Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đề cương toán ôn thi môn toán tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.37 KB, 32 trang )

Chủ đề 1: HSTH học Toán như thế nào và những điểm cần chú ý (.) DH
Toán ở TH.
1. HSTH học Toán như thế nào.
- HSTH thường tri giác trên tổng thể. Về sau, các hoạt động tri giác phát triển
và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác nên chính xác hơn.
- Chú ý không chủ định chiếm ưu thế ở HSTH. Sự chú ý của HSTH còn phân
tán, dễ bị lôi cuốn vào trực quan, gợi cảm, thường hướng ra bên ngoài vào hành
động, chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy.
- Trí nhớ trực quan – hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lô
gic, hiện tượng hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn các câu chữ trừu tượng, khô khan.
- Trí tưởng tượng còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống
mẫu vật đã biết.
Lứa tuổi TH (6-7 tuổi đến 11-12 tuổi) là giai đoạn mới của phát triển tư duy
giai đoạn tư duy cụ thể. (.) chừng mực nào đó hành động trên các đồ vật, sự kiện
bên ngoài là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. VD: HS lớp 1 khi học về bài
phép cộng (.) phạm vi 7 HS phải dùng đến que tính để hình thành nên kiến thức.
- HS cuối bậc học có những tiến bộ về nhận thức không gian như phối hợp
cách nhìn 1 hình hộp từ các phía khác. Nhận thức được mối quan hệ giữa hình với
nhau các quan hệ trong nội bộ một mình.
- HSTH bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng
hóa- khái quát và những hình thức đơn giản của sự suy luận phán đoán. Ở HSTH,
phân tích và tổng hợp phát triển không đồng đều, tổng hợp có khi không đúng hoặc
không đầy đủ dẫn đến khái quát sai (.) hình thành khái niệm. Khi giải toán thường
ảnh hưởng 1 số từ “thêm” “bớt”, “nhiều gấp”, tách nhau ra khỏi điều kiện chung để
lựa chọn phép tính ứng với từ đó do mắc sai lầm.
- Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hóa và khái quát
nhưng không thể chỉ vào tri giác bởi khái niệm toán học còn là kết quả của các
thao tác tư duy đặc thù.
- HSTH nhất là các lớp đầu cấp thường phán đoán theo cảm nhận riêng nên
suy luận thường mang tính tuyệt đối. (.) học Toán HS khó nhận thức về quan hệ
kéo theo (.) suy diễn. VD: 12 = 3 x 4 nên 12 : 3 = 4, coi đó là 2 mệnh đề không có


quan hệ với nhau, các em khó chấp nhận các giả thiết, dữ kiện có tính chất hoàn
toàn giả định bởi khi suy luận thường gắn với thực tế. Bởi vậy khi nghe 1 mệnh đề
toán học các em chưa có khả năng phân tích rành mạch các thuật ngữ, các bộ phận
của câu mà hiểu 1 cách tổng quát.
2. Tìm hiểu HSTH học toán như thế nào
* Những điều cần chú ý trong dạy học toán ở tiểu học:
- Trong dạy học tiểu học quan điểm “thống trị” là quan điểm tâm lí học,
nhưng (.) dạy học toán cần thấy vai trò chủ đạo của quan điểm lô gic và toán học
coi lô gic học hình thức là cơ sở quan trọng của nó. Thực tế quan tâm đến đặc điểm
lứa tuổi chính là tăng cường sức mạnh của lô gic (.) quá trình nhận thức ở HSTH.
- Không thể dạy học toán mà không nắm vững những kiến thức toán cơ bản,
cần thiết, liên quan đến các kiến thức cần dạy, không nắm vững đặc thù của toán
học nói chung.


- Đối tượng toán học ngay từ đầu là các đối tượng trừu tượng nên đối với toán
học là sự trừu tượng hóa trên các trừu tượng hóa liên tiếp trên nhiều tầng bâc. Sự
trừu tượng hóa liên tiếp luôn gắn với sự khái quát hóa liên tiếp và lí tưởng hóa.
Toán học sử dụng phương pháp suy diễn nó là phương pháp suy luận làm cho toán
học phân biệt với các khoa học khác.
=> Trong dạy học toán ở TH cần chú ý đến sự tồn tại của 3 thứ ngôn ngữ có
quan hệ đến nhận thức của HS ngôn ngữ với các thuật ngữ công cụ, ngôn ngữ kí
hiệu, ngôn ngữ tự nhiên.
3. Mục tiêu dạy học môn toán ở TH
- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số
thập phân, các đại lượng thông dụng, 1 số yếu tố hình học, và thống kê đơn giản.
- Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng
dụng thiết thực trong đời sống.
- Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng hợp lý, diễn đạt
chúng, cách phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi (.) cuộc sống,

kích thích tư tưởng, gây hứng thú học tập toán, góp phần hình thành bước đầu
phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng
tạo.
* Những điểm mới về mục tiêu dạy học toán ở tiểu học
- Nhấn mạnh đến việc giúp HS có những kiến thức và kỹ năng cơ bản thiết
thực, có hệ thống nhưng chú trọng đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức
và kỹ năng cơ bản đó. VD: lớp 1 hs biết đến đọc, viết, so sánh các số đến 10 mới
chuyển sang giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng… Ngoài các mạch kiến
thức quen thuộc ở trường học có giới thiệu 1 số yếu tố thống kê có ý nghĩa thiết
thực trong đời sống.
- Quan tâm đúng mức hơn đến:
+ Rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề.
+ Phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của môn toán.
+ Xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học dựa
vào các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của HS, giúp HS tự biết cách học
toán có hiệu quả.
4. Mục tiêu dạy học ở trường lớp
- Ở mỗi giai đoạn của tiểu học có những sắc thái riêng:
+ giai đoạn 1 (các lớp 1,2,3) đặc biệt là lớp 1 việc học tập của HS chủ yếu dựa
vào các phương tiện trực quan.
+ Giai đoạn 2 (lớp 4,5) (.) học tập sử dụng đúng mức các phương tiện trực
quan và hình thức học tập có tính chủ động, sáng tạo hơn giúp HS làm quen với
các nội dung có tính khái quát hơn, có cơ sở tâm lí hơn có những mục tiêu có thể
đạt được sau 1 giai đoạn nhất định nhưng cũng có những mục tiêu được trải qua và
hoàn thiện dần (.) suốt bậc học.
* Dạy học toán nhằm giúp HS:
- Bước đầu có 1 số kiên thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các
số tự nhiên, trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ (.) phạm vi 100,
về độ dài và đo độ dài (.) phạm vi 20cm, về tuần lễ và ngày (.) tuần, về đọc giờ



đúng trên mặt đồng hồ, về 1 số hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam
giác, hình tròn, về bài toán có lời văn.
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành, đọc, viết, đếm, so sánh các
số trong phạm vi 100, cộng và trừ không nhớ (.) phạm vi 100, đo và ước lượng độ
dài đoạn thẳng, nhận biết hình vuông, tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ
đoạn thẳng có độ dài 10cm, giải 1 số bài toán đơn về cộng, trừ bước đầu diễn đạt =
lời, kí hiệu 1 số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập dượt, so sánh,
phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa (.) phạm vi của những nội dung
có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của HS.
- Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú (.) học tập toán.
5. Cấu trúc chương trình môn toán: Gồm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1 (lớp 1,2,3) học tập cơ bản.
- Giai đoạn 1 (lớp 4,5) học tập sâu.
* Chương trình ở từng lớp
Lớp 1
4 tiết/tuần x 35 tuần = 140 tiết
1. Số học
* Các số đến 10, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
- Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau).
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10.
- Sử dụng các dấu = (bằng), < (bé hơn), > (lớn hơn).
- Bước đầu giới thiệu khái niệm về phép cộng.
- Bước đầu giới thiệu khái niệm về phép trừ.
- Bảng cộng và bảng trừ (.) phạm vi 10.
- Số 0 trong phép cộng, phép trừ.
- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Tính giá trị biểu thức số có đến dấu hai phép tính cộng, trừ.
* Các số đến 100, phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệu hàng trục, hàng đơn vị.

Giới thiệu tia số.
- Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết
trong phạm vi 100.
- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 hai phép tính cộng, trừ (các trường hợp
đơn giản).
2. Đại lượng và đo đại lượng
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét; Đọc, viết, thực hiện phép tính với
các số đo theo đơn vị đo xăng-ti-mét. Tập đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian; tuần lễ, ngày trong tuần. Bước đầu làm quen
với đọc lịch (loại lịch hàng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút chỉ vào
số 12).
3. Yếu tố hình học.
- Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
- Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình, đoạn thẳng.
- Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, cắt, hình.
4. Giải bài toán


- Giới thiệu bài toán có lời văn.
- Giải bài toán bằng 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ, chủ yếu là các bài toán
thêm, bớt 1 số đơn vị.
Lớp 2
5 tiết/ tuần x 35 tuần = 175 tiết
1. Số học
* Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng, tổng) và
phép trừ (số bị trừ, số trừ, hiệu).
- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20.
- Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có nhớ trong phạm vi 100. Tính
nhẩm và tính viết.

- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ.
- Giải bài tập dạng: “Tìm x biết: a + x = b, x – a = b, a – x = b (với a,b là các
số có đến 2 chữ số)” bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của
phép tính.
* Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
- Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục,
hàng trăm.
- Phép cộng các số có đến 3 chữ số, tổng không quá 1000, không nhớ. Tính
nhẩm và tính viết.
- Phép trừ các số có đến 3 chữ số, không nhớ.
- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ, không có dấu
ngoặc.
* Phép nhân và phép chia
- Giới thiệu ban đầu về phép nhân: Lập phép nhân từ tổng các số hạng bằng
nhau. Giới thiệu thừa số và tích.
- Giới thiệu ban đầu về phép chia: Lập phép chia từ phép nhân có 1 thừa số
chưa biết- khi biết tích và thừa số kia. Giới thiệu số bị chia, số chia, thương.
- Lập bảng nhân với 2,3,4,5 có tích không quá 50.
- Lập bảng chia với 2,3,4,5 có số bị chia không quá 50.
- Nhân với 1 và chia cho 1.
- Nhân với 0. Số bị chia là 0. Không thể chia cho 0.
- Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính. Nhân số có đến 2 chữ số với
số có 1 chữ số không nhớ. Chia số có đến 2 chữ số với số cho số có 1 chữ số, các
bước chia trong phạm vi các bảng tính.
- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Giải bài tập dạng: “Tìm x biết: a x x = b; x : a = b (với a là số có 1 chữ số, khác 0;
b là số có 2 chữ số)”.
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/n, với n là các số tự nhiên
khác 0 và không vượt quá 5).
2. Đại lượng và đo đại lượng

- Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề-xi-mét, mét mà ki-lô-mét, mi-li-mét. Đọc,
viết các số đo theo đơn vị đo mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài: 1m =
10dm, 1dm = 10cm, 1m = 100cm, 1km = 1000m, 1m = 1000mm. Tập chuyển đổi


các đơn vị đo độ dài, thực hiện phép tính với số đo độ dài (các trường hợp đơn
giản). Tập đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu về lít. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị lít. Tập đong,
đo, ước lượng theo lít.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: giờ, tháng. Đọc, viết, làm tính với các số đo
theo đơn vị ki-lô-gam. Tập cân và ước lượng theo ki-lô-gam.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: giờ, tháng. Thực hành đọc lịch (loại lịch hàng
ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (khi kim phút chỉ vào số 12) và đọc giờ khi kim
phút chỉ vào số 3, 6. Thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị giờ, tháng.
- Giới thiệu tiền Việt Nam (trong phạm vi các số học). Tập đổi tiền trong
trường hợp đơn giản. Đọc, viết, làm tính với các số đo đơn vị đồng.
4. Yếu tố hình học
- Giới thiệu về đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng.
- Giới thiệu đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của 1 hình đơn giản. Tính chu vi
hình tam giác, hình tứ giác.
5. Giải bài toán
- Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ (trong đó có bài toán về
nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị), phép nhân và phép chia.
Lớp 3
5 tiết/ tuần x 35 tuần = 175 tiết
1. Số học
* Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp):
- Củng cố các bảng nhân với 2,3,4,5 (tích không quá 50) và các bảng chia cho
2,3,4,5 (số bị chia không quá 50). Bổ sung cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ

không quá 1 lần).
- Lập các bảng nhân với 6,7,8,9,10 (tích không quá 100) và các bảng chia
6,7,8,9, 10 (số bị chia không quá 100).
- Hoàn thiện các bảng nhân và bảng chia.
- Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số có 2, 3 chữ số với số có
1 chữ số không nhớ, chía nhẩm số có 2 chữ số với số có 1 chữ số không có số dư ở
từng bước chia. Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 theo các mức
độ đã xác định.
- Làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức.
- Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu
phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
- Giải các bài tập dạng: “Tìm x biết: a : x = b (với a,b là số (.) phạm vi đã
học)”.
* Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000. Giới thiệu hàng nghìn, hàng vạn,
hàng chục vạn.
- Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, trong
phạm vi 100 000. Phép chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia
có dư).
- Tính giá trị các biểu thức số có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu
ngoặc.


- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/n, với n là số tự nhiên từ 2
đến 10 và n = 100, n = 1000). Thực hành so sánh các phần bằng nhau của đơn vị
trên hình vẽ và trong trường hợp đơn giản.
- Giới thiệu ban đầu về chữ số La Mã.
2. Đại lượng và đo đại lượng
- Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ mi-li-mét đến ki-lô-mét. Nêu
mối quan hệ giữa 2 đơn vị tiếp liền nhau, giữa mét và ki-lô-mét, giữa mét và xangti-mét, mi-li-mét. Thực hành đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu đơn vị đo diện tích; xăng-ti-mét vuông.

- Giới thiệu gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Giới
thiệu 1kg=1000g.
- Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch.
- Phút, giờ. Thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút. Tập ước lượng
khoảng thời gian trong phạm vi 1 phút.
- Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam. Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản.
3. Yếu tố hình học
- Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. Giới thiệu ê-ke. Vẽ góc = thước
thẳng và ê-ke.
- Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của các hình đã học.
- Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
- Giới thiệu compa. Giới thiệu tâm và bán kính, đường kính của hình tròn. Vẽ
đường tròn bằng compa.
- Thực hành vẽ trang trí hình tròn.
- Giới thiệu diện tích của 1 hình. Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích
hình vuông.
4. Yếu tố thống kê
- Giới thiệu bảng số liệu đơn giản.
- Tập sắp xếp lại các số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước.
5. Giải bài toán
- Giải các bài toán có đến 2 bước tính với mối quan hệ trực tiếp và đơn giản.
- Giải bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học.
Lớp 4
5 tiết/ tuần x 35 tuần = 175 tiết
1. Số học
* Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên:
- Lớp triệu. Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Giới thiệu lớp tỉ.
- Tính giá trị các biểu thức chứa chữ dạng:
a+b ; a – b ; a x b ; a : b ; a + b + c ; a x b x c ; (a + b) x c
- Tổng kết về số tự nhiên và hệ thập phân.

- Phép cộng và phép trừ các số có đến 5, 6 chữ số không nhớ và có nhớ tới 3
lần. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- Phép nhân các số có nhiều chữ số với số không quá 3 chữ số, tích không quá
6 chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên, tính chất
phân phối của phép nhân với phép cộng.


- Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá 3 chữ số, thương có
không quá 4 chữ số.
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Tính giá trị các biểu thức số có đến 4 dấu phép tính. Giải các bài tập dạng:
“Tìm x biết: x < a ; a < x < b (a, b là các số bé)”.
* Phân số. Các phép tính về phân số:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về các phấn số đơn giản. Đọc, viết, so sánh các
phân số bằng nhau
- Phép cộng, phép trừ 2 phân số có cùng hoặc không có cùng mẫu số (trường
hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100).
- Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số.
- Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên
(trường hợp đơn giản, mẫu số của tích có không quá 2 chữ số).
- Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số.
Giới thiệu nhân 1 tổng 2 phân số với 1 phân số.
- Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên
khác 0.
- Thực hành tính: tính nhẩm về cộng, trừ 2 phân số có cùng mẫu số, phép tính
không có nhớ, kết quả tính không quá 2 chữ số, tính nhẩm về nhân phân số với
phân số hoặc với số tự nhiên, tử số và mẫu số của tích có không quá 2 chữ số, phép
tính không có nhớ.
Tính giá trị của các biểu thức có không quá 3 dấu phép tính với các phân số
đơn giản (mẫu số chung của kết quả tính có không quá 2 chữ số).

* Tỉ số:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số.
- Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ.
2. Đại lượng và đo đại lượng
- Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng. Chủ yếu nêu mối quan
hệ giữa ngày và giờ; giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng ngày.
- Giới thiệu về diện tích và 1 số đơn vị đo diện tích (dm 2, m2, km2). Nêu mối
quan hệ giữa m2và cm2 ; m2 và km2 .
- Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng (cùng loại), tính toán với các số đo. Thực
hành đo, tập làm tròn số đo và tập ước lượng các số đo.
3. Yếu tố hình học
- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Nhận dạng góc trong các hình đã học.
- Giới thiệu 2 đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau.
- Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi.
- giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành (đáy, chiều cao) hình thoi.
- Thực hành vẽ hình bằng thước và ê-ke, cắt, ghép, gấp hình.
4. Yếu tố thống kê
- Giới thiệu ban đầu về số trung bình cộng.
- Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu.
- Giới thiệu biểu đồ. Tập nhận xét trên biểu đồ.
5. Giải bài toán


- Giải các bài toán có đến 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số.
- Giải các bài toán có liên quan đến: tìm 2 số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của
chúng; tìm 2 số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bình cộng, các nội dung
hình học đã học.
Lớp 5
5 tiết/ tuần x 35 tuần = 175 tiết

1. Số học
* Ôn tập về phân số: bổ sung về phân số thập phân, hỗn số; các bài toán về tỉ
lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
* Số thập phân. Các phép tính về số thập phân
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân.
- Đọc, viết, so sánh các số thập phân.
- Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân:
+ Phép cộng, phép trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân.
Cộng trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần.
+ Phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có
không quá 3 chữ số.
+ Phép chia các số thập phân với số chia có không quá 3 chữ số (cả phần
nguyên và phần thập phân) và thương có không quá 4 chữ số, với phần thập phân
có không quá 3 chữ số.
- Tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của
phép nhân đối với phép cộng các số thập phân.
- Thực hành tính nhẩm:
+ Cộng, trừ không nhớ 2 số thập phân có không quá 2 chữ số
+ Nhân không nhớ 1 số thập phân có không quá 2 chữ số với 1 số tự nhiên có
1 chữ số.
+ Chia không có dư 1 số thập phân có không quá 2 chữ số cho 1 số tự nhiên
có 1 chữ số.
- Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.
* Tỉ số phần trăm
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
- Đọc, viết tỉ số phần trăm.
- Cộng, trừ các tỷ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với 1 số.
- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và
phân số.

