Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

fed và ảnh hưởng của đường cong lợi suất đảo ngược của mỹ cuối năm 2018 đầu năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.11 KB, 16 trang )

Chương 1

Tổng quan về FED

1. Khái quát
1.1. FED là gì?
Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve
System – FED) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa
Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu
hoạt động năm 1913 theo "Đạo luật Dự trữ Liên
bang" của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng
12 năm 1913, chủ yếu là để phản ứng với một loạt
các hoảng loạn tài chính, đặc biệt là đợt hoảng loạn nghiêm trọng năm 1907.
1.2.Lịch sử ra đời và hình thành
- 1791-1811: Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The First Bank of
the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Washington đặt
bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm
-1816-1836: Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The Second Bank
of the United States được thành lập và đi vào hoạt động sau khi tổng thống Madison đặt
bút ký trao quyền thành lập với thời gian có hiệu lực 20 năm.
-23/12/1913: Tổng thống Wilson ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều đe dọa từ những yếu
kém của hệ thống tài chính, dẫn đến những thất bại trong hệ thống ngân hàng và hàng loạt
doanh nghiệp phải phá sản. Và một khi hệ thống ngân hàng đã không thể hoạt động đúng
với vai trò của mình càng khiến cho nền kinh tế càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng 1907 xảy ra đã thôi thúc quốc hội Mỹ phải thành lập ngay một
Ủy ban tiền tệ quốc gia, đồng thời đã đưa ra những đề nghị thiết lập một thể chế có thể
giúp ngăn ngừa và chống đỡ được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Sau các cuộc
thảo luận kỹ lưỡng, Quốc hội Mỹ đã thông qua Hiệp ước Dự trữ liên bang nhằm "tạo cơ
sở cho sự ra đời của các ngân hàng dự trữ liên bang, cung cấp các phương tiện đủ khả
năng để tái chiết khấu các chứng từ thương mại, thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng




có hiệu quả hơn ở Mỹ, và vì nhiều mục đích khác nữa". Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson
đã ký thông qua hiệp ước thành luật vào 23/12/1913, chính thức thành lập Cục dự trữ liên
bang Mỹ.
1.3. Cơ cấu tổ chức của FED
FED được chia thành cơ cấu với các cấp độ như sau:

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của FED
Trong đó:
Hội đồng Thống đốc
˗
˗
˗

Là thành phần quan trọng nhất, chủ chốt trong bộ máy hoạt động của FED.
Bao gồm 7 thành viên được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và Quốc hội phê chuẩn.
Thành viên của hội đồng làm việc trong nhiệm kỳ 14 năm và chỉ rời chức vụ khi mãn hạn

˗
˗
˗

(trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ.
Đây là cơ quan độc lập với chính phủ liên bang.
Không nhận tài trợ của chính phủ.
Các thành viên hội đồng theo cơ chế dân chủ, độc lập và không phải chấp hành yêu cầu

˗


của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp.
Chịu trách nhiệm về việc xây dựng và cụ thể hóa chính sách tiền tệ.
2


˗

Giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và hệ thống ngân

˗
˗
˗

hàng Hoa Kỳ nói chung.
Ủy ban thị trường mở liên bang – FOMC
Đây là cơ quan thiết lập chính sách tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ.
Bao gồm 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị và 5 Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang.
FOMC đóng vai trò vô cùng quan trọng và thực thi những nhiệm vụ có sức ảnh hưởng rất

˗

lớn đến nền kinh tế.
FOMC thực hiện 8 cuộc họp mỗi năm để ấn định lãi suất, tăng giảm nguồn cung lưu

˗

thông tiền tệ.
Những quyết định của FOMC thường ảnh hưởng đến các khoản tín dụng cũng như mức

˗


lãi suất đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserve Banks)
Có 12 ngân hàng dự trữ liên bang nằm rải rác trên khắp Hoa Kỳ được sở hữu bởi các ngân
hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyển

˗

nhượng).
Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ
của Chính phủ liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động

˗

theo luật pháp ở địa phương.
Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có thể được coi là

˗

công cụ của Chính phủ liên bang theo một số mục đích nhất định.
Giấy bạc do FED phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua
các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.

