Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

những qui định pháp lý về hối phiếu theo luật hối phiếu của anh bea 1882, luật mỹ ucc 2002 và luật công cụ chuyển nhượng của việt nam 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.91 KB, 36 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỐI PHIẾU VÀ NGHIÊN CỨU SO
SÁNH CÁC NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỐI PHIẾU
1. Hối phiếu và các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hối phiếu
1.1.1. Hối phiếu đòi nợ
a) Khái niệm
Về khái niệm, mỗi quốc gia hay một tổ chức lại đưa ra một khái niệm khác
nhau cho hối phiếu đòi nợ . Tuy có sự khác nhau trong cách hành văn Luật hối
phiếu của các quốc gia, nhưng nội dung của các khái niệm đó vẫn có những điểm
tương đồng .
Theo Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005: “Hối phiếu đòi
nợ là giấy tờ có giá do Người ký phát lập, yêu cầu Người bị ký phát thanh toán
không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất
định trong tương lai cho Người thụ hưởng.”
Theo Điều 3 Luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ bản sửa đổi năm 1995 đưa
ra một khái niệm chung về công cụ chuyển nhượng gồm có hối phiếu, kỳ phiếu, séc,
giấy gửi tiền. Khái niệm chỉ rõ: “Phương tiện chuyển nhượng có nghĩa là một lệnh
hoặc một lời hứa thanh toán một số tiền nhất định ... cho người cầm phiếu”...” Một
phương tiện là một kỳ phiếu, nếu nó là một lời hứa và là một hối phiếu, nếu nó là
một lệnh”...” Lệnh là một yêu cầu thah toán bằng văn bản do người yeeu cầu phất
hành. Yêu cầu này có thể gửi cho bất kỳ ai, bao gồm cả người đưa ra yêu cầu hoặc
được gửi cho một người hay nhiều người”.
Theo Đạo luật Hối phiếu Anh quốc 1882 (BEA 1882): “Hối phiếu đòi nợ
(Bill of exchange) là một mệnh lệnh vô điều kiện của một người ký phát (drawer)
cho một người khác (drawee), yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một
ngày cụ thể nhất thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai
phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này
trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.”

Trang 1



Theo như Luật quốc gia của các nước tham gia Công ước Geneva 1930 gồm
có Ôxtrâylia, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp, Hungari, Luxembua,
Monaco, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Liên bang Xô Viết, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Braxin,
Nhật Bản tương tự như khái niệm của Luật Thống nhất về hối phiếu 1930
Theo Luật Thống nhất về hối phiếu thuộc Công ước Geneva 1939, hối phiếu
đòi nợ bao gồm nội dung:
-

Tiêu đề “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên bề mặt của hối phiếu và bằng
ngôn ngữ ký phát hối phiếu

-

Một lệnh đòi tiền vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định

-

Tên của Người trả tiền (Người bị ký phát)

-

Tuyên bố thời gian thanh toán

-

Tuyên bố địa điểm thanh toán

-


Tên của Người thụ hưởng hoặc tên của người mà theo lệnh của Người thụ
hưởng anh ta được thanh toán

-

Tuyên bố ngày và địa điểm phát hành hối phiếu đòi nợ

-

Chữ ký của Người ký phát hối phiếu đòi nợ ( Drawer)

b) Đặc điểm
Hối phiếu đòi nợ có bốn đặc điểm.
Thứ nhất, hối phiếu được hình thành từ các hợp đồng giao dịch cơ sở. Những
hối phiếu không được hình thành từ giao dịch cơ sở được gọi là hối phiếu khống.
Thứ hai, hình thức của hối phiếu đòi nợ rất dễ nhận dạng trực tiếp. Dù là tồn
tại dưới hình thức phi chứng từ, hình thức của hối phiếu cũng được qui định rõ ràng
để mọi người có thể nhận dạng dễ dàng, trực tiếp và trung thực, vì nó là một tài sản
tài chính vô hình nhưng lại chứa đựng các quyền pháp lý rất quan trọng đối với bên
kí phát.
Thứ ba, hối phiếu là trái vụ một bên. Sở dĩ nói như vậy, vì hối phiếu là một
công cụ do một người phát hành, yêu cầu người bị kí phát thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trang 2


trả tiền, vì vậy nghĩa vụ dân sự có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc
vào sự chấp nhận của người bị kí phát. Hối phiếu sẽ trở nên vô hiệu khi bị người bị
kí phát từ chối thanh toán một cách hợp pháp hoặc bị phá sản.
Cuối cùng, hối phiếu mang tính chất “trừu tượng”. Đặc điểm này thể hiện ở

chỗ trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ
số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh
toán là khi nào… và không cần phải nói lên nguyên nhân việc phải trả tiền trên hối
phiếu.
c) Các thanh phần liên quan đến hối phiếu
Từ khái niệm về hối phiếu trên có thể thấy rõ các thành phần liên quan đến
việc lập và thanh toán hối phiếu gồm:
- Người ký phát hối phiếu (Drawer): thông thường là người bán, đại diện tổ
chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.
- Người trả tiền hối phiếu (Drawee): hay người nhận ký phát, người bị ký
phát: là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ (có thể là người mua, Ngân
hàng mở L/C, Ngân hàng thanh toán, ...)
- Người chấp nhận (Accepter): Là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối
phiếu, thường là Ngân hàng.
- Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): hay người thụ hưởng: trước hết là
người ký phát hối phiếu, kế đến là người do người ký phát hối phiếu chỉ định trên
hối phiếu. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người hưởng lợi là các Ngân
hàng kinh doanh đối ngoại được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép.
- Người chuyển nhượng (Endorser) - hay người ký hậu: Là người chuyển
quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký
hậu. Bị ràng buộc trách nhiệm với những người ký hậu phía sau và người cầm
phiếu. Người chuyển nhượng hối phiếu đầu tiên chính là người ký phát hối phiếu.
- Người bảo lãnh: Là bất kỳ người nào ký tên vào hối phiếu, ngoại trừ người
ký phát và người bị ký phát, thường là Ngân hàng nổi tiếng.

