Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quá trình unilever đầu tư vào thị trường kem đánh răng VN thông qua PS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.08 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ trương lớn,
đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước trong suốt chặng đường 30 năm qua.
Trong thời gian qua, nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã chuyển giao công nghệ,
kinh nghiệm quản lý tiên tiến ở một số ngành, lĩnh vực; tác động lan tỏa nhất định
tới khu vực doanh nghiệp trong nước, qua đó góp phần nâng cao trình độ công
nghệ và quản trị của nền kinh tế. Nhiều dự án lớn đã mang lại bước đột phá, đóng
góp vào nguồn thu ngân sách cho nhiều địa phương.
Trong các hình thức đầu tư vào Việt Nam, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
trong nước là một hình thức không còn quá xa lạ với rất nhiều thương vụ nổi tiếng
như: Grab mua lại Uber Đông Nam Á, Mondelez mua lại Bánh kẹo Kinh Đô,...
Các doanh nghiệp thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập như vậy, sẽ có
thêm một nguồn tài chính, đồng thời thiết lập được những mối quan hệ đối tác
chiến lược, qua đó tăng thêm giá trị qua năng lực quản lý, công nghệ và các kênh
phân phối sản phẩm…
Với sự phát triển rất nóng hàng ngày của kinh tế thế giới, tại một quốc gia mở
cửa như Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong từng ngành nghề sẽ
ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải gia tăng quy mô
và năng lực của mình để có thể chiến thắng các đối thủ khác trên thị trường. Với
thực trạng đó, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ có xu hướng ngày càng tăng
và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp rất cấp thiết cần
nắm được tình hình kinh tế thế giới hàng ngày, đồng thời hiểu sâu, kĩ các tác động
của hoạt động đầu tư nước ngoài vào nước mình để đưa ra chiến lược hoạt động
phù hợp nhất.
Vì vậy, để làm rõ hơn các yếu tố cũng như ảnh hưởng của việc đầu tư quốc
tế, cụ thể là bằng hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, nhóm chúng em
xin phân tích chi tiết về một thương vụ đầu tư bằng hình thức này tại Việt Nam.
Cụ thể, chúng em xin phép lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Quá trình Unilever đầu
tư vào thị trường kem đánh răng VN thông qua P/S”.
Với đề tài này, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của chúng em là:


Phân tích lý thuyết về Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Tìm hiểu về thương vụ đầu tư của Unilever vào thị trường kem đánh răng của
Việt Nam
Bài học rút ra từ thương vụ
5


Để đạt được các mục đích như trên, chúng em trình bày bài tiểu luận với kết
cấu gồm các phần như sau:
I. Lý thuyết tổng quan về sáp nhập và mua lại
II. Thương vụ giữa Unilever và P/S
III. Đánh giá tác động và bài học cho thương vụ Unilever mua P/S

6


I.

LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI

1.
1.1.

Khái niệm sáp nhập và mua lại
Khái niệm

a)

Theo quy định pháp lý tại Việt Nam


Theo Luật Đầu tư 2005, sáp nhập và mua lại là một “hình thức đầu tư” trực
tiếp. Còn theo Luật Doanh nghiệp 2014, M&A lại là “một hình thức tổ chức lại
doanh nghiệp”. Theo Luật Cạnh tranh 2005, đây lại được coi là một hình thức của
tập trung kinh tế.
b)

Các cách định nghĩa khác

Theo Morgan Stanley (2007) sáp nhập xuất hiện khi một công ty kết hợp với
một công ty khác và công ty bị sáp nhập sẽ biến mất, chỉ còn lại công ty sáp nhập.
Mua lại một doanh nghiệp là quá trình trong đó chứng khoán và tài sản của
một công ty sẽ chuyển sang sở hữu của công ty mua lại.
Mua lại là khái niệm chung được sử dụng khi muốn mô tả sự chuyển quyền
sở hữu. Trong khi sáp nhập có ý nghĩa hẹp hơn và phải tuân theo các điều kiện
mang tính kỹ thuật trong một quy trình pháp lý riêng, thì mua lại có thể áp dụng
hoặc không.
Theo Investopia (2007), M&A là hành động của chủ đầu tư mua lại toàn bộ
hoặc một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có với mục
tiêu kiểm soát công ty đó hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành
công ty mới.
Cross-border M&A là hành động sáp nhập và mua lại được tiến hành giữa
những chủ thể thuộc ít nhất 2 quốc gia.
1.2.

Phân biệt sáp nhập và mua lại

Theo Investopia, sáp nhập là hình thức hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh
nghiệp về tài sản, thị phần để cùng cho ra đời một doanh nghiệp mới với cùng
thương hiệu
mới hoặc kết hợp cả hai thương hiệu cũ. Trong khi đó, mua lại: là một hình thức

đầu tư, khác với sáp nhập ở chỗ sẽ có một doanh nghiệp (doanh nghiệp đứng ra
mua lại) tiến hành mua lại phần lớn hay toàn bộ cổ phần của một hoặc một số
doanh nghiệp khác (doanh nghiệp bị thâu tóm).
Như vậy, có thể thấy rõ, kết quả của một thương vụ mua lại là một công ty
mới, trong khi quá trình sáp nhập có thể “giữ lại” một trong hai bên tham gia, hoặc
cũng có thể tạo nên một công ty mới.
7


2.
2.1.