3


Hình 2: Các Ngân hàng dự trữ liên bang
2. Vai trò và nhiệm vụ
Cục Dự trữ Liên bang gần như là 1 trong số ít các ngân hàng trung ương trên thế
giới không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ chính phủ, đóng 1 vai trò độc lập,

mặc dù vẫn chịu trách nhiệm bởi cơ quan Hành Pháp. Nhờ vậy, các phán quyết đưa ra sẽ
không phục vụ lợi ích cho 1 phe phái nào hết mà chỉ phục vụ cho người dân và các lợi ích
công cộng.
Vai trò chính sách tiền tệ của Fed được nêu cụ thể trong Đạo luật Dự trữ Liên bang
˗

sửa đổi năm 1977 với các nhiệm vụ chính như sau:
Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo việc làm cho công dân Hoa Kỳ, ổn

˗

định giá cả và điều chỉnh lãi suất dài hạn.
Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị
trường tài chính. Bình ổn giá cả cùng các sản phẩm và dịch vụ để khuyến khích tăng

˗

trưởng kinh tế.
Giám sát các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính an toàn, vững vàng và bảo

˗

đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức
chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ
thống chi trả quốc gia.
4


3. Ảnh hưởng của FED đến nền kinh tế thế giới

Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo
thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá
theo USD. Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế
Mỹ và những yếu tố chính được xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của
nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng
và thị trường vốn. Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị
đồng USD, đó là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bất kỳ
quyết định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do FED
công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực
tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD.
Khi giá trị của đồng USD dao động, giá trị các loại hàng hóa được định giá bằng
USD cũng dao động tức thời theo quyết định của FED. Ví dụ, trước khi FED cắt giảm lãi
suất cơ bản, 1 ounce vàng có giá là 1000 USD nhưng khi FED cắt giảm lãi suất thì vàng
“vô tình” bị định giá thấp do USD mất giá nên thị trường sẽ tự động điều chỉnh bằng cách
nâng giá vàng lên, trong trường hợp này 1 ounce vàng sẽ có giá là 1050 USD.
Dù quyết định tăng hay giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc
độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay
tức thời, quyết định tăng hay giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng hay giảm giá trị của
đồng USD do đó trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên hoặc
hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh.
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, những gì xảy ra ở Mỹ gây tác động tới nhiều nơi ở
khắp thế giới. Giả sử FED đưa ra quyết định tăng lãi suất ở Mỹ, điều này sẽ có tác động
sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe
hơi của các cá nhân, chi phí đi vay của các chính phủ và các công ty, đến giá trị của các
đồng tiền và hàng hóa cơ bản.
Việc tăng lãi suất sẽ làm đồng USD trở nên mạnh hơn. Nhiều công ty và các nước
tại các thị trường mới nổi đã tăng vay nợ bằng đồng USD nhưng thu nhập của lại chủ yếu
được tính bằng đồng tiền bản địa, do đó việc thanh toán nợ của họ sẽ trở nên đắt đỏ hơn
khi đồng USD tăng giá. Những quốc gia dựa vào xuất khẩu các mặt hàng cơ bản cũng
5



chịu ảnh hưởng không nhỏ. Giá dầu, kim loại và các mặt hàng nông sản sẽ giảm mạnh do
đồng USD tăng giá, nên các công ty và chính phủ có thể sẽ phải đối mặt với chi phí vay
cao hơn tại một thời điểm khi mà nguồn thu từ khai khoáng và sản phẩm nông nghiệp
cũng đang giảm. Ngoài ra, mỗi khi FED tăng lãi suất đều tác động và gây bất lợi cho
chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trong trung và dài hạn do dòng vốn sẽ bị rút dần
ra, đặc biệt tại các thị trường mới nổi, trong khi chi phí đi vay đối với các nước đang và
chậm phát triển sẽ cao hơn.
Về mặt tích cực, những người tiết kiệm bao năm qua nhận được lãi suất huy động
rất thấp có thể sẽ được đền bù tốt hơn.

