Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo thực tập sư phạm Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.52 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP CÁ NHÂN
Họ và tên giáo sinh:
Lớp:
Khoa: Tiểu học – Mầm non
Thực tập tại trường: TH Nguyễn Viết Xuân
Thực tập giảng dạy lớp: 4G
Thực tập chủ nhiệm lớp: 4G
Năm học: 2018 -2019

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 3 năm 2019

1


I. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Thâm nhập thực tế.
a. Ý thức, tinh thần, thái độ.
- Qua 3 tuần thực tập (từ ngày 10/03/2014 đến ngày 28/03/2014) tại Trường
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Em đã đến đúng giờ nghe báo cáo của trường về
tình hình nhà trường và tình hình của địa phương, có thái độ nghiêm túc, chi
chép đầy đủ, có tinh thần học hỏi và rút kinh nghiệm.
b. Thâm nhập thực tế.
Phường Quang Trung là một phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên
có diện tích 201,24ha với 34 tổ dân phố, dân cư có nhiều thành phần xã hội, tổng
số hộ gia đình trên 4000 hộ, tổng số nhân khẩu trên 13000 nhân khẩu thường trú,
trên 4000 sinh viên tạm trú. Phường Quang Trung có tiềm năng phát triển kinh
tế dựa trên thế mạnh về thương mại và du lịch. Mặc dù còn có khó khăn song


Đảng ủy, HĐND, UBND và các tổ chức ban ngành của địa phương rất quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục, dành những điều kiện tốt nhất cho giáo dục. Hiện nay
trên địa bàn phường có:
+ 2 trường Tiểu học: Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và Trường Tiểu
học Thống Nhất.
+ 1 Trường Mầm non: Trường Mầm non Quang Trung.
+ 1 Trường Trung học cơ sở: Trường THCS Quang Trung.
+ 1 Trường THPT: Trường THPT Chuyên Thái Nguyên.
- Kinh tế: Buôn bán nhỏ, công chức nhà nước.
- Chính trị: Ổn định.
+ Nhiều cơ quan, đơn vị trường học, cơ sở doanh nghiệp đóng trên địa bàn
phường (Bến xe, ga tàu, ĐH sư phạm, ĐH Y dược…).
Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân có tiền thân là Nguyễn Viết Xuân
thành lập từ năm 1988, năm 1992 được tách ra mang tên trường Tiểu học
Nguyễn Viết Xuân. Học sinh trong trường chủ yếu là con cán bộ, công nhân
viên chức, doanh nghiệp, gia đình buôn bán nhỏ thuộc phường Quang Trung và
một số đơn vị đóng xung quanh trường. Một số ít học sinh có bố mẹ đang làm
nông nghiệp tại địa bàn phường Quang Trung từ Tổ 21 đến Tổ 39.
2


Đến nay, liên tục 15 năm liền Trường đạt Trường tiên tiến, xuất sắc, 5 lần
được UBND tỉnh tặng bằng khen. 3 lần được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và đào tạo. 2 lần được thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và ngày
16/12/2011, nhà Trường vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng
Huân chương lao động hạng ba.
* Cán bộ - giáo viên – nhân viên:
- Tổng số: 64 giáo viên.
+ Có 3 cán bộ quản lý.
+ Biên chế: 54 giáo viên.

+ Đảng viên: 24 giáo viên.
+ Đại học: 38 đ/c. Cao đẳng: 13 đ/c. Trung cấp: 5 đ/c. Khác: 3 đ/c.
- Giáo viên: 42 đ/c.
- Tổng phụ trách: 1 đ/c.
- Có 3 nhân viên (y tế, thiết bị, kế toán)
+ Thư viện thiết bị: 2 đ/c.
- Bảo vệ: 2 người.
- Lao động: 1 người.
- Tin học, ngoại ngữ: 5 giáo viên.
* Cơ sở vật chất:
- Tổng số phòng: 33 lớp học, hiện có 26, cấp IV: 13.
* Học sinh: 1399 Học sinh
+ Dân tộc: 247 HS.
+ Khuyết tật: 1 HS.
- 100% học 2 buổi/ngày.
* Phòng học.
- Có 26 lớp là kiên cố, cấp IV: 13 phòng học, làm mới: 8 phòng học, sửa
chữa: 8 phòng học.
- Thư viện: 1 phòng
- Phòng hội đồng 1, 6 phòng hiệu bộ.
3