Trang 3


d) Vai trò của hối phiếu
Ngay từ khi xuất hiện, hối phiếu được xem là một phương tiện thanh toán

hữu hiệu. Giảm đáng kể những rủi ro, thiệt hại trong quá trình thực hiện các giao
dịch mua bán, đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong trường hợp có sự khác nhau
về địa lý giữa nơi bán và nơi mua.
Và hiện nay, hối phiếu vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thương
mại quốc tế. Song song với vai trò là một phương tiện thanh toán, hối phiếu còn
được xem là một công cụ tín dụng. Sở dĩ có vai trò này bởi vì người ta thực hiện các
hoạt động chiết khấu trên hối phiếu.
Tín dụng chiết khấu hối phiếu được hiểu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, mà
thực chất của hình thức này là Ngân hàng tiến hành mua lại các hối phiếu thương
mại đang trong thời kỳ chưa đến hạn thanh toán và cung ứng một khoản vốn cho
các thương nhân để họ có điều kiện tiếp tục tái sản xuất. Khi kết thúc thời hạn chiết
khấu, Ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm vụ trả tiền hối phiếu.
1.1.2. Hối phiếu nhận nợ
a. Khái niệm
Hối phiếu nhận nợ (hay còn gọi là kỳ phiếu) là một cam kết trả tiền vô điều
kiện do Người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho Người thụ hưởng
qui định trên kì phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác.
b. Đặc điểm
Hối phiếu nhận nợ cũng là một tài sản tài chính vô hình, vì thế nó cũng mang
bốn đặc điểm tương tự như hối phiếu đòi nợ, tuy nhiên cũng có một số điểm khác
biệt.
Thứ nhất, kì phiếu là một công cụ hứa trả tiền chứ không phải là công cụ đòi
tiền, cho nên cần có một Người thứ ba đứng ra bảo lãnh thanh toán.
Thứ hai, kì phiếu là một công cụ hứa trả tiền vô điều kiện do con nợ viết ra
để hứa trả một số tiền nhất định cho chủ nợ, cho nên không phát sinh yêu cầu chấp
nhận thanh toán.

Trang 4



Thứ ba, người lập phiếu phải phát hành kì phiếu hứa trả tiền trước khi Người
thụ hưởng kì phiếu thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng giao dịch cơ sở. Sau khi thực
hiện nghĩa vụ, Người thụ hưởng mới ủy thác cho ngân hàng thu tiền của hối phiếu
nhận nợ từ Người lập phiếu.
Cuối cùng, các quy định pháp lý đối với hối phiếu đòi nợ cũng có thể áp
dụng cho hối phiếu nhận nợ, trong chừng mực không trái đối với tính chất và đặc
điểm của hối phiếu nhận nợ. Ví dụ quy định ký hậu, thời hạn thanh toán, truy đòi
không thanh toán, thanh toán thay bởi người thứ ba, bảo lãnh ……
1.2. Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu
- Luật hối phiếu Anh BEA 1882 (Bill of Exchange Act of 1882)
Một đạo luật để soạn thảo luật liên quan đến hối phiếu, séc và hối phiếu (18
tháng 8 năm 1882). Mặc dù rất nhiều nước áp dụng ULB 1930 nhưng nước Anh vẫn
dùng luật BEA 1882 của mình.
- Luật Thương mại thống nhất của Mĩ UCC 2002 (Uniform Commercial Code
of 2002)
UCC 2002 – Uniform Commercial Code of 2002 được ban hành năm 2002,
áp dụng trong phạm vi nước Mỹ và các nước châu Mỹ Latinh khi sử dụng các công
cụ thanh toán quốc tế để giao dịch
- Luật Các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xác hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12 năm
2001 của Quốc hội khóa X, luật này qui định về công cụ chuyển nhượng như hối
phiếu, kì phiếu và séc.
Luật này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá
nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trang 5



2. Nghiên cứu so sánh các quy định pháp lý về hối phiếu trong BEA 1882,
UCC 2002 và Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005
2.1. Hối phiếu đòi nợ
2.1.1. Nội dung hối phiếu đòi nợ
Hối phiếu thường bao gồm những nội dung sau : (1) tiêu đề, (2) số hiệu, (3)
số tiền, (4) địa điểm ký phát, (5) ngày ký phát, (6) mệnh lệnh đòi tiền, (7) thời hạn
thanh toán, (8) người thụ hưởng, (9) người bị ký phát, (10) người ký phát, (11) địa
điểm thanh toán.
Khoản 2, Điều 2 Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005 ghi rõ:
“Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định
tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
- Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi
nợ sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình;
- Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi
nợ sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát;
- Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu
đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát.”
Nhận xét tổng thể:
Nhìn chung, hối phiếu theo quy định của Mỹ UCC 2002 quy định khá chung,
tùy ý theo thỏa thuận của các bên còn Hối phiếu theo quy định của luật Việt Nam và
châu Âu quy định rất cụ thể, chi tiết, từng điều khoản được dẫn chiếu cụ thể, riêng
biệt
 Tiêu đề
Hối phiếu phải có tiêu đề. Nhằm tránh nhầm lẫn với những công cụ chuyển
nhượng khác, hầu hết luật các nước đều quy định hối phiếu phải có tiêu đề. Khoản
2, Điều 2 Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005 ghi rõ:

Trang 6



“Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định
tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
- Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi
nợ sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình;
- Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi
nợ sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát;
- Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu
đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát.”
Chính vì vậy đối với luật Việt Nam cần ghi rõ tiêu đề nếu khống sẽ không
còn giá trị nữa.
Theo BEA 1882 và UCC 2002 không bắt buộc hối phiếu phải có tiêu đề,
miễn là trong nội dung có diễn đạt từ “hối phiếu đòi nợ”.