2. Đại lượng và đo đại lượng
* Đo thời gian. Vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được.
- Các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có tên 2 đơn vị đo.
- Các phép tính nhân, chia số đo thời gian với 1 số.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về: vận tốc, thời gian chuyển động, quãng
đường đi được và mối quan hệ giữa chúng.
* Đo diện tích. Đo thể tích
- Đề-ca-mét vuông, héc-tô- mét vuông, mi-li-mét vuông; bảng đơn vị đo diện
tích.


- Giới thiệu các đơn vị đo diện tích ruộng đất: a và ha. Mối quan hệ giữa m 2, a
và ha.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về thể tích và 1 số đơn vị đo thể tích: xăng-timét khối (cm3), đề-xi-mét khối (dm3), mét khối (m3).
- Thực hành đo diện tích ruộng đất và đo thể tích.
3. Yếu tố hình học
- Tính diện tích hình tam giác, hình thoi và hình thang. Tính chu vi và diện
tích hình tròn.
- Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu.
- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật,
hình lập phương. Giới thiệu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn
phần và thể tích hình trụ, hình cầu.
4. Yếu tố thống kê
- Nêu nhận xét 1 số đặc điểm đơn giản của 1 bảng số liệu hoặc 1 biểu đồ
thống kê.
- Thực hành lập bảng số liệu và vẽ biểu đồ dạng đơn giản.
5. Giải bài toán
Giải bài toán chủ yếu là các bài toán có đến 3 bước tính, trong đó có:
* Các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm
- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.

- Tìm 1 số, biết tỉ số phần trăm của số đó so với số đã biết.
- Tìm 1 số, biết 1 số khác và tỉ số phần trăm của số đã biết so với số đó.
* Các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và
cùng chiều
- Tìm vận tốc biết thời gian chuyển động và độ dài quang đường.
- Tìm thời gian chuyển động biết độ dài quãng đường và vận tốc chuyển
động.
- Tìm độ dài quãng đường biết vận tốc và thời gian chuyển động.
* Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết 1 số vấn đề của
đời sống
6. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn toán ở tiểu học
* Trọng tâm và hạt nhân môn toán ở TH là các kiến thức, kĩ năng, STN,
SPTP... các nội dung đảm bảo tính cơ bản và thiết thực.
- Các mạch kiến thức được trình bày theo kiểu đồng tâm mở đầu theo vòng số
thích hợp giữa các kiến thức đảm bảo tính thống nhất các yếu tố đại số và thống kê
được tích tụ (.) các mạch kiến thức khác.
- Nội dung chương trình phải dưới dạng có sẵn tạo điều kiện để HS tự phát
hiện vấn đề chiếm lĩnh kiến thức.
Chủ đề 2: Một số phương pháp và hình thức tổ chức học toán ở TH
1. Quan niệm về dạy học giải quyết vấn đề
* Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học Toán ở tiểu học là GV tạo
động cơ học tập cho HS thông qua 1 số tình huống gợi vấn đề, khuyến khích HS
nhận thức được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề, từ đó mà tiếp cận hoặc hình
thành kiến thức và kỹ năng về môn toán.


* Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là 1 phương pháp dạy học có ưu
thế phát huy tính tích cực của HS.
* Các cấp độ vận dụng DH giải quyết vấn đề ở TH: có 2 cấp
- Cấp độ 1: Thuyết trình giải quyết vấn đề, mức độ tích cực độc lập của HS

thấp trong khi lĩnh hội kiến thức. Thầy giáo tạo tình huống có vấn đề như 1 câu hỏi
lửng, giúp HS tập trung cảm nhận được vấn đề trong tình huống đó. Sau đó chính
thầy đưa ra vấn đề và trình bày cách giải quyết vấn đề, HS theo dõi các tình tiết
tình hình, phát triển và giải quyết vấn đề.
- Cấp độ 2: Đàm thoại giải quyết vấn đề (tìm tòi giải quyết từng bộ phận). HS
chủ động tích cực hơn mức độ trên, tuy vậy vẫn chưa hoàn toàn độc lập giải quyết
vấn đề mà có sự gợi ý dẫn dắt của GV khi cần thiết. Về 1 phương diện nào đó, khi
sử dụng dạy học giải quyết vấn đề ở cấp độ này người ta có liên tưởng tới phương
pháp DH gợi mở-vấn đáp, tuy nhiên nếu phương pháp gợi mở-vấn đáp là GV
chuẩn bị sẵn 1 hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS lần lượt suy nghĩ và trả lời để tiến tới
kiến thức và kỹ năng, thì sử dụng PPDH giải quyết vấn đề trong trường hợp này
các câu hỏi không có hệ thống chủ định sẵn mà chỉ ở những khâu HS thực sự cần
thiết, khi có GV tùy thuộc vào sự mong đợi của HS mà đưa ra câu hỏi gợi ý (với
mức độ cần thiết) giúp HS vượt qua khó khăn tạm thời và tiếp tục tự giải quyết vấn
đề.
2. Vấn đề: Vấn đề (.) DH và dạy học Toán ở TH hình thành từ 1 khó khăn về
lý thuyết (HS chưa lý giải được) hoặc từ 1 thực hành (HS chưa có thuật toán) để
vượt qua khó khăn đó cần có nỗ lực từ bản thân HS.
* Các yếu tố cơ bản của vấn đề là:
- Chứa điều mà HS chưa biết.
- Chứa yếu tố đã biết, đã cho, hoặc có thể tìm được.
- Chứa mối liên hệ giữa các yếu tố chưa biết với các yếu tố đã biết.
* Những đặc trưng của vấn đề
Nhận thức vấn đề có vai trò như 1 yếu tố kích thích quan trọng đối với hoạt
động tư duy của con người.
- Những vấn đề nảy sinh, phát triển kích thích hoạt động nhận thức, nó không
những là phương tiện phát huy tính tích cực mà còn xác định sự phát triển của
khuynh hướng và năng lực con người.
+ Vấn đề có yếu tố khách quan (các dẫn liệu cho phương pháp giải quyết vấn
đề) và cũng có yếu tố chủ quan (phụ thuộc người tiếp nhận vấn đề và năng lực sẵn

sàng giải quyết vấn đề)
* Tình huống có vấn đề: là 1 tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lý
thuyết hay thực hành mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, không phải
ngay tức khắc nhớ 1 quy tắc, 1 tính chất (1 thuật toán), mà trải qua quá trình tư duy
tích cực, biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiến thức và kĩ năng đã có.
- Điều kiện 1 tình huống có vấn đề là:
+ Có vấn đề cần giải quyết, gắn với những khó khăn, bộc lộ những mâu thuẫn
giữa nhu cầu thực tiễn và trình độ của chủ thể nhận thức.
+ Gợi nhu cầu nhận thức, kích thích tò mò khoa học của HS, tạo động cơ ham
muốn giải quyết vấn đề.


+ Gây niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề. HS thấy khó khăn, tạm thời
chưa có câu trả lời nhưng có 1 số kiến thức, kĩ năng rất gần gũi với tình huống đặt
ra và có nhiều hi vọng giải quyết được dựa vào kiến thức và khái niệm đã có.
+ Tình huống có vấn đề xuất hiện nhờ tính tích cực tư duy của người học.
VD: ở lớp 2 bắt đầu dạy về cộng có nhớ phép tính: 25 + 36 = ?.
+ HS gặp khó khăn chưa biết cách làm, phải có đồ dùng trực quan: 2 chục que
tính và 5 que tính rời với 3 chục que tính và 6 que tính rời.
* Vai trò, tác dụng của DH giải quyết vấn đề trong DH Toán ở TH
- Là phương pháp dạy học có tác dụng tốt (.) việc phát huy tính chủ động tích
cực, sáng tạo cho người học. Giúp HS tập dượt phát hiện và giải quyết vấn đề.
- PPDH giải quyết vấn đề cũng giống như các phương pháp dạy học khác chỉ
phát huy được tác dụng tốt nếu người GV đầu tư suy nghĩ, vận dụng vào những nội
dung thích hợp của môn toán, với từng loại bài học cụ thể và đối tượng HS cụ thể.
* Yêu cầu khi sử dụng PPDH giải quyết vấn đề:
Phương pháp DH giải quyết vấn đề là 1 PPDH có ưu thế phát huy tính tích
cực của HS, tuy nhiên yêu cầu cơ bản là GV phải có kỹ năng tạo tình huống có vấn
đề, cần hiểu rõ những đặc trưng của “vấn đề” và “tình huống có vấn đề”, trên cơ sở
hiểu rõ mục tiêu DH Toán ở bài dạy cụ thể, từ đó tạo ra tình huống có vấn đề giúp