Phân loại
Theo quan hệ dây chuyền sản xuất

Xét về quan hệ dây chuyền sản xuất, hoạt động M&A có thể diễn ra theo chiều
dọc (cùng một dây chuyền sản xuất), chiều ngang (giữa các công ty trong ngành
hoặc giữa các đối thủ cạnh tranh) hoặc kết hợp cả hai cách trên.
M&A theo chiều dọc lại được chia là hai loại: chiều xuôi (vertical forward) và
chiều ngược (vertical backward). Một ví dụ đơn giản là khi một công ty may mặc
tiến hành M&A một công ty cung cấp nguyên phụ liệu may hoặc ngược lại.
M&A theo chiều ngang được các công ty sử dụng như một cách để loại bỏ đối
thủ cạnh tranh của mình. Ví dụ như thương vụ Grab mua lại Uber.
M&A hỗn hợp là hình thức sáp nhập giữa các công cụ kinh doanh trong các
lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa dạng hóa, và
chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền mặt lớn.
2.2.

Theo cách thức tài trợ
Xét theo công cụ tài trợ, M&A được chia làm M&A mua lại và M&A hợp nhất.


M&A mua lại thường diễn ra khi một công ty mua lại một công ty khác, thực
hiện bằng tiền mặt hoặc qua việc phát hành các công cụ nợ.
M&A hợp nhất là khi hai công ty hợp thành một công ty khác, công ty mới
hoàn toàn ra đời.
2.3.

Theo thiện chí của các bên

M&A có thể chia thành M&A thân thiện và M&A thân thiện, dựa trên cách
thức tiến hành mua lại.
M&A thân thiện là khi doanh nghiệp được mua lại thể hiện sự đồng tình và
sẵn sàng khi được doanh nghiệp khác mua lại. Trong khi đó, khi tiến hành M&A
thù địch, bên đi mua sẽ tiến hành mua cổ phẩn nhằm giành quyền kiểm soát của
bên bị mua lại.
3.
3.1.

Tác động của M&A đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp tiến hành mua lại

a)

Tác động tích cực

Khi xây dựng doanh nghiệp theo cách mua lại, một công ty có thể nhanh chóng
xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh của nó tại thị trường mục tiêu nước ngoài.

8



Đồng thời, họ cũng có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khi mà trong rất nhiều
trường hợp, các doanh nghiệp thực hiện việc mua lại để thâu tóm các đối thủ cạnh
tranh. Việc mua lại cũng ít rủi ro hơn so với hoạt động đầu tư mới. Khi một công ty
thực hiện hoạt động mua lại ở thị trường nước ngoài, nó không chỉ mua tất cả tài sản
cố định ở đó, ví dụ nhà máy, hệ thống phân phối, hệ thống dịch vụ khách hàng v.v...
mà nó còn mua cả những giá trị tài sản vô hình bao gồm nhãn hiệu trong nước và
kiến thức về môi trường kinh doanh quốc gia của những nhà quản lý ở nước đó.
Những kiến thức này có thể giảm những lỗi, rủi ro có thể mắc phải do không hiểu
biết về văn hóa nước chủ nhà.

Việc mua lại cũng mang lại nguồn lực doanh nghiệp đi mua lại: cắt giảm nhân
sự, lợi thế kinh tế nhờ quy mô, mua được công nghệ mới, thúc đẩy tiếp cận thị
trường và khẳng định vị thế trong ngành.
b)

Tác động tiêu cực

Đôi khi doanh nghiệp phải chấp nhận mua lại với giá cao để đáp ứng đúng chiến
lược của mình hoặc gặp phải nhiều trở ngại để liên kết hoạt động của hai công ty.

3.2.

Đối với doanh nghiệp được mua lại

a)

Tác động tích cực

Khi bị mua lại, các doanh nghiệp này sẽ giải quyết được vấn đề thiếu vốn, tăng

quyền lực trên thị trường đồng thời được tiếp nhận được công nghệ trong sản xuất
và tinh hoa trong quản lý của doanh nghiệp đi mua lại.
b)

Tác động tiêu cực

Nhưng bù lại, họ sẽ phải đánh đổi bằng việc bị đánh mất thương hiệu, phải
chịu việc bị doanh nghiệp đi mua lại chi phối và trở nên phụ thuộc vào doanh
nghiệp đi mua lại.
II.

THƯƠNG VỤ GIỮA UNILEVER VÀ P/S

1.
1.1.