Số tiền ghi trên hối phiếu
Phải là một số tiền xác định, được ghi một cách đơn giản, rõ ràng và dễ nhận

biết. Số tiền có thể được ghi cả bằng chữ và bằng số và phải khớp nhau. Trong
trường hợp số tiền bằng số và bằng chữ không khớp nhau, số tiền bằng chữ sẽ được
thanh toán. Đây là luật của hầu hết các quốc gia Châu Âu, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Khoản 3, Điều 16 Luật công cụ chuyển nhượng công cụ của Việt Nam 2005
“Khi số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ
thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối
phiếu đòi nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì
số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.”
Khoản 2, Điều 9 Luật Anh BEA 1882 quy định: “ Trong đó tổng số tiền phải
trả được thể hiện bằng lời và cả bằng số liệu, và có sự khác biệt giữa hai số tiền,
tổng số được biểu thị bằng các chữ là số tiền phải trả.
Theo khoản 3 điều 204, khoản 2 luật UCC 2002 quy định: “ Trong hợp đồng
nếu có sự khác biệt giữa chữ và số thì bằng cách chấp nhận giao hàng theo hợp

đồng đã có từ trước để mua hàng”. Ngoài ra, trong điều 204 có quy định “ Nếu cả

Trang 7


người sản xuất và người được trả tiền đã đồng ý vào sửa đổi nếu có sự sai lệch,
người được trả tiền có thể thêm vào ngày đó trên ghi chú”


Lãi suất, tỷ giá, thanh toán
Trên hối phiếu có thể quy định lãi suất, tỷ giá và việc thanh toán thành nhiều

lần. Luật VN chỉ có quy định về lãi suất
Mục 3 khoản 9 luật BEA 1882, trường hợp một hóa đơn được thể hiện phải
trả bằng lãi suất, trừ khi công cụ có quy định khác, tiền lãi sẽ được tính từ ngày của
hóa đơn và nếu hóa đơn được thanh toán từ ngày phát hành
 Địa điểm ký phát
Là căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh hối phiếu. Hầu hết luật các nước
đều không buộc phải ghi địa điểm ký phát trên hối phiếu. Nếu hối phiếu không ghi
địa chỉ ký phát thì có thể suy đoán địa chỉ bên cạnh tên người ký phát.
Điều 6 BEA 1882 và Điều 16 khoản 2 Luật công cụ chuyển nhượng Việt
Nam quy định nếu không có địa chỉ bên cạnh tên người ký phát thì hối phiếu vô
hiệu trừ trường hợp “Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ
thì hối phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát”
 Địa điểm trả tiền
Là nơi người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu để đòi tiền. Luật của
nhiều nước yêu cầu phải ghi rõ địa điểm thanh toán trên hối phiếu.
Điều 16 khoản 2 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam quy định “Nếu trên
hối phiếu không ghi rõ địa điểm trả tiền thì hối phiếu sẽ được thanh toán tại địa chỉ
hoặc trụ sở kinh doanh của người bị ký phát.”

Khoản 111 UCC 2002 về mục đích thanh toán của công cụ thương lượng quy
định: “Trừ trường hợp có quy định khác đối với các mặt hàng trong Điều 4, một
công cụ được thanh toán tại nơi thanh toán ghi trong công cụ. Nếu không có địa
điểm thanh toán, một công cụ phải được thanh toán theo địa chỉ của người bị ký
phát hoặc nhà sản xuất ghi trong công cụ. Nếu không có địa chỉ, nơi thanh toán là
nơi kinh doanh của người bị ký phát hoặc người tạo ra. Nếu người bị ký túc xá hoặc
Trang 8


người sản xuất có nhiều hơn một cơ sở kinh doanh, nơi thanh toán là nơi kinh doanh
của người bị ký phát hoặc người làm thuê do người có quyền thực thi tài liệu. Nếu
người bị ký phát hoặc người sản xuất không có nơi kinh doanh, nơi thanh toán là
nơi ở của người bị ký tụng hoặc người làm thuê.”
Điều 5 khoản 1, BEA 1882 về Địa chỉ thanh toán “Địa điểm người bị ký phát
phải được nêu tên hoặc được chỉ định trong hóa đơn với sự chắc chắn hợp lý”
 Ngày ký phát hối phiếu
Là thời điểm phát sinh quyền đòi tiền của Người ký phát đối với Người bị ký
phát và cũng là căn cứ để xác định thời hạn trả tiền của hối phiếu. Trường hợp trên
hối phiếu không ghi rõ ngày ký phát, Theo Luật Công cụ chuyển nhượng Việt Nam
thì hối phiếu vô hiệu (Khoản 2 Điều 16 ) trong khi BEA quy định hối phiếu đó vẫn
có hiệu lực và có thể bổ sung ngày chính xác.
Khoản 2 Điều 113 UCC 2002 về thời hạn của công cụ Thương Lượng, nếu
không có ngày ký phát thì sẽ có quy định khác “Nếu một công cụ không được ghi
ngày, ngày của nó là ngày phát hành hoặc, đối với công cụ không công bố, ngày bắt
đầu sở hữu chủ sở hữu.”
 Thời hạn thanh toán hối phiếu :
Khoản 2 Điều 16 Luật chuyển nhượng Việt Nam 2005 Trong trường hợp
“Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ
được thanh toán ngay khi xuất trình” .
“Điều 42. Thời hạn thanh toán

1. Thời hạn thanh toán của hối phiếu đòi nợ được ghi theo một trong các thời
hạn sau đây:
a) Ngay khi xuất trình;
b) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được chấp nhận;
c) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát;
d) Vào một ngày được xác định cụ thể.