Chương 2: Chính sách tiền tệ của FED 2018-2019 và sự ảnh
hưởng của đường cong lợi suất đảo ngược.
1. Ba công cụ chính FED sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ đề cập đến các hành động mà Cục Dự trữ Liên bang sẽ thực
hiện để ảnh hưởng đến số lượng tiền và tín dụng trong nền kinh tế Mỹ. Điều tiết số lượng
tiền và tín dụng ảnh hưởng đến lãi suất (chi phí tín dụng) và hiệu quả hoạt động của nền
kinh tế Mỹ. Nói một cách đơn giản, nếu chi phí tín dụng giảm, nhiều người và doanh
nghiệp sẽ vay tiền và nền kinh tế sẽ nóng lên.
Fed sử dụng ba công cụ chính để tác động đến chính sách tiền tệ:
-

Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính
phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm
xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác
động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất
dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.

-


Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó
quản lý. Nếu Fed yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó
phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.
6


-

Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ
Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này
gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các
thành viên sẽ được vay.
2. Chính sách tiền tệ của FED cuối năm 2018 – đầu năm 2019
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong
năm 2018 lên mức cao nhất trong một thập niên qua. Bước đi này không nằm ngoài dự
báo trong bối cảnh nền kinh tế số một thế giới tiếp tục tăng trưởng vững chắc, lạm phát
bắt đầu tăng và lương thưởng của người lao động được cải thiện. Tuy nhiên, giới phân
tích nhận định động thái nâng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ khép lại cơ hội
vay tiền của người dân Mỹ, cũng như gây áp lực cho một số nền kinh tế trên thế giới.

Diễn biến lãi suất của Fed (nguồn BBC)
Sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài trong hai ngày 20-21/3, FED cho biết dựa trên
đánh giá tình hình lạm phát và thị trường lao động, cơ quan này đã quyết định nâng lãi
suất cơ bản thêm 0,25 điểm %, lên phạm vi 1,5-1,75%. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên
của FED kể từ tháng 12/2017 và là lần tăng thứ 6 kể từ tháng 12/2015. Cùng với việc tiếp
tục cắt giảm danh mục đầu tư trái phiếu, các bước đi mới nhất của FED phản ánh sự lạc
quan của cơ quan này rằng nền kinh tế Mỹ duy trì đà tăng vững mạnh sau gần 9 năm kể từ
khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009 kết thúc.
7