Giới thiệu chung về các doanh nghiệp
Unilever

a)

Unilever toàn cầu

Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới, được Anh
và Hà Lan thành lập, chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc
gia đình và thực phẩm. Công ty ra đời năm 1930 từ sự sáp nhập của 2 doanh nghiệp
là Lever Brothers (công ty sản xuất xà bông tại Anh) và Magarine Unie (doanh
nghiệp sản xuất bơ thực vật ở Hà Lan), trụ sở chính của doanh nghiệp Unilever hiện
nay được đặt tại 2 nơi là London và Rotterdam.
9



Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với
cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua
những sản phẩm và dịch vụ của mình. Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng
sản phẩm chính là:
+ Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống.
+ Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân.
+ Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà.
Với 3 dòng sản phẩm này hiện nay Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu,
trong đó có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng nhất có thể kể đến OMO, Surf, Lux, Dove,
Knorr Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif
(Jif), Sunsilk, Sunlight… (Website Unilever, 2019)
b)

Unilever Việt Nam

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh
trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của
Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong
chiến lược tổng thể của Unilever. Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba
công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại
Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khi bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam, Unilever đã đầu tư hơn 300
triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Bắc Ninh. Và cho đến nay, Unilever Việt Nam đã có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi,
Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà.
Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40%, với tốc độ tăng
trưởng hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường trong suốt hơn 24 năm
qua, Unilever Việt Nam đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài thành

công nhất tại thị trường Việt Nam.
1.2.

Công ty cổ phần P/S

Công ty P/S do hai hãng kem đánh răng nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam là
Hynos và Kolperlon sáp nhập lại, với đơn vị trực thuộc là Xí nghiệp sản xuất kem
đánh răng Phong Lan. Trước đây, P/S là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng và
chiếm phần lớn thị phần kem đánh răng tại nước ta.
Tiền thân của kem đánh răng P/S là nhãn hiệu kem đánh răng Hynos một thời
được biết đến rộng rãi ở Sài Gòn, không chỉ từng độc chiếm thị trường trong nước mà
còn xuất khẩu sang các nước khác. Nhãn hiệu Hynos lúc khởi thủy được sáng lập bởi
một người Mỹ gốc Do Thái, sau đó nhượng lại cho một người Việt Nam là ông Vương
Đạo Nghĩa. Chỉ 10 năm sau khi vào tay ông Nghĩa, Hynos từ một xưởng nhỏ
10


đã lớn mạnh, đủ sức vượt qua các ông lớn kem đánh răng tại miền Nam lúc bấy giờ
như Colgate của Mỹ, C’est của Pháp và hai ông lớn Perlon và Leyna. Bí quyết
thành công của ông Nghĩa nằm ở cách quảng cáo, marketing sáng tạo. Thời điểm
đó, ông Nghĩa đã bỏ ra phân nửa lợi nhuận của hãng cho việc quảng cáo. Việc tiến
hành quảng cáo mới lạ từ hình ảnh đến phương thức thực hiện của ông Nghĩa đã tạo
hiệu ứng lớn. Dòng sản phẩm Hynos theo đó đã chiếm lĩnh được thị trường miền
Nam nước ta và lan sang cả các quốc gia khác như Thái Lan, Singapore, Hong
Kong. (P/S, 2019)
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện chính sách quốc hữu hóa
của Nhà nước, Hynos sáp nhập với Công ty Kolperlon, đối thủ cũ, trở thành Xí nghiệp
sản xuất kem đánh răng Phong Lan. Thương hiệu Hynos chìm vào quên lãng. Năm
1980, Xí nghiệp kem đánh răng Phong Lan lại sáp nhập với các xí nghiệp khác như
bột giặt Tico, Xí nghiệp Mỹ Phẩm 2, xà bông Đông Hưng để trở thành Xí nghiệp Liên

hiệp Hóa Mỹ Phẩm. Sau khi Xí nghiệp Liên hiệp Hóa Mỹ Phẩm giải thể, Xí nghiệp
kem đánh răng Phong Lan đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S.

Trước 1990, công ty P/S với dòng sản phẩm kem đánh răng P/S chiếm gần
60% thị phần kem đánh răng tại Việt Nam và rất tiềm năng phát triển. Đến năm
1990, nước ta bắt đầu mở cửa, hàng ngoại và nhà đầu tư nước ngoài vào ào ạt, cạnh
tranh quyết liệt với sản phẩm trong nước khiến tốc độ phát triển của P/S có phần
chững lại. Đón đầu công cuộc mở cửa, liên doanh với các công ty nước ngoài là xu
thế tại thời điểm đó. Với các lợi thế trong nước của mình, công ty P/S gây chú ý với
Unilver và đã nhận được lời thuyết phục liên doanh cùng Unilever để phát triển
thương hiệu kem đánh răng P/S. (Mai Hân, 2013)
2.
2.1.

