Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chính sách lãi suất việt nam năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.08 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU

Có thể nói việc điều chỉnh ổn định và phát triển nền kinh tế của đất n ước là
một mục tiêu quan trọng nhất của các nước trên thế giới thông qua việc s ử d ụng
các công cụ của chính sách tiền tệ. Trong đó, lãi suất là m ột trong nh ững công c ụ
điều hành chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu đó. Nh ư chúng ta đã bi ết, lãi
suất là một biến số kinh tế phức tạp không những về mặt kỹ thuật tính toán, đ ặc
biệt, yếu tố lãi suất vừa là chi phí đầu vào đối với khoản vay, v ừa là thu nh ập đ ối
với khoản vay. Chính vì vậy, diễn biến của nó luôn được theo dõi m ột cách ch ặt
chẽ nhất trong nền kinh tế, cập nhật liên tục trên các ph ương tiện thông tin đ ại
chúng. Sự biến động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quy ết định của cá
nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ ch ức tín dụng và toàn b ộ n ền
kinh tế.
Tuy nhiên, lãi suất chỉ là một phương tiện chứ không ph ải là mục đích, do
đó chính sách lãi suất phải gắn liền với các chính sách kinh tế mà tr ực ti ếp là
chính sách tiền tệ, TC, TD và chính sách kinh tế đối ngoại. Vì v ậy chính sách lãi
suất trong nền kinh tế thị trường phải thay đổi tùy theo th ị trường, tùy theo giai
đoạn phát triển và yêu cầu phát triển kinh tế đặt ra trong m ỗi th ời kỳ c ủa t ừng
quốc gia. Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lãi suất, th ấy rõ tầm quan
trọng của lãi suất, từ đó vận dụng và thực tiễn Việt Nam nhận th ấy lãi su ất đ ược
điều hành dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng th ời kỳ. Chính sách lãi
suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nh ằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, lãi suất đ ược s ử d ụng linh
hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Ngược lại, lãi suất đ ược gi ữ m ột
cách cố định có thể kích thích tăng trưởng kinh tế nh ưng sang th ời kỳ khác nó tr ở
thành vật cản cho sự phát triển kinh tế.
Quan tâm đến vấn đề kinh tế, chúng ta không ai có th ể ph ủ nhận lãi su ất là
một công cụ sắc bén trong điều hành kinh tế vĩ mô. Song sử dụng công c ụ lãi su ất
cũng như sử dụng một con dao hai lưỡi. Muốn điều hành nền kinh tế có hiệu qu ả
0



đòi hỏi phải nắm bắt, nghiên cứu kỹ lưỡng lãi suất, nếu không nó sẽ đem l ại
những kết quả ngoài dự kiến.
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình th ế gi ới
và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá d ầu thô và giá nhi ều
loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong nh ững
tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong
nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn
cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế gi ới suy gi ảm; thiên tai,
dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn c ả n ước gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) đã đưa ra các chính sách lãi suất nhằm giảm lạm phát, kéo n ền kinh
tế thoát khỏi khủng hoảng.
Với mong muốn hiểu thêm về những ảnh hưởng của lãi suất đối với nền
kinh tế vĩ mô, đặc biệt là nền kinh tế của Việt Năm trong giai đo ạn kh ủng ho ảng
2008 , chúng tôi chọn đề tài: “ Chính sách lãi suất Việt Nam năm 2008 ”

1


NỘI DUNG CHÍNH

I - BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ
- Thế giới: Từ nước Mỹ, bóng đen khủng hoảng tài chính lan rộng khắp các châu
lục, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực và cho tới giờ vẫn chưa có hồi kết.
Tai nạn nổ bong bong bất động sản của Mĩ xuất hiện, sau đó di chuyển theo kiểu
hiệu ứng domino, từ người mua nhà, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư,
tới các nhà đầu tư mua vào chứng khoán nợ địa ốc… cùng điêu đứng. Sự đổ vỡ dây
chuyền này đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở
châu Á. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng tín dụng gần như trên