HS tìm lấy kiến thức thông qua hoạt động giải quyết vấn đề.
VD: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
7 + ... = 10
Cách giải quyết vấn đề: Khi hình thành kiến thức mới.
Khi ôn luyện kiến thức đã học.
3. Tổ chức nhóm học tập tương tác (.) DH Toán ở TH
Ý nghĩa tác dụng: Vai trò quan trọng của PP thể hiện ở chỗ: tạo cơ hội để HS
đưa ra giải pháp, trình bày cách giải quyết, hướng suy nghĩ về nội dung học tập. Từ
đó muốn HS có thể tự so sánh biết được tính hợp lý, đúng đắn (.) cách giải quyết,
trình bày của mình và của bản. Họ tự đưa ra những thông tin phản hồi nhanh về sự
hiểu và không hiểu về nội dung học tập
* Các cách chia nhóm học tập? Ưu nhược điểm của mỗi cách: 4 cách
1. Chia nhóm đồng đẳng (ngẫu nhiên): chẵn lẻ giữa các dạy bàn.
VD1: muốn chia lớp thành 2 nhóm: GV chỉ em đầu bàn đọc là chẵn em kế tiếp
là lẻ cứ như thế các em chẵn vào 1 nhóm, các em lẻ vào 1 nhóm. Tôi có 2 nhóm
chia ngẫu nhiên của lớp.
VD2: Cần chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu điểm danh 1,2,3,4 cứ hết vòng như
thế lặp lại, cuối cùng các em có số 1 vào 1 nhóm, số 2 vào 1 nhóm, số 3 vào 1
nhóm, số 4 vào 1 nhóm. Ta chia lớp thành 4 nhóm đồng đẳng (ngẫu nhiên).
- Ưu điểm: khả năng giao tiếp rộng giữa các thành viên (.) lớp các em thấy cơ
ội phân vào các nhóm là như nhau. Các nhóm tương đối đồng đẳng về số lượng
người, về trình độ chung của các nhóm.
- Nhược điểm: là 1 số HS không phù hợp, không biết cá tính của nhau (.) học
tập tương tác có thể chưa được ăn ý.
=> Nếu chia nhóm kiểu này nhiệm vụ GV giao việc cần có nhiều trình độ,
mức độ yêu cầu khác nhau. Có như vậy mới tận dụng hết khả năng của mỗi HS (.)
lớp.


2. Chia nhóm kiểu vòng tròn đồng tâm:

Cách chia: Chia lớp thành từng cặp 2 nhóm, 1 nhóm thực hiện đứng (ngồi) ở
vòng (.), nhóm quan sát đứng (ngồi) ở vòng ngoài.
VD: Chia lớp thành 4 nhóm = cách điểm danh 1,2 sau đó chia thành 2 cặp
nhóm thực hiện nhiệm vụ do GV đặt ra. Như nhóm 2 quan sát nhóm 1 để xem (.)
nhóm 1 làm có tốt không. Có bạn nào không tham gia hay đang tham gia tích cực
phần việc của mình, bạn nào tích cực giải quyết nhiệm vụ và giúp đỡ thêm được
bạn nào, ý kiến bạn nào được cả nhóm ủng hộ hơn cả...Sau đó đổi lại vai trò.
- Ưu điểm: Tất cả mọi HS được tham gia, GV biết được em nào tham gia tích
cực hay không, các HS có thể giúp đỡ nhau.
- Nhược điểm: Cần không gian rộng và tốn nhiều thời gian sắp xếp HS...
3. Chia nhóm theo sở trường
- Cách làm: GV cần phân hoạch được đối tượng HS khá, giỏi, TB hoặc yếu.
Sau đó điểm danh đánh số các nhóm HS, chia các nhóm HS khá, giỏi; chia các
nhóm HS trung bình, chia các nhóm HS yếu. Lần lượt giao nhiệm vụ cho các nhóm
HS khá, giỏi, các nhóm TB và các nhóm còn yếu theo mức độ khác.
4. Chia nhóm hỗn hợp trình độ
- Cách làm: GV phân hoạch các HS ở trong lớp diện học khá, giỏi, TB và yếu.
Điểm danh độc lập 3 nhóm yêu cầu 1 HS ở mỗi nhóm tự đọc 1 số (1,2,3,4) Số 1
nhóm giỏi, nhóm TB, nhóm còn yếu vào 1 nhóm 3 người; số 2 nhóm giỏi, nhóm
trung bình, nhóm còn yếu tạo thành 1 nhóm 3 người, cứ như vậy chia lớp thành các
nhóm.
4. Một số kĩ thuật khi tiến hành thảo luận nhóm
* Để 1 số tình huống có thể xảy ra khi thảo luận biện pháp khắc phục:
- Để cuộc thảo luận bắt đầu nhanh chóng: GV có thể khơi ngòi cho cuộc thảo
luận = cách đặt câu hỏi và nêu ra 1 tình huống. VD: bài: Bảng chia 7 GV đưa ra
tình huống 1 tấm bìa có 7 chấm tròn được lấy mấy lần? và có phép tính gì?
- Để điều khiển cuộc thảo luận hiệu quả
+ Chia nhỏ vấn đề cần thảo luận.
+ Xác định đúng vấn đề cần thảo luận, tránh tình trạng thảo luận mất nhiều
thời gian mà không đi đến vấn đề thực sự cần thiết, căn cứ liên hệ với các yêu cầu

đặt ra từng bước sao cho thích hợp.
VD: 3,57m + 1,16m = ? HS chưa biết.
Thảo luận cách cộng 2 số thập phân: 3,57 + 1,16 = ? Đã biết cộng với loại số
nào? Có thể đưa về các loại só đã biết cách cộng hay không?
Cách 1: Cộng số tự nhiên
Cách 2: Cộng phân số cùng mẫu = cách đổi đơn vị đo 3,57 = 357/100
- Nếu HS không tham gia thảo luận.
+ Biện pháp: tìm hiểu 1 số nguyên nhân (tính cách, sức khỏe, hoàn cảnh gia
đình…tùy từng nguyên nhân GV sử lí thích hợp.
- Nếu HS hăng hái làm hết phần việc của cả nhóm
+ Biện pháp nên chia công việc cho các HS (.) nhóm để cùng được thực hiện.
5. Tổ chức hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc.


* Ý nghĩa: HSTH khi học toán cần thiết có những nội dung phải thực hiện
học cá nhân như việc hình thành kỹ năng và rèn luyện kỹ năng tính với 4 phép
tính, kĩ năng trình bày, diễn đạt khi giải toán nhờ những hoạt động học cá nhân mà
HS đưa ra thông tin phản hồi chính xác về trình độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng thực
hành, về phương pháp suy luận. Từ đó giúp cho GV có kế hoạch DH hợp lý tiếp
theo
* Một số hình thức tổ chức học tập cá nhân
- Cá nhân thực hành nộp sản phẩm.
- Yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi.
- Viết tự luận nêu yêu cầu của nhiệm vụ.
- Hoạt động trên phiếu giao việc
* Một số tình huống có thể xảy ra khi hoạt động cá nhân
- HS làm sai, làm ẩu
- HS làm như máy, không cần biết tại sao lại làm như vậy (không tư duy liên
hệ và không cần biết mục đích làm).
- HS không thực hiện nhiệm vụ

* Biện pháp:
- Giúp HS nhận thức được rõ mục đích động cơ hoạt động cá nhân, GV k thể
áp đặt mục đích cho HSTH. VD: thấy được ý nghĩa giá trị thực tiễn của kiến thức
về số thập phân, về việc thực hiện các phép tính về số thập phân.
- Tạo mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với các kiến thức hiện có của HS,
với kiến thức mới, với yêu cầu thực hành mới.
- Khích lệ những cá nhân hướng nội, những cá nhân làm tốt, phê phán 1 cách
hài hước những sai làm khi cá nhân bộc lộ, có gợi ý định hướng các hoạt động khi
phát hiện nguy cơ sai làm ở cá nhân…
VD: Khi HS cần thực hành kỹ năng xem giờ chính xác tới phút, cần giúp HS
thực hiện cá nhân việc ôn tập các trường hợp: xem giờ đúng (toán 1), xem giờ hơn
15 phút, 30 phút (toán 2), xem giờ chính xác tới 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút,
25 phút, 30 phút (toán 3). Từ đó yêu cầu mỗi cá nhân viết giờ thích hợp với các
mặt đồng hồ tương ứng và phát triển tiếp kỹ năng xem giờ chính xác tới phút. Mỗi
cá nhân nào đều làm đúng nhanh được tuyên dương…
6. Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học
* Vai trò tác dụng của trò chơi học toán
- Trò chơi nhốt gà vào chuồng bài số 6 (toán 1)
- Trò chơi “Xì điện”, bài “Bảng nhân 7” (toán 3)
- Trò chơi toán có tác dụng to lớn kích thích sự thi đua học tập và vận dụng
kiến thức ở HS, tình huống chơi giúp HS dễ bộc lộ kiến thức, vận dụng linh hoạt
hoặc bộc lộ những sai sót rất đa dạng và tự nhiên.
- Quan niệm:
+ Những gì trẻ em thích làm, nó sẽ tìm cách làm và có đủ thì giờ để làm..
+ Những gì gây được sự tò mò, trẻ sẽ tìm cách khám phá.
+ Những gì trẻ không sợ nó sẽ tìm cách tiếp cận và bộc lộ hết khả năng 1 cách
tự nhiên.
Trò chơi học toán đưa HS vào những tình huống vui vẻ khiến trẻ không thấy e
sợ, thấy hứng thú và kích thích tính tò mò vì vậy sẽ cuốn hút tâm lý của trẻ. Khi trẻ