Giới thiệu chung về môi trường đầu tư
Khung chính sách liên quan đến FDI

a)

Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một nước có tình hình chính trị - xã hội tương đối
ổn định. Chế độ đơn đảng giúp hạn chế các biến động chính trị. Người dân đa phần
là tầng lớp lao động, nông dân và trí thức, ít có bất ổn, tình hình phạm tội cũng
không đáng lo ngại. (Ruffing, 2006)
11/07/1995, Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, 2019)
b)

Các quy định liên quan trực tiếp đến việc thâm nhập và tiếp cận thị trường


Luật Đầu tư Nước ngoài 1987 cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam theo một trong 3 hình thức dưới đây:
1- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;
11


2- Xí nghiệp hoặc Công ty liên doanh, gọi chung là xí nghiệp liên doanh;
3- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
(Điều 4)
Đồng thời Luật Đầu tư nước ngoài 1987 cũng quy định mức thuế chung cho
các công ty/ xí nghiệp có yếu tố nước ngoài là 15% -25% (có thể cao hơn đối với
dầu khí và các lĩnh vực đầu tư đặc biệt khác) nhưng bên cạnh đó cũng có chính
sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp thua lỗ hoặc các ưu đãi về thuế khác.
(Điều 26, 27, 28)
Ở thời điểm thương vụ diễn ra, Việt Nam vẫn chưa áp dụng nguyên tắc tối huệ
quốc hay quốc gia bình đẳng...
(Luật Đầu tư Nước ngoài 1987, 1987)
c)

Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến việc thâm nhập và tiếp cận thị trường

Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1 - 1995. Tuy không được chấp
nhận ngay nhưng đây là một động thái cho thấy thái độ sẵn sàng tiếp nhận cũng
như hỗ trợ đầu tư nước ngoài và mở cửa nền kinh tế của Việt Nam. (Bộ Ngoại giao
Việt Nam, 2019)
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào ngày 28/07/1995. (Bộ Ngoại giao
Việt Nam, 2019)
2.2.


Các yếu tố kinh tế

a)

Dân số

Năm 1995, dân số Việt Nam là 74 910 461 người. (World Bank Open Data,
2019)
Năm 1995, GDP của Việt Nam đạt 20736 tỷ USD. Mức tăng trưởng GDP giai
đoạn 1991 - 1997 luôn đạt trên 6%. (World Bank Open Data, 2019)
Số lao động luôn chiếm trên 80% dân số, luôn gia tăng về số lượng qua hàng
năm (World Bank Open Data). Ngoài ra giá lao động ở Việt Nam cũng tương đối rẻ
so với các nước khác. (World Bank Open Data, 2019)

12


Chú thích:

Số dân
Số lao động

Biểu đồ 1: Số lao động và tổng số dân của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019
b)

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay nhìn chung còn chưa ở
mức tuyệt đối, tuy nhiên luôn luôn cải thiện qua hằng năm. Đường giao thông, bến
cảng và sân bay luôn được nâng cấp và xây mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

giao thương.
3.
3.1.

Lý do Unilever chọn đầu tư theo hình thức M&A tại Việt Nam:
Vì sao Unilever quyết định đầu tư vào Việt Nam

a)

Địa thế chiến lược

Nằm giữa trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu địa thế chiến lược đặc
biệt. Không chỉ gần các thị trường Châu Á khác, Việt Nam còn có vị trí tiếp giáp
nước láng giềng đáng chú ý là Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu bờ
biển dài, giáp liền biển Đông, gần với các tuyến vận tải chính của thế giới, là điều
kiện hoàn hảo cho quá trình thương mại. (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2019)
b)

Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định
13


Trong một vài thập kỉ trước, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát
triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Sự phát triển nhanh chóng bắt đầu do công cuộc
cải cách vào năm 1986. Và tốc độ tăng trưởng tiếp tục tăng nhanh từ năm 2000.
Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ GDP tại Việt Nam thường ổn định ở mức 6,46% kể
từ năm 2000. (Ruffing, 2006)
c)

Mở cửa với nhà đầu tư nước ngoài


Những thuận lợi về địa lý và tốc độ phát triển kinh tế không phải là những ưu
tiên duy nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam luôn mở cửa và khuyến
khích chào đón các nhà đầu tư vốn nước ngoài (FDI) thông qua các hành động cập
nhật, điều chỉnh các quy định đầu tư. (Ruffing, 2006)
Chính phủ Việt Nam ban hành một số ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào một số khu vực địa lý hoặc lĩnh vực (Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, 2019). Những lợi ích về thuế bao gồm:
• Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn hoặc được miễn thuế
• Miễn thuế nhập khẩu, ví dụ như nguyên vật liệu
• Giảm hoặc miễn thuế sử dụng đất
d)

Cơ cấu dân số trẻ

Cơ cấu dân số Việt Nam ngày càng trẻ hóa. Theo Worldometers, độ tuổi trung
bình của Việt Nam là 30,8 (Worldometers, 2019). Nielsen cũng ước tính, 60%
người Việt Nam ở dưới độ tuổi 35 (Nielsen, 2018).
Lực lượng lao động trẻ rất lớn và không có dấu hiệu giảm. Thêm vào đó, cả
nước cũng đầu tư nhiều tiền vào giáo dục hơn các nước đang phát triển khác. Vì
vậy, ngoài sức khỏe, lao động trẻ của Việt Nam còn có tay nghề.
e)