phạm vi toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay đã đẩy
đồng loạt cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng
tiền chung châu Âu (Eurozone) vào suy thoái. Đây là lần đầu tiên, Mỹ, Nhật và châu Âu
cùng suy thoái từ năm 1945 tới nay.
Nỗi lo lạm phát chuyển sang nỗi lo giảm phát, đói nghèo gia tăng trên toàn thế
giới. Tại Mỹ, trong tháng 11, CPI giảm với tốc độ kỷ lục 1,7% sau khi đã giảm 1%
trong tháng 10. Từ đầu năm tới nay, CPI ở nước này chỉ tăng có 0,7%, so với mức tăng
4,1% trong cả năm 2007.Tại châu Âu, lạm phát cũng đang giảm mạnh. Cơ quan Thống
kê EU (Eurostat) cho hay, lạm phát trong tháng 11 của khu vực Eurozone đã giảm
xuống còn 2,1% trong tháng 11 – mức thấp nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây - từ
mức 3,2% trong tháng 10.
Sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ của các nước, xuất hiện những mức lãi
suất thấp chưa từng có trong lịch sử. Tựu chung, từ chủ trương thắt chặt tiền tệ để
chống khủng hoảng, thế giới đã chuyển sang nới lỏng mạnh mẽ chính sách này để
chống khủng hoảng và hỗ trợ tăng trưởng. Với chuỗi cắt giảm lãi suất 10 lần kể từ
tháng 9/2007 tới nay, FED đã đưa lãi suất đồng USD từ mức 5,25% về khoảng thấp
chưa từng có trong lịch sử 0 – 0,25%. ECB, ngân hàng trung ương với mục tiêu số một
là chống lạm phát, cũng đã phải giảm mạnh lãi suất đồng Euro về mức 2,5% sau khi
2


khủng hoảng tấn công mạnh vào châu Âu. Nhật Bản lần đầu tiên hạ lãi suất trong 7
năm trở lại đây, đưa lãi suất đồng Yên về mức 0,3%. Trung Quốc cũng liên tục cắt giảm
lãi suất đồng Nhân dân tệ. Thụy Sỹ trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu hiện nay có
mức lãi suất dưới 1% khi mới đây đưa lãi suất đồng Franc của mình về 0,5%...
- Việt Nam: Nền kinh tế có nhiều biến động.
Giai đoạn 1: Cỗ xe kinh tế phi nước đại và ủ bệnh. Từ cuối năm 2007, trong giai
đoạn chuẩn bị và thông qua kế hoạch kinh tế xã hội năm 2008, đến tháng 3/2008, chính
sách kinh tế được chi phối bởi mục tiêu tăng trưởng GDP 9%, phấn đấu hoàn thành các

mục tiêu kế hoạch năm năm sớm (chỉ trong ba năm), vượt ngưỡng nước có thu nhập
trung bình ngay trong năm 2008...Tuy nhiên việc tăng trưởng lại không đi kèm theo về
mặt chất lượng. Hàng loạt các công trình xây dựng như trường học, bệnh viện … mọc
lên như nấm không có sự kiểm soát của chính phủ gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
Điều này gây nên một vết thương vô cùng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Giai đoạn 2: Cỗ xe kinh tế bị thắng gấp và phát bệnh. Từ tháng 3/2008, Chính
phủ đã đột ngột đổi chiều, cỗ xe kinh tế đang phi nước đại bị thắng gấp bằng tất cả các
phương tiện kỹ thuật cho phép nhằm mục tiêu ưu tiên mới là kiềm chế lạm phát. Lãi
suất cơ bản được nâng lên, dự trữ bắt buộc với lãi suất rất thấp được áp đặt, tín phiếu
bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng “hà khắc” được áp đặt lên các ngân
hàng thương mại, cắt giảm đầu tư... Để giải quyết, thay vì sử dụng các công cụ của cơ
chế thị trường, các quyết định hành chính đã được ưu tiên sử dụng với độ trễ về thời
gian và có giới hạn về đối tượng tham gia (như chỉ thị tăng cường mua lúa, cá...), chỉ có
thể hạn chế chứ không bù đắp được thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân. Doanh
nghiệp luôn đối mặt với những bất ngờ từ các phía và không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa
đã không đủ sức vượt qua gánh nặng quá sức về tín dụng, lãi suất, giá cả, biến động thị
trường… Các quan hệ thân quen trở nên mạnh hơn cơ chế thị trường. Nạn kẹt xe, lô cốt
thu hẹp đường giao thông tràn lan, úng lụt, ô nhiễm môi trường làm giảm sút rõ rệt chất
lượng cuộc sống của người dân. Người bệnh, học sinh đối mặt với những chi phí thực tế
“bất thành văn” và trước nguy cơ đe dọa mạng sống của người thân và lợi ích của con
em, người dân đều phải chấp nhận hy sinh. Tính bất đối xứng thông tin của thị trường
độc quyền như điện, nước, xăng dầu đã lan sang y tế, giáo dục càng gây thiệt hại cho
3