- Bảng từ: 31 cái.
- Sân chơi: 2
- Vệ sinh: 2
- Tổng diện tích: 4995m2.
* Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lơi:
+ Phòng giáo dục và dào tạo luôn quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ nhà trường,

thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị chung của ngành tren lĩnh vực, từng thời điểm cụ thể, thường xuyên,
kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, động viên những mặt làm tốt,
tư vấn, uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế của đơn vị, tham mưu tích cực
cho Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Nhà trường ngày
càng hoàn thiện.
- Các đoàn thể chính trị trong và ngoài Nhà trường, đặc biệt là Ban đại diện
cha mẹ học sinh luôn quan tâm hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, động viên cán bộ,
giáo viên, nhân viên, học sinh làm việc và học tập ngày một tốt hơn.
- Đội ngũ Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên ổn định, yên tâm công tác tập
thể, sư phạm đoàn kết, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với
nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm phấn đấu ngày càng nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
* Khó khăn:
- Trường có diện tích là: 4995 m 2. Trong đó diện tích xây dựng 2052m 2,
phần còn lại là sân. Sân trường đã được lát bê tông từ năm 2000 nên nhiều chỗ
đã hỏng. Hiện nay, trường còn thiếu 8 phòng học nên lớp 4 và lớp 5 chỉ được
học 6 buổi/tuần nên việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh
toàn trường không thuận lợi. Tuy đủ phòng chức năng, song hầu hết các phòng
chức năng đều là nhà cấp IV đã được xây dựng từ năm 1996 đã xuống cấp
nghiêm trọng.
* Công tác tổ chức và sắp xếp đội ngũ.
- Tổ chức Đảng: Có 1 chi bộ gồm 24 đảng viên.
- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng: Cao Thị Hằng.
Hiệu phó: Lý Hồng Điệp
4


Lê Kim Anh
+ Tổ chuyên môn: 2 tổ

+ Đoàn thể: - Chủ tịch công đoàn: Nguyễn Ngọc Oanh
- Bí thư chi đoàn: Bùi Xuân Mạnh.
- Tổng phụ trách Đội TNTP HCM: Bùi Xuân Mạnh
+ Nhân viên:
- Kế toán: Nguyễn Thị Mỹ Hà.
- Thư viện: Trần Thị Phương Thảo
- Thư ký hội đồng: Lại Thị Phúc.
- Y tế: Phạm Thị Nguyệt.
- Được nghe báo cáo về cồng tác Đội của nhà trường.
- Tham gia kết nạp đội viên mới khối 3
- Nhiều năm liên tục đạt liên đội mạnh xuất sắc cấp thành phố.
- Được nghe báo cáo các kinh nghiệm của các cô.
c. Thu hoạch và tác dụng của công tác này.
- Được tìm hiểu về nhà trường, địa phương nơi thực tập giúp có nhiều hiểu
biết về nhà trường, tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó phục vụ tốt
cho công tác thực tập của mình. Qua công tác thâm nhập thực tế em đã nắm
được về cơ cấu tổ chức của nhà trường, được biết những thành tích của nhà
trường, từ đó xác định cho mình tinh thần nhiệt tình tích cực học hỏi.
2. Thực tập giảng dạy.
a. Tinh thần, thái độ, ý thức trong công tác dự giờ.
Chuẩn bị bài soạn, loàm đồ dùng dạy học, giờ lên lớp, giờ ngoại khóa,
- Bản thân em được thực tập giảng dạy là cơ hội tốt để học hỏi thêm nhiều
kinh nghiệm cũng như rèn luyện khả năng đứng lớp, khả năng xử lý tình huống
sư phạm. Vì thế em luông cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Công tác dự giờ:
+ Em tham gia dự giờ đầy đủ các tiết dạy mẫu của các thầy cô giáo trong
trường cũng như các bạn trong đoàn một cách đầy đủ, đúng thời gian, ghi chép
đầy đủ.
5



+ Tham gia rút kinh nghiệm qua các bài giảng. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho bản thân.
+ Các tiết dự giờ của giáo viên dạy mẫu:
Lớp

Ngày
giảng

Môn

Nguyễn Thị Thảo

3D

12/3/2014

Đạo
đức

Tôn trọng thư từ, tài sản của
người khác (tiết 1).

Phạm Thị Lịch

4G

12/3/2014

Toán


Phép nhân phân số.

Lại Thị Phúc

4D

12/3/2014

Địa lý

Thành phố Cần Thơ.

Đoàn Thị Thành

2B

13/3/2014

Tiếng
việt

Tập đọc - Bé nhìn biển.

Đinh T Mai Hương

4A

13/3/2014 Lịch sử Trịnh – Nguyễn phân tranh.