chơi sẽ là lúc bộc lộ rõ những khả năng hiểu biết kiến thức và ứng dụng kiến thức
theo trình độ thực.
* Nguyên tắc tổ chức trò chơi
- Mỗi trò chơi cần phải củng cố 1 nội dung toán học (.) chương trình.
- Mỗi trò gây được hứng thú, (.) tham gia hoạt động của HS.
- Mỗi trò có 1 tên gọi ngộ nghĩnh, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích người
tham gia, bộc lộ kiến thức và kỹ năng thực sự.
* Các tình huống có thể xảy ra là:
+ HS không hiểu luật chơi, không hứng thú tham gia
+ HS tham gia quá sôi nổi, gây ồn…
+ HS tham gia gay gắt dẫn tới cạnh tranh thiếu lành mạnh, cay cú, gian lận…
+ GV không lường hết được những tình huống giải quyết vấn đề của HS.
VD: trò chơi học toán 3 xếp hình 8 mảnh
Mục đích: rèn khả năng quan sát, nhận dạng hình, hình học. Rèn trí tưởng
tượng hình học, khả năng tái tạo hình học.
Chuẩn bị: cắt 8 mảnh bìa, 8 mảnh nhựa hình tam giác.
Chủ đề 3: Một số hình thức và phương pháp đánh giá trong DH môn
Toán ở TH
1. Đánh giá và các hình thức đánh giá
a. Đánh giá và giám sát trong môn toán
* Đánh giá trong môn toán:
- HS là đối tượng của giáo dục là chủ thể của quá trình giáo dục, đồng thời thể
hiện sản phẩm của giáo dục. Đánh giá HS là nhiệm vụ của GV.
- Thông qua các hoạt động toán học mà GV tiến hành (.) giảng dạy toán hàng
ngày, GV có thể phát hiện mức độ hiểu bài của cá nhân HS (.) lớp. Ngoài hoạt
động trên GV cần thiết kế các bài kiểm tra và câu đố vui (.) giờ dạy toán.
- Tất cả các hoạt động trên giúp GV đánh giá quá trình học tập của HS và
thành tích học tập môn toán của HS. Khi đó đánh giá là tìm ra những điều HS có
thể làm được và không thể làm được.

* Giám sát (.) môn toán:
Các hoạt động toán hàng ngày ngoài việc giúp GV đánh giá HS, nó còn giúp
GV phát hiện xem HS có hiểu những khái niệm mà mình đang dạy không. Thông
qua đó GV điều chỉnh cách dạy của mình nếu thấy điều đó là cần thiết. Làm như
vậy là GV đã tiến hành giám sát việc học toán của HS.
Việc đánh giá và giám sát (.) học toán thực chất là quá trình giúp GV rà soát
các biện pháp mà mình đã sử dụng để thu thập và ghi lại thông tin. Thông tin này
giúp GV nhận biết việc học tập và thành tích của HS (.) học toán. Đó đồng thời
cũng là các = chứng về sự thành công hay thất bại của HS (.) quá trình học toán.
Ngoài việc đánh giá sự tiến bộ (.) hoạt động học tập của HS, các hoạt
độngthường ngày của môn toán giúp GV điều chỉnh PP dạy của mình cho thích
hợp với HS.
b. Chức năng và yêu cầu sư phạm của đánh giá
* Chức năng sư phạm: làm sáng tỏ thực trạng, định hướng điều chỉnh HS
dạy và học.


* Chức năng XH: Công khai hóa kết quả học tập của mỗi HS (.) tập thể lớp,
trường báo cáo kết quả học tập, giảng dạy trước phụ huynh và các cấp quản lý giáo
dục.
* Chức năng khoa học: Nhận định chính xác về 1 mặt nào đó thực trạng dạy
và học, về hiệu quả thực nghiệm 1 sáng kiến nào đó (.) dạy học.
c. Các hình thức đánh giá:
* Đánh giá không chính thức:
Trong dạy học người GV thường xuyên tiến hành đánh giá không chính thức
đối với HS. Thông qua nghe HS giải thích, biểu diễn, đặt câu hỏi hoặc làm bài tập,
GV có thể đánh giá việc hiểu bài của HS cũng như hiệu quả giảng dạy của GV.
Hình thức này diễn ra liên tục (.) lớp, chuẩn đoán để quyết định nội dung dạy
học tiếp theo.
Khi đặt câu hỏi cho HS, GV cần lựa chọn những câu hỏi thích hợp tạo điều

kiện khuyến khích HS trả lời đầy đủ.
* Đánh giá chính thức: Đối lập đánh giá không chính thức là đánh giá chính
thức. Hình thức này có các đặc điểm sau:
- Bị giới hạn về thời gian.
- Có người bên ngoài trông thi.
- Được bên ngoài chấm điểm và xếp loại.
- Tập trung vào bài làm cá nhân của HS
Đánh giá loại này quyết định sự lên lớp hay tốt nghiệp TH của HS.
Mục đích của đánh giá chính thức, không chính thức đều giúp GV đo lường
kết quả học tập của HS. Điều này cũng giúp GV lập kế hoạch và điều chỉnh kế
hoạch dạy học. Nghĩa là cả 2 hình thức trên giúp người GV giám sát sự tiến triển
của HS. Giám sát có nghĩa là lưu giữ tiến triển của HS (.) các giai đoạn học tập
môn Toán.
d. Các loại hình đánh giá hoạt động dạy và học: có 3 loại hình đánh giá
* Đánh giá thường xuyên: các hoạt động (.) giờ toán được GV thiết kế trước
1 cách lôgic. Trong khi HS thực hiện các hoạt động với sự hướng dẫn của GV sẽ
liên tục đánh giá các các hoạt động của HS. Đây là hình thức đánh giá thường
xuyên. Hình thức này được thực hiện (.) suốt giờ học, do đó, GV sẽ có điều chỉnh
các PPDH 1 cách thích hợp để phù hợp với sự tiếp thu của HS.
* Đánh giá chuẩn đoán: Đó là đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho hành
động tiếp theo. Người GV phải liên tục chuẩn đoán những vấn đề của HS. Quá
trình sử dụng những thông tin đánh giá để theo dõi sự tiến triển của HS nhằm XD
các biện pháp khắc phục gọi là đánh giá chuẩn đoán.
VD: Cho HS lớp 3 bài toán: cho số 120317495. Hãy xóa đi 4 chữ số và không
thay đổi thứ tự các chữ số để được: a. Số lớn nhất. Viết số đó.
b. Số bé nhất. viết số đó
Có HS trả lời là: a. 37495 đúng, b. 12014 sai.
Theo bạn vấn đề HS gặp phải khó khăn (.) VD ở trên là gì? (chưa nắm vững
cách so sánh số; chưa nắm được giá trị của số với các chữ số ở mỗi hàng).
* Đánh giá tổng kết: Đánh giá tổng kết là đánh giá thường diễn ra ở cuối mỗi

việc, thời hạn nào đó. Nó có thể ở cuối phần giảng 1 chủ đề, cuối năm, của 1 khóa
học. Loại hình đánh giá này nhằm xác định sự tiến bộ, thành công của HS (.) hoạt


động học, dùng để so sánh giữa các HS cũng như so sánh giữa các trường. Đánh
giá tổng kết được thực hiện thông qua cuộc đánh giá chính thức như kiểm tra và thi
Điều quan trọng nhất là GV cần phải thường xuyên sử dụng 3 loại hình đánh
giá trên (.) suốt năm học. Bằng cách này GV thường xuyên đánh giá được hoạt
động của HS cũng như chuẩn đoán được vấn đề vướng mắc của HS để có sự hỗ trợ
thích hợp và tiếp đó GV có thể xác mình đã đạt được các mục tiêu đề ra của môn
toán hay không?
2. Quan niệm về đánh giá và các hình thức đánh giá
- Việc đổi mới về kiểm tra đánh giá giúp cho việc thực hiện mục tiêu môn
toán ở TH góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý
và diễn đạt chúng, cách phát hiện và giải quyết những vấn đề đã giao, gần gũi với
cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng gây hứng thú (.) học tập toán, góp phần hình
thành bước đầu PP tự học và làm việc có kế hoạch kho học, chủ đạo, linh hoạt,
sáng tạo.
- Việc sử dụng các loại hình đánh giá (.) môn toán giúp cho các hoạt động dạy
và học ở TH:
+ GV theo dõi sự tiến triển của HS nhằm XD các biện pháp khắc phục, điều
chỉnh các PPDH 1 cách thích hợp.
+ Đánh giá được hoạt động của HS cũng như chuẩn đoán được vấn đề vướng
mắc của HS để có sự hỗ trợ thích hợp, GV có thể xác định xem mình đã đạt được
các mục tiêu đề ra của môn toán hay không?
3. Thu thập thông tin phục vụ cho đánh giá
- Quan sát là kĩ thuật phát triển phổ biến nhất để thu thập thông tin phục vụ
cho đánh giá, phương pháp có thể thực hiện được cả ở (.) lớp cũng như ngoài lớp,
cho phép đánh giá không chỉ kiến thức, kĩ năng mà còn có thái độ của HS
- Các quan sát thường ngày được tiến hành để xác định các yếu tố như:

+ Độ chuẩn xác câu trả lời của HS
+ Bản chất của các câu trả lời của HS đối với các VD.
+ Cách thức phản ứng của HS với 1 bài tập
+ Cách thức phản ứng của HS với điểm kiểm tra.
+ Các kỹ năng nói, sử dụng để diễn đạt các ý tưởng.
+ Tiến độ của bài học.
+ Có cần cho thêm các VD không?
+ Nên hỏi HS nào?
+ Mức độ hứng thú học của HS.
+ Mức độ thể hiện qua các câu trả lời của HS.
- Quan sát có ưu điểm đặc biệt là giúp GV theo dõi các HS các hiện tượng
giáo dục theo thời gian. Hoạt động DH toán ở TH rất đa dạng, vì vậy cần quan sát
các quá trình DH toán theo 1 trình tự cần thiết, giúp GV phát hiện các tình huống
sư phạm phong phú và bổ ích.
- Khi tiến hành quan sát cần phải xác định mục tiêu rõ ràng, có nội dung và
tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.
- Để có được thông tin chính xác và đáng tin cậy, tốt nhất trước tiên là xác
định xem nên cần quan sát và lắng nghe những gì?
+ Để các thông tin chính xác, tin cậy GV nên sử dụng 1 số quy trình sau


+ Đặt kế hoạch quan sát thường ngày (.) quá trình dạy 1 bài
+ Khi có thể (.) buổi học, GV ghi lại các quan sát, những lý giải và việc đã
làm, các ghi chép này các GV quan sát chính xác hơn.
+ Cuối ngày giành ít thời gian để tổng hợp ngắn gọn lại các quan sát thường
ngày đáng lưu ý.
- Trao đổi được tiến hành giữa GV và HS, giữa GV với GV, giữa HS với HS
để việc đánh giá được đầy đủ, chính xác. Câu hỏi GV nêu ra (.) lớp và sự phối hợp
giữa GV và HS (.) vấn đề GV đưa ra là những thành tố quan trọng của giảng dạy
có hiệu quả.

- Việc đặt câu hỏi diễn ra dưới 3 hình thức:
+ Ôn lại nội dung đã học thảo luận và vấn đáp. Ôn lại bài do GV hướng dẫn
được thực hiện nhanh để giúp HS nắm vững kiến thức bài học. Thảo luận giúp HS
phát biểu, trao đổi ý tưởng, nhận xét vấn đề, phát triển tư duy, giải quyết vấn đề.
Hình thức vấn đáp giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS.
+ Khi đánh giá cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS, đánh giá HS thông qua
nhiệm vụ được giao.
+ Kiểm tra các nhiệm vụ được giao, giúp việc đánh giá được chính xác khách
quan, công bằng. HS cùng tham gia các hoạt động đánh giá thì việc đánh giá càng
hiệu quả và thiết thực.
4. Tự đánh giá
- Việc HS tự đánh giá không những góp phần đạt được mục tiêu đánh giá mà
còn có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Việc tự đánh giá giúp HS có ý thức trách nhiệm,
tinh phần tự phê bình, khả năng tự đánh giá, tính độc lập, lòng tự tin và tính sáng
tạo.
- Việc HS tự đánh giá có thể có thể diễn ra khi họ phải làm bài tập, trình diễn
1 hoạt động trước lớp, tạo 1 sản phẩm học tập. => GV tự đánh giá tạo đk để HS tự
đánh giá.
5. Lập hồ sơ học tập của HS
- Hồ sơ học tập là 1 công cụ quan trọng (.) cả đánh giá và giảng dạy: Bản chất
của hồ sơ học tập là tập hợp và đánh giá liên tục trên các sản phẩm của HS thể hiện
sự tiến bộ hướng tới mục tiêu học tập được cụ thể hóa. Bằng cách kết hợp các
nguyên tắc đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện với việc tự đánh giá của HS, hồ sơ
học tập là 1 công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng học tập của HS. Với sự
linh hoạt vốn có của hồ sơ học tập, có thể cá nhân hóa việc đánh giá để GV có thể
tối đa hóa những thông tin phản hồi có ý nghĩa (.) mỗi HS.
- Hồ sơ học tập là 1 tiến trình thu thập đánh giá các sản phẩm của HS 1 cách
hệ thống nhằm “tài liệu hóa” tiến trình hướng tới đạt được các mục tiêu học tập
hay để chứng tỏ mục tiêu học tập đã đạt được.
- Hồ sơ chứa đựng sản phẩm của HS, đây là những chứng cứ tuyệt vời giúp

GV chuẩn đoán những khó khăn (.) học tập của từng HS, từ đó đưa ra ý kiến phản
hồi với từng HS, giúp cá nhân hóa sự học tập của HS. Đồng thời những sản phẩm
này làm rõ lí do đánh giá HS (.) cuộc họp với phụ huynh HS, có tác dụng lý giải sự
tiến bộ hay chưa tiến bộ của HS với phụ huynh.
- Có 3 cách sử dụng hồ sơ học tập: Tài liệu hóa; trưng bày; đánh giá


- Nội dung hồ sơ gồm bài mẫu, phản đánh giá của GV và HS được lấy từ các
hoạt động DH, để có sản phẩm (.) hồ sơ học tập của HS.
6. Câu hỏi trắc nghiệm trong DH toán ở TH: 4 dạng
a. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm 1 câu đề và đưa ra nhiều lựa
chọn gọi là câu trả lời, trong đó chỉ có 1 câu trả lời đúng gọi là đáp án. Những câu
trả lời khác là bẫy.
VD: Bài 4 (trang 30- toán 3, NXBGD 2004)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia đó là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
Khi chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm bạn cần lưu ý:
+ Câu đề nên chuyển tải ý rõ ràng.
+ Cần có câu bẫy và câu trả lời không tạo sự khác biệt.
+ Câu đề không nên chứa đựng những gợi ý không cần thiết.
+ Câu bẫy nên có đầy đủ nghĩa.
- Ưu điểm: + Có thể bao quát phạm vi rộng lớn các vấn đề.
+ Dễ chấm điểm
+ Tỉ lệ may mắn ít hơn so với câu hỏi đúng sai.
+ Trả lời nhanh.
+ Tính hiệu quả cao nếu được xây dựng tốt.

- Nhược điểm: + Khó vì đặt ra câu bẫy phù hợp không phải dễ.
+ Khuyến khích HS phỏng đoán và khiến độ tin cậy bị nghi ngờ.
+ Tốn thời gian chuẩn bị
+ Tốt với những HS diễn đạt kém.
+ Không tạo cơ hội làm việc thực sự cho HS.
+ Phù hợp với bất kỳ môn học nào.
+ Không có lợi với HS mạnh về vấn đáp.
+ Có thể đánh giá tất cả các cấp độ kiên thức.
+ Những HS đọc chậm thường gặp khó khăn.
b. Các câu hỏi ghép:
Các câu hỏi ghép thường bao gồm câu đề, sau đó là câu thuộc cột bên trái là
câu gốc và câu thuộc cột bên phải là câu trả lời. HS phải ghi chép các câu (.) cột
gốc với câu (.) cột trả lời theo yêu cầu đã cho. Với dạng này, số lượng câu trả lời
thường là nhiều hơn số lượng các câu ở cột gốc. Ngoài ra cần lưu ý câu ở cột gốc
và câu trả lời đúng không được xếp đối diện nhau. Số lượng câu trả lời thường
nhiều hơn số lượng câu ở cột gốc.
VD: Nối số ở cột gốc bên trái với phép tính ở cột bên phải
54
76 - 5
71
68 - 14
32
42 – 12
40 + 14
11 + 21
60 + 11
- Ưu điểm: + Chấm điểm nhanh, dễ.
+ Tiết kiệm thời gian trình bày và trả lời câu hỏi.



+ Thuận lợi cho đánh giá kiến thức cơ bản.
- Nhược điểm: + Dễ xây dựng.
+ Câu hỏi chỉ đánh giá khả năng ghép nối của HS
+ Dễ trả lời thông qua loại trừ.
+ Khó đọc kỹ danh sách dài.
+ Có thể cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn mẫu
+ Ghép nối các câu không cho thấy khả năng sử dụng các thông tin đó.
c. Câu hỏi lựa chọn đúng sai bao gồm câu đề hoặc đúng hoặc sai. HS phải
đưa ra câu đó đúng hoặc sai.
VD: Toán 3: bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
III: ba
VII: bảy
VI: sáu
VIIII: chín
IIII: bốn
IX: chín
IV: bốn
XII: mười hai
- Ưu điểm: + Dễ xây dựng.
+ Chấm điểm dễ và nhanh.
+ Trả lời nhanh
+ Áp dụng tốt (.) việc kiểm tra kiến thức cơ bản.
- Nhược điểm: + Nội dung bao quát chương trình.
+ Có thể khuyến khích học vẹt hơn là khuyến khích phát triển các kỹ năng suy
luận phân tích.
+ Nhấn mạnh sự thừa nhận kiến thức hơn là nhớ lại và áp dụng.
+ Trình bày câu theo hình thức đơn giản, dễ đọc.
+ Khó trình bày các tài liệu phức tạp.
+ Những phát biểu sai có thể tạo thông tin sai lệch.
+ Tạo điều kiện cho HS đoán mò.

d. Dạng điền vào chỗ trống: Dạng này bao gồm câu đề với 1 hoặc nhiều từ
để trống. Yêu cầu HS hoàn thiện câu để bằng cách điền vào chỗ trống.
VD: Bài 4 toán 3
Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm
a. 12, 18, 24, …, …, …, …
b. 18, 21, 24, …, …, …, …
- Ưu điểm: + Tốn ít thời gian hơn câu hỏi yêu cầu trả lời dài.
+ Yêu cầu HS diễn đạt đúng cách hiểu của mình.
- Nhược điểm: + Chỉ đánh giá khả năng nhớ lại của HS
+ Khuyến khích thói quen học vẹt.
+ Có lợi cho HS mạnh về vấn đáp.
+ Tốn nhiều thời gian hơn trắc nghiệm khác.
+ Việc trả lời tóm tắt dẫn đến đoán mò.



