Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.89 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 3
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao.  
Trên cổ  áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ  đội đến với mình tự  nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột  
ngột quá.
Thế  là thế  nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ  thì xa vời lắm rồi những ngày  
cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Không biết bao giờ mình sẽ  trở  lại những  
ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được  
gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. 
Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.Mình bắt đầu sống có trách nhiệm  
từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.
…Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm  
yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao  ấy, ánh lửa cầu vồng của trận  
công đồn, màu đỏ của lửa, của máu… 
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. 
Câu 2. Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó? 
Câu 3. Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? 
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,75 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình 
bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2 (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng


Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thi chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
                                                                        (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 tập 1, 
NXB Giáo dục, trang121)
Từ  đó, anh/ chị  hãy khái quát cách thể  hiện tư  tưởng “Đất Nước của Nhân dân” của nhà thơ 
Nguyễn Khoa Điềm.                           


                                            …………… HẾT ………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 3
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Phầ
n

Câu                                                      Nội dung

Điể
m

ĐỌC HIỂU

3,0


1

2

I
3

4

­ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

­ Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy:
+ Ánh lửa cầu vồng.
+ Màu đỏ của lửa, của máu.
+ Hồng cầu của trái tim.
1,00
– Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; 
nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng 
cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân. 
­ Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì 
đâu? Vì:
+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.
+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.
0,75
+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường 
vì Tổ quốc… 
­ Học sinh có thể  rút thông điệp khác nhau nhưng phải hợp lý, thuyết 
phục.
VD: Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống 

hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc…
LÀM VĂN

II
1

0,50

      Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị 
về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.

0,75

2,0

Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận về một  
tư tưởng sống trong xã hội. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ 
xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu. Hành văn lưu loát, có cảm xúc; không 
mắc các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu.
Yêu cầu về  kiến thức:   ­ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị  luận 200  
chữ: có đủ  các phần mở  đoạn, phát triển đoan và kết thúc đoạn: Mở 
đoạn nêu được vấn đề; phát triển đoạn triển khai được vấn đề; kết  
đoạn kết luận được vấn đề.
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
0,25
Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn: Mở đoạn nêu được vấn 
đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

0,25


c.Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác 
lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Có thể theo định 
hướng sau:

1.00


– Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay 
được biểu hiện ở những khía cạnh:
+ Thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ công dân đối với tổ quốc: sẵn 
sàng lên đường khi Tổ quốc gọi; chống lại những luận điệu xuyên tạc, 
những âm mưu và hành động thù địch chống phá Đảng và Nhà nước của 
kẻ thù, gây mất lòng tin với Đảng và đoàn kết dân tộc.
+ Không ngừng học tập, trau dồi tri thức hiểu biết về tinh hoa văn hoá 
truyền thống của dân tộc. Đồng thời tiếp thu chọn lọc những giá trị văn 
hoá hiện đại của nước ngoài.góp sức mình xây dựng đất nước, làm cho 
đất nước ngày càng vững mạnh…
– Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân 
hơn trách nhiệm với Tổ quốc…
d) Chính tả, ngữ  pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ  nghĩa, ngữ  pháp  
0,25
tiếng Việt.
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể  hiện suy nghĩ sâu sắc về 
0,25
vấn đề nghị luận.
2

Phân  tích   đoạn  thơ  sau  trong  đoạn  trích   Đất Nước  của  nhà thơ  
Nguyễn Khoa Điềm.


                      Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta tròng 
                          ...

5,00

                       Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần 
thoại
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm kiểu bài văn cảm nhận một  
đoạn thơ trong văn bản: Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác 
đáng, dẫn chứng tiêu biểu. Hành văn lưu loát, có cảm xúc; không mắc 
các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức:  Trên cơ sở những kiến thức đã được học trong  
nhà trường và những kiến thức tham khảo được có liên quan đến đoạn  
trích Đất Nước của nhà thơ  Nguyễn Khoa Điềm, thí sinh có thể  cảm 
nhận đoạn thơ  theo nhiều cách nhưng  cần đảm bảo những nội dung 
sau:
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
    Có đủ  các phần mở bài, thân bài, kết bài:  Mở bài nêu được vấn đề,  0,25
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
0,5
      Làm rõ tư  tưởng cốt lõi: Đất Nước của Nhân dân trong đoạn thơ,  
cũng là của tác phẩm…
  c) Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận điểm; thể  hiện sự  cảm  
nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí 
lẽ và đưa dẫn chứng. 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. 
0,5
 * Cảm nhận về đoạn thơ:

1,5
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
­ Nhân dân là lực lượng sáng tạo, gìn giữ  và lưu truyền mọi giá trị  văn  
hóa, vật chất và tinh thần của Đất nước.
+ Điệp đại từ  “họ” và điệp cấu trúc “Họ…” khẳng định sức mạnh,  
công lao to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Đất nước.
+ Các động từ “giữ”, “truyền”, “chuyền”, “gánh”, “đắp”, “be”, “trồng”,  


“hát” khẳng định sứ  mệnh thiêng liêng của mỗi con người, các thế  hệ 
trong công cuộc xây dựng Đất nước.
+ Những danh từ “hạt lúa”, “lửa”, “hòn than”, “dập”, “bờ”, “cây”, “trái” 
mang giá trị  văn hóa sâu sắc, lâu đời. Những từ  “giọngđiệu”, “tên xã”,  
“tên làng” mang giá trị tinh thần gắn bó với những người dân.
+ Nhân dân cũng là lực lượng mở mang bờ cõi “những chuyến di dân”, 
“đắp đập, be bờ” đầy gian khổ, hy sinh.
Có ngoại xâm thi chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
­ Hai câu thơ  nhấn mạnh nhân dân đóng vai trò quan trọng trong sự 
nghiệp giữ nước.
0,5
­ Nhà thơ sử dung phép điệp cấu trúc “có…thi” và phép đối “ngoại xâm 
– nội thù” thấy được sức mạnh to lớn của Nhân dân chống lại các thế 
lực thù địch cả trong và ngoài Đất nước.
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần 

thoại
­ Hai câu thơ  thể  hiện trực tiếp tư  tưởng xuyên suốt tác phẩm: Nhân   0,5
dân là đối tượng làm chủ  dất nước. Nhân dân có quyền thừa hưởng  
thành quả  do mình làm ra. Do đó, Đất nước của Nhân dân cũng chứa 
đựng những giá trị văn hóa, văn học dân gian (ca dao, thần thoại).
­ Đánh giá: Có thể khái quát tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là sự hội 
tụ  và kết tinh bao công sức, khát vọng của Nhân dân trong sự  nghiệp  0,25
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Nhận xét về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
­ Đoạn thơ  thể  hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” qua chiều dài 
lịch sử, chiều rộng không gian địa lý và chiều sâu văn hóa dân tộc được 
bao thế hệ dày công công dựng xây, gìn giữ. Vì thế, Đất nước chính là  
Nhân dân, của Nhân dân.
­ Những từ “Đất Nước”, “Nhân dân” được viết hoa và lặp lại thể hiện  
sự trang trọng khẳng định sự gắn bó thắm thiết giữa Nhân dân với Đất  
Nước.

1,0

­ Cách diễn đạt bằng chất liệu văn hóa dân gian; giọng thơ  trữ  tình –  
chính luận sâu lắng, thiết tha đã làm nên sự  độc đáo cho đoạn thơ  khi  
nói về đề tài Đất nước.
d) Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 

0,25

e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tao, thể  hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 
0,25
mẻ về vấn đề nghị luận.
ĐIỂM TOÀN BÀI: I+II


10,0



×