Trang 9


2. Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu ghi nhiều thời hạn thanh toán hoặc
ghi thời hạn không đúng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo BEA 1882 Điều 14 về thời gian thanh toán, thanh toán phải đúng hạn
trừ một số trường hợp:
- “Hóa đơn đến hạn và phải thanh toán trong tất cả các trường hợp vào ngày
cuối cùng của thời gian thanh toán theo hoá đơn cố định hoặc, nếu đó là ngày làm
việc, vào ngày làm việc tiếp theo”
- “Khi dự luật được trả vào một thời hạn nhất định sau ngày, sau khi nhìn thấy,
hoặc sau khi xảy ra một sự kiện cụ thể, thời gian thanh toán được xác định bằng
cách loại trừ ngày mà từ đó bắt đầu chạy và bao gồm ngày thanh toán.”
- “Khi một hóa đơn phải trả trong một khoảng thời gian cố định sau khi nhìn
thấy, thời gian bắt đầu chạy từ ngày chấp nhận nếu dự luật được chấp nhận, và kể từ
ngày ghi nhận hoặc phản đối nếu dự luật được ghi nhận hoặc phản đối vì không
phải chấp nhận, hoặc không giao hàng”
Điều 118 UCC 2002 về giới hạn thời gian quy định “Một hành động bắt buộc
nghĩa vụ của một bên phải trả một hối phiếu được chấp nhận, không phải là séc
được chứng nhận phải được bắt đầu (i) trong vòng sáu năm sau ngày đến hạn hoặc
ngày ghi trong bản dự thảo hoặc chấp nhận nếu nghĩa vụ của chấp nhận thanh toán
tại một thời điểm nhất định, hoặc (ii) trong vòng sáu năm kể từ ngày chấp nhận, nếu
nghĩa vụ của bên chấp nhận được thanh toán theo yêu cầu.”

 Về quy định ghi tên người thụ hưởng trên hối phiếu:
Theo khoản 4 điều 31 hình thức và nội dung ký chuyển nhượng của Luật
Việt Nam 2005 “ Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy đủ, người
chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ tên của
người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng.” Họ tên và địa chỉ phải được ghi
rõ ràng và đầy đủ. Nếu tên và địa chỉ người thụ hưởng không được ghi trên hối
phiếu, Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam quy định hối phiếu đó là vô hiệu.

Trang 10


Trong khi BEA lại quy định số tiền ghi trên hối phiếu sẽ được thanh toán cho
người cầm giữ hối phiếu.
 Về quy định ghi tên người bị ký phát trên hối phiếu :
Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam và quy định nếu không ghi rõ tên
người bị ký phát hối phiếu sẽ vô hiệu trong khi BEA quy định hối phiếu đó vẫn có
giá trị nếu thể hiện được một sự ‘ rõ ràng hợp lý”.
Người ký phát là người lập ra mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện. Chữ ký của
người ký phát là bắt buộc. Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam còn yêu cầu phải
đóng dấu nếu người ký phát là cơ quan, tổ chức.
2.1.2. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu đòi nợ
a. Chấp nhận
 Khái niệm
Điều 4.16 Luật Công cụ chuyển nhượng: chấp nhận là cam kết của người bị
ký phát về việc sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi
nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo quy
định của Luật này
Điều 13, khoản 2 Luật Anh BEA 1882 về Định nghĩa và điều kiện chấp nhận:
(1) Việc chấp nhận một dự luật là ý nghĩa của người rút ra sự đồng ý của
mình với thứ tự của người ký phát.

(2) Sự chấp nhận không hợp lệ trừ khi nó đáp ứng các điều kiện sau đây, cụ
thể là:
- Phải được ghi vào hóa đơn và được ký bởi người bị ký. Chỉ có chữ ký của
người bị ký phát mà không có thêm từ là đủ.
- Không được nói rằng người bị ký phát sẽ thực hiện lời hứa của mình bằng
bất cứ phương tiện nào khác ngoài việc thanh toán tiền”
Điều 409 UCC 2002 về Chấp nhận: “Chấp nhận" có nghĩa là thỏa thuận ký
kết của người bị ký phát phải trả một hối phiếu như đã trình bày. Phải ghi vào bản

Trang 11


dự thảo và chỉ có thể có chữ ký của người bị ký phát. Việc chấp nhận có thể được
thực hiện vào bất kỳ lúc nào và có hiệu lực khi thông báo theo hướng dẫn được đưa
ra hoặc bản dự thảo được chấp nhận được đưa ra nhằm mục đích trao quyền cho
người nhận chấp nhận”
 Hình thức chấp nhận
Trong Luật công cụ chuyển nhượng quy định, Điều 21, Khoản 1: Người bị
ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặt trước của
hối phiếu đòi nợ cụm từ "chấp nhận", ngày chấp nhận và chữ ký của mình. Nếu
thiếu ngày chấp nhận hoặc chữ ký, thì chấp nhận được coi là vô hiệu.
Trong khi BEA không bắt buộc phải có ngày chấp nhận.Theo BEA, trường
hợp không ghi ngày ký chấp nhận, người nắm giữ có thể tự bổ sung ngày ký chấp
nhận thực tế. (Điều 18 BEA 1882)
Theo Điều 409 UCC 2002, luật Mỹ yêu cầu “Người bị ký phát phải trả một
hối phiếu như đã trình bày. Phải ghi vào bản dự thảo và chỉ có thể có chữ ký của
người bị ký phát”
Thời hạn chấp nhận
Về thời hạn xuất trình để yêu cầu chấp nhận:
Đối với hối phiếu trả chậm: Trong ULB và Luật công cụ chuyển nhượng,