Chi phí thành lập tương đối thấp

Trái ngược với nhiều quốc gia khác, doanh nghiệp không bị yêu cầu về vốn tối
thiểu cho hầu hết các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Bạn có thể bắt đầu một
doanh nghiệp mà không cần một số vốn điều lệ lớn trong túi. Bạn chỉ cần chắc chắn
rằng mình có đủ tiền để trang trải các chi phí dự kiến của công ty sắp thành lập.
3.2. Lý do Unilever lựa chọn hình thức liên doanh M&A khi đầu tư vào Việt

Nam
Thứ nhất, sáp nhập và mua lại tiết kiệm thời gian hơn là đầu tư mới. Đây là một
yếu tố quan trọng trong thế giới kinh doanh hiện đại, nơi mà các thị trường phát triển
nhanh chóng. Nếu Unilever tiến hành đầu tư mới, sẽ mất rất nhiều thời gian để xây
dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, sau đó lại là một khoảng thời gian dài để xây dựng
thương hiệu ở một thị trường mới, chiếm lấy niềm tin của người tiêu dùng. Việc để
14


lỡ thị trường mới nổi như Việt Nam trong khoảng thời gian như vậy là một điều
đáng tiếc. Trong kinh doanh, thời gian chính là tiền bạc, tiết kiệm thời gian sẽ giúp
cho Unilever nắm bắt, tận dụng được những thời cơ, cơ hội khác.
Thứ hai, tiết kiệm thời gian cũng giúp cho Unilever tiết kiệm chi phí khi đầu tư
theo hình thức M&A. Thay vì bỏ ra khoản chi phí vô cùng lớn để xây dựng hệ thống
nhà xưởng, kho chứa, nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu lại từ đầu,
Unilever có thể tận dụng những nguồn này từ P/S, qua đó tiết kiệm được đáng kể chi
phí đầu tư. Thay vào đó, Unilever hoàn toàn có thể đầu tư vào mở rộng sản xuất,
nghiên cứu và phát triển R&D, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Thứ ba, Unilever nhìn ra được P/S sở hữu những tài sản giá trị chiến lược: sự
trung thành nhãn hiệu, mối quan hệ khách hàng, nhãn hiệu, bằng sáng chế, hệ thống
sản xuất, phân phối mà nhãn hiệu P/S đã xây dựng được trong suốt 20 năm (1975 1995). Thêm vào đó, thị phần mà P/S đang nắm giữ (65% thị phần kem đánh răng ở
Việt Nam) là vô cùng hấp dẫn đối với Unilever. Việc mua lại và sáp nhập cũng ít rủi
ro hơn so với đầu tư mới hoàn toàn tại một thị trường mới khi Unilever chưa có sự
am hiểu văn hóa, thị hiếu của người dân Việt Nam.
Thứ tư, nếu Unilever thực hiện đầu tư mới, họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh
trực tiếp với P/S. Đây quả là điều khó khăn khi mà vào thời điểm đầu những năm
90 của thế kỷ XX, Việt Nam mới ở giai đoạn mở cửa, người tiêu dùng mới chỉ quen
với những hàng tiêu dùng nội địa, chưa biết đến nhiều thương hiệu ở nước ngoài.
Do vậy, sẽ là thách thức đối với Unilever nếu đối đầu với P/S.

Thứ năm, bản thân Unilever có lịch sử phát triển thông qua các cuộc thôn tính,
mua bán diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Những tên tuổi lớn trên thế giới như Lipton’s
(Mỹ và Canada), Brooke Bond (Anh), Pepsodent (Mỹ), Bachelors (Anh),
Chesebrough-Pond’s (Mỹ)…đã lần lượt “rơi” vào tay Unilever. Điều đó đủ chứng tỏ
Unilever đã vận dụng chiến lược M&A hết sức điêu luyện. Vào thời điểm năm 1995,
các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc
tế, việc thâu tóm các công ty Việt Nam là khá dễ dàng đối với Unilever.

4.
4.1.

Tiến trình M&A tại VN
Tình hình 2 công ty P/S và Unilever ở thời điểm trước khi sáp nhập

a)

P/S
Như đã nói Nhãn hiệu kem đánh răng P/S phát triển từ năm 1975

Trong một giai đoạn rất dài, không dưới 20 năm (1975 – 1995) P/S đã xác lập
được vị thế dẫn đầu về sản phẩm chăm sóc răng miệng trên thị trường Việt Nam và
chiếm được lòng tin yêu của đông đảo người tiêu dùng Việt.
Có những thời điểm P/S chiếm 65% thị phần kem đánh răng cả nước
15


b)

Unilever


Unilever ở thời điểm bấy giờ là một tập đoàn đa quốc gia phát triển rất lớn
mạnh nhưng chưa am hiểu về thị trường ở Việt Nam nhưng đã thấy tiềm năng lớn ở
thị trường Việt Nam ngay khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường
Và Unilever đã chính thức tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này vào năm
1995
4.2.