người dân và tạo ra đặc quyền đặc lợi cho những ai nắm phương tiện trong tay. Việc
phát hiện ra các vụ hủy hoại môi trường động trời như Vedan lại dẫn đến những lúng
túng trong xử lý giữa các cơ quan có thẩm quyền của bộ và tỉnh. Các biện pháp phòng,
chống tham nhũng được soạn thảo khá đồ sộ, song gặp khó khăn trong khâu triển khai
và kết quả không đáp ứng sự mong đợi của người dân. Đặc biệt, đã không có các biện

pháp bảo đảm an toàn cho người tố cáo và tham gia chống tham nhũng nên sự hưởng
ứng của quần chúng bị hạn chế.
Giai đoạn 3: Tập trung chữa bệnh. Bắt đầu từ quí 3/2008, một sự cộng hưởng
ngoài ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng
loạt nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần
và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11 lần lượt giảm thấp hơn tháng trước. Trong khi đó,
xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, nhiều doanh nghiệp đã phải giãn thợ,
giảm công suất, thu nhập của người lao động càng khó khăn hơn. Trong khi đó, các tập
đoàn tiếp tục được bơm thêm tín dụng từ vốn vay nước ngoài được Nhà nước bảo lãnh
như Vinashin được vay 20.000 tỉ đồng trong khi chỉ một phần mười số vốn đó đã có thể
cứu cả ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa qua cơn hoạn nạn. Việc rút ra các bài học một
cách nghiêm túc từ tư tưởng chỉ đạo đến các chính sách kinh tế là rất cần thiết để vượt
qua những khó khăn gấp bội trong khi lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã suy
giảm rất nhiều.

II- CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐƯỢC ĐƯA RA:
1.
Mục đích:
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này chứng kiến mức độ tăng trưởng tín
dụng cao lên đến 37% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở mức 8%. Điều này thể
hiện sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Đồng thời thị trường chứng khoán lao dốc
nhanh chóng sau khi tăng trưởng bong bóng trong khoảng thời gian 2005-2006. Cung
tiền tăng vượt cầu đã đẩy lạm phát tăng lên mức 18,44% trong sáu tháng đầu năm 2008.
Chính sách lãi suất được NHNN điều chỉnh liên tục làm cho các doanh nghiệp trong nền
kinh tế rơi vào tình trạng bị động trước những điều chỉnh lãi suất của NHNN (IMF,
4


2012). Chính vì vậy mà mục tiêu hàng đầu của CSTT được NHNN thực hiện trong giai

đoạn này đó chính là kiềm chế lạm phát.
2.

Chính sách của Ngân hàng Nhà nước:

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quyết định dỡ bỏ quy định trần lãi suất huy
động 12%/năm trong Công điện 02/CĐ-NHNN ngày 26/2/2008. Đồng thời, để đảm bảo
không gây nên những xáo trộn lớn trên thị trường tiền tệ, tín dụng, NHNN cũng đã có
quyết định tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam lên 12%/năm từ ngày 19/5/2008.
Trong Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 17/5/2008, ngoài việc tăng lãi
suất cơ bản đồng Việt Nam, NHNN cũng quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn lên
13%/năm và lãi suất chiết khấu lên 11%/năm.
Cũng theo quyết định này thì Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày
30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương
mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng sẽ hết hiệu lực. Các
tổ chức tín dụng sẽ thực hiện lãi suất trong hoạt động tính dụng theo quy định của Bộ
Luật Dân sự. Khoảng 1 Điều 476 Bộ Luật Dân sự quy định: “Lãi suất vay do các bên
thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với
loại vay tương ứng”. Như vậy, với mức lãi suất cơ bản mới là 12%/năm thì lãi suất cho
vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đối đa là 18%/năm.
3.