thời hạn xuất trình hối phiếu để yêu cầu chấp nhận là 1 năm, nếu thời hạn thanh
toán hối phiếu vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình. Về khoản này, BEA
quy đinh, thời hạn là thời gian hợp lý
Đối với hối phiếu quá hạn thanh toán: Trong ULB và Luật công cụ chuyển
nhượng quy định vô hiệu, BEA cho phép chấp nhận trong trường hợp quá hạn thanh
toán sau khi bị từ chối thanh toán trước đó, trước khi người ký phát ký.
Về thời hạn trả lời yêu cầu chấp nhận sau khi xuất trình yêu cầu:
Trong Điều 19 Luật công cụ chuyển nhượng quy định, thời hạn chấp nhận
hối phiếu là 2 ngày kể từ ngày xuất trình hối phiếu, trong trường hợp hối phiếu

Trang 12


được xuất trình dưới hình thức thư bảo đảm bảo qua mạng bưu chính công cộng thì
thời hạn này được tính từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu.
Luật UCC 2002, Điều 409 “Việc chấp nhận có thể được thực hiện vào bất kỳ
lúc nào và có hiệu lực khi thông báo theo hướng dẫn được đưa ra hoặc bản dự thảo
được chấp nhận được đưa ra nhằm mục đích trao quyền cho người nhận chấp nhận

Điều 14 Luật BEA 1882 về thời gian chấp nhận. “Một dự luật có thể được
chấp nhận(1) Trước khi ký kết với người ký phát, hoặc trong trường hợp không đầy đủ;
(2) Khi quá hạn, hoặc sau khi đã bị làm mất hiệu lực bởi một sự từ chối chấp
nhận trước đó, hoặc bằng cách không thanh toán;
(3) Khi một hóa đơn thanh toán sau khi nhìn thấy được làm mất hiệu lực bởi
không chấp nhận, và người bị ký phát sau đó chấp nhận nó, chủ sở hữu, nếu không
có bất kỳ thỏa thuận khác, có quyền có hóa đơn được chấp nhận vào ngày trình bày
đầu tiên cho thu hút để chấp nhận”
b. Ký hậu chuyển nhượng
 Khái niệm
Mục 31, BEA 1882: một hối phiếu được chuyển nhượng khi được chuyển từ

người này qua người khác theo cách mà sau đó người được chuyển nhượng trở
thành người hưởng lợi của hối phiếu.
Mục 4 điều 14 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam: chuyển nhượng là
việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người
nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng đã quy định.
UCC 2002: không nêu định nghĩa
 Hình thức
Trong Luật Công cụ chuyển nhượng chỉ cho phép ký sau hối phiếu,
Trong khi BEA và còn cho phép ký trên một tờ giấy kèm theo.

Trang 13


Trong UCC không đề cập đến.
 Tính chất của ký hậu
Ký hậu phải vô điều kiện, bất kỳ một điều khoản bổ sung nào đều được coi là
vô hiệu.
Theo Luật công cụ chuyển nhượng: ký hậu là bằng chứng thể hiện cam kết
trả tiền hối phiếu của người ký hậu đối với người thụ hưởng kế tiếp (người được ký
hậu) trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán.
Còn trong BEA, không quy định trách nhiệm của người ký hậu là bắt buộc
trả tiền hối phiếu cho người được chuyển nhượng.
c. Bảo lãnh
 Khái niệm
Điều 24, Luật công cụ chuyển nhượng định nghĩa, Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ
là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo
lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã
đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán
không đầy đủ.
 Hình thức bảo lãnh

Cả BEA và Luật công cụ chuyển nhượng đều cho phép bảo lãnh bằng cách
ký trực tiếp lên hối phiếu hoặc bằng một văn bản riêng đính kèm và nếu bảo lãnh
không ghi rõ tên của người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là cho người
ký phát.
Luật công cụ chuyển nhượng còn yêu cầu tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo
lãnh và tên người được bảo lãnh. Luật công cụ chuyển nhượng quy định, việc bảo
lãnh được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo
lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối
phiếu hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu.
 Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh

Trang 14


Luật công cụ chuyển nhượng quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của người
bảo lãnh:
- Thanh toán hối phiếu đúng số tiền đã cam kết nếu người được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến
hạn thanh toán
- Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các
quyền của người được bảo lãnh
- Có quyền hủy bỏ việc bảo lãnh nếu hối phiếu không có đầy đủ những nội
dung bắt buộc
d. Truy đòi
 Quyền truy đòi
Trong cả Luật các công cụ chuyển nhượng quy định, người thụ hưởng có
quyền truy đòi đối với người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước
mình trong các trường hợp sau:
- Hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ
- Hối phiếu đến thời hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung

của hối phiếu
- Người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả
trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận.
- Hối phiếu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố
phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu chưa được chấp nhận.
 Hình thức thông báo
Cả Luật công cụ chuyển nhượng, BEA đều quy định hình thức thông báo
bằng văn bản, ngoài ra BEA còn cho phép liên hệ cá nhân.
 Thời hạn lập kháng nghị
Trong Luật công cụ chuyển nhượng, điều 29 thời hạn lập kháng nghị đối với
hối phiếu bị từ chối thanh toán và hối phiếu bị từ chối chấp nhận như nhau: thời hạn
Trang 15