Họ và tên

Trần Thị Mơ

4G

19/3/2014

Âm
nhạc

Trương Văn Quân

4A

25/3/2014

Thể
dục

Tên bài dạy

- Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng;
Bàn tay mẹ; Chim sáo
- Nghe nhạc.
Di chuyển tung bắt bóng,
nhảy dây trò chơi lăn bóng
bằng tay

* Chuẩn bị bài soạn:

+ Có ý thức soạn bài đầy đủ, đúng phương pháp trước khi giảng và tập
giảng mỗi khi có điều kiện.
* Làm đồ dùng dạy học:
+ Em luôn tìm tòi, chuẩn bị các đồ dùng trực quan để góp phần cho bài
giảng của mình thêm phong phú như: Chuẩn bị giáo án trên Powerpoint, tranh
ảnh phù hợp với yêu cầu của bài giảng.
b. Những công việc đã làm.
- Trong thời gian thực tập tại trường em đã được giảng dạy tại lớp 4G:
Tuần Ngày giảng
1
14/03/2014
20/03/2014
2
21/03/2014
3
24/03/2014

Môn
Toán
Khoa học
Lịch sử
Tập đọc

Lớp
4G
4G
4G
4G
6


Tên bài dạy
Phép chia phân số
Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Dù sao trái đất vẫn quay !


* Tác dụng của công việc thực tập giảng dạy.
Dưới sự chỉ đạo của các cô giáo trong Ban chỉ đạo TTSP, cô Phạm Thị Lịch
giáo viên chủ nhiệm lớp 4G, cùng với sự cố gắng học hỏi của bản thân em đã
tiếp thu học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu, kỹ năng giúp em có
thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân những kinh nghiệm mà em đã học hỏi được
sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công tác giảng dạy sau này.
c. Trình độ nắm các nguyên tắc và công tác lên lớp.
- Thực hiện nề nếp dạy và học phổ thông.
- Em đã thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và phương pháp lên lớp theo đúng
yêu cầu đề ra.
d. Thu hoạch và tác dụng qua công tác này.
Qua công tác thực tập giảng dạy tại trường với sự chỉ đạo tận tình của các
cô giáo chủ nhiệm, cùng sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, bản thân
em thấy mình mới thực sự trưởng thành. Nhờ có sự chỉ bảo của cô vốn kiến thức
của em dần được mở rộng, cách soạn giáo án của em ngắn gọn và súc tích hơn,
không dài lan man như trước đây nữa, em học được cách xử lý các tình huống
mà một giáo viên Tiểu học thường gặp phải khi đứng lớp và hơn nữa em thấy
bản thân mình trưởng thành hơn về tất cả mọi mặt từ lời ăn tiếng nói, cách ăn
mặc, tác phong của một giáo viên Tiểu học.
Tất cả những điều đó thật sự là hành trang cần thiết đối với em trong công
tác giảng dạy sau này.
3. Thực tập chủ nhiệm.
a. Tinh thần, thái độ, ý thức.

- Tôn trọng giáo viên hướng dẫn, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình, thái độ
quan tâm đến học sinh và đến lớp đúng giờ, có trách nhiệm với công việc được
giao.
* Tham gia thực tập chủ nhiệm lớp 4G.
- Giáo viên chủ nhiệm: Phạm Thị Lịch.
- Khi thực tập chủ nhiệm lớp 4G. Em đã được cô giáo Phạm Thị Lịch
hướng dẫn xây dựng công tác chủ nhiệm, theo dõi về tình hình lớp về phần học
tập, đạo đức sức khỏe của học sinh.
- Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm.
7


+ Tổng số học sinh: 41 HS (nam: 21, nữ: 20).
+ Cán bộ lớp:

- Lớp trưởng: Trần Thị Châu Linh.
- Lớp phó: Lương Trường Giang.
- Lớp phó: Đỗ Mai Linh.

+ Về học tập: Đa số các em học sinh có tinh thần học tập rất tốt.
+ Về đạo đức: Đa số các em đều ngoan tuy nhiên còn một vài em chưa có ý
thức cao.
+ Về sức khỏe: Đa số các em học sinh có sức khỏe tốt.
* Công tác đã làm trong quá trình thực tập:
+ Em đã được dự giờ buổi sinh hoạt lớp do giáo viên chủ nhiệm duy trì.
+ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm từng tuần.
+ Thực tập công tác chủ nhiệm lớp. Đến sớm kiểm tra đôn đốc lớp về các
mặt vệ sinh, trang phục, giày dép, thực hiện nề nếp 15 phút đầu giờ.
+ Tiến hành cho lớp sinh hoạt vào tiết 4 ngày thứ 6 hàng tuần.
+ Thăm hỏi gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh cá

biệt để có biện pháp cụ thể giúp các em.
+ Theo dõi học sinh cá biệt.
Biện pháp giáo dục: Nhẹ nhàng khuyên bảo, phối hợp cùng giáo viên chủ
nhiệm lớp cho các em rèn luyện tham gia cuộc thi do nhà trường tổ chức.
b. Tác dụng của công tác thực hiện chủ nhiệm
- Qua thời gian thực tập chủ nhiệm tại lớp 4G, em đã học tập được các
công việc mà một giáo viên chủ nhiệm cần nắm được đó là:
+ Giáo viên chủ nhiệm phải bao quát toàn bộ công việc lớp, nắm rõ tình
hình hoàn cảnh gia đình các em để từ đó có phương pháp giáo dục hợp lý, phù
hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải biết quan tâm đến học sinh cả về học tập, rèn
luyện đạo đức, là người yêu nghề, nhiệt tình hăng say.
4. Ý thức thực hiện nội quy.
Tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của giáo sinh thực tập
theo nội quy, quy chế của nhà trường đề ra.
8