Cách thức thực hiện:

Để hạn chế lạm phát, NHNN đã tiến hành thắt chặt tiền tệ từ đầu năm và nới lỏng
dần vào cuối năm 2008 đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách lãi suất nhiều chưa
từng có trong lịch sử (với 8 lần điều chỉnh LSCB, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết
khấu, 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, 3 lần nới biên
độ tỉ giá). Kết quả là lãi suất thị trường liên ngân hàng đã liên tục hạ nhiệt theo xu
hướng giảm của LSCB và các mức lãi suất chỉ đạo của NHNN. Xuất phát từ những can

thiệp mạnh tay của NHNN, LSCB đã trở thành một công cụ truyền tải thông tin điều
hành chính sách lãi suất cho nền kinh tế và làm cơ sở để các NHTM xác định lãi suất
kinh doanh với các khách hàng. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận nguồn vốn vay và thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế sự suy giảm kinh tế.
Việc điều chỉnh lãi suất trong giai đoạn cuối năm 2008 cũng được xem như một biện
pháp hỗ trợ cho thị trường chứng khoán, chống lại đà suy giảm.
5


Nhìn chung, hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực sau những
can thiệp mạnh của NHNN. Từ giữa tháng 7/2008 đến hết quý 3 năm 2008, vốn khả
dụng của các NHTM đã phần nào bớt căng thẳng, lãi suất huy động có xu hướng giảm
và duy trì tương đối ổn định. Lãi suất cho vay của các NHTM cơ bản đã được kiểm soát
không vượt quá 150% LSCB. Khi LSCB được điều chỉnh tăng lên mức 14%, lãi suất
cho vay của các NHTM cũng theo sát với mức tối đa 21%/năm. Dưới sự kiểm soát chặt
chẽ hơn của NHNN, không còn NHTM nào có mức lãi suất vượt trần, đồng thời các
NHTM cũng ngừng thu tất cả các loại phí liên quan đến khoản vay.
4. Ý nghĩa của chính sách:
- Lãi suất là công cụ để khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm chính là phần thu nhập còn lại sau khi đã tiêu dùng. Ý nghĩa c ủa lãi
suất đối với nền kinh tế thị trường giống như công cụ khuy ến khích ti ết ki ệm
và đầu tư. Bởi nó điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm một cách ổn định, không gây
ra chênh lệch nhiều. Khi lãi suất cao sẽ khiến bạn hi sinh các m ức tiêu hi ện t ại
để tiết kiệm, sử dụng cho những khoản khác quan trọng hơn trong t ương lai
và ngược lại. Hiện nay, các khoản tiết kiệm được thu hút và khuy ến khích
nhiều để tạo nên quỹ cho vay ổn định, giúp đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
thị trường phát triển bền vững.
- Lãi suất là công cụ để phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn hi ệu qu ả
Càng nghiên cứu kỹ, chúng tôi càng thấy ý nghĩa của lãi suất đ ối v ới n ền kinh
tế thị trường là công cụ hữu ích để phân phối vốn và kích thích vi ệc s ử d ụng

vốn hiệu quả. Với những dự án có mức độ rủi ro ngang nhau thì d ự án nào có
lãi suất lớn hơn sẽ có khả năng hút vốn nhanh và nhiều h ơn. Nh ư vậy, v ới việc
tạo ra các mức lãi suất khác nhau sẽ làm nảy sinh và phân bổ các lu ồng v ốn
khác nhau phù hợp với mục đích. Xét trong quan hệ vay v ốn thì ng ười đi vay sẽ
trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn. Chính yêu cầu phải trả lãi nên ng ười đi vay sẽ ý
thức làm sao sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất. Từ đó dẫn đến nh ững hành
động sản xuất, kinh doanh để tạo ra thu nhập, lợi nhuận, bù đ ắp chi phí, t ạo
cơ sở cho việc trả lãi.
- Lãi suất là công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
6