Theo báo cáo kinh tế công bố hàng quý, FED dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Mỹ đạt lần lượt 2,7% trong năm 2018 và 2,4% trong năm 2019. Tỷ lệ
lạm phát dự kiến chốt năm 2018 ở mức 1,9%, giữ nguyên so với dự báo trước đó, song sẽ
tăng chút ít và vượt mức mục tiêu 2% trong năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp
hiện ở mức thấp lịch sử cũng đang tiếp tục giảm, dự kiến chốt năm 2019 ở mức 3,6%, và
duy trì trong dài hạn ở mức 4,5%. Các nhà kinh tế lạc quan cho rằng việc thắt chặt các
điều kiện trên thị trường lao động sẽ thúc đẩy tăng lương trong nửa cuối năm nay, qua đó
hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng, vốn đã tăng chậm lại từ đầu năm.
Trong cuộc họp đầu tiên trên cương vị Chủ tịch FED, ông Jerome Powell đã chỉ ra
những yếu tố thúc đẩy triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong những tháng gần
đây, trong đó có chính sách tài chính "kích thích hơn" sau khi Quốc hội Mỹ hồi tháng 12
năm 2018 thông qua dự luật cắt giảm thuế tham vọng. Ông Powell cho biết số việc làm
mới tiếp tục được tạo ra đang giúp nền kinh tế Mỹ tăng nguồn thu. Với những chỉ dấu lạc
quan này, giới chức FED đã để ngỏ khả năng tiến hành thêm 2 đợt tăng lãi suất ngân hàng
trong năm nay, hướng tới một lộ trình nâng lãi suất mạnh mẽ hơn trong năm 2019.
Trên thực tế thì nội bộ FED vẫn tranh cãi về số lần tăng lãi suất trong năm 2018,
FED từng công bố kế hoạch tăng lãi suất 3 lần trong năm 2018 và 1 lần trong năm 2019.
Tuy nhiên, kế hoạch này được đưa ra trước khi lương tăng mạnh trong tháng 1, kéo theo
nhiều đồn đoán về khả năng FED sẽ phải tăng lãi suất nhanh hơn nhằm ngăn chặn lạm
phát. Một số quan chức cho rằng việc tăng lãi suất 3 lần là chưa đủ vì việc duy trì lãi suất
thấp có thể ảnh hưởng đến ổn định tài chính trong tương lai cũng như thắt chặt thị trường
lao động, viện dẫn tỷ lệ thất nghiệp hiện đang là 4,1% - mức thấp nhất trong 17 năm qua
và có thể tiếp tục giảm. Theo họ, cần có thêm số lần tăng lãi suất nếu xảy ra một trong các
nguy cơ như lạm phát bất ngờ tăng nhanh hơn khi thuế doanh nghiệp và cá nhân được cắt
giảm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tăng lãi suất 3 lần trong năm 2018 có thể là
quá nhanh và có thể ảnh hưởng đến việc đưa lạm phát lên mức 2% như mục tiêu FED đã
đề ra.
Trước cuộc họp, các nhà kinh tế và nhà đầu tư hầu hết đều dự đoán FED sẽ giảm

lãi suất 0,25%, tương đương với mức tăng lãi suất mỗi lần của FED trong chuỗi 9 lần tăng
8


lãi suất từ năm 2015 đến 2018. Vấn đề đau đầu nhất với các nhà làm chính sách của FED
là phải quyết định động thái này sẽ mở màn cho các đợt cắt giảm lãi suất 0,25% kéo dài
cho tới năm sau như thị trường tài chính đang dự đoán, hay sẽ chỉ là một quyết định đơn
lẻ.
Hiện nay, ngay trong các nhà lãnh đạo của FED cũng chưa có sự thống nhất về lý
do cần cắt giảm lãi suất thời điểm này, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở gần mức
thấp nhất trong 50 năm qua và nền kinh tế Mỹ đang có những thể hiện tích cực so với các
nước phát triển khác. Chủ tịch FED New York, ông John William thậm chí còn nói trước
cuộc họp rằng FED dự định giảm 0,5% lãi suất trong tuần này. Sau đó FED New York
phải ra thông báo giải thích rằng tuyên bố này là muốn nói đến một biện pháp phòng ngừa
mang tính lý thuyết cho nền kinh tế và không có ý nghĩa rằng đó sẽ là quyết định sắp tới
của FED.
Việc Fed kết thúc thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ từ năm 2019 diễn ra sớm hơn
so với dự kiến ban đầu mà cơ quan này đưa ra vào cuối năm 2015. Cuối năm 2018, Fed
từng đưa ra lộ trình tăng lãi suất 2 lần trong năm nay. Về quy mô bảng cân đối ngân sách,
Fed sẽ tiếp tục giảm 50 tỷ USD tài sản nắm giữ mỗi tháng và sẽ ngừng lại vào tháng 9.
3. Sự xuất hiện đường cong lợi suất đảo ngược và ảnh hưởng của nó tới nền
kinh tế.
3.1. Đường cong lợi suất:
Đường cong lợi suất là một đồ thị cho thấy sự khác biệt giữa khoản lợi suất bình
quân mà các nhà đầu tư có được khi mua các trái phiếu ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn
như 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, 5 năm hay 10 năm.
Đường cong lãi suất đảo ngược: lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn lãi suất trái
phiếu dài hạn. Trong trường hợp này nhà đầu tư cho rằng nền kinh tế trong tương lai gần
sẽ gặp khó khăn nhưng vẫn hoạt động tốt trong dài hạn, trái phiếu kì hạn ngắn sẽ bị đánh
giá là rủi ro hơn kì hạn dài. Vì vậy nhà đầu tư đòi hỏi trái phiếu kì hạn ngắn phải có mức

lợi suất cao hơn.

