chi phí - lợi ích của dự án cấp nước sinh hoạt cho các
xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội” đề tài nghiên cứu chỉ ra tầm quan
trọng của nước sạch đối với cuộc sống người dân, loại hình giếng khoan tay là
một tác nhân phá hủy môi trường và đặc biệt là sự phổ cập nước sạch cho sinh
hoạt tại những vùng nông thôn ngoại thành các thành phố lớn. Đề tài đã sử dụng
phương pháp chi phí lợi ích nhằm phân tích những chi phí xây dựng của dự án
và những lợi ích mà nước sạch mang lại cho cuộc sống sinh hoạt của 8 xã còn
lại thuộc huyện Thanh Trì. Qua nghiên kết quả nghiên cứu tác giả đã cho thấy
lợi ích ròng của dự án là rất lớn, đáp ứng được nhu cầu bức thiết về nước sinh
hoạt mà còn mang lại lợi ích tài chính, kinh tế cho chủ đầu tư dự án và hiệu quả

lớn về mặt xã hội.
5. Nghiên cứu “Phân tích chi phí - lợi ích của mô hình nhà chống bão cho người
dân ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm hệ thống hóa
những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích chi phí lợi ích. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, việc đầu tư vào nhà chống bão cho các hộ ở địa bàn nghiên cứu có
hiệu quả về mặt kinh tế. Kết quả phân tích cũng thể hiện khả năng sinh lợi của
nhà chống bão phụ thuộc nhiều vào năm mà bão xảy ra. Trong 30 năm của chu


16

kỳ ngôi nhà nếu bão xảy ra sớm thì khả năng sinh lợi của đầu tư là cao và ngược
lại nếu bão xảy ra muộn hơn. Điểm hòa vốn xảy ra nếu các cơn bão lập lại sau
năm thứ 16 của chu kỳ ngôi nhà. Kết quả cũng cho thấy, trong tương lai nếu
cường độ của bão ngày càng mạnh lên thì việc đầu tư xây nhà chóng bão càng
hiệu quả hơn. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xây nhà chống
bão, nâng cao khả năng chống chịu với thiên tai và biến đổi khí hậu cho người
dân ở địa bàn nghiên cứu.
6. Nghiên cứu “Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá
hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn
Thụ” đề tài đã sử dụng những lý thuyết cơ bản của Phân tích chi phí lợi ích để ứng
dụng vào phân tích đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đề
tài cũng tập trung đánh giá các chi phí ngoại ứng do hoạt động sản xuất của nhà
máy gây ra để thấy được bao quát hơn về toàn bộ dự án. Đề tài đã chỉ ra kết luận:
“Phân tích cái "được - mất" của dự án dựa trên phương pháp phân tích chi phí – lợi
ích mở rộng ta thấy rõ việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải là vô cùng
cần thiết. Nhất là hiện nay, khi môi trường cũng như các nguồn tài nguyên khác
ngày càng trở nên khan hiếm, các tiêu chuẩn đặt ra cho môi trường ngày càng chặt
chẽ hơn, việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, sử dụng dây chuyền sản xuất
thân thiện hơn với môi trường, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải là điều bắt buộc đối

với các tổ chức, các cá nhân có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm”.
7. Nghiên cứu “Phân tích chi phí – lợi ích của dự án xây dựng hệ thống nhà máy
nước Thị trấn Yên Thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn huyện Yên
Thành tỉnh Nghệ An”. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích nhằm
xác định rõ hiệu quả dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho vùng nông
thôn huyện Yên Thành. Đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp nhằm
tăng cường hiệu quả đầu tư của dự án hay mở rộng quy mô dự án sang những vùng
kế cận. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp
duy vật biện chứng và tư duy logic, phương pháp thống kê toán học, phương pháp