lập kháng nghị là 4 ngày làm việc, kể từ ngày bị từ chối. Trong thời hạn bốn ngày
làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượng phải thông
báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình về việc hối phiếu đòi nợ bị từ
chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo cho mình. Việc thông báo này
được thực hiện cho đến khi người ký phát nhận được thông báo về việc hối phiếu
đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán. Nếu trong thời hạn lập
kháng nghị có xảy ra sự kiện bất khả kháng thì thời gian diễn ra bất khả kháng
không tính vào thời hạn thông báo.
 Địa điểm lập kháng nghị
Địa điểm lập kháng nghị chỉ được quy đinh tại điều 19, khoản 3 trong BEA:
- Tại địa điểm hối phiếu bị từ chối
- Trường hợp hối phiếu được xuất trình và từ chối thông qua bưu điện: lập
kháng nghị tại địa điểm hối phiếu bị trả lại
- Đối với hối phiếu có địa điểm thanh toán khác với địa chỉ người bị ký phát:
địa điểm lập kháng nghị tại địa điểm thanh toán.
 Giấy tờ cần thiết

Trong BEA, Mục 51, khoản 7, quy định: một kháng nghị phải bao gồm bản
sao hối phiếu và được ký bởi một công chứng viên và phải ghi rõ:
- Người yêu cầu lập kháng nghị
- Nơi và ngày tạo lập kháng nghị
- Nguyên nhân hay lý do lập kháng nghị
- Mệnh lệnh đã đưa ra và câu trả lời với mệnh lệnh đó (nếu có) hoặc thực tế là
người bị ký phát hay người chấp nhận hối phiếu không thể tìm thấy
2.1.3. Kỳ phiếu
Các nguồn luật trên đều giống nhau trong việc quy định những nội dung của
kỳ phiếu như là:

Trang 16


- Tiêu đề “kỳ phiếu” được ghi trên tờ kỳ phiếu và bằng ngôn ngữ tạo lập kỳ
phiếu
- Lời hứa trả một số tiền nhất định vô điều kiện
- Công bố thời hạn trả tiền
- Công bố địa điểm trả tiền
- Tên của người được trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của người đó
- Công bố ngày và địa điểm phát hành kỳ phiếu
- Tên và chữ ký của người phát hành kỳ phiếu
Do các quy định pháp lý đối với hối phiếu đòi nợ có thể áp dụng để điều
chỉnh đối với kỳ phiếu trong chừng mực không trái đối với kỳ phiếu cũng giống với
hối phiếu đòi nợ.

CHƯƠNG II: VÍ DỤ MINH HỌA SO SÁNH CÁC NGUỒN LUẬT ĐIỀU
CHỈNH HỐI PHIẾU
1. Hối phiếu minh họa


Trang 17


2. Nội dung
2.1. Tiêu đề
Hối phiếu này được lập bởi công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Thanh Đạt
và theo luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2006, chính vì vậy nên có ghi rõ tiêu
đề là: “Bill of exchange”, nếu không sẽ được xem là vô hiệu. Nhưng nếu hối phiếu
này theo luật của BEA 1882 và UCC 2002 thì không cần phải có tiêu đề mà chỉ cần
trong nội dung của hối phiếu có diễn đạt từ “Hối phiếu đòi nợ”. Trong tờ hối phiếu
này tại dòng nội dung đầu tiên có ghi: “At sight of this first bill of exchange…” đã
xuất hiện cụm từ Hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange) nên có thể bỏ tiêu đề đi cũng
không vi phạm hai nguồn luật này.

Trang 18


2.2. Số tiền ghi trên hối phiếu
Số tiền của hối phiếu này là 85002,86$, được ghi một cách rõ ràng ở góc bên
phải của tờ hối phiếu và cũng trùng khớp với số tiền được ghi bằng chữ. Điều này là
phù hợp với cả 3 luật.
2.3. Lãi suất, tỷ giá, thanh toán
Trên hối phiếu này không quy định lãi suất, tỷ giá và việc thanh toán thành
nhiều lần.
Theo Điều 9 Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam quy định ‘người thụ
hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp
luật về quản lý ngoại hối thì số tiền trên công cụ chuyển nhượng được thanh toán
bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực
hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán, trong trường hợp ngân hàng

thực hiện việc thanh toán.’ Nên việc ghi tỷ giá là không cần thiết.
Nếu theo BEA 1882 và UCC 2002 đều có quy định cụ thể về tỷ giá hối đoái
khi thanh toán hoặc việc thanh toán nhiều lần (mục 9 BEA 1882 và khoản 107 UCC
2002) nên việc ghi tỷ giá, lãi suất trên hối phiếu là không cần thiết.
2.4. Địa điểm ký phát
Ở đây, địa điểm ký phát và địa chỉ của người kí phát đều không được ghi cụ
thể trên hối phiếu. Theo điều 6 BEA 1882 và Điều 16 khoản 2 Luật công cụ chuyển
nhượng Việt Nam quy định nếu không có địa chỉ bên cạnh tên người ký phát thì hối
phiếu vô hiệu trừ trường hợp “Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối
phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát”.
Như vậy ta có thể ngầm hiểu rằng địa điểm ký phát hối phiếu này chính là địa điểm
trụ sở của người ký phát.
2.5. Địa điểm thanh toán
Ở hối phiếu này ghi rõ địa điểm thanh toán là Ngân hàng Hua Xia chi nhánh
Hải Nam, Hải Khẩu, Trung Quốc. Tuy vậy, cả 3 nguồn luật đều không có quy định