9


3.2. Đường cong lợi suất Mỹ đảo ngược:
Tháng 8 /2019, thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến những biến động
mạnh, sau hàng loạt diễn biến khó lường từ nền kinh tế số một thế giới là Mỹ. Trong
phiên giao dịch ngày 13/08, chứng khoán Mỹ đã đồng loạt tăng điểm mạnh. Chỉ số công
nghiệp Dow Jones bật tăng hơn 500 điểm sau khi Chính phủ Mỹ bất ngờ tuyên bố tạm
hoãn áp thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, để người dân Mỹ không
bị ảnh hưởng trong mùa mua sắm Giáng sinh. Thị trường toàn cầu cũng đồng loạt khởi
sắc.
Tuy nhiên, chỉ 24 giờ sau, thị trường trái phiếu Mỹ phát đi tín hiệu đáng lo ngại khi
đường cong lợi suất đảo ngược, khiến phố Wall chứng kiến cú lao dốc tệ nhất trong năm
2019, trong đó, chỉ số Dow Jones mất hơn 800 điểm. Kéo theo đó là làn sóng bán tháo cổ
phiếu tại hàng loạt thị trường khác trên thế giới.
Ngày 14/8, lợi suất trái phiếu Kho bạc 10 năm giảm xuống thấp hơn lợi suất trái

phiếu 2 năm
3.3. Nguyên nhân xuất hiện đường cong lợi suất Mỹ đảo ngược
10


Ngay sau khi đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đảo ngược, Tổng thống
Donald Trump đã lên tiếng công kích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Ông Trump cho
rằng, chính việc cơ quan này nâng lãi suất quá nhiều, quá nhanh, nhưng rồi lại giảm quá
chậm là nguyên nhân khiến đường cong lợi suất đảo ngược. Phải chăng FED thực sự là
nguyên nhân của cú đảo chiều này?
Có ý kiến cho rằng, không thể đổi lỗi hoàn toàn cho FED trong bối cảnh điều kiện

thị trường thay đổi quá nhanh chóng. Thay vào đó, chính sách thương mại thất thường
dưới thời Tổng thống Trump, đặc biệt là cuộc chiến thương mại dai dẳng với Trung Quốc
đã góp phần đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư, khiến họ đổ xô đi tìm kiếm các tài sản an
toàn, trong đó trái phiếu dài hạn là một bến đỗ.
Bên cạnh những yếu tố nội tại còn tác động từ bên ngoài. Khi các nền kinh tế lớn
trên thế giới đối mặt với vấn đề, gây ra hiệu ứng quả cầu tuyết, ảnh hưởng tiêu cực đến
nền kinh tế Mỹ. Theo tờ Washington Post, 9 nền kinh tế lớn trên thế giới là Đức, Anh,
Italy, Mexico, Brazil, Argentina, Singapore, Hàn Quốc, Nga là những cái tên đang hoặc
sắp phải đối mặt với suy thoái. Phần lớn các quốc gia này đều có nền kinh tế phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu do đó bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại. Trong trường
hợp các nền kinh tế này rơi vào khó khăn, giới đầu tư toàn cầu sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc
mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ, làm gia tăng tình trạng đường cong lợi suất đảo ngược,
đồng thời khiến tâm lý hoang mang lan rộng tại nền kinh tế số 1 thế giới.
3.4. Ảnh hưởng của đường cong lợi suất đảo ngược:
3.4.1. Đối với nền kinh tế thế giới nói chung:
Lịch sử cho thấy đường cong lợi suất phản ánh khá chính xác cảm nhận của thị
trường về nền kinh tế. Điều này càng được củng cố khi theo báo cáo của Ngân hàng đầu
tư Thụy Sĩ Credit Suisse, kể từ năm 1978, trước mỗi cuộc suy thoái của nền kinh tế đều
xảy ra hiện tượng đường cong lãi suất đảo ngược, chẳng hạn như trước khi bong
bóng công nghệ vỡ vào năm 2001 hay cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008. Đó chính là lý do
để giới đầu tư trở nên đặc biệt lo ngại.
11