Câu 1: Ngộ độc thức ăn. Nêu các nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em?
Làm thế nào để tránh tai nạn này cho trẻ?
* Nguyên nhân:
- Do thức ăn: Do thức ăn nấu k kĩ hoặc bị ôi thiu, đồ hộp quá hạn sử dụng. Do
bản thân các loại thức ăn có chất độc như: sắn, cá róc, nấm, 1 số cá biển…. Những
thức ăn do dị ứng như tôm, cua, cá…
- Do thuốc: trẻ em rất nhạy cảm với thuốc như dùng thuốc quá liều, nhầm
thuốc, hay 1 số dùng với liều thông thường nhưng lâu dài cũng gây hại như:
tetracycline gây viêm thận, streptomycia gây điếc…
- Do hóa chất: đó là những axit mạnh, kiềm mạnh gây tổn thương cho da và
niêm mạc, do các loại thuốc trừ sâu, do các loại nọc độc như bị rắn cắn, ông đốt…
* Các biên pháp đề phòng:
- Dùng thuốc cho trẻ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, k dùng quá liều, k để
trẻ tự ý lấy thuốc dùng.

- Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo tươi, nấu chín, bảo quản tốt, k ăn thức ăn ôi
thiu, k dùng đồ hộp quá hạn hay nghi ngờ hỏng (nắp hộp bị phồng) k cho trẻ ăn
thức ăn dễ gây độc, dễ dị ứng.
- Tránh xa bụi rậm, tránh rắn độc, ong đốt.
- Không để các hóa chất trong phòng trẻ.
Câu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người?
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của 1 cá nhân, hay 1 tập thể, có
thể chia làm 4 nhóm sau:
+ Yếu tố di truyền: Di truyền ảnh hưởng đến cấu trúc của cơ thể, chức năng
tâm lí và sinh lí của cơ thể ở thế hệ sau, nhiều trường hợp bệnh tật của con cháu
cho cha mẹ gây, ông bà truyền lại. Vd: bố mẹ bệnh tim cũng có thể để lại gen di
truyền sang con.
+ Môi trường tự nhiên: đó là các yếu tố đất, nước, k khí, ánh sáng, nhiệt độ,
khí trời, thời tiết… Thời tiết, khí hậu môi trường thay đổi làm cho tỉ lệ bệnh tật
cũng thay đổi, có những bệnh thường xảy ra theo mùa nhất định như tiêu chảy, sốt
xuất huyết thường xảy ra vào mùa hè, viêm phổi, viêm phế quản thường xảy ra
theo mùa đông. Vd: Hôm nay nắng, ngày mai lạnh
+ Môi trường XH: Môi trường XH bao gồm: chế độ chính trị, sự phát triển
kinh tế, điều kiện lao động sản xuất, sinh hoạt, nhà ở, tiện nghi đi lại, quy hoạch đô
thị nông thôn, hoàn cảnh chiến tranh hòa bình,… Vd: Các chất thải trong nhà máy
do con người tạo ra.
+ Tập quán, lối sống: Tập quán ăn uống, vui chơi, giải trí, phong tục tôn giáo
lối sống… đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe con người.
Vd: ăn chơi, rượu chè…
Câu 3: Phân tích vai trò sự trao đổi chất đối với đời sống sinh vật?
- Sự trao đổi chất là diều kiện phân biệt giữa vật thể sống và vật thể k sống,
Nhờ trao đổi chất mà sinh vật luôn lấy chất mới làm cho cơ thể lớn lên và phát
triển. Nếu trao đổi chất ngừng thì cơ thể sinh vật sẽ chết.
- Sự trao đổi chất ở SV nhằm thực hiện 2 chức năng:
+ Kiến tạo: nghĩa là xây dựng và đổi mới chất sống. Trong cơ thể đang lớn lên

hoặc đang phục hồi sau 1 thời gian giảm sút thì đồng hóa vượt dị hóa: trao đổi có


lãi, cơ thể lên cân. Trong các cơ thể đã trưởng thành, đồng hóa cân bằng với dị hóa:
chỉ có sự đổi mới chất sống. Trong các cơ thể đang về già hoặc đang giảm sút, dị
hóa vượt đồng hóa trao đổi bị lỗ, cơ thể xuống cân.
+ Cung cấp năng lượng: chất sống bị phân hủy sẽ giải phóng năng lượng để
tiêu dùng (.) việc xây dựng chất sống mới hoặc (.) việc sản xuất công (.) các hđ
sống.
Câu 4: Phân loại quả và cho ví dụ về các loại quả?
- Xuất phát từ các kiểu bộ nhụy khác nhau (1 lá noãn, nhiều lá noãn rời hay
hợp) người ta chia làm 3 nhóm quả chính.
+ Nhóm quả đơn: là nhóm qủa hình thành từ 1 hoa có bộ nhụy là 1 lá noãn
hoặc nhiều lá noãn hợp nhau thành có 2 loại quả đơn sau:
. Quả đóng: Khi chín quả k tự phóng thích hạt ra ngoài đc. VD: quả chuối,
quả chanh, quả cam, quả bưởi, quả quýt…
. Quả mở: Có các lớp vỏ quả khi chín khô xác và dính vào nhau. Quả tự mở
đc nhờ 1 hiện tượng cơ học đơn thuần và nhờ vào sự thô của quả. Vd: quả đậu
xanh
+ Nhóm quả kép: đc hình thành từ 1 hoa nhưng bộ nhụy có các lá noãn rời.
Mỗi lá noãn tạo thành 1 quả riêng biệt. Vd: quả mao lương, quả cây kim anh, quả
dâu tây, hoa hồng…
+ Nhóm quả phức: là quả đc hình thành từ cả 1 cụm hoa. Trong thành phần
của quả k chỉ có bầu mà còn có cả trục hoa, bao hoa, lá bắc, đê hoa tham gia.
Vd: quả dứa, quả mít, quả sung…
Câu 5: GV và HS có thể khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK
TNXH để dạy và học như thế nào?
- Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK TNXH để dạy:
+ Căn cứ vào nội dung của kênh chữ và kênh hình ở mỗi bài học mà GV có
thể dựa vào để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp.

Vd: GV tổ chức cho HS quan sát tranh trả lời câu hỏi, thực hiện các trò chơi
để củng cố bài học hay trả lời các câu hỏi mang tính chất liên hệ thực tế hoặc làm
thực hành để phát hiện ra kiến thức mới.
- Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK TNXH để học:
+ Căn cứ vào các kí hiệu (biểu tượng) trước các câu hỏi và các (lệnh) hoặc
kênh chữ ở mỗi bài học mà hs nhận ra đc 1 chuỗi trình tự các hoạt động học tập.
Vd: HS sẽ quan sát hình ảnh (.) SGK để trả lời câu hỏi khi trước câu hỏi đó là
kí hiệu “kính lúp”. Các em sẽ đọc và tìm hiểu các thông tin khi trước phần kênh
chữ đó là kí hiệu “bóng đèn tỏa sáng”…
- Các hình ảnh (.) bài là nguồn tri thức vì vậy để trả lời các câu hỏi (.) bài hs
phải quan sát, làm thực hành, liên hệ với thực tế và động não suy nghĩ.
- Cuối 1 số bài có phần yêu cầu hs vẽ hoặc chơi trò chơi để giúp các em khắc
sâu kiến thức của bài và phát triển trí tưởng tượng của hs.
Câu 6: Trình bày cách sử dụng các phương pháp quan sát theo hướng
dạy và học tích cực. Thiết kế trích đoạn 1 hoạt động?
- Đối tượng quan sát đc sử dụng là nguồn tri thức để GV tổ chức cho hs các
hoạt động học tập nhằm giúp hs từng bước phát hiện ra kiến thức mới. Gv có thể tổ


chức cho hs quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hay cả lớp tùy theo số đồ dùng
có đc hoặc khả năng quản lí của GV và kĩ năng tự quản, làm việc hợp tác nhóm hs.
Vd: Dạy bài gia đình lớp 2
Hoạt động 1: Nhận biết những người (.) gia đình bạn Mai và việc làm của
từng người.
GV: cho hs quan sát từ hình 1 đến hình 5 và tập đặt câu hỏi:
Gia đình bạn Mai có những ai?
Ông Mai đang làm gì?
Câu 7: Vai trò của nước (.) quá trình trao đổi chất của thực vật cho VD
minh họa?
- Nước là thành phần cấu tạo nên cơ thể thực vật.