Trang 19


bắt buộc phải ghi rõ địa điểm trả tiền trên hối phiếu mà có thể mặc định địa điểm
thanh toán là nơi kinh doanh hay nơi ở của người bị kí phát hoặc là một nơi khác
mà do người kí phát chỉ định.
Trong trường hợp này, hối phiếu được kí phát theo phương thức thanh toán
bằng L/C, thì địa điểm thanh toán sẽ là địa điểm của ngân hàng phát hành L/C, tức
là địa điểm của ngân hàng Hua Xia chi nhánh Hải Nam tại Hải Khẩu, Trung Quốc.
2.6. Ngày ký phát hối phiếu
Đối với Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam, không có ngày kí phát hối
phiếu thì sẽ được xem là vô hiệu. Trong tờ hối phiếu này, có ghi là ngày 03 tháng 5
năm 2019 thì hối phiếu được kí phát. Còn nếu như theo luật BEA, hối phiếu sẽ
không cần phải ghi ngày tháng kí phát vẫn được xem là có hiệu lực và có thể bổ

sung vào sau. Đối với UCC 2002, nếu hối phiếu không được ghi ngày, ngày của nó
là ngày phát hành hoặc, đối với công cụ không công bố, ngày bắt đầu sở hữu chủ sở
hữu.
2.7. Thời hạn thanh toán
Thời hạn thanh toán của tờ hối phiếu này được ghi một lần duy nhất là ngay
khi nhìn thấy (“at sight”), phù hợp với cả ba nguồn luật LCCCN, UCC và BEA.
2.8. Về quy định tên người thụ hưởng trên hối phiếu
Trong tờ hối phiếu có ghi rõ “pay to the order of Vietnam joint stock
commercial bank for industry and trade, Nghe An Branch”. Theo Luật công cụ
chuyển nhượng Việt Nam, thì là hợp lí, nếu không sẽ xem là vô hiệu. Còn theo
BEA, tờ hối phiếu nếu không ghi tên của người thụ hưởng thì vẫn có giá trị vì số
tiền ghi trên hối phiếu sẽ được thanh toán cho người cầm tờ hối phiếu đó. Nên có
thể ghi là: “Pay to the bearer”.
2.9. Về quy định ghi tên người ký phát trên hối phiếu
Theo Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam, tờ hối phiếu được ghi đầy đủ
tên, chữ kí và đóng dấu của người kí phát là công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh

Trang 20


Thanh Đạt. Nhưng theo luật BEA thì không cần đóng dấu cũng không cần ghi địa
chỉ của người kí phát trên tờ hối phiếu.
3. Nghiệp vụ thanh toán
3.1. Chấp nhận hối phiếu
Hối phiếu do bên Công ty TNHH Thanh Thanh Đạt lập để đòi nợ công ty
Hainan Jinhai ở Trung Quốc qua 2 ngân hàng: 1 ngân hàng bên người kí phát là
Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, 1 ngân hàng là ngân hàng bên người bị kí
phát là Ngân hàng Hua Xia ở Haikou, Trung Quốc. Hối phiếu chưa được gửi đến
công ty bên Trung Quốc để chấp nhận thanh toán. Do đó ta giả định trường hợp về
nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu như sau:

a) Nếu 2 bên thỏa thuận và thống nhất theo Luật công cụ chuyển nhượng Việt

Nam, người bị kí phát là công ty Hainan Jinhai bên Trung Quốc sẽ phải thực
hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặt trước của hối
phiếu đòi nợ cụm từ "chấp nhận", ngày chấp nhận và chữ ký của mình. Nếu
thiếu ngày chấp nhận hoặc chữ ký, thì chấp nhận được coi là vô hiệu.
b) Trong khi nếu 2 bên theo UCC hay BEA không bắt buộc phải có ngày chấp

nhận. Theo BEA, trường hợp không ghi ngày ký chấp nhận, người nắm giữ
có thể tự bổ sung ngày ký chấp nhận thực tế.
c) Về thời hạn xuất trình để yêu cầu chấp nhận. Đây là hối phiếu trả ngay khi

nhìn thấy hối phiếu do đó nếu theo luật Công cụ chuyển nhượng, phía bên
Việt Nam có thời hạn là 1 năm để yêu cầu chấp nhận do thời hạn thanh toán
2 bên thỏa thuận là ngay khi nhìn thấy hối phiếu. Trong khi đó về khoản này
BEA quy định là thời gian hợp lý, 2 bên thỏa thuận để đưa ra khoảng thời
gian hợp lý để xuất trình yêu cầu chấp nhận hối phiếu.
d) Về thời gian trả lời yêu cầu chấp nhận sau khi xuất trình yêu cầu, theo luật

Công cụ chuyển nhượng điều 19 quy định, bên Trung Quốc có thời hạn chấp
nhận hối phiếu là 2 ngày kể từ ngày bên Việt Nam xuất trình hối phiếu, nếu
bên Việt Nam gửi qua bưu điện thì tính từ ngày người bị kí phát là phía bên
công ty Hainan Jinhai xác nhận đã nhận được hối phiếu. Tuy nhiên theo
Trang 21


UCC 2002, việc chấp nhận có thể được thực hiện vào bất kỳ lúc nào và có
hiệu lực khi thông báo theo hướng dẫn được đưa ra hoặc bản dự thảo được
chấp nhận được đưa ra nhằm mục đích trao quyền cho người nhận chấp
nhận.