Theo dữ liệu của Credit Suisse :


5 lần đường cong lợi suất giữa trái phiếu 2 năm và 10 năm đảo ngược đều dẫn đến
tình trạng suy thoái.




Trung bình, một cuộc suy thoái diễn ra 22 năm sau khi đường cong lợi suất trái
phiếu 2 năm và 10 năm đảo ngược.



Trung bình, S&P 500 tăng 12% 1 năm sau khi đường cong lợi suất trái phiếu 2
năm và 10 năm đảo ngược.



18 tháng sau khi thì thị trường chứng khoán quay đầu giảm điểm và bắt đầu mang
về lợi nhuận âm.
Khi đưa ra dự báo về khủng hoảng hay tăng trưởng của một quốc gia, của toàn thế

giới, không thể chỉ dựa vào đường cong lợi suất. Nhưng đường cong lợi suất trái phiếu
đảo ngược rõ ràng là tín hiệu tiêu cực cho nền kinh tế trong ngắn hạn. Đầu tiên nó làm
giảm ngay lợi nhuận của các định chế tài chính trung gian và doanh nghiệp nói chung
trong ngắn hạn khó tiếp cận nguồn vốn. Nếu kinh tế toàn cầu thực sự rơi vào suy thoái,
nền kinh tế quốc gia sẽ bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn giá trị tài sản và giá cả giảm,
dẫn đến thị trường tài chính thu hẹp, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn thể nền kinh tế.
Suy thoái kinh tế Mỹ lần này có thể xảy ra nếu Fed tiếp tục “chậm nhịp” và một số
rủi ro, đặc biệt là chiến tranh thương mại, tiếp tục gia tăng áp lực lên tăng trưởng kinh tế.
Nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu đang lan sang các nền kinh tế lớn khác như Đức,
Nhật Bản, vốn được biết đến với nền tảng kinh tế vững chắc. Theo đó, trong lúc Mỹ đang
một mình tận hưởng giai đoạn bùng nổ kinh tế, thì các nước Đức, Nhật Bản và Anh lại
chứng kiến nền kinh tế tăng trưởng trì trệ. Đặc biệt, Đức đã ghi nhận tình trạng tăng
trưởng âm trong quý II, giảm 0,1% so với quý trước, hậu quả của cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung. Nền kinh tế lớn thứ tư thế giới được dự báo sẽ tiếp tục bị thu hẹp trong khoảng

từ tháng 7 đến tháng 9. Tương tự, kinh tế Anh cũng chứng kiến sự sụt giảm 0,2% trong
12