17

chuyên gia, phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 120 hộ dân sinh
sống tại 2 vùng huyện Yên Thành.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được thực trạng sử
dụng nước sạch của các hộ gia đình và phân tích việc xây dựng nhà máy nước
không chỉ mang lại về mặt kinh tế mà còn mang lại lợi ích to lớn cho xã hội.
Đề tài nghiên cứu còn tồn tại hạn chế khi quá trình tiến hành nghiên cứu của
tác giả chủ yếu dựa trên một số giả định, các kết quả tác giả đưa ra phụ thuộc vào
các mức độ phù hợp của giả định.
8. Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả của dự án. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng nước thải bệnh viện có thành phần tương tự như nước thải
đô thị. Lo ngại chủ yếu tập trung vào vi sinh vật gây bệnh đường ruột dễ dàng
lây truyền qua nước. Nếu chất thải y tế không được quản lý tốt, nước thải bệnh
viện còn chứa nhiều dược phẩm, hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu suất
của công trình xử lý sinh học.
Nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả của một dự án đầu tư về môi trường

và cho thấy những lợi ích lớn hơn mà có thể đã bị bỏ qua trong phân tích tài
chính.
Hạn chế của nghiên cứu là phần xác định giá trị lợi ích về giá trị đất đai,
môi trường sống và giá trị sức khỏe con người. Việc sử dụng phương pháp phân
tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả một dự án còn gặp nhiều khó khăn và
bất cập hiện nay ở nước ta, tuy nhiên đã có một số văn bản pháp luật đang được
xây dựng về vấn đề này.
9. Nghiên cứu “Phân tích lợi ích và chi phí của Dự án cầu Phước An” thuộc dự án
thành phần trong dự án đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu đã cung cấp thông tin về tính khả thi trên phương diện kinh tế và tài chính,
cụ thể hơn là cung cấp thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự
án thông qua phương pháp phân tích dự án.


18

Nghiên cứu là căn cứ để xác định tính xác đáng của Nhà nước khi tham gia
thực hiện vào dự án, ngoài ra việc phân tích lợi ích, chi phí của dự án luận văn
còn giúp cho người ra quyết định có thêm cơ sở lựa chọn nguồn vốn đầu tư để
mang lại hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn khi vốn trái phiếu chính phủ không được
bố trí đủ để thực hiện dự án và phải vay nguồn vốn ODA Nhật Bản để tài trợ cho
dự án. Khi dự án được thực hiện bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản kèm theo các
điều kiện ràng buộc khi sử dụng nguồn vốn này như: Chi phí tư vấn do phía
Nhật Bản thực hiện, quy định tỷ lệ tối thiểu nguyên vật liệu xây dựng công trình
phải có xuất xứ từ Nhật Bản, chi phí trả lương cho chuyên gia Nhật Bản….
Chính vì vậy làm cho tổng vốn đầu tư của dự án cầu Phước An cao hơn so với
tổng vốn đầu tư đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu dự án cầu Phước An giả định chất lượng công
trình cho dù được đơn vị nào thực hiện cũng đều phải tuân thủ những quy định
về đầu tư và quản lý chất lượng công trình, cũng như những tiêu chuẩn kỹ thuật

do Việt Nam ban hành. Dựa vào khung phân tích, tác giả đã tiến hành khảo sát,
thu thập các số liệu có liên quan đến việc phân tích dự án trên tinh thần thận
trọng và khách quan.
Qua tổng quan về đề tài nghiên cứu ta thấy được rằng việc sử dụng phương
pháp phân tích chi phí lợi ích có tính ứng dụng rất lớn trong các dự án kinh tế,
xã hội. Nó được thể hiện qua những dẫn chứng nêu trên cả trong nước cũng như
trên thế giới. Đặc biệt, vấn đề sử dụng nước sạch không chỉ là mối quan tâm của
riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế gới. Từ thực tế về nhu cầu sử dụng nước
sạch đặc biệt tại các vùng ngoại thành của các thành phố lớn đã và đang trở
thành mối quan tâm lớn của xã hội.


19
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình trong thôn Thúy Hội thông qua công
cụ bảng hỏi. Quá trình điều tra cơ bản có 2 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi
Tiến hành nghiên cứu để xây dựng bảng hỏi.
Bảng hỏi gồm có 4 nhóm thông tin chính:
(i) thông tin về thực trạng sử dụng tài nguyên nước tại thôn Thúy Hội, xã
Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội (nguồn nước chủ yếu cung cấp từ đâu,
mức độ ô nhiễm môi trường nước…)
(ii) thông tin về thực trạng sử dụng nước sạch do công ty TNHH một thành
viên nước sạch Hà Đông cung cấp (số lượng sử dụng nước sạch, mức độ sử
dụng nước sạch...)
(iii) thông tin về chi phí sử dụng nước sạch trước và sau khi dự án vận
hành, các chi phí khám chữa bệnh về đường ruột và các bệnh ngoài da trước và