Các bước của quá trình

Ban đầu, Unilever không đưa ra chính sách “mua đứt, bán đoạn” mà đề nghị
liên doanh, cùng hợp tác khai thác nhãn hiệu P/S. Với bề dày kinh nghiệm hàng
trăm năm, Tập đoàn Unilever thuyết phục được Công ty Hóa phẩm P/S tham gia
liên doanh vào năm 1997 bằng việc thành lập Công ty Elida P/S, cùng khai thác P/S
trên cơ sở thương hiệu này được chuyển nhượng cho Unilever. với giá chuyển
nhượng lên tới 5 triệu USD – một con số không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt
Nam vào thời điểm đó. (Diễn đàn M&A Việt Nam & Trung tâm đào tạo Đầu tư &
Kinh doanh CMAC, 2017)
Nếu chỉ nhìn qua giao dịch thì rõ ràng phía P/S có lợi rất lớn khi P/S sẽ vừa có
được nguồn thu từ việc bán nhãn hiệu để xúc tiến các mục tiêu đầu tư khác, vừa
tiếp tục được chia lợi nhuận từ lợi nhuận của công ty liên doanh.
Lý do liên doanh mà không sáp nhập mà lại liên doanh: Việc liên doanh vừa
giúp tận dụng thị trường, vừa dựa hơi DN trong nước để rút ngắn các thủ tục giấy
tờ, vừa đảm bảo đúng luật đầu tư ở VN tại thời điểm đó. (Lộc, 2012)
Sau khi hợp tác, Công ty Hóa phẩm P/S không còn sản xuất kem đánh răng P/S
nữa mà chỉ đảm nhận gia công vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm cho liên doanh.

Vào liên doanh, Công ty Hóa phẩm P/S bộc lộ nhiều yếu kém về nhân sự và
vốn… nên vai trò của công ty giảm dần. (Diễn đàn M&A Việt Nam & Trung tâm
đào tạo Đầu tư & Kinh doanh CMAC, 2017)
Sau 1 thời gian, Unilever gợi ý P/S chuyển nhượng vốn để có tiền đầu tư máy

móc, thiết bị làm ống phức hợp cung cấp cho Unilever. Năm 2003, Công ty Hóa
phẩm P/S nhượng vốn trong liên doanh cho Unilever (tổng cộng 14 triệu USD).
(Mai Hân, 2013)
Tuy nhiên hậu quả thật đau đớn khi Unilever sau đó đã chọn một công ty của
Indonesia để sản xuất ống nhựa cho mình. Khi này Công ty Hóa phẩm P/S mất cơ hội
gia công vỏ hộp, bị đẩy bật khỏi liên doanh, đành cắt đứt hoàn toàn với Unilever.

16


III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC CHO THƯƠNG VỤ
UNILEVER MUA P/S
1.

Đánh giá tác động của thương vụ:

a)

Tác động của thương vụ đối với Công ty hóa phẩm P/S
Mất thương hiệu P/S, Công ty này bắt đầu dựa vào thế mạnh sản xuất ống
đựng kem. Khi các loại kem đánh răng trên thị trường bắt đầu đổi sang dùng ống
nhựa, P/S đầu tư dây chuyền sản xuất ống nhôm cho một số ngành dược phẩm và
một số thương hiệu mỹ phẩm như Dược Hậu Giang, Shinpoong, Medipharco,
Pharmedic, Phil Interco, Rohto, Aventis.
Vốn từng tham gia sản xuất các loại chất tẩy rửa như dầu gội đầu P/S, nước
rửa chén, nước tẩy Javel, nước làm mềm vải... Công ty tập trung sản xuất một số
sản phẩm nước rửa chén P&C, nước tẩy vải Javel P&C bán ra thị trường.
Bên cạnh đó, P/S bắt đầu gia công sản xuất kem đánh răng xuất khẩu và sản
xuất nhãn hàng riêng cho một số công ty nước ngoài.


Hình 1: Các mốc chính trong lịch sử Công ty P/S
Công ty Cổ phần P/S cũng bắt đầu phục hưng lại sản phẩm kem đánh răng
Hynos sau khi cổ phần hóa vào năm 2007. Hynos từng được nhiều người ở miền
17


Nam biết đến vào những năm 60-70, thậm chí bán sang một số nước Đông Nam Á.
Sau năm 1975, Hynos sáp nhập với sản phẩm Kolperlon và chuyển tên thành P/S.
Tại văn phòng của P/S, hình ảnh anh Bảy Chà da đen, miệng cười khoe hàm răng
trắng vốn đại diện cho thương hiệu kem đánh răng Hynos thời trước vẫn được treo
trịnh trọng trong phòng khách.
Tập thể Công ty hy vọng thói quen hoài cổ và sự yêu quý của người tiêu dùng
đối với những nhãn hàng xưa sẽ giúp Công ty phát triển một ngày không xa.
Công ty đã mang Hynos về bán ở nông thôn nhưng đạt doanh thu thấp. Do
vậy, Công ty đã đưa Hynos quay về thành thị với việc đưa hàng vào bán tại siêu thị.
b)