quý II, mức giảm tồi tệ nhất trong vòng 6 năm, trong bối cảnh nguy cơ nước này rời EU
mà không đạt được thỏa thuận đang ngày càng tăng. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế
giới, cũng lo ngại về suy thoái kinh tế. Xuất khẩu của Tokyo đã giảm 1,6% trong tháng 7,
đánh dấu sự sụt giảm trong tháng thứ 8 liên tiếp. Đặc biệt, Hàn Quốc được dự báo sẽ chịu
ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ quốc gia nào khác bởi suy thoái kinh tế toàn cầu vì là nền
kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu.
3.4.2.Đối với kinh tế Việt Nam
Việc đường cong lãi suất trái phiếu Mỹ xuất hiện gây ra không ít lo lắng cho giới
đầu tư tại cả Mỹ và Việt Nam. Thực vậy, khi hiện tượng này xảy ra vào ngày 03/01/2019,
thị trường Chứng khoán phố Wall chứng kiến một ngày đen tối thì ngày giao dịch tiếp
theo VN Index cũng mất tới gần 15 điểm (tương ứng 1.5%). Tuy nhiên, đây cũng là điểm
thấp nhất của thị trường trong 6 tháng.
Kinh tế Mỹ sẽ gặp khó trong khoảng thời gian 2019-2020 khi gần như các động
lực phát triển đều có xu hướng chững lại – xu hướng hợp lý đối với quốc gia đang trong
trạng thái hưng thịnh. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ đối mặt với sự khó khăn vì tốc độ phát
triển quá nhanh của chính mình trong quá khứ. Điều này, mặt khác sẽ mở ra cơ hội đối
với các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn nhiều tiềm năng. Trong bối cảnh hiện tại,
Việt Nam trở thành một điểm đến hứa hẹn với dòng tiền từ các quốc gia như Mỹ, Nhật,
hay Hàn Quốc với những ưu thế không thể phủ nhận nhờ:



Môi trường chính trị ổn định
Nền kinh tế tăng trưởng tốt, cơ cấu dân số tương đối trẻ và lực lượng lao động dồi

dào với chi phí nhân công tương đối cạnh tranh

• Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô theo hướng ổn định với định hướng giảm bớt
rào cản gia nhập thị trường và kêu gọi đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp)

13


KẾT LUẬN
FED là huyết mạch của nền kinh tế và là chỗ dựa của các ngân hàng thương mại,
đầu tư và các tổ chức tài chính Hoa Kỳ. Vai trò trọng yếu của FED trong cỗ máy kinh tế
thế giới trước tiên được lý giải bằng chức năng ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, nền
kinh tế có giá trị tài sản lớn nhất hành tinh và mức tiêu dùng cao nhất. FED trực tiếp cung
cấp nguồn tín dụng cho các tập đoàn đa quốc gia ở trong những ngành công nghiệp chủ
chốt hoạt động. Và, gần như mọi ngân hàng trung ương của các quốc gia đều có quan hệ
giao dịch với FED. Tuy các NHTW trên thế giới đều có những điểm đặc thù, riêng biệt,
không hoàn toàn giống nhau, nhưng FED thường được xem là một mô hình NHTW
chuẩn, cần được tham khảo, học tập. FED là một điểm son trong nền kinh tế Hoa Kỳ, giúp
tạo sự ổn định bền vững, phát triển quân bình, mang lại nhiều giải pháp xử lý tình huống
phù hợp, đem lại kết quả tốt.
Việc xuất hiện đường cong lợi suất đảo ngược đã tạo nên mối quan tâm toàn cầu về
ảnh hưởng của nó cũng như hậu quả có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Có thể nói
đây là một trong những vấn đề nóng nhất của thị trường tài chính cuối năm 2018 và đầu
năm 2019. Tình trạng đường cong lợi suất đảo ngược được các chuyên gia nhìn nhận là
một tín hiệu đặc biệt đáng chú ý về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> />%AF_Li%C3%AAn_bang_(Hoa_K%E1%BB%B3)?fbclid=IwAR2YlfrZeg4bBFrRx0YsI40Fb6OLxxvJIgU8e-VGt5aclLjum65Vs1q9q0
/> />

15


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN.................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 2
Chương 1 Tổng quan về FED.................................................................................3
1. Khái quát chung về FED.....................................................................................4
2. Vai trò và nhiệm vụ..............................................................................................7
3. Ảnh hưởng của FED đến nền kinh tế...................................................................8
Chương 2: Chính sách tiền tệ của FED năm 2018- 2019 và sự ảnh hưởng của đường
cong lợi suất đảo ngược...............................................................................................9
1. Ba công cụ chính FED sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ…………..9
2. Chính sách tiền tệ của FED cuối năm 2018 – đầu năm 2019…………………10
3. Sự xuất hiện đường cong lợi suất đảo ngược và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế.12
KẾT LUẬN.............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................18

16



×