sau khi sử dụng nước sạch…
(iv) thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của từng hộ gia đình (số lượng
thành viên, tuổi, học vấn, thu nhập ...).
Sau khi xây dựng được bảng hỏi, tiến hành điều tra sơ bộ, thực hiện thông
qua quan sát, khảo sát thực tế tại thôn Thúy Hội về những lợi ích mà nguồn
nước sạch mang lại cho cuộc sống của người dân; tiến hành phỏng vấn 150 hộ
gia đình nhằm xác định những lợi ích cụ thể rõ ràng nhận biết của nước sạch tại
địa bàn nghiên cứu để chỉnh sửa bảng hỏi phù hợp cho nghiên cứu chính thức,
được trình bày trong phụ lục.
+ Giai đoạn 2: Điều tra, phỏng vấn chính thức
Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn thôn Thúy Hội, xã Tân Hội, huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Đối tượng điều tra là các hộ gia đình sử dụng
nước sạch. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phát bảng hỏi trực


20

tiếp. Việc phát bảng hỏi trực tiếp được thực hiện tại các hộ gia đình thuộc địa
bàn nghiên cứu.
Theo thông tin từ UBND xã Tân Hội, thôn Thúy Hội gồm có 1084 hộ gia
đình đang sinh sống trên địa bàn.
Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 150 hộ gia đình tại thôn Thúy Hội để
nghiên cứu đánh giá, so sánh về giá trị lợi ích thu được từ nước sạch.
Số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 150 phiếu.
b. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tìm kiếm tài liệu từ các nguồn có sẵn như: sách, báo chí, báo cáo khoa học
cấp quốc gia, văn bản pháp luật, chuyên đề, dự án liên kết nước ngoài, website...
Tham khảo những chính sách áp dụng, bài học kinh nghiệm của các nước
tiên tiến trên thế giới về các dự án cung cấp nước sạch. Các đề tài nghiên cứu
trong và ngoài nước, thông qua báo cáo chuyên đề, hoặc những bài nghiên cứu

chuyên môn về đánh giá lợi ích chi phí.
Đồng thời tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ tình hình kinh tế, xã hội,
mức thu nhập, số lượng nước sử dụng và chi phí liên quan đến các vấn đề sức
khỏe, môi trường của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu thông qua số liệu của
UBND xã Tân Hội, công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông, số liệu
giá cả trên thị trường (qua khảo sát giá thị trường) năm 2017.
1.5.2

Phương pháp phân tích dữ liệu
a. Thống kê mô tả
Sau quá trình thu thập số liệu, tác giả tiến hành nghiên cứu xử lý và phân
tích số liệu. Mô tả đặc trưng tiêu dùng của người dân tại địa điểm tiến hành
nghiên cứu. Thống kê mô tả đặc điểm đối tượng khảo sát về: giới tính, độ tuổi,
tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, mức thu nhập. Thứ hai, mô tả kết quả điều
tra thông qua nhận xét những số liệu thu được. Sử dụng phần mềm Excel để
nhập số liệu, thông tin từ kết quả phỏng vấn và điều tra bảng hỏi. Sau đó lọc dữ
liệu thô, sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu, và nêu ý nghĩa thống kê.


21

b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm:
+ So sánh sự khác biệt giữa thái độ, mức điểm đánh giá của người được
điều tra với nhau, so sánh sự khác biệt về sử dụng nước sạch và nước giếng đào,
nước ngầm, ...
+ So sánh sự khác biệt trong nhận thức về lợi ích mà nước sạch mang lại
qua các khía cạnh: tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.
1.5.3


Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA)
Phân tích lợi ích chi phí là một công cụ/phương pháp phân tích chính sách
được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia phát triển nhằm đánh giá bằng tiền tất
cả lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội của một dự án, một chính sách, hoặc
một chương trình phát triển nhằm cung cấp thông tin cho người ra quyết định
xem xét, đánh giá và quyết định lựa chọn những phương án sử dụng nguồn lực
tốt nhất về khía cạnh đóng góp cho phúc lợi xã hội.
Sử dụng phương pháp là một công cụ để phân tích lợi ích của dự án cấp
nước sạch tại thôn Thúy Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội.