Sự phát triển của Công ty Unilever Việt Nam

Kể từ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1995, Unilever đã đầu tư
hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh
và tỉnh Bắc Ninh. Thông qua mạng lưới với khoản hơn 150 nhà phân phối và hơn
300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn
1.500 người và cung cấp hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho những người làm việc
trong các bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối của chúng tôi.
Ngày nay, không chỉ kem đánh răng P/Srất nhiều các nhãn hàng của Unilever
như OMO, Clear, Pond's, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Lipton, Sunlight, VISO,
Rexona ... đã trở thành những cái tên quen thuộc với các hộ gia đình Việt Nam.
Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm của Unilever được sử dụng
bởi người tiêu dùng trên toàn quốc

Tình hình tài chính của Unilever Việt Nam hiện nay
Unilever là được công nhận doanh nghiệp bền vững xuất sắc nhất lĩnh vực sản
xuất và top 10 doanh nghiệp bền vững xuất sắc nhất Việt Nam trong 3 năm 20162018. đóng góp vào 1% GDP cả nước
c)

Đánh giá tổng quan về thương vụ

Từ sai lầm sau vụ bán thương hiệu, ta đã vỡ ra bài toán cay đắng: “Để có được
1% thị phần trong lĩnh vực kem đánh răng các công ty nước ngoài này phải tốn
hàng triệu USD cho nhiều hoạt động như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi.
Vậy mà chỉ bỏ ra chưa tới 10 triệu USD để mua lại hai thương hiệu Dạ Lan và
P/S, các công ty này đã nắm trong tay hầu như toàn bộ thị trường kem đánh răng
của Việt Nam. Chưa kể, lúc ấy họ còn sở hữu được một tài sản lớn khác nữa là
những con người sẽ tiếp tục phục vụ cho họ”.

18


Ngoài Unilever, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng chọn hình thức
liên doanh trong giai đoạn này để thâm nhập thị trường Việt Nam và thâu tóm các
doanh nghiệp trong nước.
Nhận thấy việc P/S rơi vào tay của Unilever không hẳn là một chuyện xấu vì
doanh nghiệp nước ta ở thời điểm bấy giờ khả năng về vốn, về công nghệ và về
nguồn nhân lực còn quá non trẻ, khó có thể cạnh tranh khi các doanh nghiệp nước
ngoài ồ ạt vào Việt Nam. Có thể thấy ngay là những doanh nghiệp nhãn hiệu từng
nổi tiếng một thời ở Việt Nam cùng giai đoạn đó như bột giặt Tico, Net, Lix; nước
ngọt Chương Dương, Hòa Bình, Rừng Hương… đã lần lượt rơi rụng vì không cạnh
tranh nổi với hàng ngoại”
2.


Bài học
Đã có một thời, mua thương hiệu là quyền của các Doanh nghiệp lớn nước ngoài.
Ẩn sau các thương vụ mua bán này còn là chiến lược “thôn tính” thương hiệu và thị
trường. Không có kinh nghiệm, dù có trong tay cả triệu đô nhưng nhiều doanh nghiệp
đến giờ vẫn còn hối tiếc sau khi bán đi thương hiệu bao năm gây dựng.
Do không được chuẩn bị và thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh nên khi
các tập đoàn nước ngoài vào làm ăn, đặt vấn đề liên doanh, thậm chí hù dọa: “Nếu
các ông không liên doanh thì sẽ bị phá sản vì thực lực chúng tôi mạnh hơn” thì
chúng ta trợ nên vô cùng bị động.
Muốn đất nước phát triển thì việc thu hút đầu tư từ những doanh nghiệp ngoại
là việc vô cùng cần thiết. Các công ty như Unilever nói riêng hay các doanh nghiệp
ngoại khác nói chung đang mang lại cho chúng ta những sản phẩm chất lượng đồng
thời giúp Việt Nam được tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ, tạo việc
làm và nâng cao trình độ lao động. (Duy, 2019)
Các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt như hiện nay cần phải có một tầm nhìn và chiến lược dài hạn, luôn
không ngừng nâng cao trình độ của doanh nghiệp và biến việc đầu tư của các doanh
nghiệp nước ngoài từ thách thức trở thành những cơ hội để phát triển. (Lộc, 2012)