3.2. Ký hậu chuyển nhượng
Nếu hối phiếu này có chuyển nhượng cho bên thứ ba thì có nghiệp vụ kí hậu
chuyển nhượng, tùy theo nguồn luật điều chỉnh sẽ yêu cầu những cách thức khác
nhau:
Trong trường hợp này, giả định bên phía Việt Nam là người thụ hưởng kí hậu
vào hối phiếu để chuyển nhượng cho bên thứ 3 thì bên thứ 3 này sẽ là người hưởng
lợi hối phiếu và khi bên thứ 3 này xuất trình hối phiếu, công ty Hainan Jinhai bên
Trung Quốc có nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ 3 này.
Về hình thức, theo luật Công cụ chuyển nhượng, việc kí hậu chuyển nhượng
chỉ cho phép kí ngay sau hối phiếu, trong khi BEA còn cho phép kí trên 1 tờ giấy
kèm theo. UCC không đề cập đến.
Theo luật Công cụ chuyển nhượng, việc bên Việt Nam kí hậu là bằng chứng
thể hiện cam kết trả tiền hối phiếu của phía công ty Việt Nam đối với người thụ
hưởng kế tiếp trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán.
Còn trong BEA, không quy định trách nhiệm của người ký hậu là bắt buộc
trả tiền gối phiếu cho người được chuyển nhượng.
3.3. Bảo lãnh hối phiếu
Cả BEA và Luật công cụ chuyển nhượng đều cho phép bảo lãnh bằng cách
ký trực tiếp lên hối phiếu hoặc bằng một văn bản riêng đính kèm và nếu bảo lãnh
không ghi rõ tên của người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là cho người
ký phát.
Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập một bộ hối phiếu theo đúng yêu cầu ,
lập bộ chứng từ thanh toán đầy đủ và phù hợp với LC, xuất trình trong thời hạn có
hiệu lực của LC thì hối phiếu này sẽ được ngân hàng Hua Xia trả tiền.

Trang 22


3.4. Truy đòi hối phiếu
Như đã nói ở phần lý thuyết về các trường hợp xảy ra thì Công ty Thanh

Thanh Đạt có quyền truy đòi hối phiếu.
Hình thức thông báo:
Cả Luật công cụ chuyển nhượng, BEA đều quy định hình thức thông báo
bằng văn bản, ngoài ra BEA còn cho phép liên hệ cá nhân
Thời hạn lập kháng nghị:
Nếu bên phía Trung Quốc từ chối thanh toán hay từ chối chấp nhận, thời hạn
lập kháng nghị là 4 ngày làm việc, kể từ ngày bị từ chối. Trong thời hạn bốn ngày
làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, người chuyển nhượng của bên Trung
Quốc phải thông báo bằng văn bản cho công ty Hainan Jinhai đó cho mình về việc
hối phiếu đòi nợ bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo cho
mình. Việc thông báo này được thực hiện cho đến khi bên Thanh Thanh Đạt nhận
được thông báo về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh
toán. Nếu trong thời hạn lập kháng nghị có xảy ra sự kiện bất khả kháng thì thời
gian diễn ra bất khả kháng không tính vào thời hạn thông báo.
Giấy tờ cần thiết:
Theo BEA, Mục 52, khoản 7, thì kháng nghị phải bao gồm bản sao hối phiếu
và được kí bởi một công chứng biên và phải ghi rõ:
- Người yêu cầu lập kháng nghị: Công ty Thanh Thanh Đạt
- Nơi và ngày tạo lập kháng nghị: Tùy theo địa điểm như ta đã phân tích ở lý
thuyết
- Nguyên nhân hay lý do lập kháng nghị
- Mệnh lệnh đã đưa ra và câu trả lời với mệnh lệnh đó (nếu có) hoặc thực tế là
người bị ký phát hay người chấp nhận hối phiếu không thể tìm thấy.

Trang 23


CHƯƠNG III : TÌNH HUỐNG MINH HOẠ VÀ BÀI HỌC RÚT RA
3.1.


Tình huống 1
Công ty Cổ phần Duy Minh kí hợp đồng ngoại thương số BBDM1711 về

xuất khẩu mặt hàng Ethanol cho công ty SOLUTION ở Malaysia trị giá 204.000
USD vào ngày 1.2.2009. Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng Vietcombank Việt Nam. Nội dung hợp đồng gồm một số điều khoản
cụ thể như sau:
-

Số lượng: 136.000 lit, đơn giá 1.5 USD/ lit giá FOB cảng Đình Vũ, Hải
Phòng.

-

Thời hạn thanh toán: trả chậm 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu.

-

Hình thức thanh toán: thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang.
Ngày 02/01/2009, công ty SOLUTION đã làm thủ tục xin mở L/C không

hủy ngang tại ngân hàng CIMB Group Holdings BHD của Malaysia, L/C số
00256900A98, L/C trị giá 204000USD. L/C có hiệu lực 90 ngày.
Ngày 20/01/2009, công ty Duy Minh tiến hành giao hàng với số lượng hàng
giống như trong điều khoản hợp đồng. Cùng ngày, công ty Duy Minh xuất trình bộ
chứng từ của lô hàng tại ngân hàng Vietcombank, Hà Nội, Việt Nam để nhờ ngân
hàng này đòi tiền theo thư tín dụng.
Tờ hối phiếu của công ty Duy Minh ký phát như sau:

Trang 24



BILL OF EXCHANGE

Draft No. MD-01
Hanoi, January 2nd, 2009

For USD 240.000

At 30 days from the date of arrival, pay to the order of Vietcombank, Hanoi Branch
the sum of two hundred four thousand United States dollars only.

Drawn under CIMB Group Holdings BHD L/C No 00256900A98 dated on January
2nd, 2009

Drawee:

Drawer:

Solution (M) SDN.BHD

Duy Minh Joint Stock Company
No.349 Hoang Quoc Viet Str,Nghia Tan Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
(Signature)

3.1.1. Phân tích hối phiếu
 Thông tin trên hối phiếu:
 Tiêu đề: Bill of Exchange
 Số hiệu: MD-01

 Số tiền (bằng số): 240.000USD
 Số tiền bằng chữ: Two hundred and four thousand United States
dollars only

Trang 25


×