22

Chương 2:
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích chi phí –
lợi ích dự án cấp nước sạch
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1
Khái niệm nước

Có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về nước như:
Nước là một hợp chất hóa học gồm hai nguyên tử hidrô kết hợp với một
nguyên tử oxy, có công thức hóa học là H2O.[9]
Nước là chất dẫn truyền không mùi vị, không màu khi ở số lượng ít song
lại có màu xanh nhẹ khi ở khối lượng lớn. Nó là chất lỏng phổ biến và nhiều
nhất trên thế giới, tồn tại ở thể rắn (đóng băng) và ở thể lỏng, nó bao trùm
khoảng 70% bề mặt Trái đất (theo từ điển Bách khoa toàn thư)
Tóm lại, nước là chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi nguyên
chất, tồn tại ở dạng tự nhiên trong sông, hồ, ao, biển.[8]

2.1.1.2

Khái niệm nước sạch
Nước sạch là loại nước trong quá trình sử dụng đáp ứng được yêu cầu
không nguy hại đến cơ thể con người, thuận tiện cho việc sinh hoạt hằng ngày.
Như vậy, về mặt sinh học nước sạch không được chứa trứng giun sán, động
thực vật phù du, … tức là không được chứa bất kỳ loại vi khuẩn gây bệnh nào.
Về mặt vật lý, nước sạch phải trong sạch, không màu, không mùi, không vị, độ
pH phải nằm trong giới hạn quy định theo quy phạm. Về mặt hóa học, nước sạch
đáp ứng được hàm lượng các chất hóa học cần thiết cho cơ thể con người như iốt, flour, … và loại bỏ được các tạp chất hóa học, kể cả chất phóng xạ có hại đến
sức khỏe người sử dụng.
Nước sạch được kiểm định theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các
chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.


23

Tóm lại, “Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị,
không chứa các chất tan, vi khuẩn gây bệnh không nhiều quá mức cho phép và
tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh cho người”
Tiêu chuẩn nước sạch

2.1.1.3

Nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Trung bình nước
chiếm độ 75% trọng lượng của cả cơ thể. Nói về nước “sạch”, theo định nghĩa,
nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim loại
và các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ tuỳ theo độc chất của các chất kể
trên. Và định mức này đã được Liên Hợp Quốc cũng như các quốc gia trên thế

giới chấp nhận tùy theo điều kiện phát triển của từng quốc gia.
Tiêu chuẩn đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân hiện nay được
đánh giá dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
QCVN 02:2009/BYT được ban hành kèm theo Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày
17/6/2009
Theo đó, người dân sử dụng nước sinh hoạt tối thiểu phải đảm bảo hàm
lượng các chỉ tiêu sau nằm trong giới hạn cho phép:
Bảng 2.1 Quy định tiêu chuẩn nước sạch dùng trong sinh hoạt QCVN
02:2009/BYT
TT

1

Tên chỉ tiêu

Màu sắc

Đơn vị
tính

Giới hạn tối đa cho
phép
I

Phương pháp thử

II

TCU


15

15
Không
có mùi
vị lạ

2

Mùi vị

-

Không có
mùi vị lạ

3

Độ đục

NTU

5

5

4

Clo dư


mg/l

Trong
khoảng

-

TCVN 6185 - 1996 (ISO
7887 - 1985) hoặc
SMEWW 2120
Cảm quan, hoặc
SMEWW 2150 B và
2160 B
TCVN 6184 - 1996 (ISO
7027 - 1990) hoặc
SMEWW 2130 B
SMEWW 4500Cl hoặc
US EPA 300.1

Mức
độ
giám
sát
A
A
A
A


24


TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị
tính

5

pH

-

6

Hàm lượng
Amoni
Hàm lượng
sắt tổng số
(Fe2++Fe3+)
Chỉ số
Pecmangana
t
Độ cứng
theo CaCO3