- Đảm bảo gắn bó giữa giáo sinh và giáo viên trong trường.
- Tuân thủ sự phân công của Ban chỉ đạo thực tập.
- Nhiệt tình, tích cực học hỏi.
- Chấp hành tốt quy định của nhà trường, của đoàn thực tập đề ra.
- Thực hiện giờ lên lớp, tập giảng đầy đủ, không nghỉ trong thời gian thực
tập.
- Gửi xe đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung.
- Giữ gìn tài sản trong lớp học.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
- Tham gia tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh.
- Tác phong nhanh nhẹn, trang phục gọn gàng khi đến trường.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

Trong quá trình thực tập tại trường, được sự giúp đỡ của nhà trường cùng
các cô giáo hướng dẫn, em đã cố gắng hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt yếu kém qua công tác chủ nhiệm và
giảng dạy của bản thân em tự đánh giá như sau:
1. Mặt mạnh.
- Hệ thống kiến thức cơ bản nắm tương đối vững.
- Có hiểu biết công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Có tinh thần, thái độ tích cực học hỏi, nhiệt tình trong công việc.
- Chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế của nhà trường.
- Qua đợt thực tập em thấy mình yêu mến học sinh, quyết tâm theo đổi với
nghề.
2. Mặt yếu.
- Chưa có kinh nghiệm thực tế nên quá trình xử lý tình huống sư phạm còn
chậm, chưa linh hoạt.
- Chưa có nhiều kinh nghiệm về công tác giảng dạy và chủ nhiệm nên vẫn
còn thiếu tự tin khi đứng lớp.

9


Mặc dù còn có nhiều thiếu sót như vậy nhưng em không ngừng cố gắng
phấn đấu, trau dồi kiên thức, khắc phục những hạn chế để hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao.
3. Một số thu hoạch lớn và phương hướng phấn đấu.
a. Một số thu hoạch lớn
- Nhờ được cọ sát với thực tế, trực tiếp giảng dạy nên em đã học hỏi được
những bài học kinh nghiệm lớn cho bản thân.
- Được trau dồi kiến thức, biết vận dụng các kiến thức đã học khi ngồi trên
ghế nhà trường để đem ra trải nghiệm thực tiễn, truyền đạt vốn kiến thức nhỏ bé
của mình đến học sinh.

- Bước đầu hình thành kỹ năng của một giáo viên đứng lớp.
b. Phương hướng phấn đấu trong đợt thực tập.
Qua đợt thực tập này em thấy mình còn rất nhiều thiếu sót do vậy em sẽ cố
gắng phấn đấu tiếp tục trau dồi kiến thức của mình trên tất cả các phương diện
dựa trên những gì mà em đã được trải nghiệm thực tế để mình thực sự là một
giáo viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt.
- Lòng quyết tâm cùng với tinh thần học hỏi em sẽ cố gắng hơn nữa để có
kết quả cao hơn trong sự nghiệp trồng người.
- Trong đoàn, trong nhóm luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, gắn bó cùng
nhau cố gắng học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là luôn cố gắng tiếp thu tốt kinh nghiệm
của các cô hướng dẫn đã chỉ bảo em để em có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách
xuất sắc nhất.
- Mục đích phấn đấu của bản thân: Được thực tập tại trường Tiểu học
Nguyễn Viết Xuân, tại đây em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cho bản
thân, điều mà em mong muốn sau khi tốt nghiệp ra trường là em được mang vốn
kiến thức, những bài học kinh nghiệm của mình để thực hiện lời dạy của chủ
tịch Hồ Chí Minh:
“Vì lời ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Trong thời gian thực tập tại trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đã giúp em
có cơ hội học tập và trau dồi kiến thức, giúp em nắm vững hơn về chuyên môn
nghiệp vụ của một giáo viên Tiểu học.
10


Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các cô
giáo trong trường và toàn thể các em học sinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để
em hoàn thành đợt thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 03 năm 2019
Ý KIẾN CỦA NHÓM TTSP

GIÁO SINH THỰC TẬP

Ý KIẾN CỦA GV HƯỚNG DẪN

Ý KIẾN TRƯỞNG ĐOÀN TTSP

11



×