19


KẾT LUẬN
Mua bán thương hiệu là phương thức kinh doanh khá hiệu quả, giúp doanh
nghiệp mới rút ngắn thời gian xây dựng thương hiệu và tận dụng được giá trị, sức
mạnh của thương hiệu đã nổi tiếng. Sau một thời gian chứng kiến các vụ bán
thương hiệu cho đối tác ngoại, thị trường ghi nhận thêm các thương vụ doanh
nghiệp Việt Nam mua lại thương hiệu nước ngoài.
Trước khi diễn ra việc mua bán, nhiều công ty chọn hình thức liên doanh. Đây
là xu hướng tất yếu khi mở cửa thị trường nhưng khi hợp tác thì đối tác nước ngoài

thường dùng chiêu thua lỗ kéo dài và chuyển giá để ép các đối tác Việt Nam phải
nhượng lại phần vốn của mình sau một thời gian chung sống.
Từ trước đến nay việc liên doanh và thâu tóm vẫn liên tục tái diễn nhưng
nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa rút ra được bài học. Có lẽ trong thời gian tới sai
lầm này sẽ tiếp tục tái diễn nếu như doanh nghiệp Việt thiếu kinh nghiệm, kém
cảnh giác thì rất dễ rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Phải vất vả lắm mới xây dựng thành công thương hiệu nhưng vì chủ quan hoặc
bán đi. Nhiều doanh nghiệp Việt đã mất dần thương hiệu nhanh chóng sau các cuộc
hợp tác làm ăn. Sự chủ quan và cách thức chống trả của những người trong cuộc khá
yếu ớt đang khiến nhiều thương hiệu dần mất dạng trên thị trường. Việc xây dựng
thành công một thương hiệu Việt là không dễ, nó là miếng mồi ngon cho nhiều doanh
nghiệp nước ngoài nhòm ngó. Vì thế xây dựng đã khó mà bảo vệ còn khó hơn. Trong
đi ra, ngoài đi vào khiến thị trường mua bán thương hiệu trở nên nhộn nhịp và chuyên
nghiệp hơn. Nhưng không có nhiều “quả ngọt” sau các cuộc “hôn phối” này.

Vậy với các thương vụ đầu tư nói chung và các thương vụ M&A hay liên
doanh nói riêng việc nghiên cứu và chuẩn bị kĩ càng là vô cùng quan trọng. Với
những doanh nghiệp đầu tư cần xác định nghiên cứu rõ ràng môi trường đâu từ
cũng như doanh nghiệp mình sẽ mua lại. Với công ty được đề nghị mua lại hay liên
doanh cần luôn tỉnh táo để việc nhận đầu tư hay hợp tác là cơ hội để khai thác tiềm
lực đối phương và phát triển lâu dài.

20


Tài liệu tham khảo
Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2019. Bộ Ngoại giao Việt Nam. [Trực tuyến]
Xem tại:
/>943/nr100420102426/ns100420102656
[Truy cập ngày 18 tháng 7 2019].

Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2019. Bộ Ngoại giao Việt Nam. [Trực tuyến]
Xem tại:
/>to1/wtoctthd_chitiet58?dDocName=BTC203255&_afrLoop=74581834326287069
[Truy cập ngày 18 tháng 7 2019].
Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2019. Cổng thông tin điện tử Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam. [Trực tuyến]
Xem tại:
/>TongHop/dialy
[Truy cập ngày 17 tháng 7 2019].
Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019. TRANG THÔNG
TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. [Trực tuyến]
Xem tại: />[Truy cập ngày 13 tháng 7 2019].
Diễn đàn M&A Việt Nam & Trung tâm đào tạo Đầu tư & Kinh doanh CMAC,
2017. Thương vụ M&A: Kem đánh răng P/S, s.l.: www.maf.vn.
Duy, L., 2019. Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. [Trực tuyến] Xem
tại: />[Truy cập ngày 15 tháng 7 2019].
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, 2019. vietnamembassy-usa.org. [Trực tuyến]
Xem tại: />[Truy cập ngày 19 tháng 7 2019].
Lộc, V. C., 2012. Giáo trình Đầu tư quốc tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
Luật Đầu tư Nước ngoài 1987, 1987. Luật Đầu tư Nước ngoài 1987. In: Luật Đầu
tư Nước ngoài 1987. Hà Nội : s.n., pp. Điều 4, 27, 28, 29.
21


Mai Hân, 2013. VNEconomy. [Trực tuyến]
Xem tại: />[Truy cập ngày 20 tháng 7 2019].
Nielsen, 2018. Nielsen. [Trực tuyến]
Xem tại: />[Truy cập ngày 15 tháng 7 2019].
P/S, W. C. t., 2019. P/S Việt Nam. [Trực tuyến]
Xem tại: />[Truy cập ngày 20 tháng 7 2019].

Ruffing, L., 2006. DEEPENING DEVELOPMENT THROUGH
BUSINESS LINKAGE. New York and Geneva, UNITED NATIONS.
Website Unilever, 2019. Unilvever. [Trực tuyến]
Xem tại: />[Truy cập ngày 20 tháng 7 2019].
World Bank Open Data, 2019. The World Bank. [Trực tuyến]
Xem tại: />[Truy cập ngày 15 tháng 7 2019].
World Bank Open Data, 2019. The World Bank. [Trực tuyến]
Xem tại: />[Truy cập ngày 15 tháng 7 2019].
Worldometers, 2019. Worldometers. [Trực tuyến]
Xem tại: o/world-population/vietnam-population/
[Truy cập ngày 20 tháng 7 2019].

22



×