7
8
9


Giới hạn tối đa cho
phép
I
II
0,3-0,5
Trong
Trong
khoảng
khoảng
6,0 - 8,5 6,0 - 8,5

mg/l

3

3

mg/l

0,5

0,5

mg/l

4

4


mg/l

350

-

10

Hàm lượng
Clorua

mg/l

300

-

11

Hàm lượng
Florua

mg/l

1.5

-

12


Hàm lượng
Asen tổng số

mg/l

0,01

0,05

13

Coliform
tổng số

50

150

14

E.coli hoặc
Coliform
chịu nhiệt

0

20

Vi
khuẩn/1

00 ml
Vi
khuẩn/1
00 ml

Phương pháp thử

TCVN 6492:1999 hoặc
SMEWW 4500 - H+
SMEWW 4500 - NH3 C
hoặc SMEWW 4500 NH3 D
TCVN 6177 - 1996 (ISO
6332 - 1988) hoặc
SMEWW 3500 - Fe
TCVN 6186:1996 hoặc
ISO 8467:1993 (E)
TCVN 6224 - 1996 hoặc
SMEWW 2340 C
TCVN6194 - 1996 (ISO
9297 - 1989) hoặc
SMEWW 4500 - Cl- D
TCVN 6195 - 1996
(ISO10359 - 1 - 1992)
hoặc SMEWW 4500 - F
TCVN 6626:2000 hoặc
SMEWW 3500 - As B
TCVN 6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990)
hoặc SMEWW 9222
TCVN6187 - 1,2:1996

(ISO 9308 - 1,2 - 1990)
hoặc SMEWW 9222

Mức
độ
giám
sát
A
A
B
A
B
A
B
B
A
A

(nguồn theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT)

Nói chung, nước được gọi là sạch và hợp vệ sinh khi đạt được các tiêu
chuẩn yêu cầu trên.
2.1.1.4

Dự án cấp nước sạch
Theo “Tiếp cận bền vững trong các dự án phát triển nông thôn” TS.
Nguyễn Quang Kim (NXB nông nghiệp). Dự án Phát triển Nông thôn là các dự


25


án đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau để phát triển kinh tế xã hội ở các khu
vực nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chẳng
hạn như các dự án tưới tiêu, phát triển trồng trọt chăn nuôi, phát triển mạng lưới
giao thông, định canh định cư, cơ khí hoá nông nghiệp. phát triển cơ sở hạ tầng,
mở rộng các ngành nghề, nghiên cứu khoa học nông nghiệp, phát triển giáo dục,
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Có hai loại dự án chính có giá trị ngang nhau nhưng được xem xét một
cách khác nhau:
-Đầu tư vào chi phí sản xuất: Đây là các đầu tư vào chi phí sản xuất để sinh
lợi; thường thời gian thực hiện dự án ngắn trong vòng một năm như đầu tư vào
dự án giống, phân bón... Việc đánh giá hiệu quả của dự án chỉ đơn giản ở cấp
trang trại hoặc hợp tác xã trong phạm vi một thôn hoặc một xã.
-Đầu tư vào các dự án có khả năng tái sản xuất nào đó có thể sinh lợi trong
thời gian dài, ví dụ như: hệ thống giao thông, hệ thống tưới tiêu, nhà xưởng chế
biến nông sản, định canh định cư, các dự án phát triển văn hóa xã hội... Để đánh
giá hiệu quả của các dự án này phải thông qua phân tích tính toán kinh tế kỹ
thuật kỹ càng và phải sử dụng những phương pháp phân tích tiên tiến.
Dự án cấp nước sạch thuộc lĩnh vực đầu tư của dự án phát triển nông thôn.
Dự án cấp nước sạch là dự án đầu tư khai thác, xử lý nguồn nước nhằm cung cấp
nguồn nước đạt theo tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định của Bộ y tế tới các
đối tượng sử dụng.
2.1.1.5

Phân tích chi phí lợi ích
Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) là một phương pháp được sử dụng khá
phổ biến để đánh giá bằng tiền lợi ích và chi phí một dự án, một chính sách,
hoặc một chương trình phát triển nhằm cung cấp thông tin cho người ra quyết
định xem xét, đánh giá và lựa chọn những phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất
về khía cạnh đóng góp cho phúc lợi xã hội. Đây là một công cụ rất cần thiết đối

với các nhà lãnh đạo khu vực quản lý công nói chung và các nhà quản lý môi


×