Nói về chức năng điều tiết tiền tệ quốc gia chính là nói đến ý nghĩa c ủa lãi su ất
đối với nền kinh tế thị trường ngày nay. Bởi lãi suất có kh ả năng đi ều tiết n ền
kinh tế vĩ mô rất hiệu quả.
Khi mà kinh tế, thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất đ ược coi nh ư công
cụ dùng để tác động tới các mục tiêu trung gian và qua đó t ới mục tiêu cu ối
cùng, cao nhất của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước đã th ực hiện vi ệc
này thông qua các hình thức như ấn định lãi suất kinh doanh cho các ngân hàng
hoặc quy định cụ thể khung lãi suất tiền gửi – lãi suất tiền vay hoặc tr ần lãi
suất tiền vay. Từ các hình thức trên, ngân hàng nhà n ước d ễ dàng ki ểm soát
được lãi suất cho vay của các ngân hàng theo hướng n ới lỏng hoặc th ắt ch ặt
tiền tệ.
III- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ:
- Những kết quả đạt được:
 Chính sách lãi suất với tư cách là một công cụ chính sách tiền tệ quốc gia
đã góp phần tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát.
 Thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô, tăng cường động lực cho guồng
máy kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất n ước.
 Xóa bỏ chế độ kiểm soát cứng nhắc trước đây. Các mức lãi suất quy đ ịnh

cụ thể theo mục đích và ngành kinh doanh, xóa bỏ để dành quy ền tự ch ủ
cho các ngân hàng trong một mức độ linh hoạt nhất định khi th ực hi ện
chính sách lãi suất.
 Góp phần củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thông qua vi ệc t ạo
một lợi nhuận hợp lí để các ngân hàng có thể bù đắp đ ược mọi chi phí
hoạt động, các rủi ro đồng thời tạo ra công bằng xã hội, do đó lãi su ất
thể hiện vai trò kinh tế và xã hội của nó.
- Những tồn tại, hạn chế
 Trước hết đó là do bộ máy quản lý còn kém hiệu quả, vai trò đi ều ti ết
của nhà nước còn nhiều hạn chế: chưa cung cấp những thông tin cần
thiết về diễn biến cung cầu trên thị trường nội địa và quốc tế, d ẫn đến
sản xuất nhiều khi còn tự phát, không gắn với thị tr ường.
7


 Các biện pháp nới lỏng tiền tệ kích cầu diễn ra trong th ời kỳ đang chi ếm
lĩnh kỷ cương lành mạnh hóa các Ngân hàng thương mại nên các Ngân
hàng thương mại tỏ ra thận trọng khi vay, người dân đa số có xu h ướng
tiết kiệm để chi tiêu vào việc gì đó chứ không phải nhằm vào mục đích
đầu tư.
 Lãi suất cơ bản không được dùng để giải quyết vay mượn th ực của ngân
hàng nhà nước với tổ chức tín dụng nên không phản ánh được mối quan
hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ.
 Lãi suất cơ bản không phản ánh được vai trò phát đi tín hiệu của chính
sách tiền tệ.
 Việc hình thành lãi suất cơ bản là thiếu cơ sở kinh tế, không linh ho ạt
mang tính mệnh lệnh.

8



KẾT LUẬN
Từ những phân tích và nhận định nêu trên, việc Ngân hàng Nhà n ước tiếp t ục
áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là một giải pháp thích h ợp, phù h ợp
với các mục đích kinh tế vĩ mô, cung - cầu vốn th ị tr ường. Vi ệc đi ều ti ết lãi
suất thị trường theo hướng ổn định, được thực hiện kết hợp giữa điều tiết
khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh ho ạt các m ức
lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. Sự thay đ ổi c ơ chế đi ều hành
lãi suất theo hướng tự do hóa phải trên cơ sở đánh giá m ột cách khoa h ọc và
thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính – tiền tệ ở trong và ngoài
nước cũng như các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp xử lý đ ể đ ảm bảo kinh
tế vĩ mô, sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
- Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo cạnh tranh các NHTM năm 2009.
- Đặng Ngọc Cảnh, 08/03/2007, một số cải cách gần đây v ề chính sách ti ền t ệ
của Thái Lan, trang chủ của NHNN
( />- Ý nghĩa của lãi suất đối với kinh tế thị tr ường ngày nay
( />
* Tài liệu tiếng Anh
- Asso, P.F., Kahn, G.A., Lesson, R. (12/2007), The Taylor Rule and The
Transformation of Monetary Policy, The Federal Reverse Bank of Kansas City,
Economic Research Department.
- Liu, H.C.K., 21/2/2008, The Road To Hyperinflation Part 3: Inflation targeting,
Asia Times Online,
( />- Taylor Rule: />- Woodford, M., 01/2001, The Taylor Rule and Optimal Monetary Policy, Princeton

University

10



×