Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài báo cáo thi pháp truyện sơn tinh thủy tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.14 KB, 4 trang )

CÂU HỎI BÀI TẬP
Chỉ ra và phân tích đặc điểm thi pháp truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Người báo cáo: Nguyễn Hồng Thái
BÀI BÁO CÁO NHÓM
I. Mở đầu:
1. Khái niệm thần thoại:
Thần thoại là truyện kể dân gian về thế giới thần linh trong trí tưởng tượng của
người xưa nhằm giải thích nguồn gốc, đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên trong
mối quan hệ con người.
2. Chức năng của thần thoại:
Chức năng của thần thoại là giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự
nhiên, phản ánh ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên, chiến thắng tự nhiên.
3. Đặc điểm thể loại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:
Từ lâu, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã xuất hiện trong các SGK Ngữ văn nhưng
chưa có sự thống nhất về mặt thể loại. Có ý kiến cho rằng truyện Sơn Tinh Thủy
Tinh thuộc về thể loại truyền thuyết vì có nhân vật Hùng Vương và mốc thời gian là
đời Hùng Vương thứ 18. Cũng có ý kiến cho rằng truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc
thể loại thần thoại vì truyện đề cập đến hai nhân vật chính là các vị thần. Vậy truyện
Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc thể loại gì?
Muốn phân biệt rạch ròi thể loại truyện, ta cần dựa trên tiêu chí về nhân vật và
chức năng của thể loại đó.
* Về nhân vật:
- Trong thần thoại, thần là nhân vật trung tâm. Hay nói cách khác, nhân vật
chính phải là thần.
- Trong truyền thuyết, nhân vật chính là những anh hùng quần chúng, theo quan
điểm quần chúng là người làm nên lịch sử.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh
đều là những vị thần.
* Về chức năng thể loại:
- Chức năng của thần thoại là giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự
nhiên, phản ánh ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên, chiến thắng tự nhiên.


- Còn chức năng của truyền thuyết là ngợi ca, tôn vinh công trạng, chiến công
của người anh hùng quần chúng.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có chức năng là nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt
và cuộc đấu tranh chống lũ lụt của dân ta.
Từ những cứ liệu về nhân vật và chức năng thể loại đã phân tích ở trên, nhóm
chúng em thấy rằng truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có sự giao thoa giữa truyền thuyết
và thần thoại nhưng nghiêng về thần thoại nhiều hơn, do đó xếp truyện Sơn Tinh
Thủy Tinh thuộc thể loại thần thoại thì hợp lí hơn cả.
II. Đặc điểm thi pháp thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh:
1. Thần thoại là sự sáng tạo nghệ thuật không tự giác:
Thần thoại được sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng và hư cấu. Nhưng người sáng
tạo thần thoại không có ý thức về sự sáng tạo nghệ thuật của mình mà chỉ là sự


tưởng tượng ra thần thánh khi họ chưa có cách giải thích một cách khoa học về các
hiện tượng tự nhiên.
Nước ta ở vào khu vực gió mùa, hằng năm cứ đến lúc trở gió mùa hè thì thường
có mưa bão, nước lũ tràn về, dâng cao mực nước trong hai hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình ở Bắc Bộ. Nạn lụt là mối đe dọa, mối nguy cơ truyền kiếp đối với
nhân dân Việt Nam. Trong tâm thức của người Việt lúc thời bấy giờ thì nước là tai
họa đứng đầu trong các mối tai họa là thủy, hỏa, đạo tặc của cuộc sống con người
thời ấy. Còn núi là nơi che chở cho con người và cũng đem lại cho con người nhiều
lợi ích nên luôn được xem là một vị phúc thần. Tâm lí nể sợ này đã làm nên sự thần
thánh hóa các hiện tượng tự nhiên để rồi cho ra đời hình tượng hai vị thần có những
yếu tố trái ngược nhau: Sơn Tinh ở nơi núi cao còn Thủy Tinh ở vùng nước thẳm;
Sơn Tinh đem lại cho nhân dân cuộc sống yên bình còn Thủy Tinh đem đến cho
nhân dân nỗi bất an và khiếp sợ. Do đó hai nhân vật này chỉ là sự tưởng tượng của
người xưa nhằm thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên chứ không hề là sự sáng tạo
có ý thức nào cả.
Trong thần thoại này còn phản ánh khoa học, tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật

của con người thời bấy giờ.
Tính khoa học trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là mượn sự việc đối đầu giữa
hai vị thần để giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm và ước mơ chiến thắng lũ lụt của
dân ta.
Còn tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện qua hình thức nghi lễ cúng tế. Là một vị
thần thiêng liêng trong tín ngưỡng dân gian, Sơn Tinh được thờ ở nhiều nơi trên đất
nước ta. Đã có nhiều đền thờ nhân vật Sơn Tinh được người dân ở một vùng lập nên,
như đền Và (Sơn Tây, Hà Nội), các ngôi đền trên núi Ba Vì (Hà Nội). Đền Lăng
Sương, ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ chính là nơi đầu tiên thờ
thánh Tản Viên. Hội đền Và tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng, các làng có liên
quan đến Thánh Tản và Đền Và (có 8 làng: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai
Trại, Dạm Trại (xã Trung Hưng), Phù Sa, Phú Nhi (xã Viên Sơn) và làng Di Bình (xã
Vĩnh Thịnh), huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đều tập trung về đền Và. Tại Ninh
Bình, Sơn Tinh được thờ ở các di tích: đền Hải Đức (Khánh Cường, Yên Khánh);
chùa Lỗi Sơn (Gia Phong, Gia Viễn); đền Kê Thượng, đền Miếu Sơn (Ninh
Vân, Hoa Lư) và đền Đông Thịnh (Bích Đào, Tp. Ninh Bình).
Tính nghệ thuật trong truyện thể hiện ở sự tưởng tượng, hư cấu các tai họa từ lũ
lụt và sự chống lũ lụt mà tạo nên hai nhân vật là thần. Yếu tố nghệ thuật còn được
thể hiện qua hệ thống ngôn từ. Trong truyện, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ trau
chuốt khi miêu tả tài năng của hai vị thần, trận chiến đấu ác liệt giữa Sơn Tinh và
Thủy Tinh.
2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng thần trong thần thoại:
Trong thần thoại, thần là nhân vật trung tâm. Nhân vật chính trong truyện Sơn
Tinh Thủy Tinh cũng chính là thần. Hai vị thần này được khắc họa với hình tượng vô
cùng kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ (một thần thì có tài bốc từng quả đồi tạo thành
những dãy núi cao, một thần thì có tài hô mưa gọi gió).