- Tham gia vào các quá trình trao đổi chất, sinh lí, sinh hóa.
- Tham gia bảo vệ tế bào.
- Quá trình hút nước của rễ: rễ hút đc nước nhờ hệ thống lông hút, sau đó qua
các tế bào rễ vào cây thành 1 dòng liên tục. Ngoài hệ rễ thân lá cũng có khả năng
hút nước nhưng lượng nước k đáng kể.
- Quá trình thoát hơi nước của lá: quá trình thoát hơi nước có ý nghĩa lớn đối
với thực vật. Nó là động lực trên của quá trình hút và vận chuyển nước thành dòng
liên tục từ rễ lên lá. Vd: Trong quang hợp nước cung cấp hidro để khử chất oxi hóa
thành NADP thành NADPH2
VD: O2 + H2O quang hợp C6H12O6 + O2
hô hấp

Câu 8: Các loại câu hỏi đc sử dụng trong kiểm tra đánh giá môn TNXH,
khoa học, lịch sử và địa lí?
- Câu hỏi tự luận
- Câu đúng sai
- Câu nhiều lựa chọn
- Câu ghép đôi
- Câu điền khuyết
- Câu hỏi = hình vẽ
- Câu hỏi sử dụng bản đồ, sơ đồ, biểu bảng
Câu 9: Nêu các cách sử dụng các phương pháp DH truyền thống theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS (.) DH các môn
TN&XH, Khoa học, lịch sử và địa lý?
* Thuyết trình: Thuyết trình đc dùng để giới thiệu hoặc kết luận 1 chủ đề giải
thích khái niệm hoặc những điểm chính của bài; giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho hs.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình theo hướng dạy và học thụ động: GV sẽ
là người trình bày, thông báo, giải thích các kiến thức mới cho hs. HS thụ động
nghe và ghi chép lời giảng của GV.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình theo hướng dạy và học tích cực: thay vì

sử dụng phương pháp thuyết trình, thông báo tái hiện như đã nêu trên.
- GV có thể sử dụng phương pháp thuyết trình để giải quyết vấn đề có tác
dụng phát triển tư duy cho hs. Vì theo cách GV đặt và giải quyết vấn đề, hs sẽ học
đc cách suy nghĩ logic, cách phát hiện vấn đề, đề xuất giả thuyết, thảo luận, làm thí
nghiệm để kiểm tra các giả thuyết nêu ra. GV chỉ thuyết trình tình huống có vấn đề


rồi tổ chức cho hs hoạt động giải quyết vấn đề (thông qua các bước: liệt kê tất cả
các giải pháp, đánh giá kết quả các giải pháp,…) thì hiệu quả phát huy tính tích cực
học tập của hs cao hơn nữa.
* Hỏi- đáp: Hỏi- đáp là hình thức đối thoại giữa GV và HS dựa trên 1 hệ
thống câu hỏi có tác dụng khêu gợi, dẫn dắt hs đi đến những XLKH hoặc vận dụng
những hiểu biết của mình để giải các bài tập.
- Sử dụng phương pháp hỏi đáp theo hướng dạy và học thụ động (.) trường
hợp các câu hỏi GV đưa ra chỉ toàn là những câu hỏi đóng, có câu trả lời đúng đã
đc biết sẽ k khuyến khích hs phải nỗ lực (.) suy nghĩ và học tập.
- Sử dụng phương pháp hỏi đáp theo hướng dạy và học tích cực:
+Bên cạnh các câu hỏi đóng, GV cần kết hợp đưa ra các câu hỏi mở đòi hỏi 1
câu trả lời chi tiết hơn và thường là có nhiều câu trả lời đúng. Với loại câu hỏi như
vậy sẽ buộc hs phải suy nghĩ để phát triển các “kĩ năng tư duy” bậc cao hơn.
+ Khi đã có đc những câu hỏi phát huy trí lực của hs, GV còn cần phải có kĩ
thuật đưa ra câu hỏi đó như thế nào để đảm bảo tất cả hs (.) lớp phải suy nghĩ sau
khi nêu ra câu hỏi GV cần dừng lại đôi chút cho hs có thời gian suy nghĩ tìm câu
trả lời. Sau đó mới yêu cầu hs trả lời. Nếu GV chỉ định 1 hs trả lời trước khi đặt
câu hỏi, các em hs khác sẽ k tích cực suy nghĩ.
* Kể chuyện: Kể chuyện là dùng lời nói trình bày 1 cách sinh động có hình
ảnh và truyền cảm đến hs về 1 nhân vật lịch sử hoặc người đương thời, về 1 phát
minh XH về 1 sự vật hoặc những hiện tượng TN & XH.
- Sử dụng phương pháp kể chuyện theo hướng dạy và học thụ động: GV dùng
lời lẽ hấp dẫn, lôi cuốn để kể lại toàn bộ câu chuyện. Nếu là chuyện kể lịch sử, GV

sẽ giải thích 1 số từ cổ hoặc khó. Tiếp theo GV đặt các câu hỏi để giúp hs tìm hiểu
nội dung câu chuyện, thường là những câu hỏi đóng.
- Sử dụng phương pháp kể chuyện theo hướng dạy học tích cực: Người kể
chuyện có thể là GV hoặc hs, có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để hs tiếp cận
với câu chuyện, có thể đọc lại 1 câu chuyện theo sách, kể chuyện = tranh, ảnh,…
để cho câu chuyện thêm sinh động. GV cần khuyến khích các em tự nêu ra các câu
hỏi hay tự đặt mình vào tình huống của các nhân vật.
* Quan sát: Phương pháp quan sát dùng để dạy hs cách sử dụng các giác quan
để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng (.) tự nhiên, mà k có sự can thiệp
vào quá trình diễn biến của các hiện tượng hoặc SV đó.
- Sử dụng phương pháp quan sát theo hướng dạy và học thụ động: GV sử
dụng đối tượng quan sát để minh họa cho lời giảng của mình.
- Sử dụng phương pháp quan sát theo hướng dạy và học tích cực: đối tượng
quan sát đc sử dụng là nguồn tri thức để GV tổ chức cho hs các hoạt động học tập
nhằm giúp hs từng bước phát hiện ra kiến thức mới.
* Thí nghiệm: Phương pháp thí nghiệm dùng để dạy hs nghiên cứu về các sự
vật hiện tượng, các quá trình… trong những điều kiện nhân tạo.
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm theo hướng dạy và học thụ động: trong
trường hợp GV hoặc hs làm thí nghiệm để chứng minh cho nội dung lí thuyết hs đã
đc học


- Sử dụng phương pháp thí nghiệm theo hướng dạy và học tích cực: trong
trường hợp thí nghiệm là nguồn tri thức dẫn hs đi tìm tri thức mới, gv tạo cơ hội để
hs luyện tập và phát triển các kĩ năng lập kế hoạch và thiết kế thí nghiệm.
Câu 10: Cho biết phải tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào để thể
hiện dạy và học tích cực trong các môn TN- XH, KH, LS & ĐL?
- Để phát huy tính tích cực của hs (.) các giờ học TN- XH, KH, LS & ĐL cần
phải phối hợp sử dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học khác nhau.

+ Lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như thảo
luận, đóng vai, trò chơi… với các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết
trình, hỏi đáp, kể chuyện, quan sát, thực hành, thí nghiệm… trong 1 bài học.
+ Kết hợp tổ chức cho HS học tập trên lớp với học tập ngoài hiện trường: kết
hợp DH đồng loạt cả lớp với DH cá nhân hoặc theo nhóm.
- Một số tiêu chí thể hiện dạy và học tích cực trong các môn TN- XH, KH, LS
& ĐL.
+ HS đc làm việc trực tiếp đối với đối tượng học tập thông qua các đồ dùng
phương tiện học tập (vật thật, tranh ảnh…)
+ HS đc đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, tìm các thông tin để tự giải đáp hoặc đc
giải đáp thắc mắc.
+ HS đc làm việc hợp tác với các bạn (.) nhóm, (.) lớp để phát hiện ra những
tri thức mới hoặc nhờ sự hỗ trợ của GV để hiểu rõ hơn.
+ HS có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn
đề mới.
+ HS đc tạo điều kiện để trình bày những thông tin mà bản thân và các bạn (.)
nhóm đã phát hiện, thu thập đc (.) quá trình học tập = những hình thức khác nhau.
Câu 11: Nêu các hình thức sinh sản ở sinh vật. Cho biết hình thức sinh
sản nào chỉ có ở thực vật?
* Các hình thức sinh sản ở sinh vật:
- Sinh sản vô tính: Chỉ có 1 cá thể tham gia hoặc = cách phân đôi hoặc = cách
nảy trồi để tạo ra 2 hay nhiều cá thể mới. Sinh sản vô tính gồm:
+ Sự phân đôi: là hình thức sinh sản phổ biến nhất của những sinh vật bậc
thấp như thực vật và đối với đơn bào.
+ Sinh sản sinh dưỡng: Ở động vật là sự nảy chồi hoặc sự tái sinh 1 số bộ
phận của cơ thể. Ở thực vật là sự tạo ra những cơ thể mới từ 1 phần của cơ thể bố,
mẹ như thân bò (rau má) thân rễ (cỏ gấu) thân củ (khoai tây) rễ củ (khoai lang), lá
(cây quỳnh) đó là những hình thức sinh sản tự nhiên.
- Sinh sản hữu tính:
+ Là có 2 cá thể tham gia, mỗi cá thể sản xuất 1 loại tế bào biệt hóa gọi là

giao tử (trứng ở con cái, tinh trùng ở con đực)
+ Sinh sản hữu tính có ưu điểm hơn so với sinh sản vô tính nhờ đã thực hiện 1
sự kết hợp và chọn lựa giữa các tính trạng của bố và mẹ, sinh sản hữu tính làm cho
quá trình tiến hóa diễn ra nhanh hơn so với sinh sản vô tính.
* Ở thực vật chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.


×