Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề: Dịch vụ du lịch: gồm các ngành, vai trò, phương thức cung ứng dịch vụ du lịch, thực tiễn phát triển ở VN. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới ngành du lịch của VN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.86 KB, 4 trang )

Đề: Dịch vụ du lịch: gồm các ngành, vai trò, phương thức cung ứng dịch vụ du lịch, thực
tiễn phát triển ở VN. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới ngành du lịch của VN.
1. Dịch vụ du lịch
1.1. Các ngành dịch vụ du lịch
Các dịch vụ du lịch phổ biến hiện nay bao gồm:
– Dịch vụ vận chuyển
– Dịch vụ lưu trú, ăn uống;
– Dịch vụ tham quan, giải trí;
– Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm
– Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
1.2. Vai trò
– Làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ, góp phần tích cực
trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách
cho các địa phương thông qua việc thu thuế các cơ sở và hoạt động trên địa bàn.
– Tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân
trí, đời sống vật chất tinh thần cho người dân, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền
trong nước và nước ngoài, tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
– Góp phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phân
phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao
động trong xã hội, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém
phát triển hơn.
– Du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” rất hiệu quả những dịch vụ, hàng hoá công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ ngoài
ra còn là ngành “xuất khẩu vô hình” sản phẩm du lịch như danh lam thắng cảnh, giá trị
lịch sử-văn hóa,..để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
–Du lịch phát triển làm cho nhu cầu về hàng hoá dịch vụ tăng lên, góp phần mở ra thị
trường tiêu thụ tại chỗ các loại hàng hoá dịch vụ này. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho
du khách tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh các ngành kinh tế khác.


1.3. Phương thức cung ứng dịch vụ du lịch


+ Người tiêu dùng di chuyển đến nơi có nhà cung cấp dịch vụ
+ Nhà cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng cùng di chuyển đến 1 địa điểm thứ 3
+ Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
2. Thực tiễn phát triển dịch vụ du lịch ở VN
- Tổng hợp giai đoạn 2015 – 2019, du lịch Việt Nam đã có những thăng tiến vượt bậc về
các chỉ số quan trọng: rất nhiều di tích được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số
lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, khách quốc tế đến đã tăng 2,3
lần, từ 7,9 triệu lên khoảng 18 triệu lượt, tăng bình quân khoảng 22% mỗi năm; Chỉ số
năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam theo Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới
tăng 12 bậc, từ 75/141 năm 2015 lên 63/140 năm 2019. Trong đó, các chỉ số về tài
nguyên văn hóa và tài nguyên tự nhiên được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới.
- Về các giải thưởng nổi bật: du lịch Việt Nam lần đầu tiên được nhận giải thưởng Điểm
đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2019 do World Travel Awards trao tặng và Điểm đến
Golf tốt nhất thế giới năm 2019 do World Golf Awards trao tặng. Hai năm liền (2018 và
2019) đạt danh hiệu Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á, Điểm đến Ẩm thực hàng đầu
châu Á. Hàng chục giải thưởng quốc tế danh giá cũng đã được trao tặng cho các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam.
- Về xúc tiến quảng bá: công tác xúc tiến, quảng bá du lịch có nhiều đổi mới, đạt hiệu quả
ngày càng cao, phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác công – tư; đẩy mạnh vai trò truyền
thông của Đại sứ Du lịch Việt Nam với những mô hình, sáng kiến mới; chủ động, sáng
tạo hơn khi tham gia vào các hội chợ du lịch quốc tế lớn như ITB Berlin, WTM
London…; các chương trình quảng bá du lịch trên các nền tảng mạng xã hội được đẩy
mạnh, đạt hiệu quả cao.
- Về lưu trú và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật: đến nay, cả nước có khoảng 30.000 cơ
sở lưu trú du lịch, với 650.000 buồng khách sạn. Các thương hiệu quốc tế lớn về khách
sạn của thế giới đã tham gia kinh doanh tại Việt Nam như: Accor, Marriot, Hyatt,
Intercontinental, HG, Four Seasons…, góp phần thay đổi diện mạo du lịch Việt Nam.
- Về quản lý lữ hành: hoạt động vận chuyển khách, hướng dẫn du lịch, quản lý khu, điểm
du lịch được chú trọng. Đến nay, cả nước có 2.608 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 26.514
hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ.