Nhân vật thần trong thần thoại được xây dựng như những nhân vật chức năng.
Sơn Tinh được xây dựng với chức năng là một phúc thần, luôn đem lại lợi ích cho

nhân dân, giúp dân chống lũ lụt. Còn Thủy Tinh được xây dựng với chức năng là
gây hại khi tạo ra lũ lụt. Do được xây dựng theo chức năng nên hai vị thần này chỉ
hành động theo chức năng là một bên gây lũ còn bên kia thì chống lũ chứ không hề
có lời nói hay suy nghĩ gì cả.
Các vị thần trong thần thoại được miêu tả trong mối quan hệ gần gũi với cuộc
sống của con người. Các thần mang đặc điểm như con người (hình hài, lí trí, tình
cảm). Điều này được thể hiện rõ ràng nhất qua việc Thủy Tinh không lấy được vợ
bèn nổi giận cho dâng nước đánh Sơn Tinh. Chi tiết này phản ánh và lí giải hiện
tượng lũ lụt hàng năm và cũng chính là sự ghen tuông của con người.
3. Xung đột trong thần thoại:
Sự xung đột trong thần thoại là sự xung đột giữa sức mạnh tự nhiên và nhận
thức hạn hẹp của con người. Khi chưa có đầy đủ kiến thức khoa học thì con người
chỉ lí giải hiện tượng lũ lụt kia bằng hình tượng Thủy Tinh và khả năng chống lũ
bằng hình tượng Sơn Tinh. Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh chính là phản
ánh mâu thuẫn giữa con người với hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên. Bên cạnh
đó, sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh còn phản ánh sự xung đột giữa con
người với con người, giữa các bộ lạc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang
của các vua Hùng.
4. Kết cấu của thần thoại:
Kết cấu của thần thoại khá đơn giản, ít tình tiết, ít nhân vật. Nó tập trung mô tả
diện mạo, đặc điểm và hành trạng các thần một cách khái quát. Điều này hoàn toàn
đúng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Về hệ thống nhân vật, toàn bộ truyện chỉ gồm
4 nhân vật là vua Hùng, công chúa Ngọc Hoa, Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong đó, Sơn
Tinh và Thủy Tinh là hai nhân vật chính. Khi miêu tả về hai nhân vật chính này, tác
giả dân gian cũng chỉ mô tả khái quát về hai nhân vật. Diện mạo của Sơn Tinh chỉ
được khắc họa bằng từ ngữ tuấn tú. Còn tài năng của hai nhân vật cũng chỉ nêu ngắn
gọn: Sơn Tinh có tài chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ
tay về phía tây, phía tây biến thành đồi núi. Còn Thủy Tinh thì có tài hô phong hoán
vũ. Tình tiết của truyện thì khá đơn giản khi chỉ xoay quanh sự việc cầu hôn và cướp
vợ (ẩn đằng sau là công cuộc chống lũ của dân ta).

5. Không gian và thời gian nghệ thuật:
* Không gian:
Không gian trong thần thoại thường là nơi chốn của sự việc. Trong thần thoại có
ba không gian chủ yếu: không gian trên trời, không gian mặt đất, không gian dưới nước,
chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất và cõi nước. Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thì gồm
hai không gian là không gian mặt đất và không gian dưới nước. Và hai không không gian
đó cũng chính là nơi trú ngụ của hai vị thần: Sơn Tinh là thần núi ở cõi đất, còn Thủy Tinh
là thần nước ở cõi nước. Không gian trong thần thoại tuy khá rộng lớn nhưng lại có tính
xác thực hơn không gian trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích, không gian thường
được nhắc tới như ở làng ấy, vùng quê nọ,…mà kì thực là chẳng biết ở nơi đâu.


* Thời gian:
Thời gian trong thần thoại là thời gian vĩnh hằng. Thần không có tuổi, không biết thần
sinh ra khi nào. Thần không bao giờ chết. Cũng chính vì điều đó mà ta thấy trong truyện
Sơn Tinh Thủy Tinh không hề nhắc đến tuổi của hai vị thần này. Và họ bất tử không bao
giờ chết cho nên mới có thể đánh nhau từ năm này đến năm kia mà vẫn không bao giờ
chấm dứt.
III. Kết thúc:
Cho dù ở vào thời đại nào thì văn học dân gian vẫn còn đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Ở rất nhiều thể loại của văn học dân gian thì thần thoại xuất hiện từ rất sớm, từ
thời khởi thủy của xã hội loài người. Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, song thần thoại cũng
góp phần không nhỏ trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc hình thành
vũ trụ, con người,…của con người thời nguyên thủy. Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có vai trò
giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm trên đất nước ta. Vai trò và sự hư cấu đã làm nên sức
sống của truyện, khiến cho truyện mãi mãi tồn tại và bất diệt với thời gian.




×