- Sự phát triển của ngành du lịch đã giúp tăng trưởng GDP trong nước, đóng góp rất
nhiều vào ngân sách nhà nước, tạo ra việc làm cho người dân giúp xóa đói, giảm nghèo,
giảm tỷ lệ thất nghiệp,..Tuy nhiên, bên cạnh đó thì ngành du lịch vẫn còn nhiều khó khăn
như: Chiến lược phát triển thị trường khách chưa rõ ràng, chiến lược kinh doanh của các
công ty du lịch thiếu bền vững và lâu dài về thị trường khách du lịch quốc tế, đang còn bị
động phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn; kích cầu du lịch nội địa chưa hiệu quả,
năng lực cạnh tranh còn thấp...
3. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành du lịch của VN
+ Tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là sự sụt giảm đáng kể lượng khách Trung
Quốc, trong khi đây là thị trường khách du lịch lớn nhất đến nước ta, chiếm hơn 30%
tổng lượt khách quốc tế trong năm 2019.
- Theo thông tin từ Sở Du lịch Khánh Hòa, Nha Trang - Khánh Hòa dự kiến sẽ chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất do khách Trung Quốc hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
số khách quốc tế đến khu vực, tới hơn 70% tổng lượt khách quốc tế trong năm 2019.
- Nhiều cuộc họp, hội nghị cũng bị trì hoãn để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh, dẫn
tới sự sụt giảm đáng kể lượng khách du lich kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE) và khách
doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
+ Tác động thứ hai là sự sụt giảm lượng khách quốc tế tại châu Á do đây được cho là khu
vực có khả năng lây nhiễm cao hơn so với những điểm đến du lịch khác.
- Khu vực Đông Nam Á, sau một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ về thu hút khách quốc
tế (138 triệu khách quốc tế trong năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng 7,8% trong
vòng 9 năm trở lại đây), thì dự kiến trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm
khách quốc tế tương đối lớn. Một số điểm đến du lịch như Thái Lan, Indonesia và Việt
Nam sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm du khách đến từ châu Âu, Australia, Mỹ... do ảnh
hưởng của dịch bệnh.
- Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường STR, trong giai đoạn dịch SARS diễn
ra (2002 - 2003), chỉ số doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) trung bình của các khách
sạn trong khu vực châu Á giảm đến hơn 4,5%. Báo cáo gần đây của Bộ Du lịch Thái Lan

cho biết, dịch bệnh do virus Corona có thể khiến doanh thu ngành du lịch Thái Lan bị
thiệt hại hơn 1,5 tỷ USD trong năm nay.
+ Tác động thứ ba phải kể đến nguồn cầu du lịch trong nước cũng sẽ sụt giảm đáng kể do
đa số người dân có xu hướng tránh đi đến những địa điểm tập trung đông người như sân
bay, trạm tàu, trạm xe buýt và cả các nhà hàng hay khu vực vui chơi giải trí. Nguồn cầu
trong nước có thể cải thiện hay không phụ thuộc chủ yếu vào công tác phòng chống và
ngăn chặn dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.


 Như vậy, nếu dịch bệnh kéo dài, nhiều công ty du lịch, khách sạn, hàng không, vận
chuyển, nhà hàng, điểm mua sắm du lịch... có thể đứng trước nguy cơ phá sản.
+ Tác động thứ 4 là ngành du lịch Việt Nam đứng trước nguy cơ một năm sụt giảm mạnh
về doanh thu. Hàng triệu lao động trong ngành du lịch có nguy cơ bị giảm thu nhập thậm
chí bị cắt giảm do thiếu việc.



×